Chi phí sản xuất và lợi nhuận - ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa hai mặt của CPSX: ü CPSX biểu hiện sự chuyển hóa hao phí lao động thành chi phí tư bản tức là biểu hiện hình thái chuyển hóa của giá trị => CPSX là một phạm trù đặc thù của phương thức SX TBCN. ü CPSX biểu hiện dưới hình thái chi phí về giá trị, những chi phí thực tế về TLSX. Nó biểu hiện những quan hệ kỹ thuật giữa sản phẩm vừa mới làm ra à những sản phẩm đã làm ra trước đây được dùng để sản xuất sản phẩm mới. Với ý nghĩa này thì Mác nhận xét rằng: “nó hoàn toàn không phải là một khoản mục chỉ có trong kế toán TBCN” hay nó cũng có trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn và không phải phạm trù đặc thù của phương thức SX TBCN. Còn ở Trong bài nữa nha

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi phí sản xuất và lợi nhuận - ý nghĩa lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ LỢI NHUẬN : Giá trị dưới những hình thái chuyển hóa của nó là chi phí sản xuất và lợi nhuận. Giá trị của những hàng hóa sản xuất theo lối TBCN bao gồm bộ phận TBBB, bộ phận TBKB và GTTD. Nhưng ở bề ngoài xã hội, Giá trị biểu hiện thành tổng số của chi phí sản xuất và lợi nhuận. Vì vậy, ở đây không nghiên cứu bản thân chi phí sản xuát, cũng không nghiên cứu bản thân lợi nhuận, chỉ nghiên cứu chúng như là những hình thái mà gộp chung lại thì xuyên tạc bản chất của giá trị. Tư bản và sự tăng thêm của nó thay thế lao động quá khứ và lao động mới. Chi phí sản xuất: + Ý nghĩa hai mặt của CPSX: CPSX biểu hiện sự chuyển hóa hao phí lao động thành chi phí tư bản tức là biểu hiện hình thái chuyển hóa của giá trị => CPSX là một phạm trù đặc thù của phương thức SX TBCN. CPSX biểu hiện dưới hình thái chi phí về giá trị, những chi phí thực tế về TLSX. Nó biểu hiện những quan hệ kỹ thuật giữa sản phẩm vừa mới làm ra à những sản phẩm đã làm ra trước đây được dùng để sản xuất sản phẩm mới. Với ý nghĩa này thì Mác nhận xét rằng: “nó hoàn toàn không phải là một khoản mục chỉ có trong kế toán TBCN” hay nó cũng có trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn và không phải phạm trù đặc thù của phương thức SX TBCN. Nhưng CPSX ở đây là sự chi phí các yếu tố sản xuất không phải dưới hình thái hiện vật mà dưới hình thái giá trị. Ví dụ nếu người sản xuất hàng hóa mua được các yếu tố sản xuất rẻ hơn, thì đối với họ điều đó được coi là tiết kiệm, tiết kiệm trong việc chi tiêu tiền, mặc dầu không có một chút tiết kiệm nào trong việc chi phí bản thân vật liệu. Trong XH CSCN không có loại tiết kiệm như vậy, ở đó chỉ có thể có sự tiết kiệm sử dụng bản thân các TLSX. Còn trong SX TBCN, việc hạ thấp tiền công xuống thấp hơn giá trị sức lao động cũng được coi là tiết kiệm. với ý nghĩa hai mặt trên thì CPSX là một phạm trù lịch sử chỉ có trong sản xuất hàng hóa TBCN. +CPSX và giá trị: Trên một ý nghĩa nào đó, TBBB (tư bản lưu động và một phần tư bản cố định) có thể coi là nhân tố hình thành giá trị của hàng hóa đã làm ra vì giá trị được chuyển từ TBBB sang thành phẩm Giữa SLĐ và TLSX có một điểm chung là muốn mua những thứ đó thì phải ứng tư bản ra, cho nên việc tiêu dùng SLĐ và việc tiêu dùng TLSX đều là chi dùng tư bản, tức là CPSX. Trong giá trị hàng hóa đã được thực hiện bao giờ cũng phải trích ra một bộ phận để bù đắp cả giá trị SLĐ lẫn giá trị TLSX. không còn sự khác nhau giữa TBBB và TBKB. Do đó, CPSX lại biểu hiện thành yếu tó hình thành bản thân giá trị hàng hóa, thành nguồn gốc và kẻ sáng tạo ra giá trị hàng hóa. + CPSX và tư bản ứng trước: CPSX không bao gồm toàn bộ tư bản ứng trước mà chỉ gồm có bộ phận tư bản ứng trước dùng để trả tiền công và chi phí cho những tư liệu sản xuất được tiêu dùng toàn bộ trong quá trình sản xuất, còn công cụ lao động thì chi phí sản xuất chỉ bao gồm một phần giá trị của nó thôi. Sự khác nhau giữa CPSX và tư bản ứng trước là cái trước hết bắt ta phải phân biệt tư bản lưu động và tư bản cố định. Sự khác nhau đó biểu hiện trong thực