Như vậy việc bảo lãnh phát sinh khi xảy ra một trong các trường hợp trên.
Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thỏa thuận,
nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
một thời hạn hợp lý kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu hoàn trả (theo quy định tại điều 45 Nghị định
163). Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh theo quy định bên nhận bảo lãnh
có các quyền sau: Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài
sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; yêu cầu người có
hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm
dứt hành vi đó.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng của ngân hàng VPBank – chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay
và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng
Vpbank – chi nhánh Đông Đô
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập phát
triển, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần nâng cao vị thế của
Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Góp phần không nhỏ vào việc đưa
Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể đó là nhò vào sự nỗ lực hết mình của
các cá nhân, doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Trong
đó, hệ thống ngân hàng thương mại giữ một vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa chiến
lược trong sự phát triển chung đó. Và nói đến hoạt động ngân hàng, phải nói đến
một hoạt động chủ yếu, hoạt động mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng là hoạt
động tín dụng. Tuy nhiên, đây cũng chính là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Một trong những nguyên nhân chính làm tăng rủi ro tín dụng chính là việc thực hiện
chưa tốt công tác bảo đảm tiền vay. Vấn đề này được đề cập rất nhiều trong các văn
bản quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng chính trong những văn bản này còn tồn tại
nhiều quy định chồng chéo gây lung túng trong việc áp dụng pháp luật cho các chủ
thể. Đúc kết từ những cơ sở lý luận đã được học và thực tiễn có được trong quá
trình thực tập tại ngân hàng Vpbank – chi nhánh Đông Đô, em đã quyết định chọn
đề tài : ” chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng
Vpbank – chi nhánh Đông Đô” , nhằm góp phần vào khắc phục những khó khăn
hiện tại trong công tác bảo đảm tiền vay, nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dung tại
ngân hàng Vpban- chi nhánh Đông Đô
I- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam,
tên quốc tế là Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Enterprises viết tắt
là VP BANK là một ngân hàng Thương mại Cổ phần được Ngân hàng Nhà nước
cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 08 năm 1993
trong thời hạn 99 năm. Ngày 04 tháng 09 năm 1993 ngân hàng chính thức đi vào
hoạt động.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày
01/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 tỷ đồng.
VPBank đã có tổng số 130 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:
- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch
- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình,
Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 25 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank
VP Bank là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của
VP Bank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu
cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi
nhánh hoạt động. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là những thành
phố lớn của Việt Nam, có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập
trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ...
Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là:
- Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VND và ngoại tệ của đơn vị, tổ
chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền VND và ngoại tệ đối với
khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua, hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp
luật hiện hành.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị.
- Thực hiện Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ
nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên VP Bank có vai trò to lớn trong việc
thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu
cầu vốn tín dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu
ngân sách Nhà nước. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nói chung và công cuộc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nói riêng.
3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank có thể khái quát thành một sơ đồ sau:
§¹i héi Cæ ®«ng
Héi ®ång Qu¶n
trÞ
Ban ®iÒu hµnh
Trung t©m
Westen Union
Trung t©m §µo
t¹o
C¸c phßng giao
dÞch
Ban KiÓm so¸t
C¸c ban tÝn dông
P. kiÓm to¸n néi
bé
Phßng thanh
to¸n
Quèc tª – KiÒu
Phßng ph¸p chÕ
V¨n phßng
Phßng KÕ to¸n
Trung t©m ThÎ
Trung t©m tin
häc
C«ng ty Chøng
kho¸n VPBank
C¸c phßng giao dÞch
V¨n phßng héi
®ång Qu¶n trÞ
Héi ®ång qu¶n lÝ
tµi s¶n nî, tµi
s¶n cã
Héi ®ång tÝn
dông
Phßng Ng©n Quü
Phßng tæng hîp
vµ ph¸t triÓn
s¶n phÈm
C«ng ty qu¶n lÝ
tµi s¶n VPBank
4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh của ngân hàng VPBank trong các năm
2007-2009
Năm 2006:
Tổng tài sản đạt gần 10.200 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2005; vốn điều lệ
đạt 750 tỷ đồng, tăng 442 tỷ đồng so với năm 2005; Tổng nguồn vốn huy động hơn
9.065 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2005; tổng dư nợ hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 67%
so với năm 2005; Tỷ lệ nợ xấu là 0,58%, tỷ lệ này gần như là thấp nhất trong toàn
hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần; Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro
là 169.430 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005
Năm 2007:
Tổng tài sản đạt 18.200 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2006; Tổng nguồn
vốn huy động hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2006; tổng dư nợ hơn
13.200 tỷ đồng, tăng 163% so với năm 2005; Tỷ lệ nợ xấu là 0,49%, tỷ lệ này gần
như là thấp nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần; Lợi nhuận
trước thuế và dự phòng rủi ro là 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006.
