Chất thải chăn nuôi - Hiện trạng và giải pháp livestock wastes: current status and solutions

MỤC LỤC BÀI KHAI MẠC HỘI THẢO: "Chất thải chăn nuôi- Hiện trạng và giải pháp" 1 PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch 1 CONCEPT NOTE: QUẢN LÝ KẾT HỢP VÀ QUẢN LÝ CÓ SỰ THAM GIA CHẤT THẢI CỦA LỢN Ở VIỆT NAM 3 Jean-Michel Médoc và al, Cirad-Đơn vị nghiên cứu Tái chế và Các Nguy cơ 3 ƯỚC TÍNH LƯỢNG NITƠ VÀ PHOSPHO TRONG CHẤT THẢI TỪ LỢN THỊT NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN THƯỜNG DÙNG TẠI VIỆT NAM 16 Vũ Thị Khánh Vân, Đinh Văn Tuyền - Viện Chăn nuôi Quốc gia 16 HIEÄN TRAÏNG VAØ XU HÖÔÙNG PHAÙT TRIEÅN COÂNG NGHEÄ BIOGAS ÔÛ VIEÄT NAM 26 PGS.TS. Döông Nguyeân Khang; Ñaïi hoïc Noâng Laâm TP Hồ Chí Minh 26 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI XÃ LAI VU HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG 33 PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà, Hoàng Khai Dũng, - HUA 33 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH GAS VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HEO CỦA HỆ THỐNG BIOGAS PHỦ NHỰA HDPE 40 TS. Đỗ Thành Nam; Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 40 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM OPENAMIX - LSC TRÊN KHẢ NĂNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 49 TS. Trần Thanh Nhã; Ñaïi hoïc Noâng Laâm TP Hồ Chí Minh 49 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN GÀ CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG; KẾT QUẢ Ủ PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP YẾM KHÍ VỚI CHẾ PHẨM E.M 58 TS. Bùi Hữu Đoàn - HUA 58 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI LỢN NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ TẬN DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG SINH HỌC 65 TS. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy2, - HUA 65 XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG CHẤT THẢI TRONG CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI LỢN TRANG TRẠI TỈNH HƯNG YÊN 71 TS. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy2, - HUA 71 PHÁT TRIỂN NUÔI GIUN QUẾ(Perionyx excavatus) TẠO NGUỒN THỨC ĂN GIÀU PROTEIN CHO GIA CẦM VÀ HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 80 TS. Vũ Đình Tôn1,2, ThS. Hán Quang Hạnh1, - HUA 80 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM ThS. Đào Lệ Hằng - Cục Chăn nuôi ƯỚC TÍNH LƯỢNG NITƠ VÀ PHOSPHO TRONG CHẤT THẢI TỪ LỢN THỊT NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN THƯỜNG DÙNG TẠI VIỆT NAM TS. Vũ Thị Khánh Vân -Viện Chăn nuôi XÂY DỰNG MÔ HNHF CHĂN NUÔI LỢN THỊT KHÔNG CHẤT THẢI SỬ DỤNG ĐỆM LÓT LÊN MEN VI SINH VẬT TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê – HUA CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG HẦM BIOGAS XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Công ty sản xuất và dịch vụ Gia Linh ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TS. Bùi Hữu Đoàn - HUA CHĂN NUÔI DÙNG ĐỘN LỚT SINH THÁI PGS.TS. Nguyen Xuan Trach - HUA Limling Zhou, Bioplus, Malaysia Wong Chong Sang, Bioplus, Malaysia CHẤT THẢI CHĂN NUÔI- NHỮNG NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI TS. Đặng Thị Thanh Sơn - Viện Thú y QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ TS. Huỳnh Thị Thanh Thuỷ - TP. Hồ Chí Minh CHUẨN ĐOÁN LƯỢNG METAN THẢI RA TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA DỰA TRÊN KỸ THUẬT PHÂN TÍCH PHÂN BÒ BẰNG QUANG PHỔ CẬN HỒNG NGOẠI TS. Trần Hiệp - HUA

doc90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất thải chăn nuôi - Hiện trạng và giải pháp livestock wastes: current status and solutions, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------ ((( ------------ B ÁO C ÁO KHOA HỌC T ẠI HỘI THẢO CHẤT THẢI CHĂN NUÔI - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LIVESTOCK WASTES: CURRENT STATUS AND SOLUTIONS Hà Nội, ngày 26-27/11/2009 LỜI KHAI MẠC HỘI THẢO "Chất thải chăn nuôi- Hiện trạng và giải pháp" PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch Trưởng Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thuỷ Sản – ĐHNN Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên Thế giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Theo dự báo nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong nửa đầu của thế kỷ này. Nhưng cũng đồng thời trong thời gian trên chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều sự biến đổi môi trường và khí hậu theo chiều hướng không mong đợi và môi trường sống ngày càng bị đe doạ bởi chính các hoạt động chăn nuôi. Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao không chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm có nguồn gốc động vật mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về mặt môi trường và xã hội khi sản xuất ra những sản phẩm đó. Ở nước ta chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm hơn bởi các cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng và của chính những người chăn nuôi. Chúng ta cũng đã có một số chương trình/dự án hợp tác quốc tế về xử lý chất thải chăn nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ…). Nhiều doanh nghiệp cũng đã cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi (một số có mặt hôm nay tại Hội thảo này). Tuy vậy cho đến này, các chất thải vật nuôi ở nước ta vẫn chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhưng công nghệ xử lý chưa triệt để. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập về các nguồn lực. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các cấp quản lý địa phương để triển khai công tác BVMT trong chăn nuôi chưa đạt nhiều hiệu quả. Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế chưa phát huy rộng rãi và có hiệu quả trong công tác BVMT chăn nuôi. Chúng ta chưa thu hút được sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi. Thậm chí, nhận thức của người chăn nuôi về BVMT trong chăn nuôi còn hạn chế. Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất thải và quản lý chất thải trong chăn nuôi, Trường ĐHNN HN đã đưa vào chương trình đào tạo ngành chăn nuôi và CNTY môn học Quản lý chất thải chăn nuôi, sẽ bắt đầu giảng cho SV K53. Khoa chăn nuôi & NTTS cũng như một số khoa khác trong trường (có đại diện hôm nay ở Hội thảo này) cũng đã có các đề tài nghiên cứu về chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng mới là bước đầu. Với những lý do đó mà Hội thảo này được tổ chức nhằm tập hợp những người quan tâm đến lĩnh vực chất thải chăn nuôi trước hết là nhằm đánh giá hiện trạng của vấn đề (để xem ta đang ở đâu) và tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chúng ta cần có được một tầm nhìn rõ ràng hơn về vai trò của vật nuôi và các hệ thống chăn nuôi bền vững mà chúng ta cần trong tương lai, cũng như những công nghệ thích hợp để giúp chúng ta thực hiện được tầm nhìn đó. Quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn thuần là áp dụng các công nghệ để xử lý những chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra để hạn chế ô nhiễm môi trường. Một mặt, nó phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn, đến việc xem xét (và có thể điều khiển) các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao đổi chất để cho con vật có thể sử dụng được tối đa các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra môi trường ít chất thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải chăn nuôi còn bao hàm cả việc sử dụng các chất thải (kể cả được xử lý và không xử lý) vào các mục đích có ích như làm làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, làm chất đốt, sản xuất biogas, điện v.v… nhằm vừa hạn chế được việc sử dụng tài nguyên đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường. Do vậy thảo luận định hướng cho việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi cũng là một mục tiêu quan trọng của Hội thảo này. Hơn nữa, để có được thay đổi có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất trước hết cần có sự chuyển biến về nhận thức và sự hiểu biết tốt về vấn đề này của những người liên quan đến chăn nuôi, trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật. Con đường ngắn nhất là thông qua đào tạo. Chính vì thế Hội thảo này còn có một mục tiêu thứ ba nữa là xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy về quản lý chất thải chăn nuôi trong các trường đại học. Kính thưa quý vị Sự tham gia tích cực của các đại biểu từ nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học từ cả miền Bắc và miền Nam trong hội thảo thảo hôm nay đã chứng minh tầm quan trọng của chủ đề Hội thảo. Hy vọng rằng tất cả mọi người tham dự hôm nay sẽ cùng nhau tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội thảo để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chúng tôi cũng nhân đây xin được chân thành cám ơn Tổ hợp nghiên cứu thâm canh chăn nuôi (PRISE), Công ty TNHH Thái Dương (SUNDFEED), Công ty Bioplus Agritech Snd. Bhd. (Malaysia) và Công TNHH Gia Linh đã tài trợ cho cuộc Hội thảo này. Cám ơn tất cả các quý vị đã nhiệt tình tham gia Hội thảo. Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. DANH SÁCH KHÁCH MỜI HỘI THẢO A- Danh sách khách dự trong trường 1- PGS.TS. Trần Đức Viên-Hiệu trưởng 2- PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh- P. Hiệu trưởng 3- TS. Nguyễn Hữu Ngoan- P Hiệu trưởng 4- PGS.TS. Vũ Văn Liết- P.Hiệu trưởng. 5-PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh- Trưởng phòng QLKH&QHQT 6- Lãnh đạo khoa Tài nguyên và Môi trường 7- Lãnh đạo khoa KT&PTNT 8-PGS.TS. Quyền Đình Hà- Trưởng phòng HCTH 9-PGS.TS. Phạm Tiến Dũng-Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ 10.PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam-Trưởng khoa Thú y 11-PGS.TS. Hồ Lam Trà- Khoa Tài nguyên và Môi trường B- Danh sách khách dự ngoài trường 1- Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT 2- Lãnh đạo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3- TS, Vũ Chí Cương- P.Viện trưởng, Viện Chăn nuôi Quốc gia 4. TS. Vũ Khánh Vân, Viện Chăn nuôi. 5. TS. Dương Nguyên Khang, ĐH Nông Lâm Tp HCM . 6.TS. Đỗ Thanh Nam, ĐH Nông Lâm Tp HCM. 7. TS. Huỳnh Thanh Thủy, Chuyên gia quốc tế về môi trường (Hà Lan). 8.TS. Nguyễn Tiến Dũng- công ty TNHH Thái Dương 9. Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 10. TS. Jean-Michel Médoc, đại diện tổ chức CIRAD tại Việt Nam 12- Mr. Limlingzhou- Bioplus Company, Malaysia 13. Mr. Wong Chong Sang - Bioplus Company, Malaysia   QUẢN LÝ KẾT HỢP VÀ QUẢN LÝ CÓ SỰ THAM GIA CHẤT THẢI CỦA LỢN Ở VIỆT NAM   Jean-Michel Médoc và al, Cirad-Đơn vị nghiên cứu Tái chế và Các Nguy cơ Nguyễn Thị Diệu Phương và al, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản #1 Nguyễn Quế Côi, Trịnh Quang Tuyên và al, Trung tâm Thí nghiệm Lợn, Viện Chăn nuôi Nguyễn Duy Phương và Trần Đức Toàn, Viện Nông hoá Thổ nhưỡng Đây là tài liệu làm việc. Bản đề cương này trình bày các ý tưởng đang được xây dựng. Phương pháp có thể thay đổi một chút theo sự thay đổi các ý tưởng và để thích nghi, phù hợp với các chủ đề chính của những mời thầu mà chúng ta muốn đấu thầu. Nó được viết bằng tiếng anh để cho việc sủ dụng được dễ dàng hơn. Các vấn đề liên quan đến thức ăn gia súc, các phương thức ăn ở của gia súc và các chất dinh dưỡng không được đề cập đến ở đây; những kết qủa từ những nghiên cứu này có thể được sử dụng trong những đề xuất sau: BỐI CẢNH Ngạn ngữ: «Bạn không thể làm kích động tai một con heo bằng một cái túi lụa » – nhưng ngày nay chúng ta có thể và phải làm điều đó! Đông nam á là khu vực chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới trong đó Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan chiếm 53% năng suất. Do nhu cầu cao đã dẫn đến các hoạt động thâm canh chăn nuôi mà kéo theo nó là những vấn đề lớn về môi trường. Chăn nuôi ở Việt nam cần phải tăng từ 5 đến 9% mỗi năm trong vòng 10 đến 15 năm tới (2008-2012). Vì hàng tấn nước phân chuồng chảy tự do ra môi trường, nên đồng ruộng và ao hồ được sử dụng để tái chế chất thải động vật ở khu vực đồng bằng sông Hồng (RRD) và đồng bằng sông Mêkong sẽ sớm bị bão hoà. Khoảng 6.3 tấn nitơ và 4.0 tấn phốtpho / km ở đồng bằng sông Hồng và 7,2 tấn nitơ và 3.2 tấn phốtpho ở đồng bằng sông Mêkong có nguồn gốc từ phân động vật . Sự đánh giá này đã được khẳng định bằng những kết quả của dự án « thâm canh chăn nuôi và bảo vệ môi trương ở Việt Nam » được thực hiện tại tỉnh Thái Bình do CE-Asie chương trình ProEco (2005- 2006) tài trợ, dự án cũng cho thấy chất thải lợn là một nguy cơ ô nhiễm thực sự, vào năm 2004, chỉ có 14% lượng chất thải lỏng được tái sử dụng và xử lí chất thải rắn thực sự đặt ra những vấn đề vào mùa đông. Ước tính vào năm 2010 sẽ có khoảng 16,400 hộ chăn nuôi nhỏ và 1,600 hộ chăn nuôi lớn trong tỉnh Thai Binh, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và 75% rơm được phần lớn người nông dân coi là chất thải được đốt ngay trên đồng ruộng vì đó là cách sử dụng chúng dễ nhất. Để giảm sự ô nhiễm nước do các chất dinh dưỡng gây ra và giảm phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG), người dân ở các làng Việt nam và các nhà chức trách địa phương hiện nay đã nhận thức rõ về sự cần thiết của việc quản lí và xử lí chất thải động vật một cách bền vững. Tái sử dụng nước phân lợn sẽ là một trong những thách thức về mặt khoa học, công nghệ và kinh tế cần phải đánh giá trong những năm tới. Những nghiên cứu ở quy mô toàn cầu mới đây đã chỉ rõ rằng tái sử dụng các yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là đạm do gia súc bài xuất là một trong những giải pháp chính giúp cân bằng sự mất các yếu tố dinh dưỡng quý giá trong môi trường. Ví dụ hầm biogaz là một kỹ thuật phổ biến, nhưng theo quan niệm của người nông dân lắp đặt hệ thống này rất khó do không có khả năng đầu tư. Hơn nữa, người dân quản lí hầm biogaz thường không đúng cách do không được đào tạo hoặc do xây dựng không phù hợp . Ngoài ra, xử lí bằng bigaz không làm giảm hàm lượng nitơ và phốt pho, chính vì vậy mà hầm biogaz chỉ được coi như một khâu trong hệ thống xử chúng không xử lí ni tơ và phốt pho và người nông dân thường không tuân theo các kỹ thuật sử dụng hầm biogaz do họ không được đào tạo hoặc do xây dựng không phù hợp. Chính vì vậy mà nhiều người dân đã cùng dùng chung các hệ thống xử lí. Mục đích chính: Chăn nuôi lợn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước và đất và sự ô nhiễm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến môi trường có thể được quản lí như thế nào để không làm giảm đi tính cạnh tranh của các hộ chăn nuôi lợn? Những khó khăn về mặt không gian và xã hội có thể được tính đến như thế nào đối với các chính sách phát triển? Mục đích chung sẽ là: Phát triển những điều kiện giúp người nông dân được hưởng các lợi ích từ việc tái sử dụng phân lợn ở quy mô nông hộ và giữa các hộ với nhau. Chế biến, nếu cần thiết, các chất thải động vật này thành các phụ phẩm hữu cơ thông qua các quy trình xử lí. Sản xuất và sử dụng các phụ phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường và sử dụng các phụ phẩm với nhiều lợi ích sinh thái này thay thế phân vô cơ để bón cho rau, lúa. Đánh giá ảnh hưởng về mặt nông nghiệp, kinh tế, xã hội, các nguy cơ về môi trường và đánh giá thị trường.  Hình 1: Các vấn đề đuợc thảo luận tại “Concept note workshop” vào ngày 17 tháng 7 năm 2009 Bản đề cương này được chia làm 4 nhóm hoạt động, các nhóm hoạt động này có thể được đưa vào trong cùng một dự án hoặc có thể đứng riêng rẽ. NHÓM HOẠT ĐỘNG 1: QUẢN LÍ TẠI NÔNG HỘ Đường lối chỉ đạo phát triển chăn nuôi ở Việt Nam dự kiến sẽ thay đổi cấu trúc nông nghiệp, công nghiệp hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phươnng thức chăn nuôi lợn rất đặc biệt ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở miền nam và mới đây phát triển ở miền bắc. Hơn 90% lợn thuộc các hộ chăn nuôi nhỏ truyền thống kết hợp với trồng trọt và cấy lúa. Hai mô hình chính là chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 5-10 lợn nái) và quy mô trung bình (hơn 15-20 lợn nái). Chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang các kỹ thuật tiên tiến giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này có thể làm tăng ô nhiễm nếu không quản lí hợp lí. Nhóm hoạt động này được chia làm 2 hoạt động chính: Hoạt động 1.1: Nguyên tắc về cân bằng giữa lượng chất thải chăn nuôi và nhu cầu năng lượng của cây trồng và ao cá trong hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. Magma là một hệ thống kết hợp năng động (HDS; i.e. với các giá trị liên tục và riêng rẽ thay đổi) cho phép giả định quản lí các loại phân động vật khác nhau hoặc chế biến nước phân chuồng và các phương thức sử dụng (bón chất thải cho cây trồng và đất hoang hoá và ủ phân/sản xuất biogaz). Nó có thể hỗ trợ đưa ra quyết định quản lí các chất hữu cơ có thể gây độc hại ở quy mô nông hộ nhằm giảm các nguy cơ về môi trường, vì sự hiệu quả và tính bền vững của các hộ chăn nuôi. Chúng ta có thể xác định được các kịch bản khác nhau dựa vào các tham số về cấu trúc hộ trong Magma, ví dụ các đặc điểm về chăn nuôi và trồng trọt, khả năng vận chuyển phân hoặc nước phân chuồng, và khoảng cách vận chuyển. Mỗi kịch bản có thể thích nghi theo các chiến lược quản lí khác nhau bằng cách sử dụng các nút lựa chọn. Mục đích Thích nghi mô hình giả định MAGMA để sử dụng nó trong hệ thống chăn nuôi lợn của Việt Nam Tư vấn cho các kỹ thuật viên nông nghiệp và những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp nhằm cải thiện các phương pháp thực hành cá nhân về quản lí phân động vật Miêu tả nhiệm vụ Tính chất đặc thù của hộ chăn nuôi nhỏ dựa vào các cách thực hành quản lí chất thải chăn nuôi của họ Thích nghi mô hình giả định Magma Xây dựng và thử nghiệm các kịch bản quản lí chất thải tiêu biểu với Magma, gồm cả cân bằng phân bón giữa cây trồng, ao cá và sản xuất biogaz So sánh các kịch bản này theo… Xác định các chiến lược quản lí chất thải động vật tiêu biểu cho các hệ thống chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ. Kết quả mong đợi Đối với những hộ sản xuất nông nghịêp hiện tại: những chiến lược quản lí chất thải khả thi ở quy mô nông hộ nhằm hướng dẫn người nông dân cải thiện các phương pháp thực hành quản lí của họ. - Đối với những hộ sản xuất nông nghiệp tương lai: những chiến lược quản lí riêng cho mỗi hệ thống nông nghiệp khác nhau có thể xúc tiến trong dự án phát triển chăn nuôi lợn. Hoạt động 1.2: Mô hình quản lí kết hợp và đánh tính bền vững của các hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và trung bình Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ hoạt động chăn nuôi lợn, phát triênt chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ và trung bình rất được khuyến khích. Hiện nay, các hệ thống này dựa trên sự kết hợp giữa chăn nuôi lợn (15-20 con nái sinh sản), nuôi cá ( Cá chép trung quốc, cá rô phi) và trồng trọt (ngô, lúa, rau. Các chất dinh dưỡng từ nước thải lợn được sử dụng cho ao cá và trồng rau, ngược lại các phụ phẩm từ rau và cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho lợn. Đánh giá tính bền vững của một hệ thống sinh thái nông nghiệp phức tạp nào đó theo các kịch bản quản lí kết hợp là một nhiệm vụ khó khăn. Mục đích Xây dựng một mô hình tin học cho phép giả định một cách năng động khối lượng và các luồng dinh dưỡng trong toàn bộ hệ thống chăn nuôi. Sử dụng mô hình này để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tác động đến môi trường của các hệ thống này theo các kịch bản quản lí khác nhau. Đưa ra những hướng dẫn giúp người nông dân, người tư vấn nông nghiệp, những người hoạch định chính sách xây dựng các chiến lược phát triển bền vững. Miêu tả nhiệm vụ Xây dựng mô hình (7 tháng) Đưa ra một mô hình điển hình cả về cấu trúc và chức năng cho các hệ thống quy mô trung bình. Xác định các đặc điểm của nguồn chất thải sinh ra từ hoạt động chăn nuôi và nguồn nước trong tự nhiên có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường. Chọn các chỉ số tính toàn thích hợp vì hiệu quả kỹ thuật và để đánh giá được tác động đến môi trường của các hệ thống này Đánh giá tính bền vững để đánh giá tác động đến môi trường của các hệ thống này Triển khai và