Chế định pháp lí về thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Chế định pháp lí về thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÍ KINH DOANH 1 Khái niệm về thành lập và đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.1. khái niệm: 1.2 Ý nghĩa pháp lí của việc thành lập doanh nghiệp 2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thành lâp doanh nghiệp 2.1. Quy định cơ bản về thành lập doanh nghiệp trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 1990. 2.2. Quy định cơ bản về thành lập doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp 1999 2.3. Quy định cơ bản về thanh lập doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2005 II. CHẾ ĐỊNH PHÁP LÍ VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 1. Điều kiện đăng kí kinh doanh: 1.1. Điều kiện về chủ thể: 1.2. Điều kiện về vốn: 1.3 . Điều kiện về ngành nghề kinh doanh 1.4. Hồ sơ đăng kí kinh doanh: 1.5 Các điều kiện khác: 2. Trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh. 3. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh: 4. Vấn đề kết hợp áp dụng quy định về giấy phép đầu tư theo luật đầu tư 2005: 4.1 Dự án đàu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. 4.2. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư: 4.3 Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế định pháp lí về thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÍ KINH DOANH 1.. Khái niệm về thành lập và đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.1. khái niệm: - Ở góc độ kinh tế : thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị các điều kiện vật chất cần và đủ để hình thành 1 tổ chức kinh doanh. Nhà đầu tư phải chuẩn bị trụ sở, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị kĩ thật, đội ngũ nhân công, nhà quản lí. - Ở góc độ pháp lí:Thành lập doanh nghiệp là 1 thủ tục pháp lí được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiêp, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hay thuộc sở hưu tư nhân, tuỳ thuộc vào mức độ cải cách hành chính và thái độ của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh, thủ tục pháp lí này có tính đơn giản hay phức tạp khác nhau. Theo đó, thủ tuch thành lập doang nghiệp có thể bao gồm thủ tục cho phép(hay quyết định) thành lập doanh nghệp, thủ tục đang kí kinh doanh hoặc chỉ có 1 thủ tục duy nhất là đăng kí kinh doanh Với tính chất là thủ tục pháp lí để thành lập doanh nghiệp, ĐKKD có tính bắt buộc và cho phép xác lập tư cách pháp lí của chủ thể kinh doanh( tức là xác định tư cách pháp lí của doanh nghiệp) 1.2 Ý nghĩa pháp lí của việc thành lập doanh nghiệp - Đối với nhà nước, việc quy định về TLDN và ĐKKD là thể hiện sự bảo hộ của nhà nước bằng pháp luật đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung và các chủ doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời, nhà nước thực hiện chức năng quản lí cơ cấu các thành phần kinh tế xã hội, kiểm soát các hoạt động kinh doanh theo đường lối đã vạch ra. ĐKKD giúp cho cơ quan quản lí nhà nước nắm bắt được các yếu tố mới trong kinh doanh để từ đó có những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích hoặc han chế phù hợp, giúp nhà nước có thể can thiệp một cách kịp thời và có mức độ vào nền kinh tế. Bảo đảm có được một nền kinh tế hiên đại nhưng không xa rời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra. - Đối với chủ thể ĐKKD : Sau khi được cấp giấy phép TLDN và ĐKKD, doanh nghiệp đựợc thừa nhận về mặt pháp lí, có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh như đã đăng kí dưới sự bảo hộ của pháp luật. TLDN cũng là cơ sở pháp li chắc chắn nhất để 1 doanh nghiệp yêu cầu ác cơ quan nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích và tài ssản hợp pháp của mình cũng như bảo đảm tính pháp lí đối với các hoạt động của mình trong quá trình doanh nghệp tiến hành hoạt động kinh doanh. - Về mặt xã hội: ĐKKD còn nhằm công khai hoá các hoạt động của doanh nghiệp trước công chúng. Xã hội có được các thông tin và các đảm bảo về tư cách pháp lí của doanh nghiệp. Va nó tạo ra niền tin ở các ban hàng khi thực hiện các giao dịch. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để 1 doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển . - Về mặt kinh tế: Khi bước vào hoạt động kinh doanh, doanh nghệp với tư cách là một thành viên trong cơ cấu các thành phần kinh tế, các hoạt động của doanh nghiệp còn góp phần tác động vào sự phát triển kinh tế của toàn xã hội. Như vậy, việc thành lập doanh nghệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm quyền lợi cho bản thân các doanh nghiẹp mà còn có ý nghĩa đối với việc bảo đảm trật tự quản lí nhà nước và bảo vệ lưọi ích cho các chủ thể khác trong xã hội. Vì vậy, TLDN vừa là 1 nhu cầu tất yếu vừa là 1 đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiên nay. 2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thành lâp doanh nghiệp 2.1. Quy định cơ bản về thành lập doanh nghiệp trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 1990. Luật công ty và luật doanh nghiệp được Quốc Hội thông qua tháng 12/ 1990 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào tháng 6/1994. Luật công ty ra đờiđáp ứng được yêu cầu chính đáng của những người muốn đầu tư vào kinh doanh, trong phạm vi những quy định của mình.Luật công tu là cơ sở pháp lí đảm bảo quyền tự do kinh doanh , một trong những quyền cơ bản của công dân đã được công nhận. luật công ty ra đời đã góp phần quan trọng vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế. * Về thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh Luật công ty còn quá nhiều thủ tục hành chính phiền hà và kém hiệu quả, điều này thể hiện ở những quy định về thủt ục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và thủ tục đâng kí kinh doanh. Theo quy định của Luật công ty, việc thành lập và ĐKKD phải được thực hiện qua 2 bước: + Bước 1: Các sáng lập viên phải gửi đơn xin phép thành lập đến Uỷ ban nhan dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự định đặt trụ sở chính . + Bước 2: auk hi được cấp giấy phép thành lập , công ty phải ĐKKD tại cơ quan kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. * Về thủ tục cấp phép: Việc cấp giấy phép thành lập là một biện pháp quản lí của nhà nước,nó góp phần tích cực vào việc tăng cường sự quản lí của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, hạn chế các hoạt động kinh doanh trái pháp luật, đồng thời nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế trong các ngành, lĩnh vực, để từ đó có các chính sách thích hợp điều tiết nền kinh tế.Tuy nhiên, thành lập doanh nghiệp còn một số hạn chế: - Việc tự do thành lập doanh nghiệp không thể do nhà nước ban phát qua cơ chế xin cho. Việc quy định cơ chế này là rào cản của quá trình tự do kinh doanh mà biểu hiện trước hết là quyền tự do thành lập doanh nghiệp . - Quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép còn rất tản mạn và phân tán.Chỉ riêng việc cấp giấy phép có 2 loại:cấp giấy phép thành lập được thực hiện đối với doanh nghiêp tư nhân và các công ty, cấp giấy phép hoạt động được thực hiện đối với các tổ chức tín dụng. Thẩm quyền cấp giấy phép cũng rất phân tán: Giấy phép thành lập công ty do Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp, đối với một số ngành nghề nằm trong danh mục của điều 11 Luật công ty quy định có cấp giấy phép hay không lại thuộc về Thủ tướng chính phủ. - Thủ tục cấp giấy phép và hình thức cấp giấy phép chưa ổn định, thường bị thay đổi. Luật do Quốc hội ban hành đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, do đó, các địa phương phải ra văn bản để tạm thời hướng dẫn. Khi Chính phủ, các bộ, ngành có văn bản hướng chính thức thì địa phương phải sửa đổi văn bản của mình cho phù hợp với quy định của trung ương. Do đó, làm cho người kinh doanh mất nhiều thời gian công sức cho việc hợp thức hoá công việc kinh doanh của mình, gây tâm lí không tin tưởng vào tính ổn định, nhất quán trong chính sách pháp luật của nhà nước ta.Vấn đề nổi cộm trong 6 tháng áp dụng Luật công ty là vốn pháp định. Vốn pháp định quy định trọng nghị định 221_ HĐBT VÀ 222_HĐBT là quá sơ sài, chỉ gồm 18 ngành nghề, như vậy là quá ít so với yêu cầu thực tiễn. mức vốn pháp định quy định tại 2 nghi định này là quá thấp, không phù hợp với thực tế, do đó, không đủ để thực hiện sự đảm bảo tối thiểu về tài sản của chủ doanh nghiệp đối với khách hang. - Về thủ tục ĐKKD: Việc nhà nước ban hành Luật công ty trong đó quy định thống nhất thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD là một sự đổi mới trong quá trình sắp sếp lại các doanh nghiệp. Từ đó đến nay, công tác ĐKKD tập trung vào một cơ quan là trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, sau khi Luật công ty được sủa đổi tháng 6/ 1994 thì là sở kế hoạch , đầu tư. chế định ĐKKD mới đã tạo thuận lợi cho việc làm thủ tục khai sinh cho các doanh nghiệp đồng thời, giúp nhà nước