- W1T1
: không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, phục
vụ của nhân viên mà còn có sự canh tranh về giá cả. Giá sản phẩm của
KFC hiện nay vẫn còn cao, để đảm bảo cho việc kinh doanh thì công ty
cần có sự điều chỉnh về giá một số mặt hàng cho hợp lý.
- W1T3
: sản phẩm chủ yếu của KFC là gà rán, việc dịch cúm H5N1
xảy ra làm ảnh hưởng không ít việc kinh doanh. Nó làm cho nguồn cung
cấp nguyên liệu bị hạn chế, giá nguyên liệu đầu vào tăng. Do đó, ngoài
việc tìm nguồn nguyên liệu sạch, an toàn còn phải có chính sách về giá
sao cho việc giữ giá ổn định mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược đối với sản phẩm của thương hiệu gà rán KFC tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI _ DU LỊCH
LỚP 06DTM
CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
CỦA THƯƠNG HIỆU GÀ RÁN KFC
TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TP HỒ CHÍ MINH
THÁNG 5 NĂM 2009
2
I. Giới thiệu về KFC:
KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN Thịt gà
rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa
Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân
nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng
trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt
nhất của Restaurant.
Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở
rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
1.1 Phân đoạn thị trường tại Việt Nam:
1.1.1 Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:
Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân
như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…Trong đó KFC đã lựa chọn
cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Năm
1998 thì KFC đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến
tận năm 2006 thì KFC mới phát triển hệ thống các của hàng của mình ra
Hà Nội. KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các cửa hàng mà
với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam thì KFC tiến
hành sự mở rộng một cách vững chắc.
1.1.2 Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:
Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập
và nghề nghiệp:
- Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi,
gia đình có trẻ em. Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là
giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu
đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các
3
bạn trẻ Việt Nam.Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể
nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.
- Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì
vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt
Nam. Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà
KFC chú trọng. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản
phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có
thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có
thể không thường xuyên.
- Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là:
Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố. Vì
số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…ở đây là rất nhiều. Và
điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.
1.1.3 Phân đoạn thị trường theo tâm lý:
Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua.
Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách
sống mới, những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng, phong cách
sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó giúp cho KFC có
cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt
Nam.
1.2 Tình hình kinh doanh của KFC tại Việt Nam:
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, chính xác là năm 1998, KFC đã
vào Việt Nam, hàng loạt cửa hàng gà rán mang thương hiệu KFC đã được
hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do điều kiện kinh doanh ở
Việt Nam lúc ấy còn hạn chế, người dân lại chưa quen với loại thức ăn
nhanh... nên hàng loạt cửa hàng gà rán KFC "bán như khuyến mãi" vẫn
4
vắng khách. Thực trạng "đìu hiu" này kéo dài ròng rã trong bảy năm trời.
Bảy năm phát triển không hiệu quả, bảy năm thương hiệu gà rán KFC
Việt Nam phải bù lỗ...
Trong năm 2005, dịch cúm gà lan rộng khắp Châu Á đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc kinh doanh. Ðại diện của KFC ở Việt Nam cho
hay, chỉ có một cách duy nhất để có thể trở lại thực đơn cũ là KFC phải
nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ Bắc Mỹ.
Năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị
trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân
"đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời
công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng,
khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí
Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán
KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến
chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu.
Với hơn 20 cửa hàng hiện có tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
và một mới mở ở Hà Nội, kế hoạch sắp tới của Restanrant sẽ tiếp tục mở
thêm nhiều cửa hàng gà rán KFC ở nhiều tỉnh thành khác.
KFC Việt Nam cũng đang dự kiến, từ nay đến nay 2010, sẽ nâng
con số nhà hàng KFC tại thị trường trong nước lên con số 100. Bên cạnh
việc đẩy nhanh, mở rộng thị trưởng, đưa đúng khẩu vị gà rán KFC vào
Việt Nam, Restaurant cũng chế biến thêm một số món hợp hơn với khẩu
vị của người Việt, như: Gà rán giòn không xương, Xá lách gà giòn, Cải
bắp trộn gà, Bánh mì mềm...Bên cạnh đó, trong phát triển thị trưởng
Restaurant cũng hoàn toàn áp dụng hình thức Franchise (Nhượng quyền
thương mại), đang khiến Restaurant thành công trên thế giới.
