Đây là file tài liệu nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ giao hàng tận nơi của siêu thị coop mart. rất hữu ích cho các bạn chuyên ngành quản tri chất lượng. nội dung file cả phần cứng và phần mềm spss.
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng dịch vụ gio hàng tận nơi siêu thị Coop Mart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng hài lòng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc cưới tại công ty dịch vụ du lịch Phú
Thọ ở chương tiếp theo.
60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI CỤM
NHÀ HÀNG CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH PHÚ THỌ
3.1 Một số giải pháp
Nhu cầu tổ chức tiệc cưới ở các nhà hàng ở TPHCM đã và đang tăng lên
rất nhanh chóng. Đặc biệt là những tiệc cưới vào cuối năm thì càng sôi
động, hầu hết đã được đặt tiệc trước 5 – 6 tháng, thậm chí gần cả năm
trước và cứ vào mùa cưới hầu như các nhà hàng đều không còn chỗ trống
cho những ngày “tốt” thứ 7, chủ nhật cuối tuần. Lý giải cơn “sốt” nơi đặt
tiệc cưới, là do rất nhiều người nhập cư vào thành phố học hành, ra trường
làm việc, sau đó làm đám cưới và đãi ở đây. Có nhiều người đãi 2 nơi, về
quê cô dâu hoặc chú rễ tổ chức, sau đó vào thành phố đãi lần 2 cho bạn bè,
đồng nghiệp cơ quan. Hơn nữa, sự phát triển của đô thị khiến cho diện tích
không gian, mặt bằng nhà ở có hạn, không có chỗ thoáng mát, thích hợp
để đãi tiệc cưới ở nhà, cộng với đời sống kinh tế ngày càng khấm khá hơn,
nên việc chọn đãi tiệc cưới ở các nhà hàng ngày càng tăng về số lượng.
Nhưng trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các nhà hàng tiệc cưới muốn
phát triển bền vững thì yếu tố số lượng phải đi kèm với chất lượng của
buổi tiệc. Trong chương này tác giả sẽ đưa ra gợi ý về một số giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc cưới ở các nhà hàng TPHCM nói chung,
và của cụm nhà hàng tiệc cưới công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ nói riêng
để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực khách khi tham dự tiệc cưới ở các nhà
hàng.
Sau khi xử lý số liệu điều tra từ 220 thực khách tham dự tiệc cưới tại nhà
hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ (Nhà hàng Thủy Tạ Đầm Sen,
Nhà hàng Phong Lan, Nhà hàng Ngọc Lan). Kết quả phân tích ở chương 3
cho thấy một số yếu tố chất lượng dịch vụ của hệ thống nhà hàng cần được
hoàn thiện theo ý kiến của khách hàng. Do đó, tác giả xin đưa ra một số
giải pháp sau:
3.1.1 Mức độ tin cậy và năng lực phục vụ
Theo kết quả nghiên cứu, độ tin cậy và năng lực phục vụ có vai trò rất
quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tiệc cưới ở các nhà
hàng. Khi nhà hàng có đựơc sự tín nhiệm, lòng tin trong lòng thực khách
61
thì tin lành đồn xa, thực khách sẽ truyền miệng và giới thiệu cho nhau về
dịch vụ, uy tín của nhà hàng.
Hơn bao giờ hết, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được rất nhiều
thực khách quan tâm và phải là một trong những tiêu chí hàng đầu trong
ngành dịch vụ tiệc cưới. Trường hợp ngộ độc thức ăn, hoặc những triệu
chứng đau bụng, buồn nôn khi ăn những món ăn của nhà hàng là điều tối
kỵ, tuyệt đối không được xảy ra. Cụm nhà hàng của công ty, từ khi thành
lập đến nay,chưa xảy ra một trường hợp ngộ độc nào, do đó hệ thống nhà
hàng của công ty cần giữ vững và phát huy hơn nữa yếu tố này. Ngoài ra,
chén dĩa, khăn ăn, khăn phủ bàn ghế phải luôn được đảm bảo vệ sinh sạch
sẽ và phải đảm bảo an ninh, an toàn cho buổi tiệc.
Yếu tố về năng lực phục vụ giúp ích rất nhiều trong việc mang lại hiệu quả
tốt đẹp của buổi tiệc. Sự ân cần, sẵn sàng giúp đỡ, và thái độ phục vụ một
cách thân thiện cộng với phong cách chuyên nghiệp sẽ làm tăng mức độ
hài lòng của thực khách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dịch vụ tổ chức tiệc
cưới ở nhà hàng rất đa dạng và phong phú nhưng do một lực lượng không
đồng nhất về trình độ thực hiện (có nơi còn thuê số lượng lớn sinh viên,
học sinh vào phục vụ tiệc mà không một lần đào tạo kỹ năng phục vụ),
hoặc cũng có một số người tuy làm ở ngành dịch vụ nhà hàng nhưng chưa
xem việc phục vụ là một nghề, nên họ không chú tâm học nghề, từ đó dẫn
đến thái độ phục vụ của họ rất nghiệp dư, làm giảm sự hài lòng đối với
thực khách.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đề xuất một số giải pháp sau để nâng cao
mức độ tin cậy, và năng lực phục vụ:
Một là, các nhà hàng cần phải xác định rằng, trình độ nguồn nhân lực rất
quan trọng đối với việc phát triển ngành dịch vụ, do đó phải đặt “thái độ
phục vụ” của nhân viên lên hàng đầu trong ngành dịch vụ tiệc cưới. Như ta
đã biết, nhân viên là chìa khóa của sự thành công trong ngành kinh doanh
dịch vụ vì tất cả những dịch vụ này là do con người làm ra. Do đó, cần
phải chú ý đến khâu tuyển dụng nhân sự vào ngành. Tuyển dụng là một
tiến trình thực hiện chức năng thu hút nhân lực, đây là việc rất quan trọng
góp phần vào sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, để tìm được nguồn
nhân lực đúng với chuyên ngành dịch vụ, nhà tuyển dụng nhà hàng cần
phải:
-Liệt kê sẵn những kỹ năng cần có của nhân viên trong vị trí công việc
đang tuyển, thiết lập những yêu cầu riêng ứng với từng công việc để dễ
62
dàng sàng lọc và đánh giá ứng viên hơn. Ví dụ cần tuyển người quản lý
tiệc cưới thì ứng viên không thể là một người khép kín, rụt rè, không có
tầm quan sát, và kỹ năng bố trí nhân viên; còn tuyển nhân viên phục vụ
trong ngành dịch vụ thì cần người linh lợi, họat bát, và nhanh nhẹn.
-Khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng nên chú ý những câu hỏi chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm, kiến thức quan điểm vì nó sẽ thể hiện tính cách,
chuyên môn, kiến thức của ứng viên hơn.
-Phải có chiến lược phỏng vấn để qua đó ứng viên bộc lộ hết những điểm
mạnh và yếu. Từ đó, sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được cách làm việc suy
nghĩ của ứng viên có phù hợp với tính chất kỹ năng của công việc, để bố
trí đúng người đúng việc.
-Cần tránh tuyển dụng kiểu “lấp chỗ trống”: Một nhân viên bất ngờ nghỉ
việc cũng giống như sự thiếu hụt một mắt xích trong dây chuyền, ảnh
hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng không nên vì
thế mà nhà quản lý hấp tấp tìm ngay một nhân viên mới thế chỗ. Những
nhân viên được tuyển gấp có thể chưa hội đủ kỹ năng mà doanh nghiệp
đang thật sự rất cần. Hãy dành thời gian tìm càng nhiều các ứng viên phù
hợp với công việc càng tốt và chủ động lựa chọn một ứng viên giỏi nhất
cho vị trí vừa bị bỏ trống.
