Chăm sóc và phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động

Qua nghiên cứu để viết chuyên đề "Chăm sóc - phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động" chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân liệt vận động thường bị loét các điểm tỳ do bệnh nhân bị hạn chế vận động, thời gian nằm lâu ít được xoay trở tư thế, vấn đề chăm sóc vệ sinh da còn nhiều hạn chế. Do vậy việc phòng ngừa, theo dõi phát hiện và điều trị loét cho bệnh nhân là công tác hết sức quan trọng và cần thiết. Để làm tốt công tác này nhân viên y tế cần phải: - Theo dõi sát tình trạng người bệnh. - Kiểm tra da của người bệnh hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu nguy cơ cảnh báo loét tỳ đè sớm. - Tránh để người bệnh nằm trên mặt giường cứng không có đệm, tốt nhất nên đặt người bệnh nằm trên đệm nước hoặc đệm hơi. - Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh khoảng 2 – 3 giờ/lần. - Vệ sinh da cho người bệnh hàng ngày, giữ da luôn khô sạch.

pdf41 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4415 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chăm sóc và phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn đến sức bền của da bị giảm sút. Cơ thể cố gắng bù đắp bằng việc gửi thêm nhiều máu đến khu vực đó.[6], [7] Chính sự bù đắp này làm cho chỗ da bị ép phồng lên, gây nên áp lực nhiều hơn cho các mạch máu và làm tổn hại nhiều hơn tới sức khỏe của da. Có thể người bệnh phải nhập viện vài tuần hoặc nằm nghỉ lâu trên giường để chỗ loét lành lại. Với những điểm loét tỳ phức tạp, người bệnh phải trải qua phẫu thuật hoặc ghép da. Hình 2 : Các vị trí có nguy cơ bị loét điểm tỳ cao. 3. Những ai có nguy cơ bị loét tỳ đè? Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét tỳ đè nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực nặng lên một phần của cơ thể. ====================================================== ============================================== 6 Tuy nhiên những người ngồi xe lăn hoặc những người phải nằm trên giường bệnh lâu ngày thì nguy cơ bị loét là rất cao, điển hình là những người bệnh bị [5], [6], [7]: - Liệt do viêm nhiễm ở tủy, tủy bị chèn ép, u tủy, gãy cột sống cổ - lưng gây liệt tủy. - Liệt vận động do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não (TBMMN). - Chấn thương gãy cổ xương đùi. - Bị suy kiệt. Những đối tượng trên có thể gặp phải những khó khăn khi tự mình thay đổi tư thế hoặc không thể tự nâng người do sức nặng của cơ thể. Khi chức năng vận động bị hạn chế lại kết hợp với chức năng cảm giác bị suy yếu thì khả năng bị loét ở điểm tỳ của người bệnh càng lớn do người bệnh không thể cảm nhận được khi nào thì cần nâng người lên để giảm bớt áp lực. Tình trạng liệt liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng hóa sinh của da. Ví dụ: nếu da bị mất một lượng khá lớn protein có nhiệm vụ đảm bảo sức co giãn của da như collagen, sự mất mát này làm cho da yếu hơn và ít co giãn hơn. Quá trình lão hóa cũng làm tăng nguy bong tróc da. Thông thường thì những người già yếu bị suy giảm chức năng vận động sẽ có nguy cơ bị loét tỳ đè cao hơn những người khác.[7], [8] 4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè: 4.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cơ thể bị tỳ đè trong một thời gian lâu và bị chịu các áp lực như lực tỳ đè, lực trà sát, lực xoắn vặn các mạch máuthường gặp ở bệnh nhân bị liệt vận động, những người khó có khả năng xoay trở thay đổi tư thế. Các nguyên nhân gây tỳ đè kéo dài có áp lực cao hơn áp lực mao mạch Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 7 (≥32mm Hg) đều gây thiếu máu tổ chức và chết tế bào. Tổ chức phần mềm bị chèn ép một thời gian dài giữa hai bình diện: Xương sát da và bề ngoài tiếp xúc: giường, ghế, xe lăn. Lực do chà sát hoặc dịch chuyển tạo ra cử động kéo lê các mô da trên một bề mặt, chẳng hạn như trượt trên giường hoặc ghế có thể làm cho các mạch máu bị căng hoặc uốn, da có thể bị trầy khi bị kéo qua một mặt phẳng gây nên những điểm loét tỳ.[5] 4.2. Các yếu tố nguy cơ:  Da bị ẩm ướt: Nếu độ ẩm trên da quá mức cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các điểm loét tỳ ở những người ra mồ hôi nhiều hoặc đại tiểu tiện không tự chủ. Phần lớn người bệnh liệt vận động có nguy cơ bị loét ở các vùng cùng cụt rất cao, nhất là những người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ và có đóng bỉm làm cho da luôn bị ẩm ướt, bí hơi tạo điều kiện thuận lợi cho vết loét hình thành và lan rộng.  Thiếu hụt dinh dưỡng: Dinh dưỡng kém không chỉ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, đồng thời nó cũng làm cho người bị liệt vận động có thêm nguy cơ xuất hiện các điểm loét tỳ cao hơn và khả năng hồi phục lâu hơn rất nhiều. Những người bị suy kiệt khối lượng cơ trên cơ thể giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương, da và mặt phẳng cứng gây chèn ép làm tăng nguy cơ loét các điểm tỳ như hai hông, gót chân và khuỷu tay, xương cụt và vùng háng chậu hay ụ ngồi. Vì vậy, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin để giúp cho da khỏe mạnh, chữa lành bất cứ tổn thương nào và chống lại bất cứ hiện tượng nhiễm trùng nào. Một cơ thể không có đầy đủ dưỡng chất sẽ bị hạn chế khả năng chống lại những biến chứng mà điển hình là các điểm loét tỳ.[5], [7], [8]  Những yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc chứng loét tỳ đè bao ====================================================== ============================================== 8 gồm: - Vải trải giường không phẳng, người bệnh nằm trên mặt giường cứng không có đệm. - Sức đề kháng của cơ thể kém, tình trạng cơ thể mất nước. - Tình trạng thừa cân: những bệnh nhân bị béo phì do trọng lượng cơ thể lớn đè ép xuống mặt giường càng làm tăng nguy cơ loét tỳ đè. Hơn nữa, khi bị liệt vận động vấn đề xoay trở tư thế, chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các nếp gấp da ở cổ, cằm, nách, bẹn, các nếp khuỷu - Tình trạng vệ sinh cá nhân kém. - Các bệnh lý mạn tính ví dụ như: bệnh thiếu máu, bệnh về mạch máu co thắt, đái tháo đường. - Trang thiết bị phục vụ, chăm sóc người bệnh kém chất lượng. - Tâm lý người bệnh chán nản. Ngành khoa học sự sống và y sinh học đưa ra giả thuyết rằng những người có tâm lý chán nản, thất vọng thường ít chú trọng đối với những vấn đề tự chăm sóc bản thân hơn người bệnh khác ví dụ như việc tự chăm sóc sức khỏe cho da, do đó nguy cơ bị các tổn thương da do tỳ đè là điều không tránh khỏi.