Chất lượng mũ bảo hiểm

A. Lời mở đầu Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn. Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Mũ bảo hiểm đang là mặt hàng “hot” trên thị trường hiện nay, nhiều đại lý bán mũ bảo hiểm đã hết hàng, nhưng mũ bảo hiểm nhái, nhập lậu vẫn đang xâm nhập, bán tràn lan. Đây chính là những khó khăn mà người dân gặp phải khi chọn lựa một sản phẩm an toàn để tham gia giao thông. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Chất lượng mũ bảo hiểm”. Qua đây tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về việc lựa chon mua mũ bảo hiểm có chất lượng tốt. MỤC LỤC A. Lời mở đầu 1 B. Nội dung 2 I. Bản chất về chất lượng 2 1. Chất lượng và chất lượng sản phẩm: 2 2. Mũ bảo hiểm và chất lượng mũ bảo hiểm: 3 II. Thực trạng và tồn tại về chất lượng mũ bảo hiểm 5 1. Chất lượng mũ bảo hiểm và chu kì sống của mũ bảo hiểm 5 2. Chất lượng mũ bảo hiểm và quản trị chất lượng mũ bảo hiểm: 9 3. Thực trạng và tồn tại về chất lượng mũ bảo hiểm : 13 III. Một số lời khuyên đối với người tiêu dùng: 19 IV. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm: 23 1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy định pháp luật 23 2. Đối với nhà đầu tư 24 3. Đối với nhà sản xuất 24 4. Đối với nhà kinh doanh 25 V. Biện pháp: 25 1. Biện pháp trước mắt : 25 2. Biện pháp khắc phục lâu dài: 26 C. Kết luận 29 MỤC LỤC 30

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng mũ bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn. Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Mũ bảo hiểm đang là mặt hàng “hot” trên thị trường hiện nay, nhiều đại lý bán mũ bảo hiểm đã hết hàng, nhưng mũ bảo hiểm nhái, nhập lậu vẫn đang xâm nhập, bán tràn lan. Đây chính là những khó khăn mà người dân gặp phải khi chọn lựa một sản phẩm an toàn để tham gia giao thông. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài “ chất lượng mũ bảo hiểm”. Qua đây tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về việc lựa chon mua mũ bảo hiểm có chất lượng tốt. B. Nội dung I. Bản chất về chất lượng 1. Chất lượng và chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ sản phẩm :“ Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng ”. Xuất phát từ phía nhà sản xuất: “ Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn hay các quy cách đã được xác định trước”. Xuất phát từ thị trường, thể hiện từ phía khách hàng: “ Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ với mục đích sử dụng của người tiêu dùng”; Thể hiện về mặt giá trị: “ Chất lượng được hiểu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó”; Xuất phát về mặt cạnh tranh: “ Chất lượng là cung cấp các thuộc tính mà mang lại được những lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt những sản phẩm đó với những sản phẩm khác cùng loại trên thị trường”. Còn theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000: “ Chất lượng là mức độ thỏa mãn tạp hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”. Mỗi sản phẩm đều cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Chất lượng của các thuộc tính này phản ánh mức độ chất lượng đạt được của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kĩ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm: Các thuộc tính kĩ thuật : phản ánh công dụng , chức năng của sản phẩm. Các yếu tố thẩm mỹ : Sự hợp lý về hình thức, kết cấu, kích thước, màu sắc, tính thời trang, tính cân đối, sự hoàn hảo. Tuổi thọ của sản phẩm: Là yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. Độ tin cậy của sản phẩm: Phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình. Độ an toàn của sản phẩm: Là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng. Tính kinh tế của sản phẩm: Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Như vậy chất lượng sản phẩm được tạo ra bởi toàn bộ thuộc tính của sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất hữu hình và vô hình của người tiêu dùng. 2. Mũ bảo hiểm và chất lượng mũ bảo hiểm: Trên thị trường hiện có ba loại nguyên liệu dùng để sản xuất vỏ ngoài của mũ bảo hiểm, gồm : PVC, ABS và composite. Người tiêu dùng đang ưa chuộng loại mũ bảo hiểm có vỏ ngoài làm bằng PVC: do ưu điểm nhẹ, trong khi loại sử dụng nguyên liệu ABS hay composite dù bền hơn, chắc chắn hơn nhưng có nhược điểm là nặng nên ít được chuộn. Tuy nhiên, điểm cốt lõi là dù vỏ mũ bảo hiểm bên ngoài làm bằng chất liệu gì đi chăng nữa, nhưng lớp xốp bên trong mới là phần bảo vệ chính của mũ bảo hiểm. Lớp xốp càng có tỉ trọng cao thì khả năng hấp thụ xung động khi bị va đập hoặc té ngã càng được an toàn. Thị trường mũ bảo hiểm đang sôi động trở lại sau khi có thông tin sẽ bắt buộc người tham gia giao thông phải đội mũ trên mọi tuyến đường. Tuy nhiên, trước "mê hồn trận" mũ bảo hiểm hiện nay, người tiêu dùng vẫn rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi hàng thật - giả vẫn nhập nhèm "tranh tối tranh sáng". Đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất đã rất nhanh nhạy tung ra rất nhiều sản phẩm, đa dạng về giá cả lẫn mẫu mã. Sản phẩm gồm có hàng trong nước, hàng nhập khẩu, rồi cả hàng nhái, hàng giả kém chất lượng bày bán lẫn lộn, giá bán theo kiểu "tăng dần đều".Một chiếc mũ bảo hiểm trên thị trường hiện có giá trong khoảng từ 65.000 đến... 600.000 đồng/cái. Rẻ hơn nữa là loại mũ đầu trọc làm bằng nhựa thủ công chuyên dùng đối phó với công an, giá chỉ 12.000-15.000 đồng/cái. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm của các hãng có tên tuổi như Apollo có giá bán khoảng 300.000 đồng/cái, Amoro xịn: 120.000 đồng/cái, "dởm" 60.000 đồng/cái; Protec, Zeus, LuckyStar đều có mức 150.000 - 180.000 đồng/cái.... Các loại mũ của nhiều nhà sản xuất lớn có chất lượng tốt nhưng do giá thành lại khá cao nên không thuộc hàng bán chạy. Trong khi đó, mũ bảo hiểm nhập lậu từ Trung Quốc, Đài Loan... với ưu thế giá rẻ, chất lượng tương đối, mẫu mã phong phú... đang thu hút phần lớn khách hàng. Sự đa dạng về chủng loại của mũ bảo hiểm khiến người mua không khỏi băn khoăn khi muốn tìm cho mình một chiếc mũ thực sự đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, rất nhiều mũ bày bán trên thị trường hiện nay không được gắn nhãn mác cụ thể và nguồn gốc xuất xứ cũng không rõ ràng. Phần đông những người có nhu cầu tìm mua những chiếc mũ đảm bảo chất lượng cảm thấy "bất an" vì nguồn gốc xuất xứ. Chỉ tính riêng loại mũ Amoro của Công ty TNHH Amoro Việt Nam đã có rất nhiều hàng giả, hàng nhái chất lượng kém của các cơ sở sản xuất nhỏ như Amono, Amore, Amaro... Không chỉ riêng Amoro mà rất nhiều các công ty khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Công ty thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam (Protec) bị "nhái" nhiều quá đành tự bảo vệ mình bằng cách liên tục đổi mới sản phẩm, màu sắc, mẫu mã. Trước sự nhập nhèm về chất lượng và nguồn gốc mũ bảo hiểm, câu hỏi đặt ra là làm sao để người tiêu dùng mua được một chiếc mũ đảm bảo không phải hàng nhái, hàng giả. Theo bà Trần Thị Nguyệt Anh, Giám đốc Công ty Amoro Việt Nam, khách hàng nên chọn sản phẩm chính hãng để đảm bảo quyền lợi của mình. Nhiều nhà sản xuất khác cũng khuyến cáo khách hàng, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn thường ghi rõ công ty sản xuất có địa chỉ, xuất xứ và tem công bố đạt chuẩn chất lượng của Cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng. Theo đó, vỏ mũ phải được chế tạo từ nhựa chịu lực tiêu chuẩn quốc tế, ngăn cản được vật cứng, nhọn đâm xuyên qua mũ, dây đeo và móc khóa có khả năng giữ được mũ trên đầu không văng ra ngoài khi bị tai nạn. II. Thực trạng và tồn tại về chất lượng mũ bảo hiểm 1. Chất lượng mũ bảo hiểm và chu kì sống của mũ bảo hiểm Chất lượng mũ bảo hiểm: Sau khi bộ khoa học, công nghệ và môi trường được chính phủ giao quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy tại nghị quyết số 10/2001/LQ-CP ngày 31/8/2001, Bộ KHCN đã triển khai thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường. Đối với mũ bảo hiểm sản xuất trong nước, Bộ đã ban hành quyết đinh số 51/2001/QD-BKHCLMT về việc bắt buộc công bố phù hợp TCVN 5756:2001. Trình tự, nội dung và thủ tục thực hiện công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn và gắn dấu CS trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông. Còn đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu, Bộ KHCN đã ban hành quyết định số 52/2001/QD-BKHCLMT quy định mũ bảo hiểm nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng, chứng nhận/ thử nghiệm phù hợp TCVN 5756:2001 hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương và phải được in hoặc dán tem chứng nhận hoặc lô gô của tổ chức chứng nhận, phòng thí nghiệm được chỉ định. Bộ đã giao cho các trung tâm kĩ thuật TCDLCL 1,2,3 thuộc tổng cục TCDLCL thực hiện việc kiểm tra chất lượng các lô mũ bảo hiểm nhập khẩu. Đồng thời công bố các tổ chức chứng nhận, thử nghiệm nước ngoài thực hiện kiểm tra chât lượng mũ bảo hiểm là PSB Coporation_Singapore và SIRIM QAS Sdn.Bhd_Malaysia. Theo tông cục TCDLCLVN, hiện nay các chi cục TCDLCL các tỉnh thành phố trong cả nước đang phối hợp với thanh tra sở KHCN, chi cục QLTT tổ chức kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm qua báo cáo của 24/64 chi cục TCDLCL, tính đến nay đã kiểm tra được 210 cơ sở với tổng số 2341 lô mũ lưu thông được kiểm tra với 111 nhãn hiệu mũ ( lô mũ lưu thông trên thị trường thường có số lượng nhỏ trên dưới 10 chiếc ). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện một số sản phẩm bày bán tại cửa hàng này thì có dấu CS, tại cửa hàng khác thì không( trên cùng một loại sản phẩm), cá biệt có tới hai dấu CS. Hiện tượng này chứng tỏ có hàng nhái hàng giả hàng lậu trên thị trường. Cục quản lý chất lượng hàng hóa cũng cho biết thêm, hiện mũ bảo hiểm sản xuất trong nước có dấu CS chỉ chiếm 63.4% số lô mũ được kiểm tra, còn lại không có dấu CS. Mũ bảo hiểm nhập khẩu qua kiểm tra chất lượng trên thị trường chiếm 21.2% số lô mũ nhập khẩu trong lưu thông được kiểm tra, còn 81.8% số lô mũ được kiểm tra không qua kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Điều này chứng tỏ có một lượng rất lớn mũ nhập lậu, nhập tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tuồn vào thị trường Việt Nam. Qua kiểm tra cũng cho thấy 62.9% số lô mũ lưu thông trên thị trường được kiểm tra vi phạm nghị định số 89/2006/ND-CP về ghi nhãn hàng hóa, như thiếu tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Còn các lô mũ nhập khẩu phần lớn không có tem chứng nhận/ logo chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ. Kết quả thử nghiệm mũ lưu thông trên thị trường Hà Nội, Đà Nẵng cho thấy 7/15 mẫu (bằng 46.6% ) số mẫu kiểm tra không đạt yêu cầu về chất lượng. Đoàn kiểm tra liên ngành tại các tỉnh, thành phố đã nhắc nhở các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm về chất lượng và ghi nhãn mũ bảo hiểm, đồng thời hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở thực hiện cam kết kinh doanh đúng các quy định của pháp luật. Đến thời điểm này hầu hết các tỉnh đều nêu khó khăn về kinh phí kiểm tra, lấy mẫu, thử nghiệm cho nên chủ yếu kiểm tra ghi nhãn hàng hóa. Việc sử lý chủ yếu nhắc nhở do cơ quan kiểm tra không có thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính. Công tác thử nghiệm của các đơn vị được chỉ định còn một số hạn chế, hai đơn vị được chỉ định của cục đăng kiểm ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện thử nghiệm mũ bảo hiểm, trung tâm kĩ thuật đo lường chất lượng 2 chỉ thử được một chỉ tiêu độ đâm xuyên. Để đánh giá chất lượng mũ bảo hiểm chuyên gia phải tự bỏ tiền mua để đưa đi giám định nhưng mua được cùng một loại cho đủ 6 chiếc( số lượng tối thiểu cho một mẫu) tại cùng một cửa hàng tại thời điểm này là rất khó. Còn chờ được đến lúc có kết quả giám định chât lượng thì hàng giả đã chẳng còn để mà tịch thu tiêu hủy. Về vấn đề này, trong cuộc họp gần đây với các cơ quan báo chí tổng cục trưởng tổng cục TCDLCL Ngô Quý Việt đã khằng định, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị chức năng lấy mẫu kiểm tra kể cả khi cửa hàng chỉ có duy nhât một chiếc nếu thây nghi vấn. Đây được xem là biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị khi đi kiểm tra trong thời điểm hiện tại. - Người dân vẫn chưa quan tâm chất lượng mũ bảo hiểm: Nhiều người dân vẫn mua mũ bảo hiểm chỉ nhằm đối phó. Tuy nhiên, những loại mũ rẻ tiền không rõ nguồn gốc, nhựa giòn, kính mỏng, cứ rơi là vỡ không thể bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Vì thế, đừng nên tham rẻ mà coi nhẹ tính mạng của mình. Chuyên viên phòng nghiệp vụ của chi cục QLTT Hà Nội đã thử nghiệm loại mũ không rõ xuất xứ. Vào thời điểm giá mũ leo thang từng ngày và bị kiểm soát gắt gao, vẫn không khó khăn gì để mua được một chiếc mũ giá 60000 đồng. Đáp ứng các khách hàng „mua đối phó là chính“, một bọc mũ bảo hiểm mang tên Amolo, không tem, không tên- địa chỉ nhà sản xuất, màu mận chín sáng bóng đã được mang ra ấn nhẹ ngón tay ở mặt trong của mũ, vị chuyên viên cho biết: „độ mềm rất đáng lo ngại so với mục đích bảo vệ sinh mạng của sản phẩm“. - Mũ bảo hiểm cho trẻ em quá thiếu: Hiện tại tìm mua mũ bảo hiểm tốt cho người lớn đã khó nhưng tìm mua mũ cho trẻ em còn khó hơn nhiều. Đó là tâm sự của nhiều phụ huynh học sinh. Quả thực các hãng mũ bảo hiểm trước đây hầu hết chỉ chú ý sản xuât loại mũ cho người lớn. Nên hiện tại nhu cầu mũ bảo hiểm cho trẻ em rất cao mà các nhà sản xuất không đáp ứng được. Mũ bảo hiểm cho trẻ em không chỉ hết hàng ở các đại lý sản xuất mũ có tiếng, mà ngay tại các cửa hàng nhỏ cũng khan hiếm. Lợi dụng cơ hội này nhiều cửa hàng có mũ bảo hiểm trẻ em đã đẩy giá lên cao, thậm chí còn đắt hơn giá mũ của người lớn, cái rẻ cũng có giá 140000 đến 150000 đồng dù mũ không phải của hãng có tên tuổi, và không co tem kiểm định. Có thể thấy các nhà sản xuất ít nhạy cảm với việc này, chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt. b. Chu kỳ sống của mũ bảo hiểm: Chu kỳ sống của hàng hóa mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi hàng hóa được tung ra thị trường đến khi rút khỏi thị trường qua 4 giai đoạn: tung hàng hóa vào thị trường, phát triển, chín muồi, suy thoái. Mũ bảo hiểm đã được sản xuất lâu nhưng thực sự được chú trọng trong khoảng thời gian gần đây. Bây giờ mũ bảo hiểm đang ở giai đoạn phát triển. Việc người đi mô tô, xe máy đội mũ bảo hiểm đã trở nên bắt buộc từ ngày 15/9 nên mặt hàng này đang bán rất chạy.Vì đội mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ tính mạng con người nên chắc chắn là nó sẽ là mặt hàng tồn tại rất lâu, như một nhu cầu thiết yếu. 2. Chất lượng mũ bảo hiểm và quản trị chất lượng mũ bảo hiểm: Chất lượng mũ bảo hiểm hiện đang là vấn đề được xã hội quan tâm, khi cả nước đang trong giai đoạn cao điểm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường có một số vấn đề sau: - Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng mũ bảo hiểm giai đoạn 2001-2005: Mũ bảo hiểm là sản phẩm đã được xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 5756: 2001 mũ bảo vệ cho người đi môtõ, xe máy và TCVN 6979: 2001 mũ bảo vệ trẻ em tham gia giao thông trên môtõ, xe máy. Sau khi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ KH &CN) được Chính phủ giao quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy (Nghị quyết số 10/2001/NQ-CP ngày 31.8.2001 của Chính phủ), Bộ đã triển khai thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Đối với mũ bảo hiểm sản xuất trong nước, Bộ đã ban hành Quyết định số 51/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 8.10.2001 về việc bắt buộc công bố phù hợp TCVN 5756: 2001. Trình tù, nội dung và thủ tục thực hiện công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn và gắn dấu CS theo quy định tại Quyết định số 2424/2000/QĐ-BKHCNMT. Bộ đã giao cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), các Sở KH &CN chỉ đạo các Chi cục TCĐLCL đôn đốc, giám sát, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn và gắn dấu CS trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông. Đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, Bộ KH &CN đã ban hành Quyết định số 52/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 8.10.2001 về việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu dùng cho người đi xe máy, trong đó quy định, mũ bảo hiểm nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng, chứng nhận /thử nghiệm phù hợp TCVN 5756: 2001 hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương và phải được in hoặc dán tem chứng nhận hoặc lôgô của tổ chức chứng nhận/phòng thử nghiệm được chỉ định. Bộ đã giao cho các Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL (Quatest) 1, 2, 3 (thuộc Tổng cục TCĐLCL) thực hiện việc kiểm tra chất lượng các lô mũ bảo hiểm nhập khẩu; đã công bố (thừa nhận kết quả kiểm tra) các tổ chức chứng nhận /thử nghiệm nước ngoài thực hiện kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm là PSB Coporation - Singapore và SIRIM QAS Sdn.Bhd - Malaysia. Căn cứ vào Quyết định số 51 và Quyết định số 52 nêu trên, có 6 đơn vị được chỉ định thử nghiệm chất lượng mũ bảo hiểm là Quatest 1, 2, 3 và 3 đơn vị thuộc Cục Đăng kiểm - Bộ Giao thông Vận tải. - Quản lý và kiểm tra chất lượng MBH từ 2006 đến nay: Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 37 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm. Trong đó có 10 doanh nghiệp đã đăng ký 19 nhãn hiệu hàng hoá, còn lại 27 doanh nghiệp sản xuất mũ không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các tỉnh /thành phố: Hà Nội - 3, Thái Bình - 1, thành phố Hồ Chí Minh - 29, Bình Dương - 2, Đồng Nai - 1, Hưng Yên - 1. Theo Quyết định số 51, các doanh nghiệp phải thực hiện công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5756: 2001 và gắn dấu CS lên sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. +) Kiểm tra chất lượng, ghi nhãn mũ bảo hiểm trên thị trường: Năm 2006, Cục Quản lý Chất lượng Hàng hoá (QLCLHH) thuộc Tổng cục TCĐLCL đã phối hợp với các Chi cục TCĐLCL các tỉnh: Hải Dương, Thái Bình tiến hành kiểm tra mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường. Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý lô hàng gồm 3.000 MBH AZURA của Công ty sản xuất và dịch vụ Rạng Đông (Thái Bình) có vi phạm về ghi nhãn không đúng quy định. Để triển khai và thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29.6.2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường phối hợp trong quản lý chất lượng MBH cho người đi môtô, xe máy; thực hiện chỉ đạo của Bộ KH &CN, Tổng cục TCĐLCL đã có Công văn số 853/TĐC-QLCLHH ngày 26.7.2007 gửi Tổng cục Hải quan đề nghị tăng cường phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng và ghi nhãn mũ bảo hiểm nhập khẩu cho người đi môtô, xe máy. Đồng thời, chỉ đạo Cục QLCLHH thực hiện các biện pháp cấp bách trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và nhãn hàng hoá MBH lưu thông trên thị trường. Theo thống kê của Cục QLCLHH, tính đến ngày 12.9.2007, đã có 24/64 Chi cục TCĐLCL tỉnh /thành phố báo cáo kết quả triển khai đợt kiểm tra chất lượng và ghi nhãn mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường. Kết quả, đã kiểm tra được 210 cơ sở, với 2.341 lô mũ lưu thông được kiểm tra (có 249 lô mũ nhập khẩu) với 125 nhãn hiệu mũ. Qua kiểm tra cho thấy, có một số sản phẩm tại cửa hàng này thì có dấu CS, cửa hàng khác thì không (cùng một loại sản phẩm). Cá biệt, một số sản phẩm có 2 dấu CS. Hiện tượng này chứng tỏ có biểu hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Mũ sản xuất trong nước có dấu CS chiếm 63,4% số lô mũ được kiểm tra; không có dấu CS chiếm 36,6% số lô mũ được kiểm tra; mũ nhập khẩu qua kiểm tra chất lượng chiếm 21,2% số lô mũ được kiểm tra (còn 78,8% số lô mũ được kiểm tra đã không qua kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu); 62,9% số lô mũ lưu thông trên thị trường được kiểm tra vi phạm Nghị định số 89/2006/NĐ-CP như: Thiếu tên hàng hoá, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; đối với các lô mũ nhập khẩu phần lớn không có tem chứng nhận /lôgô chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ. Kết quả thử nghiệm mũ lưu thông trên thị trường Hà Nội, Đà Nẵng cho thấy có 7/15 mẫu (46,6%) không đạt yêu cầu. Công tác triển khai chưa được thực hiện đồng bộ ở các tỉnh /thành phố, một mặt do các Chi cục TCĐLCL chưa chủ động tham mưu, đề xuất với Sở KH &CN để triển khai thực hiện, mặt khác chưa có sự chỉ đạo đồng bộ từ các ngành, UBND các tỉnh /thành phố. Hầu hết các tỉnh đều nêu khó khăn về kinh phí kiểm tra, lấy mẫu, thử nghiệm cho nên chủ yếu là kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá. Việc xử lý chủ yếu là nhắc nhở (có 2 tỉnh xử lý phạt vi phạm hành chính với số tiền 9 triệu đồng). Công tác thử nghiệm của các đơn vị được chỉ định còn một số hạn chế: 2 đơn vị chỉ định của Cục Đăng kiểm ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện thử nghiệm mũ bảo hiểm; Quatest 2 chỉ thử được 1 chỉ tiêu độ đâm xuyên, chỉ có 2 đơn vị thử nghiệm là Quatest 1 và 3 có đầy đủ năng lực thử nghiệm. +) Kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu: Hiện nay, có 3 đơn vị được chỉ định kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu là Quatest 1, 2, 3 nhưng hiện tại chỉ có Quatest 1, 3 có kiểm tra mũ bảo hiểm nhập khẩu. Theo số liệu thống kê từ năm 2006 đến 30.7.2007, Quatest 1 và 3 kiểm tra được 7 lô hàng, tổng số 34.040 chiếc với 10 nhãn hiệu mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng của 6 quốc gia /khu vực sản xuất là: Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam (nhập từ khu chế xuất). Qua kiểm tra, Quatest 1 phát hiện 3 lô hàng với 12.760 mũ bảo hiểm không đạt. Các lô hàng mũ bảo hiểm nhập khẩu không đạt chất lượng đã được thông báo tới cơ quan Hải quan để xử lý theo quy định và không cho phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ngày 26.7.2007, Tổng cục TCĐLCL đã có Công văn số 853/TĐC-QLCLHH gửi Tổng cục Hải quan đề nghị tăng cường phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng và ghi nhãn mũ bảo hiểm nhập khẩu cho người đi môtô, xe máy. Ngày 27.8.2007, Bộ KH &CN có Công văn số 2221/BKHCN-TĐC gửi Ban chỉ đạo 127 TW, Bộ Công thương về việc tăng cường phối hợp kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm, đặc biệt là kiểm soát mũ bảo hiểm nhập lậu, nhập tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Cùng ngày, Bộ đã có công văn số 2222/BKHCN-TĐC gửi UBND các tỉnh /thành phố, đề nghị chỉ đạo các Sở KH &CN chủ trì và phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Ngày 5.9.2007, Tổng cục TCĐLCL đã có Công văn số 1058 /TĐC-QLCLHH đôn đốc các Chi cục TCĐLCL tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra chất lượng MBH theo chỉ đạo tại Công văn số 2222/BKHCN-TĐC. Ngày 18.9.2007, Bộ trưởng Bộ KH &CN đã có Công điện số 2427/CĐ-BKHCN gửi Giám đốc Sở KH &CN các tỉnh /thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp cấp bách để quản lý chất lượng mũ bảo vệ cho người đi môtô, xe máy. Ngày 20.9.2007, Tổng cục TCĐLCL đã công bố danh sách: Nhãn hiệu MBH sản xuất trong nước đã thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5756:2001, danh sách các lô hàng mũ nhập khẩu đã qua kiểm tra đạt chất lượng (tính từ 2005 đến tháng 9.2007) và danh sách nhãn hiệu mũ bảo hiểm đang được bảo hộ tại Việt Nam. 3. Thực trạng và tồn tại về chất lượng mũ bảo hiểm : Mũ bảo hiểm đang  cháy hàng. Mũ thật hay giả gì cũng bán chạy. Một số người dân đã  chấp nhận mua mũ giả để đối phó... Thế nhưng chất lượng mũ giả thật “ấn tượng”, chỉ cần rơi là đã... bể! Tại các cửa hàng bán mũ bảo hiểm lượng người đến mua khá đông. Tại Hà Nội, sáng 4-9, hầu hết các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng cung cấp mũ bảo hiểm chính hãng của Amoro, Protec... đều rơi vào tình trạng cháy hàng. Thậm chí, nhiều cửa hàng mũ bảo hiểm lớn hàng xịn có, giả có đều tiêu thụ nhanh bởi nhu cầu tăng đột biến. Mũ Amaro, Amoro nhái nhãn mác của Amoro, mũ nhái Lucky được bán với giá 50.000-90.000 đồng/chiếc tùy loại.   Mặc dù chức năng chính của mũ bảo hiểm là giúp giảm 90% tác động của các va đập bên ngoài, thế nhưng với một chiếc mũ bảo hiểm giả chỉ cần một cú va chạm nhẹ đã nứt toác. Chiếc mũ bảo hiểm nhái hiệu Amoro được mua với giá 65.000 đồng/chiếc. Khi được thả từ độ cao cách mặt đất chỉ có 1m thì chiếc mũ đã nứt ra. Chiếc mũ nhái này đã vỡ khi được thả rơi tự do chứ không phải chịu lực va đập mạnh như trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Đến nay vẫn có khá nhiều người tiêu dùng chọn mũ bảo hiểm giả, hầu hết người mua mũ bảo hiểm loại này là dân lao động, các bà nội trợ không có nhu cầu dùng thường xuyên đã mua để đội đối phó, giá chỉ 60.000-65.000 đồng/chiếc. Mũ nhái bán rất chạy, trong khi mũ bảo hiểm chính hiệu lại ế ẩm. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, phụ trách truyền thông Công ty TNHH Amoro Việt Nam, cho biết chỉ trong ba ngày giữa tháng 8-2007, công an kinh tế kết hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và tạm giữ 1.593 mũ bảo hiểm nhái nhãn hiệu Amoro dưới tên gọi Amaro. Tại tiệm BA bán mũ bảo hiểm trên đường Điện Biên Phủ (TP.HCM), mũ bảo hiểm Amaro được... “giảm giá đặc biệt” 80.000 đồng/chiếc trong khi trước đó vài tháng giá chỉ 50.000 đồng/chiếc! Dọc các điểm bán trên lề đường Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội cũng trưng nhiều loại mũ nhái. Còn tại chợ Bình Tây (Q.5), MBH Amaro (nhái hiệu Amoro, chỉ khác chữ... a) không được bày bán phổ biến như trước đây, nhưng nếu hỏi mua số lượng lớn thì tiểu thương đưa hàng ra, giá chỉ dưới 30.000 đồng/chiếc. Hầu hết các cơ sở nhỏ lẻ, doanh nghiệp “tay ngang” đều sử dụng nguyên liệu nhựa ABS tái chế để  sản xuất MBH, thay vì sử dụng nguyên liệu chính phẩm. Bề mặt của mũ bảo hiểm có giá rẻ không láng mịn do sơn chất lượng kém, lớp xốp bảo vệ bên trong rất kém, không có độ đàn hồi, đội không thoát mồ hôi, khóa an toàn không có độ dẻo cần thiết.  Màu sơn của loại mũ nhái tươi hơn, cầm lên cảm thấy nhẹ hơn.  So với hàng chính hãng của Amoro, hàng nhái có chất lượng rất kém, dùng tay ép chặt hai đầu mũ có thể làm gãy kính chụp mặt, trên thân mũ không dán tem phản quang CS-TVCN 5657 2001. So với giá chính hãng từ 120.000-200.000 đồng/chiếc, hàng nhái có giá chỉ 20.000-25.000 đồng/chiếc nên không đảm bảo chất lượng. Để bảo vệ uy tín, các nhà sản xuất mũ bảo hiểm đã tính chuyện mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Công ty TNHH Amoro vừa ký kết với Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Bảo Việt Việt Nam về việc mua bảo hiểm cho sản phẩm của công ty với trị giá 2 tỉ đồng. Theo đó, tất cả những người sử dụng mũ bảo hiểm của Amoro khi tham gia giao thông nếu xảy ra tai nạn và có những chấn thương liên quan đến đầu mà nguyên nhân được xác định là do chất lượng mũ không đảm bảo đều được bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường cho từng trường hợp do công ty bảo hiểm giám định và chi trả tùy theo mức độ chấn thương của người sử dụng với mức bồi thường cao nhất là 100 triệu đồng/vụ. Theo ông Ngô Quý Việt- Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, trên thị trường hiện có 148 nhãn hiệu MBH đang lưu thông, và "chưa có con số chính xác về tỷ lệ phần trăm số MBH đạt chất lượng trong tổng số MBH lưu thông trên thị trường". Trước mắt, trong đợt đầu, Tổng cục TCĐLCL mới công bố danh sách 10 nhà sản xuất MBH trong nước đạt tiêu chuẩn  TCVN 5756: 2001 và danh sách các lô hàng mũ nhập khẩu đã qua kiểm tra, đạt chất lượng. Danh sách này sẽ tiếp tục được cập nhật thêm trong thời gian tới. Mũ sản xuất trong nước nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được dán tem do Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 1 và Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 cấp, trên tem có ghi tên trung tâm và chữ "ĐÃ KIỂM TRA", dưới cùng có dòng chữ TCVN 5756:2001. Riêng mũ nhập khẩu từ Malaysia được dán tem của Malaysia, trên tem có chữ SIRIM QAS. Ông Việt khẳng định: "Không phải cứ vào danh sách đạt rồi là yên tâm, từ nay trở đi là cứ làm, không phải kiểm tra nữa. Vào danh sách đạt rồi nhưng kiểm tra lại không đạt, chúng tôi cũng thông báo công khai". Danh sách MBH sản xuất trong nước đã thực hiện công bố phù hợp TCVN 5756:2001 TT Nhãn hiệu Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất Số phiếu tiếp nhận bản CBTCCL 1 AZURA CTy sản xuất & dịch vụ Rạng Đông Đ/c: 54A Trưng Trắc, TP.Thái Bình, Thái Bình. 01/2002/CBHH-TĐC 2 AMORO Công ty TNHH AMORO Việt Nam Đ/c 287B, Phố Huế, Hà Nội HN- 0049/2004 HN- 0053/2004 3 PROTEC Cty TB & SX sản phẩm an toàn Việt Nam Đ/c: KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội HN - 0009/2005 4 HSL Hợp tác xã Song Long Đ/c: Lâm Du, Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội HN - 0106/2005 5 HITECH CTy CP kỹ thuật HI Đ/c: Số 6, đường 39A, Phố Nối, Yên Mỹ, HY 166/2007/CBPH-TĐCHY 6 XANAHA SUZUKI SYM ANDES HEROS ZEUS SIMDSON TIGT BAOHIEMAAA CTy TNHH Long Huei Đ/c: Sóng Thần 2, Bình Dương 01/2002/CBPH- TĐC 7 HONDA CTy TNHH SriThai Đ/c: Số 9 đường số 2, KCN Sóng Thần 1, BD 527/TĐC-ĐGPH 8 SANKYO Cơ sở Hành Sanh Đ/c: 298/19 Khuông Việt, P19 quận Tân Bình, TP.HCM HCM -0039/2004/CBHH- TĐC 9 AMONO Công ty TNHH Nhựa Chí Thành Việt Nam Đ/c: Tổ 28 KP.4, Tân Tạo, Tân Bình, TP.HCM HCM -0032/2004/CBHH- TĐC 10 MOTO CTy TNHH SXDVTM Sĩ Tâm Đ/c: 59 An Điềm, P10, Quận 5, TP. HCM HCM -0037/2004/CBHH- TĐC Danh sách các nhãn hiệu MBH đang được bảo hộ tại Việt Nam TT Nhãn hiệu Chủ nhãn hiệu 1 - AZURA VISOREX HELMET CTy sản xuất & dịch vụ Rạng Đông 2 - PROTEC, Hình Cty TB & SX sản phẩm an toàn Việt Nam 3 - V-SPEC, Hình 4 - V-SPEC VIET NAM SPETY PRODUCT AND EQUIPMENT COMPANY, Hình 5 - V-SPEC CONG TY THIET BI VA AN TOAN VIET NAM, Hình 6 - AIPE QUY PHONG CHONG THUONG VONG 7 - AIPF, Hình 8 - AIPF ASIA INJURY PREVENTION FOUNDATION, Hình 9 - HSL, Hình Hợp tác xã Song Long 10 - ANDES HELMET CTy TNHH Long Huei 11 - CROMO HELMET 12 - SIMDSON 13 - HEROS, Hình 14 - AMORO HELMET Công ty TNHH AMORO Việt Nam 15 - FONTANA 16 - HS SANKYO và Hình Cơ sở Hành Sanh 17 - SANKYO 18 - HANH SANH 19 - SI TAM SITA CO STC SITA TRADING CO., LTD CTy TNHH SXDVTM Sĩ Tâm 20 - CHIEN-TON TOAN THONG Cơ sở Toàn Thông 21 - CAN THO PLASTIC CO., Hình Công ty Nhựa Cần Thơ 22 - COTIN HELMET, Hình Công ty TNHH Sản xuất TMDV Cơ Tín 23 - EVO Công ty TNHH Diệp Hà 24 - F – 1 Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Việt Vũ 25 - MECHIN FINE FUTURE Công ty TNHH Hồng Hưng Hà 26 - XTH 27 - H, Hình 28 - HTL, Hình Cơ sở Hồng Thanh Lan 29 - JL Công ty TNHH Vật liệu đặc biệt Giai Đức VN 30 - JUST 31 - JAYUER HELMET, Hình Công ty TNHH Thái Phong 32 - Lucky STAR Hợp tác xã công nghiệp Huy Hùng 33 - LICOGI, Hình Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng 34 - LONG NGUYEN, Hình Công ty Tre gia dụng xuất khẩu Long Tre 35 - LF, Hình Công ty TNHH sản xuất thương mại Liên Hiệp 36 - Nhựa chợ lớn Doanh nghiệp TN nhựa chợ Lớn 37 - NANSIN NAM THANH Doanh nghiệp tư nhân Nam Thanh 38 - SPANA, Hình Cơ sở Phương Nam 39 - RED Hợp tác xã Huy Hùng 40 - SENIKO Công ty TNHH Sản xuất TMDV Tân Tiến S.K 41 - STAR TAN TIEN, Hình 42 - S STAR, Hình 43 - S