Bên cạnh các kết quả đáng chú ý vừa nêu, nghiên cứu này cũng bộc lộmột sốhạn
chếsau đây:
- Một là, sốlượng mẫu được lấy tương đối ít và phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp
nên tính đại diện cho tổng thểngười tiêu dùng sữa không cao. Bên cạnh đó còn có sự
chênh lệch khá lớn vềsốlượng mẫu theo nhóm tuổi, học vấn và mức thu nhập đã
làm hạn chếtrong quá trình phân tích dữliệu. Mặc khác, chọn mẫu mang tính thuận
tiện nên chưa điều tra được hết sựcảm nhận của người tiêu dùng sữa vềsữa nội và
sữa ngoại.
- Hai là, nghiên cứu cũng chưa phân tích được rõ ràng là tại sao giá sữa ngoại được
đánh giá là mắc nhưng vẫn có người mua sữa ngoại đểdùng, có thểhọcho rằng
“Tiền nào của nấy” hay không, hay chỉlà thói quen sính hàng ngoại.
- Cuối cùng, nghiên cứu cần có thêm nhiều thông tin ởnhiều khía cạnh khác đểcó
thể đo lường chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến sựsẵn lòng mua, cũng nhưsự
cảm nhận và thái độ. Những lý giải trong bài làm sẽgiúp định hướng cho những
nghiên cứu tiếp theo.
Gợi ý cho hướng nghiên cứu tương lai: những nghiên cứu sau cần sốlượng mẫu
nhiều hoặc phạm vi nghiên cứu rộng lớn hơn đểkết quảbáo cáo mang tính tổng quát
và thuyết phục hơn, nếu có thểthì nên thay đổi mô hình cũng nhưphương pháp
nghiên cứu cho phù hợp hơn, đểcó thểgiải quyết được những vấn đềmà nghiên cứu
này chưa làm được.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 3.7 điểm (trong phân tích này mức
điểm 5 là tối đa tương ứng “giá sữa ngoại quá mắc”).
Nhưng trong đó, hai đặc trưng “Giá sữa ngoại so với sữa nội” và “Khoảng chênh
lệch giữa sữa ngoại và sữa nội”, đây là ha
26
27
trăm khá cao trong
o với tác dụng phát triển thể
iển tốt).
ặc trưng chất lượng mà nó mang
êu dùng sữa nói chung cảm nhận giá sữa ngoại cao hơn giá sữa nội và
giá sữa ngoại cũng mắc hơn các đặc trưng chất lượng mà người tiêu dùng nhận được
khi sử dụng.
sữa nội và được người tiêu dùng sữa đánh giá là sữa ngoại có giá mắc hơn sữa nội rất
nhiều với số điểm trung bình là 4.2 điểm.
Mặc khác, ba đặc trưng giá cả so sánh giá sữa ngoại với chất lượng nhận được khi sử
dụng, thì giá sữa ngoại được đánh giá là hợp lý chiếm tỷ lệ phần
năm đặc trưng giá cả (ba đặc trưng so với chất lượng: s
chất, so với tác dụng phát triển trí não, để cháu bé phát tr
5.2.2. Giá cả cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội:
Hình 5.4: “Giá cả cảm nhận” đối với sữa ngoại và sữa nội
Từ kết quả thể hiện trong Hình 5.4 cho thấy, giá sữa ngoại cao hơn so với giá sữa
nội và giá sữa ngoại cũng mắc hơn so với cả các đ
lại khi sử dụng, với số điểm trung bình là 3.97. Cụ thể là các đánh giá của người tiêu
dùng tập trung trong khoảng từ 3 điểm đến 5 điểm.
Vậy, người ti
5.3. Thái độ đối với các đợt tăng giá:
Tổng hợp những ý kiến của người tiêu dùng về thái độ của họ đối với các đợt tăng
giá, kết quả được nêu trong Bảng 5.1.
Bảng 5.1: Thái độ đối với các đợt tăng giá
Biến Tên Trung bình
Inc_1 Tăng giá sữa là quá đáng 3.7
Inc_2 Tăng giá sữa gây khó cho người tiêu dùng 3.9
Inc_3 Tôi rất bức xúc vì tình trạng tăng giá này 3.9
Inc_4 Chính phủ phải có biện pháp tức khắc 3.9
Trung bình 3.9
Từ biến Inc_1 đến biến Inc_4, đa số đáp viên đồng ý việc tăng giá sữa là quá đáng, là
gây khó khăn cho họ, họ rất bức xúc và cần Chính phủ có biện pháp can thiệp tức
khắc, với số điểm trung bình rất cao.
Từ những điểm số mà người tiêu dùng đã cho ở phần “Thái độ đối với các đợt tăng
giá”, ta có được điểm số trung bình của người tiêu dùng tỏ thái độ đối với các đợt
tăng giá là 3.9 điểm, số điểm này cho biết người tiêu dùng nhận thức rằng những đợt
tăng giá sữa gần đây là rất quá đáng, làm cho họ cảm thấy bức xúc và khó chịu, họ
muốn Chính phủ phải có biện pháp giải quyết tức khắc.
Vậy người tiêu dùng rất khó chịu và bức xúc trước các đợt tăng giá quá đáng hiện
nay và họ cần Chính phủ can thiệp tức khắc.
5.4.Thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt:
Với mức điểm tối đa là 5 điểm cho mỗi phát biểu được cho là hoàn toàn đúng, thì kết
quả thống kê số điểm trung bình mà người tiêu dùng đánh giá qua các phát biểu về
thái độ đối với cuộc vận động sẽ được trình bày trong Bảng 5.2
28
Bảng 5.2: Thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
Biến Tên Trung bình
Cam_1 Cuộc vận động là rất cần thiết 3.8
Cam_2 Cuộc vận động là đúng đắn 3.6
Cam_3 Tôi chờ đợi cuộc vận động này từ lâu 3.4
Cam_4 Tôi ủng hộ, nhưng có điều kiện và tùy trường hợp 3.5
Trung bình 3.6
Hầu hết các đáp viên cho là cuộc vận động này rất cần thiết, phát biểu này có số
điểm trung bình cao hơn hẳn các phát biểu khác với 3.8 điểm. Bên cạnh đó, các đáp
viên cũng cho thấy cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt là đúng đắn với
điểm trung bình 3.6. Tóm lại, đa số người tiêu dùng nhận thức rằng Chính phủ đưa ra
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là cần thiết và đúng
đắn.
Và đa số người tiêu dùng chấp nhận ủng hộ nhưng phải có điều kiện và tùy trường
hợp, được thấy trong phát biểu “Tôi ủng hộ, nhưng có điều kiện và tùy trường hợp”
với 3.5 điểm.
Điểm số trung bình là 3.6 được tổng hợp từ đánh giá của người tiêu dùng trong bốn
biến thái độ nêu trên Bảng 5.2, từ đó cho thấy người tiêu dùng có thái độ tích cực đối
với cuộc vận động, họ đánh giá cuộc vận động là cần thiết và đúng đắn, họ cũng ủng
hộ nhưng có điều kiện và tùy trường hợp.
Nhìn chung người tiêu dùng nhận thức cuộc vận động đưa ra là đúng đắn và cần
thiết, họ chấp nhận ủng hộ nhưng có điều kiện và tùy trường hợp.