[7] 5. Phân loại loét tỳ đè : 5.1. Phân loại theo giai đoạn : Tình trạng loét tỳ tùy thuộc vào độ sâu, kích thước và mức độ tổn thương trầm trọng đối với các lớp mô mà được chia thành bốn giai đoạn: - Giai đoạn I: những dấu hiệu sớm nhất. - Giai đoạn II: các chỗ phồng da và đôi khi là các vết thương hở hoặc loét. - Giai đoạn III: tốn thương xâm lấn sâu vào trong mô. - Giai đoạn IV: tổn thương lấn vào cơ và xương. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 9 5.1.1. Giai đoạn I: Tại các vị trí dễ bị loét, trước hết người bệnh sẽ có cảm giác đau, sau đó có các biểu hiện thay đổi tại chỗ của da vùng bị tỳ đè bao gồm: - Đỏ da: ta có thể dễ dàng nhận thấy da chỗ tỳ đè của người bệnh bị tấy đỏ và sẽ không mất đi sau khoảng 15 phút xoay trở tư thế. - Phù nề - Đôi khi xuất huyết - Da ẩm hơn các vùng xung quanh. Hình 3: Loét độ I ( Đỏ và sưng không mất đi trong 15 phút xoay trở) Những tổn thương khu trú này chủ yếu xuất hiện ở vùng thượng bì. Phần lớn các điểm loét tỳ đều luôn luôn bắt nguồn từ một vùng da bị đỏ. Người bệnh có thể cảm thấy cứng và nóng chỗ vùng da bị đỏ này. Đối với những người da đen hoặc da sậm màu, vùng da bị tổn thương trông bóng hoặc sậm màu hơn bình thường. Ở giai đoạn này, diễn tiến của quá trình thay đổi cấu trúc mô có thể đẩy lùi được; da sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay khi không còn áp lực, chính vì vậy ta cần phải loại bỏ nguyên nhân tỳ đè tại chỗ. ====================================================== ============================================== 10 5.1.2. Giai đoạn II: - Các dấu hiệu đỏ da và phù nề tại chỗ tăng lên. - Xuất hiện những mụn nước như trong bỏng độ 2. - Các bọng nước vỡ ra, xuất hiện vùng đỏ da xung quanh tổn thương cùng với hiện tuợng viêm da tại chỗ.  Giai đoạn này da bị tổn thương dễ bị bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát [6]: - Nếu tổn thương lớn hơn 1cm, quá trình tự liền vết thương rất khó. - Nếu điểm loét tỳ đã hình thành một chỗ phồng hoặc vảy và lỗ hở trên bề mặt của da có một số dịch tiết ra, điều này có nghĩa là mô dưới da đã bắt đầu chết. Khi áp lực không sớm đuợc làm nhẹ bớt, biện pháp chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng không được thực hiện kịp thời, điểm loét tỳ có thể diễn tiến nhanh chóng sang một mức độ nguy hiểm khi đó nhiễm trùng có thể tấn công vào sâu bên trong và dẫn đến những nguy cơ trầm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Hình 4: Loét độ II ( Loét trợt nông, lớp thượng bì bị tổn thương ). Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 11 5.1.3. Giai đoạn III: - Đến giai đoạn này, phần da che phủ bị mất hoàn toàn, các thành phần phía dưới sẽ bị lộ ra. - Da bị hoại tử. - Vết thương rỉ dịch. - Bắt đầu có hiện tượng nhiễm trùng da và các mô xung quanh. Hình 5: Loét độ III ( Loét toàn chiều, có hiện tượng dày da ) Trong 3 - 5 ngày trung tâm hoại tử xuất hiện, đó là tổ chức có màu đỏ xám xung quanh là vùng da đỏ phù nề, vết loét có màu xám vàng ngay vùng trung tâm tổn thương cùng với chất mủ. Quầng đỏ và phù nề bắt đầu lan rộng xung quanh vùng loét. Có thể xuất hiện chảy máu ở bờ vết loét của một lỗ hổng hoặc ung nhọt được hình thành ở chỗ mô chết. Tình trạng tổn thương mô diễn ra đến lớp hạ bì hoặc các mô mỡ dưới da và có thể lấn vào xương. 5.1.4. Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của điểm loét tỳ. Tổn thương lan rộng xuống ====================================================== ============================================== 12 phía dưới, lấn vào đến phần cơ và thường có thể đi sâu vào tận phần xương, tổn thương vùng da không tương ứng với phần tổ chức phía dưới, thông thường tổn thương theo hình côn. Vết loét trợt có thể bị bội nhiễm, tình trạng rỉ nước luôn luôn diễn ra. Ở những trường hợp trầm trọng, có thể miệng vết thương mở to quá mức. Hình 6: Loét độ IV ( Mất da và phần mềm, lộ rõ phần gân xương ) Người bệnh có vết thương trên da vào giai đoạn IV có thể phải nhập viện. Thông thường những người bệnh bị loét giai đoạn này cần phải được phẫu thuật cắt lọc phần loét bị hoại tử hoặc kết hợp với việc cấy ghép da (thường thì miếng da ghép sẽ được lấy từ chân và khâu vào vùng bị loét), có thể người bệnh phải tách khỏi cuộc sống thường ngày một khoảng thời gian phẫu thuật sau đó. 5.2. Theo vị trí loét: - Loét vùng xương cùng cụt. - Loét vùng gót chân. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 13 - Loét vùng ụ ngồi. - Loét vùng mấu chuyển lớn. - Loét vùng đầu mặt. - Loét hỗn hợp nhiều vùng.  Đối với trường hợp người bệnh bị loét độ 1 và 2 nếu được chăm sóc tốt thì vết loét có thể lành.  Trường hợp loét độ 3 và 4 phương pháp tối ưu nhất là phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử kết hợp cấy ghép da. 6. Thang điểm đánh giá nguy cơ loét tỳ đè [4]:  Các yếu tố nguy cơ nội tại: - Tuần hoàn: cao huyết áp, bệnh lý động mạch, tiểu đường, suy tim, thiếu máu. - Phổi: Bệnh lý phổi, bệnh lý phế quản mạn tính, tắc nghẽn phế quản. - Thần kinh: rối loạn cảm giác nông, sâu. - Yếu tố tổng trạng: u tân sinh, sốt, nhiễm trùng. - Yếu tố do thuốc: bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng viêm Non - Sterroid, corticoid.  