tiễn hàng ngày, trong việc tính toán giá thành. Khi tính giá thành, nhà tư bản buộc phải phân biệt bộ phận tư bản phải được bù đắp lại hoàn toàn sau khi bán hàng hóa và bộ phận tư bản chỉ có thể được bù đắp từng phần. Lợi nhuận: + Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của GTTD: Lợi nhuận với nghĩa trực tiếp là số tăng thêm ngoài chi phí sản xuất và là mức lớn lên của toàn bộ tư bản ứng trước. Lợi nhuận không nằm trong CPSX. Theo nghĩa đó thì một bộ phận hàng hóa tạo thành lợi nhuận vì có một bộ phận khác đã bù đắp đủ số tư bản chi phí vào sản xuất. Tư bản đã chi phí vào sản xuất quay trở về nhà tư bản cùng với số tăng thêm, còn toàn bộ tư bản ứng trước thì được tăng thêm một lượng bằng tổng số lợi nhuận. Khi lợi nhuận là kết quả hoạt động của tư bản thì đối với lợi nhuận, không còn có sự khác nhau giữa tư bản cố định và tư bản lưu động nữa. Lợi nhuận được biểu hiện thành kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản ứng trước, của cả tư bản lưu động lẫn tư bản cố định, sự khác nhau giữa hai thứ tư bản này chỉ còn lại trong CPSX. Chính điều đó làm cho lợi nhuận trở thành hình thái chuyển hóa của GTTD. GTTD từ chỗ là kết qủa của tư bản khả biến chuyển hóa ra bề ngoài xã hội thành kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước. + Lợi nhuận là một phạm trù khách quan: Sự chuyển hóa GTTD thành lợi nhuận không phải là một quá trình chủ quan mà là một quá trình khách quan. Quá trình này không chỉ diễn ra trong “ý thức thông thường của những người đảm nhiệm sản xuất” mà còn do bản thân phương thức SXTBCN quy định một cách khách quan. Sự chiếm đoạt lao động thặng dư trong phương thức sản xuất ấy khoác lấy và phải khoác lấy hình thái GTTD, bản thân GTTD cũng vậy, nó khoác lấy và phải khoác lấy hình thái lợi nhuận. CHƯƠNG II: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN: Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận - Hao phí lao động thực tế của xã hội là: c + v + m. Nếu gọi G là giá trị hàng hoá thì G = c + v + m. - Chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa là: c + v. Nếu ký hiệu chi phí sản xuất tư bản G = K + m. Khi c+v chuyển thành K thì số tiền nhà TB chủ nghĩa là K thì K = c + v Tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Số tiền trội hơn đó được quan niệm là do toàn bộ Tư bản ứng trước (K) tạo ra và gọi là lợi nhuận, ký hiệu là P. Ta có G = K + P Thực ra lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị thặng dư.Nhìn bề ngoài thì P = m, cái khác nhau ở chỗ khi nói (m) là bao hàm so sánh nó với (v), còn nói (P) lại bao hàm so sánh với (c+v). P và m thường không bằng nhau. P có thể lớn hơn hoặc bé hơn m phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu về hàng hoá trên thị trường quyết định. b- Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P' m P' = ---------- x 100% c + v Trong đó, m - là khối lượng giá trị thặng dư, c - tư bản bất biến, v - tư bản khả biến. TSLN là hình thức biến tướng của tỉ suất giá trị thặng dư. TSLN nêu lên hiệu suất sử dụng tư bản chứ không nói lên trình độ bóc lột. TSLN phụ thuộc vào các nhân tố: tỉ suất giá trị thặng dư, cấu thành hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển của tư bản, tiết kiệm trong việc sử dụng tư bản bất biến, vv. Người ta có thể tính TSLN bằng cách: lấy tổng doanh thu bán hàng trừ (-) chi phí sản xuất, ta có lợi nhuận. Lấy lợi nhuận chia (:) cho chi phí sản xuất, từ đó ta có TSLN. TSLN chỉ rõ nơi hoặc lĩnh vực đầu tư có lợi. - Tỷ suất lợi nhuận (P') khác với tỷ suất giá trị thặng dư (m') + Nếu xét về lượng P' luôn nhỏ hơn m' + Nếu xét về chất P' nói lên cho nhà tư bản biết kinh doanh và ngành nào có lợi hơn, còn m' nói lên trình độ bóc lột của tư bản với công nhân làm thuê. 2. Giá trị thặng dư và chu chuyển tư bản a. Giá trị thặng dư Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư. Ví dụ: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. Chu chuyển tư bản Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại định kỳ, đổi mới không ngừng. Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định làm tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, lượng tư bản sử dụng tăng lên và tránh được những thiệt hai do hao mòn hữu hình và vô hình gây ra. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong một năm, nhờ đó, sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước. Mặt khác, do tăng tỷ suất của tư bản khả biến mà tỷ suất giá trị thặng dư trong năm sẽ tăng lên. Tóm lại, tăng tốc độ chu chuyển tư bản khả biến giúp cho các nhà tư bản tiết kiệm được tư bản ứng trước, nâng cao tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư trong năm. 4. So sánh Giá trị thặng dư và lợi nhuận, Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư và ý nghĩa Ta biết rằng, nhà tư bản bỏ ra tư bản bao gồm tư bản bất biến c và tư bản khả biến v để sản xuất ra giá trị thặng dư m. Nhưng các nhà tư bản đã đưa ra một khái niệm mới là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa K– đó là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất © và giá cả sức lao động (v) đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản, nghĩa là K = c + v. Khi c + v chuyển thành K như vậy thì số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là lợi nhuận P. Như vậy, lợi luận thực chất là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước. Khi đó, giá trị hàng hoá G = c + v + m biến thành G = K + P. Về bản chất thì P chính là m nhưng cái khác nhau ở chỗ, m hàm ý so sánh với v còn P lại hàm ý so sánh nó với K = c + v. P và m thường không bằng nhau. P có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn XH, tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư. 2. Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng chuyển thành tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất giá trị thặng dư m’ là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư m với tư bản khả biến v: m’ = m/v . 100(%) Tỷ suất lợi nhuận P’ là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước: P’ = m/(c + v) . 100(%). Trong thực tế người ta thường tính P’ bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuân thu được P với tổng tư bản ứng trước K: P’ = P/K . 100(%). Xét về lượng thì tỷ suất lợi nhuận P’ luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư m’. Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. P’ chỉ cho nhà đầu tư tư bản biết đầu tư vào đâu là có lợi. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ suất thặng dư: tỷ suất thặng dư tăng thì tỷ suất lợi nhuận tăng; tốc độ chu chuyển tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến. Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Sự xuất hiện khái niệm này đã xoá đi danh giới giữa tư bản bất biến c và tư bản khả biến v, che dấu đi nguồn gốc của giá trị thặng dư (đó là tư bản khả biến v). Khái niệm lợi nhuận thực chất cũng chỉ là biến tướng của giá trị thặng dư. Nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Theo khái niệm này thì phần dôi ra đó không phải là do giá trị sức lao động (v) của công nhân làm thuê tạo ra mà là do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của nhà tư bản tạo ra. Khái niệm tỷ suất lợi nhuận cũng vậy. Nó không biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động như tỷ suất giá trị thặng dư m’ (m’ càng tăng, chứng tỏ nhà tư bản bóc lột càng nhiều). Tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. P’ càng tăng thì đầu tư càng có lợi. Tóm lại, bằng việc đưa ra ba khái niệm trên, các nhà tư bản đã che dấu bản chất bóc lột của mình, che dấu đi cái thực chất sinh ra giá trị thặng dư là lao động không công của người công nhân làm thuê. Chương III: Quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư Tổng tư bản C chia ra thành tư bản bất biến c và tư bản khả biến v và sản sinh ra giá trị thặng dư m. chúng ta gọi tỷ số giữa giá trị thặng dư ấy với tư bản khả biến ứng trước, tức