Chất thải rắn nông thôn

Tổng quan về chất thải rắn nông thôn Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc . rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Khách hàng dù đến bất kỳ nhà hàng nào, mua sản phẩm gì cũng được đóng gói cẩn thận bằng túi ni lông hay đồ đóng gói tương tự từ cà, mắm, muối . cho đến các sản phẩm cao cấp khác. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh các mặt tích cực ấy là lượng rác thải ra ngày càng lớn, không chỉ ở các đô thị mà còn ở các vùng nông thôn, nó đã và đang trở thành vấn đề được mọi người quan tâm. Thực tế ở nông thôn Việt Nam trước kia, việc phân loại rác vốn được thực hiện rất tốt. Lượng rác thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là rác thải hữu cơ. Lượng rác thải hữu cơ này nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Một lượng chất thải rắn khác là phân người và gia súc được tận dụng làm phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dung làm đun nấu và thức ăn gia súc. Ý thức người dân về sử dụng và phân loại rác rất tốt, và hầu như không có rác thải đổ ra môi trường. Trong mô hình canh tác kiểu truyền thống cộng với điều kiện kinh tế trước kia của nông thôn Việt Nam thì lượng rác thải sinh ra là rất nhỏ và hầu như được tận dụng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, lượng rác thải nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện của túi ni lông, là chất không phân hủy hay tái chế được, khiến tình hình rác thải ở nông thôn trở thành vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ về dân số, tạo them một áp lực lớn cho vấn đề rác thải nông thôn. 1. Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn nông thôn Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa . Thành phần chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: phân gia súc, các phế phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ . Các chất thải khó phân hủy và độc hại: bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu .các bệnh phẩm của động vật nhiễm bệnh ( gà rù, lợn lở mồm long móng, gà cúm, trâu bò điên .) Chất thải rắn làng nghề Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tại các làng nghề, nhiều sản phẩm phi nông nghiệp đã được những lao động có nguồn gốc nông dân trực tiếp sản xuất và trở thành thương phẩm trao đổi hàng hóa, góp phần cải thiện đời sống, và tận dụng lao động dư thừa Có khoảng 1450 làng nghề phân bố trên các cùng nông thôn, mỗi năm phát thải khoảng 774000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại. Lượng chất thải chủ yếu phát sinh từ các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội. Các loại chất thải phát sinh từ các làng nghề ở nông thôn lớn nhất từ các ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng, lò vôi, lò gạch. Tiếp đến là các ngành dệt may thủ công, chế biến lượng thực

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất thải rắn nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Tổng quan về chất thải rắn nông thôn Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc... rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Khách hàng dù đến bất kỳ nhà hàng nào, mua sản phẩm gì cũng được đóng gói cẩn thận bằng túi ni lông hay đồ đóng gói tương tự từ cà, mắm, muối... cho đến các sản phẩm cao cấp khác. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh các mặt tích cực ấy là lượng rác thải ra ngày càng lớn, không chỉ ở các đô thị mà còn ở các vùng nông thôn, nó đã và đang trở thành vấn đề được mọi người quan tâm. Thực tế ở nông thôn Việt Nam trước kia, việc phân loại rác vốn được thực hiện rất tốt. Lượng rác thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là rác thải hữu cơ. Lượng rác thải hữu cơ này nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Một lượng chất thải rắn khác là phân người và gia súc được tận dụng làm phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dung làm đun nấu và thức ăn gia súc. Ý thức người dân về sử dụng và phân loại rác rất tốt, và hầu như không có rác thải đổ ra môi trường. Trong mô hình canh tác kiểu truyền thống cộng với điều kiện kinh tế trước kia của nông thôn Việt Nam thì lượng rác thải sinh ra là rất nhỏ và hầu như được tận dụng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, lượng rác thải nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện của túi ni lông, là chất không phân hủy hay tái chế được, khiến tình hình rác thải ở nông thôn trở thành vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ về dân số, tạo them một áp lực lớn cho vấn đề rác thải nông thôn. Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn nông thôn Trồng trọt (thực vật chết, lá cành, cỏ…) Thu hoạch nông sản ( rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…) Chăn nuôi ( phân gia súc, gia cầm, động vạt chết…) Chế biến sữa, giết mổ động vật Bảo vệ thực vật, động vật (chai lọ đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng) Quá trình bón phân, kích thích tăng trưởng ( bao bì đựng phân bón, phân đạm) Thú y ( chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ) CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa... Hình 1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp Thành phần chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: phân gia súc, các phế phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ... Các chất thải khó phân hủy và độc hại: bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu...các bệnh phẩm của động vật nhiễm bệnh ( gà rù, lợn lở mồm long móng, gà cúm, trâu bò điên...) Chất thải rắn làng nghề Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tại các làng nghề, nhiều sản phẩm phi nông nghiệp đã được những lao động có nguồn gốc nông dân trực tiếp sản xuất và trở thành thương phẩm trao đổi hàng hóa, góp phần cải thiện đời sống, và tận dụng lao động dư thừa Có khoảng 1450 làng nghề phân bố trên các cùng nông thôn, mỗi năm phát thải khoảng 774000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại. Lượng chất thải chủ yếu phát sinh từ các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội. Các loại chất thải phát sinh từ các làng nghề ở nông thôn lớn nhất từ các ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng, lò vôi, lò gạch. Tiếp đến là các ngành dệt may thủ công, chế biến lượng thực… CHẤT THẢI RẮN LÀNG NGHỀ Nhóm các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (xơ sợi sắn, tinh bột, vỏ củ) Nhóm các làng nghề tái chế giấy (bao bì, nilon,nhãn mác) Làng nghề sản xuất cơ khí và tái chế kim loại (kim loại tạp, nhựa, tro xỉ kim loại, xỉ than) Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (gỗ vụn, mùn cưa, vỏ chai lọ đựng dung môi) Làng nghề dệt nhuộm (vải vụn, hộp đựng hóa chất nhuộm) Làng nghề tái chế nhựa phế liệu (nhựa tạp, xỉ than) Các làng nghề khác (chế biến lông gà lông vịt, làm vàng mã, vật liệu xây dựng…) Hình 2: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn làng nghề Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn Thành phần hữu cơ chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy, nhựa, vải, cao su,da, gỗ Thành phần vô cơ: thủy tinh, nhôm, sắt, bụi… Năm 2002 2003 2004 Toàn quốc 11 302 000 12 800 000 16 000 000 Khu vực đô thị 5 568 000 6 400 000 8 640 000 Khu vực nông thôn 5.800 000 6 400 000 7 360 000 Tốc độ gia tăng so với năm trước (%) Khu vực đô thị Khu vực nông thôn 1.05 1.10 1.15 1.10 1.35 1.15 Bảng 1: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm (tấn/năm) (Nguồn: Báo cáo quan trắc phòng CTR, CEETIA 2004) Hiện trạng chất thải rắn tại nông thôn Việt Nam Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2004), rác thải nông thôn ước tính 0,3kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm. Trên thực tế, rác thải hiện nay đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh không biết đổ rác ở đâu, nên buộc phải vứt rác trên đường, xuống ao, hồ, sông ngòi, mương máng. Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm) 12.800.000 6.400.000 6.400.00 Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm) 128.400 125.000 2.400 Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm) 2.510.000 1.740.000 770.000 Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21.000 - - Tỷ lệ thu gom trung bình (%) - 71 20 Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày) - 0,8 0,3 Bảng 2: Tình hình phát sinh chất thải rắn (Nguồn: Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn) ) Ảnh 1: Rác thải tại nông thôn Các hoạt động nông nghiệp mỗi năm phát sinh một lượng khá lớn chất ô nhiễm. Các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốc trừ sâu thải ra môi trường. Nhiều loại thuốc trừ sâu đã bị cấm nhưng vẫn được nhập lậu. Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra có khoảng 37000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp đang lưu trữ cần phải được xử lí. Việc sử dụng các thuốc trừ sâu, phân bón hóa học còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Hơn nữa là việc bảo quản thuốc BVTV chưa đúng quy định, không có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc. Chính những nguyên nhân trên làm cho thuốc BVTV tồn dư trong các sản phẩm nông nghiệp và đất đai, không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn gây nguy hại tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, sau khi sử dụng thì vỏ bao bì thuốc BVTV, phân bón... đều không được thu gom xử lý, bị vứt lung tung. Đặc điểm đổ thải và thu gom rác thải nông thôn Đổ thải rác thải ở nông thôn Cũng như giai đoạn trước, hiện tại quá trình xử lý rác thải cũng như thu gom rác thải tại nông thôn vẫn chủ yếu tập trung tại hộ gia đình. Rác thải có thể tái chế được phù hợp với điều kiện nông thôn được tận dụng một cách tối đa. Những rác thải còn lại không tận dụng được thường bị vứt ra vườn hoặc tại những địa điểm công cộng thiếu sự quản lý của chính quyền (như các khu vực giáp danh giữa các làng, xã …). Bên cạnh đó cùng với việc nâng cao đời sống, lượng rác thải nông thôn ngày càng gia tăng, nhiều loại rác thải dư thừa mà trước kia được giữ lại nay không sử dụng nữa. Ví dụ điển hình là rơm rạ, trước kia rơm rạ thường được sử dụng lại cho đun nấu thì bây giờ người dân chuyển sang đun nấu chủ yếu bằng than tổ ong, rơm rạ sau vụ mùa thường bị đem ra đốt, tuy nhiên một lượng lớn trong số chúng bị vứt bừa bãi ra ao, kênh mương … Ảnh 2: Đường đầy rơm rạ sau ngày mùa Cùng với sự phát triển kinh tế tại nông thôn là sự ra tăng mạnh mẽ rác thải không có nguồn gốc hữu cơ. Trước đây, khi túi nilon còn chưa phổ biến thì có nhiều người đi nhặt những túi nilon đã qua sử dụng để đem bán cho các cơ sở mua đồ phế liệu, nay thì không còn nữa. Do đó tình trạng vứt bừa bãi túi nilon khá phổ biến. Rác thải túi nilon khi thải ra môi trường nằm chung với các loại rác khác, nếu không qua xử lý đúng tiêu chuẩn, rác thải túi nilon không phân huỷ được. Đây là bài toán chưa tìm được lời giải trong xử lý môi trường nước ta nói chung và đối với nông thôn nói riêng. Ở nông thôn vấn đề xử lý túi nilon hầu như chưa có giải pháp gì, nhiều nơi ở vùng ven thị xã, vùng nông thôn, người ta vứt túi nilon bừa bãi xuống cống rãnh, mương, sông… gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay, ở các nông thôn mới chỉ thu gom được rác thải ở thị trấn, còn ở vùng nông thôn thì chưa có địa phương nào đủ khả năng giải quyết được. Một vấn đề khác cũng gây bức xúc hiện tại ở nông thôn là rác thải nguy hại có nguồn gốc từ vỏ bao bì thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu xét về tổng khối lượng thì lượng bao bì thuốc trừ sâu này không nhiều, tuy nhiên tác động của nó đến môi trường thì rất lớn, và hiện nay các vùng nông thôn hầu như chưa có biện pháp xử lý vấn đề này một cách hiệu quả. Ảnh 3: Vỏ bao bì thuốc trừ sâu trên đồng ruộng Chất thải làng nghề trong thời gian qua cũng gia tăng một lượng nhanh chóng. Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề. Các chất thải của làng nghề đều không qua xử lý và thải trực tiếp ra môi trường. Chất thải rắn y tế từ các trạm xá tuy không nhiều ,những bông băng , gạc... chứa mầm bệnh và hóa chất cũng không được thu gom và xử lý. Hiện hiểu biết của người dân về loại chất thải rắn này cũng chưa cao. Thu gom chất thải rắn nông thôn Việc thu gom chất thải rắn tại nông thôn hầu như chưa có, chất thải nông thôn hiện được ở dạng phân tán, chứ không tập trung. Do rác thải nông thôn chưa được coi trọng, cũng như kinh tế của nông thôn chưa phát triển nên vấn đề thu gom rác thải tập trung là chưa có. Rác thải của các hộ gia đình được xử lý và thu gom tại chỗ, những rác thải không phân hủy được bị đổ thải trực tiếp ra sông, hồ hay các khu vực công cộng và không được thu gom xử lý. Theo báo cáo Môi trường Việt Nam năm 2004 về quản lý chất thải rắn thì tại nông thôn Việt Nam hiện nay, mới chỉ có 20% chất thải rắn được thu gom từ các khu vực có thu nhập cao nhất ở nông thôn (là các thị xã, thị trấn nơi dân cư có thu nhập cao hơn các nơi khác của nông thôn, và có khả năng chi trả cho các đội thu gom rác thải). Còn nếu xét tại các khu vực khác thì hiện tại, việc thu gom rác thải tại các vùng nông thôn còn rất ít, tỷ lệ thu gom rác thải lớn nhất cũng chỉ đạt từ 19,8 - 29,2% như các huyện Thuận Thành ( Bắc Ninh), Ứng Hoà ( Hà Tây), còn tại Giao Thuỷ ( Nam Định), Bình Xuyên ( Vĩnh Phúc) tỷ lệ thu gom chỉ đạt từ 3,6 - 3,7% thực tế. Hệ thống thu gom chất thải rắn hiện đã bắt đầu hình thành, tuy nhiên vấn đề hiện nay là tài chính. Nếu như ở thành phố, người dân phải đóng một khoản phí hành tháng cho công ty vệ sinh và môi trường, thì ở nông thôn, do vấn đề tài chính, việc này không thể áp dụng được. Ở đa phần các vùng nông thôn hiện nay, không có một đội thu gom chuyên nghiệp nào hoạt động thường xuyên, các hình thức thu gom hiện tại chủ yếu là do hoạt động thu gom định kỳ của các tổ chức tại nông thôn như đoàn thanh niên hay hội phụ nữ. Các hoạt động này chỉ mang tính phong trào và không thể giải quyết triệt để vấn đề thu gom rác thải. Có thể lấy một ví dụ như ở khu vực 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định, được đầu tư một hệ thống thu gom và chôn lấp chất thải rắn hoàn chỉnh, tuy nhiên hệ thống này không hoạt động do không có kinh phí đóng góp từ người dân để duy trì lực lượng thu gom rác. Hệ thống xử lý chất thải rắn ở nông thôn đang trong quá trình xây dựng nhưng còn rất thiếu. Hình thức được sử dụng nhiều nhất là đốt hoặc chôn lấp. Không những thế, vị trí đổ rác thải hiện nay hầu hết không được khảo sát để tránh ảnh hưởng tới dân cư, nguồn nước. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu là tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường. Theo báo cáo Môi trường Việt Nam năm 2004 về quản lý chất thải rắn, hầu hết các xã đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túng trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài xã đã tổ chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy, gây lãng phí đất. Hố rác không có thành đắp lên cao gây sụt lún, mưa to nước tràn ngập gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không lót vải địa kỹ thuật hoặt lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm. Đối với riêng hệ thống xử lý chất thải nguy hại, chất thải có nguồn gốc cao phân tử (túi nilon hay cao su) hiện chưa có bất cứ hình thức xử lý hiệu quả nào tại nông thôn. Đối với loại chất thải