Chiếc lexus và cây olive

MỤC LỤC A.Giới thiệu đề tài3 1.Tên đề tài: Cảm nhận, đánh giá về tác phẩm “Chiếc lexus và cây olive” của Thomas L.Friedman.3 2.Mục đích:. 3 3.Kết cấu3 a.Giới thiệu3 b.Đánh giá tác phẩm . 3 B.Nội dung 3 I.Giới thiệu3 1.Tác giả. 3 2.Tác phẩm . 3 II.Đánh giá tác phẩm . 4 1.Những quan điểm khái quát cao, sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm . 4 a.Quan điểm khái quát cao về toàn cầu hố4 b.Quan điểm về dân chủ hố trong toàn cầu hố6 c.Quan điểm về đầu tư trong toàn cầu hố9 d.Quan điểm về thực trạng thế giới trong bối cảnh toàn cầu hố 2.0. 11 e.Quan điểm về internet trong toàn cầu hố14 f.Quan điểm về quản trị trong toàn cầu hố15 2.Cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn của tác giả. 18 a.Cách nêu vấn đề. 18 b.Cách giải thích vấn đề bằng trao đổi thông tin và kể chuyện19 c.Cách sử dụng phương pháp so sánh và ẩn dụ20 d.Tính tri thức mạnh mẽ. 21 3.Hạn chế. 23 Minh A. Giới thiệu đề tài 1. Tên đề tài: Cảm nhận, đánh giá về tác phẩm “Chiếc lexus và cây olive” của Thomas L.Friedman. 2. Mục đích: Đánh giá về ưu điểm và hạn chế của tác phẩm. Truyền tải đến người nghe cảm nhận chủ quan của nhóm thuyết trình Rút ra những bài học từ việc cảm nhận, đánh giá 3. Kết cấu a. Giới thiệu · Tác giả · Tác phẩm b. Đánh giá tác phẩm · Những quan điểm khái quát cao, sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm · Cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn của tác giả · Một số điểm hạn chế

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiếc lexus và cây olive, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an điểm khái quát cao, sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm Cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn của tác giả Một số điểm hạn chế Nội dung Giới thiệu Tác giả Thomas L. Friedman là một trong những nhà bình luận hàng đầu của nước Mỹ về quan hệ quốc tế. Sinh năm 1953 tại Minneapolis, ông đã học tại Đại học Brandeis và Trường St. Anthony, Đại học Oxford. Cuốn sách đầu tay của ông Từ Beirut đến Jerusalem đoạt giải National Book Award năm 1988. Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Pulitzer trong thời gian làm Trưởng phân xã tờ The New York Times tại Beirut và Jerusalem. Anh hiện sống ở Bethesda, Maryland, cùng vợ là Ann và hai con gái là Orly và Natalie. Tác phẩm “Hút hồn…gây phấn chấn…Một khám phá táo bạo và đầy sáng tạo về trật tự mới của toàn cầu hóa kinh tế” (Báo The New York Times) “Chiếc lexus và cây olive” là tác phẩm nổi tiếng trình bày về toàn cầu hố. Ở đó, quá trình toàn cầu hố được hình thành do sự thúc đẩy của nhiều yếu tố : dân chủ hố, internet, đầu tư nước ngoài, … Toàn cầu hố trở thành hệ thống quốc tế thay thế cho hệ thống 2 cực thời chiến tranh Lạnh. Nó tác động đến mọi đối tượng, ở mọi nơi trong cuộc sống và toàn cầu hố là không thể đảo ngược. Vì thế các nước cần học cách hội nhập toàn cầu hố với những điều kiện nhất định. Tác phẩm đã truyền tải đến người đọc những khám phá thú vị về toàn cầu hố. Để làm được điều đó, tác giả đã thể hiện là một cây bút bình luận tài năng với nghệ thuật lập luận hấp dẫn , lôi cuốn được biểu hiện rõ qua cách nêu vấn đề, cách sử dụng trao đổi thông tin và kể chuyện để giải thích vấn đề, cách dùng so sánh và ẩn dụ,… hoà trộn trong những trang viết mang tính tri thức mạnh mẽ. Đánh giá tác phẩm Những quan điểm khái quát cao, sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm Quan điểm khái quát cao về toàn cầu hố Ngày nay, cụm từ Toàn cầu hóa đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng có mấy ai hiểu rằng Toàn cầu hóa đến từ đâu cũng như những yếu tố nào giúp hình thành nên Toàn cầu hóa. Friedman, bình luận viên quan hệ quốc tế sắc sảo của tờ NEW YORK TIMES đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay đồng thời giải thích rõ nguồn gốc hình thành tòan cầu hóa. Toàn cầu hóa được ghi nhận từ giữa thế kỷ 19 cho đến khoảng 1920. Quá trình toàn cầu hóa bị chậm lại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bị đẩy ngược lại trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, và lần nữa lại bị chậm lại bởi chiến tranh lạnh. Ngày nay toàn cầu hóa có điểm xuất phát cao hơn và tốc độ lan truyền nhanh hơn. Toàn cầu hóa trước đây dựa vào sụt giảm chi phí giao thông, trong khi toàn cầu hóa ngày nay dựa vào sự sụt giảm nhanh chóng chi phí thông tin. Toàn cầu hố ra đời và phát triển dựa trên sự hình thành và thúc đẩy của nhiều yếu tố: Dân chủ hóa trong công nghệ, dân chủ hóa tài chính, dân chủ hóa thông tin,…Thêm vào đó, thông tin được dân chủ hóa do công nghệ nén thông tin phát triển. Quan trọng tương đương với công nghệ truyền hình cáp và viễn thông qua vệ tinh chính là Internet. Internet chính là trụ cột trong quá trình dân chủ hóa thông tin. Thúc đẩy cho cơn lốc toàn cầu hóa này còn có các định chế quốc tế như WTO, IMF và các tiến bộ đáng kinh ngạc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Ý tưởng làm động lực cho điều này chính là chủ nghĩa tư bản dựa trên nền kinh tế thị trường mở cửa cho phép lưu thông và cạnh tranh tự do. Điều này hình thành cho riêng toàn cầu hóa một luật lệ kinh tế xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế để nó đạt được tính cạnh tranh và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn. Và bằng tốc độ siêu tốc, toàn cầu hóa đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi quốc gia trên thế giới. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết và cũng theo phương cách giúp thế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết. Nói trắng ra toàn cầu hóa là sự bành trướng không gì ngăn cản nổi của chủ nghĩa tư bản quốc tế khi các rào cản chính trị, địa lý, tài chính, thông tin... được tháo gỡ để tạo dòng chảy thoải mái cho đồng vốn, công nghệ đi khắp thế giới, tác động đến từng cá nhân và lối sống của họ. Tuy nhiên, toàn cầu hóa đem lại không ít ảnh hưởng tiêu cực cho thế giới. Trong toàn cầu hóa, nếu các quốc gia hội nhập toàn cầu hóa đáp ứng đúng luật chơi, tức là mở cửa thị trường, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế thì sẽ mời được “bầy thú điện tử” vào nhà, cuộc sống của người dân sẽ nhanh chóng được cải thiện. Còn ngược lại, nếu luật lệ tù mù, xã hội thiếu minh bạch, quyền lực rơi vào một nhóm người, “bầy thú” sẽ bỏ đi, giẫm nát luôn mọi thứ trên đường tháo chạy. Friedman khẳng định ông “hoàn toàn hiểu rõ những mặt trái của toàn cầu hóa”. Bởi theo ông, đứng về mặt văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay bao