TAR TAN TIEN, Hình Cơ sở Tân Tiến 44 - TIN TIN Cơ sở Lập phúc 45 - TIGER Công ty TNHH Hướng Dương 46 - TH Cơ sở Thành Hưng 47 - VIMAX HELMET Công ty TNHH Nhựa công nghiệp Việt Nam 48 - U-AN HELMET Công ty TNHH YngHua Việt Nam Mẫu tem “CS”, tem kiểm tra hàng trong nước và hàng nhập khẩu: - Mẫu tem “CS” của các cơ sở sản xuất đã thực hiện công bố phù tiêu chuẩn Mẫu tem “CS” Mũ bảo vệ cho người đi mô tô và xe máy Mẫu tem “CS” Mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy - Mẫu tem kiểm tra hàng trong nước và hàng nhập khẩu TRUNG TÂM KỸ THUẬT 1 ĐÃ KIỂM TRA INSPECTED SKS: 0000000 TCVN: 5756:2001 TRUNG TÂM KỸ THUẬT 3 ĐÃ KIỂM TRA INSPECTED SKS: 0000000 TCVN: 5756:2001 QAS SIRIM Tem kiểm tra của nước ngoài được miễn kiểm tra chất lượng (Công nhận lẫn nhau giữa các phòng thử nghiệm) III. Một số lời khuyên đối với người tiêu dùng: Dù muốn hay không, bắt buộc bạn sẽ phải làm quen với việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ra đường. Nhưng để chọn được một chiếc mũ bảo hiểm tốt với giá cả phải chăng trong thị trường mũ bảo hiểm thượng vàng hạ cám tại thời điểm hiện tại quả là không dễ. Sau đây tôi xin đưa ra một số lời khuyên để người tiêu dùng tham khảo và lựa chọn được cho mình một chiếc mũ bảo hiểm hợp lý: Mũ bảo hiểm được chia làm 3 loại - Loại mũ che nửa đầu: là loại mũ vỏ cứng chủ yếu bảo vệ phàn phía trên của người đội mũ. - Loại mũ che cả đầu và tai: mũ có vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và quai hàm của người đội mũ. - Loại mũ che cả hàm: mũ vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cằm của người đội mũ. Nhiều bạn trẻ cho rằng đội mủ bảo hiểm là không thời trang và rất bất tiện, khuất tầm nhìn... Điều đó đã bắt đầu thay đổi khi Honda, Protec, Yamaha... đã có những mẫu MBH rất thời trang và có nhiều màu sắc phong phú, cảm giác dễ chịu khi đội mũ. Các loại mũ của Honda và Protec đều có chất lượng tốt và đều đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TTVN 5756-2001. Bạn có thể mua hai loại mũ này ở các đại lý chính thức của Honda hay Protec, trong các siêu thị Metro, Siti Mart, Tràng Tiền... và các cửa hàng trên phố Huế, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự... Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, bạn nên mua tại các cửa hàng, đại lý của chính hãng hoặc trong các siêu thị. Mua hàng chính hãng, ngoài việc chất lượng được đảm bảo, bạn còn được hưởng chính sách bảo hành của công ty (ví dụ như bảo hành 6 tháng với mũ của Protec). Bạn cũng nên lưu ý rằng, mũ bảo hiểm nửa đầu có khả năng bảo vệ không cao, bạn chỉ nên sử dụng khi chạy xe trong nội thành; nên xe với tốc độ chậm và phải rất chú ý quan sát, kết hợp với gương chiếu hậu... Sử dụng mũ bảo hiểm nửa đầu, vẫn có 70% khả năng có thể gây thương tích cho đầu khi xảy ra tai nạn, vì loại mũ này không bảo vệ được phần mặt trước và cằm. Vì thế khi đi đường trường, bạn nên sử dụng loại mũ che cả đầu hoặc che cả hàm. Điều đầu tiên khi chọn mũ bảo hiểm bạn nên lưu ý trọng lượng của mũ. Trọng lượng của mũ không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu. Tiếp theo, chọn mũ bảo hiểm không có các gờ sắc nhọn, vì các loại mũ bảo hiểm tốt sẽ không sử dụng các loại bu lông, ốc vít bằng kim loại, để đề phòng chúng gây tổn thương cho đầu khi xảy ra tai nạn. Bạn nên chọn loại xốp dày, bề mặt xốp đanh chắc, kiểm tra độ lún của lớp xốp vì lớp đệm mút bên trong giúp giảm được chấn thương vùng đầu nếu bị va đập mạnh. Bạn nên vạch lớp đệm mút ra để xem lớp xốp có dày không, nhấn thử độ lún của lớp đệm mút, nếu chúng dày dặn và có độ lún tốt là được. Ngoài ra, khi chọn mũ bảo hiểm, bạn cũng cần chú ý về cỡ mũ, xem có vừa với đầu của mình không. Mũ bảo hiểm chỉ có hiệu quả bảo vệ cao khi chúng vừa vặn với đầu bạn. Mũ bảo hiểm thường được có các cỡ S (50-53 cm); M (54-56 cm); L (57-60 cm); XL (58-62 cm)… bạn nên lựa chọn cho mình loại mũ phù hợp. Bạn cũng không nên chọn loại mũ chật quá sẽ gây khó chịu khi đội. Thêm nữa, khi đội mũ, bạn nên điều chỉnh quai đeo mũ cho vừa vặn để tránh hiện tượng mũ bị văng ra khỏi đầu khi xảy ra tai nạn. Bạn cũng không nên băn khoăn về các tiêu chuẩn của kính mũ bảo hiểm nhự độ cong, độ trong suốt...bởi nếu mua loại mũ được chứng nhận thì tiêu chuẩn đã bao gồm cả những đảm bảo cho kính. Nếu bạn đi đường trường với tốc độ cao thì bạn không nên dùng loại mũ bảo hiểm che nửa đầu mà nên dùng loại mũ che cả đầu hoặc loại che cả hàm bởi hai loại mũ này có tác dụng bảo vệ cao hơn, chịu đựng được những va chạm mạnh hơn và bảo vệ đầy đủ hơn (cả hàm và vùng tai). Nếu bạn sử dụng các loại xe thể thao phân khối lớn, bạn nhất thiết nên dùng loại mũ che cả hàm, bởi đây là loại mũ có tác dụng bảo vệ cao nhất dành cho loại xe thể thao phân khối lớn và xe đua. Các loại mũ che cả hàm thường có giá khá cao. Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất là vấn đề tem chứng nhận mũ bảo hiểm. Bởi hiện Việt Nam có khoảng 60 nhà nhập khẩu mũ bảo hiểm từ nước ngoài (phần nhiều từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) và trên 30 nhà sản xuất trong nước, với khoảng 120 nhãn hiệu khác nhau. Những loại mũ có tem chứng nhận đã được thử độ bền và khi xảy ra va chạm sẽ có tác dụng bảo vệ cao. Còn với những loại mũ giả mạo không có nguồn gốc xuất xứ và tem chứng nhận, chúng sẽ không có tác dụng bảo vệ mà thậm chí còn gây thêm thương tích cho người đội. Hãy cảnh giác với các loại mũ bảo hiểm giả mạo rẻ tiền. Để mua được một chiếc mũ tốt quả là không dễ. Vậy nên khi mua mũ bảo hiểm, bạn nên chọn loại đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001. Đặc điểm nhận dạng là loại tem ánh bạc có hình chữ CS và chữ TCVN 5756-2001 như hình dưới đây. Hiện đó là chứng nhận tiêu chuẩn có sự đảm bảo duy nhất, bởi trên thị trường hiện tuy có cả loại dán cả tem ISO 9001 nhưng không có tem CS, và đây cũng không phải là loại mũ bảo đảm chất lượng. Khi mua các loại mũ bảo hiểm ngoại nhập, bạn nên xem nguồn gốc xuất sứ và các tiêu chuẩn chứng nhận hiện hành tại nơi xuất xứ có được ghi trên mũ bảo hiểm không. Hình dưới bên phải là tiêu chuẩn châu Âu E11 được ghi trên mũ bảo hiểm có nguồn gốc châu Âu. Bạn nên nhớ rằng mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, làm hạn chế bớt mức độ chấn thương cho đầu khi xảy ra tai nạn. Vì vậy, điều cốt lõi nhất để bảo vệ tính mạng cho mình, thì ngay cả khi đã đội mũ vẫn cần phải thực hiện đúng các quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu…. Bảng giá tham khảo một số loại mũ bảo hiểm nửa đầu: Amoro, HSL, Honda "Sài Gòn" 120.000-140.000đ Zeus 160.000đ Honda thường 160.000đ Honda có tem Wing Mark 180.000đ Protec không kính 180.000đ Protec có kính 200.000đ (*Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể biến động tùy theo nhu cầu của thị trường) IV. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm: Đã có một số ý kiến khác nhau về việc đội mũ bảo hiểm, có ý kiến tích cực nhưng cũng có ý kiến tiêu cực, cụ thể: Mặt tích cực Mặt bất tiện Khắc phục mặt bất tiện Hạn chế chấn thương sọ não (xin nhắc lại: chấn thương sọ não chiếm 46,67% các vụ tai nạn GT) Bất tiện: như chỗ gửi hoặc không tiện như đi ăn cưới, xem kịch… Luôn để mũ trên xe, tránh việc quên không mang. Khi đã quen dùng thì sẽ trở thành thói quen tốt. Góp phần hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và người dân. Cản trở tầm nhìn Chọn mũ có kính chắn gió tốt. Vấn đề của Nhà sản xuất Thể hiện thái độ chấp hành pháp luật và quy định Nhà nước của người dân. Đội mũ không nghe được tiếng còi Chọn mũ che nửa đầu. Vấn đề của Nhà sản xuất Tạo một hình ảnh đẹp, an toàn trong mắt bạn bè quốc tế Trông không đẹp Vấn đề của Nhà sản xuất Kích thích nhà sản xuất mũ bảo hiểm có những đầu tư, cải tiến mới, “có cầu ắt có cung” Chất lượng mũ không tốt Vấn đề của Nhà sản xuất Như vậy, để mũ bảo hiểm không trở thành điều bất tiện cho người sử dụng thì vai trò của nhà sản xuất mũ bảo hiểm có vị trí quan trọng. Ngoài ra, cần sự tham gia, hỗ trợ tạo cơ chế của Nhà nước, nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà kinh doanh. 1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy định pháp luật 1.1. Nhà nước nên xem xét, khuyến khích các cơ sở kinh doanh mô tô, xe máy đảm nhận cả việc kinh doanh mũ bảo hiểm. Có thể xem xét ra quy định khi người dân đi mua xe máy, yêu cầu phải mua luôn cả mũ bảo hiểm. Nhà nước cũng nên xem xét ra quy định: Khi người dân có nhu cầu mua xe gắn máy thì phải có bằng lái xe và cho phép các cửa hàng kinh doanh xe máy yêu cầu người mua xe phải xuất trình giấy phép lái xe (bản chính) và giữ bản phô tô, nếu người mua chưa có giấy phép lái xe thì người bán nhất quyết chưa bán xe. Cơ quan cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra đột xuất các cửa hàng bán xe để kiểm tra việc thực hiện chủ trương này. (ý này Tôi đã nói trong bài “Một số vận dụng binh pháp Tôn Tử trong công tác an toàn giao thông” đã đăng trên Diễn đàn hiến kế giảm thiểu tai nạn GT của Bộ GTVT ngày 17/01/2007) 1.2. Nhà nước có thể xem xét, ra quy định cho phép quảng cáo trên mũ bảo hiểm. Vì nếu như vậy thì một số đơn vị có nhu cầu quảng cáo sẽ đầu tư chi phí cho nhà sản xuất làm giảm giá thành chiếc mũ, làm lợi cho người sử dụng. 1.3. Nhà nước xem xét ra văn bản pháp luật yêu cầu các cơ sở sản xuất-kinh doanh khi tuyển chọn, ký hợp đồng lao động đối với lực lượng lao động trực tiếp, bên cạnh việc kiểm tra, sát hạch và đào tạo về an toàn lao động - vệ sinh lao động, cần kết hợp giảng dạy về những quy định pháp luật về an toàn giao thông. Cần coi đây là yêu cầu bắt buộc, khi kiểm tra các nội dung này, nếu người lao động đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động mới bố trí, sắp xếp công việc. Nếu chưa đạt yêu cầu thì người lao động phải học lại đến khi nào được thì thôi. 2. Đối với nhà đầu tư 2.1. Phải xem việc đầu tư cho sản xuất chiếc mũ bảo hiểm là mảnh đất “màu mỡ”, tiềm năng (ví dụ như loại mũ dành cho trẻ em, hiện nay trên thị trường chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại). Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không vì lợi nhuận mà nên xem đây là hoạt động vì cộng đồng, vì người dân, nên có thể đầu tư nhưng phần lợi nhuận không đạt cao và không xem đó là yếu tố hàng đầu. 3. Đối với nhà sản xuất 3.1. Các thành phần cấu thành cái mũ bảo hiểm cần đảm bảo: - Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật: phải chiếm đến 80%. - Về hình thức, mẫu mã: 10% - Sự phù hợp về giá cả: 10%. Trên hết mọi thứ đó là phải đúng tiêu chuẩn Việt nam: 5756:2001, đối với mũ bảo hiểm cho trẻ em là: 6979:2001. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý kiểm tra, theo dõi các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ có đúng quy định Nhà nước hay không. Lấy ví dụ: Theo TCVN 5756: 2001 và TCVN 6979: 2001 thì: + Khối lượng của mũ: Không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu. Mũ cho trẻ em: không quá 1,2 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 0,8 kg đối với mũ che nửa đầu. + Kính chắn gió: Không làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ truyền sáng; khi vỡ không tạo thành các mảnh có góc quá nhọn dễ gây thương tích cho người đội. 3.2. Nhà sản xuất cần có những cải tiến về bề ngoài của chiếc mũ bảo hiểm cho thêm phần sặc sỡ, nhiều màu sắc. Tương tự như vậy, nhà sản xuất cũng nên cho xuất xưởng những chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn, có thêm chức năng phụ khác như chức năng nghe nhạc để dành cho giới nghệ sĩ hoặc một số khách hàng khác có nhu cầu. Tôi được biết cô đào điện ảnh người Mỹ nổi tiếng Gwyneth Palltrow có chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn có gắn cả walkman nhỏ xíu bên trong để nghe nhạc. Như vậy quả là thú vị “nhất cử lưỡng tiện”. 4. Đối với nhà kinh doanh 4.1. Chỉ kinh doanh những chiếc mũ bảo hiểm đúng quy định, đúng tiêu chuẩn Việt Nam, phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. 