Hai là, nhà hàng cũng cần phải thường xuyên tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên ngành. Đây là điều
rất quan trọng, vì nó là một giải pháp tự đáp ứng nhu cầu về chất lượng
nguồn nhân lực cũng như quyết định nhiều đến mức độ thành công của
doanh nghiệp.Song mỗi doanh nghiệp tại mỗi thời điểm có những đặc thù
và nhu cầu nhân lực khác nhau, nên khó có thể đề xuất một hình thức đào
tạo cụ thể. Ở đây, tác giả nêu lên một số hình thức đào tạo, và nhà hàng có
thể ứng dụng một trong những hình thức đào tạo sao cho phù hợp với đặc
điểm của từng thời kỳ ở nhà hàng.
-Hình thức đào tạo để nhân viên tự học:
Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng là cách huấn luyện cho nhân
viên tự nâng cao năng lực. Đặc điểm của phương pháp này là nó đòi hỏi
người nhân viên phải vượt ra khỏi những gì đã biết, tự học hỏi thêm những
kỹ năng mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, đối tượng áp dụng
của phương pháp phải là những nhân viên có nhiều triển vọng phát triển.
63
Công ty sẽ có thêm nhiều nhân viên tài năng, còn nhân viên lại có cơ hội
học các kỹ năng mới, tạo các mối quan hệ bên ngoài và thăng tiến trong sự
nghiệp.
Với mục tiêu giúp nhân viên có cơ hội trau dồi thêm kinh nghiệm công tác,
nhà quản lý có thể yêu cầu nhân viên sử dụng một công nghệ mới, hoặc
giao cho họ phụ trách nhóm các khách hàng có trình độ cao. Biết cách giao
nhiệm vụ vượt quá khả năng một cách hợp lý, phương pháp này sẽ trở
thành một thứ công cụ quản trị quý giá.
Lựa chọn những nhân viên có khả năng hoàn thành một nhiệm vụ vượt quá
năng lực. Đó thường là những người đã đảm nhiệm thành thục một công
việc suốt một thời gian dài và đang cảm thấy nó trở nên nhàm chán; hoặc là
những người có tài và có ý chí vươn lên, khát vọng thăng tiến trong sự
nghiệp.
Khuyến khích đúng cách để nhân viên sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ. Nhà
quản lý có thể dựa vào các nhu cầu khác nhau của từng nhân viên để tạo
động lực thực thi cho họ: lương bổng, vị trí công tác, tương lai nghề nghiệp.
Sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Để không cảm thấy mình bị cô lập với những
thử thách khó khăn, những người được lựa chọn này cần có sự trợ giúp của
đồng nghiệp và những người cố vấn. Ban giám đốc cũng cần trợ giúp và
cung cấp các công cụ cần thiết để những nhân viên đang nhận những nhiệm
vụ vượt quá năng lực có nhiều cơ may thành công hơn.
Biết cách chấp nhận thất bại của nhân viên. Nhà quản lý phải giúp cho
nhân viên hiểu rằng thất bại trong bài tập nâng cao năng lực không phải là
dấu chấm hết trong sự nghiệp và anh ta vẫn góp phần quan trọng trong sự
phát triển của công ty. Được như vậy nhân viên của bạn sẽ không sợ thất
bại để rồi một ngày nào đó họ lại tham gia vào các bài tập rèn luyện năng
lực.
-Hình thức doanh nghiệp tự đào tạo nhân viên:
Hai đối tượng chủ yếu mà doanh nghiệp chú trọng đầu tư là nhân viên mới
vào và nhân viên đang trong quá trình làm việc có nhu cầu nâng cao năng
lực.
64
* Huấn luyện nhân viên mới
Sau quá trình tuyển dụng, nếu tiến hành định hướng và huấn luyện cho các
nhân viên mới một cách bài bản sẽ quyết định đến hiệu quả làm việc về sau
của đội ngũ nhân viên, giữ họ ở lại lâu dài với doanh nghiệp, giảm chi phí
đào tạo lại .
Mục đích của công tác đào tạo nhập môn ("on boarding") là giúp nhân viên
mới cảm thấy tự tin khi hòa nhập với môi trường mới, nhanh chóng thích
nghi với công việc chung và giúp doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ hợp lý
đối với sự phát triển trong tương lai của họ.
Việc tiến hành đào tạo nhân viên mới cần chú ý tới các vấn đề sau:
• Lựa chọn người đào tạo từ những nhân viên cũ có kinh nghiệm chuyên
môn và hiểu biết hoạt động doanh nghiệp.
• Xây dựng quan hệ tương tác cá nhân từ buổi đầu nhân viên làm quen
với môi trường mới. Có thể giới thiệu họ với người giám sát trực tiếp
và các đồng nghiệp khác dưới hình thức một cuộc trò chuyện thân mật,
thoải mái, một buổi đi ăn trưa hoặc một bữa tiệc thân mật. Đồng thời,
nên thông báo trước về tên tuổi, hình ảnh, chức vụ của họ để nhân viên
cũ biết và chào đón.
• Giúp nhân viên mới có một bức tranh tổng quan về doanh nghiệp, bao
gồm: lịch sử thành lập và hoạt động của công ty, các quy định, nguyên
tắc, chính sách đối với nhân viên, chức năng của các phòng ban.
• Tiến hành đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và những kỹ năng cơ bản như
giao tiếp, làm việc nhóm..., tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau
dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc liên quan đến phạm vi mà họ
đảm trách hoặc tìm hiểu công việc của các phòng ban khác để họ nắm
bắt được tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.
• Hoạch định cho tương lai bằng cách tìm hiểu những tiềm năng, nguyện
vọng công tác của nhân viên mới (đôi khi quá trình tuyển dụng chưa đủ
điều kiện làm rõ), từ đó chuẩn bị để giúp phát triển nghề nghiệp và định
hướng đầu tư cho họ hiệu quả hơn.
*Kèm cặp trong quá trình làm việc
Các nhà quản lý cũng cần đào tạo các nhân viên đương nhiệm để chia sẻ
gánh nặng công tác của họ. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương án
trực tiếp huấn luyện nhân viên dưới hai hình thức: nhà quản lý trực tiếp
65
kèm cặp hoặc cử nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn những người chưa
vững vàng.
Ưu điểm của phương án này là công tác huấn luyện được tiến hành thường
xuyên, duy trì liên tục, không gián đoạn; doanh nghiệp tận dụng được
nguồn lực nội bộ; điều kiện huấn luyện linh hoạt theo từng tình huống kinh
doanh; việc dạy - học diễn ra theo một chu trình tuần hoàn "lý luận - thực
tiễn".
Một số doanh nghiệp bố trí một nhân sự có trình độ cao hướng dẫn một
nhân viên còn yếu kém giúp người này, một mặt, học được nhiều kỹ năng
và kỹ xảo nghiệp vụ từ đồng nghiệp, mặt khác, anh ta có thể làm việc tự tin
vì được sẵn sàng cố vấn nếu có vấn đề. Đối với nhân viên giàu kinh
nghiệm, kèm cặp người khác chính là một sự khẳng định đối với công việc
của họ, cho họ một cảm giác về vai trò quản lý.