chuẩn hoá mô hình giả định (7 tháng) Chuẩn hoá (sử dụng các tham số toán học) và triển khai các nội dung của mô hình giả định dựa trên các công cụ tin học Cung cấp các phương pháp tính toán phù hợp, tính toán các yếu tố truyền phát cần thiết đối với việc Đánh giá tính bền vững Hệ thống phân tích (10 tháng) Cùng với các nhà nông nghiệp và các đối tượng làm về nông nghiệp xây dựng các kịch bản quản lí khác nhau (hiện tại và tương lai) Sử dụng mô hình giả định và phân tích kết quả về mặt hiệu quả kỹ thuật và tác động đến môi trường Kết quả mong đợi Mô hình điển hình cho các hệ thống chăn nuôi lợn kết hợp ở quy mô trung bình. Mô hình giả định trên máy tính của những hệ thống này theo các kịch bản quản lí khác nhau. Đánh giá những kịch bản chính về mặt hiểu quả kỹ thuật và tác động môi trường. Những hướng dẫn hỗ trợ những người chăn nuôi, những người tư vấn vê nông nghiệp và những người đưa ra quyết định xây dựng những chính sách bền vững cho các hệ thống chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. NHÓM HOẠT ĐỘNG 2: QUẢN LÍ Ở QUY MÔ VÙNG VÀ CÁC NGUY CƠ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Ngành chăn nuôi phải tái sử dụng chất thải hữu cơ của mình trong điều kiện chăn nuôi ngày càng tăng. Dù muốn hay không, các chất thải này phải được xử lí, đất có vẻ là cơ quan tiếp nhận tốt nhất để dự trữ và chế biến hoặc cố định các thành phần hữu cơ và vô cơ trong các chất thải này. Ngoài ra, các chất thải hữu cơ được xem là nguồn phân quý báu đối với đất trồng vì hàm lượng nitơ và phốtpho của chúng. Tuy nhiên, các chất thải này cũng gây ra các nguy cơ ô nhiễm như vi khuẩn gây bệnh, kim ngoại nặng và các chất gây ô nhiếm hữu cơ dai dẳng. Sử dụng quá nhiều chất thải hữu cơ trong nông nghiệp có thể là một mối đe doạ đối với chất lượng đất. Hơn nữa, sự ô nhiễm có thể tác động đến mạng lưới thức ăn thông qua cây trồng được trồng trên ô nhiễm hoặc trong nước ngầm do sự thẩm thấu các chất gây ô nhiễm qua đất. Cần phải đánh giá những ảnh hưởng của việc bón chất thải hữu cơ đến môi trường thông qua phân tích yếu tố tiềm năng gây hại trong hệ thống đất-nước-chất thải-cây trồng và phân bố tốt hơn các chất thải này giữa những người sản xuất và người tiêu thụ. Nhóm hoạt động này được chia làm 3 hoạt động chính: Hoạt động 2.1: Sử dụng các mô hình giả định và GIS để xây dựng các chiến lược quản lí kết hợp các luồng chất thải chăn nuôi Trong những vùng thâm canh chăn nuôi, sử dụng chất thải động vật trên đất nông nghiêp đôi khi là không thể do thiếu đất canh tác. Để tránh dư thừa quá nhiều phân, người nông dân phải chuyển các chất thải dư thừa của mình đến những cây trồng có nhu cầu và ao cá của người hàng xóm và vì không có một nhà máy xử lí chất thải nào để chế biến các chất thải này thành một phụ phẩm hữu cơ thân thiện hơn với môi trường. Ý tưởng của chúng tôi là thương mại nước phân lợn hữu cơ thông qua thị trường hàng hoá bao gồm những người nông dân thừa chất thải lợn, hoặc những người không có khả năng đầu tư một mình trong một hệ thống xử lí tại trang trại, những người nông dân cần nguồn phân bón hữu cơ chất lượng để bón cho cho cây trồng và ao cá của họ. Để xây dựng và đánh giá mạng lưới cung cấp ở các công đoạn khác nhau của nhà máy xử lí chất thải động vật về mặt hỗ trợ sản xuất và môi trường, chúng tôi sẽ sử dụng những mô hình giả định động và đặc biệt cho phép người nông dân, những người tư vấn nông nghiệp và những nhà hoạch định chính sách thử nghiệm các lựa chọn khác nhau (Approzut vàBiomas, Hình 2). Phương pháp này và các mô hình giả định đã được tạo ra và được sử dụng ở Reunion để quản lí nước phân lợn của các hộ chăn nuôi ở một vùng chăn nuôi nhỏ, tại đây, quy trình xử lí tập thể sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2009 với mục tiêu chế biến 20 000 m3 nước phân lợn.  Hình 2: Một mạng lưới cung cấp có thể bao gồm quy trình xử lí Agrifiltre® và các nhà cung cấp rơm Mục đích Đánh giá cán cân cung và cầu Nếu cán cân là âm và/hoặc gần bằng 0, đánh giá ở quy mô nông hộ và nghiên cứu ở quy mô vùng, nếu thừa cần phải tím kiếm mạng lưới phân bố các thải chăn nuôi tốt hơn trong vùng bằng cách sử dụng mô hình Biomas Nếu cán cân là dương, chế biến nước phân lợn thành một phụ phẩmt thân thiện với môi trường, hiệu quả và giá phải chăng, phụ phẩm này có thể sử dụng trong vùng hoặc xuất khẩu đến vùng khác. Giảm phát tán N và P và khí gây hiệu ứng nhà kính Thay thế phân hoá học bằng phân ủ nhằm mang lại lợi nhuận cho người nông dân Tạo thêm thu nhập Miêu tả nhiệm vụ Xác định vùng sản xuất và vùng nghiên cứu Đánh giá cán cân cung cầu và xác định nhu cầu tiềm năng của vùng Nếu cán cân là âm và/hoặc gần bằng 0, đánh giá cán cân ở quy mô nông hộ, xây dựng có sự tham gia và đánh giá các chiến lược phân phối nước phân lợn chưa qua xử lí bằng cách sử dụng mô hình Biomas Nếu cán cân là dương, sử dụng có sự tham gia mô hình Approzut để giả định và đánh giá các kịch bản cung cấp của nhà máy xử lí nước phân lợn của nhiều hộ chăn nuôi (khối lượng, thời hạn cung cấp, vận chuyển, chi phí). Mô hình Macsizut vẫn có thể được sử dụng (sử dụng có sự tham gia) để đánh giá quy mô và chi phí của nhà máy xử lí theo khối luợng nước phân lợn được chế biến. Sử dụng có sự tham gia mô hình để giả định các kịch bản phân phối phân ủ và đánh giá toàn bộ mạng lưới cung cấp (khối lượng, thời hạn cung cấp, vận chuyển, chi phí). Kết quả mong đợi Xác định các vùng có tiềm năng sử dụng chất thải Đánh giá sự cân bằng giữa lượng chất thải chăn nuôi và nhu cầu của cây trồng/ao cá Ứng dụng các mô hình giả định vào quản lí các chất thải chăn nuôi Đề xuất các giải pháp tổ chức để quản lí các chất thải đã qua xử lí và chưa qua xử lí nhằm tạo ra một ngành hàng thương mại phân hữu cơ. Hoạt động 2.2: Ảnh hưởng của tái sử dụng phân lợn đến sự duy trì và rửa trôi các yếu tố (C, N, P, K) trong hệ thống đất-cây trồng Đặc điểm của trồng trọt là dư thừa quá mức các chất dinh dưỡng nhưng hiệu quả hấp thu các chât dinh dưỡng lại thấp do đó nguy cơvề sự mất các yếu tố dinh dưỡng trong môi trường cao. Trong bối cảnh này, cần phải giảm thiểu tác động của quá trình tái sử dụng chất hữu cơ đến môi trường. Các yếu tố chính (C, N, P, K) là những yếu tố có tiềm năng gây hại do số lượng lớn của chúng, đặc biệt trong điều kiện oxi hoá và không oxi hoá. Mục đich chính của hoạt động này là đánh giá tốc độ khoáng hoá của chất hữu cơ trong thực tế (ruộng) và trong đất thí nghiệm và định lượng các chất gây ô nhiễm tiềm năng trong hệ thống đất-cây trồng. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mục đích của nghiên cứu này là xác định các định hướng quản lí chất thải hữu cơ. Mục đích Đánh giá tốc độ khoáng hoá của các chất hữu cơ. Hiểu được quá trình duy trì các yếu tố N, P, K (đất), thẩm thấu (nước ngầm), và các yếu tố hấp thu (cây) theo thời gian của các hệ thống nông nghiệp đất-cây trồng khác nhau trong một chu kỳ luân canh hai năm Phát triển những đề xuất quản lí phân lợn cho người chăn nuôi và các nhà chức trách địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Định lượng sự ô nhiễm tiềm năng (N, P, và K) gây ra từ việc tái sử dụng chất thải hữu cơ trong bối cảnh đặc biệt và giữa các yếu tố khác nhau (đất, nước, cây trồng)) Xác định các phương pháp tối ưu để tái sử dụng các chất hữu cơ này theo các điều kiện thực tế và thích nghi với bối cảnh. Miêu tả nhiệm vụ Đặc điểm của môi trường tự nhiên và chất thải hữu cơ: biến động của các điều kiện thực tế (đất, cây trồng, chất thải, điều kiện nước -địa chất, vv.). Lựa chọn phương pháp: thí nghiệm tại thực địa và/hoặc tại phòng thí nghiệm (các điều kiểm kiểm soát); ảnh hưởng của sự thay đổi mức nước; sự đa dạng và sự thay đổi của chất thải, cây trồng, và các phương pháp canh tác (bón trực tiếp, xử lí trước khi bón, vv.) Đánh giá sự khoáng hoá của chất thải hữu cơ theo các điều kiện tại thực địa (xác định khối lựợng và tính chất của chất hữu cơ, các phương pháp canh tác, các điều kiện khí hậu, vv.) Sự duy trì và sự thẩm thấu của các chất gây ô nhiễm hoá học theo thời gian giữa các yếu tố khac nhau của hệ thống đất-cây trồng được nghiên cứu. Hoạt động 2.3: Sự có mặt của các kim loại nặng do ngập lụt và nước phân lợn Nếu nước phân lợn được tái sử dụng trên đất canh tác như là một giải pháp để tái hấp thu lượng chất thải chăn nuôi đang gia tăng, thì phải bảo đảm rằng ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng là không đáng kể và phải được quản lí chặt chẽ. Thực tế, tái sử dụng có thể là một giải pháp trong tương lai nếu chúng ta bảo vệ được chất lượng đất, nước và các hoạt động nông nghiệp. Có hai nguồn kim loại nặng chính trong đất: (i) hàm lượng tự nhiên của các yếu tố vi lượng của đất, hàm lượng các kim loại nặng có nguồn gốc từ đá mẹ , , , , . Tại các huyện Từ Liêm và Thanh Trì, Hà Nội, Egashira chỉ ra rằng ô nhiễm đất nông nghiệp do các kim loại nặng vẫn còn hạn chế. Hàm lượng các kim loại Cd, Cr, Cu, Ni, Pb, và Zn trong đất nông nghiệp của Việt Nam ở nằm trong khoảng đã được ghi nhận trong đá mẹ (đất bồi, sa thạch và bazan) ngoại trừ sự ô nhiễm Zn có thể xảy tai một số vùng trồng rau ở Hà Nội. (ii) ô nhiễm do con người, có thể do sự bón trực tiếp chất thải trên đất và phân bón nông nghiệp (phân động vật; phân vô cơ; phân ủ; cặn lóng từ quá trình lọc), hoặc ô nhiễm do việc bón thuốc trừ sau trên đất. Cần phải hiểu rõ là ở châu âu và bắc mỹ, nước phân chuồng chứa nhiều kim loại (Cu, Zn, Fe, Mn, Co, và Cd) 20, , ,  và kim loại nặng tích luỹ trong đất do bón qúa nhiều nước phân chuồng. Vì vậy, nghiên cứu cách hoạt động của các kim loại nặng trong phân là một mối quan tâm lớn vì chúng có tiềm năng gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, những biến đổi của kim loại nặng theo chế độ hơi nước không ổn định và theo mức độ sử dụng chất hữu cơ vẫn chưa được đề cập nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra tại các ruộng lúa của vùng đông nam á, nơi hoạt động trồng trọt được tiến hành trong điều kiện mưa và ngập lụt và chất hữu cơ được sử dụng để bổ sung cho phân hoá học. Trong điều kiện độ ẩm biến động như thế này và sử dụng phân hữu cơ cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hoá các kim loại nặng vào đất, do đó ảnh hưởng đến hàm lượng của chúng trong cây lúa. Thực tế cho thấy ngập lụt và bón chất hữu cơ đã gây ra sự thay đổi đáng kể trong Eh và giá trị pH của tất cả các loại đất và sự phân bố cơ bản các kim loại nặng có thể diễn ra. Nghiên cứu được đề xuất phải được tiến hành để đánh giá những biến đổi hoá học của kim loại theo các chế độ hơi nước và mức độ bón chất hữu cơ cho đất. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất nghiên cứu sự có mặt các kim loại nặng và sự biến đổi của chúng theo quá trình tái sử dụng nước phân lợn trên đất trồng. Mục đích Xác định hàm lượng các kim loại năng trong đất tại vùng nghiên cứu và xác định nguồn gốc của chúng (tự nhiên hay do con người); Xác định hàm lượng các kim loại nặng trong nước phân lợn; Nghiên cứu sự có mặt của các kim loại nặng trong đất do ngập lụt và do nước phân lợn. Miêu tả nhiệm vụ Lựa chọn đất và nước phân lợn đại diện cho vùng nghiên cứu Lắp đặt các thẩm kế để nghiên cứu sự có mặt và sự biến động của các kim loại nặng trong đất do ngập lụt và do bón nước phân lợn Thu thập nước thẩm lọc qua đất và dung dịch của đất hoà tan bằng những cái ly xốp Đo các tham số lý hoá (Eh, pH, EC, vv.) và thành phần đa lượng và vi lượng của các dung dịch này Lấy mẫu đất và cây ở giai đoạn 1, 6, 12 và 24 tháng sau khi bón chất thải Nghiên cứu sự có mặt của các kim loại nặng bằng các phương pháp phân tách từng loại, những phương pháp thường được sủ dụng để nghiên cứu sự có mặt của các kim loại nặng trong đất và chất thải  và bằng Extended X-ray hấp phụ quang phổ cận hồng ngoại (EXAFS), đây là một kỹ thuật hiệu quả để xác định một nguyên tử nào đó trong môi trường. Kết quả mong đợi Xác định hàm lượng các kim loại nặng (Cd, Cr, Cu, Hg, Ni, Pb, và Zn) trong đất và trong nước thải của lợn của vùng nghiên cứu; Xác định các kim loại nặng trong hệ thống đất-nước-cây trồng sau khi bón nước phân lợn trên đất ngập nước-dốc; Đánh giá ảnh hưởng của bón nước phân lợn trong các điều kiện ngập úng nhằm giảm nguy cơ nhiễm các kim loại của hệ thống sinh thái.; Đề xuất chính sách. NHÓM HOẠT ĐỘNG 3: CÔNG NGHỆ CHẾ XỬ LÍ PHÂN LỢN VÀ MẠNG LƯỜI CUNG CẤP PHỤ PHẨM HỮU CƠ Vấn đề lớn hạn chế phát triển chăn nuôi lợn là sự thiếu đất để chứa các chất thải và thiếu nhân công để xử lí nước phân chuồng. Thực tế, phương pháp quản lí truyền thống chất thải lợn cảu người chăn nuôi là thu gom riêng rẽ phân rắn và nước phân chuồng. Các chất thải này hiện nay được sử dụng theo hai cách khác nhau : phân lỏng được sử dụng cho ao cá và vườn cây ăn quả gần chuồng lợn, còn phân rắn sử dụng để bón lúa, ngũ cốc và đậu tương. Điều này cho thấy rằng phân rắn có thể được tái sử dụng nhiều hơn cho cây trồng. Phương pháp quản lí này thường thấy nhiều ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, nhưng cho đến nay nó không được các hộ chăn nuôi lớn chú trọng. Hoạt động 3.1: Phát triển xử lí nước phân lợn và đặc điểm của các phụ phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải lợn Thay vì giảm một cách có hệ thống hàm lượng nitơ của nước phân chuồng tại một nhà máy xử lí, trường hợp thường thấy tại các vùng thừa nước phân chuống ở châu âu, nên tăng cường tái sử dụng nitơ và carbon trong các hệ thống kết hợp của Việt nam. Nên duy trì những nhà máy xử lí dựa trên tiến trình nitrat hoá-khử nitrat trong bối cảnh mà việc tái sử dụng nitơ cho cây trồng và ao cá không thể thực hiện hoặc không đủ. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và trung bình, quy trình xử lí có thể là xử lí hỗn hợp nước phân chuồng với rơm hoặc ủ trực tiếp tại chuồng lợn. Đối với những hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn, nên xử lí nước phân chuồng bằng hệ thống Agrifiltre® system (do CIRAD và EVIALIS phát triển) theo một giai đoạn ủ hoặc một quy trình xử lsi khác. Vì người chăn nuôi đánh giá cao biogaz được sản xuất từ quá trình len men nước phân chuống (họ sử dụng nó để nấu ăn), vì vậy kỹ thuật này nên được kết hợp trong những giải pháp tổng thể được đề xuất cho các hộ chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, phát triển các kỹ thuật lọc và ủ nước phân chuống thích nghi với cả hai hệ thống quy mô trung bình và lớn là một thách thức để nâng cao giá trị của chất thải chăn nuôi như một nguồn phân hữu cơ ở quy mô nông hộ và quy mô vùng. Mục đích Thử nghiệm kỹ thuật sử dụng rơm-chất độn chuồng để lọc nước phân chuồng tại chuồng lợn và ủ lớp rơm bị thấm ướt. Đặc điểm của rơm được sử dụng để lọc/ủ và các sản phẩm hữu cơ (cả hai loại rắn và lỏng) được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình xử lí tổng thể và quá trình tái sử dụng (từ cửa thoát nước của chuồng lợn đến khi bón cho cây trồng và ao cá). Những hướng dẫn, tư vấn cho hoạt động xử lí nước phân chuồng ở quy mô nông hộ (hệ thống các hộ chăn nuôi quy mô trung bình và lớn). Miêu tả nhiệm vụ Xây dựng thí nghiệm (6 tháng) Tổng hợp những kiến thức hiện tại về xử lí nước phân chuồng bằng kỹ thuật lọc và ủ Lắp đặt nhà máy thử nghiệm (nhà máy xử lí trọng điểm) tại một trang trại chăn nuôi Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm trên rơm được lọc và ủ với nước phân chuồng Kiểm tra, theo dõi nhà máy xử lí trọng điểm Thí nghiệm (10 tháng) Thí nghiệm in situ tại các hộ chăn nuôi Việt nam Hai quy trình chính sẽ được theo dõi: một quy trình pha trộn đơn giản tại một hộ chăn nuôi quy mô trung bình và hệ thống Agrifiltre® tại một hộ chăn nuôi quy mô lớn (xây dựng hệ thống thứ hai này, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và công nghệ hơn sẽ do các đối tác Việt nam và Pháp thực hiện) Hiệu quả về khối lượng và chất lượng của quy trình xử lí nhằm tối ưu chúng trong điều kiện Việt Nam Phân tích hoá học và đánh giá C & N có sẵn (8 tháng) Đánh giá những biến đổi của các thành phần khác nhau của các chất hữu cơ trong suốt quá trình và các thánh phần của chúng (ví dụ, hàm lượng N, P và K) trong chất thải chưa qua xử lí từ chuồng lợn, từ quá trình lọc, ủ, dự trữ, và bón phân ủ trên đồng ruộng Đặc điểm của rơm được sử dụng để lọc và trộn với chất thải Phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp cổ điển tại các phòng thí nghiệm của các Viện Việt nam Phân tích bằng cách sử dụng máy quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (NIRS), , ,  Với phương pháp ủ, thể hiện đặc điểm về sự năng động của C & N trong đất sau khi bón phân ủ Dường lối chỉ đạo và hoạt động tư vấn (6 tháng) Tư vấn cho các đối tượng làm về nông nghiệp nhằm giúp họ xử lí và tái sử dụng tốt hơn nước phân lợn Xây dựng các phương pháp đơn giản phù hợp với các hệ thống chăn nuôi quy mô trung bình và những đường lối chỉ đạo cho hoạt động kiểm tra, theo dõi quy trình xử lí nước phân chuống Đối với những hệ thống chăn nuôi quy mô lớn, đánh giá sự kết hợp của các quy trính khác nhau với hệ thống Agrifiltre® system, nhằm tái sử dụng tối đa các chất dinh dưỡng trong trại chăn nuôi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để chuyển các sản phẩm hữu cơ đến các trại hoặc các vùng khác khi cần Kết quả mong đợi Tỉ lệ nước thải và rơm trong kỹ thuật trộn và ủ. Cân bằng sinh khối của các chất dinh dưỡng chính (N, P, K) thông qua quy trình xử lí. Đặc điểm của sản phẩm hữu cơ theo các phương pháp phân tích cổ điển, ủ và NIRS. Xác định các thông số về kích cỡ trong phương pháp NIRS cho một loạt các sản phẩm hữu cơ. Tư vấn hỗ trợ các nhà nghiên cứu xây dựng các quy trình xử lí theo các hệ thống chăn nuôi lợn quy mô trung bình và lớn. Hoạt động 3.2: Đánh giá về mặt kinh tế và xã hội của mạng lưới phân phối nuớc thải của lợn đã qua xử lí và chưa qua xử lí Người nông dân và những nhà chức trách địa phương hiện nay đã nhận thức rõ về sự cần thiết của việc phát triển các chương trình kết hợp quản lí chất thải và ô nhiễm. Sự nhận thức này là một ghi nhận đầu tiên và là bằng chứng của sự bền vững. Ý tưởng này cũng được dựa trên chương trình quốc gia về phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp, đây chính là lí do chúng tôi chờ đợi những kết quả của dự án nhằm đóng góp vào các thảo luận ở cấp tỉnh và quốc gia về các luật quản lí chất thải và sau đó thay đổi chính sách dựa trên những tư vấn của chúng tôi. Ý tưởng về tính bền vững lâu dài sẽ được đảm bảo thông qua phát triển các khung chính sách cho ngành chăn nuôi và khuyến khích những cơ quan khuyến nông quản lí chất thải chăn nuôi. Một giả thitết lớn đằng sau hoạt động xứ lí chất thải nông nghiệp là đây không phải là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho người sản xuất chất thải. Các nhà máy xử lí, bản thân nó không sinh ra thu nhập. Mục đích chính của nhà máy xử lí là đảm bảo một dịch vụ môi trường vì quyến lợi tập thể bằng cách chuyển các chất thải gây ô nhiếm thành các phụ phẩm được quản lí tốt hơn. Nhà máy cung cấp dịch vụ môi trường tạo ra hai thị trường: (i) một thị trường gồm những người cung cấp phân lợn và rơm cho quá trình lọc/ủ (e.g. rơm) (ii) và một thị trường gồm những người sử dụng phân ủ, thị trường sinh ra thu nhập. Sự kết hợp hai thị trường này cho phép cân bằng ngân sách hoạt động của nhà máy xử lí vì bán phân ủ sản xuất sẽ giúp bù vào một phần chi phí hoạt động. Khả năng đứng vững trong môi trường kinh doanh của một mạng lười nào đó phụ thuộc vào sự tham gia của các đối tác khác nhau và sự quay vòng vốn đầu tư nếu họ có thể kiếm được lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề tài chính và kinh tế của toàn bộ mnạg lưới phân phối phải được quản lý và kiểm soát. Mục đích Xác định các điều kiện kinh tế và xã hội để xây dựng mạng lưới thương mại cung cấp các phụ phẩm hữu cơ (nghiên cứu thị trường) Ai sẽ hỗ trợ đầu tư và chi phí vận hành? Những biện pháp khuyến khích nào, khuyến khích người nông dân thay đổi các phương pháp thực hành của họ và chuyển từ sử dụng phân ủ truyền thống sang phân ủ chất lượng ? Giá phải chăng Tăng cường hỗ trợ và thực hiện luật về môi trường và sử dụng các công cụ an toàn Phát triển các công cụ kinh tế hiệu qủa giúp thức đẩy mạng lưới cung cấp nước phân lợn chưa qua xử lí và đã qua xử lí (tín dụng nhỏ, chi trả