Để đảm bảo thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử
dụng, hiện toàn bộ các sản phẩm gà rán KFC đang có tại cửa hàng Hà Nội
5
đều được nhập "nguyên gói" từ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mọi
hoạt động của cửa hàng đều nằm dưới sự điều hành, quản lý nghiêm ngặt
của Công ty mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên tắc Franchise bất
biến mà Tập đoàn Restaurant đang áp dụng.
II. Các yếu tố bên ngoài:
Hiện hoàn cảnh môi trường kinh doanh của ngành thức ăn nhanh tại
Việt Nam đang chịu những ảnh hưởng chung từ môi trường kinh doanh
như sau:
- Hiện nay trong ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam có các “đại gia”
như KFC, Lotteria, Jollibee…Họ đều có những chiến lược kinh doanh tốt,
hệ thống phân phối rộng nên việc cạnh tranh lẫn nhau để chiếm lĩnh thị
phần là không thể tránh khỏi. Ngoài ra trong các lĩnh vực khác thuộc
ngành ăn uống thì hiện nay KFC đang cạnh tranh với Phở 24h… Công ty
sẽ phải gặp vấn đề về chia sẻ thị phần với họ nên đây là 1 thách thức đối
với công ty.
- Thuế suất là 1 yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh, chủ yếu là doanh thu. Hiện nay mức thuế suất mà Nhà nước áp
dụng cho ngành ăn uống tăng. Nên khi thuế suất tăng khiến cho giá
thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng tới sức cầu của người tiêu dùng. Đây là
yếu tố khách quan thuộc tầm kiểm soát của chính phủ. Vì vậy đây cũng là
1 thách thức đối với doanh nghiệp trong việc vẫn chấp hành mức thuế
suất lẫn duy trì và phát triển doanh số.
- KFC là thương hiệu nổi tiếng về gà rán. Và nguồn nguyên liệu
chủ yếu là gà. Nhưng loại gia cầm này hiện vẫn còn đang bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh cúm gia cầm H5N1. Thế nên sẽ ảnh hưởng đến nguồn
cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Vì vậy đây cũng là 1
thách thức đối với KFC trong việc ổn định được nguồn nguyên liệu đầu
6
vào với số lượng đầy đủ đáp ứng cho người tiêu dùng cũng như đảm bảo
được chất lượng gà sạch không nhiễm bệnh.
- Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, cuộc sống diễn ra quá
nhanh chóng khiến cho con người không có thời gian để chuẩn bị những
bữa ăn tự nấu ở nhà. Vì vậy ngành công nghiệp thức ăn nhanh với sự tiện
lợi, nhanh chóng, ngon miệng, không gian đẹp…đã khiến cho nhiều
người chọn ăn loại thức ăn này. Vì thế nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng và đây là 1 cơ hội cho KFC trong việc làm tăng doanh thu, phát triển
thương hiệu.
- Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do
hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang
tăng nhanh chóng. Và thức ăn nhanh được coi như là một trong những
nguyên nhân, nó khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận
hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đây là 1 thách thức lớn không riêng
gì KFC mà cả ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang phải đối mặt. Đồng
thời, với nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến
người tiêu dùng mất lòng tin vào thực phẩm ở các hàng quán. Đây là vấn
đề mà KFC cần phải coi trọng nhằm xây dựng uy tín thêm vững mạnh.