Đa số nhà quản lý chọn cách tự mình kèm cặp nhân viên trong quá trình
làm việc. Hình thức đào tạo này diễn ra theo trình tự như sau:
• Xác định công việc: Căn cứ vào sở trường, sở đoản của từng nhân viên,
nhà quản lý chia công việc cần làm thành nhiều phần, mỗi phần tương
ứng với một bài huấn luyện được giao cho nhân viên đảm nhiệm. Nhà
quản lý sẽ xác định thời gian dự kiến và mục tiêu cần đạt cho mỗi nhân
viên, tùy theo thời gian cho phép và tính chất công việc.
• Hướng dẫn lý thuyết: Khi cung cấp các kiến thức về lý thuyết, nhà quản
lý nên lồng vào đó kinh nghiệm riêng của mình và truyền cho nhân
viên lòng hăng hái muốn hoàn thành nhiệm vụ.
• Làm mẫu: Người hướng dẫn cần làm thử trước cho nhân viên xem để
giúp họ hình dung lý thuyết được triển khai trong thực tế ra sao, giải
đáp các thắc mắc của họ trước khi để nhân viên tự làm. Cần theo sát,
chú ý từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và uốn nắn các sai sót của người học
để tạo thói quen tốt ngay từ đầu.
• Thực hiện: Đây là giai đoạn nhân viên tự thực hiện công việc để tích
lũy kinh nghiệm riêng cho bản thân. Người hướng dẫn chỉ theo dõi tiến
độ và kết quả công việc để can thiệp khi cần thiết.
• Thảo luận: Khi nhân viên đã thành thạo kỹ năng mới, người dạy và
người học cùng xem xét lại quá trình học hỏi và luyện tập, qua đó kích
thích khả năng sáng tạo, động viên người học tìm cách mới để thực
hiện công việc được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc thảo luận cũng
giúp nhà quản lý đúc kết lại các kinh nghiệm huấn luyện cho riêng
mình.
66
-Doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo tập trung
Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình đào tạo tập trung thông qua
các địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp. Hình thức đào tạo này đem đến cho
doanh nghiệp một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn trong công
tác giảng dạy. Bên cạnh đó, các nhân viên được đào tạo tập trung với chất
lượng tương đối đồng đều, có thể hình thành các chuẩn mực trong quy trình
làm việc. Các khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên làm việc nhất quán, tập trung;
tăng cường tinh thần làm việc với đội nhóm …
Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải chọn cho mình một địa chỉ đào tạo
đáng tin cậy dựa trên các tiêu chí: chương trình học, danh sách giảng viên,
lĩnh vực chuyên môn, danh sách khách hàng của dịch vụ, ý kiến phản hồi từ
các khách hàng. Việc chọn dịch vụ đào tạo không nên dựa trên mức học phí
thấp; cần tránh các chương trình học nặng tính hàn lâm; giảng viên có trình
độ học thuật cao nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc, không nắm bắt các vấn
đề thời sự…
Đối tượng đào tạo phải là những người biết chủ động tìm kiếm các cơ hội
học hỏi, biết đặt ra mục tiêu cá nhân và có thái độ tích cực để việc học đạt
kết quả trọn vẹn. Mặt khác, lãnh đạo phải luôn thể hiện quan điểm của
mình về tầm quan trọng của việc đào tạo đối với nhân viên và cam kết
những chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo để nhân viên nỗ lực hết mình.
Nội dung đào tạo phải được lựa chọn để nâng cao năng lực chuyên môn của
nhân viên và đáp ứng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp chứ không phải
theo xu thế của xã hội hay nhu cầu cá nhân. Mặt khác, cần tạo cơ hội lựa
chọn cho nhân viên bằng cách lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên để
biết được ưu - nhược điểm của chương trình đào tạo: Liệu nó đã thực sự
phù hợp chưa, nhân viên thích được đào tạo ở lĩnh vực nào?
Sau một thời gian thực hiện chế độ đào tạo, phải luôn tổ chức đánh giá kết
quả đào tạo và việc chuyển giao kết quả đó vào thực hiện công việc. Từ đó,
lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có cơ sở để khuyến khích duy trì công tác đào tạo
hay tìm hướng đi khác phù hợp hơn. Đây cũng là một dịp để đánh giá khả
năng học hỏi và tiến bộ của cấp dưới.
67
Ba là, để giữ được uy tín lâu dài, và đảm bảo độ tin cậy trong lòng khách
hàng, cụm nhà hàng công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ phải đẩy mạnh xây
dựng thương hiệu, tăng cường xúc tiến quảng bá, liên doanh liên kết giữa
các đơn vị kinh doanh với nhau để đảm bảo quy trình phục vụ khách, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng dịch vụ đã cung cấp
cho khách hàng, làm hài lòng khách hàng.
3.1.2 Mức độ đáp ứng
Mức độ đáp ứng đóng vai trò không nhỏ đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới
và sự hài lòng của thực khách. Do đó, cần phải bố trí số lượng nhân viên
phục vụ phù hợp với số lượng bàn tiệc. Tránh trường hợp nhu cầu của thực
khách không được đáp ứng vì thiếu nhân viên, khách phải tìm kiếm nhân
viên để yêu cầu thêm đá, thêm thức uống hoặc đợi mãi mà cả một thời
gian dài sau mới đáp ứng được. Từ đó sẽ tạo ấn tượng không tốt trong lòng
thực khách về nhà hàng này.
Ngoài ra, số lượng thực khách tham dự tiệc cưới rất đông, và cũng có rất
nhiều người không quen với nhau được bố trí ngồi chung bàn tiệc, nên vấn
đề “rụt rè” khi gắp món ăn, cũng như yếu tố tự nhiên khi thưởng thức món
ăn ít nhiều sẽ bị hạn chế. Do đó, nhà hàng cần phải bố trí nhân viên sao
cho đáp ứng tốt việc phân chia thức ăn cho thực khách cũng như đáp ứng
tốt các thức uống, chén, dĩa trên bàn tiệc.
Đội ngũ nhân viên tiệc cưới của nhà hàng phải được huấn luyện bài bản,
chu đáo, phải tận tình từ khâu hướng dẫn khách đến đúng phòng tiệc, sắp
xếp khách ngồi, thay mới chén bát và châm nước uống đúng lúc.
Cũng có rất nhiều trường hợp, số lượng thực khách đến tham dự tiệc vượt
hơn số bàn mà người đặt tiệc đã dự đoán và đặt trước. Trong những trường
hợp phát sinh như vậy, người quản lý tiệc đòi hỏi cần phải có kỹ năng giải
quyết kịp thời, nhanh chóng trường hợp phát sinh này, tránh trường hợp
khách tham dự không có ghế ngồi, phải đứng chờ quá lâu cho việc bố trí
thêm bàn tiệc.
68
3.1.3 Phương tiện vật chất hữu hình
Khoảng 10 năm trước đây, việc tổ chức tiệc cưới còn khá đơn điệu. Các
nghi lễ trong tiệc cưới còn đơn sơ, chỉ đơn thuần là giới thiệu cô dâu, chú
rễ với hai họ, bạn bè và cùng nhau uống ly rượu giao bôi. Tuy nhiên do
kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng
ổn định hơn, nhu cầu về đời sống tinh thần cũng được nâng cao hơn. Do
đó, tổ chức tiệc cưới hiện nay không chỉ là một nghề dịch vụ mà đã trở
thành một công nghệ, và việc dự tiệc cưới ngày nay cũng được nâng cao
lên một bước – đó là thưởng thức không khí lễ hội. Vì vậy những nhà tổ
chức tiệc cưới đầu tư rất nhiều cho cơ sở vật chất, và không ngừng quan
tâm chăm chút chương trình lễ của buổi tiệc.