5.5. Sự sẵn lòng mua:
Cũng với số điểm cao nhất là 5 điểm thể hiện rằng người tiêu dùng chắc chắn sẽ
mua, kết quả thống kê cho riêng từng đối tượng, người đang dùng sữa ngoại và người
đang dùng sữa nội, được trình bày qua hai phần sau:
- Thứ nhất là sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa ngoại.
- Thứ hai là sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa nội.
29
5.5.1. Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa ngoại:
Biến Wil_1 và Wil_2 là hai biến nói về sự tiếp tục mua cũng như sự sẵn lòng mua
của khách hàng, biến Wil_3 và Wil_4 là hai biến nói về sự cân nhắc chuyển đổi loại
sữa đang dùng là sữa ngoại sang sữa nội. Qua phân tích thì bốn biến có kết quả như
sau:
Bảng 5.3 Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại
Biến Tên Trung bình
Wil_1 Tôi vẫn tiếp tục mua sữa ngoại 4.1
Wil_2 Nếu có thêm cháu, tôi vẫn dùng sữa ngoại 3.9
Wil_12 Tiếp tục mua sữa ngoại 4.0
Wil_3 Tôi sẽ cân nhắc chuyển sang dùng sữa nội 3.7
Wil_4 Nếu giá tăng tiếp, tôi sẽ chuyển sang dùng sữa nội 3.7
Wil_34 Cân nhắc chuyển dùng sữa nội 3.7
Wil_12: Trung bình của Wil_1 và Wil_2
Wil_34: Trung bình của Wil_3 và Wil_4
Biến Wil_1 có phần lớn khách hàng dùng sữa ngoại cho biết sẽ tiếp tục dùng sữa
ngoại, với số điểm trung bình là 4.1 cho phát biểu “Tôi vẫn tiếp tục mua sữa ngoại”.
Biến Wil_2 cũng có số điểm khá cao là “Nếu có thêm cháu, tôi vẫn dùng sữa ngoại”
với 3.9 điểm.
Điều đó cho thấy lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, đối với nhãn
hiệu sữa ngoại đang dùng là tương đối cao. Bên cạnh đó nó còn nói lên rằng thói
quen của người tiêu dùng ít thay đổi trong thời gian ngắn nhưng trong thời gian dài
thì có thể có thay đổi, cụ thể là khi có thêm cháu thì số điểm trung bình đã giảm đi
khi cùng hỏi về vấn đề tiếp tục dùng sữa ngoại.
Đồng thời sự sẵn lòng mua của khách hàng còn bị ảnh hưởng nếu giá sữa tiếp tục
tăng cao, cụ thể là biến Wil_4 “Nếu giá tăng tiếp, tôi sẽ chuyển sang dùng sữa nội”
có điểm trung bình chuyển đổi cũng tương đối cao là 3.7.
5.5.2. Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa nội:
Phần trên đã trình bày sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại và đa số người tiêu
dùng sữa ngoại sẽ tiếp tục mua sữa ngoại. Vậy còn sự sẵn lòng mua của người tiêu
dùng sữa nội như thế nào, thì sẽ được trình bày sau đây:
30
Bảng 5.4: Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa nội
Biến Tên Trung bình
Wil_5 Tôi vẫn tiếp tục mua sữa nội 4.1
Wil_6 Nếu có thêm cháu, tôi vẫn dùng sữa nội 3.9
Wil_56 Tiếp tục mua sữa nội 4.0
Wil_7 Tôi sẽ cân nhắc chuyển sang dùng sữa ngoại 3.1
Wil_8 Nếu đủ điều kiện, tôi sẽ chuyển sang dùng sữa ngoại 3.1
Wil_78 Cân nhắc chuyển dùng sữa ngoại 3.1
Wil_56: Trung bình của Wil_5 và Wil_6
Wil_78: Trung bình của Wil_7 và Wil_8
Trong sự sẵn lòng mua của người dùng sữa nội: Biến Wil_5 và Wil_6 là hai biến nói
về sự tiếp tục mua sữa nội, biến Wil_7 và Wil_8 là hai biến nói về sự cân nhắc
chuyển sang dùng sữa ngoại.
Cũng giống như các khách hàng dùng sữa ngoại, khi được hỏi, các khách hàng dùng
sữa nội vẫn cho rằng sẽ tiếp tục dùng sữa nội, biến Wil_5 “Tôi vẫn tiếp tục mua sữa
nội” có điểm trung bình là 4.1. Song song đó, biến Wil_6 “Nếu có thêm cháu, tôi vẫn
dùng sữa nội” điểm trung bình cũng giảm đi với 3.9 điểm. Như vậy sự sẵn lòng mua
của người dùng sữa nội trong thời gian ngắn cũng không có thay đổi nhiều, nhưng có
thể thay đổi trong thời gian dài.
Và khi được hỏi “Nếu đủ điều kiện, tôi sẽ chuyển sang dùng sữa ngoại” thì người
dùng sữa nội lại ít đồng ý với ý kiến này, điểm trung bình cho phát biểu này chỉ là
3.1. Điều này cho thấy, lòng trung thành cũng như sự sẵn lòng mua của người tiêu
dùng sữa nội dành cho sữa nội khá cao.
Vậy nhìn chung sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại và người dùng sữa nội
không có sự khác biệt lớn trong thời gian ngắn, tức là cả hai đối tượng đều đồng ý
với việc tiếp tục mua loại sữa mà họ đang dùng. Nhưng trong phần cân nhắc chuyển
đổi, người dùng sữa ngoại có số điểm trung bình chuyển đổi cao hơn người dùng sữa
nội (3.7 > 3.1).
5.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua:
Các nhân tố như chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, các đợt tăng giá và cuộc vận
động có tương quan với sự sẵn lòng mua hay không và tương quan như thế nào? Kết
quả sẽ được trình bày trong Bảng 5.5
31
Bảng 5.5: Phân tích tương quan giữa các nhân tố với sự sẵn lòng mua
Chất
lượng
cảm
nhận
Giá cả
cảm
nhận
Phản đối
tăng giá
Ủng hộ
vận động
Sẵn lòng
mua
QUA PRI INC CAM WIL
QUA 1
PRI -0,369 1
INC 0,051 0,128 1
CAM -0,042 0,218 0,145 1
WIL 0,627** -0,216* 0,163 -0,12 1
* : Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.05
** : Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01
Qua kết quả cho thấy:
Chất lượng cảm nhận tương quan dương khá mạnh với sự sẵn lòng mua (0.627), tức
là người tiêu dùng cảm nhận chất lượng sữa ngoại càng cao thì sự sẵn lòng mua sữa
ngoại càng lớn.
Về giá cả cảm nhận thì tương quan âm với sự sẵn lòng mua (-0.216), hay người tiêu
dùng sẽ tránh mua sữa ngoại khi cho rằng giá cả là cao.
Tuy hai nhân tố “Phản đối tăng giá” và “Ủng hộ vận động” không đạt mức ý nghĩa
trong kết quả phân tích tương quan với sự sẵn lòng mua, nhưng từ điều này lại cho
thấy một khía cạnh khác, tức là người tiêu dùng rất bức xúc và phản đối những đợt
tăng giá sữa, bên cạnh đó họ cũng ủng hộ cuộc vận động nhưng những thái độ này
không làm ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua. Vậy sự sẵn lòng mua không chịu sự tác
động bởi thái độ phản đối tăng giá sữa và thái độ ủng hộ cuộc vận động.