Năm 2008:
Tổng tài sản đạt 18.587 tỷ đồng, tăng 2.1% so với năm 2007; Tổng nguồn
vốn huy động hơn 15.853 tỷ đồng, tăng 5.7% so với năm 2006; tổng dư nợ hơn
13.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt gần 200 tỷ đồng, giảm hơn 36% so với
năm 2007.
Năm 2009
Tổng tài sản của VPBank đến cuối tháng 5/2009 đạt 20.236 tỷ đồng, tăng
1.220 tỷ đồng so với cuối năm 2008, Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến
cuối tháng 5/2009 là 17.125 tỷ đồng tăng 8% so với cuối năm 2008. Dư nợ tín dụng
đạt 13.665 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 5 tháng của riêng Ngân hàng đạt
hơn 125 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch cả năm 2009.
* Chiến lược phát triển năm 2010:
- Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ
doanh nghiệp vùa và nhỏ
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ để tăng nguồn thu từ lãi
- Kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch, đảm bảo ngân hàng hoạt động
an toàn, phát triển bền vững.
- Rà soát, sắp xếp nhân sự nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
Phấn đấu năm 2010, VPBank trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc.
Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông
Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.
II – Khái quát các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay
2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay
a. Khái niệm
Giao dịch bảo đảm là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, tạo
một hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung
và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Mục tiêu của việc xác lập các giao dịch
bảo đảm luôn là hướng tới bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch dân sự,
đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch này. Với ý nghĩa đó, việc xác
lập các giao dịch bảo đảm đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ
dân sự, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ gây ra. Đồng thời, các giao dịch bảo đảm còn
tạo điều kiện khắc phục thiệt hại cho bên có quyền một cách nhanh chóng và hiệu
quả.
Bảo đảm tiền vay được hiểu là sự thoả thuận của các bên nhằm đưa ra các
biện pháp tác động mang tính chất dự phòng bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
trả nợ vay đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc bên vay
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ gây ra đối với tổ chức
tín dụng cho vay. Giao dịch bảo đảm tiền vay được thiết lập trên cơ sở hợp đồng,
các bên chủ thể có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ
của mình.
Trong quan hệ bảo đảm tiền vay, bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc
người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên
thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị -
xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện
quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận
cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh,
tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh
toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quĩ.
Bên nhận bảo đảm ngay tình là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không
biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Bên có nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên có
quyền. (Khoản 1,2,3,4 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm
2006 về giao dịch bảo đảm).
b. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản,
cho vay không có bảo đảm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Khách hàng vay được TCTD lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài
sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, TCTD phát hiện khách hàng vay vi phạm
cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì TCTD có quyền áp dụng các biện pháp bảo
đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.
TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật
có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo
lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh
có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng là biện pháp để bảo
đảm bên có nghĩa vụ, cụ thể là bên vay thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối
với bên có quyền. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản có tầm quan trọng rất lớn tỏng việc
bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy mà
việc bảo đảm tiền vay phải được lập thành hợp đồng bảo đảm hoặc ghi rõ trong điều
khoản của hợp đồng tín dụng. Điều này bảo đảm tính pháp lý và tính ràng buộc của
các bên. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản, có thể lập thành
văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản có thể là: hợp đồng cầm cố, hợp
đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.
Như vậy, văn bản là hình thức hình thức bắt buộc cho hợp đồng bảo đảm tiền
vay. Điều đó là do tầm quan trọng của hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với việc thực
hiện hợp đồng tín dụng và để tránh xảy ra những tranh chấp về việc thực hiện các
nghĩa vụ. Hợp đồng bảo đảm tiền vay có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của
bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, về tài sản dùng để bảo đảm tiền vay…
2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
a. Đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên và địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Nghĩa vụ được bảo đảm
+ Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp
+ Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp; giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp; nếu là
tài sản cầm cố, thế chấp hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản
+ Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp
+ Các thỏa thuận khác.