Kết quả phân tích cho thấy phương tiện hữu hình hoặc cơ sở vật chất
chiếm tỷ lệ cao trong biến thiên của sự hài lòng thực khách. Điều này một
lần nữa khẳng định cho tính chất quan trọng của phương tiện vật chất hữu
hình trong ngành dịch vụ tiệc cưới. Đa số thực khách đều cho rằng bảng
hướng dẫn đến khu vực vệ sinh công cộng của nhà hàng rất rõ ràng và
thuận tiện, cũng như đánh giá rất cao về sảnh tiệc rộng rãi thoáng mát. Tuy
nhiên kiến trúc và các trang thiết bị cần được đầu tư nâng cấp hơn nữa
trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Do đó, để tăng sự hài lòng của thực
khách khi đến tham dự tiệc, hệ thống nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch
Phú Thọ cần phải:
-Có chiến lược tái tạo, nâng cấp kiến trúc, phải không ngừng đầu tư cơ sở
vật chất và trang thiết bị.
- Việc tổ chức tiệc cưới ngày nay không chỉ chú trọng đến các món ăn, mà
còn chú trọng đến hình thức. Vì khi đến tham dự tiệc cưới, điều đầu tiên
gây ấn tượng với quan khách hai họ là khung cảnh bày trí của buổi tiệc.
Do đó cần phải bố trí sảnh tiệc sao cho khang trang, lịch sự và có sự đổi
mới. Khu vực diễn ra tiệc cưới được trang trí hoa tươi tạo không gian tươi
tắn và lãng mạn trong ngày cưới.
-Bên cạnh đó, nội thất nhà hàng cần được trang trí hệ thống ánh sáng, âm
thanh hiện đại, và cần phải khai thác sử dụng công nghệ hiện đại vào buổi
tiệc để khách dù ngồi ở vị trí nào cũng có thể theo dõi đầy đủ các nghi lễ
của tiệc cưới.
69
-Mặt khác, hệ thống nhà hàng cũng không ngừng đầu tư vào thiết kế và
trang trí sảnh tiệc. Điều này đòi hỏi cần phải có những bàn tay chuyên
nghiệp thực thụ. Mùa nào “áo” nấy, khu vực nào gu nấy, ta ra ta, tây ra tây,
tàu ra tàu. Từ màu sơn phòng, phông màn, khăn trải bàn, đến cả bao ghế, nơ
ghế thậm chí cả cách bày khăn, chén, muỗng nĩa cũng phải liên tục đổi mới,
gây cho khách dự tiệc và những “cô dâu chú rễ tiềm năng” trong tiệc cưới
cảm giác mới mẻ, hứng thú. Điều quan trọng là ấn tượng nhưng màu sắc
phải trang nhã, sang trọng vì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao.
-Kết quả khảo sát cho thấy thực khách đánh giá rất cao về trang phục và dàn
chào khánh tiết của hệ thống nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ.
Nhà hàng cần phát huy hơn ưu thế này. Nếu có thể, nhà hàng nên đầu tư
nhiều loại trang phục khác nhau tương ứng với sự đổi mới của sảnh tiệc cũng
như thường xuyên tái đào tạo sự niềm nở nhiệt tình của dàn chào khánh tiết –
trên môi luôn nở nụ cười khi đón chào khách. Chính sự quan tâm này tạo
được tâm lý thoải mái cho cả chủ tiệc và quan khách đến dự tiệc.
3.1.4 Mức độ tiếp cận thuận tiện và mức độ đồng cảm
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ tiếp cận thuận tiện cũng góp
phần đáng kể đến mức độ hài lòng của thực khách. Như nơi tổ chức tiệc
cưới có địa thế thuận lợi, dễ nhận biết, có bãi đỗ xe thuận tiện. Hệ thống
nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ nhìn chung có được mức độ
tiếp cận thuận tiện trên. Tuy nhiên, dịch vụ giữ xe của một số nhà hàng của
hệ thống vẫn tính tiền khách khi gửi xe để tham dự tiệc cưới, mặc dù số
tiền trả cho gửi xe không đáng là bao nhưng phần nào sẽ gây cho khách
bất tiện và tạo cảm giác không được vui vẻ lắm sau khi tham dự tiệc. Do
đó, các nhà hàng cần bố trí dịch vụ giữ xe thuận tiện và thực khách đến
tham dự tiệc cưới ở nhà hàng sẽ được giữ xe miễn phí. Vấn đề này tuy rất
nhỏ và không mất nhiều chi phí, nhưng lại biểu hiện sự quan tâm đến
khách hàng, làm tăng giá trị chất lượng của nhà hàng trong cảm nhận của
thực khách.
Tuy mức độ đồng cảm ảnh hưởng ít nhất đến sự hài lòng của thực khách,
nhưng nếu các nhà hàng tiệc cưới có được đội ngũ nhân viên có khả năng
đoán hiểu và đồng cảm được nhu cầu của khách thì đây là một trong
những điểm mạnh của nhà hàng, góp phần tăng mức độ hài lòng của thực
khách.
Ngoài ra, để góp phần làm cho thực khách vui vẻ, hài lòng với buổi tiệc,
người quản lý tiệc của nhà hàng cần phải thảo luận với gia đình của chủ
70
tiệc về cách bố trí, sắp xếp khách dự tiệc quen biết với nhau (như làm việc
chung công ty, hoặc cùng họ hàng,…) vào cùng bàn để họ tự nhiên và vui
vẻ hơn trong buổi tiệc. Đồng thời thái độ tiếp đón niềm nở của chủ tiệc
cũng góp phần không nhỏ cho hiệu quả của buổi tiệc.
3.2 Một số kiến nghị khác
Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ tổ chức tiệc cưới trên địa
bàn TPHCM phát triển rất mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả đáng
kể. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các nhà hàng xao lãng yếu tố chất
lượng trong ngành dịch vụ, mà ngược lại cần phải hoàn thiện không ngừng
chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu và làm tăng sự hài lòng của
thực khách.
Tuy giá cả và chương trình khuyến mãi trong kết quả nghiên cứu này rất ít
được thực khách quan tâm, nhưng trong tình hình kinh doanh tiệc cưới
cạnh tranh gay gắt như ngày nay thì mỗi nhà hàng đều cố gắng đưa ra
nhiều chương trình khuyến mãi càng tốt để thu hút và làm tăng sự hài lòng
của khách hàng. Vả lại khách hàng trong thời điểm hiện nay dễ dàng tham
khảo giá cả cũng như chương trình khuyến mãi giữa các nhà hàng do đó
cụm nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ cần tăng thêm chương
trình khuyến mãi cho thực khách. Vì công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ nằm
trong hệ thống của Saigon Tourist nên có mối quan hệ rộng rãi và thân
thiết với nhiều công ty lữ hành, khách sạn. Do đó hệ thống nhà hàng cần
tận dụng được những thuận lợi đó để khuyến mãi xe hoa, xe đưa đón cô
dâu, chú rễ hai họ, hay khuyến mãi tour du lịch ngắn ngày hoặc giảm chí
phí khi ở khách sạn của cụm hay của Saigon Tourist.