- Hiện nay thế giới đang bắt đầu vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế
sau khủng hoảng vào năm 2008. Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng nhẹ so với
các nước khác và hiện nay nền kinh tế đang vào giai đoạn ổn định và phát
triển. Do đó thu nhập người dân đang tăng trở lại. KFC thường xây
dựng và phát triển các cơ sở kinh doanh ở thành phố lớn, trung tâm kinh
tế, nơi mà người tiêu dùng có thu nhập cao. Đặc biệt, thu nhập bình quân
đầu người ở những nơi này hiện đang tăng mạnh , có đời sống cao, nhu
cầu của người tiêu dùng tăng (Năm 2008, ước tính dân số nước ta là
86,16 triệu người và thu nhập bình quân đầu người lần đầu tiên đạt 1.024
USD). Nên thu nhập người dân tăng sẽ là 1 cơ hội cho KFC thu hút khách
hàng nhằm phát triển sản phẩm và nâng cao doanh số.
7
Qua những phân tích thông tin môi trường như trên có thể lập ma
trận các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đến doanh nghiệp như sau:
MA TRẬN EFE:
Các yếu tố
Ảnh
hưởng
Mức
độ
quan
trọng
Hệ số
Tính
điểm
Cạnh tranh T 0.2 3 0.6
Thuế suất tăng T 0.15 4 0.6
Dịch bệnh T 0.2 2 0.4
Nhu cầu tăng O 0.15 3 0.45
Sức khỏe người tiêu dùng T 0.2 1 0.2
Thu nhập người dân tăng O 0.1 3 0.3
Cộng 1.00 2.55
III. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
Các thông tin từ môi trường bên trong KFC Việt Nam:
- KFC là thương hiệu gà rán đầu tiên ở Việt Nam và cũng là 1
thương hiệu lớn trên thế giới, không ai có thể phủ nhận danh tiếng của
KFC. Đây cũng là 1 thuận lợi, 1 thế mạnh trong kinh doanh nói chung
cũng như trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh nói riêng.
- Hệ thống phân phối: KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các
quận ở thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng
hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân
phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra KFC còn có
những cửa hàng ở Hà Nội, và các tỉnh thành khác. Đây là 1 điểm mạnh
của KFC.
8
- Chất lượng sản phẩm: KFC đã chọn cho mình hướng đi riêng
phù hợp với ẩm thực của người Việt như là cho ra các sản phẩm mới như
bánh mì mềm, bắp cải chộn jumbo…KFC khẳng định chất lượng sản
phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch. Không những thế các
sản phẩm của KFC còn tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác bằng sự
pha trộn 11 loại gia vị khác nhau chính điều đó tạo ra sự khác biệt cho các
sản phẩm của KFC…Nhờ thế mạnh này mà các sản phẩm của KFC được
nhiều người ưa chọn và tin dùng.
- Dịch vụ khách hàng: với hàng loạt các chương trình khuyến mãi
hấp dẫn, cơ sở vật chất và trang thiết bị trong cửa hàng luôn vệ sinh sạch
sẽ, đội ngũ nhân viên ân cần, lịch sự và chu đáo, quy cách hiện đại tạo
nên 1 hệ thống dịch vụ đẳng cấp. Chính vì những điều này mà người tiêu
dùng luôn cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi đến với các cửa hàng
của KFC.
- Nguồn lực tài chính: Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn
Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên
thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là
những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum! toàn cầu. Với nguồn lực
tài chính hùng hậu , có thể triển khai các hoạt động kinh doanh có quy mô
tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là
một điểm mạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của Yum!.
- Vị trí kinh doanh: các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt
tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua
sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người …vừa giúp
người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát
triển, thu hút nhiều khách hàng hơn.
9
- Giá cả: được nhận định là tương đối cao, chưa có nhiều phần ăn
với giá cả mềm hơn phù hợp với phân khúc người tiêu dùng có thu nhập
thấp ( ở Việt Nam lượng người có thu nhập này lại khá đông ). Do đó đây
là điểm bất lợi với KFC trong việc mở rộng phân khúc khách hàng.
- Nguồn nhân lực: do nhiều lý do mà nguồn nhân lực không ổn
định, thay đổi thường xuyên khiến cho nhân viên không có bề dày kinh
nghiệm dẫn đến nhiều thiếu xót trong việc phục vụ khách hàng và chế
biến thức ăn…Đồng thời, cũng tốn nhiều chi phí để tuyển dụng và đào
tạo mà thời gian sử dụng nhân viên lại không lâu.
