Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tòa án có quyền thu thập chứng cứ

Mặt khác, xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Theo nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 10 Bộ luật TTHS “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Thu thập chứng cứ là hoạt động mà đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thực hiện để nhằm sáng tỏ vụ án hình sự. → Như vậy, Tòa án cũng có quyền thu thập chứng cứ như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Khẳng định trên là Đúng.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tòa án có quyền thu thập chứng cứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tòa án có quyền thu thập chứng cứ. BÀI LÀM: Khẳng định: Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là Sai. Bởi vì: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Theo quy định tại điều 79 – Bộ luật TTHS những chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn bao gồm: “...Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này...”. Như vậy, căn cứ vào quy định của Điều 79 – Bộ luật TTHS, thì chủ thể có quyền áo dụng các biện pháp ngăn chặn có thể chia thành hai nhóm sau: * Nhóm thứ nhất: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình, gọi chung là các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 1, Điều 33 – Bộ luật TTHS. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn của các cơ quan này được quy định đầy đủ tại các Điều 79, 80, 88, 91, 92 và 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn và hướng dẫn thực hiện theo Mục 9 Nghị quyết số 03/2004/ NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn thi hành Bộ luật TTHS 2003. * Nhóm thứ hai: người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật TTHS. Các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật TTHS bao gồm: - “Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” (Theo quy định tại điểm b, c, khoản 2 – Điều 81, Bắt người trong trường hợp khẩn cấp) - “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất”. (Theo quy định tại khoản 1, Điều 82, Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã). → Như vậy,không chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà còn có các chủ thể có thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật TTHS cũng có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo thực hiện các mục đích của biện pháp ngăn chặn. Vì vậy, khẳng định: Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là SAI. Khẳng định: Tòa án có quyền thu thập chứng cứ là Đúng. Bởi vì: Theo quy định tại khoản 1, Điều 64 – Bộ luật TTHS “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Thu thập chứng cứ là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ án theo các trình tực thủ tục mà pháp luật TTHS quy định. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. (Khoản 1 Điều 65. Thu thập chứng cứ). Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xác định sự việc phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ, muốn hình dung, tái hiện được diễn biến của nó cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án. Mặt khác, xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Theo nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 10 Bộ luật TTHS “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Thu thập chứng cứ là hoạt động mà đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thực hiện để nhằm sáng tỏ vụ án hình sự. → Như vậy, Tòa án cũng có quyền thu thập chứng cứ như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Khẳng định trên là Đúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA) Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn b) Tòa án có quyền thu thập chứng cứ.doc