Công nghệ sử dụng tiệc cưới của hệ thống nhà hàng công ty dịch vụ du
lịch Phú Thọ nhìn chung vẫn còn ít và tương đối đơn giản. Vì vậy nghi
thức lễ cưới chưa có sự hoành tráng lớn, chưa gây được ấn tượng mạnh đối
với khách tham dự. Khách đến nhà hàng chủ yếu còn nhờ vào những yếu
tố khác như khung cảnh sang trọng, rộng rãi thoáng mát. Nhưng trong thời
buổi kinh doanh khốc liệt ngày nay có rất nhiều chương trình nghi lễ kết
hợp với ứng dụng công nghệ vào buổi tiệc ra đời, do đó nhà hàng cần phải
liên tục đầu tư và đổi mới chương trình.
Một yếu kém, có thể nói hầu hết tất cả các nhà hàng tổ chức tiệc cưới đều
mắc phải là không gây được sự chú ý của quan khách vào cuối buổi lễ. Và
hệ thống nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ cũng không ngoại
71
lệ. Gần cuối buổi lễ, nghi thức chủ yếu và quan trọng là uống rượu giao
bôi và cắt bánh, nhưng quan khách thường ít chú ý đến vì nó quá nhàm
chán. Nguyên nhân của sự nhàm chán này chính là MC. Ở mười nhà hàng
khác nhau và mười buổi tiệc khác nhau, nhưng hầu như họ chỉ có một cách
dẫn chương trình gần như giống hệt nhau vào cuối buổi lễ: “sau đây cô
dâu, chú rễ sẽ cùng uống rượu giao bôi,…”, “sau đây cô dâu, chú rễ sẽ
cùng cắt bánh cưới,…”. Quan khách không muốn chú ý nữa vì họ không
thấy được ý nghĩa quan trọng của những việc đó, và hơn nữa nhà hàng nào
cũng giống hệt nhau nên không cần theo dõi họ cũng biết được trên sân
khấu điều gì đang xảy ra. Do đó, nhà hàng cần tạo được không khí trang
nghiêm của buổi tiệc, và kiến nghị nhà hàng nên thay đổi cách dẫn chương
trình cho mới lạ và thu hút để tạo cho quan khách cảm giác chờ đợi điều gì
sẽ xảy ra tiếp theo sau nghi thức đó chứ không phải cảm giác mong cho
nghi thức mau kết thúc.
Đa số khách hàng đi đặt tiệc cưới đều lúng túng khi đứng trước “một
rừng” món ăn, không biết chọn món nào, bỏ món nào. Do đó, nhà hàng
cần có bộ phận tư vấn cho khách cách tìm hiểu về thực phẩm, xây dựng
thực đơn hài hòa và hợp khẩu vị với nhiều đối tượng. Bởi vì tiệc cưới
mang một ý nghĩa đặc biệt không chỉ với đôi uyên ương mà còn với cả gia
đình cùng bà con và bạn bè thân hữu gần xa, do đó nhà hàng cần phải
chăm chút hết sức chu đáo cho thực đơn cũng như chất lượng của các món
ăn của buổi tiệc dù là chi tiết nhỏ nhất. Bởi vì nếu làm không tốt khâu này
thì bị khách chê, không phải chê người đặt mà là chê nhà hàng làm dở. Do
đó, nhà hàng cần phải luôn đề cao, đổi mới và nâng cao chất lượng món ăn
tạo cho thực khách một cảm giác mới mẻ, không bị nhàm chán khi tham
dự các tiệc cưới.
Ngoài ra, cần có một kiến nghị khác cho công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ
là tổ chức đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới định kỳ để nhận dạng
được những hạn chế trong chất lượng phục vụ và sự thay đổi nhu cầu của
thực khách.
Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ tiệc cưới ở các nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ. Tác giả
rất mong Ban Giám Đốc công ty, và ban quản lý nhà hàng xem xét các kết
quả phân tích và các giải pháp đưa ra để duy trì chất lượng dịch vụ của
ngành dịch vụ tiệc cưới.
72
KẾT LUẬN
Mục tiêu chính của đề tài này là khám phá, điều chỉnh thang đo và đánh giá
các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới ở hệ thống nhà hàng của
công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực khách.
Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát về cơ sở lý thuyết của tiệc cưới, và
gợi mở cho người đọc biết được các phong tục cưới hỏi của Việt Nam cũng
như một số nước trên thế giới. Ngoài ra tác giả căn cứ vào cơ sở lý thuyết của
thang đo Servqual về chất lượng dịch vụ để điều chỉnh và bổ sung thang đo
cho phù hợp với chất lượng dịch vụ tiệc cưới.
Qua kết quả phân tích các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của thực
khách, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng
dịch vụ tổ chức tiệc cưới ở các nhà hàng. Nghiên cứu này sẽ giúp cho ban
quản lý của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ có cơ sở để lựa chọn những giải
pháp cần thiết để hoàn thiện chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của hệ thống
nhà hàng, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngành dịch vụ tiệc cưới.
Tiếp theo, kết quả của nghiên cứu này gợi ý cho các nhà doanh nghiệp trong
ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ tiệc cưới nói riêng là
không thể đánh giá chất lượng dịch vụ một cách chung chung, mà chất lượng
dịch vụ phải được đo bằng một tập nhiều thang đo để đo lường các thành
phần có mối liên hệ và tác động đến chất lượng dịch vụ. Nếu không đánh giá
chất lượng dịch vụ một cách có khoa học và nghiêm túc thì kết quả thu được
có thể bị sai lệch và sẽ không đạt được hiệu quả cho việc tập trung nguồn lực
để “ chữa trị” các nguyên nhân trong việc phân tích đánh giá sự hài lòng của
khách hàng về dịch vụ do nhà hàng cung cấp.
Hạn chế của đề tài
Đề tài không có được mẫu thang đo của chất lượng dịch vụ tiệc cưới. Nhưng
tác giả đã vận dụng thang đo chất lượng dịch vụ của parasuraman, đồng thời
kết hợp của 2 lần nghiên cứu định tính để bồ sung và điều chỉnh thang đo cho
ngành dịch vụ tiệc cưới. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nghiên cứu chỉ
dừng lại mức độ khảo sát ý kiến đánh giá của thực khách về chất lượng dịch
vụ tổ chức tiệc cưới ở 3 nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ.
73
Việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu
thuận tiện. Do đó, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao, và mẫu nghiên cứu
chưa thể khái quát được toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Các giới hạn của nghiên cứu có thể gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo, cần có
một nghiên cứu đánh giá toàn diện hơn về các khía cạnh tác động đến chất
lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu với dịch
vụ tổ chức tiệc cưới của các nhà hàng khác. Có như vậy mới bao quát được
nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới trong ngành
kinh doanh dịch vụ này.
Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu tiếp theo nên được chọn mẫu theo xác suất để
làm tăng khả năng khái quát hóa của tập mẫu nghiên cứu.
*****
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Cành (2007), Phương pháp & phương pháp luận nghiên cứu
khoa học kinh tế, NXB đại học quốc gia TPHCM.
2. Trần Kim Dung (2005), Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học,
Trường đại học kinh tế TP.HCM
3. Nguyễn Thanh Hội & Phan Thăng (2005), Quản trị học, NXB thống kê
4. Nguyễn Đình Thọ (2003), Đo lường chất lượng vui chơi giải trí ngòai trời
tại TP.HCM, đề tài cấp bộ. CS2003-19, Trường đại học kinh tế TP.HCM
5. Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB thống kê
Tiếng Anh:
6. Cronin J.& A.Taylor (1992), Measuring Service Quality, Journal of
Marketing.
7. Hayes.B.E (1994), Measuring Customer Satisfaction-Development and Use
of Questionnaires, Wisconsin:ASQC Quality Press
8. LAB (2002), Defining , Assessing, and Measuring Service Quality,
University of Miami.
