Chuyên mục: Luật hình sựTrường: ĐH Luật Hồ Chí MinhLoại: Đề tài tốt nghiệpFile: docTrình độ: Đại họcSố trang: 50
Lời mở đầu
“Khởi tố vụ ỏn hỡnh sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hỡnh sự, trong đó cơ quan cú thẩm quyền xỏc định cú hay khụng cú dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khụng khởi tố vụ ỏn.”. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giỏo trỡnh Luật tố tụng hỡnh sự Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà N?i 2006, tr. 235.
* Khởi tố vụ ỏn hỡnh sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hỡnh sự
Khởi tố vụ ỏn hỡnh sự là giai đoạn mở đầu quỏ trỡnh tố tụng và là giai đoạn tố tụng độc lập bởi giai đoạn này cú nhiệm vụ riờng mang đặc thự về chủ thể tố tụng, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. Chủ thể cú quyền khởi tố vụ ỏn hỡnh sự là những cơ quan cú thẩm quyền theo quy định của BLTTHS 2003. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ ỏn hỡnh sự là xỏc định cú hay khụng cú dấu hiệu tội phạm để từ đó ra quyết định khởi tố hay khụng khởi tố vụ ỏn hỡnh sự – những văn bản tố tụng đặc trưng của giai đoạn này. Tuy nhiờn, tớnh độc lập của giai đoạn khởi tố vụ ỏn cũng như cỏc giai đoạn khỏc trong quỏ trỡnh tố tụng chỉ mang tớnh tương đối, giữa chỳng cú mối quan hệ qua lại, tỏc động lẫn nhau; giai đoạn trước là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước. Quyết định khởi tố vụ ỏn là cơ sở phỏp lý đầu tiờn để thực hiện cỏc hoạt động điều tra. Khi chưa cú quyết định khởi tố vụ ỏn thỡ khụng được tiến hành cỏc hoạt động điều tra cũng như ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn Trừ trường hợp khám nghiệm hiện trường để thu thập dấu vết tội phạm; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và khám xét trong các trường hợp này. Quyết định khởi tố vụ ỏn làm phỏt sinh quan hệ phỏp luật TTHS giữa cơ quan cú thẩm quyền, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng.
kết cấu gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật TTHS Việt Nam
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của chế định này
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có đủ 4 yếu tố cấu thành và khi đã là tội phạm rồi thì lúc đó mới có người bị hại trong vụ án hình sự". . Đinh Văn Quế, Pháp luật hình sự thực tiễn và xét xử, NXB Lao động xã hội, 2003
Bên cạnh ba dấu hiệu luật định thì xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong TTHS khi họ được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận là người bị hại thông qua hành vi triệu tập họ đến khai báo với tư cách người bị hại. Trong nhiều trường hợp, hành vi phạm tội không bị phát hiện và xử lý hoặc không xác định được người bị thiệt hại thì mặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra nhưng người đó cũng không thể trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.
b. Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.. Sau đây gọi là người đại diện hợp pháp của người bị hại,
So với Điều 88 BLTTHS 1988, Điều 105 BLTTHS 2003 có quy định thêm một chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Đây được coi là một tiến bộ trong kỹ thuật luật pháp. Không phải tất cả những người đại diện hợp pháp của người bị hại đều có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Thứ nhất, khi người bị hại là người chưa thành niên. "Những người bị hại chưa thành niên là những người theo quan điểm lập pháp của chúng ta chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ chưa ý thức được một cách đầy đủ những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình”.. Viện Khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tư pháp, tr. 218.
Do đó, việc người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hợp lý.
Thứ hai, khi người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 sử dụng thuật ngữ "[người bị hại] có nhược điểm về tâm thần" là không chính xác vì trên thực tế, người bị hại có thể trong tình trạng tâm thần hoặc có nhược điểm về tâm thần. Nhược điểm về tâm thần là hạn chế trong việc nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Còn trong trường hợp người bị hại hoàn toàn không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì phải xác định là người bị hại tâm thần chứ không phải là người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Những người bị hại tâm thần hoặc có nhược điểm về tâm thần bị hạn chế về khả năng hoặc không có khả năng tự thể hiện được ý chí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, khi người bị hại là người có nhược điểm về thể chất. Người có nhược điểm về thể chất là những người bị khuyết tật về thể chất như bị mù, bị câm, bị điếc… Nhược điểm này tuy không làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bị hại nhưng có thể làm cho người bị hại không thể hiện được hoặc thể hiện không đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
2.1.2. Các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định 11 trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại:
a. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.404.