Từ những thông tin phân tích môi trường bên trong của công ty có
thể lập được ma trận các yếu tố môi trường bên trong ( ma trận IFE ) như
sau:
MA TRẬN IFE:
Các yếu tố bên trong quan trọng
Mạnh
/
Yếu
Mức
độ
quan
trọng
Phân
loại
hệ số
Tính
điểm
Danh tiếng S 0.12 4 0.48
Hệ thống phân phối S 0.1 4 0.4
Chất lượng sản phẩm S 0.15 2 0.3
Dịch vụ khách hàng S 0.13 3 0.39
Nguồn lực tài chính S 0.1 1 0.4
Vị trí kinh doanh S 0.15 3 0.45
Giá cả W 0.15 2 0.3
Nguồn nhân lực W 0.1 3 0.3
Cộng 1.00 3.02
10
III. Ma trận SWOT:
- Những cơ hội (O)
Nhu cầu tăng (O1)
Thu nhập người dân tăng (O2)
- Những thách thức (T)
Cạnh tranh (T1)
Thuế suất tăng (T2)
Dịch bệnh (T3)
Sức khỏe người tiêu dùng (T4)
- Những thế mạnh (S)
Danh tiếng (S1)
Hệ thống phân phối (S2)
Dịch vụ khách hàng (S3)
Nguồn lực tài chính (S4)
Vị trí kinh doanh (S5)
Chất lượng sản phẩm (S6)
- Những điểm yếu (W)
Giá cả (W1)
Nguồn nhân lực (W2)
3.1 Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO):
- S1O1: với danh tiếng đã có từ lâu lại là một thương hiệu mạnh nên
với cơ hội là nhu cầu tăng thì công ty nên nắm bắt để bán ra nhiều sản
phẩm hơn nhằm tăng thị phần và tăng doanh số
- S1O2: thu nhập người dân tăng là 1 cơ hội, nhờ danh tiếng sẵn có
nên công ty cần nâng cao uy tín thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng lựa
chọn sản phẩm của thương hiệu mình.
- S2O1: với hệ thống phân phối hiện nay, công ty nên hoàn thiện
chuỗi hệ thống cửa hàng tốt hơn ở nhiều nơi trong cả nước để có thể đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
11
- S3O1: nâng cao, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn để
nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đáp ứng được yêu cầu
của những khách hàng khó tính nhất.
- S3O2: dịch vụ khách hàng cần chuyên nghiệp hơn.
- S4O1O2: tối đa hóa nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cải tiến sản
phẩm để nắm bắt cơ hội hiện có.
- S5O1: mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh ở những nơi đông
người qua lại, góc đường lớn, trung tâm mua sắm vui chơi…
- S6O1O2: chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn nữa với mùi vị
cải tiến, thức ăn bảo đảm VSATTP… thì sẽ thu hút ngày càng nhiều
khách hàng tìm đến KFC.
3.2 Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST)
- S1T1: Ngoài KFC thì trong thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam
còn có Lotteria, Jollibee…đều là những tên tuổi có tiếng. Do đó việc cạnh
tranh là không thể tránh khỏi. KFC nên lưu ý khi chọn các không gian mở
cửa hàng và các chính sách khuyến mãi… để việc cạnh tranh có hiệu quả
nhất.
- S1T4: Là thương hiệu được nhiều người biết đến, được khách
hàng tin tưởng nên KFC luôn đặt sự uy tín lên hàng đầu về vệ sinh an
toàn thực phẩm và luôn chú ý tới sức khỏe người tiêu dùng. VÌ vậy KFC
luôn cho ra đời những sản phầm chất lượng, bảo đảm VSATTP.
- S2T1 : KFC có hệ thống phân phối rộng rãi, mạnh nên sẽ giúp việc
cạnh tranh với các đối thủ sẽ dễ dàng hơn. Cần mở tộng và tăng cường
đội ngũ nhân viên hơn trong hệ thống phân phối.
- S3T1: dịch vụ khách hàng của KFC tốt sẽ giúp người tiêu dùng
chọn KFC nhiều hơn, việc cạnh tranh sẽ có lợi hơn.
