Chế độ tuyển dụng theo luật hành chính

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động công vụ nhà nước là một quá trình bao gồm những loại hoạt động cụ thể có khi chúng diễn ra kế tiếp nhau, cũng có khi chúng xen kẽ nhau, như: tuyển dụng, dự bị, tập sự, nâng nghạch, điều động, biệt phái, luân chuyển, thuyên chuyển Pháp luật điều chỉnh quá trình này gọi là chế độ tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Việc tuyển dụng công chức trước đây được thực hiện dưới ba hình thức là bầu, xét tuyển, thi tuyển.Nay chỉ còn hai hình thức là xét tuyển, thi tuyển. NỘI DUNG Việc tuyển dụng cán bộ, công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ và phải trải qua thi tuyển theo quy định của pháp luật. Riêng đối với việc tuyển dụng của các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thức thông qua xét tuyển. Được quy định trong điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ưu tiên trong tuyển dụng công chức. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định chính thức vào ngạch.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ tuyển dụng theo luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động công vụ nhà nước là một quá trình bao gồm những loại hoạt động cụ thể có khi chúng diễn ra kế tiếp nhau, cũng có khi chúng xen kẽ nhau, như: tuyển dụng, dự bị, tập sự, nâng nghạch, điều động, biệt phái, luân chuyển, thuyên chuyển…Pháp luật điều chỉnh quá trình này gọi là chế độ tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Việc tuyển dụng công chức trước đây được thực hiện dưới ba hình thức là bầu, xét tuyển, thi tuyển.Nay chỉ còn hai hình thức là xét tuyển, thi tuyển. NỘI DUNG Việc tuyển dụng cán bộ, công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ và phải trải qua thi tuyển theo quy định của pháp luật. Riêng đối với việc tuyển dụng của các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thức thông qua xét tuyển. Được quy định trong điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ưu tiên trong tuyển dụng công chức. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định chính thức vào ngạch. Thi tuyển Ở điều 8,9,10,11 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về các môn thi, điều kiện thi, cách tính điểm và cách xác đinh người trúng tuyển trong thi công chức. Như vậy, hình thức này có nhiều ưu điểm do tính khách quan của nó, đang đóng vai trò rất quan trọng đẻ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, tay nghề cao. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng ngành, nghề mà cơ quan tuyển dụng đề ra yêu cầu lựa chọn theo tài năng, trình độ chuyên môn… Trước đây, hình thức này áp dụng rất hạn chế, đặc biệt là trong cơ chế quản lý hành chính – mệnh lệnh khép kín. Nhưng cùng với quá trình đổi mới của cơ chế thị trường dân chủ và công khai hóa, hình thức này dần dần được áp dụng nhiều trên nhiều lĩnh vực, nhất là vào các ngạch công chức chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật, không chỉ đối với cơ quan, tỏ chức nghiên cứu và giảng dạy mà cả đối với cơ quan hành chính nhà nước, các công ty, xí nghiệp, văn phòng đại diện… Xét tuyển Ở điều 12, 13,14 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định nội dung xét tuyển, cách tính điểm và cách xác định trong xét tuyển công chức. Xét tuyển là là hình thức phổ biến nhất trước đây để hình thành đội ngũ công chức. Nay nó được áp dụng với phạm vi hẹp hơn thi tuyển. Xét tuyển là việc bổ nhiệm một người vào đội ngũ công chức do cơ quan cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận người đó ra quyết định bổ nhiệm trực tiếp mà không phải qua thi cử, có thể theo sự phân công của trường đã đào tạo người đó và bộ chủ quản trên cơ cơ sở chỉ tiêu biên chế, kế hoạch của các bộ sử dụng công chức. Còn có những loại công chức không qua các trường đào tạo ( thường là các nhân viên phục vụ trong các bộ phận hành chính – quản trị của các cơ quan, tổ chức) thì tuyển trực tiếp bằng quyết định tuyển dụng của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm họ vào một việc hoặc giữ một chức vụ nhất định. Hình thức nay, về nguyên tắc, đòi hỏi có sự đồng ý của người tuyển dụng. 3. Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc. Theo nghị định 114 của Chính phủ, cán bộ, công chức xã, phường bao gồm những người được bầu để đảm nhiệm các chức vụ bí thư - phó bí thư, chủ tịch - phó chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND) cũng như những người được tuyển dụng và giữ chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã (trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch và văn hóa - xã hội) sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo qui định của Nhà nước như nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, hưởng lương và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí... cũng như được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên. Cán bộ công chức cấp xã không được thành lập, tham gia thành lập và quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư. Riêng với cán bộ giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND không được bố trí vợ, chồng, bố, mẹ, con, em... vào làm các công việc tài chính - kế toán, địa chính - xây dựng tại phường. Đối với công chức, viên chức nhà nước, việc tuyển dụng phải được tiến hành thông qua thi tuyển, riêng đối với các đơn vị sự nghiệp có thể sử dụng thêm hình thức xét tuyển. Công chức sau khi được tuyển dụng sẽ bắt buộc phải qua giai đoạn tập sự trong thời gian từ ba tháng (đối với ngạch nhân viên) đến 12 tháng (đối với ngạch chuyên viên) trước khi được chính thức bổ nhiệm vào ngạch công chức. Tương tự, viên chức của các đơn vị sự nghiệp sau khi qua giai đoạn thử việc từ ba tháng (viên chức loại C) đến 12 tháng (viên chức loại A) đạt yêu cầu cũng sẽ được bổ nhiệm vào ngạch viên chức, đồng thời ký hợp đồng làm việc (bao gồm hợp đồng 12-36 tháng, hợp đồng không thời hạn và hợp đồng đặc biệt) theo mẫu chung của Bộ Nội vụ. KẾT LUẬN Tuyển dụng là một trong những cách thức để tuyển dụng cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nói riêng. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Là nền tảng cho hoạt động quản lý nhà nước ngày càng tốt đẹp hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Trường đại hộc luật Hà Nội 2. Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Đại học quốc gia Hà Nội 3. Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính Học viện hành chính quốc gia. Luật cán bộ, công chức năm 2009. Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ tuyển dụng theo luật hành chính.doc
Luận văn liên quan