quản lí đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường. 2.2. Quy định cơ bản về thành lập doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp 1999 Thực tiễn thi hành luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lí hợp pháp có khả năng khuyến khích và định hướng cho kinh tế phát triển. Vì vậy,ngày 12/6/1999 Quốc Hội ban hành luật doanh nghiệp mới. Tại LDN 1999, vấn đề thành lập và ĐKKD của các doanh nghiệp được quy định tại chương II, gồm 16 điều, ghi nhận việc ĐKKD hoàn toàn là quyền của chủ thể kinh doanh, luật cũng quy định cụ thể các loại ngành nghề kinh tế để người kinh doanh lựa chon trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh của họ. Đăng kí và thủ tục ĐKKD được giản háo một cách tối đa theo tinh thần xoá bỏ cơ chế “xin, cho”, gộp 2 khâu xin phép thành lập và ĐKKD thành một khâu ĐKKD, bổ vốn pháp định với nhiều ngành nghề và bước đầu xây dựng một cơ chế chuyên trách ĐKKD thống nhất trong cả nước cùng với đó là cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi ĐKKD. * Điều kiện thành lập và quản lí doanh nghiệp: - Chủ thể kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư nhưng không phải bất cứ cơ quan tổ chức nào cũng có quyền đó, Tại điều 9 LDN 1999 quy định các đối tượng không được quyền thành lập, quản lí doanh nghiệp. - Vốn kinh doanh: Quy định mức vốn tối thiểu, quy mô vốn đó được xây dựng trên yêu cầu và đặc thù của từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp và được gọi là vốn pháp định . * Thẩm quyền thành lập doanh nghiệp: LDN 1999 không quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền ĐKKD mà giao quyền đó cho chính phủ. Các cơ quan có thẩm quyền ĐKKD theo LDN 1999 được quy định cụ thể tại điều 3 nghị định số 02/ 2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 về đăng kí kinh doanh, theo đó, bao gồm 2 cơ quan: + Phòng đăng kí kinh doanh trong sở kế hoạch đầu tư. + Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. * Thủ tục thực hiện đăng kí kinh doanh: Trình tự, thủ tục ĐKKD được pháp luật quy định cụ thể tại điều 12 LDN 1999 và cụ thể hoá tại điều 8 nghi định 02/2000/NĐ-CP của chính phủ ngày 3/2/2000 về ĐKKD gồm các bước: nộp hồ sơ ĐKKD, tiếp nhận hồ sơ ĐKKD, cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Tóm lại, những quy định về ĐKKD trong LDN 1999 có những đặc thù sau: - Quy định thống nhất một thủ tục thành lập, ĐKKD cho các doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. - Thực hiện các chủ trương, cải cách hành chính mạnh mẽ với các doanh nghiệp mới về thành lập doanh nghiệp như: bãi bỏ thủ tục “xin, cho”, quy định vốn pháp định, đơn giản, tiêu chuẩn hoá về hồ sơ thành lập doanh nghiệp. - Song song với LDN 1999 thì các quy định về thành lập doanh nghệp nhà nước được ghi nhân trong văn bản luật riêng là Luật doanh nghiệp nhà nước( 1995 và 2005) và các quy định về cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. 2.3. Quy định cơ bản về thanh lập doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2005 Trước sự phát triển manh mẽ của nền kinh tế thị trường , ngày 29/11/2005 Quốc Hội khoá XI kì họp thứ 8 đã thông qua LDN 2005, việ ban hành luật doanh nghiệp 2005 đã đáp ứng yêu cầu nội tại, khách quan về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vầ định hướng XHCN, khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực và khơi dậy tính năng động sang tạo của các doanh nghiệp. quy định về thành lập doanh nhgiệp trong LDN 2005 có một số điểm nổi bật sau: - Quy định về thành lập doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Diiêù này đã góp phần đáp ứng yêu cầu bình đẳng, không phân biệt đối xử trong nền kinh tế. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hậu kiểm đã được quy định trong LDN 1999 - Tiếp tục thể chế hoá tốt hơn quyền tự do kinh doanh đã được hiến pháp 1992 thừa nhận như mở rộng thêm về đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. - Việc thực hiện quy định về ĐKKD đồng thời với quy định về đăng kí đầu tư trong Luật đầu tư 2005. Nhìn tổng quát, nội dung của LDN 2005 đã thể chế hoá được những chủ trương của Đảng về hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển các thành phần kinh tế. II. CHẾ ĐỊNH PHÁP LÍ VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiênh hành ở Việt Nam được quy định trong LDN 2005 cùng các văn bản hướng đẫn và Luật hiện hành khác. Theo đó, pháp luật hiện hành quy định về thành lập doanh nghiệp gồm các nội dung