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS như: dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại (điểm a), thực hiện hành vi nhiều lần đối với cùng một người hoặc với nhiều người (điểm c)… Mức hình phạt cao nhất đối với những trường hợp phạm tội thuộc khoản này là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Như vậy, đây là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, có thể giải quyết bằng bồi thường dân sự hoặc biện pháp khác… Do đó, pháp luật quy định đối với những trường hợp này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
b. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
So với hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Điều 104 – BLHS, thì hậu quả của tội phạm này ở mức nghiêm trọng hơn (tỉ lệ thương tật là từ 31% trở lên). Tuy nhiên, đây lại là hậu quả của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Xem Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.380
- do lỗi của người bị hại nên pháp luật hình sự quy định đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và chế tài áp dụng cho những trường hợp phạm tội ở khoản 1 có thể là hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm. Vì vậy mà BLTTHS 2003 quy định đây là một trong những trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
c. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 106 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 BLHS, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước hoặc của tổ chức…nhưng do vượt quá giới hạn phòng vệ cho phép. Người bị hại là người có lỗi vì họ đã gây ra tình huống nguy hiểm trước. Do đó, mặc dù hậu quả của hành vi nguy hiểm là nghiêm trọng nhưng chủ thể tội phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại
d. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được hiểu là hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Xem Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, NXB Chính trị quốc gia, tập II, quyển 1, tr.88.
Hành vi này do chủ thể tội phạm thực hiện với lỗi vô ý, vi phạm các quy tắc đảm bảo an toàn về sức khoẻ con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tỷ lệ thương tật tối thiểu là 31% và phải là hậu quả của hành vi phạm tội. Mức hình phạt cao nhất của tội phạm này là đến hai năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án từ người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
đ. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 BLHS: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý; họ không cố tình và cũng không có mâu thuẫn với người bị hại. Họ không mong muốn hậu quả xảy ra.
Quy tắc an toàn trong trường hợp này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Do đó, đòi hỏi chủ thể phải có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ các quy tắc này. Đây được xem là trường hợp phạm tội nặng hơn so với trường hợp phạm tội do vô ý được quy định tại Điều 108 BLHS. Chính vì vậy, khung hình phạt của tội này được quy định nặng hơn. Mức hình phạt cao nhất có thể đến ba năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Tuy nhiên, tội phạm này vẫn thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003.
e. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS: Tội hiếp dâm. Tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.415
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi giao cấu với phụ nữ trái ý muốn của họ bằng các thủ đoạn: dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất để đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân như xô ngã, bóp cổ nạn nhân…); đe doạ dùng vũ lực (đe doạ gây thương tích, đe doạ giết…) nhằm làm tê liệt ý chí của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được (người phụ nữ bị ốm, bị say rượu…); thủ đoạn khác (cho dùng chất gây mê, lợi dụng sự kém hiểu biết…).
Điều 111 BLHS quy định 3 khung hình phạt. Chỉ khi nào tội phạm thuộc khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 (có mức hình phạt là từ hai đến bảy năm tù) thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền yêu cầu khởi tố vụ án.
f. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLHS: Tội cưỡng dâm. Tội cưỡng dâm là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.421.
Người phạm tội có hành vi ép buộc bằng các thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Người bị hại là người phụ nữ bị lệ thuộc (sự lệ thuộc về công tác, về kinh tế, nuôi dưỡng, tôn giáo) hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách (hoàn cảnh khó khăn, éo le…). Các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là đe doạ hoặc hứa hẹn… Từ đó, người phụ nữ buộc phải giao cấu trong khi mình không muốn.
Điều 113 BLHS quy định ba khung hình phạt. Những tội phạm quy định ở khoản 1 (mức hình phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù) chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại.
g. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 121 BLHS: Tội làm nhục người khác. Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.431.
Hình thức biểu hiện của hành vi làm nhục người khác rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thoá mạ, xỉ nhục, hạ thấp danh dự, chửi bới nhạo báng, xúc phạm đến nhân phẩm nhưng cũng có thể là các hành vi, cử chỉ… có tính chất bỉ ổi, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể được thực hiện một cách trực tiếp, công khai trước mặt người bị hại hoặc có thể được thực hiện gián tiếp thông qua những người khác.