9. L Tanke (1990), Human Resources Management for the hospitality industry,
Delmar
10. Olive Gabbie and Martin A O’Neil (1996), Managing Service Quality,MCB
University Press
11. Parasuraman, A., V.A.Zeithaml, & Leonard.L Berry (1985), A conceptual
model of service quality and its implication for future research, Journal of
Marketing
12. Robinson, S. (1999), Measuring service quality: current thinking and future
requirements, Marketing Intelligence & Planning, 17(1), 21-32.
13. U & J R.Lehtinen (1982), Service Quality: Study of Quality Dimensions,
Working Paper, Service Management Institute, Helsinki, Finland.
Trang tin điện tử:
14. www.saigon-tourist.com.vn
15. www.thuytadamsen.com.vn
16. www.nhahangphonglan.com
17. www.ngoclanhotel.com.vn
18. www.ngaycuoi.com
PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Dàn bài nghiên cứu định tính lần 1 1
Phụ lục 2: Dàn bài nghiên cứu định tính lần 2 3
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng 4
Phụ lục 4: Thông tin mẫu nghiên cứu 7
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA 8
Phụ lục 6: Phân tích hồi quy 13
Phụ lục 7: Phân tích ONE-Way Anova 14
Phụ lục 1:
DÀN BÀI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH LẦN 1
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hài lòng của
thực khách về chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú
Thọ”. Tôi rất hân hạnh xin được thảo luận với các anh/chị về chủ đề này.
Xin lưu ý rằng không có quan điểm nào là đúng hoặc sai cả, tất cả các quan điểm
của anh/chị đều có giá trị cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi cũng như giúp cho
các nhà hàng tiệc cưới hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của thực khách. Và tôi sẽ cung cấp những thông tin về kết quả nghiên
cứu khi anh/chị có yêu cầu. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các anh/chị.
Bước 1:
Anh/ chị vui lòng liệt kê tất cả những yếu tố tác động đến sự hài lòng của thực
khách về chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới?.
1………………………………………………………………………………………
2………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………
4………………………………………………………………………………………
5………………………………………………………………………………………
6………………………………………………………………………………………
7………………………………………………………………………………………
8………………………………………………………………………………………
9………………………………………………………………………………………
10……………………………………………………………………………………..
11……………………………………………………………………………………..
12.…………………………………………………………………………………….
13……………………………………………………………………………………..
14……………………………………………………………………………………..
15……………………………………………………………………………………...
16……………………………………………………………………………………...
17……………………………………………………………………………………..
18……………………………………………………………………………………...
19……………………………………………………………………………………...
20……………………………………………………………………………………...
21……………………………………………………………………………………...
22……………………………………………………………………………………...
23……………………………………………………………………………………...
24……………………………………………………………………………………...
25……………………………………………………………………………………...
Bước 2:Thảo luận (Gợi ý những thành phần thang đo trong mô hình nghiên cứu của
parasuraman)
Theo anh/chị yếu tố nào được coi là mức độ tin cậy trong dịch vụ tổ chức tiệc cưới?
Theo anh/chị yếu tố nào được coi là sự đáp ứng trong dịch vụ tổ chức tiệc cưới?
Theo anh/chị yếu tố nào được coi là năng lực phục vụ trong dịch vụ tổ chức tiệc
cưới?
Theo anh/chị yếu tố nào được coi là sự quan tâm, đồng cảm của nhà hàng đối với
thực khách trong dịch vụ tổ chức tiệc cưới?
Theo anh/chị nhà hàng cần quan tâm đến những phương tiện vật chất hữu hình nào
để phục vụ cho thực khách trong dịch vụ tổ chức tiệc cưới?
Theo anh/chị ngòai những yếu tố tác động đến những thành phần dịch vụ nêu trên,
còn có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của thực khách khi đến nhà
hàng tham dự tiệc cưới? (gợi ý những thành phần chưa được nhắc tới trong mô hình
nghiên cứu của parasuraman)
Trân trọng cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để cung cấp những ý kiến quý báu cho
đề tài nghiên cứu này.
Phụ lục 2:
DÀN BÀI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH LẦN 2
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hài lòng của
thực khách về chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú
Thọ”. Tôi rất hân hạnh xin được thảo luận với các anh/chị về chủ đề này.
Xin lưu ý rằng không có quan điểm nào là đúng hoặc sai cả, tất cả các quan điểm
của anh/chị đều có giá trị cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi cũng như giúp cho
các nhà hàng tiệc cưới hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của thực khách
Bước 1: Gợi ý không theo cấu trúc
1.Anh/chị thường tham dự tiệc cưới ở các nhà hàng nào?
2.Khi tham dự tiệc cưới ở các nhà hàng này anh/chị thường quan tâm đến những
yếu tố nào của nhà hàng?
Thực khách không nêu ra những yếu tố về mức độ đồng cảm. Để xác định thực
khách có yêu cầu về mức độ đồng cảm đối với chất lượng dịch vụ tiệc cưới hay
không? Hay họ có quan tâm nhưng chưa nêu ra trong lúc thảo luận. Tác giả
tiến hành thảo luận bước 2 dựa trên kết quả nghiên cứu định tính lần 1
Bước 2: Gợi ý mức độ đồng cảm của kết quả nghiên cứu lần 1
Vui lòng chọn những yêu cầu của bạn đối với chất lượng dịch vụ tiệc cưới ở nhà
hàng:
-Nhà hàng thể hiện sự quan tâm đến thực khách
-Nhà hàng hiểu được nhu cầu của thực khách
-Nhà hàng chú ý đến những gì thực khách quan tâm nhiều nhất.
Trân trọng cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để cung cấp những ý kiến quý báu cho
đề tài nghiên cứu này.