sau: 1. Điều kiện đăng kí kinh doanh: 1.1. Điều kiện về chủ thể: Pháp luật Việt Nam quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp, nhưng muốn được đăng kí kinh danh thì những tổ chức, các nhân đó phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh daonh, bảo vệ lợi ích của xã hội, pháp luật quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lí doanh nghiệp. Theo LDN 2005, khoản 2 điều 13 quy đinh các đối tượng không được quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam: “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu của Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lí phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chua thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tào án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.” Sự quy định rõ ràng, cụ thể các điều kiện trên đã góp phần làm minh bạch hoá pháp luật về ĐKKD, giúp các nhà đầu tư tự nhận thức được quyền năng của mình để tiến hành ĐKKD một cách đúng pháp luật. Tuy nhiên, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể cần có một số quy định riềng về điều kiện thành lập và quản lí doanh nghiệp. 1.2. Điều kiện về vốn: Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Vốn có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc các tài sản khác. Việc quy định về vốn pháp định là giúp doanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt đọng được đồng thời là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ nợ khác. Song về cơ sở khoa học của vấn đề vốn pháp định lại chưa được làm rõ, chẳng hạn như lấy căn cứ nào để xác định mức vốn pháp định? Công cụ và cơ chế nào có thể được sử dụng để đảm bảo chác chắn rằng mức vốn thực có của công ty luôn duy trì ở mức không thấp hơn mức vốn pháp định. Trên thực tế thi hành pháp luật, quy định về vốn pháp định không những không phát huy được tác dụng của nó mầ còn nhiều điểm bất cập, nhiều vấn đề đáng được đặt ra như: - Qua áp dụng điều kiện về vốn pháp định, cho thấy không có căn cứ xác đáng để xác định mức vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh. - Quy định phải có vốn tối thiểu bằng vốn pháp định mới có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp trong nhiều trường hợp không những gây hại cho bản thân nhà kinh doanh mà còn phương hại cho nền kinh tế nói chung, đồng thời trái với chủ trương huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Trên thực tế vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ về các cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, quản lí, giám sát mức vốn pháp định cụ thể của từng ngành, nghề được thực hiện theo nghị định của chính phủ trong đó có nghiều nghị định được ban hành trước khi luật doanh nghiệp có hiệu lực là: - Nghị định số 43/CP ngày 1/8/2001quy định chế độ tài chính đối với DN bảo hiểm và DN môi giới bảo hiểm. Theo đó, DN kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cần có vố pháp định là 70 tỉ đồng hoặc 5triệu USD, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 140 tỉ đồng hoặc 10 triệu USD Mĩ. Đối với DN môi giới bảo hiểm Việt Nam là 3 tỉ đồng hoặc 300000 USD. - Nghị định 144/CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị truờng chứng khoán. Theo đó, môi giới chứng khoán, quản lí danh mục đầu tư, tư vấn chứng khoán là 3 tỉ đồng, bảo lãnh phát hành là 22 tỉ đồng - Nghị định số 174/CP ngày 9/12/1999 về quản lí hoạt động kinh doanh vàng và nghị định số: 64/CP ngày 11/6/2003 về sửa đổi, bổ sung nghị định 174/CP ngày 9/12/1999 về hoạt động quản lí kinh doanh vàng. Mặc dù còn những hạn chế nhưng việc pháp luật hiện hành quy định vốn pháp định chỉ được áp dụng đối với một số ngành nghề đẫ giảm thiểu được cá chi phí và thủ tục phiền hà cho nhà đầu tư, giúp họ yên tâm sản xuất, kinh doanh. Các chủ nợ cũng thận trọng hơn khi cho vay và phải dựa trên tình hình sản xuất, kinh doanh và báo cáo tài chính hằng năm là biểu hiện của khả năng thanh toán chứ không phải là vốn pháp định. 1.3 . Điều kiện về ngành nghề kinh doanh Việc quy định và xác định ngành nghề kinh doanh không chỉ là nhằm đảm bảo cho lợi ích của cộng đồng mà còn định hướng doanh nghiệp phát triển các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đặt ra qua đó đảm bảo sự giám sát của Nhà nước đối với sự định hướng phát triển kinh tế nói chung. Để quản lí ĐKKD có hiệu quả nhà nước quy định cụ thể về ngành nghề kinh doanh với các loại hình: ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề. * Các ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy đinh của pháp luật hiện hành: - Kinh doanh vũ khĩ, đạn dược, quân trang,quân dụng và phương tiện kĩ thuật chuyên dùng trong các lực lượng vũ trang. - Kinh doanh chất nổ, chất phóng xạ, chất độc - Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em. - Kinh doanh tổ chức gá bạc, đánh bạc. - Kinh doanh hoá chất có tính nguy hại mạnh. - Kinh doanh các hiên vật thuộc di tich lich sử văn hoá, bảo tang. - Kinh doanh các sản phẩm văn hoá, đồi truỵ, mê tín, dị đoan hoặc có nguy hại đến giáo dục nhân cách. - Kinh doanh các loại pháo. - Kinh doanh thực vất, động vật hoang dã, thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia quy định và các loại động thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ. - Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an toàn trật tự xã hội. * Nghành nghề kinh doanh có điều kiên: Đây là những ngành nghề kinh doạnh mà ít nhiều cũng đe doạ đến lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước và cộng đồng. Theo dó, các DN phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh nhất định, đó là giâý phép ĐKDK do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc không có giấy phép nhưng phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường,vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự an toàn giao thông. *Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho các cá nhân, có đủ những trình độ chuyên môn về một nghành nghề nhất định. Việc pháp luật quy định chứng chỉ hành nghề để nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hành trong những trưòng hợp cần thiết. Theo quy đinh của pháp luật hiên hành thì những ngành nghề sau đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề: - Kinh doanh dich vụ pháp li. - Kinh doanh dich vụ khám chũa bệnh. - Kinh doanh dich vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y. - Kinh doanh thiết kế công trình. Việc quy định cụ thể nghành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Nhà nứơc không chỉ tạo ra môi trường đầu tư minh bạch cho sự lựa chọn ngành nghề kinh doanh của DN mà còn có cơ sở để xử lí khi có vi phạm. 1.4. Hồ sơ đăng kí kinh doanh: Hồ sơ đăng kí kinh doanh là điều kiện cần và đủ để Nhà nước xem xét , quyết định một doanh nghiệp có được ra đời hay không. Để đấp ứng yêu cầu của quyền tự do kinh doanh pháp luật hiện hành đã quy định hteo hướng đơn giản hoá và đề cao trách nhiệm của nhầ đầu tư. Về căn bản, việc thành lập doanh nghiệp là do các nhà đầu tư tự quyết định vầ tiến hành. Nhà nước chỉ can thiệp vào quá trình thành lập doanh nghiệp ở giai đoạn đăng kí kinh doanh, do vậy, hồ sơ đăng kí kinh doanh chủ yếu kà các giấy tờ do nhà đầu tư xây dựng. Theo LDN 2005 thì tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà nhà nước có những quy định về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh lầ khác nhau: * Hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp tư nhân ( điều 16 LDN 2005): “1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định 2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. 3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.” * Hồ sơ ĐKKD của công ty hợp danh ( Diều 17 LDN 2005): “1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 2.Dự thảo Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên. 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.” * Hồ sơ ĐKKD của công ty trách nhiệm hữu hạn (điều 18 LDN 2005): . “1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh c óthẩm quyền quy định. 2.Dự thảo Điều lệ côn gty .3.Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây: a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.” * Hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần (Điều 19 LDN 2005): “1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 2.Dự thảo Điều lệ công -ty. 3.Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây: a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác; b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.” Như vậy, hồ sơ đăng kí kinh doanh đã có sự đơn giản hoá tối đa về mặt thủ tục hành chính nhưng lại tương đối chặt chẽ và là cơ sở để tăng cường công tác quản lí của nhà nước và tính tự chiụ trách nhiệm của người thành lập doanh nghiệp. Việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn thời gian qua đã phát huy những tác dụng tích cực trong đời sống kinh tế của đất nước. 1.5 Các điều kiện khác: - Điều kiện về trụ sở:DN phải có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 điều 35 của LDN. Theo đó, trụ sở của DN phải là một địa điểm có thực trên bản đồ hành chính Việt Nam. - Điều kiện về tên DN:tên của DN phải được đặt theo đúng quy định tại các điều 31 quy đinh về: “tên DN”, điều 32 quy định về : “ những điều cấm trong đặt tên DN”, điều 33 quy định về : “ tên DN viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của DN”, điều 34 quy định về “tên trùng và tên gây nhầm lẫn” của LDN 2005. - Điều kiện về lệ phí đăng kí kinh doanh: DN muốn được cấp giấy chứng nhân ĐKKD thì phải “ nộp đủ lệ phí ĐKKD theo quy đinh của pháp luật. Lệ phí ĐKKD đươc xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề ĐKKD; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. 2. Trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh. Trình tự, thủ tục ĐKKD được pháp luật quy định tại điều 15 Luật doanh nghiệp trong đó việc ĐKKD được tiến hành tại sơ quan đăng kí kinh doanh(phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh) qua các bước sau: - Nộp hồ sơ ĐKKD: “người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ ĐKKD theo quy định của Luật này tại cơ quan ĐKKD có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ ĐKKD” - Tiếp nhận hồ sơ ĐKKD: được thực hiện bằng việc cơ quan ĐKKD ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ ĐKKD của cơ quan mình đồng thời trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. - Cấp giấy chứng nhận ĐKKD : cơ quan ĐKKD cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp nếu: + Ngành nghề kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm ĐKKD. + Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật. + Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật + Có hồ sơ ĐKKD hợp lệ theo quy định của pháp luật + Nộp đủ lệ phí ĐKKD theo quy định của pháp luật Sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp sẽ được cấp con dấu và được sử dụng con dấu của mình, được quyền thực hiện các hoạt động kinh tế theo đúng nội dung mà mình đã đăng kí Theo khoản 1 điều 28 Luật doanh nghiệp thì: “Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây: a)Tên doanh nghiệp ;b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; c)Ngành,nghề kinh doanh; d) Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; đ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu ,của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; e) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; g) Nơi đăng ký kinh doanh.” Việc đăng báo vừa là để quảng bá sự xuật hiện của doanh nghiệp vừa để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp 3. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh: Theo điều 6 nghị định 88/2006/ ND-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về ĐKKD thì cơ quan có thẩm quyền ĐKKD được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm: - Ở cấp tỉnh: là phòng ĐKKD thuộc sở kế hoạch và đầu tư ( goi chung là phòng ĐKKD cấp tỉnh) - Ở cấp huyện: thành lập phòng ĐKKD tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng kí thành lập mới hàng năm trung bình từ 5 trăm trở nên trong 2 năm gần nhất. Bên cạnh đó, việc quy định thẩm quyền ĐKKD cho các doanh nghiệp thuộc về nhiều cơ quan khác nhau có thể dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý nhà nước về ĐKKD, đặc biệt là công tác tổng hợp, nắm bắt, theo dõi hoạt động của các chủ thể kinh doanh trên phạm vi toàn quốc Nhiệm vụ của các cơ quan ĐKKD là tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho các doanh nghiệp. Ngoài ra theo điều 163 Luật doanh nghiệp thì cơ quan này còn có nhiệm vụ quyền hạn sau: “Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật ;b) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp; d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; đ) Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luậ tnày; e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinh doanh; g) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. 2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh do Chính phủ quy định.” Tóm lại, việc quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng kí kinh doanh như trên là hợp lí bởi trong cơ chế mới không còn sự kiểm soát chặt chẽ ở khâu vào như trước kia mà nhà nước chỉ thực hiện đăng kí sau đó thực hiện việc hậu kiểm. 4. Vấn đề kết hợp áp dụng quy định về giấy phép đầu tư theo luật đầu tư 2005: Luật đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 cho phép 1 nhà đầu tư có thể được thực hiện nhiều dự án khác nhau mà không nhất thiết phải thành lập 1 tổ chức kinh tế mới nhưng lại đòi hỏi 1 tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thủ tục pháp luật liên quan đến đầu tư được quy định theo 3 nhóm dự án đầu tư là: 4.1 Dự án đàu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. 