Điều 121 BLHS quy định hai khung hình phạt, trong đó khung cơ bản được quy định tại khoản 1 có mức hình phạt cao nhất là hai năm tù áp dụng đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng. Với những trường hợp phạm tội thuộc khoản này, nếu không có yêu cầu khởi tố từ phía người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.
h. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS: Tội vu khống
Tội vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi phạm tội của tội này có ba dạng: hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (như đưa ra các thông tin không đúng sự thật, thông tin có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…); hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xâm phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (người thực hiện hành vi không tự đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng có hành vi loan truyền tiếp những thông tin mà người khác đã đưa đến); hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Khung cơ bản của tội này được quy định tại khoản 1 có mức hình phạt cao nhất là đến hai năm tù, áp dụng cho trường hợp ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng. Trong trường hợp này, khi có yêu cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án.
i. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 131 BLHS: Tội xâm phạm quyền tác giả
Tội phạm xâm phạm quyền nhân thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm được pháp luật bảo vệ.
Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm các dạng hành vi: chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh tác giả trên các tác phẩm; sử dụng bất hợp pháp nội dung của tác phẩm; công bố, phổ biến bất hợp pháp các tác phẩm.
Các hành vi trên cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc khi người thực hiện đã bị xử lý về hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về loại hành vi này.
Khoản 1 Điều 131 BLHS ngoài quy định về các dạng hành vi phạm tội còn quy định về khung hình phạt cơ bản với mức hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
k. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tội phạm cũng xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ bất hợp pháp) hoặc sử dụng bất hợp pháp (sử dụng không được sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng trong trường hợp pháp luật cấm) các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…. Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Hành vi trên cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Điều 171 quy định hai khung hình phạt, trong đó tại khung cơ bản (khoản 1) quy định hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Trong trường hợp này, người bị hại có thể yêu cầu khởi tố vụ án để pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mình.
Như vậy, 11 trường hợp phạm tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ hầu hết là những tội phạm ít nghiêm trọng. Điều 8 – BLHS quy định: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất đối với tội ấy là đến ba năm tù”
(mức hình phạt cao nhất có thể là phạt tiền, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến hai hoặc ba năm), xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp của người bị hại và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chủ thể thực hiện tội phạm này có thể là những người có mối quan hệ với người bị hại như người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Chính vì vậy việc khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm trong các trường hợp này có thể gây thêm những tổn thất về tinh thần cho người bị hại. Do đó, pháp luật quy định đối với các trường hợp trên chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại. Quy định này tạo điều kiện cho người bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội giải quyết sự việc với nhau bằng con đường thoả thuận, hoà giải. Người bị hại vừa được đền bù một phần mất mát xảy ra, vừa giữ được tình cảm gia đình, bạn bè, đồng thời giữ kín những chuyện đời tư của mình.
Tuy nhiên, pháp luật cho phép sự thể hiện ý chí của người bị hại trong việc tự giải quyết các sự việc gây thiệt hại cho chính mình cũng chỉ trong giới hạn mà xã hội chấp nhận được. Vì vậy, nếu như các tội phạm nói trên có tình tiết thuộc các khung tăng nặng của điều luật tương ứng (khoản 2, 3, 4) thì cơ quan tiến hành tố tụng sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm sẽ quyết định khởi tố vụ án mà không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp này hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến lợi ích cá nhân người bị hại một cách nghiêm trọng mà còn gây nguy hại lớn cho xã hội. Việc khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp này là cần thiết để góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật.
2.1.3. Hình thức, thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại
Thứ nhất, về hình thức yêu cầu khởi tố. BLTTHS 2003 không có quy định về vấn đề này, nhưng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Quốc phòng ngày 07/09/2005 thì "yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện thể hiện bằng đơn yêu cầu có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; nếu người bị hại hoặc người đại diện đến trực tiếp trình bày thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố và yêu cầu họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản do Viện kiểm sát lập phải được chuyển ngay cho cơ quan điều tra để xem xét vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án". Như vậy, yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp phải được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói đã được cơ quan có thẩm quyền ghi lại thành văn bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại mới được xem là yêu cầu đúng pháp luật. Với quy định này có thể hiểu pháp luật muốn người có quyền yêu cầu khởi tố phải trực tiếp thể hiện ý chí của mình và chịu sự ràng buộc nhất định với yêu cầu đó.
Thứ hai, thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án. Đây là một vấn đề mà cả BLTTHS 1988 và BLTTHS 2003 đều không có quy định. Tuy nhiên theo tinh thần của khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003, thời điểm xuất hiện yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp của người bị hại phải có trước thời điểm ra quyết định khởi tố "chứ không thể cho thời điểm yêu cầu của người bị hại phải xuất hiện chậm nhất là cùng thời gian với việc quyết định khởi tố vụ án". Lê Sỹ Quế, Những khó khăn khi áp dụng Điều 88 B.L.T.T.H.S, Tạp chỉ TAND số 1/1996, tr.28
vì cơ quan tiến hành tố tụng "chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại…". Đây là một quy định có tính chất bắt buộc đối với cơ quan có thẩm quyền khởi tố. Còn nếu quyết định khởi tố vụ án rồi sau đó mới bổ sung yêu cầu của người bị hại thì chế định "khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại" sẽ không có ý nghĩa.
