Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế

Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn tham khảo. I. QUY PHẠM XUNG DỘT VỀ CHẾ DỘ TAI SẢN GIỮA VỢ VA CHỒNG Trong phần này sẽ đề cập đến 2 vấn đề : Vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng(A) và vấn đề xác định luật áp dụng (B). A. KHÁI NIỆM "CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG" VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là những mối quan hệ đặc biệt về tài sản phát sinh từ quan hệ hôn nhân: Hành vi kết hôn có hậu quả là khiến cho tài sản riêng của vợ và chồng trở thành tài sản chung (tùy theo từng trường hợp cụ thể), khiến cho mỗi người phải có trách nhiệm về những khoản nợ của người kia hoặc ít ra tài sản riêng của mỗi người trở thành vật bảo lãnh cho các khoản nợ của người kia. Thông thường, những khoản nợ của người vợ hoặc người chồng chỉ phát lộ ra khi người đó rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng trả nợ. Kết hôn: trong thời gian gần đây, một số nước chấp nhận những hình thức chung sống gần giống kết hôn dựa trên cơ sở "thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung". Đây là một hình thức cho phép hai người khác giới hoặc cùng giới đăng ký sống chung với nhau. Một số nước phương Tây còn tiến xa hơn trong việc mở rộng áp dụng “hôn nhân” cho các hình thức chung sống này. Thoe đó, họ đưa vào khái niệm “hôn nhân” cả các trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới. Chúng ta sẽ không phân tích hệ quả pháp lý của hiện tượng này bởi nó không nằm trong chủ đề của bài viết. Pháp luật của các nước đều ít nhiều chứa các quy định tối thiểu về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Tập hợp các quy định tối thiểu này tạothành chế định "chế độ tài sản cơ bản giữa vợ và chồng". Trong Tư pháp quốc tế, có một xu hướng rất rõ nét coi chế định này là một chế định riêng, bao gồm các nghĩa vụ tài sản cơ bản của người này đối với người kia. Tức là mỗi người phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu của người kia và phải có trách nhiệm đối với những khoản nợ của gia đình do người kia cam kết. Cần phải phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Ranh giới phân biệt hai lĩnh vực này đôi khi không rõ ràng, nhất là trong trường hợp xảy ra ly hôn. Khi đó, thẩm phán có thẩm quyền xác định, và nếu thấy cần thiết sẽ giao tài sản của người này cho người kia hoặc giao tài sản chung của hai vợ chồng cho một người với lý do để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (theo pháp luật của Anh). Nếu trên thực tế hai vợ chồng đã sống ly thân và đưa đơn ra tòa xin ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng không thuộc phạm vi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn tham khảo. I. QUY PHẠM XUNG DỘT VỀ CHẾ DỘ TAI SẢN GIỮA VỢ VA CHỒNG Trong phần này sẽ đề cập đến 2 vấn đề : Vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng(A) và vấn đề xác định luật áp dụng (B). A. KHÁI NIỆM "CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG" VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là những mối quan hệ đặc biệt về tài sản phát sinh từ quan hệ hôn nhân: Hành vi kết hôn có hậu quả là khiến cho tài sản riêng của vợ và chồng trở thành tài sản chung (tùy theo từng trường hợp cụ thể), khiến cho mỗi người phải có trách nhiệm về những khoản nợ của người kia hoặc ít ra tài sản riêng của mỗi người trở thành vật bảo lãnh cho các khoản nợ của người kia. Thông thường, những khoản nợ của người vợ hoặc người chồng chỉ phát lộ ra khi người đó rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng trả nợ. Kết hôn: trong thời gian gần đây, một số nước chấp nhận những hình thức chung sống gần giống kết hôn dựa trên cơ sở "thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung". Đây là một hình thức cho phép hai người khác giới hoặc cùng giới đăng ký sống chung với nhau. Một số nước phương Tây còn tiến xa hơn trong việc mở rộng áp dụng “hôn nhân” cho các hình thức chung sống này. Thoe đó, họ đưa vào khái niệm “hôn nhân” cả các trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới. Chúng ta sẽ không phân tích hệ quả pháp lý của hiện tượng này bởi nó không nằm trong chủ đề của bài viết. Pháp luật của các nước đều ít nhiều chứa các quy định tối thiểu về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Tập hợp các quy định tối thiểu này tạothành chế định "chế độ tài sản cơ bản giữa vợ và chồng". Trong Tư pháp quốc tế, có một xu hướng rất rõ nét coi chế định này là một chế định riêng, bao gồm các nghĩa vụ tài sản cơ bản của người này đối với người kia. Tức là mỗi người phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu của người kia và phải có trách nhiệm đối với những khoản nợ của gia đình do người kia cam kết. Cần phải phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Ranh giới phân biệt hai lĩnh vực này đôi khi không rõ ràng, nhất là trong trường hợp xảy ra ly hôn. Khi đó, thẩm phán có thẩm quyền xác định, và nếu thấy cần thiết sẽ giao tài sản của người này cho người kia hoặc giao tài sản chung của hai vợ chồng cho một người với lý do để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (theo pháp luật của Anh). Nếu trên thực tế hai vợ chồng đã sống ly thân và đưa đơn ra tòa xin ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng không thuộc phạm vi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Thừa kế: Cũng cần phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng. Trong nhiều trường hợp, việc xác định một quy định liên quan đến quyền của người vợ hoặc người chồng còn sống đối với tài sản của người kia thuộc nhóm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hay nhóm quan hệ thừa kế không phải lúc nào cũng hiển nhiên, dễ dàng. Trợ cấp hưu trí: Các cơ quan nhà nước và không ít doanh nghiệp đã tạo cho nhân viên của mình một chế độ về trợ cấp hưu trí. Chế độ này không chỉ liên quan đến bản thân người lao động làm việc cho cơ quan hay doanh nghiệp đó. Trong trường hợp người lao động chết đi, nó còn có liên quan đến vợ (hoặc chồng) và con chưa đến tuổi thành niên của người lao động đó. Mặc dù trợ cấp hưu trí có giá trị kinh tế đáng kể, tuy nhiên Tư pháp quốc tế xếp quan hệ này vào một chế định riêng, chứ không thuộc nhóm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Tóm lại, trên đây tôi đã xem xét đến vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề xác định luật áp dụng. B. XÁC ĐỊNH LUẬT ÁP DỤNG 1. Yếu tố hệ thuộc để xác định luật áp dụng Không thể phủ nhận rằng chế định tài sản giữa vợ và chồng liên quan chặt chẽ tới chế định kết hôn. Quan hệ hôn nhân không chỉ là quan hệ riêng giữa vợ và chồng mà nó còn liên quan đến người thứ ba. Điều này được công nhận ngay cả ở những nước mà về nguyên tắc, việc kết hôn không ảnh hưởng gì đến tài sản của hai người (luật của Anh, luật của các nước hồi giáo). Chúng ta không thể bỏ qua việc xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Cả người vợ, người chồng và người thứ ba đều quan tâm đến việc quan hệ pháp lý của họ do luật nào điều chỉnh. Do đó, nên xây dựng những quy định cụ thể và rõ ràng và tránh tình trạng phụ thuộc