này, cách làm duy nhất hiện tại ở nông thôn là đem đốt, tuy nhiên việc đem đốt này không được làm đúng quy trình đốt với lò hai ngăn, chúng được đem ra một chỗ trống và đốt ngoài trời, việc đốt này sinh ra một lượng lớn khí độc gây nguy hiểm trực tiếp cho người dân. Nguyên nhân Yếu tố thứ chính tác động đến tình hình chất thải rắn nông thôn như đã nói ở trên là vấn đề tài chính. Một yếu tố nữa đối với việc đổ thải của rác thải tại nông thôn là ý thức người dân chưa cao. Hiện tại đa phân người dân đã nhận thức được vấn đề rác thải, tác hại của nó, và có thể nói rác thải là vấn đề bức xúc trong dân chúng, tuy nhiên tình hình đổ thải vẫn tiếp tục diễn ra. Tại hầu hết các xã ở nông thôn hiện tại đều có các quy định cấm đổ rác thải bừa bãi, tuy nhiên tại các khu vực giáp danh, nơi không có sự quản lý chặt chẽ, đã trở thành bãi rác chung cho cả khu vực. Người dân cũng nhận thức được rõ ràng tác hại của bao bì thuốc trừ sâu đối với sức khỏe tuy nhiên việc vứt bừa bãi chúng trên đồng ruộng vẫn diễn ra, và hầu như không có biện pháp nào để giải quyết vấn đề này. Quản lí chất thải rắn nông thôn Việc đưa ra những biện pháp quản lí thích hợp đối với chất thải rắn nông nghiệp không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn về mặt môi trường mà còn tận dụng được giá trị vật chất và năng lượng một cách hiệu quả Phân loại chất thải tại nguồn Thu gom Vận chuyển Xử lí Chôn lấp Tái chế Hình 3: Chu trình quản lí chất thải Việc thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn nông nghiệp cần căn cứ vào nguồn phát sinh, căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, căn cứ vào mục đích sử dụng lại và các biện pháp xử lí chúng. Việc thu gom chất thải rắn nông nghiệp chia làm 2 nguồn chính: chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ Cần phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh căn cứ vào mục đích sử dụng để có những biện pháp thu gom thích hợp Thành phần chất thải có nhiệt trị cao như rơm, rạ, trấu…sử dụng cho mục đích đun nấu hoặc làm nhiên liệu cho phát điện Thành phần chất thải có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học tạo sản phẩm khí biogas và phân bón hữu cơ Việc thu gom, phân loại, vận chuyển cần tránh rơi vãi, không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông ( không phơi rơm, rạ trên lòng đường…) và chú ý không để tạo ra các ổ dịch bệnh phát sinh và nơi cư trú của các sinh vật có hại. Sau khi phân loại, chất thải rắn nông nghiệp được đưa tái chế hoặc tái sử dụng, còn một lượng chất thải rắn nông nghiệp cần phải xử lí Xử lí chất thải rắn nông nghiệp chia làm 3 nhóm phương pháp: xử lí bằng phương pháp sinh học, xử lí bằng phương pháp đốt, xử lí bằng phương pháp chôn lấp Phương pháp sinh học: Quá trình ủ sinh học tạo phân compost là phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến và có hiệu quả ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các phế phụ phẩm trong quá trình trồng trọt và thu hoạch, phân chuồng trong chăn nuôi…chứa các thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học tốt. Ảnh 4: Hầm biogas Việc xử lí chất thải nông nghiệp được thực hiện bởi quá trình ủ sinh học thu hồi khí biogas. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao và cải thiện đáng kể môi trường nông thôn: phân người tạo ra khí đốt cho gia đình, nguồn phân hữu cơ an toàn bón ruộng, nước thải túi ủ biogas dùng để nuôi tảo, thực vật phù du khác và làm thức ăn giàu dinh dưỡng khác cho cá. Hiện nay trên phạm vi cả nước có hàng triệu hầm biogas Phương pháp đốt mang lại giá trị kinh tế cao. Trước đây việc đốt không thu hồi nhiệt lượng khá phổ biến đặc biệt là ở Nam Bộ. Hiện tượng đốt chất thải nông nghiệp ngay trên đồng ruộng hiện nay đã lan ra cả những vùng thuộc đồng bắng sông Hồng. Việc đốt như vậy vừa không đem lại hiệu quả kinh tế