Với các yếu tố nguy cơ nội tại này được cho điểm như sau: - Không có yếu tố nào: 0 điểm - Có một yếu tố: 1 điểm - Có hai yếu tố: 2 điểm - Có hơn hai yếu tố: 3 điểm  Di chuyển: - Nằm tại chỗ: 4 điểm - Ngồi: 3 điểm - Đi được với sự trợ giúp: 2 điểm - Đi được bình thường: 1 điểm  Vận động: ====================================================== ============================================== 14 - Bất động: 4 điểm - Cử động hạn chế: 3 điểm - Vận động giảm: 2 điểm - Vận động bình thường: 1 điểm  Đại tiểu tiện: - Đại tiện và tiểu tiện không tự chủ: 4 điểm - Đại tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ: 3 điểm - Thỉnh thoảng đại tiểu tiện không tự chủ: 2 điểm - Thông: 1 điểm  Tình trạng dinh dưỡng: - Kém: 3 điểm - Trung bình: 2 điểm - Tốt: 1 điểm  Tình trạng tri giác: - Hôn mê: 4 điểm - Lú lẫn: 3 điểm - Vô cảm: 2 điểm - Tỉnh táo: 1 điểm  Tuổi: - Trên 90 tuổi: 5 điểm - Từ 80 - 89 tuổi: 4 điểm - Từ 70 - 79 tuổi: 3 điểm - Từ 60 - 69 tuổi: 2 điểm - Dưới 60 tuổi: 1 điểm Lưu ý: Khi số điểm càng cao thì nguy cơ người bệnh bị loét điểm tỳ càng cao. Cụ thể: - Từ13 - 16 điểm: Người bệnh có nguy cơ cao - Trên 16 điểm: Người bệnh có nguy cơ rất cao Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 15 7. Những phương pháp điều trị căn bản: Ngày nay, với sự tiến bộ của y học thì việc áp dụng các phương pháp chăm sóc, điều trị hiện đại đã giúp cho khả năng lành vết loét và giảm các tổn thương thứ phát rất hiệu quả. Điển hình là: - Điều trị bằng thuốc: kháng sinh chống viêm, các thuốc chuyên dùng để thúc đẩy quá trình liền vết thương và để điều trị dự phòng loét tỳ đè ta sử dụng thuốc xoa bóp tăng lưu thông tuần hoàn da Sanyreen. - Phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử và cấy ghép da. - Chiếu tia cực tím. - Sử dụng bức xạ nhiệt: phơi nắng - Chăm sóc, thay băng vết loét. - Xoay trở tư thế. - Đặt bệnh nhân nằm trên đệm nước, đệm hơi. ====================================================== ============================================== 16 CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT TỲ ĐÈ Khi đánh giá các nguy cơ có thể xuất hiện loét do tỳ đè ta cần chú ý tới: - Những người bệnh có nguy cơ cao như: hôn mê, liệt vận động, gãy cổ xương đùi - Xác định các dấu hiệu báo trước của một tổn thương loét như: vùng đỏ da, mảng da phù nề. 1. Nguyên tắc dự phòng: Một nguyên tắc cơ bản là tạo cho máu dễ lưu thông [2], [7]: - Tránh bị tỳ đè, thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh. - Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng hay bị tỳ đè. - Kích thích tăng tuần hoàn tại chỗ: Thường xuyên xoa bóp những vùng có nguy cơ bị loét cao. - Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là protein, các vitamin A, C, E. 2. Các phương pháp dự phòng:  Kiểm tra da hàng ngày [6], [7]: - Phòng ngừa tuyến đầu tiên là mỗi người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân phải được cung cấp những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của việc chăm sóc da. Phải lưu ý rằng những vấn đề về da luôn luôn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm tra da đều đặn. - Đối với những người bệnh bị liệt vận động có nguy cơ loét điểm tỳ cao thì chúng ta cần xây dựng chế độ kiểm tra da hàng ngày xem trên da có xuất hiện những đốm nghi ngờ nào không ví dụ như các nốt phồng rộp da hay các vết tấy đỏ....  Thay đổi tư thế [1], [5]: Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 17 - Lật trở người bệnh theo chương trình, đặt người bệnh nằm ở các tư thế thoải mái: nằm ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải khoảng 2giờ/lần. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi tư thế cho người bệnh nhiều lần trong ngày theo chỉ định của bác sỹ. - Nếu da chỗ xương cùng bị đỏ lên, ta phải để người bệnh nằm nghiêng hoặc nằm sấp, nhưng cần lưu ý khi người bệnh nằm nghiêng không được để lâu quá 2 giờ, đồng thời phải lót giữa hai đầu gối bằng một gối êm mỏng hoặc vòng đệm hơi vì da vùng ụ lớn xương đùi dễ bị tổn thương. Đặt vòng bông ở những ụ xương khác như: mắt cá chân, gót chân, bả vai bên nằm nghiêng. - Ngoài ra khi để người bệnh nằm ngửa phải kê dưới lưng một gối mỏng và mềm. Kê cao bắp chân bằng gối mềm để làm giảm sức đè nặng lên gót chân. - Mặt giường của người bệnh phải đảm bảo ga trải giường và đệm nằm được kéo phẳng. Hiện nay phần lớn các bệnh nhân liệt vận động đều được khuyến cáo sử dụng đệm hơi, đệm nước để hạn chế nguy cơ loét do tỳ đè. Sức căng và sự di động của mặt nước trong đệm tạo thành áp lực thủy tĩnh tác động lên vùng da của bệnh nhân, mỗi khi có lực tác động vào đệm nó có tác dụng như sóng nước làm cho các mao mạch nuôi dưỡng vùng da của bệnh nhân được lưu thông, do đó giảm nguy cơ loét do thiểu dưỡng da vùng tỳ đè. - Một điều lưu ý là ngay cả khi cho người bệnh đi đại tiện ta cũng nên lót vải mềm lên mép bô, để tránh sức nặng của cơ thể đè lên thành bô cứng cũng có thể gây tổn thương da vùng tiếp xúc.  Giữ gìn da khô sạch: - Hàng ngày chúng ta phải quan sát những vùng da dễ có nguy cơ bị loét. - Giữ vệ sinh không để da bị ẩm ướt bởi các loại dịch tiết như mồ hôi, ====================================================== ============================================== 18 nước tiểu, phân. - Luôn săn sóc, giữ cho da khô ráo. Điều dưỡng có thể phối hợp với gia đình người bệnh tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm tại phòng kín gió tối thiểu 1 lần/ngày, sau đó lau khô người cho bệnh nhân bằng khăn bông mềm.  Xoa bóp các vùng bị tỳ đè [5], [6]: Nhằm cải thiện tuần hoàn tại chỗ có nguy cơ bị loét, tăng độ tưới máu cho da tại vùng bị tỳ đè và giảm nguy cơ thiểu dưỡng chúng ta cần phải tiến hành xoa bóp da cho bệnh nhân hàng ngày. - Ta có thể xoa bóp làm khô da bằng bột talc hoặc cồn 700 để đảm bảo da không bị ẩm ướt. - Xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị mảng mục. Thời gian xoa kéo dài khoảng 15 - 20 phút/lần và nên tiến hành đều đặn từ 1 - 2 lần/ngày. - Để có hiệu quả tốt nhất chúng ta nên kết hợp tập luyện phục hồi chức năng các khớp và cơ cho bệnh nhân nhằm phòng tránh các di chứng, tư thế xấu có thể để lại cho bệnh nhân về sau này như teo cơ, cứng khớp. 3. Chăm sóc loét tỳ đè: 3.1. Chuẩn bị dụng cụ [5]: - Chậu nước ấm - Khăn bông to và nhỏ. - Cồn 700, bột talc. - Gối mềm các loại. - Ðệm hơi hoặc đệm nước. - Ga trải giường. - Một bộ dụng cụ thay băng vết loét. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 19 - Các loại dung dịch sát khuẩn và thuốc theo chỉ định điều trị. 3.2. Tiến hành:  Chăm sóc da phòng ngừa loét tỳ đè: - Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện. - Lau người cho bệnh nhân bằng khăn bông mềm và nước ấm, tránh những vùng da bị tổn thương. - Lau khô da bằng khăn bông khô mềm, xoa bóp nhẹ nhàng da xung quanh các vùng tỳ đè bằng cồn 700 , bột talc hoặc sanyreen để kích thích tuần hoàn tại chỗ. - Thay quần áo và ga giường cho người bệnh (nếu cần). - Đặt người bệnh nằm trên giường có đệm nước hoặc đệm hơi. - Kê gối lót các vị trí dễ bị tỳ đè khi thay đổi tư thế cho người bệnh.  