2.1.4. Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, khi đã được cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý và giải quyết thì hậu quả pháp lý đặc trưng nhất, đó là "người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà" (khoản 3 Điều 51 BLTTHS 2003). Việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên toà được xem là hậu quả pháp lý đặc trưng vì nó chỉ phát sinh khi yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại được chấp nhận và cũng chỉ có một chủ thể duy nhất trong số những người tham gia tố tụng được trình bày lời buộc tội đó là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Còn nếu vụ án không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ thì những chủ thể này sẽ không được trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
Lời buộc tội của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp là việc họ bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình, họ tự phán xét hành vi phạm tội và mong muốn kẻ phạm tội phải bị trừng phạt ở mức độ phù hợp với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đa số, người bị hại luôn luôn mong muốn kẻ phạm tội phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất, nhưng cũng có trường hợp người bị hại trình bày lời buộc tội thể hiện sự khoan dung, tha thứ đối với hành vi của kẻ phạm tội và mong muốn Toà án xử nhẹ cho người phạm tội. Lời buộc tội của người bị hại thường chỉ là yêu cầu Hội đồng xét xử giải quyết vụ án đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho họ mà không dựa trên sự phân tích đánh giá chứng cứ. Lời buộc tội của người bị hại mang tính chủ quan, họ trình bày dựa trên cảm tính. Do đó, lời buộc tội của người bị hại chỉ có tính chất tham khảo để từ đó, Hội đồng xét xử ra phán quyết hợp tình, hợp lý.
Khác với lời buộc tội của người bị hại, lời luận tội "là lời trình bày của kiểm sát viên phân tích tội trạng, đề nghị kết tội bị cáo sau khi việc xét hỏi đã kết thúc".. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2006, tr. 427
Trong lời luận tội của kiểm sát viên bao gồm những vấn đề như phân tích đánh giá toàn diện những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà, các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điều, khoản của BLHS; loại và mức hình phạt… Mục đích của lời luận tội là làm rõ tính chất, thủ đoạn của hành vi phạm tội; mục đích động cơ phạm tội; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; hậu quả của hành vi phạm tội để thấy rõ quá trình phạm tội cũng như bản chất của tội phạm mà bị cáo đã thực hiện. Lời luận tội có ý nghĩa pháp lý và giáo dục cao liên quan đến quyền, lợi ích vật chất, tinh thần của người bị hại; ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan, từ đó giúp Hội đồng xét xử ra bản án có căn cứ, hợp pháp, góp phần tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân thông qua việc xét xử tại phiên toà.
Về thời điểm người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội tại phiên toà thì BLTTHS 2003 lại không quy định. Theo mục I.7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, "việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà phải thực hiện theo đúng quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự về phiên toà sơ thẩm; do đó, việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà được thực hiện theo trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên toà quy định tại Điều 217 của Bộ luật tố tụng hình sự". Như vậy, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội và bị cáo hoặc người bào chữa của bị cáo trình bày lời bào chữa.
Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm trực tiếp xâm hại. Họ là người biết rõ về các tình tiết của sự việc, do đó sự có mặt của họ tại phiên toà là cần thiết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 191 BLTTHS 2003, "nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử". Như vậy, khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Tuy nhiên, đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sự có mặt của họ là bắt buộc bởi sự vắng mặt đó ảnh hưởng đến quá trình xét xử cũng như việc ra bản án, quyết định của Hội đồng xét xử vì nó liên quan đến việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội. Hay nói cách khác, nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà.
2.2. RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.2.1. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
a. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định: "Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ".
Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu là "người đã yêu cầu khởi tố". Người đã yêu cầu khởi tố có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
So với quy định tương ứng trong BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 đã quy định thêm một chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Nhưng đây là hệ quả của việc BLTTHS 2003 bổ sung thêm một chủ thể cũng có quyền yêu cầu khởi tố vụ án, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Từ đó, có thể thấy, đây chỉ đơn thuần là sự cải thiện trong kỹ thuật lập pháp còn xét về nội dung, quy định này là một quy định cứng nhắc, vì nếu hiểu theo đúng quy định của điều luật thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại khi đã yêu cầu thì chỉ họ mới có quyền rút yêu cầu của mình và họ cũng không có quyền rút yêu cầu của chủ thể khác.
b. Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Trong BLTTHS 1988, tại khoản 2 Điều 88 cũng quy định về thời điểm người bị hại được quyền rút yêu cầu của mình, đó là "trước ngày mở phiên toà". Vậy phiên toà ở đây là phiên toà là phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm? Chính quy định mang tính chất chung chung như vậy đã dẫn đến những khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án, bởi người bị hại có thể rút yêu cầu ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Khắc phục tình trạng trên, khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 đã quy định rất rõ thời điểm người có quyền yêu cầu khởi tố được rút yêu cầu của mình, đó là "trước ngày mở phiên toà sơ thẩm". Như vậy, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu vào thời điểm ngay sau khi yêu cầu, trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sở thẩm. Thời điểm cuối cùng người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu là trước ngày mở phiên toà sơ thẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không có quyền rút yêu cầu của mình tại phiên toà sơ thẩm và các giai đoạn sau của quá trình tố tụng. Quy định này có phần chặt chẽ và hợp lý bởi "phiên toà sơ thẩm xét xử trên cơ sở có yêu cầu của người bị hại và bị Viện kiểm sát truy tố. Còn phúc thẩm là xét xử do có kháng cáo người người bị hại, bị cáo hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát; Giám đốc thẩm, tái phẩm là thủ tục xét lại vụ án khi có kháng nghị của Chánh án TAND hoặc Viện trưởng VKSND có thẩm quyền theo luật định".. Nguyễn Văn Tùng, Về Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí TAND ,tr.1
2.2.2. Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án trong một số trường hợp. Yêu cầu của họ dẫn đến hậu quả pháp lý là vụ án sẽ được khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung nếu yêu cầu đó là đúng pháp luật. Nhưng sau đó, do sự tác động tích cực từ phía gia đình, bạn bè… hoặc vì lý do cá nhân mà họ rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà xét xử sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ và trong trường hợp này theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLTTHS 2003 người bị hại phải nộp tiền án phí.
Vụ án được đình chỉ thì mọi hoạt động tố tụng sẽ chấm dứt. Việc vụ án được đình chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu vừa thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với ý chí của người bị hại, vừa thể hiện sự tha thứ của người bị hại đối với người phạm tội.
Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS 1988 thì có thể hiểu chỉ Viện kiểm sát hoặc Toà án mới có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu vì chỉ có hai cơ quan này được quyền tiếp tục tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu nhưng vụ án lại thuộc "trường hợp cần thiết". Còn khi áp dụng vào thực tiễn, giữa các địa phương đã không có sự thống nhất với nhau. Có địa phương thì khi người bị hại rút yêu cầu, cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án là Viện kiểm sát; ở địa phương khác thì cơ quan đó là Toà án; nhưng cũng có địa phương "các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất rằng quyền đó là của cả 3 cơ quan theo nguyên tắc hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý thì cơ quan đó sẽ ra quyết định đình chỉ".. Lê Văn Minh, Thẩm quyền đình chỉ các vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại,Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2001, tr.51
Bên cạnh đó, BLTTHS 1988 cũng không quy định việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án là một căn cứ để đình chỉ nên đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, đùn đẩy nhau trong việc ra quyết định đình chỉ vụ án vì không có căn cứ pháp luật. Có ý kiến cho rằng "đình chỉ vụ án theo Điều 88 BLTTHS chỉ là quy định riêng biệt, do đó, chỉ cần căn cứ vào Điều 88 để đình chỉ vụ án".. Hồ Thị Hạnh, Vấn đề đình chỉ điều tra khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2003, tr.22
Ý kiến này chưa thực sự hợp lý vì Điều 88 BLTTHS 1988 quy định về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và điều kiện để được đình chỉ vụ án chứ không phải quy định về đình chỉ vụ án. Theo đó, điều kiện để đình chỉ vụ án là người bị hại rút yêu cầu của mình. Như vậy, "điều kiện này chỉ mang tính chất quy định về nội dung, khi đã đáp ứng điều kiện này thì vấn đề đình chỉ vụ án phải dẫn chiếu đến một điều luật cụ thể quy định về những căn cứ để đình chỉ vụ án tương ứng với thẩm quyền cơ quan nào được đình chỉ vụ án". . Tài liệu đã dẫn, tr.22
Tuy nhiên, khi xem xét đến các Điều 139 (đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra), điều 143b (đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố), Điều 155 BLTTHS 1988 (đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử) lại không thấy quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu, nhưng các điều luật trên cũng không "cấm" cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ đối với các trường hợp này.
