Chế định quốc tịch ra đời từ thời kỳ tư bản chủ nghĩa nhằm thực chiện lợi ích cá nhân của giai cấp tư bản. Đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử loài người vì từ lúc này, mỗi người dân đã trở thành công dân, không còn sự bất công, họ đã có nhiều quyền lợi, nghĩa vụ hơn trước. Cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi quốc gia lại có một chế định riêng về vấn đề quốc tịch. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nước ta đã có nhiều các văn bản về luật quốc tịch như luật quốc tịch 1998, mới đây nhất là luật Quốc tịch năm 2008 với những nét cơ bản nhưng cũng đặc sắc riêng.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế định quốc tịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I./ Lời mở đầu:
Chế định quốc tịch ra đời từ thời kỳ tư bản chủ nghĩa nhằm thực chiện lợi ích cá nhân của giai cấp tư bản. Đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử loài người vì từ lúc này, mỗi người dân đã trở thành công dân, không còn sự bất công, họ đã có nhiều quyền lợi, nghĩa vụ hơn trước. Cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi quốc gia lại có một chế định riêng về vấn đề quốc tịch. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nước ta đã có nhiều các văn bản về luật quốc tịch như luật quốc tịch 1998, mới đây nhất là luật Quốc tịch năm 2008 với những nét cơ bản nhưng cũng đặc sắc riêng.
II/ Nội dung:
Cơ sở lý luận:
Quốc tịch là chế định cơ bản của luật hiến pháp về địa vị pháp lí của công dân, là tiền đề pháp lí bắt buộc để cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước. Quốc tịch còn là chế định pháp lí có tính chất tổng hợp, quy định mối quan hệ mọi mặt giữa cá nhân với nhà nước, thể hiện mối quan hệ bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ không dễ thay đổi mà chỉ thay đổi trong những trường hợp đặc biệt với những điều kiện hết sức khắt khe. Đặc biệt, về mặt không gian, mối quan hệ này hoàn toàn không bị giới hạn.
Từ đó có định nghĩa: " Quốc tịch là mối quan hệ pháp lí-chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định."
Những nét cơ bản về Luật Quốc tịch 2008:
Luật quốc tịch năm 2008 có 6 chương, 44 điều:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Có quốc tịch Việt Nam
Chương III: Mất quốc tịch Việt Nam
Chương IV: Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của của con nuôi
Chương V: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quốc tịch
Chương VI: Điều khoản thi hành
Tuy nhiều hơn 2 điều và chưong V cũng có tên gọi khác nhưng nhìn
chung thì vẫn bao gồm những nội dung cơ bản: nguyên tắc 1 quốc tịch, có quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch, mất quốc tịch, thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi, thẩm quyền và thủ tục giải quyết quốc tịch.
Nguyên tắc 1 quốc tịch:
Theo điều 4, luật quốc tịch Việt Nam năm 2008:" Nhà nước cộng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp luật có quy định khác."
Qua đó, thấy được sự mềm dẻo của nhà nước đối với vấn đề quốc tịch của nhân dân, không còn mang tính triệt để, cứng nhắc như đối với năm 1998. Ở đây, cùng với sự đi lên không ngừng của xã hội, có rất nhiều trường hợp đặc biệt yêu cầu sự linh động của nhà nước trong vấn đề quốc tịch. Ngoài việc xác định ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch Việt Nam thì ngoài ra, Nhà nước còn thừa nhận tình trạng một người có hai hoặc nhiều quốc tịch. ( Dual or Plural Nationality).
Từ sự mềm dẻo về quy định 1 quốc tịch, tại điều 12, luật quốc tịch 2008 về vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài: " 1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2.Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài."
Nguyên tắc quốc tịch được ghi nhận trong công ước La Haye năm 1930, có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn và áp dụng luật. Mặt khác, công ước La Haye cũng xác lập nhiều nguyên tắc bảo hộ ngoại giao đối với người có hai hoặc nhiều quốc tịch. Sự mềm dẻo đó thể hiện được tính nhạy bén của nhà nước nhất là trong thời kì hội nhập, phát triển, phù hợp với thực tế biến động dân cư cùng với thực tiễn giao lưu quốc tế, đáp ứng được những nhu cầu của người dân, những người hiện sống ở nước ngoài nhưng vẫn muốn mang quốc tịch Việt Nam, coi đó như một cách để thể hiện lòng yêu nước.