b. Đối với hợp đồng bảo lãnh
Trong bảo lãnh tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có hai quan hệ về nghĩa
vụ, gồm quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên bảo
lãnh với bên được bảo lãnh. Do vậy trong nội dung của hợp đồng bảo lãnh cũng có
nhiều điểm khác biệt so với trong hợp đồng thế chấp hay cầm cố.Theo quy định
trước đây, nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bao gồm:
+ Tên và địa chỉ các bên; Ngày, tháng, năm
+ Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh
+ Quyền nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh
+ Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh
+ Tài sản bảo lãnh, giá trị tài sản bảo lãnh, trừ trường hợp bên bảo lãnh là tổ
chức tín dụng và cơ quan quản lý ngân sách nhà nước; tài sản bảo lãnh là tài sản
hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản
+ Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh
+ Các thỏa thuận khác.
Như vậy do trong biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba có ba chủ
thể tham gia vào quan hệ bảo đảm tiền vay nên trong hợp đồng cần quy định rõ
quyền nghĩa vụ của từng bên khi tham gia vào quan hệ. Cần xác định rõ từng chủ
thể: đâu là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh để phân biệt rõ ràng
phạm vi quyền, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như vai trò của mỗi bên trong hợp đồng
bảo đảm tiền vay, trong hợp đồng tín dụng. Cũng như với hợp đồng bảo đảm hiện
nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh.
2.2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cũng là một loại hợp đồng dân sự vì
vậy nó được giao kết trên nguyên tắc tự do nhưng không trái pháp luật và đạo đức
xã hội, các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hợp
đồng bảo đảm tiền vay tài sản là một hợp đồng mang tính đặc thù vì vậy để giao kết
hợp đồng cũng cần phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể:
Thứ nhất về chủ thể: Thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân khi
tham gia giao dịch bảo đảm, không phân biệt là người mang quốc tịch Việt Nam
hay người có quốc tịch nước ngoài, BLDS 2005 đã quy định các chủ thể là cá nhân,
tổ chức người nước ngoài có quyền tham gia các giao dịch bảo đảm theo nguyên tắc
bình đẳng như công dân Việt Nam. Tuy nhiên do bảo đảm tiền vay trong hoạt động
tín dụng nên chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngoài việc phải
có đủ năng lực ký kết hợp đồng dân sự thì một trong hai bên chủ thể phải là tổ chức
tín dụng và là chủ thể có đủ điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng. Bên chủ thể là tổ
chức tín dụng này đóng vai trò là bên cho vay cho khách hàng có thể là cá nhân tổ
chức vay. Hai bên ký kết hợp đồng tín dụng. Bên vay dùng tài sản dưới hình thức
một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, tức là bên
vay phải có tài sản bảo đảm.
Thứ nhất về chủ thể: Thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân khi
tham gia giao dịch bảo đảm, không phân biệt là người mang quốc tịch Việt Nam
hay người có quốc tịch nước ngoài, BLDS 2005 đã quy định các chủ thể là cá nhân,
tổ chức người nước ngoài có quyền tham gia các giao dịch bảo đảm theo nguyên tắc
bình đẳng như công dân Việt Nam. Tuy nhiên do bảo đảm tiền vay trong hoạt động
tín dụng nên chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngoài việc phải
có đủ năng lực ký kết hợp đồng dân sự thì một trong hai bên chủ thể phải là tổ chức
tín dụng và là chủ thể có đủ điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng. Bên chủ thể là tổ
chức tín dụng này đóng vai trò là bên cho vay cho khách hàng có thể là cá nhân tổ
chức vay. Hai bên ký kết hợp đồng tín dụng. Bên vay dùng tài sản dưới hình thức
một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, tức là bên
vay phải có tài sản bảo đảm.
Thứ hai là về việc đăng ký giao dịch bảo đảm: Nếu hợp đồng bảo đảm tiền
vay bằng tài sản có giao dịch bảo đảm thuộc một trong các trường hợp sau thì đăng
ký giao dịch bảo đảm: Thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng rừng,
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng giống; thế chấp tàu bay, tàu biển; thế chấp một
tài sản bảo đảm để thực hiện nhiều nghĩa vụ; các trường hợp khác nếu pháp luật quy
định (theo quy định tại điều 12.1 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo
đảm). Sở dĩ như vậy vì các tài sản này có tính chất phức tạp, ví dụ đất đai là sở hữu
nhà nước, tàu bay có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia… Nếu thuộc một trong
các trường hợp trên mà không đăng ký giao dịch bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm
tiền vay bằng tài sản không có giá trị pháp lý.