Theo quy định của BLTTHS 2003, chúng ta có thể căn cứ vào thời điểm người đã yêu cầu rút yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra văn bản tố tụng cần thiết và phù hợp với thẩm quyền của mình. Nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu ngay sau khi yêu cầu thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải ra văn bản huỷ quyết định khởi tố vụ án. Trong giai đoạn điều tra, khi cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định khởi tố vụ án và đang tiến hành hoạt động điều tra để làm rõ hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội thì người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 BLTTHS 2003, Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Còn trong trường hợp người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn truy tố và chuẩn bị xét xử thì theo quy định của BLTTHS 2003, khi “có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105… của Bộ luật này” thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (khoản 1 Điều 169), Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án (Điều 180). Như vậy, bên cạnh việc kế thừa các căn cứ đình chỉ vụ án được quy định trong BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 còn quy định thêm một căn cứ đình chỉ vụ án, đó là người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Sự bổ sung này vừa chỉ ra căn cứ để đình chỉ vụ án, vừa ghi nhận thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố và Thẩm phán trong giai đoạn xét xử vào trước ngày mở phiên toà sơ thẩm.
Qua đây có thể thấy, các quy định của BLTTHS 2003 đã khắc phục được sự lúng túng, đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc ra quyết định đình chỉ khi người đã yêu cầu rút yêu cầu, cũng như tránh được tình trạng chồng chéo về thẩm quyền đã xảy ra trước đây.
Như chúng ta đã biết, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lấy lợi ích của người bị hại làm trung tâm nên trong trường hợp việc rút yêu cầu khởi tố của người bị hại không đảm bảo lợi ích cho họ thì cơ quan tiến hành tố tụng thì vẫn có thể tiến hành các hoạt động tố tụng để đảm bảo quyền lợi cho họ.
Theo khoản 2 Điều 88 BLTTHS 1988, căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu là vụ án phải thuộc "trường hợp cần thiết". Vậy "trường hợp cần thiết" là trường hợp nào?
Đa số các quan điểm đưa ra đều cho rằng những trường hợp cần thiết bao gồm: "người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức hoặc bị mua chuộc, lừa phỉnh". Quốc Việt, Vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, tạp chí TAND, số 5/1990, tr.13.
hoặc " người bị hại là người lệ thuộc vào bị can (bị cáo)";. Tài liệu đã dẫn, tr.13.
hoặc "vụ án đã gây phức tạp đến tình hình chính trị của địa phương". Nguyễn Sơn, Thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án hình sự theo Điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND, số , tr.7.
... Nhưng đây chỉ là quan điểm của cá nhân; còn BLTTHS 1988 không quy định, thậm chí cho đến trước khi BLTTHS 2003 có hiệu lực vẫn không có văn bản nào hướng dẫn "thế nào là trường hợp cần thiết". Chính vì vậy, đã dẫn đến sự nhận thức và áp dụng điều luật một cách tuỳ tiện giữa các cơ quan có thẩm quyền. Có trường hợp, khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì Viện kiểm sát cho vụ án thuộc trường hợp cần thiết, nhưng Toà án lại không cho là như vậy và ngược lại… Để khắc phục tình trạng trên, BLTTHS 2003 chỉ quy định một căn cứ duy nhất đó là khi xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Với quy định này có thể hiểu khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu trái với ý muốn chủ quan của họ thì các cơ quan này vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động của mình. Quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 tạo ra sự áp dụng pháp luật thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đề cao tính nghiêm minh của pháp luật. Yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự là một quy định mới trong BLTTHS 2003 và đó cũng là hậu quả pháp lý của việc người đã yêu cầu rút yêu cầu trái ý muốn. Trước đây, BLTTHS 1988 đã không quy định quyền được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự cho người bị hại, nhưng cũng không có quy định nào không cho người bị hại thực hiện quyền này. Người bị hại hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án cũng như rút yêu cầu của mình, thậm chí họ yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự mà trước đó họ đã rút yêu cầu. Còn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, họ hoàn toàn bị động trước những yêu cầu của người bị hại họ phải tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng bởi không có căn cứ pháp luật để từ chối giải quyết. Hay trong trường hợp người bị hại cứ yêu cầu khởi tố vụ án rồi lại rút yêu cầu, sau đó lại yêu cầu khởi tố lại thì vụ việc đến lúc nào mới được giải quyết? Chẳng nhẽ cơ quan tiến hành tố tụng cứ chạy theo yêu cầu của người bị hại. Điều này vừa gây khó khăn cho quá trình tố tụng, vừa gây lãng phí về thời gian và vật chất của Nhà nước.
