Hiện nay SeABank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất
lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ,
sung túc hơn. Để chiến lược được thành công thì cần cụ thể hoá chiến lược đến từng chi
nhánh, các phòng ban nghiệp vụ, trước tiên là tất cả cán bộ quản lý, lãnh đạo và kế đến
cung cấp thông tin phù hợp cho tất cả nhân viên toàn hệ thống SeABank.
Dựa vào chiến lược đã xây dựng, SeA Bank cần xác định các mục tiêu và các giải
pháp đi kèm để đạt được các mục tiêu đó. Các giải pháp đề xuất cần có sự tham gia đóng
góp ý kiến của giám đốc các chi nhánh và các trưởng- phó phòng ban nghiệp vụ Hội sở.
Ngoài ra, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu một cách thường xuyên
và có những biện pháp xử lý kịp thời.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5535 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược kinh doanh ngân hàng SeaBank đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng tại Việt Nam chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ tín dụng
quốc tế tại Việt Nam. 06 loại thẻ quốc tế nổi tiếng nhất thế giới bao gồm Visa,
MasterCard, CUP, American Express, JCB và Diners Club đều được chấp nhận tại hệ
thống ATM của SeABank. Đây là bước đi quan trọng mang tính chiến lược của SeABank
nhằm mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng nói chung và khách hàng sử dụng các
loại thẻ quốc tế nói riêng, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro phát sinh cho khách hàng trong
quá trình sử dụng thẻ.
Hai yếu tố này là mối đe doạ cho SeABank vì không lường trước hết được các đối
thủ khác như thế nào.
3. Phân tích hoàn cảnh nội bộ
3.1. Nguồn nhân lực
Tính đến 31/12/12, SeABank có gần 2.353 CBNV làm việc tại 155 điểm giao dịch
trên toàn quốc, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 25% tổng cơ cấu nhân sự, nam giới
chiếm tỷ lệ 45%, nữ giới chiếm 55%.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của SeABank trẻ tuổi, với tỷ lệ lao động
có độ tuổi dưới 30 tuổi là 77%, lao động dưới 45 tuổi là 97%.
Năm 2012, Trung tâm Đào tạo SeABank thành lập, đã tổ chức được 78 khóa học về
nghiệp vụ NH, mô hình tổ chức mới, đào tạo nhân viên mới… do các cán bộ chủ chốt NH
và các chuyên gia Société Générale trực tiếp đào tạo với sự tham gia của hơn 1.350 lượt
học viên.
Về trình độ, tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm trên 80% tổng nhân sự cho thấy chất
lượng lao động của SeaBank vẫn chưa được cao, ảnh hưởng đáng kể đến phong cách và
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 20
chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt là khâu tư vấn, hỗ trợ khách hàng ra quyết định
liên quan đến các dịch vụ cung cấp.
- Cán bộ chủ chốt và quản lý: SeABank luân phiên cử đi tham dự các khoá đào tạo
ngắn ngày, hội thảo do Việt Nam hoặc nước ngoài tổ chức.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các mảng nghiệp vụ phức tạp, sản
phẩm dịch vụ NH hiện đại
- Tất cả nhân viên mới vào sẽ được theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày.
3.2. Marketing
3.2.1. Thương hiệu
Cùng với chuyên sang trên tạp chí Nhà quản lí, hoạt động về truyền thông thương
hiệu và thông tin hoạt động của SeAbank trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng
phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả lớn (mỗi năm có hàng trăm tin, bài về hoạt động
sản phẩm dịch vụ của SeAbank xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng cả
nước). Đặc biệt thương hiệu SeAbank đã cất cánh cùng Jestar Pacific, nâng cao vị thế của
NH, và từng bước đưa thương hiệu Seabank ra thị trường quốc tế. Là NH tham gia tích
cực các hoạt động xã hội, ủng hộ các quỹ từ thiện như: Quĩ hỗ trợ tài năng trẻ và học
bỏng sao vàng đất Việt, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lụt…
3.2.2. Sản phẩm dịch vụ phong phú
SeABank cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ của NH truyền thống, hỗ trợ các
dịch vụ tại công ty khách hàng hoặc thông qua fax, mail cho các khách hàng ở xa, hạn chế
về thời gian. Với thế mạnh về bán lẻ, thanh toán quốc tế, mạng lưới đại lý nước ngoài
rộng khắp, SeABank đã triển khai thành công những dịch hỗ trợ du học trọn gói đem lại
nhiều tiện ích cho du học sinh trong suốt quá trình du học của mình.