gồm một quá trình “Mỹ hóa” - dù tốt hay xấu. Trong hoàn cảnh đó, con người không còn lựa chọn nào khác mà phải “hội nhập”, trở thành những con người cô đơn, xã hội giảm tính người, và quốc gia có nguy cơ đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống của mình mà Friedman hình tượng hóa thành những cây ôliu. Toàn cầu hóa còn có tiềm năng hủy diệt môi trường, phá hủy hệ sinh thái trên qui mô lớn. Ông viết: “Toàn cầu hóa có thể tiếp sức vô hạn nhưng cũng có thể chèn ép con người vô cùng. Toàn cầu hóa có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang”. Nhiều trường hợp nội chiến xảy ra giữa phe muốn toàn cầu hóa và phe chống lại. Các nhà phân tích cần thích nghi với một hiện thực: Nhiều chiến lược ngày nay không phải quân sự mà là kinh tế hay tài chính. Sự thành công của toàn cầu hóa lại chính là mối đe dọa cho nó, khi không kiểm sốt được tăng trưởng. Nếu không có một cơ chế bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa địa phương, kết quả sẽ chẳng mấy tốt đẹp. Các giá trị văn hóa sẽ chỉ còn ở Disneyland, các cá nhân quên mất quá khứ của mình, tách rời khỏi những cội rễ của mình. Tuy một số tập đoàn hay ngân hàng đang trở nên nhạy cảm hơn với môi trường, việc thành lập các liên minh bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc vẫn còn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Nếu toàn cầu hóa chẳng là gì hơn Mỹ hóa, toàn cầu hóa sẽ thất bại. Sẽ có lực kìm hãm lại hay những phản ứng tương tự. Sao chép lại không phải là điều lý tưởng và thế giới sẽ tốt hơn nếu văn hóa địa phương có thể du nhập những gì thích hợp với hệ thống của mình mà không bị tràn lấp đi. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải biêt kết hợp hài hòa giữa chiếc lexus và cây ôliu, dung hòa giữa việc bảo tồn bản sắc, quê hương và cộng đồng…đồng thời nỗ lực hết sức để tồn tại trong hệ thống thế giới. Sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực xây dựng sự cân bằng giữa phát triển và cội nguồn của chúng ta. Toàn cầu hóa ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ nhưng chỉ với cái nhìn trực diện hay bằng những lăng kính đơn giản chúng ta không thể nào hiểu rõ được về nó. Nhận thức được điều này, Friedman đã không chỉ dùng một mà là 6 lăng kính để phản ánh toàn cầu hóa rõ nét hơn, đó là: thị trường tài chính, chính trị, văn hóa, an nnh quốc gia và môi trường. Tác giả tin rằng những rào cản về địa lý, thị trường và luận thuyết ngày càng bị phá bỏ, cách duy nhất giúp người ta nhận biết và giải thích nó là sự cân đo, phân tích thông qua 6 lăng kính kể trên, nhưng tùy lúc tùy hoàn cảnh mà gán ý nghĩa nặng nhẹ cho mỗi chiều kích. Quan điểm về dân chủ hố trong toàn cầu hố “Chiếc lexus và cây olive” đã giúp người đọc tìm hiểu về vấn đề dân chủ hố một cách khá khái quát và sâu sắc. Đó là bốn cuộc dân chủ hố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn cầu hố. Dân chủ hóa công nghệ Sự thay đổi trong cách trong ta giao tiếp và liên lạc với nhau được tác giả ví như sự dân chủ hóa công nghệ và đó cũng là thứ mà ngày càng nhiều người ở nhiều quốc gia ngày càng kết nối với các dịch vụ internet, cáp quang, di động…để tiện lợi trong giao tiếp, thu hẹp khoảng cách và có cước phí ngày càng rẻ. Lấy ví dụ những năm 40 của thế kỉ 20 để gọi đi Anh từ Mỹ bạn phải mất 300USD mỗi phút nhưng hiện nay dịch vụ thoại đi các nước hầu như là miễn phí. Nhờ sự dân chủ hóa công nghệ mà ngày nay chúng ta có thể có 1 nhà băng trong nhà, một tờ báo trong nhà, một công ty đầu tư hay 1 trường học trong chính ngôi nhà bạn Trong công nghệ thông tin, ông cho rằng sự dân chủ hóa là kết quả của nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực vi tính hóa, công nghệ thu nhỏ, v.v… Bạn có thể liên lạc với nhau ở bất cứ nơi đâu với thời gian và cước phí ngày càng giảm. Tất cả các công nghệ ngày nay ngày càng phát triển nhờ công nghệ mã số hóa. Nó giúp ta thay đổi giọng nói, âm thanh, hình ảnh, hay tất cả các dữ liệu mà bạn có thể nghĩ ra vào bit máy tính và sau đó truyền tải đi khắp thế giới bằng điện thoại hay máy tính. Ông nhận ra sức mạnh mới để đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa là sự dân chủ hóa công nghệ. Các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn, toàn thế giới hoạt động như một cơ thể sống và đồng nhất với nhau. Dân chủ hóa tài chính Sự thay đổi trong cách mà chúng ta đầu tư được ông ví như sự dân chủ hóa tài chính. Sự xuất hiện của thị trường chứng từ có giá từ những năm 60 – đây là những cổ phiếu mà các công ty phát hành nhằm huy động vốn, dần dần xóa thế độc tôn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Chứng khốn mở cửa cho các công ty, các nhà đầu tư những người mà chưa bao giờ có thể tiếp cận các nguồn tiền mặt huy động vốn trước đây. Sự dân chủ hóa tài chính thực sự bùng phát vào những năm 80 với sự xuất hiện của nhân vật Milken với cách thức đầu tư vào loại cổ phiếu “junk-bond” do các công ty, tổ chức có uy tín cao phát hành với lợi ích luôn lớn hơn từ 3-4% so với các loại cổ phiếu đầy rủi ro khác. Sau cuộc khủng hoảng cho vay ở Mỹ latinh và sau khi đồng đô la thống trị, các nền kinh tế đã tiến hành phát hành trái phiếu theo cách của Brady, điều mới mẻ ở đây là độ phân tán của các trái phiếu trong các tổ chức cá nhân, tín dụng…bất cứ ai cũng có thể mua trái phiếu nếu họ có tiền. Friedman cho đó là sự dân chủ hóa trong cho vay. Một điều rất hay và mới mẻ trong dân chủ hóa trong đầu tư là việc cải cách lương hưu và ra đời tài khoản quản lý lương hưu ở Mỹ. Nước này dần chuyển từ nước có các quỹ phúc lợi chung để trả các khoản lương hưu cho người dân sang nước có các tổ chức, công ty chỉ có nhiệm vụ “phân phối” còn mỗi cá nhân có quyền quản lý lương hưu của mình, cho nó xoay vòng và tạo ra một khoản tiền lớn. Nhờ tự do hóa trong tài chính, chúng ta đã tiến từ một thế giới mà trong đó chỉ một số ngân hàng nắm giữ các khoản nợ không giới hạn của một vài quốc gia sang một thế giới trong đó có rất nhiều chủ ngân hàng cho vay những khoản tiền lớn cho nhiều quốc gia, một thế giới mà một số nhà đầu tư, ngân hàng giàu có cho nhiều nước vay và đến nay là một thế giới nhiều cá nhân, thông qua các quỹ lương hưu, tương hỗ cho nhiều quốc gia vay một lượng tiền lớn. Dân chủ hóa thông tin Sự thay đổi thứ ba trong thời đại toàn cầu hóa -một sự thay đổi mà chúng ta có thể nhận thấy trong thế giới ngay nay. Ông gọi sự thay đổi nay la “dân chủ hóa thông tin”. Nhờ những chiếc ăng ten chảo, Internet và tivi, ngày nay, chúng ta có thể xem, nghe, quan