Các điều kiện trên phải được thỏa mãn thì mới có thể tiến đến giao kết hợp
đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Sau đó các bên thỏa thuận các điều khoản trong
hợp đồng và thực hiện ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền
vay bằng tài sản là một trong các điều kiện để ký kết hợp đồng tín dụng nhưng nó
có sự độc lập với hợp đồng tín dụng. Khi hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
vô hiệu toàn bộ hay từng phần thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín
dụng mà giao dịch bảo đảm đó là điều kiện.
2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Xét về nguyên tắc giao dịch hợp đồng bảo đảm có hiệu lực tại thời điểm
giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Pháp luật hiện hành quy định
các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp ký kết
và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp mà bên bảo đảm có hành vi gian dối bằng
cách dùng chính tài sản bảo đảm để bảo đảm cho một khoản vay tại tổ chức tín
dụng khác hoặc cho bên thứ 3 thì nếu căn cứ theo điều 11.1 Nghị định 163 giao
dịch bảo đảm chỉ có hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng
ký. Vì vậy những trường hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản trên sẽ không có giá
trị pháp lý đối với bên thứ ba có quyền, lợi ích của tổ chức tín dụng nhận tài sản
bảo đảm với các tài sản đã được bảo đảm tại một hợp đồng trước đó sẽ không
được bảo vệ. Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Trong trường hợp một tài sản
được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm
có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký
được ưu tiên thanh toán”. Do đó, dù là tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm
trước và hợp đồng bảo đảm được ký kết phù hợp với quy định của pháp luật
nhưng không đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền thì
khi xử lý tài sản đó để trả nợ cho nhiều khoản vay tại các tổ chức tín dụng khác
nhau, tổ chức tín dụng nhận bảo đảm có hợp đồng bảo đảm đó sẽ không được ưu
tiên thanh toán trước so với tổ chức tín dụng có hợp đồng bảo đảm đã được đăng
ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
2.2.4. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một loại hợp đồng dân sự vì vậy
việc thực hiện nó tuân theo nguyên tắc được quy định tại điều 412 BLDS 2005. Nếu
hiểu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hợp đồng phụ và hợp đồng tín dụng
là hợp đồng chính BLDS 2005 có quy định: về nguyên tắc khi hợp đồng phụ vô
hiệu không đương nhiên làm mất hiệu lực của hợp đồng chính trừ trường hợp các
bên có thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng
chính(1). Với quy định này thì các hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể làm ảnh hưởng
tới hiệu lực của các hợp đồng tín dụng nếu các ngân hàng vẫn theo nếp cũ ghi rõ
(1) Điều 410 BLDS 2005
trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm rằng: “hợp đồng bảo đảm này và các
phụ lục kèm theo là một bộ phận (phần) không thể tách rời của hợp đồng tín dụng
số…”. Như vậy, các ngân hàng cần sửa lại nội dung trên cho phù hợp, bởi không
nên để hiệu lực của hợp đồng bảo đảm lại có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp
đồng tín dụng.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong trường hợp cầm cố thế chấp
tài sản là một hợp hợp đồng song vụ vì vậy nội dung thực hiện hợp đồng là: mỗi
bên thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn, các bên không được lấy lý do
bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ (trừ
trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể
thực hiện được nghĩa vụ).
Với hợp đồng cầm cố tài sản, sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố bên
nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ ba giữ tài sản, trong cả
hai trường hợp bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về
việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 332 BLDS 2005. Bên cầm cố tài sản
có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 330 BLDS 2005.
Trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị,
trường hợp bán trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản
cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trách nhiệm của bên cầm cố được quy
định tại điều 17, điều 18 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trường hợp nhận
cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá bên cầm cố có quyền quy định tại điều
19 Nghị định 163.
Với hợp đồng thế chấp tài sản, sau khi ký hợp đồng thế chấp tài sản tài sản
thế chấp không chuyển giao cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp hoặc do bên
thứ ba giữ theo thỏa thuận. Nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp mà bán, trao đổi,
tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản
xuất thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp trừ các trường hợp quy
định tại điều 20.1 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trong khi thực hiện hợp
đồng thế chấp Nghị định 163 cũng quy định trách nhiệm của bên thế chấp hoặc bên
thứ ba giữ tài sản thế chấp để bảo đảm hiện trạng và giá trị của tài sản thế chấp.