4.2. Tư vấn, giúp đỡ khách hàng khi chọn mua mũ như chọn size mũ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu của người mua. 4.3. Không chấp nhận hình thức khách hàng thuê mũ vì việc thuê mũ thể hiện thái độ chống đối, chống chế với các chiến sỹ cảnh sát giao thông V. Biện pháp: 1. Biện pháp trước mắt : Để thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&CN về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm. Trong thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục tăng cường phối kết hợp với các ngành chức năng có liên quan của tỉnh thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau: - Tăng cường thông tin tuyên truyền về nhãn hiệu, chất lượng mũ bảo hiểm sản xuất và lưu thông trên địa bàn tỉnh; phản ánh kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sở KH&CN đã cập nhật danh sách 10 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trong nước đã thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756: 2001 (phụ lục 1); Danh sách các nhãn hiệu mũ bảo hiểm đang được bảo hộ tại Việt Nam (phụ lục 2); Mẫu tem “CS”, tem kiểm tra hàng trong nước và hàng nhập khẩu (phụ lục 3) để nhân dân lựa chọn khi mua mũ bảo hiểm. - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm. - Sở KH&CN giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực trong đợt kiểm tra này. Mọi thông tin về dấu hiệu mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, nhãn hàng hoá, dấu và tem kiểm tra chất lượng đề nghị các cơ quan chức năng và người tiêu dùng phản ánh kịp thời về Chi cục TCĐLCL để cùng phối hợp xử lý theo đúng quy định của Pháp luật. 2. Biện pháp khắc phục lâu dài: - Đối với Nhà Nước-các cơ quan có chức năng: Tạo ra một quy chuẩn rõ ràng cụ thể về nhãn mác, kể cả hình dáng tem để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, để dễ quản lý số lượng tem phát ra. Có những dấu hiệu đặc biệt không thể bắt chiếc được của tem thật. Thắt chặt việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và tem CS. Thống nhất hoá các bộ tiểu chuẩn, văn bản ban hành; tạo ra sự dễ dàng trong việc áp dụng của các doanh nghiệp. Cần phải giám sát việc ban hành từ tổng cục – chi cục- sở có liên quan. Thống nhất công tác làm việc giữa các cấp; các cơ quan chức năng, giảm thiểu sự chồng chéo công việc. Tăng cường công tác tuyên truyền, công bố các tiêu chuẩn, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác tư tưởng tuyên truyền về trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng đối với chất lượng của mặt hàng mũ bảo hiểm. Đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng góp phần thực hiện tốt nghị quyết 32/2007/ NQ-CP. Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ phận quản lý thị trường. Thường xuyên đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho cán bộ đánh giá thanh tra kiểm tra chất lượng. Thu thập các thông tin phản hồi đa chiều từ phía các đoàn thanh tra, doanh nghiệp và người tiều dùng để có những điều chỉnh kịp thời. Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý chất lượng và ghi nhãn mác mũ bảo hiểm. Đối với mũ sản xuất trong nước cần rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất mũ bảo hỉêm trên phạm vi cả nước, triển khai các công tác chứng nhận mọi tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với mũ bảo hiểm. Đối với hàng nhập khẩu tăng cường phối hợp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan kiểm tra chất lượng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thuộc ban chỉ đạo trung ương trong việc kiểm soát ngăn chặn và xử lý nghiêm mũ nhập lậu. - Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải có sự hiểu biết sâu sắc về các bộ tiêu chuẩn này, tránh tình trạng đối phó, thực hiện tiêu chuẩn chỉ mang tính hình thức. Doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng mũ và cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng mũ của mình cung cấp. Doanh nghiệp cần luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của yếu tố an toàn đối với sản phẩm mũ bảo hiểm của mình sản xuất ra thông qua việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về mũ bảo hiểm đã được Nhà Nước thông qua như TCVN 5756 :2001 và TCVN 6979 :2001. Doanh nghiệp cần đề cao yếu tố chất lượng là mục tiêu phương trâm hoạt động của doanh nghiệp mình. Nâng cao yếu tố công nghệ trong sản xuất sản phẩm, tập trung tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, hay các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới. Nên có các cuộc hội chợ, triển lãm sản phẩm để giới thiệu về sản phẩm của mình với người tiêu dùng. Thành lập hiệp hội các nhà sản xuất để giao lưu trao đổi kinh nghiệm và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình. - Đối với người tiêu dùng: Để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân mình, người tiêu dùng phải tự nâng cao sự hiểu biết về sản phẩm, ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia sử dụng phương tiện môtô-xe gắn máy, cũng như tầm quan trọng khi lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn chất lượng. Người tiêu dùng phải có ý thức phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường hiện nay. người tiêu dùng cần loại bỏ tư tưởng đối phó với việc đội mũ bảo hiểm và tâm lý “ ham “ mua hàng rẻ mà coi thường chất lượng hàng hoá. Cần phải chủ động thu thập tiếp nhận các thông tin, hiểu biết về sản phẩm và chất lượng mũ bảo hiểm để lựa chọn cho mình sản phẩm mũ bảo hiểm đảm bảo đầy đủ các tiêu chí chất lượng. Thành lập hiệp hội người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng nói riêng và cũng là để thúc đẩy các nhà sản xuất mũ bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng. C. Kết luận Mũ bảo hiểm là phương tiện có tác dụng góp phần bảo vệ, hạn chế có hiệu quả các chấn thương ở vùng đầu, đặc biệt là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy, sử dụng mũ bảo hiểm là việc làm cần thiết và phải thực hiện khi tham gia giao thông để giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tai nạn. Nếu chúng ta thực hiện tham gia giao thông tốt bằng cách đội mũ bảo hiểm thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được những tổn thương do tai nạn gây ra.Và cùng với nó là việc các cơ quan chức năng của nước ta đưa ra các bộ tiêu chuẩn áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm sẽ làm cho người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng mũ bảo hiểm.Lúc đó tình hình giao thông của Việt Nam sẽ được cải thiện. Qua đề tài này tôi mong rằng các bạn sẽ có được nhưng kinh nghiệm để lựa chọn được chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Và cũng hi vọng vấn đề quản lý chất lượng mũ bảo hiểm sẽ được thực hiện một cách chặt chẽ hơn nữa. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất lượng mũ bảo hiểm.DOC
Luận văn liên quan