cho các dịch vụ môi trường (PES),vv.) Miêu tả nhiệm vụ Kết quả mong đợi Thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội Lợi nhuận tiềm năng cho người nông dân Tạo thêm việc làm NHÓM HOẠT ĐỘNG: PHỔ BIẾN VÀ THĂM QUAN MÔ HÌNH Thăm quan mô hình, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và phổ biến các hoạt động nghiên cứu là những hoạt động tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy xử lí. Sử dụng và phổ biến các kỹ thuật, công nghệ do những người nông dân, những người tư vấn nông nghiệp và những người dân địa phương nằm trong khuôn khổ của các hoạt động này. Hoạt động 4.1: Thí nghiệm tại thực địa và thăm quan mô hình Cùng với các hoạt động trước đó, xây dựng các thí nghiệm tại thực địa và tại phòng thí nghiệm là cần thiết. Để dễ hiểu và rõ ràng, những thí nghiệm về cây trồng và ao cá cũng được trình bày ở đây. Người nông dân, những người tư vấn nông nghiệp và những người hoạch định chính sách sẽ thăm các lô thí nghiệm chỉ dẫn kỹ thuật, công nghệ và thăm các lô thí nghiệm. Mục đích Các hệ thống ao cá Bón tối ưu chất thải chăn nuôi, năng suất hiện tại: 2-3 t ha–1 yr–1; năng suất tiềm năng: 8-12 t ha-1 yr-1 Thử nghiệm các hệ thống chăn nuôi kết hợp lợn-ao cá Chăn nuôi lợn, nuôi ghép cá theo công nghệ 80: 20 Chăn nuôi lợn-nuôi đơn loài cá Chăn nuôi lợn- ao cá- xử lí bằng cây thuỷ sinh (water hyacinth and water celery) Các phụ phẩm có nguồn gốc từ hầm biogaz hoặc từ quá trình lọc và ao cá Các hệ thống cây trồng Người ta đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa 50% phân hóa học và 50% phân độn chuồng thì cho năng suất lúa cao hơn so với bón hoàn toàn phân hoá học (100 kg N ha–1) . Thử nghiệm ứng dụng các phụ phẩm hữu cơ trên cây trồng Miêu tả nhiệm vụ Đặt các thí nghiệm tại ao cá trong 3 năm Theo dõi quần thể và mật độ cá Theo dõi chất lượng nước (ô nhiễm do các chất dinh dưỡng, các mầm bệnh, …) Theo dõi chất lượng cá và sự an toàn của chúng Đặt các thí nghiệm sử dụng phụ phẩm hưu cơ tại các ruộng lúa và bón ít nhất cho 3 loại cây trồng chính trong 3 năm để so sánh hiệu quả về năng suất giữa bón các phụ phẩm hữu cơ với bón phân hoá học và không bón phân. Tổ chức các chuyến thăm thực địa cho những người nông dân, nhưngc người tư vấn nông nghiệp và những người hoạch định chính sách Soạn thảo sách tư vấn kỹ thuật Kết quả mong đợi Những hướng dẫn về bón chất thải của lợn và các phụ phẩm cho cây trồng và ao cá nhằm đạt được năng suất tiềm năng Hiệu quả sau khi xử lí nước phân lợn và phụ phẩm sinh ra từ quá trình xử lí biogaz và quá trình lọc Sản xuất cá và rau chất lượng và an toàn Hiệu quả và cân bằng về tỉ lệ các chất dinh dưỡng Sách tư vấn kỹ thuật Hoạt động 4.2: Tập huấn về quản lí kết hợp và có sự tham gia các chất hữu cơ trong nông nghiệp 2 Khoá tập huấn Ảnh hưởng của quán lí chất hữu cơ trong nông nghiệp đến nông nghiệp và môi trường Mô hình quản lí chất thải chăn nuôi Mục đích Sử dụng các nguyên tắc quản lí về độ màu mỡ của đất canh tác vad tái sử dụng tất cả các loại chất hữu cơ trong nông nghiệp Áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp với môi trường nghiên cứu Thúc đẩy quản lí hợp lí chất thải động vật ở quy mô nông hộ và giữa các hộ (i.e. vùng) Đối tượng tham gia Những nhà khoa học, những người tập huấn, những kỹ sư và kỹ thuật viên nông nghiệp, những người quyết định chính sách phát triển nông nghiệp, tối đa 15 người tham gia. NHỮNG ĐỐI TÁC TIỀM NĂNG Bản 1 tập hợp những đối tác tiềm năng. Một số người đã nhận thức được về những đột phá của công nghệ này một số người thì chưa nhưng cần phải tiếp cận họ một cách chính thức và xác nhận sự tham gia của họ vào những đề xuất tương lai hoặc các tổ hợp. Bảng 1: Những đối tác tiềm năng Hoạt động #  Vietnam  Pháp  Quốc tế   1.1 Quản lí ở các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ  NIAH NAFEC (Trung tâm Khuyến nông) Các nhà chức trách của tỉnh  Cirad  Trường đại học: Miền nam Đan mạch : dự án Susane? SNV – Hà Lan   1.2 Quán lí và đánh giá ở các hộ chăn nuôi lợn quy mô trung bình  NIAH NISF Các nhà chức trách của tỉnh Các công ty chăn nuôi hoặc các hợp tác xã  Cirad Agrocampus Ouest/Inra: UMR Sas  Trường đại học: Miền nam Đan mạch : dự án Susane?   2.1 Quản lí ở quy mô vùng. Xây dựng mạng lưới cung cấp (kỹ thuật)  NIAH NAFEC Các nhà chức trách của tỉnh Các công ty chăn nuôi hoặc các hợp tác xã CARGIS?  Cirad Agrocampus Ouest/Inra: UMR Sas    2.2 C, N, P, K đánh giá các nguy cơ  SFRI IRD-IWMI  Cirad Agrocampus Ouest/Inra: UMR Sas    2.3 Kim loại nặng, đánh giá các nguy cơ  SFRI NIHE (Viện Vệ sinh và Dịch tễ)  Cirad Cerege    3.1 Transformation technologies – Organic by-products  SFRI NIAH Evialis VN Trường đại học Nông Lâm  Cirad Cemagref Rennes Agrocampus Ouest/Inra: UMR Sas    3.2 Quản lí ở quy mô vùng. Xây dụng mạng lưới cung cấp (kinh tế và xã hội)  Ipsard Casrad PCP Malica MARD Các nhà chức trách của tỉnh Các công ty chăn nuôi hoặc các hợp tác xã  Cirad  UC-Berkeley: Agricultural & resource economics dept? FAO: Lead initiative   4.1 Thí nghiệm taị thực địa và chứng minh thí nghiệm  Viện Nghiên cứu Thuỷ sản #1 HAU#1 Trường đại học Nông Lâm SFRI NIN (Viện dinh dưỡng) NIHE NAFEC  Cirad  Trường đại học: Miền nam Đan mạch : dự án Susane?   4.2 Tập huấn  NAFEC? IFI hoặc MICA? NIAH? SFRI?  Cirad AUF? Đại sứ quán Pháp?  Danida? Tổ chức quốc tế thuộc khối pháp ngữ?   NHỮNG TỪ KHOÁ CẦN PHÁT TRIỂN TRONG CÁC ĐÈ XUẤT NẾU YÊU CẦU Tác động khoa học Xác định những giải pháp thay thế Năng cao khả năng thông qua tập huấn tại các hộ sản xuất nông nghiệp Năng cao năng lực phòng thí nghiệm Đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động kinh tế-xã hội Sản phẩm mới (những công nghệ mới, chất lượng phụ phẩm) và đánh giá thị trường Tác động môi trường Giảm ô nhiễm N và P, giảm phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính, và các nguy cơ về kim loại nặng Khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên Cải thiện sức khoẻ cộng đồng Nâng cao nhận thức của người nông dân về chất lượng thức ăn và các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Nâng cao nhận thức của người nông dân về các vấn đề môi trường Tác động kinh tế và xã hội Việc làm và thu nhập ổn định Những cơ hội kinh doanh mới Giảm chi phí theo dõi và chi phí nhân công Nâng cao mức sống Tăng sự nhận thức của người nông dân về các vấn đề môi trường Góp phần cải tiến luật Những nguy cơ tiềm năng đối với các hoạt động này Những nguy cơ về sức khoẻ (Bệnh tai xanh, cúm gia cầm, vv.) cho các nhóm của dự án là việc tại các hộ chăn nuôi , và các nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật Nguy cơ về khí hậu Những khó khăn trong việc thích nghi mô hình giả định Các nguy cơ về kinh tế và tài chính ƯỚC TÍNH LƯỢNG NITƠ VÀ PHOSPHO TRONG CHẤT THẢI TỪ LỢN THỊT NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN THƯỜNG DÙNG TẠI VIỆT NAM Vũ Thị Khánh Vân, Đinh Văn Tuyền Viện Chăn nuôi Quốc gia Vu T.K.V1, Sommer G. S2, Vu C.C1 and Jørgensen H.3 1 Viện Chăn nuôi, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà nội, Việt nam. 2 Viện Công nghệ Môi trường, Công nghệ sinh học và Hóa chất, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Nam Đan Mạch, Campusvej 55, 5230 Odense M, Denmark. 