vừa gây lãng phí, làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí. Đốt thu hồi nhiệt lượng ở quy mô nhỏ, các chất thải dễ cháy được sử dụng thay thế củi để đun nấu phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng năng lượng không cao vì các loại bếp đun còn thủ công, tổn thất nhiệt lớn, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm cục bộ trong không gian bếp đun chật hẹp. Do vậy đốt thu hồi nhiệt ở quy mô công nghiệp có hiệu quả cao hơn, năng lượng nhiệt trong quá trình đốt có thể sử dụng cho các lò hơi, lò sưởi, các thiết bị sấy và đặc biệt sản xuất nhiệt điện Phương pháp chôn lấp: đây là phương pháp đơn giản thường được sử dụng đối với chất thải sinh hoạt, cần phải có biện pháp kĩ thuật đảm bảo về vấn đề nước rác và khí bãi rác Xử lí chất thải rắn nông nghiệp nguy hại: cần phải có biện pháp quản lí và xử lí phù hợp để không gây ô nhiễm cho môi trường Hiện nay, những người dân chưa ý thức được tính nguy hại của những loại chất này nên chưa có ý thức thu gom để xử lí. Các loại chai lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu vẫn bị thải bừa bãi ra ngoài đồng ruộng sau khi đã qua xử lí. Để hạn chế tới mức thấp tác hại của chất thải này thì cần phải có biện pháp thu gom triệt để, tránh tiếp xúc trực tiếp với loại chất thải này. Phương pháp phổ biến để xử lí chất thải nguy hại là phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chất thải nguy hại và phương pháp trơ hóa ( đổ bê tông khối) rồi đem chôn lấp. Tuy nhiên các biện pháp xử lí loại chất thải nguy hại này đòi hỏi chi phí cao và quy phạm kĩ thuật nghiêm ngặt Quản lí chất thải rắn theo phương thức 3R 3R là viết tắt của 3 từ Reduce- Reuse-Recycle( Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) Mục tiêu của 3R là tối thiểu hóa lượng chất thải, từ đó: Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy thoái, giảm thiểu các thiệt hại đến môi trường. Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ tái chế và tái sử dụng. Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải. Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác, giảm sức ép lên các bãi chôn lấp rác đang bị quá tải Giảm thiểu Mô hình VAC ( vườn – ao – chuồng) là mô hình đã được áp dụng phổ biến ở nông thôn Việt Nam từ rất lâu. Đây là mô hình khá đơn giản, lại có hiệu quả giảm thiểu vì chất thải được tận dung tối đa theo một chu trình vòng khép kín chính vì vậy nên được khuyến khích tại các hộ gia đình ở nông thôn Hình 4: Mô hình VAC điển hình ở nông thôn Việt Nam Tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu và năng lượng Dùng rơm rạ để làm giá thể nuôi nấm rơm, làm vật liệu độn chuồng. Việc sử dụng lại về mặt năng lượng đối với chất thải nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt vì tiềm năng nhiệt lượng là rất lớn. Giá trị năng lượng của chất thải rắn nông nghiệp có thể thu hồi trực tiếp nhờ quá trình đốt cháy các thành phần chất thải hoặc thu hồi gián tiếp thông qua quá trình tạo khí mêtan Giải pháp cho việc đổ thải chất thải rắn nông thôn Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế. Đối với các hộ gia đình, trường học, trạm xá, chợ…ở nông thôn có thể sử dụng hố rác di động Hình 5: Hố rác di động Hố rác di động là loại hố rác đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém nhưng mang lại nhiều hiệu quả. Các hộ gia đình chỉ đầu tư ban đầu một nắp hố rác Nắp hố rác có thể sử dụng được nhiều lần mà không cần phải thay thế và sửa chữa. Nắp hố rác di động được thiết kế về cơ bản giống thùng rác ở các đô thị. Tuy nhiên, ở đây không có phần thùng vì phần thùng sẽ là hố đất đào với độ sâu từ 1,5m- 2m, kích thước bề mặt của hố phụ thuộc vào kích thước nắp hố rác. Có thể hình dung nắp hố rác di động là một thùng rác đô thị nhưng phần thùng đã được cắt ra và chỉ còn phần nắp . Nắp hố rác có thể là vật