Sự sẵn lòng mua sữa ngoại chỉ chịu tác động dương của chất lượng cảm nhận và tác
động âm của giá cả cảm nhận, trong đó chất lượng cảm nhận có vai trò tác động lớn
nhất.
5.7. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học:
Để thấy được sự khác biệt trong đánh giá thì nghiên cứu cần phân tích T-Test với
mức ý nghĩa 0.05. Trong mỗi đánh giá về chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, thái
độ đối với các đợt tăng giá, thái độ đối với cuộc vận động và sự sẵn lòng mua được
phân tích khác biệt theo các biến phân loại (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu
nhập gia đình và loại sữa đang dùng).
32
33
Nhưng qua phân tích thì không có sự khác biệt theo các biến phân loại về giới tính,
độ tuổi và trình độ học vấn. Mà sự khác biệt có ý nghĩa trong các đánh giá chỉ thể
hiện ở hai biến phân loại là loại sữa đang dùng và thu nhập gia đình, sự khác biệt này
lần lượt sẽ được trình bày qua các bảng dưới đây:
Sự khác biệt trong các đánh giá theo loại sữa đang dùng:
Bảng 5.6: Trung bình các đánh giá theo loại sữa đang dùng
Dùng sữa
nội
Dùng sữa
ngoại
Chất lượng cảm nhận 3.1 4.3
Giá cả cảm nhận 4.1 3.8
Thái độ đối với các đợt tăng giá 3.8 4.1
Thái độ đối với cuộc vận động 3.8 3.6
Sẵn lòng mua sữa ngoại 1.9 4.1
In đậm: khác biệt có mức ý nghĩa 0.05
Đối với sự cảm nhận về chất lượng, người dùng sữa nội đánh giá khác biệt so với
người dùng sữa ngoại, người dùng sữa nội cho rằng chất lượng sữa ngoại gần như
ngang bằng với chất lượng sữa nội, còn người dùng sữa ngoại thì lại cho là chất
lượng sữa ngoại vượt hơn chất lượng sữa nội. Điều này cũng cho thấy, mỗi nhóm đối
tượng dùng loại sữa khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về chất lượng, và
cảm nhận đó sẽ thiên lệch về việc đánh giá tốt loại sữa mà họ đang dùng, điều này
cũng nói lên những cảm nhận về chất lượng có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua.
Về giá cả cảm nhận, người dùng sữa nội cảm nhận giá sữa ngoại mắc hơn so với giá
sữa nội và giá sữa ngoại cũng mắc hơn so với chất lượng sữa ngoại mang lại, nhưng
đối với người đang dùng sữa ngoại thì họ có cảm nhận khác so với người dùng sữa
nội, người dùng sữa ngoại cho rằng giá sữa ngoại là tương đối hợp lý khi giá sữa
ngoại đem so với giá sữa nội và chất lượng sữa ngoại. Vậy ở mỗi đối tượng dùng sữa
khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau về giá cả, người dùng sữa nội cho giá sữa ngoại
là mắc còn người dùng sữa ngoại cho giá sữa ngoại là tương đối hợp lý.
Trong đánh giá về sự sẵn lòng mua sữa ngoại, sự khác biệt được thể hiện rõ rệt theo
hai đối tượng dùng sữa. Người dùng sữa nội thì không đồng ý với việc sẵn lòng mua
sữa ngoại với số điểm trung bình chỉ có 1.9, nhưng người dùng sữa ngoại lại có số
điểm trung bình khá cao 4.1 với ý nghĩa là đồng ý với việc sẵn lòng mua sữa ngoại.
Điều này cho thấy, người dùng sữa nội sẵn lòng mua sữa nội còn người dùng sữa
ngoại thì sẵn lòng mua sữa ngoại.
Sự khác biệt trong đánh giá theo thu nhập gia đình:
Bảng 5.7: Trung bình các đánh giá theo thu nhập gia đình
Dưới 6
triệu
Trên 6
triệu
Chất lượng cảm nhận 3.6 3.9
Giá cả cảm nhận 4.1 3.8
Thái độ đối với các đợt tăng giá 4.0 3.9
Thái độ đối với cuộc vận động 3.9 3.5
Sẵn lòng mua sữa ngoại 2.8 3.3
In đậm: khác biệt có mức ý nghĩa 0.05
Trong đánh giá về giá cả cảm nhận, những người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu
cho rằng giá sữa ngoại là mắc hơn so với sữa nội và giá sữa ngoại cũng mắc hơn so
với chất lượng sữa ngoại với số điểm trung bình là 4.1, mặt khác những người có thu
nhập gia đình trên 6 triệu lại cảm nhận giá sữa ngoại là tương đối hợp lý so với sữa
nội và cả chất lượng của sữa ngoại. Điều này có nghĩa là những người có thu nhập
gia đình thấp thì đánh giá sữa ngoại có giá cả rất cao, nhưng những người có thu
nhập gia đình cao thì đánh giá sữa ngoại có giá tương đối hợp lý.
Xét đến sự khác biệt trong thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng
hàng Việt, người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu có mức độ ủng hộ cuộc vận động
cao hơn người có thu nhập gia đình trên 6 triệu. Cụ thể là những người thu nhập gia
đình dưới 6 triệu có thái độ ủng hộ cuộc vận động với số điểm trung bình là 3.9, sự
ủng hộ này có được là do họ nhận thấy cuộc vận động này là đúng đắn và cần thiết
nên họ mới ủng hộ, đối với người thu nhập gia đình trên 6 triệu thì ít ủng hộ cuộc
vận động này với số điểm trung bình ủng hộ chỉ đạt 3.5.
Về sự sẵn lòng mua sữa ngoại, người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu thì mức độ
sẵn lòng mua sữa ngoại rất thấp, trung bình chỉ đạt 2.8 điểm, còn người có thu nhập
gia đình trên 6 triệu thì mức độ đồng ý sẵn lòng mua sữa ngoại cao hơn, trung bình
đạt tới 3.3 điểm. Như vậy, người thu nhập gia đình dưới 6 triệu thì việc sẵn lòng mua
sữa ngoại là thấp hơn so với người có thu nhập gia đình trên 6 triệu.
Từ những phân tích trên cho thấy, trong một số đánh giá của người tiêu dùng có sự
khác biệt có ý nghĩa theo các biến nhân khẩu học như: (1) chất lượng cảm nhận, giá
cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua khác biệt theo biến loại sữa đang dùng, (2) giá cả
cảm nhận, thái độ đối với cuộc vận động và sự sẵn lòng mua khác biệt theo biến thu
nhập gia đình.
34
5.8. Tóm tắt:
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu về chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận
và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa ngoại và sữa nội. Gồm có các
nội dung chính sau đây:
- Mô tả chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, thái độ đối với các đợt tăng giá, thái
độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và sự sẵn lòng mua.
Đối với chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận, đa số người tiêu dùng đánh giá
chất lượng sữa ngoại tương đối tốt hơn chất lượng sữa nội và giá cả sữa ngoại cũng
cao. Còn về thái độ đối với đợt tăng giá và cuộc vận động, đa số người tiêu dùng bức
xúc với đợt tăng giá và ủng hộ cuộc vận động. Cuối cùng là sự sẵn lòng mua, người
dùng sữa ngoại và người dùng sữa nội đều trả lời là sẽ tiếp tục mua loại sữa mà họ
đang dùng.