4.2. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư: Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷ VND và dự án đàu tư nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỷ VND, không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư theo mẫu đăng kí đầu tư tại cơ quan nàh nước quản lí đầu tư cấp tỉnh. Đối với dự án đầu tư trong nước nhà đầu tư phải đăng kí đầu tư trước khi thực hiện dự án, nội dung đăng kí đầu tư gồm: - Tư cách pháp lý của nhà đầu tư - Mục tiêu, quy mô và địa điểm theo dự án đầu tư. - Vốn đầu tư, tiền thực hiện dự án. - Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường. - Kiến nghị ưu đãi đầu tư ( nếu có) * Đối với dự án đàu tư nước ngoài nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lí đầu tư cấp tỉnh, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngay kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ. Hồ sơ đăng kí đầu tư ngoài các văn bản về nội dung đăng kí đầu tư như các dự án đầu tư trong nước còn phải thêm các giấy tờ sau: báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư, hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hơp tác kinh doanh, điều lệ daonh nghiệp( nếu có). 4.3 Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư. - Loại dự án thẩm tra: dự án có quy mô vốn đầu tư 300 tỉ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư co điều kiện; dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện - Hồ sơ thẩm tra: chủ đầu tư phải lập hồ sơ thẩm tra dự án đàu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra. Đối với mỗi nhóm dự án đầu tư thì yêu cầu về hồ sơ thẩm tra có khác nhau. + Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỉ đồng trở lên hoặc không thuộc mục dự án đầu tư có điều kiện: - Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư . - Văn bản xác nhận tư cách pháp lí của nhà đầu tư. - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư. - Giải trình kinh tế kĩ thuật. Đối với nhà đầu tư nước ngoài còn gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác liên doanh, điều lệ doanh nghiệp(nếu có). + Đối với các dự án thuộc danh mục dự án ddaaauf tư có điều kiện: - Dự án có quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng, hồ sơ gồm: giải trình điều kiện nhà đầu tư cần đáp ứng, các yếu tố khác như hồ sơ đăng kí đàu tư. - Nếu dự án có quy mô tư 300 tỉ Việt Nam đổng trở lên, hồ sơ thẩm tra gồm: giải trình các điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng, các giải trình khác như hồ sơ thẩm tra đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư là cơ quan cấp tỉnh, cơ quan này thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Luật doanh nghiệp ra đời thực sự là một bước đột phá,tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chủ thể tham gia vào thị trường ngay từ khâu đầu tiên. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và qua thực tế áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về thành lập doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong các năm qua, nhìn chung các địa phương đã tổ chức xét duyệt hồ sơ thành lập doanh nghiệp một cách chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, tránh gây phiền hà và tạo mọi điều kiện để những người kinh doanh có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp thực hiện đúng ý muốn của mình. Tuy nhiên, do quy định thiếu chặt chẽ của pháp luật về thủ tục, đăng kí thành lâp doanh nghiệp, những mặt yếu kém của các cơ quan nhà nước trong việc quản lí các mặt hoạt động của các doanh nghiệp nên đã có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, buôn lậu hàng cấm… Những hiện tượng tiêu cực trên có thể chiếm một tỉ lệ nhất định nào đó. Nhưng đã để lại nhưng dư luận xấu trong đời sống kinh tế xã hội. Với những tồn tại và vướng mắc trên, em xin đưa ra một số kiến nghị về giải pháp để hoàn thiện hơn nữa phpas luật về thành lập doanh nghiệp và quá trình thực thi pháp luật về thành lập doanh nghiệp: - Thứ nhất, cần tăng cường công tác quản lí chuyên ngành đối với doanh nghiệp theo hướng: phổ biến, tuyên truyền pháp luật, thường xuyên kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động theo từng ngành vùng đã quy hoạch. - Thứ hai, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dể hình thành một đội ngũ đăng kí viên có trình độ chuyên môn giỏi và có ý thức chấp hành pháp luật tốt. Mặt khác, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các phòng đăng kí kinh doanh để có thể thành lập và lưu trữ một hệ cơ sở dự liệu chính xác, đầy đủ về đăng kí kinh doanh để phục vụ công tác quản lí nhà nước. - thứ 3, việc có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền đăng kí kinh doanh như hiện nay tạo nên sự chồng chéo về chức năng, thẩm quyền, gây khó khăn cho công tác quản lí. Nhà nước đặt vấn đề ra là cần phải xây dựng hệ thống cơ quan có thẩm quyền. Đăng kí kinh doanh tập chung, thống nhất liên thông từ trung ương đến địa phương, có như vậy mới tạo sự thắng lợi cho nhà đầu tư và sự thống nhất trong cả nước của mang lưới thông tin phục vụ quản lí lí nhà nước về đăng kí kinh doanh. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần quy định rõ ràng cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh với các cơ quan nhà nước khác trong việc đang kí kinh doanh cũng như công tác điều tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh. - Thứ tư, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh. Hiện nay, có nhiều ngành nghề mới ra đời nhưng chưa được bổ sung kịp thời. Nhiều lại giấp phép có thể không còn cần thiết nhưng vẫn chưa bị loại bỏ. Việc nhà nước quy định về đăng kí kinh doanh không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan đăng kí kinh doanh, chủ thể kinh doanh mà còn do nhưng thiếu sót của chính các quy định đó đem lại, cụ thể là: + Đối với các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh, chứng chỉ hành nghề: thực tế tê cho thấy, hiệu quả của việc quản lí bằng giấp phép kinh doanh không cao thậm chí có rất nhiều giấy phép chỉ mang tính hình thức. Vì vầy, cần kiên quyết bãi bỏ những giấy phép không còn tác dụng trong thự tiễn. Các ơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành quy chế về cấp chứng chỉ hành nghề. Quy đinh về điều kiện kinh doanh đối với nhưng ngành nghề đó một cách chặt chẽ + Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần được quy định cụ thể, rõ ràng, đồng thời phải có quy định chi tiết về đăng kí kinh doanh các ngành nghề đó. Nên tập chung hợp lại trong một văn bản pháp luật cho thống nhất để tra cứu và đẽ áp dụng. Việc quy định ngành nghề kinh doanh có đăng kí phải đúng và đủ trên cơ sở bảo vệ lợi ihcs của số đông cộng đồng chứ không được xuất phát từ lợi ích của một nhóm các chủ thể. Đồng thời, việc quy định về đăng kí kinh doanh ngành nghề đó phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với ngành nghề thiết thực. -Thứ năm, việc xác đinh trùng tên doanh nghệp phải tiến hành trên pham vi toàn quốc chứ không phải trên phạm vi mỗi tinh như hiện nay. - thứ sáu, sở kế hoạch và đầu tư cần phối hợp với Cục thuế và các cơ quan liên quan tăng cường công tác rà soát thông tin doanh nghiệp, hoàn thiện mạng thông tin doanh nghiệp thống nhất trên địa bàn lãnh thổ quản lí. - Thứ bảy, cần tạo ra một cơ quan đầu mối để doanh nghiệp có thể thực hiện đăng kí kinh doanh, thành lập doanh nghiệp ( cho dù thủ tục đăng kí doanh nghiệp có gồm bao nhiêu bước đi nữa cũng là việc nôi bộ của các cơ quan nhà nước với nhau). Hơn nữa, việc sử dụng một bộ hồ sơ để doanh nghiệp có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng cũng như việc cấp một mã số chung cho mỗi doanh nghiệp đăng kí thành lập(chẳng hạn như cấp mã số đăng kí kinh doanh đồng thời là mã số thuế) cũng là điều nên làm đối với các cơ quan chức năng. - Thứ tám, Cần phải tăng cường công tác “hậu kiểm” sau đăng kí kinh doanh. Từ trước đến nay, công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh phần lớn là bị buông lỏng. Do đó, tình trạng trốn thuế, kinh doanh trái phép hiện nay như kinh doanh không đúng với nộ dung đã đăng kí xảy ra khá phổ biến trong tình hình hiện nay thì việc tăng cường công tác “hậu kiểm”là một yêu cầu cấp thiết. Cơ chế “hậu kiểm” là cơ chế đề cao trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh, chính vì vậy, bản thân các doanh nghiệp cững cần phải tự tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh của mình./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ thương mại- chế định pháp lí về thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành.doc
Luận văn liên quan