- S4T1: nguồn lực tài chính mạnh là một lợi thế lớn trong cạnh tranh
với các thương hiệu khác. Cần có những chính sách trong các chiến lược
cạnh tranh để thu hút khách hàng.
12
- S4T2: Nhờ nguồn lực tài chính dồi dào nên sẽ không gây khó khăn
cho công ty khi thuế suất tăng.
- S4T3: Dịch bệnh làm cho lượng gà giảm nên giá thành nguyên
liệu sẽ tăng và công ty sẽ phải tìm nguồn nguyên liệu bảo đảm VSATTP.
Nhờ nguồn lực tài chính mạnh nên công ty có thể ứng phó với việc tìm
nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng
của khách hàng.
- S5T1 : Vị trí kinh doanh của KFC rất thuận lợi, thường nằm ở
những trung tâm thương mại hoặc ở những ngã tư, thu hút được nhiều
người qua lại do đó tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc cạnh tranh với
các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành.
- S6T1: nhờ vào sản phẩm ngon miệng, hợp khẩu vị, được chế biến
với công thức đặc biệt nên sản phẩm của KFC sẽ không lẫn với mùi vị
nào khác. Từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho KFC.
- S6T4: Chất lượng sản phẩm nên được cải tiến để đảm bảo nhu cầu
sức khỏe và dinh dưỡng cho người tiêu dùng dựa trên khẩu vị của người
Việt Nam.
3.3 Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội (WO)
- W1O1: Cần điều chỉnh, cải thiện mức giá sản phẩm phù hợp hơn
để đưa KFC đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa nhất là những người
có thu nhập trung bình để có thể tận dụng được cơ hội là nhu cầu tăng.
- W2O2: đào tạo nhân viên có chuyên môn, cần có nhiều chính sách
hộ trợ cho nhân viên để giúp duy trì lượng nhân viên lâu dài từ đó đỡ tốn
kinh phí đào tạo cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, làm
hài lòng những khách hàng khó tính nhất.
13
3.4 Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa (WT)
- W1T1 : không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, phục
vụ của nhân viên mà còn có sự canh tranh về giá cả. Giá sản phẩm của
KFC hiện nay vẫn còn cao, để đảm bảo cho việc kinh doanh thì công ty
cần có sự điều chỉnh về giá một số mặt hàng cho hợp lý.
- W1T3 : sản phẩm chủ yếu của KFC là gà rán, việc dịch cúm H5N1
xảy ra làm ảnh hưởng không ít việc kinh doanh. Nó làm cho nguồn cung
cấp nguyên liệu bị hạn chế, giá nguyên liệu đầu vào tăng. Do đó, ngoài
việc tìm nguồn nguyên liệu sạch, an toàn còn phải có chính sách về giá
sao cho việc giữ giá ổn định mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- W2T1 : người tiêu dùng hiện nay tìm đến các quán thức ăn nhanh
không chỉ vì không gian thoải mái, thức ăn ngon mà còn đến vì phong
cách phục vụ của nhân viên. Việc KFC sử dụng nguồn nhân viên thời vụ
làm ảnh hưởng không ít đến việc kinh doanh của quán. Khi tuyển nhân
viên mới phải tốn kém chi phí cho việc đào tạo lại, những nhân viên mới
lại chưa có kinh nghiệm nên không thể xử lý những việc bất ngờ xảy ra.
Nên tăng lương cho nhân viên để đảm bảo được nguồn nhân lực lâu dài,
không thay đổi thường xuyên.
14
_ Ma trận SWOT_
MA TRẬN SWOT NHỮNG ĐIỂM MẠNH
(S)
1) Danh tiếng
2) Hệ thống phân phối
3) Dịch vụ khách hàng
4) Nguồn lực tài chính
5) Vị trí kinh doanh
6) Chất lượng sản
phẩm
NHỮNG ĐIỂM YẾU
(W)
1) Giá cả
2) Nguồn nhân lực
NHỮNG CƠ HỘI (O)
1) Nhu cầu tăng
2) Thu nhập người tiêu
dùng
Tăng cường marketing
thương hiệu KFC.