sát hầu như tất cả mọi thứ. Bước đột phá nay bắt đầu từ toàn cầu hóa vô tuyến. Mà sự đột phá là sự ra đời của hệ thống cáp quang, công nghệ thu nhỏ giúp cho mọi người có thể ngồi ở nhà mà vẫn tổng hợp được thông tin một cách nhanh nhất qua truyền hình và internet. Dân chủ hóa thông tin cũng làm thay đổi thị trường tài chính. Ngày nay, các nhà đầu tư không chỉ mua và bán chứng khốn, trái phiếu ra toàn thế giới mà còn có thế thực hiện việc mua và bán này thông qua máy tính nhà. Việc này sẽ giúp cho những người tài giỏi thực sự, có những kĩ năng thu thập và tổng hợp thông tin trên internet sẽ chiến thắng trong cuộc đua kiếm lợi nhuận qua thị trường tài chính. Dân chủ hóa việc vạch quyết định và phân quyền, chia thông tin. Đó là việc thay thế cơ chế quản trị tập quyền, thiếu dân chủ trong thông tin bằng phương pháp quản trị giao phó trách nhiệm cùng quyền hạn để nhân viên cấp dưới có thể chủ động khai thác thông tin, phân tích vấn đề, xác định cách làm việc riêng và có thể quản trị công việc chứ không phải chỉ biết làm theo mệnh lệnh cấp trên. Từ đó nhân viên có thể phát huy tính năng động, sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức. Quá trình dân chủ hố thứ tư này cho việc cải cách trung ương và khai thông liên lạc thông tin trên và dưới. Tác giả đã tóm tắt sự thay đổi này bằng đưa ra một sự so sánh rất tinh tế: hình dung một tấm biển đặt trước mặt mỗi lãnh đạo công ty ở Hoa Kỳ – tấm biển: “Tôi chịu trách nhiệm”. Phương châm này được phổ biến trong thời Chiến tranh Lạnh vì khi đó thông tin được truyền lên đầu não, và nhân viên ở dưới chỉ việc ngồi đợi quyết định từ trên xuống. Nhưng ngày nay, các tổng giám đốc tài năng phải là những người hiểu rõ nhiệm vụ của họ là xây dựng chiến lược phát triển, hình thành luật lệ làm việc, phát động phong trào ở các khâu chủ yếu và giành cho các quản đốc ở tuyến đầu – trên thị trường và quan hệ trực tiếp với khách hàng – vạch những quyết định cụ thể của riêng cá nhân họ. Quan điểm về đầu tư trong toàn cầu hố Toàn cầu hóa ngày nay đã trở thành một xu thế tất yếu. Toàn cầu hố không phải là một lựa chọn. Đó là một thực tế. Ngày nay chỉ có một thị trường toàn cầu. Phương pháp duy nhất để có thể tăng trưởng và lôi kéo dân chúng của một đất nước phát triển là phải sử dụng các nguồn cổ phần và trái phiếu trên toàn cầu, bằng cách mời các công ty xuyên quốc gia vào làm ăn và bán sản phẩm từ các nhà máy trên hệ thống thị trường thế giới. Nhưng trong thời chiến tranh lạnh tư bản không thể được chuyển dời một cách nhanh chóng và dễ dàng như trong thời toàn cầu hố hiện nay. Nguồn vốn đầu tư tài chính có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho một đất nước nếu nó đáp ứng được lợi nhuận lâu dài của các nhà đầu tư, ngược lại nếu không thoả mãn hay làm “ phật lòng” họ thì họ sẽ quay lưng lại với quốc gia đó. Mỗi quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư tài chính cần phải có biện pháp kiểm sốt tình thế và xây dựng những bước đệm để tránh những cú sốc đầu tư. Thomas L.Friedman đã hình ảnh hóa các nhà đầu tư tài chính là “Bầy Thú Điện Tử”, Bầy thú điện tử ưa thích sự minh bạch về tài chính, chúng thường ưu ái cho những đất nước hay những công ty tuân thủ luật chơi. Chúng không muốn chứng kiến những đột biến bất lợi cho việc kiếm ăn của chúng. Chúng sẽ không nương tay với bất cứ ai. BTĐT không có con đầu đàn, tất cả cùng kiếm ăn như nhau, con to kiếm ăn nhiều, con nhỏ kiếm ăn ít. BTĐT dựa vào mạng Internet để kiếm ăn trên toàn thế giới. BTĐT ngày càng sinh sôi, lớn lên, trưởng thành và đang dần thay thế các siêu cường trong việc tập trung vốn để phát triển kinh tế toàn cầu. Friedman có đưa ra nhiều thực tế về ảnh hưởng của BTĐT đối với 1 đất nước hay 1 công ty. Tuy nhiên thực tế về Malaysia là thú vị nhất. Trong 2 thập kỷ BTĐT đã đầu tư cả trực tiếp cả gián tiếp vào Malaysia không biết bao nhiêu tiền. Và điều đó giúp cho Malaysia nâng mức thu nhập đầu người từ 350$ lên 5.000$. Đó là thời kỳ Malaysia tuân thủ luật chơi của BTĐT. Đến khi Malaysia vay nợ quá nhiều để xây dựng, tài chính có nhiều vấn đề bất ổn thì BTĐT đã giận dữ bỏ đi kiếm ăn nơi khác. Đó là năm 1997 chỉ số chứng khốn của Malaysia sụt giảm thê thảm tới 48%, trị giá đồng ringhit xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm. Những sản phẩm tài chính ngày nay rất đa dạng. Tính đa dạng của các loại công cụ tài chính và các thời cơ đã trở thành cơ hội ngàn vàng đối với các nước phát triển cũng như đang phát triển và các doanh nghiệp – khiến cho một vài trong số họ tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Hỗn hợp các loại cổ phần và trái phiếu, hàng hóa và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn và hợp đồng phát sinh đến từ nhiều quốc gia và thị trường trên thế giới khiến bạn có thể đặt cọc đầu tư trên bất cứ mặt hàng hay dịch vụ gì. Cùng với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho có ngày càng nhiều người tham gia vào thị trương tài chính. Đầu tư toàn cầu giờ đây dễ dàng đến mức khiến cho người dân ai cũng nghĩ thị trường ở đâu cũng thực hành lối làm ăn tương tự như ở phố Wall. Đương nhiên cùng với đó cũng là nhiều rủi ro và thất bại nhiều hơn. Đối với các thị trường tài chính mới, nhỏ nhoi, thì các nhà đầu tư lớn ít khi để ý và theo dõi chúng. Hậu quả là những cư dân bản xứ với những hiểu biết cặn kẽ tình hình địa phương của họ, thường là những người đầu tiên đầu cơ dựa trên chính đồng nội tệ ít khả năng chuyển đổi ở chính nơi đó. Và khi hệ thống thị trường tài chính nội địa và những giao dịch tài chính quốc tế được thả nổi, thì chính những cư dân địa phương nọ được lợi, hốn chuyển và mua ngoại tệ vào để giữ giá. Dân địa phương, thông qua bè bạn, cha mẹ và các quan hệ làm ăn, bao giờ cũng biết cặn kẽ chi tiết về hoàn cảnh kinh tế của đất nước mình – chính họ là những người đi đầu trong việc bỏ đi tìm kiếm những vùng đất mới tốt tươi hơn. Ngày nay, họ làm được điều đó một cách dễ dàng hơn – thay vì như trước kia khi họ phải lén lút chuyển tiền, phải mở tài khoản nước ngoài với điều kiện họ dùng tên người khác Trong thời Chiến tranh Lạnh, khi các quốc gia thường bảo hộ thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan, các công ty xuyên quốc gia thường chú trọng đầu tư vào những nơi có thị trường lớn, nhằm vượt thứ hàng rào đó. Trong toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia ngày càng cần phải mở rộng ra nước ngoài, không chỉ để trở thành những nhà sản xuất hiệu quả ở các quốc gia đó, mà còn để trở thành những