3 Bộ môn dinh dưỡng và sức khỏe gia súc, P.O. Box 50, 8830 Tjele, Denmark. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính phủ Việt nam đang quan tâm đến chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, chưa có đầy đủ quy định và công nghệ cho việc sử lý chất thải an toàn với môi trường. Trong thực tế, những quy định hiện hành không đề cập đến quá trình tái sử dụng chất thải chăn nuôi trong nông nghiệp. Lượng chất thải quá lớn trong các ao nuôi cá cũng như trong các hầm biogas đã được quan sát thấy ở Việt nam (Vu và cộng sự, 2007). Nhiều hộ chăn nuôi sử dụng chất thải gia súc như nguồn phân bón cho cây trồng hoặc thải trực tiếp xuống ao nuôi cá mà thiếu kiến thức về sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong ao nuôi. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn khi chăn nuôi tập trung sẽ cho ra một lượng chất thải lớn trong một khu vực có diện tích nhỏ. Kết quả là việc sử dụng chất thải mang tính địa phương sẽ dẫn đến sự cung cấp quá mức chất dinh dưỡng cho cây trồng và ao cá, và việc quá mức này làm ô nhiễm nguồn nước. Chính phủ vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đền liên quan đến việc sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi trong nông nghiệp. Tái sử dụng chất thải gia súc bền vững và hiệu quả có thể giảm bớt các vấn đề về môi trường liên quan đến chăn nuôi bằng cách áp dụng các chương trình/mô hình toán quản lý chất thải khác nhau. Mô hình quản lý chất thải từ chăn nuôi lợn (Guerrin, 2004) và quản lý chất thải gia súc ở quy mô trang trại (Guerrin, 2001) đã được xây dựng. Sự cân bằng nitơ trong toàn trang trại đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nitơ và quy định về chăn nuôi ở Hà lan (Schroder và cộng sự., 2003). Hệ thống quy chuẩn của Đan mạch tính đến lưu lượng chất dinh dưỡng thải ra bởi gia súc và sau khi ủ (Poulsen và cộng sự, 2006). Hệ thống này được sử dụng để điều chỉnh/kiểm soát quá trình chăn nuôi và lượng phân bón cho đồng ruộng. Ở quy mô trang trại, Vu và cộng sự. (2009) đã xây dựng phương trình thống kê nhằm dự đoán lượng nitơ và các bon thải ra từ lợn được nuôi bằng các khẩu phần cho lợn thịt áp dụng tại Đan mạch. Hàm lượng Protein và tỷ lệ chất xơ khẩu phần cho lợn khác nhau giữa Việt nam và Đan mạch. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng là khác nhau giữa các hệ thống chăn nuôi nông hộ tại Việt nam. Khẩu phần với tỷ lệ protein thấp và chất xơ cao được sử dụng ở các nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ, trong khi khẩu phần có tỷ lệ protein cao và hàm lượng xơ thấp được sử dụng ở các hộ chăn nuôi có quy mô lớn (DANIDA, 2003). Đặc điểm của phân liên quan đến cả tỷ lệ protein và chất xơ khẩu phần, và tổng lượng phân thải ra từ lợn nuôi với khẩu phần có tỷ lệ lớn chất xơ ít tiêu hóa gần như gấp đôi lượng phân từ lợn ăn khẩu phần tiêu chuẩn có chứa lượng chất xơ ít tiêu hóa ở mức độ bình thường (Sørensen & Fernández, 2003). Do đó mục đích của thí nghiệm này là đưa ra số liệu về nitơ và phospho từ chất thải của các giống lợn thịnh hành được nuôi các khẩu phần nuôi lợn thông thường và việc quản lý chất thải ở Việt nam. Hơn nữa, số liệu thí nghiệm được sử dụng để kiểm tra xem phương trình xây dựng dựa trên hệ thống dữ liệu của Đan Mạch có thể ứng dụng cho việc đánh giá lượng nitơ trong phân của lợn nuôi trong điều kiện thực tế ở Việt nam. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm thử nghiệm thức ăn gia súc, thuộc Viện Chăn nuôi trong 3 tháng, từ tháng 11/2007 đến cuối tháng 1/2008. Nhiệt độ môi trường trung bình là 21oC, 20oC và 15oC cho các tháng thí nghiệm. Mục đích là thử nghiệm ảnh hưởng của 3 khẩu phần thí nghiệm đến thành phần và lượng phân thải ra, và xác định lượng khí nitơ sinh ra trong quá trình nuôi nhốt. Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ô vuông Latin không cân xứng, với 2 giai đoạn phát triển và mỗi giai đoạn phát triển có 2 hình thức nuôi nhốt, đó là nuôi trong cũi trao đổi chất và chuồng nuôi thông thường. Mỗi giai đoạn sinh trưởng kéo dài 34 ngày và 4 lần lặp lại. Trong lần lặp lại thứ nhất, 2 lợn được nuôi một trong 3 khẩu phần cho mỗi hình thức nuôi dưỡng. Lợn được nuôi nhốt riêng rẽ trong các chuồng hoặc cũi, giai đoạn thích nghi kéo dài 6 ngày, sau đó 5 ngày thu phân và nước tiểu. Trong lần lặp lại thứ 2, lợn nuôi cùng khẩu phần được đổi từ chuồng sang cũi và ngược lại. Lợn được nuôi thích nghi với chuồng hay cũi mới trong 1 ngày, sau đó 5 ngày thu phân và nước tiểu. Lần lặp lại thứ 3 và thứ 4 tương tự như lần lặp lại thứ nhất và thứ 2. Gia súc thí nghiệm và chuồng trại Thí nghiệm bao gồm mười hai lợn đực thiến lai giữa Landrace và Yorkshire được theo dõi trong 2 giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn thứ nhất, khối lượng bắt đầu trung bình là 34 kg và khối lượng kết thúc là 52 kg. Giai đoạn thứ 2, khối lượng bắt đầu trung bình là 52 kg và khối lượng kết thúc là 77 kg. Sáu lợn được nuôi trong cũi giúp cho việc thu phân và nước tiểu dễ dàng và chính xác. Sáu lợn khác được nuôi trong chuồng có mái che fibro xi măng, sàn bê tông và thông thoáng tự nhiên. Ở cuối mỗi chuồng nuôi có rãnh cho phép thu phân và nước tiểu riêng rẽ. Nước uống được cung cấp tự do bằng núm uống. Lượng nước 20 lít được sử dụng để rửa chuồng hàng ngày. Nước thải bao gồm nước tiều, phân còn lại sau khi thu phân và nước sử dụng để rửa chuồng. Khẩu phần thí nghiệm và nuôi dưỡng 3 khẩu phần thí nghiệm khác nhau về tỷ lệ protein và chất xơ được sử dụng cho 3 nhóm lợn, mỗi nhóm 4 con. Ba khầu phần thí nghiệm đó là tỷ lệ protein cao và xơ thấp (H-L); protein trung bình và xơ trung bình (M-M); và protein thấp và xơ cao (L-H), (Bảng 1). Lợn nuôi ở Việt nam, đặc biệt là trong thời gian đầu của sinh trưởng, thường có vấn đề về bệnh tật khi hàm lượng phospho khẩu phần thấp hơn mức khuyến cáo của NRC (1998). Để tránh tình trạng này, lợn nuôi trong giai đoạn sinh trưởng đầu tiên được nuôi dưỡng khẩu phần có hàm lượng phospho cao hơn khuyến cáo của NRC (1998) trong khi đó ở giai đoạn thứ 2 mức phospho giảm xuống mức khuyến cáo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHẤT THẢI CHĂN NUÔI - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LIVESTOCK WASTES- CURRENT STATUS AND SOLUTIONS (90 trang).doc