2.3. Những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
2.3.1. Giai đoạn trước năm 2005
“Trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam phân
chia hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế thành 2 chế định hoàn toàn độc lập. Theo
đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm cũng có sự phân chia tương ứng. Hệ quả là các
giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực dân sự chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm
1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành, còn các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực
kinh tế thì chịu sự điều chỉnh trước hết của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
Bảng so sánh các giao dịch bảo đảm trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm
1989 và Bộ luật dân sự năm 1995 dưới đây cho thấy sự khác biệt trước hết về số
lượng các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực dân sự và kinh tế, cụ thể như sau:
Bảng 1.1 So sánh gữa các giao dịch bảo đảm trong Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế 1989 và Bộ luật dân sự 1995
LOẠI BIỆN PHÁP BẢO
ĐẢM
BỘ LUẬT DÂN
SỰ
PHÁP LỆNH HỢP
ĐỒNG KINH TẾ
Có/Kh
ông
Số
điều
Có/Không Số điều
Thế chấp Có 16 Có 1
Cầm cố Có 16 Có 1
Bảo lãnh Có 9 Có 1
Ký cược Có 1 Không
Đặt cọc Có 2 Không
Ký quỹ Có 1 Không
Tín chấp Có 1 Không
Phạt vi phạm Có 3 Có 1
Ngoài ra, việc áp dụng các quy định về giao dịch bảo đảm không thống nhất, gây
khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội do có sự khhác biệt trong các quy định
của pháp luật, ví dụ như: Teo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, bên cầm cố bắt
buộc phải giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, trong khi đó, Bộ luật dân sự quy
định bên cầm cố vẫn có quyền được giữ tài sản cầm cố hoặc theo quy định của Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng cầm cố bắt buộc phải có chứng nhận của công
chứng nhà nước những theo quy định của Bộ luật dân sự thì lại không bắt buộc... Ngoài
ra, pháp luật Việt Nam có sự phân biệt giữa cho vay có bảo đảm trong lĩnh vực ngân
hàng với cho vay có bảo đảm trong đời sống dân sự. Theo đó, chủ nợ có bảo đảm là
ngân hàng được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với các chủ nợ có bảo đảm khác như:
quyền xử lý tài sản bảo đảm, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ...
Điều này là không phù hợp, vi phạm nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các chủ thể bình
đẳng về địa vị pháp lý.
Những bất cập nêu trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến “rủi ro pháp
lý” cho các chủ thể khi ký kết, thực hiện hợp đồng và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến
tính ổn định của giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại thấp”.12tr85
2.3.2. Giai đoạn sau năm 2005
Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời đã bãi bỏ hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế. Do đó, kể từ ngày 01/01/2006, về mặt pháp lý, các giao dịch dân sự nói
chung và giao dịch bảo đảm nói riêng được xác lập giữa các doanh nghiệp với nhau
để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hay được xác lập giữa
cá nhân với nhau để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều được điều chỉnh dựa
trên những nguyên tắc của chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự trong Bộ
luật dân sự năm 2005. Theo đó, các quy định của Bộ luật dân sự được áp dụng
chung cho các quan hệ dân sự và là cơ sở pháp lý được cụ thể hoá trong các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương
mại và lao động. Pháp luật chuyên ngành phải đảm bảo tính thống nhất với các quy
định của Bộ luật dân sự. Với việc thống nhất pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp
đồng dân sự, trong đó có các giao dịch bảo đảm và bãi bỏ Pháp lệnh về hợp đồng
kinh tế dẫn đến trong trường hợp các văn bản pháp luật chuyên ngành, ví dụ về đất
đai, thương mại không có quy định thì áp dụng các quy định tương ứng trong Bộ
luật dân sự 2005. Cụ thể hoá quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm,
đồng thời bãi bỏ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số
85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 178/1999/NĐ-CP.
Do vậy, một trong những kết quả quan trọng mà Việt Nam đạt được trong
tiến trình cải cách khuôn khổ pháp luật là điều chỉnh và áp dụng thống nhất các quy
định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, không có sự phân biệt bên nhận bảo đảm
là tổ chức tín dụng hay tổ chức, cá nhân khác (loại bỏ những trách nhiệm hay đặc
quyền chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức tín dụng), ví dụ: Quy định về điều kiện, thủ
tục nhận bảo đảm bằng tài sản; xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và hỗ trợ
trong việc thu giữ tài sản bảo đảm.
III- Khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
VPBank – Chinh nhánh Đông Đô
3.1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng tại ngân hàng VPBank
3.1.1. Biện pháp cầm cố
Đây là biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Cầm cố tài sản là việc một bên (bên
cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để
thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng tín dụng thì việc cầm cố tài sản để bảo
đảm thực hiện đúng các nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng. Quyền và nghĩa
vụ của bên cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại điều 331, 333
Bộ luật dân sự 2005. Cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản
cho bên nhận cầm cố mà trong hợp đồng tín dụng bên nhận cầm cố là tổ chức tín
dụng thực hiện việc cho vay.
3.1.2. Biện pháp thế chấp
Thế chấp là biện pháp bảo đảm trong đó một bên (gọi là bên thế chấp) dùng
tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia
(bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong
một hợp đồng tín dụng bên nhận thế chấp thường là các tổ chức tín dụng (chủ yếu là
các ngân hàng) cho vay và bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng. Thế chấp
là biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến khi các bên giao kết hợp đồng tín
dụng trên sơ sở có bảo đảm. Ở biện pháp này không có sự chuyển giao tài sản cho
bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ hoặc các bên thoả thuận
cho người thứ ba giữ tài sản. Bên nhận thế chấp chỉ có quyền yêu cầu bên thế chấp
hoặc bên thứ ba giữ tài sản đó giao tài sản thế chấp cho mình khi đến hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết. Các quy định về thế
chấp tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 (từ điều 342 đến điều 357) và
cụ thể hơn tại điều 20 đến điều 28 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo
đảm.
3.1.3. Biện pháp đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý,
đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao
kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Khi hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc
trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bên
đặt cọc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận trong
hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, ngược lại nếu bên nhận đặt
cọc từ chối thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải trả tài sản đặt cọc cho bên
đặt cọc.
3.1.4. Biện pháp ký quỹ
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý
hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một Ngân hàng để bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng tín dụng nếu bên có nghĩa vụ
không thực hiên hoặc thực hiện không đúng với hợp đồng thì bên có quyền là tổ
chức tín dụng có quyền yêu cầu Ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán bồi thường thiệt
hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ chi phí dịch vụ Ngân hàng.
3.1.5. Biện pháp ký cược
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký cược) trong
một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Tuy nhiên đây là biện pháp để bảo
đảm việc trả lại tài sản thuê, trong các hợp đồng tín dụng bên cho vay không sử
dụng biện pháp này như một biện pháp bảo đảm tiền vay.
3.1.6. Biện pháp bảo lãnh
Bảo lãnh là việc bên thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên
nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh),
nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ. Trong hợp đồng tín dụng biện pháp bảo đảm này được sử dụng
trong các trường hợp khi có bên bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện theo pháp luật
cam kết với tổ chức tín dụng (bên cho vay trong hợp đồng tín dụng) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên vay khi đến thời hạn mà bên vay không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng tín dụng mà bên cho vay và
bên vay đã ký kết. Các tổ chức tín dụng cũng thực hiện việc bảo lãnh như một dịch
vụ với khách hàng có yêu cầu, đó là hoạt động bảo lãnh ngân hàng được quy định từ
điều 58 đến điều 60 Luật các tổ chức tín dụng, trong đó có việc bảo lãnh vay (bảo
lãnh với tư cách là một biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng).
3.2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng Vpbank
Các loại tài sản VPBank chấp nhận là tài sản bảo đảm hay không chấp nhận
là tài sản bảo đảm được quy định tại Quyết định số 02-2007/QĐ-HĐQT cảu Hội
đồng quản trị ngân hàng VPBank quy định về chính sách tín dụng.
3.2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho
các khoản tín dụng
(1) Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng;
(2) Giá trị quyền sử dụng đất;
(3) Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành
phẩm, hàng hóa;
(4) Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, vàng, kim loại quý, đá quý.