Chăm sóc vết loét: - Rửa sạch vết loét như một vết thương (theo quy trình phần phụ lục), nếu vết loét có tổ chức hoại tử, cần cắt lọc hết phần hoại tử, sau đó có thể đắp đường kính sạch lên bề mặt vết loét và thay đi khi đường tan. - Ðắp thuốc theo chỉ định điều trị. - Băng lại hoặc để thoáng tùy theo tình trạng loét mục. Tùy trường hợp bác sĩ có thể cho: +) Băng kín thấm hút: hiện nay trong các cơ sở y tế đưa vào sử dụng loại băng gạc Urgo sorb là một loại băng thấm hút và giúp kích thích lên tổ chức hạt rất tốt +) Băng thoáng hơi. +) Rọi bóng đèn, phơi nắng. +) Chiếu tia cực tím. 3.3. Thu dọn và bảo quản dụng cụ: Các dụng cụ sau khi sử dụng xong cần ngâm vào dung dịch khử khuẩn sơ ====================================================== ============================================== 20 bộ trong khoảng thời gian quy định, sau đó rửa lại bằng nước sạch và tiến hành hấp sấy, bảo quản theo đúng quy trình. 3.4. Ghi hồ sơ. - Tình trạng của da. Những phát hiện mới nếu có. - Tình trạng của vết loét. - Loại thuốc đã dùng. - Các điều dặn dò (nếu cần) 3.5. Những điểm cần lưu ý [5], [6]: - Nên phòng loét tỳ hơn là điều trị. - Những bệnh nhân dễ bị loét tỳ đè phải được nằm trên mặt phẳng êm và thay đổi tư thế, xoa bóp thường xuyên. - Ðặc biệt theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu loét do tỳ đè. - Giữ cho bệnh nhân được sạch sẽ và khô ráo ngay mỗi khi bẩn, ẩm ướt. - Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh: khẩu phần cần tăng cường chất đạm và vitamin, nhất là vitamin C và E. 4. Quy trình diều dưỡng: 4.1. Nhận định [3],[5]: Người bệnh bị liệt vận động thường là một thương tật thứ cấp xuất hiện sau di chứng của một bệnh khác. Liệt có thể kéo dài và cũng có thể ngày càng nặng dần tùy theo vị trí và mức độ tổn thương, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cho người bệnh nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Nhận định người bệnh cần dựa vào kỹ năng giao tiếp để hỏi bệnh, khám lâm sàng ( nhìn, sờ, nghe, gõ ). - Các thông tin chung: Họ và tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, ngày giờ vào viện. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 21 - Lý do vào viện - Tiền sử bệnh - Khai thác tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ - Khám lâm sàng - Cận lâm sàng: các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, vi sinh.... - Toàn trạng: +) Tri giác (thang điểm Glasgow): bình thường là 15 điểm (mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm) +) Dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) +) Thể trạng (béo, gầy, trung bình) - Tình trạng về thần kinh, tâm thần: +) Tê yếu hoặc liệt vận động phần nào trên cơ thể không +) Mất hoặc rối loạn cảm giác phần nào trên cơ thể +) Cơ bị co cứng hay mềm nhẽo - Tim mạch: +) Huyết áp cao hay thấp? +) Tần số tim/phút? Có rối loạn nhịp không? - Tình trạng hô hấp: +) Tần số thở/phút +) Kiểu thở (thở ngực, thở bụng) +) Nghe phổi: rì rào phế nang rõ hay giảm? +) Có xuất tiết đờm dãi không? +) Khả năng ho khạc hiệu quả: Bình thường, yếu hay không ho được? +) Bệnh nhân tự thở hay thở có sự hỗ trợ? - Tình trạng tiêu hóa: +) Bụng mềm hay căng chướng +) Người bệnh tự ăn hay phải nuôi dưỡng qua sonde dạ dày hoặc đường tĩnh mạch ====================================================== ============================================== 22 - Tình trạng bài tiết: +) Bệnh nhân đại tiểu tiện có tự chủ không? +) Bệnh nhân có sonde tiểu không, có đóng bỉm không? +) Có phù không, có phải theo dõi nước tiểu từng giờ hay 24 giờ không? - Sinh dục, nội tiết: Có gì đặc biệt? Có mắc bệnh đái tháo đường không?.... - Cơ xương khớp: Có teo cơ cứng khớp không? - Hệ da: Có mẩn ngứa, mụn nhọt? có loét ở vùng nào không? Nếu có thì loét ở giai đoạn mấy? - Vệ sinh: Quần áo, đầu tóc, móng tay, móng chân.... - Nhận định những biến chứng: +) Bội nhiễm phổi, tiết niệu? +) Bội nhiễm điểm loét tỳ? - Tham khảo hồ sơ bệnh án: +) Chẩn đoán chuyên khoa +) Các xét nghiệm cận lâm sàng nằm trong giới hạn bình thường hay bất thường. 4.2. Chẩn đoán điều dưỡng: Tùy từng trường hợp cụ thể mà ta đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng và đặt ra các thứ tự ưu tiên sao cho phù hợp. Dưới đây là một số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân liệt vận động là: - Khả năng di chuyển của người bệnh bị hạn chế liên quan đến liệt vận động. - Dinh dưỡng thay đổi ít hơn nhu cầu cơ thể liên quan đến ăn ít, khẩu phần ăn không đủ dinh dưỡng, hấp thu kém. - Thiếu khả năng tự chăm sóc vệ sinh cá nhân liên quan đến liệt vận động - Nguy cơ bội nhiễm phổi liên quan đến bệnh nhân nằm lâu, ứ đọng, xuất tiết nhiều đờm dãi. - Nguy cơ mất tính toàn vẹn của da liên quan đến nằm lâu ít thay đổi tư Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 23 thế. - Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu ngắt quãng (người bệnh đi tiểu không tự chủ). - Nguy cơ táo bón liên quan đến nằm lâu, chế độ ăn ít rau xanh, uống ít nước. - Nguy cơ teo cơ cứng khớp liên quan đến hạn chế vận động lâu ngày. - Tâm lý người bệnh và gia đình lo lắng liên quan đến thiếu thông tin, hiểu biết về diễn biến của bệnh.  Kết quả mong đợi: - Bệnh nhân có thể di chuyển hoặc thay đổi tư thế với sự phối hợp, giúp đỡ của nhân viên y tế và gia đình người bệnh. - Người bệnh được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, không bị táo bón (đại tiện trung bình 1 lần/ngày). - Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ trong ngày với sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên y tế và người nhà. - Người bệnh không bị bội nhiễm phổi trong quá trình nằm điều trị. - Không có dấu hiệu tổn thương da hoặc nếu đã có tổn thương da thì sẽ không xuất hiện thêm các tổn thương mới ở các vùng tỳ đè lân cận. - Người bệnh không bị nhiễm khuẩn đường niệu trong thời gian chăm sóc, điều trị tại bệnh viện - Người bệnh không bị teo cơ cứng khớp trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện. - Người bệnh và gia đình đỡ lo lắng, yên tâm điều trị trong thời gian nằm viện. 4.3. Lập kế hoạch chăm sóc [1], [2], [3], [5]: Thông qua nhận định người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc cụ thể, đề xuất các vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần phải thực hiện ====================================================== ============================================== 24 trước và vấn đề nào có thể thực hiện sau tùy vào từng trường hợp cụ thể.  