nhà sản xuất giỏi trên toàn cầu. Phần nhiều những đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ngày nay không bị bó gọn vào việc xây dựng nhà máy hay cơ sở sản xuất. Thêm vào đó là lập liên minh với các đơn vị địa phương của các nước, những nơi vốn có sẵn cơ sở sản xuất – những địa phương này sẽ trở thành chi nhánh, đối tác và nhà thầu cho các công ty xuyên quốc gia – những quan hệ đối tác như vậy có thể di chuyển từ nước nọ sang nước kia, từ đối tác này sang đối tác khác, quay vòng nhanh, tìm ra giải pháp giảm thuế hữu hiệu nhất, sử dụng phương tiện và sức lao động có chi phí thấp nhất và sức cạnh tranh được duy trì. Mỗi quốc gia đang phát triển đều cực kỳ muốn có đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, vì đó là cơ hội nhanh nhất để họ đại nhảy vọt trong công nghệ. Khi đó các nước này sẽ là những đối thử cạnh tranh của nhau. Như Nike, ban đầu đã mở các cơ sở sản xuất ở Nhật Bản, nhưng một khi nhận thấy ở đó đắt đỏ hơn, họ đã nhảy sang Hàn Quốc, rồi sau đó là Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Dẫu rằng sinh ra trong thời Chiến tranh Lạnh, nền sản xuất toàn cầu lan tràn mạnh mẽ hơn, sinh sôi nảy nở không ngừng, trong thời buổi ngày nay. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm từ những cơ sở nước ngoài của các hãng xuyên quốc gia trên thế giới tăng từ 4,5 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới trong năm 1970 lên tới mức cao gấp đôi, ngày nay. Con số phần trăm có vẻ nhỏ bé, nhưng con số đô-la mà chúng đại diện thì thật khổng lồ. Năm 1987, đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển chiếm 0,4 phần trăm tổng số GDP của họ. Ngày nay, con số này là hai phần trăm và tiếp tục gia tăng, không chỉ ở 10 thị trường mới trỗi dậy, mà ở phạm vi toàn thế giới. Trong quá khứ, các tập đoàn tài chính thường tranh nhau làm duyên và cám dỗ các chính phủ từ bên trong và bên ngoài nước. Lúc đó là thời điểm các chính phủ là người cầm cân nảy mực. Giờ đây các chính phủ thi đua để tỏ cho các nhà đầu tư tài chính rằng họ giữ được ổn định, mời mọc và cuốn hút đầu tư. Vì thời nay là lúc chính các nhà đầu tư đứng ra cầm cân nảy mực, phân phối tài nguyên. Trước tình hình đó, thái độ khôn ngoan nhất của chúng ta phải chăng là: một mặt tạo môi trường đầu tư minh bạch và thông thống nhất để tận dụng tối đa năng lực tích cực của "bầy thú điện tử"; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nhân lớn mạnh đủ sức hạn chế mặt tiêu cực của nó. Quan điểm về thực trạng thế giới trong bối cảnh toàn cầu hố 2.0 Tiêu đề của cuốn sách được lấy từ hai hình tượng nổi bật là chiếc lexus và cây olive. Trong thời kì đó, chiếc lexus và cây olive là hai hình tượng tiêu biểu để đại diện cho những mâu thuẫn trong thời Hậu chiến tranh lạnh và cũng là trong những năm bước vào thời kì toàn cầu hố: một nửa thế giới đã thốt ra khỏi những hậu quả của cuộc chiến, cố gắng sản xuất và cải tiến chiếc xe lexus sang trọng, dành hết sức cho công cuộc hiện đại hóa, tinh giản và tư nhân hóa nền kinh tế của họ trong thời toàn cầu hóa; còn nửa kia của thế giới-có khi là phân nửa của một đất nước, hay phân nửa của một cá nhân-vẫn tiếp tục tranh giành xem ai là chủ của một cây olive nào đó. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của hai hình tượng này Cây olive là loại cây đại diện cho những gì gọi là gốc rễ, cội nguồn của chúng ta. Nói cách khác, cây oilve như một biểu tượng của những truyền thống văn hóa cũng như những điều cổ xưa của một dân tộc, một đất nước. Còn chiếc lexus thì lại khác. Nó đại diện cho động lực không kém phần quyết định của nhân loại-động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa-điều hiển nhiên trong hệ thống toàn cầu hóa ngày nay. Cây ô liu có thể có tác dụng xấu nhất là gây ra các cuộc thanh lọc chủng tộc, cũng như có tác dụng tốt nhất khi giúp nhận biết mỗi chúng ta. Theo lời tác giả, dẫu cây olive là thiết yếu với bản ngã của chúng ta, nhưng nếu cứ khư khư bám lấy nó thì có thể khiến chúng ta xây dựng bản sắc, các mối quan hệ và cộng đồng dựa trên việc tận diệt các cộng động khác. Còn chiếc lexus thì sao? Có thể nói đó là hiểm họa lớn nhất đối với cây olive của bạn, nó bắt nguồn từ những thế lực thị trường và công nghệ mang thuộc tính đồng hóa, tiêu chuẩn hóa và vô danh, những thứ hình thành nên hệ thống toàn cầu hóa ngày nay, cũng như là những cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của những cây olive biết nắm lấy cơ hội. Lexus và ô liu là hai phần hòa hợp trong chúng ta, không phần nào có thể hoặc nên được độc tôn. Hai động lực có thể cạnh tranh nhau, hay hòa hợp với nhau, hay nhất thời thắng thế nhau. Thách thức trong thời toàn cầu hóa đến với đất nước và con người là làm sao dung hòa được việc bảo tồn bản sắc văn hóa, quê hương và cộng đồng,.. đồng thời phải nỗ lực hết mức để tồn tại cho được trong hệ thống toàn cầu hố với yêu cầu về những chiếc lexus. Có những điều trong hệ thống này giúp cho chiếc lexus trở nên hùng mạnh, chà đạp lên tất cả những hàng cây olive trên con đường mà nó đi qua. Nhưng cũng có những khía cạnh trong hệ thống toàn cầu hóa đã tăng cường sức mạnh cho những cộng đồng chính trị nhỏ nhoi và kém cỏi nhất, có thể tận dụng kỹ thuật và thị trường mới để bảo tồn những cây olive, những giá trị và bản sắc văn hóa của mình. Giữa hai khái niệm này có rất nhiều mối quan hệ với nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Và việc giữ cân bằng cho hai yếu tố này là một cuộc vật lộn triền miên Trong hệ thống chiến tranh lạnh, khả năng gây hại cho cây olive của bạn đến từ một cây olive khác, nhưng trong thời toàn cầu hóa, nó lại đến từ chiếc lexus. Để hiểu hơn về nhận xét này, chúng ta có thể nhìn vào những ví dụ cụ thể về những mối quan hệ nói chung và những xung đột nói riêng giữa chiếc lexus và cây olive Cuộc vật lộn giữa cây olive và chiếc lexus trong hệ thống toàn cầu hóa được thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý tại Nauy năm 1994 về vấn đề đất nước này có nên gia nhập châu âu hay không. Cuộc trưng cầu dân ý đã thất bại vì có quá nhiều người lo sợ rằng việc gia nhập EU sẽ làm xóa bỏ rất nhiều bản sắc và lối sống của người Nauy, trong khi những lợi ích mà họ được hưởng từ việc tham gia EU lại không xứng đáng với những mất mát tổn thất mà họ phải chịu Nhưng chúng ta cũng có thể thấy được mối quan hệ hòa đồng giữa hai đối tượng này bằng câu chuyện của Glenn Prikett về thái độ của những thành viên trong một ngôi làng của người da đỏ thuộc bộ tộc Kayapo, nằm ở vùng sâu