là m/v, là tỷ suất giá trị thặng dư và biểu thị nó bằng m’. Do đó, m/v=m’, vậy m=m’/v. Nếu đem so giá trị thặng dư đó không phải với tư bản khả biến mà với tổng tư bản, thì nó gọi là lợi nhuận (p) và tỷ số giữa giá trị thặng dư m với tổng tư bản C, tức là m/C gọi là tỷ suất lợi nhuận p’. Như vậy, chúng ta có: P’=m/C=m/c+v; Nếu thay m bằng trị số của nó là m’v đã tìm thấy, chúng ta có p’=m’*v/c =m’* v/c+v’ Phương trình này cũng có thể biểu hiện bằng tỷ lệ: P’/m’=v/C Nghĩa là tỷ suất lợi nhuận so với tỷ suất giá trị thặng dư thì cũng như tư bản khả biến so với tổng tư bản. Từ tỷ lệ đó, có thể rút ra kết luận rằng p’, tỷ suất lợi nhuận, bao giờ cũng nhỏ hơn m’, tỷ suất giá trị thặng dư, vì v, tư bản khả biến, bao giờ cũng nhỏ hơn C, tổng số của v+c, của tư bản khả biến và tư bản bất biến; trừ trường hợp duy nhất không thể có trong thực tiễn là v=C, tức là trường hợp nhà tư bản hoàn toàn không ứng trước tư bản bất biến, không ứng trước tư liệu sản xuất, mà chỉ ứng trước độc có tiền công thôi. Ngoài ra, trong khi nghiên cứu, chúng ta còn cần chú ý đến một loạt các nhân tố khác có ảnh hưởng quyết định tới đại lượng c, v và m, và vì thế cần được nhắc đến một cách vắn tắt: - Thứ nhất, giá trị của tiền. chúng ta có thể coi giá trị đó bất cứ ở đâu cũng không thay đổi. - Thứ hai, sự chu chuyển. Chúng ta hãy tạm thời gác lại không bàn đến nhân tố đó, vì ảnh hưởng của nó đối với tỷ suất lợi nhuận sẽ là đối tượng nghiên cứu của một chương riêng sau này. - Thứ ba, cần chú ý đến năng suất lao động, ảnh hưởng của nó đối với tỷ suất giá trị thặng dư đã được nghiên cứu tỉ mỉ trong “Tư bản” quyển 1, phần IV. Nhưng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận, ít nhất là của một tư bản cá biệt, nếu tư bản đó hoạt động với một năng suất cao hơn năng suất xã hội trung bình của cùng một hàng hóa, do đó thực hiện được một lợi nhuận phụ thêm, như đã phân tích trong “tư bản” quyển 1. Vậy, tỷ suất lợi nhuận do hai nhân tố chủ yếu quyết định: tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo giá trị tư bản. Có thể tóm tắt như sau: ảnh hưởng của hai nhân tố đó, hơn nữa ta có thể biểu hiện cấu tạo của tư bản dưới hình thức phần trăm, vì ở đây, dù sự thay đổi là do bộ phận này hay do bô phân khác của tư bản gây ra, thì cũng không cần bận tâm. Các tỷ suất lợi nhuận của hai tư bản, hay của một tư bản trong hai trạng thái kế tiếp khác nhau đều bằng nhau: Khi các tư bản có cấu tạo tính theo phần trăm bằng nhau và tỷ suất giá trị thặng dư bằng nhau. Khi các tư bản có cấu tạo tính theo phần trăm khác nhau và có tỷ suất giá trị thặng dư với những bộ phận khả biến của tư bản biểu hiện bằng phần trăm là bằng nhau, nghĩa là nếu các khối lượng giá trị thặng dư tính theo phần trăm của tổng tư bản đều bằng nhau, nói một các khác, nếu trong hai trường hợp đó, thừa số m’ và v tỷ lệ nghịch với nhau. Các tỷ suất đó không bằng nhau: Khi cấu tạo của các tư bản tính theo phần trăm bằng nhau nếu các tỷ suất giá trị thặng dư chênh lệch nhau; trong trường hợp này, tỷ số giữa các tỷ suất lợi nhuận đó bằng tỷ số giữa các tỷ suất giá trị thặng dư. Khi tỷ suất giá trị thặng dư bằng nhau và cấu tạo biểu hiện bằng phần trăm khác nhau; trong trường hợp này, tỷ số giữa chúng với nhau bằng tỷ số giữa các yếu tố khả biến của các tư bản. Khi tỷ suất giá trị thặng dư không giống nhau và cấu tạo tính theo phần trăm không giống nhau; trong trường hợp này, tỷ số giữa chúng với nhau bằng tỷ số giữa các tích số mv, nghĩa là bằng tỷ số giữa các khối lượng giá trị thặng dư tính theo phần trăm trên tổng tư bản. Chương IV: ảnh hưởng của sự chu chuyển đối với tỷ suất lợi nhuận Phương thức chính để rút ngắn thời gian sản xuất là tăng năng suất lai động, cái mà người ta thường quen gọi là sự tiến bộ của công nghiệp. nếu điều đó đồng thời không dẫn dến chỗ làm cho tổng chi phí về tư bản tăng lên nhiều lần do việc đem áp dụng những máy móc đắt tiền…và do đó không làm giảm tỷ suất lợi nhuận tính theo toàn