liệu composite không phân huỷ trong môi trường ẩm hoặc bằng nhựa cứng nắp hố rác di động có thể sử dụng được rất nhiều năm . Các hố rác sau khi đã chứa đầy phần nắp sẽ được di dời sang hố đào khác còn hố rác sẽ được lấp đất lại. Cứ như vậy nắp hố rác này có thể di chuyển khắp vườn và sử dụng được nhiều lần . Với loại hố rác di động này người sử dụng chỉ nên bỏ các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ để sau này tận dụng làm nguồn phân cho cây trồng, tránh bỏ các loại rác khó phân huỷ như các loại chai lọ, đồ hộp, bao túi nylon mà cần tách riêng ra để tận dụng và xử lý. Hố rác đã đầy sau một thời gian được chôn lấp tận dụng làm nguồn phân trồng các loại cây ăn quả lâu năm và cây cảnh đều rất tốt. Ủ 2 – 3 tháng rồi có thể trồng cây lên hoặc mang đi bón ruộng. Có thể bổ sung phân gà, nước tiểu vào hố để nhanh phân hủy. Trước khi lấp đất, rải 1 lớp vôi bột lên trên. Về ưu điểm: nắp hố rác di động cho vùng nông thôn rất đơn giản, rẻ tiền và dễ sử dụng, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người dân nông thôn. Đặc biệt là vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được thực hiện ngay tại từng hộ gia đình. Bộ mặt nông thôn sẽ được cải thiện, ngăn cách giữa nông thôn và thành thị trong vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được xoá dần. Tuy nhiên, nắp hố rác di động cũng có hạn chế là chỉ thực hiện được ở các hộ gia đình có diện tích vườn rộng. Chất thải rắn có thể được thu gom từ các ngõ không có vỉa hè. Trong các ngõ đó, các xe cơ giới không thể đi vào, nên hệ thống đơn giản bằng tay được áp dụng. Một xe đẩy hoặc xe kéo đi từng nhà để thu gom rác, như ở các cộng đồng tương tự khác, chứng tỏ một hệ thống đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả và khả thi, có thể quản lý bởi cộng đồng địa phương. Trong các đường giao thông khác với đường vào dễ dàng hơn, hệ thống thu gom chính đến từng nhà có thể dựa vào hoặc là hệ thống xe đẩy hoặc xe cơ giới trực tiếp cũng thích hợp cho vận chuyển rác. Xe đẩy vận hành bằng tay không thích hợp cho khoảng cách vận chuyển dài. Một hệ thống trạm trung chuyển cho rác thải trong từng xã sẽ được thiết lập và vận hành trong các cách thích hợp. Xe công nông đơn giản, được thiết kế để chở được khoảng 1 tấn rác, hoặc xe máy có thùng kéo được coi là thích hợp hơn để vận chuyển rác thải. Các xe công nông là tương đối rẻ, chi phí cho vận chuyển thấp, và công việc thu gom thấp và việc sửa chữa không phức tạp và các xe cơ giới sẽ không có vấn đề gì khi chạy trong điều kiện của đường/ngõ trong các xã. Do lượng rác phát sinh nhỏ trong từng xã và người thu gom có thể cả thu gom rác bằng xe đẩy và vận chuyển. Cần thiết lập các phương tiện trung chuyển cho các thu gom đầu tiên ở từng xã. Mỗi thôn cần có một hố rác hoặc bể chứa rác. Ảnh 5:Hố rác ở nông thôn Nơi đây sẽ là nơi tập trung đổ rác của thôn. Sau 1 tuần hoặc nửa tháng, lượng rác đầy thì mang đến bãi rác quy định. Đối với rác ngoài đồng nên xây dựng bể nổi nhỏ ở những chỗ thuận lợi cho việc thải rác như lối ra của cánh đồng. Mọi chai lọ, túi ni lông, hộp thuốc trừ sâu phun xong được gom đổ vào đó, khi nào nhiều thì mang đi đổ hay xử lý Thành lập các tổ thu gom rác có thể là do các đoàn thể đảm nhiệm như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và chọn ngày thứ bảy tình nguyện để thu gom và làm sạch đường làng ngõ xóm. Song một yếu tố quan trọng cho thu gom rác thải nông thôn là chính quyền xã và huyện cần có kinh phí để duy trì cho hoạt động này thường xuyên như chi phí mua phương tiện vận chuyển, dụng cụ thu gom, bảo hộ... Đồng thời mỗi xã cần xây dựng một nơi đổ rác cho nhân dân trong quy hoạch xây dựng của địa phương mình. Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m. Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp. Rác thải sau khi được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm rồi lại đầm nén. Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải. Một số mô hình thu gom và xử lí rác thải đã được áp dụng ở các vung nông thôn Mô hình thu gom và xử lí rác ở vùng nông thôn Thái Bình Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế. Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng mô hình trên như: thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, xã Thuỵ Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thuỵ... Đến nay đội vệ sinh môi trường tại các thôn, xã này đi vào hoạt động ổn định, các đội viên đều tự nguyện, nhiệt tình vừa làm vừa tuyên truyền vận động để mọi người hiểu và ủng hộ cùng tham gia. Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã nhận thức được nhu cầu cấp bách của việc thu gom rác thải, kịp thời đề ra các chủ trương, quyết định về quy mô, hình thức tổ chức, mức đóng góp của nhân dân. Điều quan trọng là phải lựa chọn mô hình phù hợp, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng mô hình, quy hoạch hợp lý bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Ngoài ra cần tạo được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người Cao tuổi...) cùng tham gia vào các phong trào hoạt động gìn giữ, bảo vệ môi trường tại địa phương. Mô hình thu gom và xử lí rác tại Cẩm Giàng – Hải Dương Cẩm Giàng là huyện đầu tiên trong tỉnh Hải Dương xây dựng và triển khai đề án “Thu gom, xử lý rác thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn” ngay từ đầu năm 2007. Việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn đã được thực hiện thí điểm ở tất cả các thôn thuộc thị trấn Lai Cách, các xã Tân Trường và Cẩm Văn. Mỗi thôn khoảng 300 hộ đã thành lập một tổ thu gom, xử lý rác thải gồm 3 lao động và xây dựng một hố chôn rác sâu 3m, rộng khoảng 1.000m2 và cách xa khu dân cư tối thiểu 500m. Từng thôn xóm lại căn cứ nhu cầu của dân để quy định số buổi thu gom rác trong tuần. Ở các xã còn lại, mỗi xã chọn một thôn làm thí điểm. Không phải chờ đến khi dự án này được triển khai, nhiều năm qua, thị trấn Lai Cách đã có đội ngũ thu gom rác thải cho khu vực trung tâm thị trấn (10 lao động). Đội thu gom rác hoạt động theo cơ chế tự quản, lấy thu bù chi. Mức thu thông thường là 3.000 đồng/ hộ/ tháng. Các hộ kinh doanh buôn bán nộp 5.000-10.000 đồng/ tháng và các cơ quan, đơn vị nộp 25-30.000 đồng/ tháng. Nay thực hiện đề án, được hỗ trợ thêm kinh phí, đội ngũ thu gom rác có điều kiện thu gom rác đến tất cả các thôn. Thực hiện mô hình ở xã Cẩm Văn - một trung tâm giết mổ gia súc, huyện Cẩm Giàng đang nỗ lực giải quyết cả vấn đề rác thải và nước thải từ gia súc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Một nội dung của Đề án được người dân quan tâm là lựa chọn vị trí xây dựng hố chôn lấp rác, kinh phí xây dựng, chôn lấp rác theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo vệ sinh môi trường bền vững. Đề án này còn lồng ghép tuyên truyền để mỗi người dân có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Huyện Cẩm Giàng đã đầu tư hơn 60 triệu đồng đặt mua 25 xe cải tiến bánh hơi chở rác, dụng cụ lao động và bảo hộ lao động để cấp cho các tổ thu gom rác. Mức thu hàng tháng mỗi hộ 2.500 đồng/ buổi là phù hợp, được các địa phương và người dân đồng tình ủng hộ. Tài liệu tham khảo GS.TS. Nguyễn Đình Hương ( chủ biên). Giáo trình kinh tế chất thải rắn. NXB Giáo Dục Lê Văn Khoa, Tiếp cận nghiên cứu môi trường nông thôn Việt Nam, Khoa Môi trường, trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2004 về chất thải rắn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việt Nam Môi trường và Cuộc sống, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Một số trang web Một số luận văn tốt nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất thải rắn nông thôn.DOC
Luận văn liên quan