Theo dõi: - Dấu hiệu dinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) 30 phút/lần, 1 giờ/lần, 2 lần/ngày.....tùy thuộc tình trạng, diễn biến của người bệnh đang trong giai đoạn bệnh nặng hay ổn định. - Đánh giá tình trạng ý thức thông qua bảng điểm Glasgow - Tình trạng thông khí - Tình trạng liệt - Tình trạng loét ép do nằm lâu - Các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc - Các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra  Can thiệp y lệnh: - Thuốc: Thuốc tiêm, thuốc uống.... - Thực hiện các thủ thuật: đặt sonde dạ dày,sonde tiểu, thụt tháo.... - Các xét nghiệm: Sinh hóa, huyết học, vi sinh.... - Thay băng vết loét  Các chăm sóc cơ bản: - Chăm sóc vệ sinh răng miệng và đường hô hấp tránh bội nhiễm - Chăm sóc da phòng tránh loét tỳ đè - Chăm sóc mắt - Chăm sóc về tiêu hóa - Chăm sóc về tiết niệu, bộ phận sinh dục  Đảm bảo dinh dưỡng trong ngày đầy đủ - Chế độ ăn phải phù hợp với từng người bệnh như gầy, béo; các bệnh mạn tính đã có từ trước như đái tháo đường, tim mạch, bệnh thận. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân cần được đảm bảo cung cấp từ 2000 - 2500 kcalo/ngày. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 25 - Nên cho người bệnh ăn những thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa, súp, cơm mềm.... - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (khoảng từ 5 - 6 bữa/ngày) hoặc ăn thêm bữa phụ. - Khẩu phần ăn cân đối đạm, đường, mỡ...Tăng cường các thức ăn nhuận tràng như rau xanh, hoa quả tươi vì người bệnh liệt, vận động bị hạn chế, nhu động ruột giảm dễ dẫn đến táo bón. - Đảm bảo đủ nước: lượng nước đưa vào cơ thể (uống, truyền dịch) được ước tính dựa trên số lượng nước tiểu của người bệnh trong 24 giờ cộng thêm từ 300 đến 500ml. Nếu người bệnh có sốt, ra nhiều mồ hôi, thở máy cần uống thêm 500ml nước nữa.  Vận động phòng chống loét tỳ đè, teo cơ cứng khớp: - Thay đổi tư thế nằm 2 giờ/lần - Tập vận động thụ động và chủ động ít nhất 2 lần/ngày  Tư vấn, giáo dục sức khỏe: Người điều dưỡng cần cung cấp những kiến thức cần thiết, dễ hiểu để người bệnh và gia đình họ hiểu biết được: - Các nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ dẫn tới loét do tỳ đè. - Cách phòng tránh, cách theo dõi và chăm sóc da cho người bệnh. - Hướng dẫn gia đình người bệnh biết cách vận động xoay trở tư thế, tập thụ động cho người bệnh để đề phòng các di chứng có thể xảy ra. 4.4. Thực hiện kế hoạch [1],[2],[3]: Người thực hiện cần ghi rõ thời gian thực hiện các hoạt động chăm sóc và các hoạt động chăm sóc này cần được tiến hành theo các thứ tự ưu tiên như trong kế hoạch đã đề ra. Các công việc mà điều dưỡng đã làm phải được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ điều dưỡng và thể hiện bằng các động từ. ====================================================== ============================================== 26  Theo dõi: - Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở (ghi phiếu theo dõi) - Đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh dựa theo bảng điểm Glasgow: mắt, lời nói, vận động. - Hút đờm dãi nếu người bệnh có tăng tiết nhiều. Đối với bệnh nhân có ống nội khí quản (NKQ) hoặc mở khí quản (MKQ) thì phải chăm sóc ống NKQ, MKQ, khi hút đờm dãi phải đảm bảo vô khuẩn. - Quan sát các dấu hiệu thay đổi bất thường trên da như: có xuất hiện các điểm tấy đỏ, các vết phồng rộp. Nếu người bệnh đã bị loét ta cần quan sát tại điểm loét trợt đã lên tổ chức hạt hay mưng mủ.... Các thông số theo dõi cần được ghi đầy đủ, chính xác và các diễn biến, các dấu hiệu bất thường của người bệnh phải được báo cáo kịp thời.  Can thiệp y lệnh: - Khi có y lệnh người điều dưỡng cần phải thực hiện nhanh chóng chính xác, kịp thời, đúng thời gian, đúng chỉ định. Khi thực hiện các thuốc tiêm, truyền dịch, thuốc uống phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc - Thực hiện các thủ thuật: đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu theo y lệnh (TYL). - Phụ bác sĩ làm các thủ thuật: Đặt ống NKQ, MKQ, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.... - Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: Lấy máu xét nghiệm, đưa bệnh nhân đi siêu âm, chiếu chụp....(TYL) - Thay băng vết loét, bôi thuốc TYL. Trong khi thay băng điều dưỡng cần quan quan sát, đánh giá tình trạng tiến triển của vết loét: nếu vết loét có dịch,mủ, các tổ chức hoại tử hay giả mạc ta cần phải cắt lọc các tổ chức hoại tử, rửa sạch và đắp thuốc theo y lệnh. Có thể đắp đường, đắp muối 10% vào vết loét để kích thích mọc tổ chức hạt giúp vết loét mau lành. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 27  Chăm sóc cơ bản: - Chăm sóc về hô hấp: +) Vỗ rung cho người bệnh từ 2 - 3 lần/ngày lưu ý những trường hợp người bệnh bị mắc bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim thì phải theo chỉ định của bác sỹ. +) Đối với người bệnh tỉnh: Hướng dẫn bệnh nhân tập hít sâu, ho khạc đờm dãi tránh tình trạng ứ đọng +) Đối với người bệnh không tự ho khạc được sau khi vỗ rung xong ta phải tiến hành hút đờm dãi. Khi hút phải nhẹ nhàng tránh làm sây xước niêm mạc đường hô hấp, hạn chế kích thích cho người bệnh. Nếu người bệnh có đặt ống NKQ hoặc MKQ thì phải hút đờm trong ống NKQ, MKQ trước, hút đờm ở miệng họng sau và phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối. - Vệ sinh răng miệng: +) Người bệnh được đánh răng hoặc lau miệng bằng khăn, gạc ướt ít nhất 2 lần/ngày. - Chăm sóc da: +) Tắm, lau người và bộ phận sinh dục cho bệnh nhân bằng nước ấm tại giường, trong phòng kín gió. +) Lau khô da bằng cồn 700 hoặc bột talc, xoa bóp nhẹ nhàng toàn cơ thể nhất là các điểm tỳ đè. Bôi thuốc Sanyrene xịt ngày 1 lần vào vùng da tỳ đè, sau khi xịt cần kết hợp xoa bóp để tăng cường máu đến nuôi dưỡng tổ chức. Cần lưu ý là không nên bôi thuốc vào các vùng đã bị loét mục.