(5) Số dư tài khoản tiền gửi tại VPBank, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do
VPBank phát
hành;
(6) Thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, Tín phiếu kỳ gửi, trái phiếu do Chính
phủ, Ngân
hàng Nhà nước hoặc các Ngân hàng TM Nhà nước phát hành;
(7) Trái phiếu do Chính quyền tỉnh, thành phố phát hành được VPBank chấp
nhận;
(8) Tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do các Ngân hàng TMCP phát hành được
VPBank chấp
nhận;
(9) Trái phiếu do Công ty phát hành được VPBank chấp nhận;
(10) Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được VPBank chấp nhận;
(11) Cổ phiếu của các Công ty được VPBank chấp nhận;
(12) Các tài sản hình thành từ vốn vay được VPBank chấp nhận;
(13) Các khoản phải thu (quyền đòi nợ) được VPBank chấp nhận;
(14) Các tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật.sản khác phù hợp
với quy
3.2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho
các khoản tín dụng
(1) Tài sản đang có tranh chấp quyền sở hữu;
(2) Nhà ở và đất ở cách ranh giới nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị
trấn, thị tứ từ
5km trở lên (tính theo đường bộ gần nhất). Nếu là nhà đất xa hơn phạm vi
trên thì phải ở
mặt đường giao thông ô tô đi lại được;
(3) Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, nuôi trồng thủy sản, hoặc
các loại đất chuyên dùng khác mà khả năng chuyển nhượng thấp;
(4) Nhà xưởng sản xuất được xây dựng trên đất thuê ngoài khu vực đô thị,
nhưng không nằm trong khu vực công nghiệp, khả năng chuyển nhượng thấp;
(5) Máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu (tại thời điểm thế chấp ở Việt Nam
đã xuất hiện các thế hệ máy móc cùng tính năng nhưng hiện đại hơn thay thế), hoặc
đã sản xuất trước ngày thế chấp hơn 5 năm, hoặc máy móc do các cơ sở sản xuất
thủ công trong nước sản xuất, lắp ráp, khả năng chuyển nhượng thấp;
(6) Hàng quốc cấm, hàng đặc chủng; Hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm,
bán thành phẩm thuộc loại ứ đọng, chậm tiêu thụ, có nguy cơ giảm giá, hoặc hàng
hóa dễ hư hỏng, khó bảo quản, có thể suy giảm chất lượng trong thời gian vay.
3.3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của VPBank
3.3.1. Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay
Theo quy định về bảo đảm tiền vay của Ngân hàng VPBank nội dung chủ
yếu của hợp đồng bảo đảm tiền vay bao gồm:
+Nghĩa vụ được bảo đảm
+Phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh
+Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
+Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nếu các bên có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định
+Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
+Quyền và nghĩa vụ của các bên
+Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
+Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được
bảo lãnh (đối với hợp đồng bảo lãnh)
+Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay
+Các thỏa thuận khác.
3.3.2. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay
Người ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và các văn bản có liên quan khác của
VPBankbao gồm: Tổng giám đốc; giám đốc chi nhánh, giám đốc điều hành, giám
đốc kinh doanh, trưởng phòng giao dịch (gọi chung là giám đốc đơn vị cho vay) và
những người khác được ủy quyền. Người ký hợp đồng bảo đảm tiền vay là bên có
tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện như sau:
+ Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của cá nhân hoặc doanh
nghiệp, pháp nhân, tổ hợp tác phải được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp (đại
diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) ký tên, đóng dấu (nếu có)
+ Hợp đồng cầm cố thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu chung của
nhiều cá nhân, phải được tất cả những người là chủ sở hữu chung ký tên hoặc có
văn bản ủy quyền theo quy định của Pháp luật về dân sự
+ Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng
chung của nhóm người sử dụng đất phải được các thành viên trong nhóm thống nhất
và ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự
+ Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất thuộc quyền sử
dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi
dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy
định của pháp luật về dân sự
+ Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản là quyền sở hữu, quyền
sử dụng rừng của hộ gia đình ; tài sản do các thành viên hộ gia đình đóng góp, cùng
nhau tạo lập, được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các
thành viên thỏa thuận là tài sản chung phải được đại diện của hộ gia đình (chủ hộ
hoặc người khác) ký tên
+ Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản là nhà đất, ô tô và những tài
sản khác có giá trị lớn, đứng tên đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng là một cá
nhân, nhưng đang có vợ, chồng, phải được cả hai vợ chồng ký tên trừ trường hợp có
căn cứ pháp lý xác định tài sản đó của riêng một người
+ Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản là nhà, đất đứng tên
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng là một người hoặc cả hai vợ chồng, nhưng có
bố mẹ, con cái đủ 18 tuổi trở lên cùng chung sống, có đóng góp tiền của, công sức
trong việc mua, đầu tư, sửa chữa lớn tài sản, phải được những người chung sống có
văn bản thể hiện đồng ý với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc đứng tên người
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cam kết tài sản đó là tài sản thuộc quyền sở
hữu riêng và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
+ Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản là di sản thừa kế (một
hoặc tất cả những đồng sở hữu đã chết), chưa sang tên cho người được thừa kế, phải
do một người được ủy quyền hoặc tất cả những người có quyền hưởng thừa kế theo
di chúc hoặc theo pháp luật ký tên
+ Hợp đồng cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản là thẻ tiết kiệm, giây tờ có giá ghi
tên một người, thì người đó phải cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cầm
cố, bảo lãnh
Các hợp đồng vay theo quy định pháp luật phải công chứng chứng thực phải
được công chứng chứng thực. Ngoài ra theo quy định của VPBank những hợp đồng
bảo đảm tiền vay dưới đây cũng phải được công chứng chứng thực:
+ Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác
gắn liền với quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản cầm cố, thế chấp (trừ trường hợp người
bảo lãnh là doanh nghiệp, pháp nhân)
3.3.3. Xử lý tài sản bảo đảm
Việc xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng VPBank cũng tuân theo các quy
định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể:
Việc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp tuân theo các quy định từ
điều 56 đến điều 71 Nghị định 163/2006/NĐ – CP.