- Phân tích tương quan giữa các biến như chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, thái
độ đối với các đợt tăng giá, thái độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng
hàng Việt” và sự sẵn lòng mua. Thu được kết quả là sự sẵn lòng mua sữa ngoại
tương quan dương với chất lượng cảm nhận và tương quan âm với giá cả cảm nhận.
Và sự sẵn lòng mua không chịu sự tác động bởi thái độ phản đối tăng giá sữa và thái
độ ủng hộ cuộc vận động
- Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học. Kết quả phân tích sự khác
biệt chỉ thể hiện ở biến thu nhập và loại sữa đang dùng với một số đánh giá về chất
lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, cuộc vận động, sự sẵn lòng mua. Cụ thể khác biệt
là: (1) chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua khác biệt theo biến
loại sữa đang dùng, (2) giá cả cảm nhận, thái độ đối với cuộc vận động và sự sẵn
lòng mua khác biệt theo biến thu nhập gia đình.
35
Chương 6
Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN
6.1. Giới thiệu:
Chương này sẽ trình bày tóm tắt những kết quả và thông tin nổi bật đã đạt được trong
nghiên cứu. Bên cạnh đó, nêu lên những đóng góp và những hạn chế mà đề tài chưa
khám phá hết để làm định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Trước khi đi đến kết luận và ý nghĩa chính thức của đề tài đạt được, thì cần có sự
tổng kết toàn bộ đề tài:
- Chương 1 tập trung trình bày các vấn đề chính về sự cần thiết của đề tài từ đó nêu
lên mục tiêu: (1) Xác định ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận
đến sự sẵn lòng mua sữa bột, (2) Thái độ của người tiêu dùng đối với cuộc vận động
“Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.
- Chương 2 trình bày những thông tin thực tiễn về thị trường sữa bột, người tiêu dùng
và sữa tiên phong trong cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”,...
- Chương 3 giới thiệu về các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trước hết, các
cơ sở lý thuyết về thái độ, sự sẵn lòng mua, chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận
của người tiêu dùng được nêu lên. Từ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn mô hình
nghiên cứu được lập nhằm xác định ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cả
cảm nhận đến sự sẵn lòng mua, bên cạnh đó cũng xét thái độ của người tiêu dùng đối
với các đợt tăng giá và cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.
- Chương 4 trình bày các phương pháp sử dụng cho nghiên cứu gồm hai bước:
nghiên cứu sơ bộ- định tính và nghiên cứu chính thức- định lượng. Phương pháp
nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi và tham khảo thêm thông tin có
liên quan trên website, để hiệu chỉnh các biến đo lường của các khái niệm, và có thể
hiệu chỉnh cả mô hình nghiên cứu và sau đó xây dựng bản câu hỏi cho nghiên cứu
chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
người tiêu dùng qua việc trả lời bản câu hỏi. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận
tiện. Kết quả thu được mẫu N= 127, mẫu được làm sạch, mã hóa và phân tích bằng
phần mềm SPSS 15.0.
- Chương 5 là chương quan trọng nhất, nêu lên những kết quả của nghiên cứu. Trước
hết là phân tích chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận, thái độ đối với các đợt tăng
giá, thái độ đối với cuộc vận động. Kế tiếp là sự sẵn lòng mua của người dùng sữa
ngoại và người dùng sữa nội. Cuối cùng là phân tích tương quan giữa các biến nêu
trên. Mặt khác cũng đề cập đến sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu
học
- Chương 6 là chương cuối cùng của nghiên cứu gồm 2 phần: (1) Tổng kết các kết
quả nghiên cứu và (2) Những hạn chế của nghiên, gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo.
36
6.2. Kết quả chính và những đóng góp của nghiên cứu:
6.2.1. Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua:
Người tiêu dùng sữa cảm nhận chất lượng sữa ngoại tương đối cao hơn chất lượng
sữa nội.
Về giá cả cảm nhận, người tiêu dùng cảm nhận giá sữa ngoại mắc hơn giá sữa nội và
giá sữa ngoại cũng được cảm nhận là mắc hơn so với các đặc tính chất lượng mà nó
mang lại.
Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại và người dùng sữa nội không có sự khác
biệt lớn trong thời gian ngắn. Cụ thể, người dùng sữa ngoại và người dùng sữa nội có
điểm trung bình đồng ý tiếp tục mua bằng nhau. Nhưng trong phần cân nhắc chuyển
đổi, người dùng sữa ngoại có số điểm trung bình chuyển đổi cao hơn người dùng sữa
nội.
Bên cạnh đó, chất lượng cảm nhận tương quan dương khá mạnh với sự sẵn lòng mua
(0.627), tức là người tiêu dùng cảm nhận chất lượng sữa ngoại càng cao thì quyết
định mua sữa ngoại càng lớn. Còn về giá cả cảm nhận thì tương quan âm với sự sẵn
lòng mua (-0.216), hay người tiêu dùng sẽ tránh mua sữa ngoại khi cho rằng giá cả là
cao.
Từ những kết quả trên cho thấy theo quan điểm của người tiêu dùng thì giá chỉ có vai
trò thứ yếu, vì dù giá sữa ngoại được đánh giá quá mắc, nhưng thực tế vẫn có nhiều
người mua sữa ngoại để dùng. Kết quả này cũng có nghĩa rằng trong sự sẵn lòng mua
thì người tiêu dùng quan tâm trước tiên đến chất lượng sữa, sau đó mới đến giá cả ra
sao. Hàm ý ở đây là “giá rẻ” không phải là công cụ mạnh đối với các nhà quản trị mà
họ nên chú trọng nhiều hơn đến chất lượng của sữa nếu muốn chiếm lĩnh thị trường.
6.2.2. Thái độ đối với các đợt tăng giá:
Người tiêu dùng nhận thức rằng những đợt tăng giá sữa gần đây là rất quá đáng, làm
cho họ cảm thấy bức xúc và khó chịu, họ muốn Chính phủ phải có biện pháp giải
quyết tức khắc.
Vậy các nhà quản trị cần xem xét lại việc tăng giá của doanh nghiệp để có thể điều
chỉnh ở một mức giá phù hợp mà doanh nghiệp vừa có lợi nhuận và người tiêu dùng
cũng không cảm thấy đó là quá đáng và khó chịu.
6.2.3. Thái độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”:
Người tiêu dùng nhận thức rằng Chính phủ đưa ra cuộc vận động “Người Việt ưu
tiên dùng hàng Việt” là cần thiết và đúng đắn, cho thấy họ có thái độ tích cực về tầm
quan trọng của nó và họ ủng hộ tùy điều kiện và trường hợp. Bên cạnh đó, sự sẵn
lòng mua không chịu sự tác động bởi thái độ ủng hộ cuộc vận động, điều này hàm ý
rằng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” chưa đủ để làm thay đổi sự
sẵn lòng mua của người tiêu dùng.