[6] +) Thay quần áo và ga giường sạch sẽ +) Đặt người bệnh nằm trên giường có đệm nước hoặc đệm hơi nhằm làm giảm áp lực do đè ép. - Chăm sóc mắt: +) Thường xuyên lau rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natriclorua 0,9%. - Chăm sóc về tiêu hóa: ====================================================== ============================================== 28 +) Đối với người bệnh ăn qua sonde, sau mỗi lần cho ăn xong phải vệ sinh sạch sonde bằng cách bơm khoảng 30ml nước sạch để tráng ống sonde nhằm tránh sự lên men và nhiễm khuẩn của thức ăn tồn đọng trong sonde dạ dày gây rối loạn tiêu hóa cho người bệnh. +) Theo dõi tính chất phân: Bình thường, táo bón, hay tiêu chảy +) Nếu người bệnh bị táo bón cách chăm sóc tốt nhất là xoa bụng để kích thích nhu động ruột, cho người bệnh uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả điều dưỡng nên báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho người bệnh. +) Nếu người bệnh bị tiêu chảy điều dưỡng cần hướng dẫn gia đình cách pha và cho người bệnh uống Oresol để bù đủ nước và điện giải; chế độ ăn đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt phải chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sinh dục sau mỗi lần người bệnh bị tiêu chảy..... - Chăm sóc về tiết niệu: Khi người bệnh có rối loạn cơ tròn, đái ỉa không tự chủ chúng ta phải chú ý chăm sóc phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu. +) Người bệnh có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. +) Túi dẫn lưu đựng nước tiểu phải kín và treo túi thấp hơn giường nằm của người bệnh. Đổ túi nước tiểu và rửa sạch túi hàng ngày. +) Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo sonde tiểu không bị tắc, bị tuột. +) Đối với trường hợp lưu sonde tiểu ta nên kẹp sonde, khoảng 4 giờ tháo kẹp 1 lần để tránh hội chứng bàng quang bé, mất phản xạ đi tiểu sau này. +) Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24 giờ (TYL) +) Những trường hợp đóng bỉm ta phải chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sinh dục sau mỗi lần người bệnh đại tiểu tiện, nên thay bỉm và làm vệ sinh cho người bệnh ít nhất 3 lần/ngày.  Đảm bảo dinh dưỡng: Người bệnh ăn theo chế độ và thời gian cho ăn như phần lập kế hoạch chăm sóc đã đề ra. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 29 - Nếu người bệnh tự ăn được không có rối loạn chức năng nuốt thì ta nên động viên người bệnh ăn từ từ ít một, nếu có dấu hiệu sặc phải cho người bệnh ngừng ăn và báo ngay bác sỹ. - Đối với người bệnh ăn qua sonde dạ dày thì mỗi lần bơm ăn không quá 200 - 250ml, cách nhau từ 3 - 4 giờ. +) Trước khi cho ăn điều dưỡng cần hút dịch dạ dày để kiểm tra tình trạng tiêu hóa của người bệnh. +) Trong khi ăn điều dưỡng cần bơm từ từ để tránh nôn, sặc. - Sau khi cho người bệnh ăn xong tráng miệng bằng nước hoặc hoa quả tươi. Đối với người bệnh ăn qua sonde khi kết thúc bơm cho ăn hoặc uống thuốc ta cần tráng lại ống sonde bằng nước sạch (khoảng từ 30 - 40 ml nước). Điều dưỡng cần ghi chép cụ thể vào phiếu chăm sóc giờ cho ăn, người bệnh ăn gì, uống gì, số lượng là bao nhiêu; tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi ăn: người bệnh ăn hết xuất không, có bị nôn sặc không....?  Vận động xoay trở tư thế phòng loét tỳ đè và teo cơ cứng khớp [1],[2]:  Các tư thế nằm: Ngày nay nhiều chuyên gia về PHCN cho rằng vị thế nằm đúng của người bệnh còn quan trọng hơn cả tập thụ động đặc biệt đối với người bệnh liệt vận động. Có 3 tư thế đặt người bệnh nằm: nằm nghiêng bên liệt, nghiêng bên lành, nằm ngửa. - Đặt người bệnh nằm nghiêng sang bên liệt: Đầu người bệnh có gối đỡ, hơi gấp các đốt sống cổ phía trên. Thân mình ở tư thế nửa ngửa, có gối đỡ phía lưng. Vai bên liệt được đưa ra trước, tay duỗi 900 với thân, khớp khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay và các ngón tay duỗi dạng. Khớp háng chân liệt duỗi, khớp gối hơi gấp. Tay lành ở trên thân hoặc trên gối đỡ phía lưng. Chân lành có gối đỡ ở phía trước ngang mức với ====================================================== ============================================== 30 thân, khớp háng và gối gấp. - Đặt người bệnh nằm nghiêng bên lành: Đầu người bệnh có gối đỡ chắc chắn như nằm nghiêng bên liệt. Thân mình vuông góc với mặt giường, có gối đỡ ở phía lưng. Tay bên liệt có gối đỡ phía trước ngang mức với thân, khớp vai và khớp khuỷu gấp. Tay bên lành có thể ở dưới gối hoặc ngang qua ngực. Chân liệt có gối đỡ ở phía trước, khớp háng và khớp gối gấp. Chân lành ở tư thế khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp. - Đặt người bệnh nằm ngửa: Đầu người bệnh có gối đỡ, mặt nhìn thẳng hoặc quay sang bên liệt, không gấp các đốt sống cổ và ngực. Kê 1 gối mỏng đỡ dưới bả vai bên liệt, 1 gối mỏng đỡ tay bên liệt xoay ngửa duỗi dọc theo thân, lên trên đầu hoặc ngang vai, các ngón tay duỗi dạng. Dưới hông bên liệt có gối mỏng đỡ giữ khớp háng duỗi, đưa ra trước. Chân bên liệt có gối đỡ dưới kheo giữ khớp gối gấp, kê 1 gối đỡ phía mắt cá ngoài giữ cho chân không đổ. Chân và tay lành ở vị thế mà người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu.  Cách lăn trở người bệnh: Điều dưỡng cần hướng dẫn khuyến khích để người bệnh tự lăn trở nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ cho người bệnh. - Lăn sang bên liệt: Nâng tay và chân bên lành lên. Đưa chân và tay lành về phía bên liệt. Xoay thân mình sang bên liệt. - Lăn sang bên lành: Cài tay lành vào tay liệt. Giúp người bệnh gấp gối và háng bên liệt. Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.  Tập luyện vận động: Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 31 Trong giai đoạn đầu khi còn liệt mềm, người bệnh không tự mình vận động được họ cần được tập vận động thụ động để duy trì tầm vận động của các khớp và phòng ngừa các biến chứng và thương tật thứ cấp đặc biệt là loét do tỳ đè, co rút, teo cơ cứng khớp. - Tập khớp vai: gấp và duỗi khớp vai, tập dạng khép khớp vai, tập xoay khớp vai. - Tập khớp khuỷu: tập gấp và duỗi khớp khuỷu, tập quay sấp và xoay ngửa cẳng tay. - Tập vận động khớp cổ tay. - Tập các ngón tay: tập gấp các ngón, tập duỗi các ngón, tập dạng và khép các ngón, tập vận động ngón cái. - Tập vận động khớp háng: tập gấp, duỗi khớp hang, tập xoay khớp háng, tập dạng và khép khớp hang. - Tập vận động duỗi khớp gối. - Tập vận động khớp cổ chân: tập nghiêng khớp cổ chân, tập gấp và duỗi khớp cổ chân. ====================================================== ============================================== 32 Hình 7: Các tư thế chêm lót phòng ngừa loét tỳ đè. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 33  Tư vấn, giáo dục sức khỏe: - Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến loét tỳ đè, song đáng chú ý là: Bệnh nhân nằm lâu trên mặt giường cứng, ít được thay đổi tư thế làm cho lưu lượng máu đến nuôi dưỡng tổ chức bị hạn chế, thêm vào đó là tình trạng chăm sóc da, vệ sinh thân thể cho bệnh nhân kém dẫn đến da bị nhiễm bẩn và ẩm ướt. Cũng phải kể đến một yếu tố góp phần quan trọng quyết định loét điểm tỳ diễn ra sớm hay muộn đó là tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân: nếu người bệnh bị liệt vận động kèm theo suy kiệt, gầy yếu thì càng dễ bị loét các điểm tỳ và khi đã bị loét thì vết loét sẽ lâu lành hơn so với những bệnh nhân liệt được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng . - Người bệnh bị liệt vận động sẽ để lại di chứng nhẹ hay nặng, thời gian hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của điều dưỡng cũng như gia đình bệnh nhân. Do vậy, vai trò của người điều dưỡng hướng dẫn cho gia đình và người bệnh hiểu về sự cần thiết của chăm sóc: việc xoay trở tư thế cho bệnh nhân thường xuyên 2 giờ/lần, chăm sóc vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày là vô cùng quan trọng nhằm hạn chế tích cực tình trạng loét điểm tỳ cho người bệnh. - Dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết cho quá trình lành vết thương, những người bệnh thiếu hụt protein và vitamim dễ có khả năng nhiễm trùng vết loét vì sự thiếu hụt này sẽ làm thiếu hụt collagen, làm chậm lại quá trình tái tạo da, đồng thời làm giảm chức năng của bạch cầu dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Do đó trong khẩu phần ăn của người bệnh cần được chú ý bổ sung các chất đạm như thịt, cá, trứng, sữacác loại rau, củ, quả giàu vitamin A, C, E như cà chua, gấc, cam, bưởi, các loại đậu đỗ (vì vitamin A giúp đẩy mạnh quá trình biểu mô hóa, tăng quá trình tổng hợp liên kết các collagen, vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, vitamin E cần thiết cho việc sản xuất collagen tăng tái tạo da giúp vết thương mau lành).[6] ====================================================== ============================================== 34 - Nếu người bệnh nhẹ, tỉnh, cần hướng dẫn cách tập luyện, các bài tập chủ động và thụ động để chóng hồi phục. - Động viên bệnh nhân kiên trì dùng thuốc theo đơn, duy trì chế độ chăm sóc và tập luyện đã được hướng dẫn để nhanh chóng bình phục và hạn chế di chứng, để có thể hòa nhập được với đời sống sinh hoạt thường ngày. 4.5. Lượng giá: Điều dưỡng cần ghi rõ ngày, giờ lượng giá. Lấy kết quả mong đợi làm thước đo khi lượng giá. - Đánh giá tình trạng ý thức - Đánh giá các chỉ số sinh tồn. - Đạnh giá tình trạng liệt có cải thiện không - Đánh giá tình trạng thông khí - Đạnh giá về tinh thần, vận động - Đánh giá tình trạng da của người bệnh: +) Da còn toàn vẹn hay có dấu hiệu tấy đỏ, loét trợt? +) Nếu người bệnh đã bị loét: cần đánh giá tình trạng vết loét đang ở giai đoạn mấy, tiến triển tốt hay xấu (tiến triển tốt khi vết loét khô, tổ chức hạt mọc tốt, miệng vết loét thu nhỏ lại. Tiến triển xấu khi vết loét mưng mủ, tiết dịch, có mùi hôi.) - Tác dụng phụ của thuốc - Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh của điều dưỡng đối với người bệnh. - Những vấn đề thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc lần tiếp theo. Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 35 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu để viết chuyên đề "Chăm sóc - phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động" chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân liệt vận động thường bị loét các điểm tỳ do bệnh nhân bị hạn chế vận động, thời gian nằm lâu ít được xoay trở tư thế, vấn đề chăm sóc vệ sinh da còn nhiều hạn chế. Do vậy việc phòng ngừa, theo dõi phát hiện và điều trị loét cho bệnh nhân là công tác hết sức quan trọng và cần thiết. Để làm tốt công tác này nhân viên y tế cần phải: - Theo dõi sát tình trạng người bệnh. - Kiểm tra da của người bệnh hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu nguy cơ cảnh báo loét tỳ đè sớm. - Tránh để người bệnh nằm trên mặt giường cứng không có đệm, tốt nhất nên đặt người bệnh nằm trên đệm nước hoặc đệm hơi. - Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh khoảng 2 – 3 giờ/lần. - Vệ sinh da cho người bệnh hàng ngày, giữ da luôn khô sạch. - Xoa bóp nhè nhàng các vùng tỳ đè (lưu ý tránh các vùng da đã bị tổn thương) nhằm kích thích tăng tuần hoàn tại chỗ hạn chế loét do tỳ đè. - Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với từng thể trạng và tình trạng bệnh lý của người bệnh. - Giải thích, nhấn mạnh vai trò của gia đình người bệnh kết hợp với nhân viên y tế trong việc phòng chống loét. ====================================================== ============================================== 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Lê Minh Châu (2010), bài giảng điều dưỡng phục hồi chức năng. Bộ môn PHCN (tr 20 - 24). 2. Vũ Thị Bích Hạnh (2008), phục hồi chức năng (sách đào tạo cho cử nhân điều dưỡng), nhà xuất bản giáo dục (Tr 56 - 64). 3. Nguyễn Thị Hân (2011), chăm sóc PHCN giai đoạn sớm cho bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN. Nhà xuất bản Y hoc (Tr 10 - 27). 4. Ngọc Hân (2009), thang điểm đánh giá nguy cơ loét điểm tỳ. Http:\\www.dieuduong.com.vn/tailieudieuduong. 5. Ths.ĐD.Trần Thị Thuận (2007), điều dưỡng cơ bản II. Nhà xuất bản Y học (tr 144 - 178). 6. BS.Phan Xuân Trung (2000), dự phòng - chăm sóc và điều trị mảng mục. Http:\\www.Y khoanet.com/baigiang/dieuduong/bai14. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 7. Paraplegia (2002), “An incurable Malady?” , Paraplegia News, Part I (tr 13 – 17), part II (tr 33 - 38). Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 37 PHỤ LỤC Bảng 1: Kỹ thuật chăm sóc thay băng vết loét TT Nội dung 1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 2 Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn: Hộp chăm sóc (kẹp phẫu tích hoặc kẹp Kose, kéo, bát kền,gạc củ ấu,gạc miếng), găng vô khuẩn, ống căm panh, 2 panh, dung dịch betadine , cồn iod 1% ,NaCl 0,9% , ôxy già, ete, thuốc điều trị (nếu có). 3 Dụng cụ khác: Găng sạch, khay hạt đậu hoặc túi nilon, khay chữ nhật, băng dính, kéo cắt băng, tấm nilon, chậu đựng dung dịch khử khuẩn. 