Với hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh có đặc điểm khác với các hợp
đồng bảo đảm tài sản khác như cầm cố thế chấp đó là trong hợp đồng bảo lãnh có 3
bên chủ thể là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Căn cứ để
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định bao gồm
các trường hợp sau đây:
+ Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh
+ Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh
trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ
+ Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong
trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
+ Các căn cứ khác nếu pháp luật có quy định
Như vậy việc bảo lãnh phát sinh khi xảy ra một trong các trường hợp trên.
Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thỏa thuận,
nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
một thời hạn hợp lý kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu hoàn trả (theo quy định tại điều 45 Nghị định
163). Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh theo quy định bên nhận bảo lãnh
có các quyền sau: Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài
sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; yêu cầu người có
hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm
dứt hành vi đó.
3.3.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay, về mặt nguyên tắc nếu
phát sinh tranh chấp giữa Ngân hàng VPBank, khách hàng, bên bảo đảm và các bên
có liên quan thì các bên giải quyết tranh chấp trên cơ sở thương lượng, hoà giải.
Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng thì các bên có thể thỏa
thuận việc giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại hoặc Toà án có
thẩm quyền để giải quyết.
Ngân hàng VPBank luôn luôn chú trọng việc giải quyết tranh chấp nói chung
và tranh chấp bảo đảm tiền vay nói riêng bằng thương lượng và hòa giải. Việc
thương lượng, hòa giải với bên bảo đảm khi xảy ra tranh chấp luôn được Ngân hàng
thực hiện một cách tích cực trên lập trường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
Ngân hàng VPBank và tôn trọng pháp luật cũng như những nội dung đã được thỏa
thuận với bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Chỉ khi không thể thương lượng, hoà giải được, các bên mới giải quyết tranh
chấp bằng cơ quan tài phán là trọng tài và toà án.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
I- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ ........ 3
1. Quá trình hình thành và phát triển...................................................................... 3
2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank .................................................... 3
3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank ............................................................. 4
4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh của ngân hàng VPBank trong các năm
2007-2009 ............................................................................................................. 6
II – Khái quát các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay ... 7
2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay ........................................................................... 7
2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay ............................................................................ 9
2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản .............................. 9
2.2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản .................................... 11
2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ............................. 12
2.2.4. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản .................................. 13
2.3. Những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay tại ngân hàng ................ 15
2.3.1. Giai đoạn trước năm 2005 .......................................................................... 15
2.3.2. Giai đoạn sau năm 2005.............................................................................. 16
III- Khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
VPBank – Chinh nhánh Đông Đô ........................................................................ 17
3.1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng tại ngân hàng VPBank ......... 17
3.1.1. Biện pháp cầm cố ......................................................................................... 17
3.1.2. Biện pháp thế chấp ...................................................................................... 18
3.1.3. Biện pháp đặt cọc......................................................................................... 18
3.1.4. Biện pháp ký quỹ .......................................................................................... 19
3.1.5. Biện pháp ký cược ........................................................................................ 19
3.1.6. Biện pháp bảo lãnh ...................................................................................... 19
3.2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng Vpbank ...................... 20
3.2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm
cho các khoản tín dụng .......................................................................................... 20
3.2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm
cho các khoản tín dụng .......................................................................................... 21
3.3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của VPBank ............ 21
3.3.1. Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay ......................................................... 21
3.3.2. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay .............................................................. 22
3.3.3. Xử lý tài sản bảo đảm .................................................................................. 24
3.3.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp ...................................................... 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 728_7586.pdf