37
6.2.4. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học:
Sự khác biệt xét theo loại sữa đang dùng: (1) Đối với sự cảm nhận về chất lượng thì
người dùng sữa nội cho rằng chất lượng sữa ngoại gần như ngang bằng với chất
lượng sữa nội, còn người dùng sữa ngoại thì lại cảm nhận khác, họ cho là chất lượng
sữa ngoại vượt hơn chất lượng sữa nội. (2) Về giá cả cảm nhận, mỗi đối tượng dùng
sữa khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau về giá cả, người dùng sữa nội cho giá sữa
ngoại là mắc còn người dùng sữa ngoại cho giá sữa ngoại là tương đối hợp lý. (3)
Trong đánh giá về sự sẵn lòng mua sữa ngoại, sự khác biệt được thể hiện rõ rệt theo
hai đối tượng dùng sữa, người dùng sữa nội sẵn lòng mua sữa nội còn người dùng
sữa ngoại thì sẵn lòng mua sữa ngoại.
Sự khác biệt xét theo thu nhập gia đình: (1) Trong đánh giá về giá cả cảm nhận,
những người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu cho rằng giá sữa ngoại là mắc, mặt
khác những người có thu nhập gia đình trên 6 triệu lại cảm nhận giá sữa ngoại là
tương đối hợp lý. (2) Xét đến sự khác biệt trong thái độ đối với cuộc vận động người
Việt ưu tiên dùng hàng Việt, người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu có mức độ ủng
hộ cuộc vận động cao hơn người có thu nhập gia đình trên 6 triệu. (3) Về sự sẵn lòng
mua sữa ngoại, người thu nhập gia đình dưới 6 triệu thì việc sẵn lòng mua sữa ngoại
là thấp hơn so với người có thu nhập gia đình trên 6 triệu.
Vậy các nhà quản trị cần quan tâm đến những yếu tố khác biệt của mỗi nhóm khách
hàng để có thể đưa ra những phương án tiếp thị phù hợp cho từng đối tượng khách
hàng đó.
6.3. Hạn chế và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo:
Bên cạnh các kết quả đáng chú ý vừa nêu, nghiên cứu này cũng bộc lộ một số hạn
chế sau đây:
- Một là, số lượng mẫu được lấy tương đối ít và phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp
nên tính đại diện cho tổng thể người tiêu dùng sữa không cao. Bên cạnh đó còn có sự
chênh lệch khá lớn về số lượng mẫu theo nhóm tuổi, học vấn và mức thu nhập đã
làm hạn chế trong quá trình phân tích dữ liệu. Mặc khác, chọn mẫu mang tính thuận
tiện nên chưa điều tra được hết sự cảm nhận của người tiêu dùng sữa về sữa nội và
sữa ngoại.
- Hai là, nghiên cứu cũng chưa phân tích được rõ ràng là tại sao giá sữa ngoại được
đánh giá là mắc nhưng vẫn có người mua sữa ngoại để dùng, có thể họ cho rằng
“Tiền nào của nấy” hay không, hay chỉ là thói quen sính hàng ngoại.
- Cuối cùng, nghiên cứu cần có thêm nhiều thông tin ở nhiều khía cạnh khác để có
thể đo lường chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua, cũng như sự
cảm nhận và thái độ. Những lý giải trong bài làm sẽ giúp định hướng cho những
nghiên cứu tiếp theo.
Gợi ý cho hướng nghiên cứu tương lai: những nghiên cứu sau cần số lượng mẫu
nhiều hoặc phạm vi nghiên cứu rộng lớn hơn để kết quả báo cáo mang tính tổng quát
và thuyết phục hơn, nếu có thể thì nên thay đổi mô hình cũng như phương pháp
nghiên cứu cho phù hợp hơn, để có thể giải quyết được những vấn đề mà nghiên cứu
này chưa làm được.
38
MỤC LỤC
Chương 1 ..................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 1
1.1. Cơ sở hình thành: ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa: ................................................................................................................ 3
1.6. Kết cấu của khóa luận: ......................................................................................... 3
Chương 2 ..................................................................................................................... 4
VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT, NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CUỘC VẬN
ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM ........................ 4
2.1. Vài nét về thị trường sữa bột: ............................................................................... 4
2.1.1. Thị phần của sữa ngoại và sữa nội: ................................................................... 4
2.1.2. Các đợt tăng giá sữa: ......................................................................................... 5
2.2. Người tiêu dùng và các vấn đề liên quan đến việc chọn mua sữa bột:................. 6
2.3. Mặt hàng sữa tiên phong trong cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam: ............................................................................................................7
2.4. Tóm Tắt: ................................................................................................................7
Chương 3 ..................................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................... 9
3.1. Cơ sở lý thuyết: .................................................................................................... 9
3.1.1. Chất lượng cảm nhận:........................................................................................ 9
3.1.2. Giá cả cảm nhận: ............................................................................................... 9
3.1.3. Sự sẵn lòng mua và quan hệ với chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận: ...... 10
3.1.4. Thái độ:............................................................................................................ 10
3.2. Nghiên cứu có liên quan:.................................................................................... 11
3.3. Mô hình nghiên cứu: .......................................................................................... 13
3.4. Tóm tắt: .............................................................................................................. 14
Chương 4 ................................................................................................................... 16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 16
4.1. Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................... 16
4.2. Quy trình nghiên cứu:......................................................................................... 17
4.3. Nghiên cứu sơ bộ:............................................................................................... 18
4.4. Nghiên cứu chính thức: ...................................................................................... 20
4.5. Tóm tắt: .............................................................................................................. 21
Chương 5 ................................................................................................................... 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 23
5.1. Chất lượng cảm nhận:......................................................................................... 23
5.1.1. Cảm nhận của người tiêu dùng sữa cho tám đặc trưng chất lượng: ................ 23
5.1.2. Chất lượng cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội: ....................................... 25
5.2. Giá cả cảm nhận: ................................................................................................ 26
5.2.1. Cảm nhận của người tiêu dùng sữa cho năm đặc trưng giá cả: ....................... 26
39
40
5.2.2. Giá cả cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội: ............................................... 27
5.3. Thái độ đối với các đợt tăng giá: ........................................................................ 28
5.4.Thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt:.................. 28
5.5. Sự sẵn lòng mua: .............................................................................................. 29
5.5.1. Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa ngoại ............................................: 30
5.5.2. Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa nội:................................................ 30
5.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua: .................................................... 31
5.7. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học: ................................ 32
5.8. Tóm tắt: .............................................................................................................. 35
Chương 6 ................................................................................................................... 36
Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN....................................................................................... 36
6.1. Giới thiệu:........................................................................................................... 36
6.2. Kết quả chính và những đóng góp của nghiên cứu: ........................................... 37
6.2.1. Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua:.......................... 37
6.2.2. Thái độ đối với các đợt tăng giá: ..................................................................... 37
6.2.3. Thái độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”: .......... 37
6.2.4. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học: ............................. 38
6.3. Hạn chế và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo: ....................................................... 38
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình ba thành phần của thái độ ........................................................... 10
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ Th.S Nguyễn Thành Long........... 11
Hình 3.3: Mô hình quan hệ giá- chất lượng- sự thỏa mãn......................................... 12
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu. ................................................................................. 14
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 17
Hình 5.1: Cảm nhận của người tiêu dùng sữa theo tám đặc trưng chất lượng.......... 24
Hình 5.2: Chất lượng cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội .................................. 25
Hình 5.3: Cảm nhận của người tiêu dùng sữa theo năm đặc trưng giá cả................. 26
Hình 5.4: “Giá cả cảm nhận” đối với sữa ngoại và sữa nội ...................................... 27
41
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tiến độ các bước nghiên cứu.................................................................... 16
Bảng 4.2: Thông tin mẫu............................................................................................21
Bảng 5.1: Thái độ đối với các đợt tăng giá ................................................................28
Bảng 5.2: Thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt ......... 29
Bảng 5.3 Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại .............................................. 30
Bảng 5.4: Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa nội ................................................. 31
Bảng 5.5: Phân tích tương quan giữa các nhân tố với sự sẵn lòng mua.................... 32
Bảng 5.6: Trung bình các đánh giá theo loại sữa đang dùng .................................... 33
Bảng 5.7: Trung bình các đánh giá theo thu nhập gia đình....................................... 34
42
PHẦN PHỤ LỤC
39
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là Nguyễn Bảo Kim Trinh, sinh viên khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh,
trường Đại học An Giang. Hiện nay, tôi đang tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với chủ đề “Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhân và sự sẵn lòng mua của
người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại”. Trong cuộc thảo luận này không có
quan điểm, ý kiến nào là đúng hay sai mà tất cả các ý kiến đóng góp của Anh/Chị
đều là các thông tin hữu ích. Do vậy, tôi rất mong được sự cộng tác chân tình của
Anh/Chị.
1. Nhãn hiệu sữa Anh/Chị đang dùng là gì? Đó là sữa nội hay là sữa ngoại?
2. Khi chọn lựa sữa cho cháu bé Anh/Chị quan tâm đến yếu tố nào? Ví dụ
như: chất lượng sữa, giá cả, thương hiệu, khuyến mại,… Và vì sao Anh/Chị
quan tâm đến yếu tố đó nhất?
3. Nếu chất lượng sữa là yếu tố được quan tâm khi mua, thì trong những đặc
trưng chất lượng có trong sữa, Anh/Chị chú ý đến đặc trưng nào nhất? Ví
dụ như: phát triển trí não, tăng cân, chắc khỏe, không gây béo phì, tăng
chiều cao, không có melamine, tăng sức đề kháng, thơm ngon, dễ uống, dễ
tiêu hóa, có nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh…
4. Anh/Chị có bao giờ so sánh chất lượng sữa ngoại và sữa nội không? Chất
lượng giữa hai loại đó như thế nào?
5. Nếu giá sữa là yếu tố được quan tâm khi mua, thì theo Anh/Chị giá sữa
ngoại và giá sữa nội như thế nào? Tại sao lại sẵn lòng mua sữa ngoại, tại
sao lại sẵn lòng mua sữa nội? (tùy người trả lời đang sử dụng sữa nào)
6. Nếu giá sữa Anh/Chị đang dùng đột nhiên tăng giá liên tục thì Anh/Chị vẫn
tiêu dùng nó hay chuyển sang những loại sữa khác rẻ hơn?
7. Nếu thu nhập hàng tháng của Anh/Chị rất cao thì Anh/Chị sẽ dùng loại sữa
nào?
8. Loại sữa Anh/Chị đang dùng, hiện nay có tăng giá không? Anh/Chị cảm
thấy ra sao khi giá sữa tăng, nó có gây khó khăn trong chi tiêu không?
9. Anh/Chị có biết đến cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”
không? Anh /Chị cảm thấy cuộc vận động này được đưa ra trong thời gian
này là đúng hay sai, kịp thời hay quá trễ,…?
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của Anh/Chị qua việc dành thời gian
cung cấp ý kiến cho đề tài nghiên cứu, xin chúc Anh/Chị và cháu bé luôn dồi
dào sức khỏe!
40
PHỤ LỤC 2: BẢN CÂU HỎI
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Kinh tế-Quản trị Kinh doanh – trường Đại học An
Giang. Bản câu hỏi này là một phần quan trọng trong nghiên cứu sự chọn lựa của người tiêu
dùng – cụ thể là sữa bột cho em bé sản xuất trong nước (hàng nội) và nhập khẩu (hàng ngoại).
Chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/Chị bằng việc trả lời các câu hỏi dưới đây.
Trước hết, Anh/chị vui lòng CHỌN Ô thích hợp cho các câu sau (từ câu 1.. câu 3):
1. Số tháng tuổi của cháu bé đang dùng sữa (chọn cháu nhỏ nhất nếu có nhiều cháu):
≤ 6 tháng 7..12 tháng 13..18 tháng 19..24 tháng >24 tháng
2. Loại sữa đang dùng:
SỮA NỘI Dielac Cô gái Hà Lan Khác
Enfalac Enfakid Grow Advance IQ
SỮA NGOẠI
Gain Plus Dumex Khác
3. Loại sữa dùng trước đó (nếu có)
SỮA NỘI Dielac Cô gái Hà Lan Khác
Enfalac Enfakid Grow Advance IQ
SỮA NGOẠI
Gain Plus Dumex Khác
4. Giá sữa Anh/Chị mua thời điểm hiện nay là: …………………đồng/Hộp ……….gram
Anh/Chị hãy đánh giá chất lượng của sữa ngoại so với sữa nội theo 08 đặc trưng chất lượng
(câu 5.. câu 12) bằng cách khoanh tròn MỘT trong các số từ 1 đến 5:
Sữa ngoại
KÉM xa
sữa nội
Ngang bằng
Sữa ngoại
VƯỢT xa
sữa nội
5. Hương vị thơm ngon 1 2 3 4 5
6. Tăng cân 1 2 3 4 5
7. Không gây béo phì 1 2 3 4 5
8. Phát triển chiều cao 1 2 3 4 5
9. Phát triển trí thông minh 1 2 3 4 5
10. Tạo sức đề kháng với bệnh tật 1 2 3 4 5
11. An toàn về vệ sinh thực phẩm 1 2 3 4 5
12. Chất lượng ổn định 1 2 3 4 5
Về giá cả, Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến của mình theo 05 đặc trưng giá cả (câu 13.. câu
17) bằng cách khoanh tròn MỘT trong các số từ 1 đến 5:
Quá THẤP/Quá RẺ
Hợp lý/
Phải chăng
Quá CAO/
Quá MẮC
13. So với sữa nội, giá sữa ngoại là 1 2 3 4 5
14. So với tác dụng phát triển thể chất, giá sữa ngoại là 1 2 3 4 5
15. So với tác dụng phát triển trí tuệ, giá sữa ngoại là 1 2 3 4 5
16. Khoảng chệnh lệch giá giữa sữa ngoại và sữa nội là 1 2 3 4 5
17. Để cháu bé phát triển tốt, giá sữa ngoại là 1 2 3 4 5
41
Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình trong các phát biểu dưới đây (câu 18.. câu
35) bằng cách khoanh tròn MỘT trong các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau :
1 2 3 4 5
HOÀN TOÀN
PHẢN ĐỐI
NÓI CHUNG LÀ
PHẢN ĐỐI
Trung hòa NÓI CHUNG LÀ
ĐỒNG Ý
HOÀN TOÀN
ĐỒNG Ý
Về việc tăng giá sữa liên tục trong thời gian qua:
18. Tăng giá sữa là quá đáng, rất bất hợp lý 1 2 3 4 5
19. Tăng giá sữa là gây khó cho người tiêu dùng 1 2 3 4 5
20. Tôi rất bức xúc vì tình trạng tăng giá này 1 2 3 4 5
21. Chính phủ phải có biện pháp thích đáng tức khắc 1 2 3 4 5
Về cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”:
22. Cuộc vận động là rất cần thiết 1 2 3 4 5
23. Cuộc vận động là đúng đắn 1 2 3 4 5
24. Tôi chờ đợi cuộc vận động này từ lâu 1 2 3 4 5
25. Tôi ủng hộ, nhưng có điều kiện và tùy trường hợp 1 2 3 4 5
Về sự sẵn lòng mua,
nếu Anh/Chị đang dùng sữa ngoại thì … (nếu Anh/chị đang dùng sữa nội, vui lòng đến câu 32)
26. Tôi vẫn tiếp tục mua sữa ngoại 1 2 3 4 5
27. Nếu có thêm cháu, tôi vẫn dùng sữa ngoại 1 2 3 4 5
28. Tôi sẽ cân nhắc việc chuyển sang dùng sữa nội 1 2 3 4 5
29. Nếu giá tăng tiếp, tôi sẽ chuyển sang dùng sữa nội 1 2 3 4 5
nếu Anh/Chị đang dùng sữa nội thì …
30. Tôi vẫn tiếp tục mua sữa nội 1 2 3 4 5
31. Nếu có thêm cháu, tôi vẫn dùng sữa nội 1 2 3 4 5
32. Tôi sẽ cân nhắc việc chuyển sang dùng sữa ngoại 1 2 3 4 5
33. Nếu đủ điều kiện, tôi sẽ chuyển sang dùng sữa ngoại 1 2 3 4 5
Tiếp theo, xin Anh/Chị vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân bằng cách CHỌN Ô thích
hợp:
Giới tính Nam Nữ
Độ tuổi <25 25..34 35..44 ≥45
Học vấn TH cơ sở TH phổ thông Đại học Trên đại học
Thu nhập (tháng)
của gia đình
10,0 triệu
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.
Chúc Anh/Chị nhiều hạnh phúc, cháu bé mạnh khỏe và thông minh
42
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẠY SPSS 15.0
THÔNG TIN MẪU
Loai_sua_dang_dung
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua noi 58 45.7 45.7 45.7
Sua ngoai 69 54.3 54.3 100.0
Total 127 100.0 100.0
Loai_sua_dung_truoc_do
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua noi 49 38.6 38.6 38.6
Sua ngoai 78 61.4 61.4 100.0
Total 127 100.0 100.0
Gioi_tinh
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Nam 25 19.7 19.7 19.7
Nữ 102 80.3 80.3 100.0
Total 127 100.0 100.0
Do_tuoi
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid < 25 4 3.1 3.1 3.1
25 - 34 56 44.1 44.1 47.2
34 - 44 59 46.5 46.5 93.7
>= 45 8 6.3 6.3 100.0
Total 127 100.0 100.0
Hoc_van
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid TH co so 16 12.6 12.6 12.6
TH pho
thong 63 49.6 49.6 62.2
Dai hoc 45 35.4 35.4 97.6
Tren dai
hoc 3 2.4 2.4 100.0
Total 127 100.0 100.0
43
Thu_nhap
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid < 4 trieu 24 18.9 18.9 18.9
4 - 6 trieu 36 28.3 28.3 47.2
6 - 10 trieu 52 40.9 40.9 88.2
>10 trieu 15 11.8 11.8 100.0
Total 127 100.0 100.0
Tuoi_cua_be
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid =< 6 thang 9 7.1 7.1 7.1
7 - 12 thang 13 10.2 10.2 17.3
13 - 18
thang 24 18.9 18.9 36.2
19 - 24
thang 32 25.2 25.2 61.4
> 24 thang 49 38.6 38.6 100.0
Total 127 100.0 100.0
CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN
Thom_ngon
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 3 2.4 2.4 2.4
Sua ngoai kem sua noi 14 11.0 11.0 13.4
Sua ngoai ngang bang sua
noi 47 37.0 37.0 50.4
Sua ngoai vuot sua noi 26 20.5 20.5 70.9
Sua ngoai vuot xa sua noi 37 29.1 29.1 100.0
Total 127 100.0 100.0
Tang_can
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 3 2.4 2.4 2.4
Sua ngoai kem sua noi 15 11.8 11.8 14.2
Sua ngoai ngang bang sua
noi 51 40.2 40.2 54.3
Sua ngoai vuot sua noi 30 23.6 23.6 78.0
Sua ngoai vuot xa sua noi 28 22.0 22.0 100.0
Total 127 100.0 100.0
44
Khong_gay_beo_phi
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 2 1.6 1.6 1.6
Sua ngoai kem sua noi 14 11.0 11.0 12.6
Sua ngoai ngang bang sua
noi 46 36.2 36.2 48.8
Sua ngoai vuot sua noi 35 27.6 27.6 76.4
Sua ngoai vuot xa sua noi 30 23.6 23.6 100.0
Total 127 100.0 100.0
Phat_trien_chieu_cao
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 1 0.8 0.8 0.8
Sua ngoai kem sua noi 7 5.5 5.5 6.3
Sua ngoai ngang bang sua
noi 46 36.2 36.2 42.5
Sua ngoai vuot sua noi 34 26.8 26.8 69.3
Sua ngoai vuot xa sua noi 39 30.7 30.7 100.0
Total 127 100.0 100.0
Phat_trien_tri_thong_minh
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 2 1.6 1.6 1.6
Sua ngoai kem sua noi 11 8.7 8.7 10.2
Sua ngoai ngang bang sua
noi 41 32.3 32.3 42.5
Sua ngoai vuot sua noi 29 22.8 22.8 65.4
Sua ngoai vuot xa sua noi 44 34.6 34.6 100.0
Total 127 100.0 100.0
Tao_suc_de_khang
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 2 1.6 1.6 1.6
Sua ngoai kem sua noi 10 7.9 7.9 9.4
Sua ngoai ngang bang sua
noi 55 43.3 43.3 52.8
Sua ngoai vuot sua noi 27 21.3 21.3 74.0
Sua ngoai vuot xa sua noi 33 26.0 26.0 100.0
Total 127 100.0 100.0
45
An_toan
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 2 1.6 1.6 1.6
Sua ngoai kem sua noi 14 11.0 11.0 12.6
Sua ngoai ngang bang sua
noi 44 34.6 34.6 47.2
Sua ngoai vuot sua noi 36 28.3 28.3 75.6
Sua ngoai vuot xa sua noi 31 24.4 24.4 100.0
Total 127 100.0 100.0
Chat_luong_on_dinh
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sua ngoai kem xa sua noi 4 3.1 3.1 3.1
Sua ngoai kem sua noi 9 7.1 7.1 10.2
Sua ngoai ngang bang sua
noi 47 37.0 37.0 47.2
Sua ngoai vuot sua noi 34 26.8 26.8 74.0
Sua ngoai vuot xa sua noi 33 26.0 26.0 100.0
Total 127 100.0 100.0
GIÁ CẢ CẢM NHẬN
Gia_sua_ngoai_so_voi_Sua_noi
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Qua re 2 1.6 1.6 1.6
Re 2 1.6 1.6 3.1
Hop ly 25 19.7 19.7 22.8
Mac 40 31.5 31.5 54.3
Qua
mac 58 45.7 45.7 100.0
Total 127 100.0 100.0
Gia_sua_ngoai_so_voi_tac_dung_phat_trien_the_chat
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Re 1 0.8 0.8 0.8
Hop ly 44 34.6 34.6 35.4
Mac 52 40.9 40.9 76.4
Qua
mac 30 23.6 23.6 100.0
Total 127 100.0 100.0
46
Gia_sua_ngoai_so_voi_tac_dung_phat_trien_tri_tue
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Re 1 0.8 0.8 0.8
Hop ly 47 37.0 37.0 37.8
Mac 50 39.4 39.4 77.2
Qua
mac 29 22.8 22.8 100.0
Total 127 100.0 100.0
Khoang_chenh_lech_gia_giua_sua_ngoai_va_sua_noi
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Hop ly 31 24.4 24.4 24.4
Cao 42 33.1 33.1 57.5
Qua cao 54 42.5 42.5 100.0
Total 127 100.0 100.0
De_chau_be_phat_trien_tot_gia_sua_ngoai_la
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Re 6 4.7 4.7 4.7
Hop ly 49 38.6 38.6 43.3
Mac 43 33.9 33.9 77.2
Qua
mac 29 22.8 22.8 100.0
Total 127 100.0 100.0
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC ĐỢT TĂNG GIÁ
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Tang_gia_sua_la_qua_da
ng
127 1 5 3.72 1.126
Tang_gia_sua_gay_kho_c
ho_NTD
127 1 5 3.85 1.016
Rat_buc_xuc_vi_tang_gia 127 1 5 3.89 .961
Chinh_phu_phai_co_bien
_phap
127 1 5 3.91 .926
Valid N (listwise) 127
47
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT ƯU TIÊN DÙNG HÀNG
VIỆT”
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Cuoc_van_dong_la_rat_c
an_thiet
127 2 5 3.82 .801
Cuoc_van_dong_la_dung
_dan
127 2 5 3.63 .862
Cho_doi_cuoc_van_dong
_nay
127 2 5 3.42 .955
Ung_ho_nhung_co_dieu_
kien
127 2 5 3.49 .933
Valid N (listwise) 127
SẴN LÒNG MUA CỦA NGƯỜI DÙNG SỮA NGOẠI
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
tiep tuc mua sua ngoai 69 2 5 4.09
co them chau, van dung sua ngoai 69 3 5 3.90
can nhac chuyen sang dung sua noi 69 2 5 3.68
gia tang tiep, chuyen sang dung sua noi 69 1 5 3.70
Valid N (listwise) 69
SẴN LÒNG MUA CỦA NGƯỜI DÙNG SỮA NỘI
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
tiep tuc mua sua noi 58 3 5 4.10
co them chau, van dung sua noi 58 1 5 3.88
can nhac chuyen sang dung sua ngoai 58 1 5 3.14
du dieu kien, chuyen sang dung sua
ngoai 58 1 5 3.12
Valid N (listwise) 58
48
49
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN
Correlations
qua pri inc cam wil
qua Pearson Correlation 1,000 -0,369 0,051 -0,042 0,627**
Sig. (2-tailed) 0,000 0,567 0,637 0,000
N 127 127 127 127 127
pri Pearson Correlation -0,369 1,000 0,128 0,218 -0,216*
Sig. (2-tailed) 0,000 0,150 0,014 0,015
N 127 127 127 127 127
inc Pearson Correlation 0,051 0,128 1,000 0,145 0,163
Sig. (2-tailed) 0,567 0,150 0,104 0,068
N 127 127 127 127 127
cam Pearson Correlation -0,042 0,218 0,145 1,000 -0,120
Sig. (2-tailed) 0,637 0,014 0,104 0,179
N 127 127 127 127 127
wil Pearson Correlation 0,627**
-
0,216* 0,163 -0,120 1,000
Sig. (2-tailed) 0,000 0,015 0,068 0,179
N 127 127 127 127 127
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các cuốn sách và tài liệu môn học:
Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang. Nguyên lý Marketing. NXB Đại học quốc
gia TPHCM
Nguyễn Thành Long (2008). Phương pháp nghiên cứu quản trị kinh doanh. Tài liệu
giảng dạy- Trường Đại Học An Giang.
Võ Minh Sang (2009). Nghiên cứu Marketing. Tài liệu giảng dạy- Trường Đại Học
Tây Đô.
Alhabeed, M.J (2002). Perceived Product Quality, Purchase Value, and Price. Allied
Academies international Conference- Proceedings of the Academy of Marketing
Studies. Volume 7, Number 1.
Kotler, Fhilip (1999). Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.
Irena Vida (2007). Determinants of Consumer Willingness to Purchase Non-
Deceptive Counterfeit Products. Managing Global Transitions. Vol 5, Number 3,
pages 253-270.
Zeithaml.Valarie A (1988). Consumer Perceptions of Price, Quality, And Value: A
Means-End Model and Synthesis of Evidence. Journal of Marketing. Vol 52, pages
2-22.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ:
Nguyễn Thành Long (2004). Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt
Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
(Ngành: Quản trị kinh doanh). Khoa Kinh tế. Trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân:
Huỳnh Thị Anh Thảo (2006). Hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy
và sự nhận biết thương hiêu Petrolimex. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh
doanh nông nghiệp. Khoa KT-QTKD. Trường Đại học An Giang.
Cao Thanh Tuyền (2006). Nghiên cứu thái độ của khách hàng ở An Giang về dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh nông nghiệp.
Khoa KT-QTKD. Trường Đại học An Giang.
Tài liệu đọc trên mạng internet:
Hữu Điền. 10.07.2009. Mua sữa nội hay sữa ngoại_Tin và chấp nhận trả giá [trực
tuyến]. Báo Sài Gòn Tiếp Thị. Đọc từ:
54013
Trần Lê Anh. 18.09.2009. Giải pháp cho giá sữa [trực tuyến]. Thời báo Kinh Tế Sài
Gòn. Đọc từ:
02.07.2009. Sữa ngoại phân bua chuyện bán giá cao [trực tuyến]. Kinh Tế . Đọc từ:
21.08.2009. Người Việt dùng hàng Việt [trực tuyến]. Thế Giới & Việt Nam . Đọc từ:
50
51
10.07.2009. Người tiêu dùng với sữa ngoại_Hãy tự cứu mình [trực tuyến]. Sài gòn
giải phóng. Đọc từ:
12.2009. Chất lượng sữa nội như sữa ngoại [trực tuyến]. Vietime . Đọc từ:
02.07.2009. Sữa nội đắt hàng vì giá sữa ngoại quá “chát” [trực tuyến]. Bảo vệ người
tiêu dùng_VTC News. Đọc từ:
vi-gia-sua-ngoai-qua-chat.htm
19.8.2009. Cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt: Bắt đầu từ sữa. Đọc từ:
4.1.2010. Đầu năm sữa tiên phong tăng giá. Đọc từ:
nam.gplist.11.gpopen.10785.gpside.1.dau-nam-sua-tien-phong-tang-gia-.asmx
Hồng Anh-Hà Vy. Sữa ngoại lấn át sữa nội. Việt báo. Đọc từ:
Như Bình-Trần Mạnh. Cần mổ xẻ lý do tăng giá. Báo tuổi trẻ. Đọc từ:
D=11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenbaokimtrinh7kd_7401.pdf