4 Đối chiếu, thông báo, giải thích động viên người bệnh, đặt người bệnh ở tư thế thích hợp. 5 Trải nilon dưới vết loét, đặt khay hạt đậu hoặc túi nilon nơi thích hợp 6 Tháo bỏ băgn cũ bằng găng sạch hoặc kẹp. 7 Quan sát đánh giá tình trạng vết loét 8 Điều dưỡng tháo găng bẩn, sát khuẩn tay, mở hộp dụng cụ, đổ dung dịch sát khuẩn, đi găng vô khuẩn. 9 Dùng kẹp rửa vết loét bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc ôxy già từ trong ra ngoài, thấm khô vết thương, cắt lọc vết loét (nếu cần). Sát khuẩn vết loét bằng Betadine. 10 Sát khuẩn rộng xung quanh vết loét bằng Betadine hoặc cồn iod 11 Đắp thuốc nếu có chỉ định, đặt gạc che kín vết loét và băng lại. 12 Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, dặnn gười bệnh những điều cần thiết 13 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. ====================================================== ============================================== 38 Bảng 2: Quy trình chăm da sóc phòng ngừa loét điểm tỳ TT Các bước tiến hành 1 Điều dưỡng rủa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 2 Chuẩn bị dụng cụ: chậu nước ấm, xà bông, khăn bông to, khăn bông nhỏ, cồn 700, bột talc, vòng bông, vòng hơi cao su, khăn phủ, đệm hơi hoặc đệm nước, vải trải giường, tấm nilon. 3 Đối chiếu, thông báo, giải thích động viên người bệnh 4 Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp. 5 Lau vùng ẩm ướt, tỳ đè, dung cồn 70 0 hoặc bột talc, massage vùng tỳ đè nhẹ nhàng. 6 Thay quần áo, vải trải giường (nếu cần) 7 Chêm lót vùng tỳ đè 8 Cho người bệnh nằm đệm dày 15 -20cm tốt nhất là đệm nước, đệm hơi 9 Thu dọn dụng cụ, rửa tay 10 Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 39 Bảng 3: Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua sode dạ dày. TT Các bước tiến hành 1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 2 Chuẩn bị dụng cụ: Khay chữ nhật, ống thông phù hợp, bơm cho ăn 50ml, gạc miếng, đè lưỡi, găng tay sạch, khăn bông, tấm nilon, kẹp kose, băng dính, kéo, bát kền, dầu paraphin, khay hạt đậu, tăm bông, cốc nước, cốc đựng thức ăn có chia độ, ống nghe. 3 Đối chiếu, thông báo, giải thích động viên người bệnh hoặc người nhà 4 Để người bệnh ở tư thế thích hợp, choàng tấm nilon và khăn bông trước ngực, đặt hay hạt đậu cạnh cằm hoặ.c má người bệnh 5 Vệ sinh mũi hoặc miệng, cắt băng dính, rót dầu paraphin, rửa tay, đi găng. 6 Đo ống thông: Từ cánh mũi hoặc miệng bên đặt → dái tai cùng bên → mũi ức, đánh dấu vị trí trên sonde. 7 Bôi trơn đầu ống thong 8 Đưa ống thông nhẹ nhàng qua mũi (miệng) vào dạ dày đến chỗ đánh dấu. 9 Dùng đè lưỡi kiểm tra ống thông có cuộn trong miệng bệnh nhân không. Kiểm tra xem ống thông chắc chắn vào dạ dày chưa (bằng2 phương pháp: hút dịch trong dạ dày, nếu có dịch là ống thông đã ở trong dạ dày; hoặc bơm 30ml hơi vào dạ dày đồng thời đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra) 10 Cố định ống thông, nghiêng đầu người bệnh, tráng ống bằng nước trước khi cho ăn. 11 Kiểm tra thức ăn, lấy thức ăn vào bơm 50ml, đuổi hết khí. Lắp bơm vào ống thông, bơm từ từ đến khi hết hoặc gắn phễu vào đầu ống thông cho thức ăn vào từ từ đồng thời theo dõi sắc mặt người bệnh. 12 Tráng ống thôgn bằng nước chín, nút kín đầu ống thông. Nếu rút ống thông phải rút từ từ, khi còn khoảng 20cm, dùng kẹp kose kẹp chặt rồi tút hết. 13 Lau miệng cho người bệnh, giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái. 14 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. ====================================================== ============================================== 40 Bảng 4: Kỹ thuật hút đờm đường hô hấp trên TT Các bước tiến hành 1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 2 Chuẩn bị dụng cụ: ống hút đờm cỡ thích hợp, máy hút, găng vô khuẩn, gạc miếng, nước muối bơm rửa NaCl 0,9% hoặc NaHCO3 1,4% , bơm kim tiêm, xô đựng dung dịch khử khuẩn, khăn bông nhỏ 3 Đối chiếu, giải thích cho người bệnh và gia đình về thủ thuật sắp làm 4 Hướng dẫn cho người bệnh ho, thở sâu, vỗ rung cho người bệnh (nếu cần) 5 Bật máy, kiểm tra hệ thống hút, điều chỉnh áp lực, trải khăn trước ngực người bệnh 6 Mở túi đựng ống hút, đi găng, nối ống hút với hệ thống hút 7 Nhẹ nhàng đưa ống hút vào miệng, mũi người bệnh 8 Bật máy hút hoặc đóng cửa sổ ống hú. Đưa ống hút từ dưới lên đồng thời xoay nhẹ ống hút 9 Nếu đờm đặc, bơm rửa nhẹ bằng NaCl hoặc NaHCO3. Lặp lại động tác hút đến khi sạch 10 Hút nước tráng ống , tháo ống hút ngâm vào dung dịch khử khuẩn. 11 Tháo bỏ găng, giúp người bệnh về tư thế thoải mái 12 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng Thang Long University Library ====================================================== ============================================== 41 Bảng 5: Kỹ thuật hút đờm qua ống NKQ – MKQ TT Các bước tiến hành 1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 2 Chuẩn bị dụng cụ: ống hút đờm cỡ thích hợp, máy hút, găng vô khuẩn, gạc miếng, nước muối bơm rửa NaCl 0,9% hoặc NaHCO3 1,4% , bơm kim tiêm, xô đựng dung dịch khử khuẩn, khăn bông nhỏ 3 Đối chiếu, giải thích cho người bệnh và gia đình về thủ thuật sắp làm 4 Hướng dẫn cho người bệnh ho, thở sâu, vỗ rung cho người bệnh (nếu cần). Để người bệnh ở tư thế thích hợp. 5 Bật máy, kiểm tra hệ thống hút, điều chỉnh áp lực, trải khăn trước ngực người bệnh. Tăng ôxy 100% (nếu người bệnh đang thở máy), tăng liều ôxy (nếu người bệnh đang thở ôxy) trong 3 phút. 6 Mở túi ống hút, đi găng, nối ống hút với hệ thống hút. Tắt máy hút hoặc mở cửa sổ ống hút. 7 Đưa ống hút vào ống NKQ (MKQ) 8 Bật máy hút hoặc đậy cửa sổ ống hút, đưa ống hút từ dưới lên đồng thời xoay nhẹ ống hút. 9 Nếu đờm đặc: bơm rửa bằng NaCl hoặc NaHCO3 khoảng 2ml/lần. Lặp lại động tác hút đến khi sạch (sau mỗi lần hút cho người bệnh tiếp tục thở máy hoặc thở oxy trở lại). Nếu hút đờm qua NKQ phải hút ở 3 tư thế. 10 Hút nước tráng ống (có thể thay ống hút mới), đưa ống hút vào mũi miệng để hút đờm dãi vùng hầu họng cho đến khi sạch. 11 Hút nước tráng ống, tháo ống hút, ngâm ống vào dung dịch khử khuẩn. 12 Tháo bỏ găng, đặt người bệnh về tư thế thoải mái. 13 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00072_1608.pdf
Luận văn liên quan