bộ tư bản, thì tỷ suất đó thế nào cũng phải tăng lên. Và rõ ràng đó chính là trường hợp của rất nhiều thành tựu mới tỏng ngành luyện kim và ngành công nghiệp hóa chất. Muốn trình bày ảnh hưởng của chu chuyển của tổng tư bản đối với tỷ suất lợi nhuận dưới hình thái thuần túy, chúng ta phải giả dụ rằng tất cả những điều kiện khác cảu hai tư bản được so sánh đều giống nhau. Chẳng hạn, ngoài tỷ suất giá trị thặng dư và ngày lao động ra, cụ thể chúng ta cũng giả định rằng cấu tạo tính theo phần trăm của hai tư bản, cũng giống nhau. Hãy lấy thí dụ một tư bản A có cấu tạo là 80c+20v=100C, mỗi năm chu chuyển hai vòng với một tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Trong trường hợp đó, sản phẩm hàng năm sẽ là: 160c+40v+40m. nhưng muốn xác định tỷ suất lợi nhuận, chúng ta đem so số 40m đó khong phải với tổng số chu chuyển của giá trị tư bản là 200, mà với giá trị của tư bản ứng trước là 100, và như vậy chúng ta có p’=40%. Hãy so sánh tư bản A với tư bản B=160c+40v=200C có cùng một tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, nhưng mỗi năm chỉ chu chuyển một vòng. Giống như trên, sản phẩm hàng năm sẽ là: 160c+40v+40m. Nhưng lần này phải đem so 40m với tư bản ứng trước là 200, thành thử tỷ suất lợi nhuận chỉ là 20%, tức là chỉ bằng một nửa tỷ suất của A. Kết quả là: với những tư bản có cùng một cấu tạo tính theo phần trăm, với tỷ suất giá trị thặng dư như nhau và ngày lao động như nhau, thì các tỷ suất lợi nhuận của hai tư bản đều tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của chúng. Nếu trong hai trường hợp so sánh, hoặc cấu tạo, hoặc tỷ suất giá trị thặng dư, hoặc ngày lao động, hoặc tiền công không như nhau, thì nhất định những sự khác nhau đó sẽ gây ra những sự khác nhau hơn nữa về tỷ suất lợi nhuận; nhưng vì những sự khác nhau ấy không cần liên quan đến chu chuyển, cho nên ở đây, chúng ta cũng không cần quan tâm đến; vả lại, chúng ta cũng đã nghiên cứu những cái đó ở chương III. ảnh hưởng trực tiếp của sự rút ngắn thời gian chu chuyển đối với việc sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó, đối với cả với việc sản xuất ra lợi nhuận, là ở chỗ nhờ sự rút ngắn đó mà tăng thêm hiệu lực của bộ phận khả biến của tư bản. Chỉ có một số ít nhà tư bản là có ý định tính toán công việc kinh doanh của họ như vậy. Vì thế, các tài liệu thống kê đều hầu như hoàn toàn không nói gì đến cái tỷ số giữa bộ phân bất biến và bộ phận khả biến trong tổng tư bản xã hội. chỉ có thống kê ở Mỹ là đã đưa ra những cái mà người ta có thể biết được trong những điều kiện hiện nay: tổng số tiền công đã trả và lợi nhuận đã thực hiện được trong mỗi ngành kinh doanh. Dù những tài liệu ấy không đáng tin cậy lắm, vì chúng dựa trên những lời báo cáo không có ai kiểm soát của chính ngay cả nhà công nghiệp, nhưng những tài liệu ấy cũng vẫn hết sức quý, và đó là tài liệu độc nhất mà chúng tôi có về vấn đề này. Chương VI. Ảnh hưởng của những biến đổi về giá cả 1. Những biến động của giá cả nguyên liệu, ảnh hưởng trực tiếp của những biến động đó đối với tỉ suất lợi nhuận 2. Sự tăng thêm và giảm bớt giá trị của tư bản, việc giải phóng tư bản và việc giữ tư bản lại Công thức của tỷ số này như sau: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x Lợi nhuận ròng Bình quân vốn cổ phần phổ thông Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên: ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. Những hiện tượng mà chúng ta nghiên cứu trong chương này, đòi hỏi phải có chế độ tín dụng và sự cạnh tranh trên thị trường thế giới thì mới phát triển đầy đủ được, vì thị trường thế giới nói chung là cơ sở và là môi trường sống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng chỉ sau khi đã hiểu rõ bản chất chung của tư bản. chúng ta mới có thể nhiên cứu một cách tổng quát những hình thái cụ thể hơn đó của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChi phí sản xuất và lợi nhuận- ý nghĩa lý luận và thực tiễn.doc
Luận văn liên quan