Đẩy mạnh khả năng mở
rộng hệ thống phân phối.
Nâng cao dịch vụ chăm
sóc khách hàng.
Tối đa hóa nguồn vốn kinh
doanh, đầu tư vào cải tiến
sản phẩm.
Kiểm soát giá chặt chẽ
hơn.
Đào tạo nhân viên có
chuyên môn,cần có những
chính sách hỗ trợ cho nhân
viên, có chiến lược đào tạo
đội ngũ đầu ngành.
NHỮNG THÁCH THỨC
(T)
1) Cạnh tranh
2) Thuế suất tăng
3) Dịch bệnh
4) Sức khỏe người tiêu
dùng
Đẩy mạnh quảng cáo và
khuyến mại.
Đào tạo nguồn nhân lực có
chuyên môn.
Phát huy lợi thế kinh
doanh thuận lợi để thúc
đẩy hoạt động kinh doanh
tốt hơn.
Chú trọng hơn VSATTP
Không để giá cao hơn hơn
đối thủ.
Kích thích sáng tạo.
Tạo lòng tin tuyệt đối cho
khách hàng.
15
IV. Ma trận BCG:
Thông tin cần thiết:
- KFC là doanh nghiệp có doanh số đứng đầu ngành thức ăn
nhanh tại Việt Nam hiện nay.
- Mức tăng trưởng của KFC so với năm 2008 khoảng 35%
- Lãi từ doanh số của KFC khoảng 33%
Mức thị phần tương đối trong ngành so với doanh nghiệp đầu ngành
Cao 1,0 Trung bình 0,5 Thấp 0,0
Cao + 40
Tỷ lệ
TTrưởng
Doanh số
BHàng Tbình 20
Trong
Ngành
Thấp 00
2. Ngôi sao
1. Dấu hỏi
3. Bò sữa
4. Chó
16
V. Ma trận IE: ( IFE = 3.02 )
Mạnh 3 – 4 điểm Trung bình 2 – 2.99 Yếu 1 – 1.99
Cao 3 - 4
Tbình 2 –2.99
( EFE = 2.55 )
Thấp 1 – 1.99
Theo phân tích môi trường bên ngoài và bên trong của KFC nếu đưa
vào ma trận IE thì hoạt động này sẽ nằm trong ô “ IV” (Tổng điểm EFE
2.55; Tổng điểm IFE 3.02). Vậy đây là hoạt động cần duy trì và nắm giữ.
Chiến lược phù hợp là cho khu vực này là tăng trưởng tập trung (thâm
nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm), kết hợp (kết
hợp về phía trước, phía sau, kết hợp ngang), cạnh tranh.
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
17
VI. Ma trận chiến lược chính:
Thị trường tăng trưởng nhanh chóng
Góc II Góc I
1. Phát triển thị trường 1. Phát triển thị trường
2. Thâm nhập thị trường 2. Thâm nhập thị trường
3. Phát triển sản phẩm 3. Phát triển sản phẩm
4. Kết hợp theo chiều ngang, 4. Kết hợp về phía trước
trước, sau
5. Loại bớt 5. Kết hợp về phía sau
6. Thanh lý 6. Kết hợp theo chiều ngang
7. Đa dạng hóa tập trung
Vị trí 8. Cạnh tranh Vị trí
CTranh Thị trường tăng trưởng trung bình Ctranh
Yếu Góc III Góc IV Mạnh
1. Giảm bớt chi tiêu 1. Đa dạng hóa tập trung
2. Đa dạng hóa tập trung 2. Đa dạng hóa theo chiều
ngang
3. Đa dạng hóa theo chiều 3. Đa dạng hóa liên kết
ngang
4. Đa dạng hóa liên kết 4. Liên doanh
5. Loại bớt
6. Thanh lý
Thị trường tăng trưởng chậm
Thị trường không tăng trưởng
Dựa vào ma trận chiến lược chính thì chiến lược của KFC nằm ở Góc
I. Các chiến lược này sẽ thích hợp với KFC với hoàn cảnh hiện nay.
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_pdf444_2396.pdf