trong rừng mưa nhiệt đới Amazone, đó là họ đã đồng ý để những nhà khoa học, môi sinh và những doanh nhân có ý thức về xã hội thực hiện nhũng kế hoạch trên đát của họi với sự cam kết về bảo đảm cho môi trường, nhưng đòng thời cung thường xuyên cập nhật thông tin về giá vàng để có thể đưa ra mức lệ phí phù hợp đối với đối tác, nhằm mục đích thu tiền để đảm bảo cho cuộc sống độc đáo của họ trên mảnh đất ấy Đáng nói hơn nữa là câu chuyện được ghi lại trong mẩu tin của một tờ tạp chí Sport Illustrated số ngày 11-8-1997 nói về nội dung “đội bóng đá câu lạc bộ Llansantffraid, xứ Wales, có lịch sử 38 năm thi đấu, nay đã đổi tên thành đội “giải pháp mạng toàn diện” để đổi lấy sự tài trợ của một công ty điện thoại”. Rõ ràng đây là một minh chứng cho thấy cũng có trường hợp chiếc lexus có thể chế ngự hoàn toàn cây olive Qua những dẫn chứng nêu trên trong tác phẩm, có thể dễ dàng nhận thấy, môi trường toàn cầu hóa là một môi trường lý tưởng cho khuynh hướng chiếc lexus cũng như cây olive phát huy khả năng của mình. Điều quan trọng là tự bản thân mỗi cá nhân có thể nắm bắt cơ hội hay không, cũng như cách nhìn nhận đâu mới là vấn đề quan trọng đối với trường hợp của mình, để có phương pháp phát huy thế mạnh của đối tượng đó. Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng chế tạo cho được những chiếc lexus và lái chúng ra thế giới. Nhưng cũng không nên ảo tưởng rằng chỉ cần tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới là có thể tạo ra được một xã hội lành mạnh. Nếu hội nhập đạt được trong điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, nếu các cá nhân cảm thấy họ bị mất gốc trong cơn lốc toàn cầu thì họ sẽ phản kháng. Họ sẽ vươn dậy và ngăn cản quy trình này. Do đó, sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực của chúng ta trong việc cân bằng giữa phát triển và cội nguồn. Và việc giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộc vật lộn triền miên. Quan điểm về internet trong toàn cầu hố Công nghệ hiện đại là một trong những yếu tốt hàng đầu trong quá trình Toàn cầu hóa. Công nghệ là dung môi, là chất keo kết dính bắt buộc để Toàn cầu hóa diễn ra. Phần cứng và internet là hai đại diện tiêu biểu nhất cho công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Friedman đã đặc biệt giới thiệu quá trình hình thành internet để làm rõ sự quan trọng của Internet đối với Toàn cầu hóa. Nhờ có phát minh về URL, HTTP, HTML của Berners-Lee và Netscape đã dấn đến sự bùng nổ về ứng dụng Internet và cuộc cách mạng dân chủ hóa thông tin. Kevin Maney tóm tắt cuộc cách mạng này trong bài viết trên tờ USA Today (9/8/1999): “Là một phát minh mang tính cải biến thế giới, Internet có nhiều yếu tố giống máy in ngày xưa. Nó khiến cho chi phí tạo dựng, truyền và lưu trữ thông tin sụt giảm hẳn và khiến thông tin gần gũi với con người ta hơn nhiều. Nó đánh gục độc quyền truyền thông. Hãy nhìn vào những thông tin về y tế trên web, những thứ mà từ trước đến nay chỉ có bác sĩ mới biết. Thông tin về xe hơi và giá cả của chúng không còn bị các tay buôn xe bưng bít... Hàng triệu người ngày nay có thể lên mạng để kể rõ từng chi tiết về cuộc sống của họ.” Internet đã kết nối các quốc gia, khu vực với nhau, không còn các rào cảng về địa chính trị. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới con người ta hiểu biết nhiều như ngày nay về số phận của đồng loại, về các loại sản phẩm và tri thức. Và giai đoạn tiếp theo trong thế kỷ 21 đó là việc người ta được trang bị hệ thống viễn thông Internet băng thông rộng, tốc độ nhanh ngay tại nhà, văn phòng trên các máy tính cầm tay. Internet cao tốc cho phép truy cập suốt ngày đêm, tựa như TV lúc nào cũng bật, thông tin cập nhật hơn, đến nhanh hơn và chi tiết hơn. Từ chiếc máy tính xách tay đi trên đường, bạn có thể họp bàn, giao dịch với đồng nghiệp và khách hàng ở nhiều nơi khác. Internet cho phép bạn “tải xuống” phim, âm nhạc và video. Nó cho phép bạn đi chợ thương mại điện tử trong không gian ba chiều. Internet đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng kết nối tạo ra những “bầy thú điện tử” kèm theo các Siêu thị tài chính. Internet mở ra nhiều cơ hội, phương thức mới. Với internet, bạn có thể tự mình mở một cửa hàng, một dịch vụ hay thậm chí là có thể đại học từ xa - online trên mạng. Bạn không cần phải tới Siêu thị hay chợ để mua một món hàng nào đó mà chỉ cần lên Internet, dùng thẻ tín dụng của mình là có thể mua ngay những món hàng mà mình cần. Internet thay đổi phương thức mua bán, tiếp thị và sinh hoạt của con người. Chúng ta có thể học tập, làm việc, mua bán và giao tiếp qua internet. Internet trao tặng các các nhân cơ hội công diễn trực tiếp trên sân khấu thế giới, có thể được trang bị quyền lực tối thượng. Quỹ Long-Term Capital Management,– gồm một số cá nhân với một quỹ đầu cơ tín dụng đóng tại Greenwich, Connecticut, đã phân bố những khoản tiền đầu tư trên khắp thế giới còn nhiều hơn lượng ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc – điều mà ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng không ngờ đến. Osama Bin Laden, một triệu phú người Arập Xê út có mạng lưới toàn cầu riêng tuyên chiến với Hoa Kỳ vào cuối những năm 1990. Jody Williams đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1997 do đóng góp của bà vào công ước quốc tế cấm các loại mìn trên đất liền. Bà đạt được điều này không những không có sự giúp đỡ của đất nước của bà, mà còn do bất chấp sự chống đối của nhiều nước lớn. Và vũ khí bí mật của bà là gì, khi vận động được 1.000 nhóm nhân quyền và kiểm sốt vũ khí ở khắp sáu châu lục? - Email. Internet đã thực sự từng bước từng bước xâm nhập vào mọi ngóc ngách, mọi nơi trên thế giới. Giờ đây, Internet, điện thoại di động và Email đã trở thành công cụ thiết yếu của nhiều người, không chỉ ở các nước phát triển đến nỗi họ không thể tưởng tượng cách sống thiếu chúng. Sự phát triển của công nghệ phần cứng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa internet đến với toàn thế giới. Toàn cầu hóa xoay quanh định luật Moore rằng công suất tính tốn của các con chip silicon sẽ tăng gấp đôi trong vòng 18 đến 24 tháng, trong khi giá giảm còn một nửa. Với định luật Moore, các nhà sản xuất chip silicon cùng với các nhà sản xuất thiết bị trung gian dùng internet cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, dẫn đến giảm giá các thiết bị điện tử, đồ dùng internet. Tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận với mạng internet ngày càng nhiều. Quan điểm về quản trị trong toàn cầu