Có quốc tịch Việt Nam:
Ở chương II của luật quốc tịch 2008 có đưa ra những quy định về vấn đề mang quốc tịch Việt Nam. Theo đó tại điều 13 của bộ luật này thì người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của bộ luật này. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Người có quốc tịch Việt Nam theo luật quy định là những người do sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam hoặc 1 trong 2 là công dân Việt Nam., do sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ không có quốc tịch, trẻ em bị bỏ rơi và được tìm thấy ở lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, Luật quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, mang đầy tính nhân đạo hơn ( điều 17, 18), nhà nước tạo điều kiện cho mỗi người được sinh ra, đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam được quyền mang quốc tịch Việt Nam. Qua đó, luật đã nhấn mạnh hơn về tiêu chí nơi sinh thay vì quá thiên về tiêu chí huyết thống. Tiêu chí nơi sinh cũng được áp dụng rất phổ biến ở các quốc gia khác, thậm chí có quốc gia quy định về vấn đề quốc tịch của trẻ em do sinh ra trên tàu biển, máy bay.
c. Nhập quốc tịch Việt Nam: Một trong những điều cơ bản nữa của bộ luật này là vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam. Tại điều 19, luật quốc tịch 2008, đưa ra những điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam: " 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam."
Qua đó, với mục đích đảm bảo được sự công bằng và tránh việc tủy tiện chính phủ Việt Nam quy định rất khắt khe về việc được nhập quốc tịch Việt Nam. Không chỉ vì bảo vệ đất nước và sự phát triển của quốc gia mà chính phủ Việt Nam còn thể hiện sự quan tâm của mình đối với người xin nhập quốc tịch, về cuộc sống của họ. Trở thành công dân của một nước không phải là quê hương của họ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Để tránh những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra thậm chí là ảnh hưởng đến danh dự của đất nước thì ưu tiên hàng đầu để có thể trở thành công dân Việt Nam đó là phải có đủ điều kiện về ngôn ngữ, tài chính, tinh thần đảm bảo được cuộc sống ở Việt Nam. Điều này không chỉ vì chính lợi ích của chủ thể mà còn của nhà nước. Song song với khả năng tạo lập một cuộc sống yên ổn là phải là một con người có đủ năng lực hành vi dân sự, thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam.
Ngoài những điều kiện tiên quyết đó, luật còn có những trường hợp đặc biệt khác. Đó là " Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Quy định này tạo điều kiện cho nhập quốc tịch. Những trường hợp đặc biệt này có thể là người nước ngoài kết hôn cùng với công dân Việt Nam, người nước ngoài là cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của người là công dân Việt Nam. Hiện nay, cùng với sự giao lưu giữa các nước trên thế giới, có không ít những cặp vợ chồng đến từ các quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Quy định này thể hiện sự mềm dẻo của nhà nước đối với các trường hợp đặc biệt như vậy. Ngoài ra nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cũng như biết ơn của mình đối với nhưng người có công với đất nước, tạo điều kiện thuận lợi đối với những người cả đời đã cống hiến cho Tổ quốc, duy trì truyền thống tốt đẹp " uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Bên cạnh đó, vì mục tiêu phát triển đất nước, chính phủ cũng có sự mềm dẻo đối với các trường hợp có lợi cho nhà nước, vừa đáp ứng được nhu cầu của công dân vừa đem lại sự đi lên cho đất nước. Ngoài những vấn đề trên, đối với người muốn gia nhập quốc tịch Việt Nam còn phải đáp ứng những yêu cầu khác về nhân thân như họ tên, và đặc biệt là không có ý định gây hại đối với nhà nước. Người có nhu cầu xin nhập quốc tịch phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết đề làm thủ tục bao gồm những giấy tờ liên quan đến bản thân như bản khai lý lịch, bản khai giấy khai sinh,.., đơn xin gia nhập quốc tịch Việt Nam cùng các giấy tờ chứng minh bản thân đáp ứng đủ điều kiện đã quy định tại điều 19. Nhà nước còn quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam tại điều 22. Đây là quy định rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý giải quyết cho một bộ phận những người đang thường trú tại Việt Nam, chưa có quốc tịch Việt Nam mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam theo mộ trình tự, thủ tục đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Trở lại quốc tịch Việt Nam:
Vấn đề quốc tịch còn quy định về việc trở lại quốc tịch Việt Nam. Cũng như việc nhập quốc tịch, chính phủ cũng quy định về các trường hợp được phép trở lại quốc tịch Việt Nam: " . Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;"
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Chính phủ một lần nữa thể hiện sự mềm dẻo trong từng trường hợp cụ thể và vẫn luôn đặt lợi ích của đất nước lên đầu, là một yếu tố quan trọng trong vấn đề xét quốc tịch. Ngoài các trường hợp cơ bản trên, luật còn quy định các trường hợp đặc biệt khác đối với những người đã bị tước quốc tịch tại mục 3 điều 23, người trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ các trường hợp đặc biệt được Chính phủ cho phép tại mục 4, điều 23.