Phụ lục 3:
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ
tiệc cưới ở cụm nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ”.Kính mời
anh/chị vui lòng điền vào phiếu điều tra dưới đây. Xin lưu ý rằng không có câu trả
lời nào là đúng hoặc sai cả. Tất cả các câu trả lời của anh/chị đều có giá trị và ý kiến
của anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Hướng dẫn trả lời: Xin cho biết mức độ đồng ý của anh/chị trong các phát biểu
dưới đây.Trong đó:
1 = hoàn toàn không đồng ý
2 = không đồng ý
3 = Bình thường
4 = đồng ý
5 = hoàn toàn đồng ý
Mức độ đồng ý
1. Nhà hàng cung cấp dịch vụ đúng ngay từ lần đầu 1 2 3 4 5
2.Khi bạn gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ, nhà hàng nhiệt
tình giúp bạn
1 2 3 4 5
3.Khi bạn khiếu nại phàn nàn về dịch vụ, nhà hàng giải
quyết nhanh chóng và linh họat
1 2 3 4 5
4.Nhà hàng có sự thông báo kịp thời khi có sự thay đổi
trong dịch vụ tiệc cưới
1 2 3 4 5
5. Nhà hàng cung cấp dịch vụ tiệc cưới như đã giới thiệu 1 2 3 4 5
Mức độ đồng ý
6.Nhân viên nhà hàng có phong cách phục vụ chuyên
nghiệp
1 2 3 4 5
7.Nhân viên nhà hàng đáp ứng nhu cầu của bạn một cách
nhanh chóng
1 2 3 4 5
8.Nhân viên nhà hàng phục vụ bạn chu đáo dù vào mùa cao
điểm của tiệc cưới
1 2 3 4 5
9.Nhân viên nhà hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn 1 2 3 4 5
10.Nhân viên nhà hàng giao tiếp với bạn thân thiện 1 2 3 4 5
11.Nhân viên nhà hàng đáp ứng tốt việc phân chia và phục
vụ thức ăn, thức uống trên bàn tiệc
1 2 3 4 5
12.Nhà hàng giải quyết nhanh chóng kịp thời trường hợp
khách đi đông hơn dự định
1 2 3 4 5
Mức độ đồng ý
13. Khu vực công cộng nhà hàng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ 1 2 3 4 5
14. Thái độ phục vụ của nhân viên nhà hàng làm bạn tự tin 1 2 3 4 5
15.Không khí sảnh tiệc làm bạn thấy thoải mái, an toàn 1 2 3 4 5
16. Thức ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 1 2 3 4 5
17.Bạn luôn được nhà hàng phục vụ lịch sự 1 2 3 4 5
18.Khăn ăn, khăn phủ bàn ghế, chén dĩa đảm bảo vệ sinh
sạch sẽ
1 2 3 4 5
19.Thức ăn ngon, hợp khẩu vị 1 2 3 4 5
20.Nhà hàng đảm bảo an ninh, an toàn 1 2 3 4 5
Mức độ đồng ý
21.Nhà hàng thể hiện sự quan tâm đến bạn 1 2 3 4 5
22.Nhân viên nhà hàng hiểu được những nhu cầu đặc biệt
của bạn
1 2 3 4 5
23.Nhà hàng chú ý đến những gì bạn quan tâm nhiều nhất. 1 2 3 4 5
Mức độ đồng ý
24.Nhà hàng có khung cảnh đẹp 1 2 3 4 5
25.Nhân viên phục vụ trong nhà hàng có trang phục lịch sự 1 2 3 4 5
26. Cách bố trí bàn tiệc và các dịch vụ khác hợp lý 1 2 3 4 5
27.Cách trang trí phòng tiệc ở nhà hàng luôn làm bạn hài
lòng
1 2 3 4 5
28.Khu vực vệ sinh công cộng ở nhà hàng làm bạn hài lòng 1 2 3 4 5
29.Chương trình tổ chức tiệc mới lạ,hấp dẫn 1 2 3 4 5
30.Người dẫn chương trình tiệc cưới của nhà hàng chuyên
nghiệp
1 2 3 4 5
31. Nhà hàng có trang thiết bị hiện đại
1 2 3 4 5
32.Cách trang trí món ăn đa dạng, đẹp mắt 1 2 3 4 5
33.Bảng hướng dẫn đến khu vực công cộng rất rõ ràng 1 2 3 4 5
34.Dàn chào khánh tiết để đón tiếp khách nhã nhặn, lịch sự 1 2 3 4 5
35.Ánh sáng trang trí tạo cảm giác dễ chịu 1 2 3 4 5
36.Giá cả dịch vụ phải chăng và có khuyến mãi 1 2 3 4 5
37.Nhà hàng gần trung tâm thành phố 1 2 3 4 5
38.Nhà hàng có dịch vụ giữ xe thuận tiện 1 2 3 4 5
39.Đường đến nhà hàng để tham dự tiệc thuận tiện đối với
bạn
1 2 3 4 5
40.Nhà hàng luôn có những đổi mới khi bạn đến tham dự
tiệc cưới.
1 2 3 4 5
Mức độ đồng ý
41.Chất lượng dịch vụ của nhà hàng đáp ứng được yêu cầu
mong đợi của bạn
1 2 3 4 5
42.Nhìn chung, bạn hài lòng với trang thiết bị vật chất của
nhà hàng
1 2 3 4 5
43.Nhìn chung, bạn hài lòng với cung cách phục vụ của nhà
hàng
1 2 3 4 5
44.Bạn sẽ giới thiệu với người quen nhà hàng này nếu họ có
nhu cầu tổ chức tiệc cưới
1 2 3 4 5
Vui lòng cho biết đôi nét về bản thân anh/chị (Đánh dấu vào ô phù hợp)
- Giới tính: 1 – Nam : 2 - Nữ :
- Anh chị thuộc nhóm 1 – Khách tham dự tiệc cưới ở nhà hàng:
2 – Là người đã từng đặt tiệc cưới ở nhà hàng:
- Độ tuổi: 1 - Dưới 25 tuổi: 2 - Từ 25-34 tuổi:
3 - Từ 35 – 44 tuổi : 4 - Trên 45 tuổi :
- Trình độ văn hóa - chuyên môn:
1 - Lao động phổ thông :
2 - Trung cấp, cao đẳng :
3 - Đại học và cao hơn :
- Vui lòng cho biết thu nhập của anh chị trong tháng:
1 – Dưới 1,5 triệu :
2 – Từ 1,5 triệu đến dưới 3 triệu:
3 – Trên 3 triệu :
Trân trọng cám ơn sự đóng góp của anh chị
Phụ lục 4:
THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU
Giới tính
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Nam 102 46.4 46.4 46.4
Nu 118 53.6 53.6 100.0
Total 220 100.0 100.0
Nhóm khách hàng
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khach tham du tiec cuoi 172 78.2 78.2 78.2
Da tung dat tiec cuoi 48 21.8 21.8 100.0
Total 220 100.0 100.0
Độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid <25 66 30.0 30.0 30.0
25-34 121 55.0 55.0 85.0
35-44 17 7.7 7.7 92.7
>=45 16 7.3 7.3 100.0
Total 220 100.0 100.0
Trình độ văn hóa
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Lao dong pho thong 12 5.5 5.5 5.5
Trung cap cao dang 66 30.0 30.0 35.5
Dai hoc va cao hon 142 64.5 64.5 100.0
Total 220 100.0 100.0
Thu nhập
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid <1.500.000 9 4.1 4.1 4.1
1.500.000 - 3.000.000 44 20.0 20.0 24.1
>=3.000.000 167 75.9 75.9 100.0
Total 220 100.0 100.0
Phụ lục 5:
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Lần 1:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Samplinng
Adequacy .892
Bartlett's Test of Approx.Chi-Square 3487.735
Sphericity df 741
Sig. .000
Rotated Component Matrix(a)
Component
1 2 3 4 5 6 7 8 9
q2 .710
q5 .648
q4 .637
q3 .589
q27 .567
q1 .458
q32 .445 .434
q14 .677
q20 .650
q16 .634
q18 .606
q15 .482
q19 .465 .457
q9
q11 .718
q6 .588
q7 .547
q12 .526
q17 .440
q23 .756
q21 .726
q22 .665
q33 .681
q34 .657
q31 .564
q35 .410 .501
q13 .674
q24 .530
q30 .527
q36 .402 .420
q38 .795
q39 .676
q40 .535
q10 .717
q8 .495 .497
q26 .470
q29 .415 .437
q28 .668
q25 .539
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a.Rotation converged in 9 iterations
Lần 2:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Samplinng
Adequacy .879
Bartlett's Test of Approx.Chi-Square 2064.031
Sphericity df 351
Sig. .000
Rotated Component Matrix(a)
Component
1 2 3 4 5 6 7
q2 .757
q3 .628
q5 .625
q4 .624
q27 .600
q11 .701