hố Trong mọi tổ chức ở mọi thời, mọi nơi đều cần có phương pháp quản trị thích hợp. Hội nhập toàn cầu hố là chúng ta đã bước vào một môi trường với nhiều thay đổi khác trước, vấn đề phương pháp quản trị một lần nữa được đề cập sâu sắc trong “Chiếc lexus và cây ôliu”. Tác phẩm đưa đến nhận định quý giá về quản trị doanh nghiệp trong hệ thống toàn cầu hố. Dân chủ hố hoạch định chính sách tản quyền chia sẻ thông tin Trong thời kì chiến tranh lạnh, thông tin được truyền lên đầu não, và nhân viên ở dưới chỉ việc ngồi đợi quyết định từ trên xuống . Lấy ví dụ, Chính quyền Xô Viết tập trung toàn bộ chức năng lãnh đạo vào một bộ phận nhỏ ở trung ương. Toàn bộ chính sách đều do trung ương quyết định. Trung ương truyền đạt cho bạn những gì bạn được phép nghĩ, hành động, tuân thủ, và chỉ đạo ý thích của bạn. Trung ương quy tụ toàn bộ các đầu mối thông tin – dữ liệu được truyền tới trung ương và chỉ có một nhóm nhỏ đầu não mới biết được bức tranh toàn cảnh. Đến thời toàn cầu hố, cần dân chủ hố hoạch định chính sách-tản quyền-chia sẻ thông tin: các nhân viên được cung cấp đầy đủ thông tin, được giao quyền để tự quyết về cách làm, tự quản trị công việc. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, thông tin giúp cho việc hình thành các giải pháp cho khách hàng không nằm ở cơ quan đầu não của các công ty, mà nằm ở vòng ngoài, do chính những cơ sở tiếp thị và buôn bán trực tiếp trên thị trường tiêu thụ. Nếu công ty của bạn không cho phép những chuyên viên buôn bán và tiếp thị ở vòng ngoài được quyết định và chia sẻ thông tin họ nắm được, thì công ty của bạn sẽ gặp khó khăn. Quá trình dân chủ hóa thứ tư – dân chủ hóa việc vạch quyết định và phân quyền, chia thông tin – sẽ giúp cho việc cải cách trung ương và khai thông liên lạc thông tin trên và dưới. Vì thế, trong thời toàn cầu hóa, ta cần áp dụng phương pháp quản trị thích hợp. đó là thay phương châm “Tôi chịu trách nhiệm” bằng phương châm “Tôi giao trách nhiệm”: các tổng giám đốc là người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, hình thành luật lệ làm việc, phát động phong trào ở các khâu chủ yếu và giành cho các quản đốc ở tuyến đầu – trên thị trường và quan hệ trực tiếp với khách hàng – vạch những quyết định cụ thể của riêng cá nhân họ. Giám đốc, sẽ vạch chiến lược, móc nối mọi người, đưa mọi người vào guồng máy, khởi động guồng máy.Đối với nhân viên, phải thu thập thông tin, chia sẻ thông tin và vạch tất cả các quyết định, nhanh chóng, kịp thời và thích ứng với thị trường. Đó là khi hãng máy tính Dell hiện nay tập trung hóa toàn bộ chức năng tài chính kế tốn, cung ứng và phân phối sản phẩm dành cho hoạt động ở châu Âu, vào duy nhất một trung tâm đóng ở Ireland. Hãng này tập trung các  hoạt động trên không vì mục đích kiểm sốt mà vì đòi hỏi tiết kiệm chi phí và tăng cường năng suất hoạt động. Mặt khác Dell giao quyền vạch kế hoạch và chính sách cho nhiều trung tâm và cá nhân có trách nhiệm cung ứng và dịch vụ hàng hóa đóng ở mỗi quốc gia châu Âu, vì những trung tâm này gần với khách hàng nhất và có khả năng thay đổi và phát triển dịch vụ cho đúng ý khách hàng. Vị trí người lãnh đạo Không chỉ phân trách nhiệm xuống dưới, cho phép mọi người tự giác quyết định, lãnh đạo giờ đây phải nhạy bén hơn, thu tập nhân tài và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trên thị trường. Không dùng cách chỉ huy, kiểm sốt nhân viên hay dân chúng của họ bằng việc hạn chế thông tin. Giờ đây mọi người đều phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và cùng hành động, phải lắng nghe mọi người nhiều hơn, nói chuyện thật cụ thể với những nhân viên ở tuyến đầu, những người có kinh nghiệm cụ thể với khách hàng,lắng nghe góp ý. Người nhân viên cấp dưới Chủ động phát huy quyền hạn do phương pháp quản trị mang tính dân chủ mang lại. Quyết định nhiều hơn và nắm được nhiều thông tin hơn Các nhân viên phối hợp thành một đội hình, hợp tác, cùng làm việc và không phải cạnh tranh đấu đá chống nhau, cùng nhau bàn bạc Họ có thể quản trị được công việc, thay vì công việc quản trị bản thân họ. Công ty như một tập hợp các doanh nghiệp cá nhân trong đó ai cũng có quyền quyết định Sức mạnh tập thể Hợp tác để tăng cường nguồn vốn, trao đổi thông tin là cần thiết trong môi trường cạnh tranh, biến đổi không ngừng. →Warren Bennis, trong cuốn Lãnh đạo các tài năng, đánh giá: “Không có cá nhân nào trong chúng ta thông minh hơn cả nhóm chúng ta cùng hiệp lực”. Công cụ internet Internet là công cụ hiệu quả trong thu thập thông tin, quảng cáo, mua bán hàng hố,… Ví dụ trang web Amazon.com, công ti Ebay,… Cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn của tác giả Cách nêu vấn đề Bên cạnh giá trị nội dung của “Chiếc Lexus và cây Oliu”, giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng có khá nhiều điểm đáng chú ý. Cách dẫn chuyện ngắn gọn, xúc tích đi cùng với cách đặt câu hỏi đã tạo cơ hội cho Friedman nêu lên, tiếp cận vấn đề, lật mở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau để quan sát chúng, giúp độc giả tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và sâu sắc hơn. Một cách đặt vấn đề thú vị mà Friedman cũng hay sử dụng trong tác phẩm này là lối đặt câu hỏi cho một vấn đề nào đó và phản bác ngược lại ý kiến đó. Như trong chương 3 , Friedman đặt ra một câu hỏi “Nhận thức được toàn cầu hóa là hệ thống thế giới mới thay thế cho Chiến tranh Lạnh liệu đã đủ cho bạn giải thích được thực trạng thế giới ngày nay chưa?”… “Chưa hẳn”. Đây là một cách dẫn dắt vấn đề khá khéo léo, là cái cớ để Friedman tiếp tục đi sâu vào vấn đề lập luận của mình : “thực trạng thế giới ngày nay chỉ có thể được giải thích như sự tương tác giữa những cái mới mẻ, như Internet, với những thứ cổ xưa, như một cây ô liu già cỗi trên bờ sông Jordan” Để mở đầu các vấn đề, tác giả dùng những câu hỏi rồi dẫn dắt vào vấn đề. Đó là khi để thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa Bầy thú điện tử, các quốc gia và chiếc áo nịt vàng, giúp cho những người dân Canada chưa hiểu vấn đề về sự tổn thương nền kinh tế của Canada, Friedman đã kết thúc chương 6 Chiếc áo nịt vàng bằng một câu hỏi mở, khơi gợi nên nhiều vấn đề cần phải được giải quyết : “Bầy thú này từ đâu đến và làm sao chúng lớn nhanh, chóng khỏe như vậy, đến mức đe dọa các quốc gia độc lập ở mức tương tự như các siêu cường thời trước?” Hay sau khi đã tìm hiểu về hệ thống toàn cầu hóa, trong phần tiếp theo, kết nối vào hệ thống, Friedman không còn trình bày về toàn cầu hóa như là một vấn đề chung của mọi