d. Mất quốc tịch:
Về vấn đề mất quốc tịch, pháp luật quy định tại điều 26 căn cứ mất quốc tịch Việt Nam: " 1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Được thôi quốc tịch Việt Nam là trường hợp công dân Việt Nam vì lý do nào đó có thể là do tự nguyện vì muốn nhập quốc tịch nước khác nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép thôi quốc tịch Việt Nam, tại điều 27 đã quy định những trường hợp không được thôi quốc tịch bao gồm những đang chịu án phạt, những người đang hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam... Đưa ra những trường hợp đó nhà nước muốn đảm bảo tính khách quan và an toàn cho đất nước.
Bị tước quốc tịch theo điều điều 31, luật quốc tịch quy định là trường hợp Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngoài 2 trường hợp trên thì các căn cứ khác để được thôi quốc tịch còn có những người không đăng kí quốc tịch Việt Nam tại khoản 2, điều 13 của bộ luật này, theo quy định tại khoản 2 điều 18 và điều 35 của bộ luật này, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
e. Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và con nuôi: Đây là một trường hợp đặc biệt, khi cha mẹ có sự thay đổi về quốc tịch do trở lại hoặc thôi quốc tịch thì con chưa thành niên cũng sẽ được thay đổi theo cha mẹ. Nhưng trong trường hợp chỉ có một trong hai người, cha hoặc mẹ thay đổi quốc tịch thì con chưa thành niên cũng có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc thôi quốc tịch nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Lúc này, việc lựa chọn có quốc tịch Việt Nam hay không tùy thuộc vào ý chí của người con. Lúc này, có bất cứ sự thay đổi gì về quốc tịch của người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có văn bản có sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.
f. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về vấn đề quốc tịch:
Luật quốc tịch 2008 quy định trách nhiệm về vấn đề quốc tịch cho từng cơ quan nhà nước một cách rõ ràng. Chẳng hạn nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước về quốc tịch được quy định tại điều 38, trách nhiệm của chính phủ về quốc tịch tại điều 39 và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại điều 40. Như vậy các cơ quan chính phủ có trách nhiệm đến vấn đề quốc tịch của người dân, mọi sự thay đổi về quốc tịch phải do cơ quan chính phủ giải quyết. Đặc biệt, ở bộ luật quốc tịch 2008 có một điểm mới đó là điều 41 quy định về việc thong báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch, trong đó Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra trong bộ luật quốc tịch 2008 đã luật hóa một số quy định về thủ tục, trình tự giải quyết các việc về quốc tịch trước đây thể hiện trong các văn bản dưới luật, qua đó làm cho luật này có nhiều quy định về thủ tục cụ thểh ơn năm 1998. Luật quốc tịch năm 2008 thể hiện sự cải cách thủ tục hành chính làm cho các thủ tục nhập quốc tich, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam đơn giản hơn và rút ngắn hơn thời gian chờ đợi cho người làm thủ tục.
III/ Kết luận:
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa người dân với một nhà nước nhất định. Mối liên hệ này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của nười đó được pháp luật của nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch là căn cứ dấu hiệu nói lên quy thuộc của một cá nhân về một nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này đối với cá nhân sẽ đồng nghĩa với việc người đó nhận được quyền lợi mà nhà nước và pháp luật nước này đảm bảo cho họ được thụ hưởng , đồng thời xác định trách nhiệm nghĩa vụ của nhà nước đó đối với việc bỏa vệ quyền lợi cho cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng dân cư của quốc gia mà họ là côgn dân, cũng như trong các quan hệ quốc tề màn gười đó tham gia nhân danh chính cá nhân họ. Luật quốc tịch 2008 được xây dựng nên đã thể hiện rõ ràng về vấn đề quốc tịch này, không chỉ kế thừa từ bộ luật quốc tịch 1998, ở bộ luật mới này đã xuât hiện những điểm mới góp phần làm cho luật quốc tịch của nươc ta thêm chặt chẽ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế định quốc tịch.doc