q10 .670
q6 .633
q13 .585
q30 .438 .564
q12 .538
q14 .686
q16 .683
q18 .633
q20 .625
q34 .717
q33 .658
q25 .617
q31 .517
q24 .411
q23 .778
q21 .742
q22 .675
q38 .769
q39 .694
q7 .734
q28 -.479
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a.Rotation converged in 8 iterations
Lần 3:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Samplinng
Adequacy .874
Bartlett's Test of Approx.Chi-Square 1798.553
Sphericity df 276
Sig. .000
Rotated Component Matrix(a)
Component
1 2 3 4 5 6
q14 .753
q18 .643
q16 .593
q20 .542
q13 .465
q2 .761
q4 .714
q3 .632
q5 .590
q27 .445 .567
q7 .658
q10 .642
q11 .599
q6 .588
q12 .529
q34 .743
q33 .732
q31 .581
q25 .554
q23 .781
q21 .747
q22 .679
q39 .779
q38 .732
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a.Rotation converged in 10 iterations
Lần 4:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Samplinng
Adequacy .862
Bartlett's Test of Approx.Chi-Square 1520.869
Sphericity df 231
Sig. .000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Component Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total Variance % Total Variance % Total Variance %
1 6.499 29.542 29.542 6.499 29.542 29.542 2.541 11.549 11.549
2 1.597 7.261 36.802 1.597 7.261 36.802 2.430 11.043 22.592
3 1.476 6.711 43.513 1.476 6.711 43.513 2.352 10.693 33.285
4 1.306 5.939 49.452 1.306 5.939 49.452 2.180 9.908 43.193
5 1.187 5.396 54.848 1.187 5.396 54.848 2.109 9.587 52.780
6 1.072 4.873 59.721 1.072 4.873 59.721 1.527 6.941 59.721
7 .962 4.375 64.096
8 .848 3.853 67.949
9 .798 3.626 71.575
10 .747 3.396 74.971
11 .630 2.865 77.836
12 .588 2.673 80.509
13 .583 2.651 83.160
14 .534 2.427 85.587
15 .506 2.302 87.889
16 .481 2.185 90.074
17 .456 2.072 92.146
18 .415 1.886 94.032
19 .388 1.765 95.797
20 .345 1.569 97.367
21 .312 1.419 98.786
22 .267 1.214 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotated Component Matrix(a)
Component
1 2 3 4 5 6
q14 .754
q18 .660
q16 .650
q20 .588
q2 .784
q4 .725
q3 .599
q5 .570
q7 .662
q10 .649
q11 .604
q6 .593
q12 .525
q23 .784
q21 .749
q22 .686
q34 .750
q33 .733
q31 .579
q25 .560
q39 .779
q38 .747
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a.Rotation converged in 8 iterations
Phụ lục 6:
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Model Summary
Adjusted Std. Error of
Model R R Square R Square the Estimated
1 .795a .683 .669 .39338
a.Predictors: (Constant), TIEPCAN,PTHH,DONGCAM,TINCAY,DAPUNG,PHUCVU
ANOVAb
Model Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
1 Regression 792.265 6 132.044 33.231 .000a
Residual 846.367 213 3.974
Total 1638.632 219
a.Predictors: (Constant), TIEPCAN,PTHH,DONGCAM,TINCAY,DAPUNG,PHUCVU
b.Dependent Variable: THOAMAN
Coefficients a
Model
Unstandardized
Coefficients
Unstandardized
Coefficients
B Std.Error Beta t Sig.
1 (Constant) .641 .993 .646 .519
TINCAY .312 .062 .320 5.052 .000
DAPUNG .224 .053 .264 4.194 .000
PHUCVU .260 .063 .061 2.952 .022
DONGCAM .078 .075 .015 3.246 .006
PTHH .201 .068 .174 2.953 .003
TIEPCAN .161 .092 .095 1.743 .000
a.Dependent Variable: THOAMAN
Phụ lục 7:
PHÂN TÍCH ONEWAY ANOVA
Kiểm định sự khác biệt giới tính
Descriptives
THOAMAN
95% Confidence Interval for
Mean
N Mean
Std.
Deviation Std.Error Lower Bound Upper Bound
nam 102 13.8235 2.73015 .27032 13.2873 14.3598
nu 118 13.4831 2.74168 .25239 12.9832 13.9829
Total 220 13.6409 2.73539 .18442 13.2774 14.0044
Test of Homogeneity of Variances
THOAMAN
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
.056 1 218 .813
ANOVA
THOAMAN
Sum of
Squares df
Mean
Squares F Sig.
Between Groups 6.342 1 6.342 .847 .358
Within Groups 1632.290 218 7.488
Total 1638.632 219
Kiểm định sự khác biệt đối tượng khách
Descriptives
THOAMAN
95% Confidence
Interval for Mean
N Mean
Std.
Deviation Std.Error
Lower
Bound
Upper
Bound
Khach tham du tiec cuoi 172 13.4942 2.66995 .20358 13.0923 13.8960
Da tung dat tiec cuoi 48 14.1667 2.92701 .42248 13.3168 15.0166
Total 220 13.6409 2.73539 .18442 13.2774 14.0044
Test of Homogeneity of Variances
THOAMAN
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
.020 1 218 .886
ANOVA
THOAMAN
Sum of
Squares df
Mean
Squares F Sig.
Between Groups 16.971 1 16.971 2.281 .132
Within Groups 1621.661 218 7.439
Total 1638.632 219
Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi
Descriptives
THOAMAN
95% Confidence
Interval for Mean
N Mean Std. Deviation Std.Error
Lower
Bound
Upper
Bound
<25 66 13.7273 2.32409 .28608 13.1559 14.2986
25 – 34 121 13.6116 2.83834 .25803 13.1007 14.1225
35 – 44 17 13.5882 2.80755 .68093 12.1447 15.0317
>=45 16 13.5625 3.59572 .89893 11.6465 15.4785
Total 220 13.6409 2.73539 .18442 13.2774 14.0044
Test of Homogeneity of Variances
THOAMAN
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
1 .888 3 216 .133
ANOVA
THOAMAN
Sum of
Squares df
Mean
Squares F Sig.
Between Groups .742 31 .247 .033 .992
Within Groups 1637.890 216 7.583
Total 1638.632 219
Kiểm định sự khác biệt về trình độ văn hóa
Descriptives
THOAMAN
95% Confidence
Interval for Mean
N Mean
Std.
Deviation Std.Error
Lower
Bound
Upper
Bound
Lao dong pho thong 12 13.5000 1.97714 .57075 12.2438 14.7562
Trung cap cao dang 66 14.1364 2.96070 .36444 13.4085 14.8642
Dai hoc va cao hon 142 13.4225 2.66664 .22378 12.9801 13.8649
Total 220 13.6409 2.73539 .18442 13.2774 14.0044
Test of Homogeneity of Variances
THOAMAN
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
1.210 2 217 .300
ANOVA
THOAMAN
Sum of
Squares df
Mean
Squares F Sig.
Between Groups 23.211 2 11.606 1.559 .213
Within Groups 1615.421 217 7.444
Total 1638.632 219
Kiểm định sự khác biệt về thu nhập
Descriptives
THOAMAN
95% Confidence
Interval for Mean
N Mean
Std.
Deviation Std.Error
Lower
Bound
Upper
Bound
<1.500.000 9 13.4444 2.29734 .76578 11.6786 15.2103
1.500.000 – 3.000.000 44 14.5909 2.61763 .39462 12.7951 14.3867
>=3.000.000 167 13.6647 2.79977 .21665 13.2369 14.0924
Total 220 13.6409 2.73539 .18442 13.2774 14.0044
Test of Homogeneity of Variances
THOAMAN
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
.565 2 217 .569
ANOVA
THOAMAN
Sum of
Squares df
Mean
Squares F Sig.
Between Groups .552 2 .276 .037 .964
Within Groups 1638.080 217 7.549
Total 1638.632 219
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanvanHaThiHonTuoi.pdf