Chiến lược cạnh tranh của một công ty trong ngành công nghiệp suy giảm - Công ty samsung vina

MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT SƠ BỘ VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SUY GIẢM Khái niệm: Nguyên nhân suy giảm: II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAMSUNG VINA: Lịch sử hình thành Cơ cấu tổ chức Sơ lược về Tivi CRT Thị trường cạnh tranh: - Thị phần - Công nghệ - Giá cả - Tính năng III. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH Vòng đời ngành công nghiệp Phân tích, lựa chọn và vận dụng chiến lược cạnh tranh Nhận xét và kết quả. NỘI DUNG “Vôùi Samsung khoâng coù gì laø khoù töôûng töôïng!” I. KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP SUY GIẢM: 1.1 Khái niệm ngành công nghiệp suy giảm: - Ngành công nghiệp suy giảm là ngành công nghiệp đang ở giai đoạn mà qui mô của toàn thị trường bắt đầu giảm. - Các ngành công nghiệp sản xuất như: Tivi CRT, xe đạp, bếp dầu (Việt Nam); thuốc lá (một số nước châu Âu), phim chụp ảnh, đĩa mềm là những ngành đang suy giảm hiện nay. 1.2 Nguyên nhân suy giảm của các ngành công nghiệp: Trên thị trường hiện nay bắt đầu xuất hiện các ngành đang bước đến giai đoạn suy thoái, giai đoạn mà qui mô của toàn thị trường bắt đầu giảm. Sự suy giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: 1.2.1 Sự thay đổi công nghệ: Các thay đổi về công nghệ sẽ đưa đến sự thay thế một cách hiện thực những sản phẩm do một số ngành tạo ra và đưa các ngành này đến chỗ suy thoái: - Xuất hiện những sản phẩm thay thế nhờ phát kiến công nghệ: Sự có mặt của các công nghệ điện tử, mạng viễn thông đã đưa ngành điện tử trong quá khứ đến chỗ suy thoái. - Sự thay đổi về công nghệ giúp cải tiến về chất lượng và giảm chi phí sản phẩm. 1.2.2 Nguyeân nhaân kinh teá: Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện nên nhu cầu ngày càng được đòi hỏi cao về những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ví dụ như: Từ xưa người dân quen dùng Tivi CRT, nhưng nay chuyển sang sử dụng Tivi LCD và Plasma, 1.2.3 Nguyên nhân xã hội: - Khi quan niệm của nhiều người về một khía cạnh nào đó thay đổi thì có thể tạo ra khuynh hướng xã hội mới, làm giảm nhu cầu về loại sản phẩm cũ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các ngành công nghiệp. - Giai đoạn suy giảm là tất yếu trong quá trình phát triển của các ngành công nhiệp. Do vậy, các công ty trong ngành cần phải lựa chọn chiến lược phù hợp để vẫn có thể đạt lợi nhuận trong giai đoạn suy giảm ngành hoặc rút rui khỏi ngành khi sức cạnh tranh kém so với các đối thủ. II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAMSUNG VINA: 2.1 Lịch sử hình thành SAMSUNG VINA: Được thành lập vào năm 1996, SAMSUNG Vina là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử SAMSUNG. Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, SAMSUNG đã trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước. SAMSUNG Vina luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG VINA: (Chỉ tóm tắt từ năm 1996-2006) 1996: Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam 1997: Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore Bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ 1998: Đạt chứng chỉ ISO 9002 Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu 1999: Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên Bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam 2000: Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Giải thưởng SAMSUNG Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6 lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn SAMSUNG trao tặng) Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam 2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam Đạt chứng chỉ ISO 14001 2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam Đạt chứng chỉ OHSAS 18001 Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ 2003: Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm 2004: Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ 2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) 2005: Doanh thu đạt 290 triệu USD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) 2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD Giải vàng chất lượng Việt Nam Dẫn đầu thị trường TV LCD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV Phẳng và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn).

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược cạnh tranh của một công ty trong ngành công nghiệp suy giảm - Công ty samsung vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỚP TM01 K10 VB2CQ = = = o O o = = = MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI 14: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA MỘT CÔNG TY TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SUY GIẢM GVHD: TS. Hà Nam Khánh Giao Nhóm thực hiện (11) : Nguyễn Thị Thu Thảo MSSV : 1078230090 Thái Lâm Hùng MSSV : 1078230041 Nguyễn Thị Quỳnh Mai (1984) MSSV : 1078230057 Trương Quốc Huy MSSV : 1078230037 Nguyễn Thị Kim Loan MSSV : 1078230054 Trần Thụy Cẩm Tâm MSSV : 1078230082 Phạm Thị Mộng Thu MSSV : 1078230094 Nguyễn Thị Hường MSSV : 1078230043 SAMSUNG VINA MỤC LỤC KHÁI QUÁT SƠ BỘ VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SUY GIẢM Khái niệm: Nguyên nhân suy giảm: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAMSUNG VINA: Lịch sử hình thành Cơ cấu tổ chức Sơ lược về Tivi CRT Thị trường cạnh tranh: Thị phần Công nghệ Giá cả Tính năng CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH Vòng đời ngành công nghiệp Phân tích, lựa chọn và vận dụng chiến lược cạnh tranh Nhận xét và kết quả. NỘI DUNG “Vôùi Samsung khoâng coù gì laø khoù töôûng töôïng!” I. KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP SUY GIẢM: 1.1 Khái niệm ngành công nghiệp suy giảm: - Ngành công nghiệp suy giảm là ngành công nghiệp đang ở giai đoạn mà qui mô của toàn thị trường bắt đầu giảm. - Các ngành công nghiệp sản xuất như: Tivi CRT, xe đạp, bếp dầu (Việt Nam); thuốc lá (một số nước châu Âu), phim chụp ảnh, đĩa mềm…là những ngành đang suy giảm hiện nay. 1.2 Nguyên nhân suy giảm của các ngành công nghiệp: Trên thị trường hiện nay bắt đầu xuất hiện các ngành đang bước đến giai đoạn suy thoái, giai đoạn mà qui mô của toàn thị trường bắt đầu giảm. Sự suy giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: 1.2.1 Sự thay đổi công nghệ: Các thay đổi về công nghệ sẽ đưa đến sự thay thế một cách hiện thực những sản phẩm do một số ngành tạo ra và đưa các ngành này đến chỗ suy thoái: - Xuất hiện những sản phẩm thay thế nhờ phát kiến công nghệ: Sự có mặt của các công nghệ điện tử, mạng viễn thông… đã đưa ngành điện tử trong quá khứ đến chỗ suy thoái. - Sự thay đổi về công nghệ giúp cải tiến về chất lượng và giảm chi phí sản phẩm. 1.2.2 Nguyeân nhaân kinh teá: Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện nên nhu cầu ngày càng được đòi hỏi cao về những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ví dụ như: Từ xưa người dân quen dùng Tivi CRT, nhưng nay chuyển sang sử dụng Tivi LCD và Plasma,.. 1.2.3 Nguyên nhân xã hội: - Khi quan niệm của nhiều người về một khía cạnh nào đó thay đổi thì có thể tạo ra khuynh hướng xã hội mới, làm giảm nhu cầu về loại sản phẩm cũ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các ngành công nghiệp. - Giai đoạn suy giảm là tất yếu trong quá trình phát triển của các ngành công nhiệp. Do vậy, các công ty trong ngành cần phải lựa chọn chiến lược phù hợp để vẫn có thể đạt lợi nhuận trong giai đoạn suy giảm ngành hoặc rút rui khỏi ngành khi sức cạnh tranh kém so với các đối thủ. II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAMSUNG VINA: Lịch sử hình thành SAMSUNG VINA: Được thành lập vào năm 1996, SAMSUNG Vina là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử SAMSUNG. Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, SAMSUNG đã trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước. SAMSUNG Vina luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động… CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG VINA: (Chỉ tóm tắt từ năm 1996-2006) 1996:   Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam 1997:   Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore             Bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam             Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ 1998:   Đạt chứng chỉ ISO 9002             Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu 1999:   Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên             Bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam 2000:   Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn)             Giải thưởng SAMSUNG Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6 lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn SAMSUNG trao tặng)             Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam 2001:   Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam             Đạt chứng chỉ ISO 14001 2002:   Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam             Đạt chứng chỉ OHSAS 18001             Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ 2003:   Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn)             Màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm 2004:   Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ 2004:   Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)             Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn)             Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) 2005:   Doanh thu đạt 290 triệu USD             Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD.             (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)             Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) 2006:   Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD             Giải vàng chất lượng Việt Nam             Dẫn đầu thị trường TV LCD             Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV Phẳng và màn hình vi tính LCD. (Công             ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)             Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn). Cơ cấu tổ chức SAMSUNG VINA: 2.2.1 Tình hình kinh doanh: - Tại Việt Nam, SAMSUNG Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của SAMSUNG Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philippines. - Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng. - Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SAMSUNG Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006; doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2006. Trung bình hàng năm, SAMSUNG Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD. - Hiện nay, SAMSUNG Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động. 2.2.2 Môi trường làm việc: - Những thành quả đạt được trong sản xuất và kinh doanh trong 11 năm qua tại Việt Nam là sự thể hiện tổng lực sức mạnh nhân lực của công ty trong suốt nhiều năm phấn đấu, thể hiện phương châm và nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực của SAMSUNG Vina đang đi đúng hướng. - Hiện