Trước những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, khoản 2 Điều 105 BLTTHS quy định "người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại". Quy định này đã phần nào tạo ra sự chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị hại; đồng thời, tránh việc người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài quá trình tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người bị hại có quyền yêu cầu lại đó là trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, việc người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức vừa là căn cứ để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án, vừa là điều kiện để người bị hại được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự. Quy định này tạo ra sự thống nhất, vừa đảm bảo sự chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, vì khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án không xác định được người đã yêu cầu rút yêu cầu là do ép buộc, cưỡng bức thì họ phải ra quyết định đình chỉ, và như vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, người bị hại phải chứng minh được việc rút yêu cầu của họ là do trái ý muốn. Có như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng mới đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị hại.
PHẦN KẾT LUẬN
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại không phải là một chế định có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại một cách toàn diện và hữu hiệu nhất. Chế định này tự nó cũng không thể phát huy hiệu quả nếu không được nhận thức và áp dụng đúng đắn. Trong thời gian gần 20 năm (1988- 2007), kể từ khi được quy định cho đến nay, chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nhìn chung phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta. Chính vì vậy, việc xây dựng, nhận thức và thực hiện đúng những quy định của BLTTHS về chế định này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thi hành chính sách hình sự của Nhà nước ta, đồng thời có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội, góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhân dân. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đời sống của người dân đang được nâng cao thì quyền và lợi ích của họ càng phải được nhà nước và pháp luật quan tâm, bảo vệ. Vì vậy, khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong BLTTHS 1988 và 2003 đã trở thành cơ sở để người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người mà mình đại diện. Tuy nhiên, do quy định của pháp luật còn hạn chế, thiếu sót đã dẫn đến sự nhận thức và áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng còn có vướng mắc, khó khăn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại đã không được bảo đảm. Do đó, cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại để giúp cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ và bảo vệ quyền lợi cho người bị hại một cách tốt nhất.
Lựa chọn đề tài “Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật TTHS Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi bằng kiến thức và khả năng của mình đã tìm hiểu các quy định của pháp luật về chế định này, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của chế định. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của tác giả nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét, đánh giá của thầy, cô giáo và các bạn đề chúng tôi hoàn thiện các đề xuất của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
BLDS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.
BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999.
BLTTHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1988
BLTTHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003.
BLHS Nhật Bản
BLTTHS Liên bang Nga
BLTTH Trung Quốc 1994.
Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB tư pháp, Hà Nội 2006.
Bộ Tư pháp - Viện khoa học nghiên cứu pháp lý, Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006.
Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003.
Báo Pháp luật, số ra ngày 18/3/2006.
Nguyễn Hữu Cầu, Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đối với tội cố ý gây thương tích - Một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn, Tạp chí TAND, số 6/2002.
Hồ Thị Hạnh, Vấn đề đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2/2003.
Lê Hiền, Bàn về khoản 1 điều 88 BLTTHS - khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí TAND số 4/2003.
Vũ Gia Lâm, Vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học, năm 2003.
Hoàng Thị Liên, Người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tại phiên toà theo trình tự, thủ tục nào? Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2006.
Nguyễn Hải Long, Trao đổi về điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND.
Đinh Văn Quế, Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, NXB Lao động xã hội năm 2003.
Lê Sỹ Quế, Những khó khăn khi áp dụng điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND.
Nguyễn Sơn, Thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án theo điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND.
Trọng Tài, Vì sao vụ án phải xét xử nhiều lần? Tạp chí TAND số 20/2005.
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2003.
Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí TAND, số 1/2006.
Phạm Thanh Trung, Người đại diện hoàn toàn có quyền rút đơn khởi tố?
Trần Quốc Tú, Việc áp dụng điều 88 BLTTHS đối với vụ án có người bị cáo, Tạp chí TAND, số 6/1990.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người luôn được xác định là vốn quý của xã hội. Đây là đối tượng được Nhà nước và pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của họ, sau đó mới đến các quyền và lợi ích khác. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là nhiệm vụ quan trọng của pháp luật. Trong đó, người bị hại là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ đặc biệt vì họ là người bị tội phạm trực tiếp xâm hại đến thể chất, tinh thần, tài sản. Họ là người gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy, luật hình sự và luật TTHS, bên cạnh việc trừng trị kẻ phạm tội còn phải chú ý đến lợi ích của người bị hại. Bảo vệ lợi ích của người bị hại không chỉ đơn thuần là bảo vệ lợi ích trước mắt mà còn phải tính đến những lợi ích lâu dài, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội. Đó là mục đích mà khi quy định chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại các nhà lập pháp muốn hướng đến.