quốc gia nữa, Friedman muốn tất cả mọi người đều cảm nhận được sâu sắc sự tác động của toàn cầu hóa đến từng người. Ông đưa ra các tên tiểu mục dưới hình thức các câu hỏi khá sinh động, gắn liền với mỗi người, làm cho việc toàn cầu hóa không còn là một vấn đề quá xa vời nữa. “Tình hình kết nối mạng của đất nước hay của công ty của bạn ra sao?” “Công ty hay đất nước của bạn có quyền tạo lập hay chỉ đóng vai trò thích nghi?” (chương “Tạo lập, thích nghi và những cách tư duy mới khác về quyền lực”). Cách đặt câu hỏi như thế này góp phần kích thích sự tò mò của độc giả. Đây là một cách dẫn truyện khá linh hoạt, khép lại một phần này nhưng lại mở ra khá nhiều phần khác. Không dừng lại ở cách kết thúc truyền thống, cách kết thúc bằng những câu hỏi như thế này làm cho tác phẩm trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. Việc đặt ra các câu hỏi tổng quát như trên và tiến hành giải quyết cụ thể các câu hỏi đó, góp phần làm rõ bản chất của toàn cầu hóa. Tất cả mọi người phải chung tay hành động, không làm ngơ trước các tiêu chuẩn của toàn cầu, tiến đến các vấn đề then chốt bằng cách trả lời câu hỏi mà Friedman đặt ra: “Làm thế nào để có được một sự quản lý toàn cầu trong những chủ đề lớn như môi sinh, nhân quyền, giao dịch tài chính và điều kiện lao động, mà không phải lập nên một chính quyền toàn cầu? Làm thế nào để chúng ta điều hành và quản trị pháp lý những lĩnh vực mà nhân loại và cộng đồng thực sự coi trọng nhưng không cần phải dùng tới một thứ cảnh sát toàn cầu?” Cách giải thích vấn đề bằng trao đổi thông tin và kể chuyện Với “ Chiếc lexus và cây Olive”, Thomas Friedman đã tái hiện lại toàn cảnh bức tranh toàn cầu hóa thời đại bấy giờ. Thế nhưng để giúp người đọc hiểu về toàn cầu hố, một vấn đề phức tạp, thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy phải làm gì? Làm thế nào để giải thích cho được hệ thống toàn cầu hóa phức tạp này? Câu trả lời được tác gải đưa ra là “truyền tải sự phức tạp ấy đến độc giả, thông qua những câu chuyện đơn giản, chứ không dùng những lý thuyết hào nhống”, “ dùng hai phương pháp: “Trao đổi thông tin” để hiểu thế giới, và “kể chuyện” để giải thích thế giới.” Trong “trao đổi thông tin”, khi đi đến những khái niệm và đònh nghóa mới, bằng nhiều trích dẫn những câu nói, lời nhận xét của các nhà kinh tế học, phân tích gia mà không có giải thích gì thêm, tác giả tạo ra câu hỏi mở khơi gợi sự suy nghĩ , nhìn nhận ở người đọc. Trao đổi thông tin giữa các doanh nhân, các chuyên gia đã giúp vấn đề được nhìn nhận từ nhiều phía, từ đó đi đến nhận định khái quát. Với một vấn đề đươc nêu ra, Friedman luôn tạo đươc sự lôi cuốn, thuyết phục cho người đọc bằng những trải nghiệm thú vị do những chuyến phiêu lưu nhỏ của đời mình. Những câu chuyện lần lượt mở ra từ chuyện của riêng mình ở Việt Nam với chuyện về những quả cam, đến chuyện của bà mẹ chơi bài qua mạng, hay lần đi tham quan các công ti, các quốc gia khác nhau,… Hình thức giải thích sống động này giúp người đọc cảm nhận trực tiếp hơn đối với vấn đề khi chúng được soi sáng qua lăng kính hiện thực, từ đó tăng tính thuyết phục cho tác phẩm. Cách sử dụng phương pháp so sánh và ẩn dụ Xuyên suốt trong tác phẩm của ông là hai thủ pháp nghệ thuật chính, so sánh và ẩn dụ, mà nhờ vào đó, quyển sách trở nên thú vị và gần gũi hơn rất nhiều. Dưới đây là một vài đặc điểm của hai thủ pháp nghệ thuật này, nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về chức năng của chúng trong nội dung tác phẩm và sẽ dễ dàng thấy được điểm hay cũng như thú vị khi đọc tác phẩm. Về so sánh, ông phác họa nên một bức tranh gồm hai mảng, Chiến tranh Lạnh và toàn cầu hóa, bao gồm những đặc điểm của chúng. Một ví dụ điển hình nữa minh họa cho so sánh của ông nữa là giữa toàn cầu hóa (chiếc Lexus) và những giá trị truyền thống (cây Ô liu) và còn nhiều nhiều những cặp so sánh đối lập nữa mà bạn sẽ gặp khi đọc tác phẩm của ông. Qua đó, ông phân tích các đặc điểm có nét đối lập của hai khái niệm hoặc quy trình, từ đó ông làm nổi bật nội dung của hai vấn đề được đề cập, gây ấn tượng mạnh đến độc giả. Ngôn ngữ thì lại dí dỏm, dễ hiểu và có sức lôi cuốn mạnh. Bạn sẽ nhận ra đặc điểm này ngay khi bắt đầu đọc quyển sách và nó sẽ đồng hành cùng bạn, đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp độc giả hiểu được những vấn đề phức tạp. Về ẩn dụ , ông ví Chiến tranh Lạnh giống như môn vật Sumo của Nhật Bản – “ … Sẽ có hai anh béo đứng trên đài, múa máy lễ bái đủ đường, giậm chân huỳnh huỵch, nhưng rất ít chạm vào nhau… cho tới cuối trận đấu thì có chút ít xô đẩy và có một tay bị thua do bị đẩy khỏi võ đài, nhưng rút cuộc chẳng có anh nào chết cả.”, toàn cầu hóa thì có nét tương đồng với “cuộc thi chạy nước rút 100m” – “ … Dù bạn thắng trong ngày hôm nay thì bạn sẽ phải đua tiếp trong ngày mai. Và nếu bạn chỉ thua trong một phần trăm giây thì cũng tồi tệ như bạn bị chậm mất cả một giờ vậy.” ; Hình ảnh đại diện đặc trưng của Toàn cầu hóa là những chiếc Lexus và còn hình ảnh đại diện đặc trưng cho những giá trị truyền thống là những cây Ô liu; … Những hình ảnh mà ông sử dụng cho phương pháp ẩn dụ rất gần gũi và dễ hình dung. ông phân tích và cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về những vấn đề mang tính học thuật và vĩ mô cao, làm cho mọi khái niệm trong quyển sách đúng thật sự gần gũi và rất dễ nhớ. Và về tác dụng, như đã nói ở trên, chúng làm cho nội dung của những khái niệm, vấn đề phức tạp, mang tính học thuật cao trở nên dễ hiểu và gần gũi. Ngôn ngữ và còn thông qua các câu chuyện và lối diễn đạt thông minh, dí dỏm tạo cho người đọc cảm giác phấn chấn.