nay, SAMSUNG Vina có 800 nhân viên trên toàn quốc, làm việc trong môi trường thân thiện và nhiều điều kiện tốt để phát triển. - Điểm nổi bật nhất khi làm việc tại SAMSUNG Vina, đó là nhân viên luôn được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại nhất, được tham gia vào các khóa học đào tạo tiên tiến nhất ở cả trong và ngoài nước. - Ngoài ra, SAMSUNG Vina còn có các chương trình trao đổi kỹ sư và kỹ thuật viên ra nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề và trau dồi kiến thức trong khu vực. - Với triết lý con người là trung tâm của sự phát triển, hiện nay, SAMSUNG Vina đang triển khai chương trình ”Nơi làm việc tuyệt vời” (great working place) với một lộ trình liên tục cải thiện môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, đào tạo, lương cũng như những thay đổi tích cực về văn hóa công ty để biến công ty thành một nơi làm việc lý tưởng nhất ở Việt Nam. - Mục tiêu của công ty là tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn ở đó tất cả mọi nhân viên luôn vui vẻ, say mê làm việc, không ngừng sáng tạo, luôn yêu thương lẫn nhau và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công ty và xã hội. 2.2.3 Tầm nhìn chiến lược của SAMSUNG VINA: - Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, hiện nay SAMSUNG Vina đang tiếp tục sắp xếp lại và mở rộng việc đầu tư và kinh doanh của mình để đón bắt những cơ hội to lớn tại thị trường trong nước và xuất khẩu. - Mục tiêu của SAMSUNG Vina là trở thành một trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử của tập đoàn SAMSUNG cho thị trường thế giới và đạt doanh thu trên 1 tỷ USD ở thị trường Việt nam năm 2010. - Là một phần của tập đoàn điện tử SAMSUNG năng động, SAMSUNG Vina đang phấn đấu để trở thành một thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt Nam và là nơi làm việc lý tưởng nhất được tất cả những người Việt Nam mơ ước gia nhập. Samsung nhiều năm liền giữ vị trí số 1 về Màn hình vi tính, ổ đĩa quang và ổ đĩa cứng. Đặc biệt Màn hình vi tính của Samsung liên tục giành được giải thưởng “Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất” do tạp chí PC World Việt Nam và Hội Tin học Tp.HCM bình chọn từ năm 2002 đến 2008. Bên cạnh đó, máy in Samsung cũng đã từng bước chiếm lĩnh thị trường Việt Nam: (Chỉ tóm tắt những thành tích đạt được từ năm 2000 đến 2008). + Năm 2000: Samsung Vina đạt được danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) + Năm 2001: Samsung Vina bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam + Năm 2003: Samsung Vina đạt được danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) và Màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) trong suốt 5 năm + Năm 2004: Samsung Vina đạt được giải thưởng “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia nghiên cứu) Ngoài ra, Samsung Vina còn gặt hái được danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) và màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) + Năm 2005: Samsung Vina đạt được giải thưởng “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia nghiên cứu) và Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) + Năm 2006 – 2008 : Liên tục nhận được các giải thưởng “Phần cứng xuất sắc nhất”, “Màn hình CRT được yêu thích nhất”, ‘Màn hình LCD được yêu thích nhất” do bạn đọc tạp chí PC World và Hội tin học Tp.HCM bình chọn. Sơ lược về Tivi CRT: 2.3.1 Định nghĩa CRT: - CRT (CRT - Cathode Ray Tube) là loại màn hình dùng ống phóng tia điện tử va đập vào mặt phốt pho trên màn hình để phát sáng. Tivi CRT được chia làm hai loại: màn hình mặt nạ và màn hình Trinitron. Màn hình mặt nạ là loại màn hình có bề mặt hơi cong, chủ yếu dùng kỹ thuật hạt màu, do đó có hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao. Màn hình Trinitron được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật dải màu, màn phẳng, khi sử dụng cho màu sắc trung thực, độ tương phản cao. - Tính đến nay, công nghệ hiển thị bằng bóng đèn hình đã có tuổi thọ lên tới gần 70 năm (xuất hiện từ năm 1939). - Tivi CRT là dòng TV có tuổi thọ cao nhất, tới 10 năm, tiếp đó tới tivi LCD và Plasma. - Màn hình CRT cũng đứng đầu về độ trung thực của màu sắc, hình ảnh nét. Nếu bạn có thói quen tắt đèn khi xem tivi thì công nghệ CRT là sự lựa chọn số một. 2.3.2 Những nhận định cho là CRT sẽ “chết”: - Một màn hình CRT có thể hoạt động ở nhiều tần số quét và độ phân giải khác nhau. - Sứ mệnh lịch sử của loại TV sử dụng công nghệ bóng đèn hình tại thị trường Việt Nam sẽ kết thúc trong vòng ít nhất là 5 năm tới. Mặc dù hiện tại, tầm màn hình CRT 21 inch vẫn có doanh số bán cao nhất. Tuy nhiên, có tới 70-80% là dòng sản phẩm 21 inch và 29 inch. Các kích cỡ màn hình khác gần như.... tuyệt chủng. - Thời gian gần đây, thị trường TV Việt Nam liên tục bị khuấy đảo bởi những đợt giảm giá ồ ạt của các nhãn hàng TV tinh thể lỏng (TV LCD). Thậm chí, tiệm cận dưới về giá của TV LCD đã gần tiếp xúc với tiệm cận trên của TV bóng đèn hình (TV CRT) truyền thống. Điều đó đặt ra một dấu hỏi lớn về tương lai của loại TV sử dụng công nghệ bắn tia cathode, khi mà lợi thế về giá thành đã dần bị xóa bỏ, trong khi những thua thiệt về trọng lượng và ngoại hình là không thể san bằng. - Cùng chung nhận định là một chuyên gia về mảng TV của Công ty Điện tử Samsung Vina, những nhận định thêm, đà tăng trưởng bình quân 10% một năm của thị trường TV CRT Việt Nam sẽ chỉ tiếp diễn đến hết năm 2009. Từ năm 2010 trở đi, thị phần của TV CRT sẽ từng bước bị thu hẹp và đi dần đến chỗ diệt vong. - Các chuyên gia dự báo, chính những model 21" sẽ lãnh trách nhiệm kéo dài sự sống cho đế chế CRT. Chừng nào những chiếc TV 21" bị khai tử thì sứ mệnh lịch sử của TV CRT cũng sẽ chính thức hoàn thành. - Cũng cần phải nói thêm là, thời gian gần đây, một số nhà sản xuất đã chuyển mối quan tâm của mình đến thị trường nông thôn, khi mà người dân thành thị đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến những dòng TV cao cấp. - Hơn nữa, xu hướng chung của các nhà sản xuất là đều muốn thúc đẩy mặt hàng này nên mẫu mã cải tiến liên tục được tung ra, giá cũng giảm với tốc độ rất nhanh. Vì thế, nếu phải cân nhắc lựa chọn, hoặc định sắm mới TV, người tiêu dùng thường nghiêng về LCD. Mặc dù, giá của TV CRT và LCD có chênh lệch nhưng không phải quá cách biệt. Ví dụ: Trong khi hiện tại, chỉ cần 9 triệu đồng là có thể lựa chọn LCD rồi. Giá cả chính là lý do thu hẹp khoảng cách thị phần giữa hai chủng loại TV. Nếu như 3 năm trước, CRT vẫn chiếm khoảng 80% số lượng bán ra thì nay theo ước lượng, sức tiêu thụ của LCD và CRT ở khu vực thành thị là ngang ngửa”. Thị trường cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay, những thương hiệu nổi tiếng gồm: Samsung, Sony, Toshiba, Hitachi, Panasonic, JVC, LG, Fujitsu, Sanyo, Sharp, Philips…. là các đại gia sản xuất sản phẩm tivi. Ưu điểm dễ thấy là chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, dễ dùng và dịch vụ hậu mãi tốt. Và Samsung là một thương hiệu nổi bật được nhiều người biết đến trên thị trường. Trong đó, TV CRT là dòng sản phẩm được Samsung phát triển trong 12 năm, và chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường. 2.4.1 Thị phần: - CRT chiếm 70% thị phần tivi trên thị trường hiện nay. Còn tivi LCD và Plasma chiếm 30% thị phần còn lại. Trong đó tivi CRT của Samsung chiếm 70% thị phần. - Hiện tại, tầm màn hình 21 inch vẫn được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn nhiều nhất, khi chiếm tới khoảng 70% thị phần TV CRT, nhờ kích thước và giá tiền hợp lý với những gia đình nhỏ. Xếp tiếp theo là những chiếc TV 29 inch, với hơn 10% và 25 inch, 5%. Tuy nhiên, hiện các hãng TV lớn chỉ chủ yếu tập trung sản xuất hai tầm màn hình thu hút được nhiều khách hàng nhất là 21" và 29". 2.4.2 Công nghệ: ( CRT, LCD, Plasma) CRT - công nghệ bóng đèn hình - CRT sử dụng màn huỳnh quang và ống phóng tia cathode tác động vào các điểm ảnh để tạo sự phản xạ ánh sáng. CRT thể hiện màu trung thực, sắc nét, tốc độ phản ứng cao, phù hợp với game thủ và các chuyên gia thiết kế, xử lý đồ hoạ. - Tuy vậy, nó cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác. à Nhưng ưu điểm về giá thành, độ sắc nét của màu sắc và sự trung thực của âm thanh vẫn là những điều đã được người tiêu dùng thừa nhận. à Nhược điểm lớn nhất của dòng TV CRT là chiếm quá nhiều diện tích do đặc tính của bóng đèn hình tạo nên. Kiểu dáng của những chiếc tivi này cũng không còn phù hợp với những kiến trúc nội thất hiện đại nữa. LCD - tinh thể lỏng - LCD được cấu tạo từ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực và cường độ của ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Mỗi pixel được chia làm ba ô màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Những ô đó có thể được điều chỉnh một cách độc lập để sản sinh hàng nghìn, thậm chí hàng triệu màu. - Ưu điểm của loại màn hình này là mỏng, nhẹ, phẳng, không chiếm diện tích trên bàn làm việc, tiết kiệm điện năng và được cho là ít ảnh hưởng đến sức khỏe như công nghệ bóng đèn hình. - Tuy nhiên, LCD có độ tương phản thấp hơn CRT, thời gian phản ứng chậm hơn plasma, hạn chế về góc nhìn và hay gặp lỗi chết điểm ảnh. PDP - plasma - Tấm nền plasma được sản xuất chủ yếu cho màn hình cỡ lớn (trên 37 inch). Giữa hai tấm kính là những tế bào nhỏ chứa hỗn hợp khí xeon và neon. Khi tiếp xúc với nguồn điện, lớp khí gas này sẽ chuyển thành thể plasma (khí ion hóa có số hạt mang điện âm - dương tương đương nhau) và sản sinh ánh sáng. - Trong một thời gian dài, màu sắc ưu việt, tốc độ phản ứng nhanh, góc nhìn rộng hơn khi so sánh với LCD đã khiến plasma trở thành màn hình lý tưởng cho truyền hình độ phân giải cao HDTV. Người sử dụng cũng ngầm coi LCD chỉ phù hợp với màn hình nhỏ và không thể cạnh tranh với plasma trên thị trường sản phẩm cỡ lớn (trên 40 inch hay 100 cm). - Những tiến bộ trong công nghệ tinh thể lỏng cộng với thế mạnh sẵn có về trọng lượng, giá cả, tiết kiệm điện và độ phân giải phong phú cho HDTV khiến LCD trở thành đối thủ đáng gờm của PDP. à Tóm lại: Dòng TV cao cấp như LCD và Plasma đang được người tiêu dùng ưa chuộng bởi kiểu dáng “siêu mỏng” và chất lượng hiển thị hình ảnh tốt nhất, cho góc nhìn rộng nhất. Nhưng giá thành cũng như khó khăn trong cách thiết kế nội thất của 2 loại TV này đã khiến cho chúng không thể đến với số đông người tiêu dùng. Giá cả: - Giá thành của màn LCD hiện đắt nhất, sau đó là màn Plasma. Màn CRT rẻ hơn rất nhiều so với 2 loại kia. Do vậy, những người có thu nhập thấp, nhu cầu sử dụng không quá cầu kỳ và lại muốn có độ bền sản phẩm cao thì nên chọn màn CRT. Mà chính ra, với màn CRT thế hệ mới sẽ cho thấy hình ảnh thật mắt nhất. - Trên thị trường hiện nay, TV CRT của Samsung có giá thành tương đối dễ chịu, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. - Tivi bóng đèn hình CRT hiện nay có giá khoảng: 30 - 60 inch, giá 500 - 1.000 USD; Tivi màn hình phẳng tinh thể lỏng LCD, 30 - 46 inch, giá 1.100 - 7.000 USD; Tivi màn hình phẳng plasma, 37 - 61 inch, giá 2.500 - 12.000 USD. Ví dụ: Giá một số mẫu TV CRT tham khảo trên thị trường hiện nay: Hãng Model Đường chéo Gía bán (đồng) Samsung SlimFit 29Z57HE 29 inch 5.790.000 LG LG29 FU1 29 inch 5.190.000 JVC SlimArt 29Q317B 29 inch 5.890.000 Sony KV-XV293M50 29 inch 6.890.000 Panasonic TX-29FX20M 29 inch 4.900.000 Giá tham khảo một số model Nhà sản xuất Chủng loại Model Kích thước (inch) Giá quý I (triệu đồng) Giá quý II (triệu đồng) Sony CRT SR253M50 25 6,19 5,39 CRT SR293M50 29 7,99 7,29 LCD Bravia 32S200A 32 29,9 18,5 LCD Bravia 40V200A 40 49,9 44,9 LG CRT Super Slim 21FS4R 21 2,85 2,53 CRT Ultra Slim 21FS6R 21 2,95 2,65 LCD 32LX2R 32 19,9 15,19 LCD Time Machine 37LC2RR 37 26,5 18,9 LCD Time Machine 42LC2RR 42 34,9 24,9 Samsung CRT Slim Fit CS-21Z40 21 2,95 2,59 LCD Sonoma 27S7 27 6,7 12,9 LCD Bordeaux 32R7 32 9,9 15,6 LCD Bordeaux 40R7 40 44,9 23,9 TV LCD giờ đây đã gần chạm ngưỡng của TV CRT về mặt giá cả. 2.4.4 Công nghệ về tính năng của CRT so với LCD, Plasma: Đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa một bên là công nghệ mới không ngừng phát triển và một bên là những công nghệ cũ nhưng chưa lạc hậu. Khó có thế nói trước được kết quả bởi mỗi bên đều có điểm mạnh riêng đáng để khám phá. Khác biệt kích cỡ: Với màn hình ống phóng (CRT), kích cỡ thực thường nhỏ hơn trên giấy tờ. Ví dụ một màn hình 32” tức là chiều dài đường chéo là 32”. Tuy nhiên, một màn hình CRT loại 17” chỉ có 15,7” chiều dài đường chéo phần hiển thị hình ảnh. Màn hình tinh thể lỏng LCD không có hạn chế này.  Ứng dụng: Nếu bạn là người cực kì khó tính về game hay công việc của bạn yêu cầu khả năng đồ họa ưu việt, sống động hơn, thì màn hình CRT cỡ lớn là một lựa chọn tốt. Còn màn hình LCD với chất lượng hình ảnh nổi trội, kiểu dáng hiện đại và ít hại mắt sẽ làm hài lòng người dùng thông thường. Khi mua một chiếc CRT, hãy mua từ 17” trở lên. Tương tự, hãy mua màn hình LCD loại 17” thay vì 15” bởi giá bán chênh nhau không nhiều.   Giá thành: Gía cả của màn hình Plasma đang cao nhất trên thị trường hiện nay, tiếp đến là LCD và CRT có giá thấp nhất trên thị trường. Tuy nhiên, giá cả của màn hình LCD ngày càng giảm, và đã gần chạm ngưỡng CRT về mặt giá cả. VD : chỉ cần chi 200 USD để mua một màn hình LCD loại 19”. Tuy nhiên, với những loại từ 21” trở lên, giá tăng gấp rưỡi tới gấp đôi. Ví dụ một màn hình LCD loại 21” có giá 250 USD, trong khi các loại lớn hơn có giá từ 400 USD trở lên.  Tính thẩm mỹ: So với CRT, màn hình LCD & Plasma có kiểu dáng hợp thời trang và thanh mảnh rất ưa nhìn. Các sản phẩm hiện nay đều có kiểu dáng trang nhã, thanh điều khiển được bố trí gọn gàng. Khối lượng một chiếc màn hình LCD 15” chỉ tầm hơn 1kg, nặng hơn một chút với cỡ 17”, rất tiện cho việc di chuyển. Ngoài ra, các nhà sản xuất đã thiết kế nguồn điện ở ngoài nên độ dày tối thiếu của nền màn hình hiện nay là dưới 1,5cm. Góc nhìn: Mặc dù CRT dẫn đầu về mặt này, góc nhìn của LCD ngày càng được mở rộng hơn. Hiện nay góc nhìn tối đa của LCD đã lớn hơn 160 độ - quá đủ cho bất kỳ mục đích nào.   Về hiển thị màu sắc, hình ảnh: Màn hình CRT chiếm ưu thế rõ rệt. Tuy nhiên, những chiếc LCD tốt nhất hiện nay cũng đáp ứng khá tốt và đối với người sử dụng bình thường thì khó có thể nhận ra sự khác biệt khi so sánh. Sự khác biệt về hiển thị màu này có thể tăng giảm tùy chất lượng màn hình LCD so sánh.. Tuy nhiên, màn hình LCD hiển thị hình ảnh sáng rõ gấp 2 lần so với CRT. Nên chọn LCD khi sử dụng màn hình trong môi trường nhiều ánh sáng.  Độ tương phản: CRT truyền thống luôn có độ tương phản tốt hơn so với  LCD. Gần đây một số sản phẩm LCD đã theo kịp màn hình CRT về khả năng này. Độ tương phản giúp hiển thị tông màu một cách chân thực ngay cả khi ánh sáng yếu. Do vậy, đây là yếu tố quan trọng nhất đối với các ứng dụng về game hay phim ảnh. Tiêu thụ năng lượng: Màn hình LCD tiêu thụ điện năng rất ít - từ 25 - 50 W. Trong khi với một màn hình CRT 15 “, mức điện năng tiêu thụ lên tới 60 - 80 W và khoảng 70 - 150 đối với màn hình 17” và 19”.  Nhiễu từ: Màn hình CRT dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ, còn LCD không hề bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ. Rất nhiều màn hình LCD có hệ thống âm thanh nổi đi kèm và không phải ngăn nhiễu từ. Do đó giảm thiếu chi phí cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.  Rung hình: Điều bất tiện nhất của màn hình CRT là bị rung hình, hay tần số quét thấp, có thể gây ra đau đầu khi sử dụng hàng ngày. Điều này khiến loại màn hình CRT được sản xuất hạn chế hơn. Tần số quét mặc định trong Window là 60 Hz, cho đến khi cài đặt màn hình, hệ điều hành sẽ tiếp nhận tập tin cài đặt và điều chỉnh tần số theo các thông số của màn hình. Theo chuẩn VESA thì tần số quét tối thiểu là 72 để tránh hiện trượng nhức mỏi mắt. 85 Hz là tần số lý tưởng cho người sử dụng màn hình CRT loại 17”. Tần số quét hoàn toàn không phải là vấn đề đối với màn hình LCD. Thông thường có hai loại tần số quét để lựa chọn đối với các màn hình LCD, nên tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất. III. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH: Vòng đời ngành công nghiệp: 3.1.1 Dòng đời của TV CRT: 1935-1945: RCA TT-5, màn hình 5 inch lần đầu tiên ra mắt năm 1939, chỉ được coi như là một phụ kiện cho chiếc radio. Kỷ nguyên của tivi điện tử khởi đầu bằng một mẫu thiết bị thu tín hiệu truyền hình đen trắng kiểu như TT-5 của RCA. Tuy nhiên, số lượng tivi này là có hạn, sau đó việc sản xuất các loại hình tivi kiểu này gặp bế tắc và đều phải tạm dừng. 1946-1955: RCA CT-100 được bán với giá 1.000 USD ra mắt vào tháng 3/1954, 2 tháng sau sự kiện dịch vụ truyền hình màu quảng bá toàn quốc (Mỹ) lần đầu tiên chính thức khai trương. Đến giai đoạn này, việc sản xuất tivi được tái sinh và nở rộ như một trái bom. Trong năm 1946, RCA đã giới thiệu mẫu sản phẩm có model 630-TS, chiếc tivi đầu tiên sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II đã được giới thiệu. Nhưng đây chỉ là phiên bản sơ khai làm bước đệm cho một hệ thống tivi màu "điện tử hoàn toàn" được hoàn thiện trong năm này, thu hút sự chú ý của rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, phải chờ đến giữa thập kỷ 50 (1950), những sản phẩm loại này mới chính thức có mặt trên thị trường. SAMSUNG TV3-14T, giá 175.000 yen, trở thành mẫu tivi Nhật Bản đầu tiên được ra mắt thị trường. Năm 1950, chiếc điều khiển từ xa đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi hãng Zenith. Một nhà nghiên cứu tên là Lazy Bones đã phát minh ra nó. Bộ điều khiển này được ghép nối với chiếc tivi bằng một sợi dây khá dài. Đây là thời điểm người Nhật quyết định nhảy vào thị trường sản xuất và kinh doanh tivi (đen trắng), trong đó hãng SAMSUNG đã tung ra một trong những mẫu tivi đầu tiên vào tháng 1/1953. 1956-1965: Bộ điều khiển từ xa không dây được phát minh từ giữa những năm 1950. Một trong các sản phẩm phổ dụng nhất là phát minh của hãng Zenith sử dụng công nghệ siêu âm để truyền phát tín hiệu. SAMSUNG TV8-301, tivi điện tử loại xách tay kiểu dáng mảnh mai, nhỏ bé đã phá vỡ quan niệm về tivi truyền thống vốn to lớn cồng kềnh. Chiếc tivi đen trắng xách tay đầu tiên trên thế giới, hoàn toàn sử dụng transistor được SAMSUNG chế tạo thành công vào năm 1960. Sau đó 4 năm, mẫu tivi Plasma đầu tiên sử dụng tế bào đơn được trình làng, nhưng phải chờ đến những năm 1990, công nghệ sản xuất tivi này mới thực sự được áp dụng vào chế tạo sản xuất hàng loạt và có mặt rộng rãi trên thị trường. SAMSUNG KV-1310, tivi Trinitron đầu tiên. 1966-1975: SAMSUNG tung ra mẫu tivi Trinitron đầu tiên vào năm 1968, cho phép tạo ra hình ảnh sáng hơn các loại tivi màu đèn hình loại khác cùng thời. 1976-2000: Một thời kỳ phát triển mới được đánh dấu bằng việc giới thiệu tivi độ phân giải cao (HDTV) của hãng NHK (Nhật Bản). Cùng thời gian này, liên tục có những cải tiến về tivi định dạng màn ảnh rộng (16:9) và tivi CRT phẳng cỡ lớn. Trong năm 1997, Casio giới thiệu mẫu tivi LCD xách tay, trong khi SAMSUNG tiến hành thí nghiệm với loại màn hình gắn lên kính có thể đeo như các loại kính mắt thông thường. Sau năm 2000: Màn hình ngày càng lớn hơn và mảnh mai hơn, và bước tiến vượt bậc của tivi trong giai đoạn này thuộc về lĩnh vực kết nối. Các thiết bị vô tuyến truyền hình hiện đại sẽ thích nghi với bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà bạn. 3.1.2 TV CRT đang ở đầu giai đoạn suy giảm: Dấu hiệu cho sự suy giảm của dòng sản phẩm CRT: 1/. Tăng trưởng chậm hay không tăng trưởng: Doanh thu suy thoái trong một thời gian dài không bắt nguồn từ sự xuống dốc của nền kinh tế nói chung hay từ một vài yếu tố bên ngoài vượt khỏi sự kiểm soát. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường DisplaySearch, trong quý IV/2007, với 28,5 triệu sản phẩm được tiêu thụ trên toàn cầu, công nghệ màn hình LCD đã lần đầu tiên vượt qua công nghệ CRT truyền thống để trở thành loại TV bán chạy nhất thế giới. Biểu đồ so sánh thị phần của TV LCD và TV CRT. Quý I/2006, công nghệ CRT vẫn thống trị thị trường TV thế giới, với 77% thị phần, nhưng đến quý IV/2007, CRT đã bị LCD vượt mặt, khi chỉ còn chiếm 46% thị phần, trong khi con số tương ứng của đối thủ là 47%. 2/. Giao dịch kinh doanh của các khách hàng quan trọng nhất ngày một ít đi: - Theo DisplaySearch, quý IV/2007, lần đầu tiên, công nghệ LCD vượt qua công nghệ CRT về số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Đã có 28,5 triệu chiếc TV LCD được bán ra trong quý cuối của năm qua, tăng 41% so với quý III, tăng 56% so cùng kỳ năm 2006, và chiếm 47% thị phần TV toàn cầu, trong khi thị phần của công nghệ CRT là 46%. Tổng cộng, trong năm 2007, 79,3 triệu chiếc TV LCD được xuất xưởng, tăng tới 73% so với 2006. - Thị trường TV Plasma cũng đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong quý IV/2007, với 4 triệu sản phẩm được tiêu thụ. So với quý trước, tốc độ tăng trưởng của thị trường này là 43%, còn so với cùng kỳ năm 2006, con số đó là 29%. Tổng cộng, có 11,3 triệu chiếc TV Plasma được bán ra trên toàn thế giới năm 2007, tăng 22% so với năm trước. - Năm 2007, CRT phải chia đến 30% thị phần cho LCD và plasma 3/. Chịu một sức ép giảm giá sản phẩm lớn: - Tiên phong là Sony công bố giảm đến 700, 800 nghìn đồng cho mỗi chiếc CRT loại 25 và 29 inch. Trung tuần tháng 6 - 2007, nhà sản xuất này tiếp tục giảm giá cho dòng TV màn hình phẳng loại 21 inch xuống chỉ còn 2,39 triệu đồng. - Panasonic mới tạo nên "cú sốc" thật sự, giá bán của chiếc TV loại 21 inch chỉ còn 2 triệu đồng, mức giá có thể xem là thấp nhất hiện nay. - Hai đại gia xứ kim chi, LG và Samsung, cũng không thể đứng nhìn. Model K40 tầm 29 inch của Samsung rơi xuống còn 4,65 triệu đồng, trong khi LG cũng tuyên bố giảm đồng loạt 10% cho các model CRT Ultra Slim và Super Slim. 4/. Những thăm dò, tiếp xúc từ các khách hàng tiềm năng ngày càng ít hơn Theo các nhân viên kinh doanh, màn hình tinh thể lỏng với lợi thế về mẫu mã, kiểu dáng thời trang cùng sự giảm giá liên tục đã thực sự lấn lướt TV truyền thống, chiếm vị trí trong ngày càng nhiều gia đình trung lưu ở thành thị. Đồng thời, đẩy lùi sản phẩm sử dụng công nghệ bóng đèn hình lui về khu vực nông thôn và các phòng trọ. 5/. Đối thủ cạnh tranh của bạn đang rời bỏ thị trường: - Sau 40 năm, hãng Sony chính thức thông báo ngừng sản xuất sản phẩm này. Trên thực tế thì Sony đã chấm dứt sản xuất màn hình CRT tại Nhật từ năm 2004. Tuy nhiên, một số phân xưởng của Sony vẫn sản xuất phục vụ cho thị trường Đông Nam Á, một số nước Mỹ La tinh và châu Á. Kể từ năm 1968, Sony đã bán ra thị trường khoảng 280 triệu màn hình CRT. Bắt đầu vào cuối tháng 3.2008, hãng này sẽ tập trung sức cho công nghệ sản xuất màn hình LCD và OLED. - Công ty điện tử LG Hàn Quốc thông báo rằng sẽ chấm dứt hoàn toàn việc kinh doanh tivi CRT tại thị trường châu Âu. - "Lý do chủ yếu khiến TV CRT được ưa chuộng là giá cả và độ nét. Tuy nhiên ưu điểm này đang dần bị LCD và Plasma thay thế! - Trên thế giới, TV CRT chiếm tới 71% thị phần, trong đó phần lớn tập trung ở các nước như Trung Quốc, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Âu và châu Phi. Phân tích, lựa chọn và vận dụng chiến lược cạnh tranh: 3.2.1 PHÂN TÍCH: Nhu cầu sử dụng màn hình CRT của người dân vẫn còn cao. Giá cả hấp dẫn Công nghệ giảm độ dày Độ sắc nét của màu sắc Sự trung thực của âm thanh. Giá LCD hiện nay giảm gần một nữa so với thời gian trước, do công nghệ phát triển. Trong tương lai, màn hình LCD sẽ thay thế màn hình CRT. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: Cường độ cạnh tranh thấp khi hầu hết các đối thủ đã dần rút lui khỏi thị trường. Thị trường vẫn còn triển vọng tăng trưởng 10%/năm đến năm 2010 sau đó mới bắt đầu suy giảm và diệt vong. Hiện dòng tivi CRT vẫn chiếm thị phần áp đảo và phù hợp cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại VN. Mức chi phí sản xuất thấp. Trở ngại duy nhất là nguồn cung cấp linh kiện ngày càng thu hẹp. Cải tiến sản phẩm: Độ dày mỏng hơn => Dòng Slimfit . Phát triển dòng CRT một thời gian Đẩy mạnh việc bán hàng thông qua nhiều hình thức khuyến mại: Giảm giá, tặng quà, đẩy mạnh tốc độ bán hàng, giải phóng hàng tồn kho. Trở thành nhà lãnh đạo khe hở cho đến khi dòng đời sản phẩm kết thúc. Thấp Cao Ít sức mạnh Nhiều sức mạnh Các sức mạnh liên quan đến các khu biệt nhu cầu LÃNH ĐẠO KHE HỞ Sự gay gắt của cạnh tranh trong ngành suy thoái Hình Ảnh: Lựa chọn chiến lược Các loại tivi đồng loạt giảm giá để đón đầu mùa Lễ và Tết Từ năm 2010, thị phần TV CRT sẽ từng bước bị thu hẹp. 3.2.3 KẾT QUẢ: 1/. Dòng Slimfit: - Được làm bằng công nghệ đèn hình và những chi tiết điện tử nhỏ gọn, TV Samsung SlimFit có độ dày... mỏng hơn 150mm, chiếm 1/3 khoảng không gian so với các loại tivi khác và thích hợp với bất kỳ không gian nội thất hiện đại nào. - Với hiệu ứng âm thanh Turbo Voice, TV Samsung SlimFit có độ sâu lắng và rõ nét của âm thanh. Kết hợp với bộ xử lý âm thanh vòng sống động - SRS TruSurround XT cho phép tái hiện môi trường âm thanh 3D mà không cần dùng thêm loa vệ tinh và loa trung tâm vẫn mang đến cho người sử dụng phim ảnh sống động và âm thanh rõ ràng. - Màn hình TV Samsung SlimFit được sản xuất bằng công nghệ Nano Pigment có độ tương phản cao, hình ảnh sáng, rõ nét. Samsung SlimFit 32z30. (Samsung) Samsung SlimFit 29", 29z30. (Samsung) 2/. Phát triển dòng CRT => Thu hoạch nhanh chóng. - Và cuộc đua giành miếng bánh béo bở này đang diễn ra khốc liệt, chỉ trong vòng nửa đầu tháng 10 thị trường tivi xuất hiện hàng loạt sản phẩm mới. Trong đó, hầu hết là các sản phẩm dành cho phân khúc trung cấp hoặc bình dân. Tuy nhiên, để làm mới hình ảnh tivi truyền thống hiện các hãng đều tập trung cải tiến sản phẩm, làm giống như tivi phẳng (mang kiểu dáng LCD) và mỏng hơn tivi CRT từ 15 - 30%. - Không những cạnh tranh về mẫu mã nhà sản xuất còn tung ra chiến lược giá để thu hút khách hàng. Khi hãng LG vừa tung ra tivi Super Slim 21” có giá 3.160 ngàn đồng thì vài ngày sau Samsung tung ra SlimFit Z45 21” chỉ có giá 2.959 ngàn đồng. - Đại diện Samsung cho biết thêm: “Phân khúc thị trường 21’’ hiện đang chiếm 70% so với toàn bộ thị trường tivi tại VN. Do vậy SlimFit Z45 21” là sản phẩm chiến lược để Samsung VN tăng thị phần”. 3/. Đẩy mạnh việc bán hàng: - Trong chiến lược giành thị phần tivi này hãng Samsung đã tuyên bố sẽ đầu tư 1 triệu USD (tương đương 16 tỷ đồng) để thực hiện các chương trình quảng cáo SlimFit Z45 21” và 32” trên truyền hình. - Đây cũng là lần đầu tiên Samsung thực hiện làm phim quảng cáo sản phẩm tivi tại VN, diễn viên quảng cáo là người VN. “Quảng cáo được làm từ nước ngoài đôi khi hơi xa lạ với người Việt nên chúng tôi quyết định dùng người VN để tạo cảm giác thân quen với khách hàng” - Đại diện Samsung cho biết thêm. - Để tiếp cận trực tiếp với khách hàng kênh hấp dẫn nhà sản xuất nhất là các điểm bán lẻ. Do vậy để tranh giành được vị trí tốt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị điện máy... giữa các hãng luôn diễn ra cuộc chiến ngầm. - Theo một Giám đốc kinh doanh của hãng điện tử lớn, ngoài việc chiết khấu % cao cho nhà phân phối và chịu tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn tại siêu thị, trung tâm điện máy doanh nghiệp còn phải biết cách “lobby” để nhân viên bán hàng chịu khó giới thiệu sản phẩm cho mình. “Điều này rất quan trọng vì nếu nhân viên bán hàng am hiểu về sản phẩm, trình bày tốt các tính năng của sản phẩm thì khả năng thuyết phục người tiêu dùng là rất cao” - vị này nói. - Dạo qua các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP.HCM có thể thấy tại các điểm bán lẻ luôn “sốt” mặt bằng để các hãng trưng bày sản phẩm. Tại Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim, chỉ có một mặt bằng phía trước (ngay đường Trấn Hưng Đạo Q.1) nhưng có đến cả chục nhà sản xuất nên hãng này giải quyết bằng cách mỗi tuần một nhà sản xuất được đưa ra hàng ra mặt tiền đường trưng bày, tạo sự kiện thu hút khách hàng. Bảng xếp hạng 5 thương hiệu TV lớn nhất thế