vào các giải pháp tình thế mỗi khi nảy sinh vấn đề. Trước đây, ở nhiều nước, vấn đề này tương đối phức tạp vì người phụ nữ đã kết hôn bị coi là người không có năng lực pháp luật. Nhìn chung, phong trào giải phóng phụ nữ đã mang lại kết quả tốt đẹp vì quan niệm coi người phụ nữ đã kết hôn không có năng lực pháp luật đã bị bãi bỏ. Ngày nay, chúng ta đã có ý thức về các quyền cơ bản của con người trong đó có quyền bình đẳng giới. Về luật áp dụng: Cần phải xác định khuôn khổ pháp lý phù hợp áp dụng đối với quan hệ giữa vợ và chồng. Cụ thể, cần phải lựa chọn giữa luật của nước mà hai người cùng mang quốc tịch hay luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng. Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch thì cần phải tìm ra một giải pháp thay thế, đó là luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng. Do các nước tham gia đàm phán không chấp nhận giải pháp về một quy phạm xung đột duy nhất nên Công ước 78 là kết quả của một sự thỏa hiệp. Tính chất phức tạp của vấn đề đã giải thích tại sao các bên tham gia không đạt được thành công. Trước khi Công ước 78 có hiệu lực, trong tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, ý chí của vợ và chồng đối với việc lựa chọn luật áp dụng đóng vai trò khá quan trọng. Ý chí này thường được suy đoán. Trên cơ sở suy đoán, vợ và chồng đều mong muốn lựa chọn áp dụng luật của nước nơi cư trú chung đầu tiên của hai vợ chồng. Chính điều này đã giúp chúng ta làm rõ một quan niệm tương đối mới, đó là quyền tự do ý chí của hai vợ chồng. Công ước 78 cho phép hai vợ chồng tự do lựa chọn luật điều chỉnh chế độ tài sản giữa hai người, tuy nhiên quyền tự do lựa chọn này vẫn bị hạn chế trong một phạm vi nhất định (Điều 3, Công ước 78). Do việc suy đoán không đủ căn cứ để khẳng định việc lựa chọn luật áp dụng của hai vợ chồng nên cần phải thể hiện sự lựa chọn trong một cách rõ ràng. Ít nhất, giữa hai vợ chồng phải thể hiện sự lựa chọn bằng văn bản viết và ký tên (Điều 12). Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, giới trẻ rất thích đi đây đó, chính vì vậy một quy phạm xung đột mềm dẻo sẽ phù hợp với tình hình thực tế hơn. Cũng như trong lĩnh vực thừa kế, giả thiết lý tưởng là chọn được một hệ thống pháp luật duy nhất điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, một số nước rất khó chấp nhận việc quan hệ sở hữu, ngay cả khi đó là quan hệ sở hữu giữa hai vợ chồng, được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác với hệ thống pháp luật của nước nơi có tài sản. Điều này giải thích tại sao Công ước 78 cho phép vợ và chồng lựa chọn luật áp dụng đối với tài sản của hai người là luật nơi có tài sản, có thể là 1 hoặc nhiều hệ thống pháp luật (khoản 3 điều 3 Công ước 78). Quy định này cho phép tránh gặp phải một số phiền phức. 2. Thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng và đặc biệt là thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Trước đây, quy định nội luật của phần lớn các nước công nhận nguyên tắc chế độ tài sản giữa vợ và chồng không thể thay đổi. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, nguyên tắc này đã dần dần bị bãi bỏ. Điều này đã được phản ánh trong luật tư pháp quốc tế. Người ta không còn phản đối một cách mạnh mẽ việc thay thế luật điều chỉnh chế độ tài sản giữa vợ và chồng áp dụng từ khi tiến hành nghi thức kết hôn bằng luật của một nước khác. Có hai trường hợp thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là: thay đổi theo ý chí của vợ và chồng thể hiện qua văn bản và thay đổi đương nhiên. Việc thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là một ý tưởng hay do vậy chúng ta nên xem xét đến tầm quan trọng của nó. Công ước 78 là một cơ hội để chúng ta suy ngẫm về điều này. a. Tầm quan trọng của việc thay đổi luật áp dụng Trước hết, đó là trường hợp thay đổi luật áp dụng sau khi hai vợ chồng có văn bản thể hiện ý chí của mình: hai vợ chồng lựa chọn luật trong nước của một nước khác thay thế cho luật trong nước đã được áp dụng trước đó. Điều này có nghĩa là gì? Cần phải giải thích cụ thể tầm quan trọng của việc "lựa chọn". Theo quan điểm của một số người, chỉ cần "lựa chọn" luật của một nước khác (lựa chọn đơn thuần) thì sẽ phải áp dụng chế độ tài sản giữa vợ và chồng quy định trong hệ thống luật đó. Việc lựa chọn luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng theo quy phạm của luật tư pháp quốc tế không thể không được thể hiện trong nội luật của hệ thống pháp luật được lựa chọn. Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, cần phải nhớ rằng giữa hai vợ chồng đã có quan hệ pháp luật về tài sản trước khi hai vợ chồng lựa chọn một hệ thống pháp luật khác để áp dụng đối với quan hệ này trong thời kỳ hôn nhân. Quan hệ pháp luật này không thể bị thay thế bằng một quan hệ pháp luật khác. Hệ quả pháp lý thông thường nhất của việc lựa chọn một hệ thống pháp luật khác có lẽ chỉ là mối quan hệ pháp luật ban đầu tiếp tục tồn tại. Thông thường, hai vợ chồng không gặp phải vấn đề khó khăn gì bởi vì các quy định có hiệu lực bắt buộc của luật được lựa chọn khá tự do, cho phép hai vợ chồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng hôn nhân những điều khoản phù hợp với mình. Do đó, người ta thường cho rằng quan hệ pháp luật đã xác lập không phải áp dụng các quy phạm có hiệu lực bắt buộc của pháp luật đã lựa chọn. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp các bên trong hợp đồng thương mại thỏa thuận về việc để quan hệ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác với hệ thống pháp luật đã áp dụng trước đó. Tức là vẫn cùng một loại quan hệ hợp đồng đó nhưng lại chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật khác. Ở đây không phải một hợp đồng khác thay thế cho hợp đồng trước đó. Nếu chúng ta chấp nhận rằng quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng không thay đổi dù luật áp dụng đối với quan hệ đó thay đổi thì điều đó dẫn đến hệ quả pháp lý là nếu hai vợ chồng muốn thay đổi quan hệ pháp luật của mình và lựa chọn chế độ tài sản giữa vợ và chồng là một chế độ tài sản khác trong khuôn khổ hệ thống pháp luật mới được lựa chọn thì họ phải tiến hành thêm một thủ tục phụ nữa. Ví dụ: một cặp vợ chồng người Anh khi kết hôn đã lựa chọn chế độ tài sản giữa vợ và chồng là chế độ tài sản riêng theo pháp luật Anh. Sau đó, họ muốn chọn luật áp dụng là luật Hà Lan để thay đổi chế độ tài sản riêng thành chế độ tài sản chung toàn bộ. Cặp vợ chồng này phải tiến hành hai thủ tục sau: trước hết, họ phải chọn luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là luật Hà Lan. Thứ hai, họ phải làm những thủ tục mà pháp luật Hà Lan yêu cầu để thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng: tức là chuyển từ chế độ tài sản riêng thành chế độ tài sản chung toàn bộ. Ưu điểm của giải pháp này là hai vợ chồng phải tính đến hệ quả pháp lý của quyết định thay đổi luật áp dụng của mình nếu không họ buộc phải tiến hành thanh lý chế độ tài sản trước đó. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét từng phương thức thay đổi luật áp dụng. b. Theo Công ước 78, trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng có thể lựa chọn pháp luật của nước khác để áp dụng cho chế độ tài sản của mình (xem điều 6). Chúng ta đều đồng ý cho rằng chính điều luật này cũng cho phép hai vợ chồng đồng thời được lựa chọn chế độ tài sản phù hợp với mình được quy định trong nội luật của hệ thống pháp luật đã chọn. Tuy nhiên, họ phải thể hiện rõ điều này. Chúng ta cũng cần phải xem xét hệ quả pháp lý của việc "lựa chọn đơn thuần" c. Trường hợp thứ hai về thay đổi luật áp dụng là trường hợp thay đổi đương nhiên. Có thể nói rằng cuộc sống của vợ và chồng thay đổi một cách căn bản sau khi tiến hành nghi thức kết hôn. Do đó, hai vợ chồng có thể có lý do hợp lý để lựa chọn luật của một nước khác áp dụng cho chế độ tài sản của hai người thay cho luật của nước đang được áp dụng. Sau khi thay đổi luật áp dụng, cuộc sống của hai người chịu sự điều chỉnh của một khuôn khổ pháp luật hoàn toàn khác. d. Liệu việc bắt buộc hai vợ chồng đương nhiên thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản của mình có phù hợp không? Những nhà đàm phán Công ước 78 cho rằng, dù thế nào, cũng không thể thực hiện điều này trong trường hợp luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là do hai người lựa chọn và trường hợp hai vợ chồng đã lập hợp đồng hôn nhân. Tuy nhiên, nếu không phải hai trường hợp trên đây thì việc thay đổi luật áp dụng là phù hợp, đặc biệt trong những trường hợp sau đây: o khi hai vợ chồng cùng thường trú tại quốc gia mà cả hai người mang quốc tịch hoặc khi hai vợ chồng nhập quốc tịch của nước mà họ có nơi cư trú thường xuyên, khi đó nước có nơi thường trú của hai vợ chồng và nước mà hai vợ chồng mang quốc tịch là một. o khi hai vợ chồng cùng thường trú ở một nước trong thời gian 10 năm thì luật của nước đó sẽ được áp dụng thay thế cho luật được áp dụng trước đó. Điểm hạn chế đầu tiên của việc thay đổi đương nhiên luật áp dụng xảy ra nếu hai vợ chồng không muốn thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản của mình, nhất là trong trường hợp thứ 2. Nhược điểm này càng lớn hơn nếu chúng ta cho rằng việc thay đổi luật áp dụng nhất thiết dẫn đến việc thay đổi chế độ tài sản của hai vợ chồng để nó phù hợp với luật mới. Ví dụ: trong thời kỳ hôn nhân, một cặp vợ chồng người Anh cư trú ở Hà Lan. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là chế độ tài sản riêng hai người không hề có gì chung. Sau 10 năm cư trú tại Hà Lan, chế độ tài sản riêng theo pháp luật Anh của hai vợ chồng bị thay thế bằng chế độ tài sản chung toàn bộ theo pháp luật Hà Lan. Điều này khiến cho họ hoàn toàn bị bất ngờ và không thoải mái. Ngược lại, nếu chúng ta cho rằng, trong trường hợp cụ thể, một quan hệ pháp luật được xác lập sau khi nghi thức kết hôn được tiến hành thì chúng ta có thể cho rằng quan hệ pháp luật này sẽ tồn tại mãi mãi và chỉ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước mới được lựa chọn. Nếu theo cách quan niệm này thì nhược điểm nói trên không còn nặng nề nữa. Nếu hai vợ chồng thực sự muốn chuyển chế độ tài sản thành chế độ tài sản chung toàn bộ thì họ phải tiến hành thêm một thủ tục phụ nữa như trường hợp quy định trong pháp luật Hà Lan. Trong trường hợp này, hai vợ chồng đã tính đến hậu quả pháp lý của việc thay đổi chế độ tài sản đối với tài sản và các khoản nợ của mình. II. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ Yếu tố hệ thuộc trong trường hợp hai vợ chồng không cùng quốc tịch và không thường trú trong cùng một nước ngay sau khi kết hôn Sau khi kết hôn 15 tháng, người phụ nữ Trung Quốc mới đến sống cùng người chồng là người Hà Lan: khoảng thời gian này tương đối dài cho nên không thể áp dụng hệ thuộc nơi thường trú đầu tiên của hai vợ chồng. Theo khoản 3 điều 4 Công ước 78, yếu tố hệ thuộc là nơi có quan hệ mật thiết gắn bó nhất. Hệ quả pháp lý của chế độ tài sản giữa vợ và chồng với người thứ 3, đặc biệt là với những người có quyền Điều 9 Công ước 78 đã khẳng định nguyên tắc về hệ quả pháp lý của chế độ tài sản giữa vợ và chồng đối với người thứ 3 tuy nhiên điều luật này cũng quy định thuận lợi cho người thứ ba ngay tình. Một nước ký kết Công ước mà vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba thường trú ở nước thì nước đó cho phép người thứ ba sử dụng các điều kiện về công bố công khai để yêu cầu hệ quả pháp lý của chế độ tài sản giữa vợ và chồng với mình. Quốc gia ký kết phải đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề này. Các văn bản về việc định đoạt tài sản Liệu chế độ tài sản giữa vợ và chồng có phải là một căn cứ để xác định năng lực pháp lý của người vợ hoặc chồng trong việc lập một văn bản về việc định đoạt một số tài sản như một căn nhà chung hay các tài sản của họ không? Những hợp đồng quan trọng Những người giao kết hợp đồng chuyên nghiệp không bao giờ cố gắng một cách vô ích để xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ hoặc chồng hoặc xác định chế độ tài sản giữa vợ và chồng quy định trong nội luật: họ chỉ yêu cầu có chữ ký của hai vợ chồng. Ví dụ: trong trường hợp ký hợp đồng vay mượn để mua một căn nhà chung có tài sản thế chấp là chính căn nhà đó. Trên thực tế, việc xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng thường chỉ xảy ra khi ly hôn. Trong trường hợp đó, cần phải xác định xem có tài sản chung nào không để tiến hành phân chia tài sản. Nếu tài sản là bất động sản nằm ở nước ngoài là tài sản chung thì việc xác định thẩm quyền của tòa án cũng không được rõ ràng. Việc xác định tài sản là của hồi môn của người vợ khi kết hôn theo pháp luật của các nước hồi giáo: trong trường hợp ly hôn vấn đề này cũng thường gây tranh chấp. Khi người vợ hoặc người chồng chết Trong trường hợp người vợ hoặc người chồng chết, cần phải giải quyết tình trạng phức tạp nảy sinh. Theo trật tự lô gíc, trước hết cần phải thanh lý chế độ tài sản giữa vợ và chồng sau đó mới có thể xác định được những tài sản nào là tài sản để thừa kế. Hậu quả của việc áp dụng hai hệ thống luật khác nhau đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng và đối với vấn đề thừa kế Cần thấy rằng việc áp dụng hai hệ thống pháp luật khác nhau có thể không mang lại kết quả như mong muốn. Đây là một vấn đề cổ điển trong tư pháp quốc tế. Trong trường hợp này, nhà lập pháp của hệ thống pháp luật này có thể điều chỉnh pháp luật về thừa kế để đảm bảo quyền lợi cho người vợ hoặc chồng còn sống còn nhà lập pháp của hệ thống pháp luật kia lại quy định những điều khoản về việc đảm bảo quyền lợi cho người còn sống trong khuôn khổ pháp luật về chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Nếu áp dụng hai hệ thống pháp luật khác nhau, pháp luật về thừa kế của nước A và pháp luật về chế độ tài sản giữa vợ và chồng của nước B, có thể dẫn đến trường hợp hoặc các điều kiện đảm bảo có lợi cho người vợ hoặc người chồng còn sống bị chồng chéo nhau hoặc ngược lại: trong cả hai hệ thống pháp luật đều không quy định các điều kiện đảm bảo có lợi cho người vợ hoặc người chồng còn sống. Trong trường hợp đó, chúng ta cần phải tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, nên sử dụng các nguyên tắc của xung đột luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế.doc
Luận văn liên quan