Trước đây, khi lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS 1988, chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã thu hút được sự quan tâm của những người áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu… Đã có những bài viết, khoá luận về vấn đề này nhưng hầu hết các bài viết mới chỉ tập trung vào việc chỉ ra những điểm còn hạn chế, thiếu sót trong những quy định của pháp luật và những vướng mắc khi áp dụng trong thực tế mà chưa có sự nghiên cứu theo hệ thống.
Sau đó, BLTTHS 2003 tiếp tục ghi nhận chế định này. Nhưng cho đến nay, sau một khoảng thời gian dài được quy định và áp dụng, những quy định của pháp luật về chế định khởi tó vụ án theo yêu cầu của người bị hại vẫn chưa có sự đồng bộ nên đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng đối với những sự việc cụ thể. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong muốn hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống về các quy định trong chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại để từ đó có nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định được BLTTHS ghi nhận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật cũng như thực trạng áp dụng, mục đích quan trọng mà đề tài hướng đến là góp phần hiểu rõ hơn các quy định của BLTTHS về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, đồng thời đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của chế định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
Khái niệm khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và khái niệm chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại;
Nội dung của chế định theo luật TTHS Việt Nam;
Thực trạng áp dụng các quy định của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại;
Đề ra một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật về chế định này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là một vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp không cho phép tác giả nghiên cứu và giải quyết một cách toàn diện và sâu sắc tất cả các vấn đề có liên quan. Vì vậy, khoá luận chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định của pháp luật về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của BLTTHS 2003, so sánh với quy định tương ứng trong BLTTHS 1988 và có tham khảo quy định này trong pháp luật của một số nước. Đồng thời, khoá luận cũng phân tích một số khó khăn, hạn chế khi áp dụng các quy định của chế định. Từ đó, khoá luận đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của PLTTHS về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn để chứng minh, phân tích các vấn đề lí luận. Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm rõ các quy định của BLTTHS về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, có sự so sánh với BLTTHS 1988 nên đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Bố cục của khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận có bố cục như sau:
Phần mở đầu.
Phần nội dung:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật TTHS Việt Nam
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của chế định này
Phần kết luận.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người luôn được xác định là vốn quý của xã hội. Đây là đối tượng được Nhà nước và pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của họ, sau đó mới đến các quyền và lợi ích khác. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là nhiệm vụ quan trọng của pháp luật. Trong đó, người bị hại là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ đặc biệt vì họ là người bị tội phạm trực tiếp xâm hại đến thể chất, tinh thần, tài sản. Họ là người gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy, luật hình sự và luật TTHS, bên cạnh việc trừng trị kẻ phạm tội còn phải chú ý đến lợi ích của người bị hại. Bảo vệ lợi ích của người bị hại không chỉ đơn thuần là bảo vệ lợi ích trước mắt mà còn phải tính đến những lợi ích lâu dài, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội. Đó là mục đích mà khi quy định chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại các nhà lập pháp muốn hướng đến.
Trước đây, khi lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS 1988, chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã thu hút được sự quan tâm của những người áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu… Đã có những bài viết, khoá luận về vấn đề này nhưng hầu hết các bài viết mới chỉ tập trung vào việc chỉ ra những điểm còn hạn chế, thiếu sót trong những quy định của pháp luật và những vướng mắc khi áp dụng trong thực tế mà chưa có sự nghiên cứu theo hệ thống.
Sau đó, BLTTHS 2003 tiếp tục ghi nhận chế định này. Nhưng cho đến nay, sau một khoảng thời gian dài được quy định và áp dụng, những quy định của pháp luật về chế định khởi tó vụ án theo yêu cầu của người bị hại vẫn chưa có sự đồng bộ nên đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng đối với những sự việc cụ thể. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong muốn hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống về các quy định trong chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại để từ đó có nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định được BLTTHS ghi nhận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật cũng như thực trạng áp dụng, mục đích quan trọng mà đề tài hướng đến là góp phần hiểu rõ hơn các quy định của BLTTHS về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, đồng thời đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của chế định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
Khái niệm khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và khái niệm chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại;
Nội dung của chế định theo luật TTHS Việt Nam;
Thực trạng áp dụng các quy định của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại;
Đề ra một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật về chế định này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam.doc