giới. Bảng trên xếp theo số lượng sản phẩm tiêu thụ được, còn bảng dưới căn cứ theo doanh thu. Nhận xét và tổng kết: 3.3.1 Những nhận định CRT vẫn còn “sống” được ở thị trường VN: - Thời gian gần đây, thị trường TV Việt Nam đang chứng kiến sự nở rộ của các mẫu TV LCD và Plasma. Tuy nhiên, do có những nét đặc thù riêng, đặc biệt là do giá của những chiếc LCD và Plasma vẫn chưa hợp với túi tiền của đa số người dân Việt Nam, TV bóng đèn hình truyền thống (gọi tắt là TV CRT) vẫn đang có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường - Mặc dù các nhà sản xuất đang hướng đến TV siêu phẳng LCD hay plasma, những thiết bị truyền hình dùng công nghệ đèn ống cathode CRT vẫn có chỗ đứng trong đời sống vì giá cả hấp dẫn... "- Lý do chủ yếu khiến TV CRT được ưa chuộng là giá cả hấp dẫn khi so sánh với mặt hàng siêu mỏng". - Nhưng tới lúc đó, khách hàng vẫn có nhiều mẫu CRT để lựa chọn. Ngay cả Samsung, hãng TV LCD thuộc hàng lớn nhất thế giới, cũng sản xuất theo tỷ lệ 1 CRT, 7 LCD. Họ cho biết sẽ đầu tư thêm để cải tiến công nghệ cho sản phẩm đèn ống như giảm độ dày, nâng cao hoạt động của hệ thống mạch điện. 3.3.2 Nhận xét chung: - Theo dự đoán của các chuyên gia phát triển thị trường, CRT sẽ sống tốt ít nhất trong 5 năm nữa. Ít nhất thì trong vòng 5 năm tới, TV sử dụng công nghệ bóng đèn hình vẫn là loại TV chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Cùng chung nhận định trên là một chuyên gia về mảng TV của Công ty Điện tử Samsung Vina, nhưng ông này còn nhận định thêm, đà tăng trưởng bình quân 10% một năm của thị trường TV CRT Việt Nam sẽ chỉ tiếp diễn đến hết năm 2009. Từ năm 2010 trở đi, thị phần của TV CRT sẽ từng bước bị thu hẹp và đi dần đến chỗ diệt vong. - Sở dĩ, trong một vài năm sắp tới, TV bóng đèn hình truyền thống vẫn là loại TV lý tưởng nhất đối với những công nghệ truyền hình phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, công nghệ truyền hình màu analog và truyền hình kỹ thuật số mà các đài phát trong nước đang sử dụng chỉ cho chất lượng hình ảnh cao nhất trên những chiếc TV có tỷ lệ khung hình 4:3 và độ phân giải thường (SDTV), từ 300 đến 480 dòng quét, tương đương khoảng 0,3 Megapixel. Trong khi đó, những loại TV sử dụng công nghệ mới như LCD hay Plasma đều được sản xuất theo tỷ lệ khung hình 16:9, và đều có độ phân giải ít nhất là 720 dòng quét, tương thích với những tín hiệu truyền hình độ nét cao (HDTV). - Không những vậy, trong một chừng mực nào đó, giá cả hiện thời của TV LCD dù đã giảm khá nhiều nhưng vẫn chưa phù hợp với một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là người dân ở các khu vực nông thôn và những người có thu nhập thấp. Đó là một trong những lý do khiến doanh số TV CRT vẫn tăng trưởng khá đều đặn trong năm nay. Trong 3 quý đầu năm, đã có gần 1,5 triệu chiếc TV CRT được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, trong khi chỉ có gần 70.000 chiếc TV LCD, TV Plasma và TV máy chiếu được bán ra trong cùng khoảng thời gian. - Theo nhận định của giới chuyên môn, thời gian tới các hãng sản xuất cũng sẽ “phớt lờ” TV CRT 29 inch. Tuy nhiên, màn hình truyền thống sẽ không “tuyệt chủng” ở thị trường trong nước mà tồn tại với kích thước đặc thù 21 inch vì dòng sản phẩm này đáp ứng khá tốt cho các nhu cầu sử dụng thêm tại phòng ăn, phòng ngủ... ở các hộ gia đình khá giả hoặc thị trường vùng nông thôn, ký túc xá sinh viên. 3.3.3 Tổng kết : Chiến lược trong ngắn hạn đối với dòng CRT: - Trong bối cảnh cường độ cạnh tranh vẫn còn ở mức cao khi CRT vẫn là loại màn hình khá phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam (về giá, công nghệ truyền hình phổ biến hiện tại) khiến CRT trong ngắn hạn – theo dự kiến là đến 2010, Samsung VN quyết tâm theo đuổi chiến lược “Khe hở hay thu hoạch”. Chiến lược này được thực hiện bằng nhiều công cụ: Cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, công nghệ CRT sao cho vẫn phù hợp bố trí trong không gian sống hiện đại, gần gủi với hình ảnh sang trong của những chiếc LCD. Đặc biệt là khi các đối thủ của Samsung (trừ LG) không tiếp tục đầu tư cải tiến cho dòng sản phẩm CRT nữa. Giá thành ngày một phù hợp để có thể mở rộng sang thị trường tại các vùng ven, nông thôn. - Samsung Vina cũng tận dụng thế mạnh thương hiệu ngày càng được khẳng định với những giải thưởng và ưu thế nổi bật trong việc không ngừng hoàn thiện mẫu mã - kiếu dáng thiết kế cho tất cả các sản phẩm của mình.Samsung VN đã đầu tư 03 nhà máy sản xuất tại VN, thể hiện cam kết gắng bó với thị trường. Đầu tư kinh phí cho quảng cáo vào những thời điểm nhu cầu tăng cao (sự kiện thể thao, mùa mua sắm …) Với chiến lược “khe hở hay thu hoạch”, dòng TV Slim Fit của Samsung đang chiếm ưu thế trên thị trường VN. Dòng sản phẩm này sẽ tiếp tục đem về lợi nhuận cho Samsung cũng như sẽ là mẫu TV CRT hiện đại nhất cho đến khi sản phẩm này tiêu vong. Trong nhưng năm sau 2010, hạ tầng kĩ thuật và công nghệ tại VN cũng như các yếu tố môi trường bên ngoài: mức sống, thị hiếu của người dân… Samsung VN sẽ có những thay đổi phù hợp cho ngành SX của mình, cũng như lựa chọn việc từ bỏ CRT theo xu thế đào thải tự nhiên của thị trường đã diễn ra với dĩa mềm, bếp dầu, ..../. = = = = = = = = = = = = = = = = = TÀI LIỆU THAM KHẢO : Sách “Quản trị chiến lược – phát huy tiềm lực cạnh tranh” – TS. Hà Nam Khánh Giao www.samsung.com.vn Các trang báo điện tử : Vietnamnet, vietbao, baonguoilaodong, tuoitre, …

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTCL -Detai14 -CN suy giam - nhom 11[2].doc
  • pptQTCL -Detai14-CN suy giam - Nhom 11[1].ppt
Luận văn liên quan