Ông đã làm cho cả quyển sách trở thành cả một bức tranh toàn cảnh sống động, một câu chuyện của những sự kiện và quy trình phức tạp, khó hiểu. Và nội dung của các vấn đề thì trở nên xác thực và có uy tín hơn khi có những câu chuyện thực tế, chuyện kể và các trích dẫn thể hiện kiến thức tổng quát và toàn diện của ông. Đó thật sự là một quyển sách với những nội dung dễ nhớ và thực sự đáng nhớ! Tính tri thức mạnh mẽ “Friedman hiểu đúng về kinh tế học. Sách của anh là một nguồn dồi dào những hiểu biết kinh tế chung, khiến cho độc giả tránh được sự sa lầy vào đề tài “thuần túy toàn cầu” vốn rất phổ biến trong những tranh luận gần đây về toàn cầu hóa… Độc giả muốn tìm hiểu về những vấn đề của “nền kinh tế ảo của thế giới” có động lực là không gian điện tốn trong thế kỷ 21 có lẽ không tìm được ở đâu khác sự bắt đầu tốt hơn.” (Tạp chí Foreign Affairs) Trong cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu, Thomas L.Friedman, người từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times, đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia – hội tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này – đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại trong đó. Friedman đã vận dụng hầu như mọi kiến thức và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của mình vào tác phẩm này. Quan trọng là Friedman đã sữ dụng ngôn ngữ đơn giản khiến cho những tri thức sâu rộng của quyển sách sâu rộng trở nên dễ hiểu, sử dụng những mẩu chuyện cùng cách so sánh để làm cho các sự kiện và quy trình phức tạp trở thành 1 bức tranh toàn cục. Chính vì vậy, quyển sách đã cung cấp cho chúng ta 1 lương tri thức khổng lồ và phong phú về vấn đề toàn cầu hóa, lượng tri thức đa phương diện từ các lĩnh vực tiền tệ, trái phiếu,… đến văn hóa, tôn giáo, bản sắc dân tộc. Tất cả đều đươc đúc kết và tổng hợp qua 1 quá trình làm việc và công tác ở khắp nơi trên thế giới, dấn thân vào sự phát triển của thế giới, quan sát thật cặn kẽ không một chi tiết nhỏ nào của thế giới lọt ra ngoài đôi mắt nhạy bén của ông, lắng nghe sự chuyển mình của nền kinh tế thế giới và phân tích để giờ đây là những tri thức, hiểu biết sâu rộng. Những lĩnh vực tưởng như xa rời lại có sự liên kết mật thiết để giải thích những so sánh của Friedman “Chiến tranh Lạnh là nói đến phương trình năng lượng và khối lượng của Einstein: e=mc2. Toàn cầu hóa xoay quanh định luật Moore rằng công suất tính tốn của các con chip silicon sẽ tăng gấp đôi trong vòng 18 đến 24 tháng, trong khi giá giảm còn một nửa.” những hình ảnh so sánh thật sâu sắc “Bàn cờ toàn cầu ngày nay rất giống bàn Quija – thỉnh thoảng có bàn tay của các siêu cường hiện hữu dịch chuyển những quân cờ, nhưng thỉnh thoảng các quân cờ lại được những bàn tay vô hình của các Siêu Thị điều khiển.”. Từ những kiến thức sâu sắc, ông nhìn nhận toàn cầu hóa qua “lăng kính tổng hòa quan hệ phức tạp giữa ba yếu tố kể trên: nhà nước va chạm với nhà nước, nhà nước va chạm các Siêu Thị và Siêu Thị cùng nhà nước va chạm với những cá nhân có quyền lực lớn.” Thật sâu sắc và có yù nghóa, những tri thức vô giá của thế giới, qua cách kể chuyện gợi hình đã giúp người đọc hình dung đươc mối quan hệ giữa cội nguồn và sự hội nhập kinh tế: Cuộc vật lộn giữa chiếc Lexus và cây Ô liu trong hệ thống toàn cầu hóa, một cuộc kháng cự khác của cây ô liu đến từ Pháp, sự hòa đồng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô liu, cây Ô liu khai thác xe Lexus, Cây Ô liu vu cáo chiếc xe Lexus rồi đến lượt chiếc xe Lexus vu cáo trở lại, sự cân bằng giữa hai thế lực xe Lexus và cây Ô liu, Chiếc xe Lexus hợp tác với cây Ô liu trong toàn cầu hóa. Nhiều điều trong tác phẩm thật ra không có gì mới nhưng lối viết sách của Friedman lôi cuốn người đọc vì ông dùng rất nhiều mẩu chuyện cụ thể để minh họa lập luận của mình – từ các lần gặp gỡ nguyên thủ nhiều nước với những tình tiết hấp dẫn đến các câu chuyện đời thường sinh động.. Tiếp cận đến tác phaåm của Friedman, đến chiếc Lexus và cây Ôliu, ta đã tiếp cận lương tri thức khổng loà mà tác giả đã cất công thu thập và truyền tải tới mọi ngươøi. Hạn chế Cuốn sách mang nặng tính báo chí, tính kể chuyện, việc lấy quá nhiều mẫu chuyện theo cách viết của báo chí có nhiều tác động tích cực, tuy nhiên phần nào khiến người đọc cảm thấy lan man, thiếu tập trung. Phần thứ ba của cuốn sách, Friedman hình như không còn giữ được tính khách quan của một nhà báo, có một vài hạn chế trong nhìn nhận về toàn cầu hố. Ví như đối với “bầy thú điện tử” thì bên cạnh các điểm được đưa ra trong tác phẩm, tác giả chưa nhắc đến những thứ “bệnh tật” mà chúng mang trong mình. Ngay sau lần xuất bản thứ nhì của cuốn sách vào năm 2000, liên tiếp xảy ra những sự kiện: sự sụp đổ của hàng loạt công ty Internet, hàng loạt vụ bê bối trong nội tình nhiều đại công ty trên thế giới như Enron (được Friedman ca tụng trong cuốn sách này), WorldCom, Tyco... Phải chăng trong bản thân “bầy thú” cũng có những “con thú đầu đàn” quá đam mê lợi nhuận riêng đã phá vỡ qui luật cuộc chơi, để đến nay người ta vẫn đang còn phải bàn cách quay trở về những qui tắc căn bản của quản trị doanh nghiệp nhằm quản lý chính “bầy thú”. Đó là một sự hạn chế trong nhìn nhận về bầy thú tài chính. Trong phần nói về chống đối toàn cầu hóa, Friedman nhắc đến những con người không có kỹ năng hay sức lực để gia nhập thế giới toàn cầu hóa là những con rùa. Vấn đề không chỉ ở chỗ những con người không thể chạy nhanh chống đối toàn cầu hóa vì cảm thấy bị thua thiệt, bị hất hủi. Họ cũng không thể đi học lại những kỹ năng mới để đảm nhận những công việc mới khi công việc cũ của họ bị dịch chuyển đến nơi lao động rẻ hơn. Đơn giản chỉ vì họ không muốn bị đẩy vào thế không còn tự do chọn lựa cách sống, lối sống phù hợp với cá nhân họ, không muốn phải từ bỏ giá trị cũ để chấp nhận giá trị mới cho dù nó có hào nhống hơn. Và đấy là bi kịch lớn nhất của toàn cầu hóa mà Friedman quên nhắc đến trong Chiếc Lexus và cây ôliu.  Toàn cầu hóa của Friedman ngắm đi ngắm lại hóa ra là Mỹ hóa- sự võ đốn trong lập luận của Friedman. Ông là người Mỹ và quan điểm của ông, cách nhìn nhận của ông không hoàn toàn trung lập. Hiện nay, Mỹ đã và đang khẳng định là cường quốc số 1 trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có nhiều biểu hiện tiêu cực mà tiêu biểu là khủng hoảng kinh tế 2007-2009 bắt nguồn tại Mỹ. Đánh giá quá cao về chủ nghĩa tư bản (CNTB) tự do, ông cho rằng bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều sở hữu một mô hình chung _tư bản chủ nghĩa trên nền thị trường tự do.Các quốc gia không còn phải quyết định lựa chọn mô hình nào nừa, họ chỉ còn phải quyết định xem làm thế nào đề sử dụng mô hình chung _tư bản và thị trường một cách tốt nhất.Trong khi nền kinh tế hiện nay, một nước CNXH đang vươn lên Trung Quốc là một điển hình. Thế giới xuất hiện một cách buông cây Ôliu mới. Về tư duy thì Trung Quốc thể hiện quyết tâm đổi mới triệt để. Trong hội nhập thì chủ động, dứt khóat, nhưng biện pháp để đạt được mục tiêu thì mềm dẻo, thận trọng. Khôn ngoan hơn, Trung Quốc còn chú trọng bảo tồn bản sắc dân tộc, văn hóa đặc trưng, biến nó trở thành thế mạnh để cạnh tranh toàn cầu. Trung Quốc không chỉ giành lợi thế mở cửa chiếc Lexus trước nhiều nước đồng hành (Ấn Độ, một số nước ở Nam Mỹ…) mà còn đeo đuổi chiến lược làm chủ nó!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiếc lexus và cây olive.doc
Luận văn liên quan