3.2.3. Phong cách phục vụ khách hàng tốt
Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 21
Năm 2012 Giải thưởng quốc tế “Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2012”
(Most Innovative Retail Bank Vietnam 2012) của tổ chức Global Banking & Finance
Review (GBAF) - Vương quốc Anh.
Giải thưởng quốc tế “Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2012” do Bộ Thông tin Văn
hóa và Du lịch Lào, Bộ Công Thương - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Bộ Công
Thương Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức.
Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam
bình chọn
Xếp hạng 97/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012 (VNR500)…
3.2.4. Hoạt động tiếp thị, nghiên cứu và phát triển
Những năm vừa qua, trong giai đoạn chấn chỉnh củng cố và mới hồi phục,
SeABank hoạt động kinh doanh trong sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN. Giai đoạn này,
các chi phí được sử dụng ở mức rất hạn chế, tất cả lợi nhuận có được dùng để bù đắp cho
những khoản lỗ các năm trước và dự phòng rủi ro. Các chi nhánh, phòng giao dịch được
mở với mục tiêu tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận do đó số chi nhánh mới rất ít (hiện
nay có 155 chi nhánh, phòng giao dịch), với diện tích nhỏ và không có điều kiện ở những
vị trí mặt tiền lớn. Hoạt động nghiên cứu sản phẩm, quảng bá thương hiệu chỉ hoạt động ở
mức thấp với nguồn kinh phí hạn chế. (Nguồn: www.SeABank.com.vn)
3.3. Tài chính
Đến năm 2012 vốn điều lệ của SeABank đã tăng lên 5.335 tỷ đồng và nằm trong
danh sách năm NH TMCP có vốn điều lệ lớn. Với mức vốn điều lệ này, SeaBank đã đáp
ứng các qui định của NH Nhà nước.
SeABank không ngừng tăng trưởng nguồn vốn điều lệ, bởi vì đây là một trong
những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của mình. Tuy nhiên, so với các đối
thủ cạnh tranh thì trong thời gian qua tốc độ tăng vốn điều lệ của SeABank là khá tốt. So
với các NH quốc doanh và các NH nước ngoài thì vốn điều lệ của SeaBank còn thấp hơn
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 22
rất nhiều. Đây là điểm khá yếu của SeABank trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cạnh tranh
gay gắt trong lĩnh vực NH.
3.4. Văn hóa tổ chức và cơ chế điều hành
SeABank chỉ mới hoạt động khoảng 15 năm do đó văn hóa và cơ chế điều hành còn
khá mới mẽ đối với SeABank và hiện nay đang được từng bước quan tâm xây dựng. Hơn
thế nữa, công tác quản trị điều hành còn thông qua nhiều cấp bậc và mang tính hành
chính, giấy tờ, thủ tục rờm rà. Các cấp quản trị trung gian chưa được phân quyền, từ đó
gây ra sự thiếu linh hoạt, thiếu quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong những quyết
định kinh doanh. Và cũng do thiếu tự chủ của NH trong giai đoạn chấn chỉnh củng cố kéo
dài đã làm giảm hiệu quả hoạt động điều hành và giảm khả năng ứng phó của SeABank
trước môi trường bên ngoài.
4. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, các yếu tố bên trong IFE,
và phân tích SWOT
4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE
Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự thành công của SeABank. Trên cơ sở
phỏng vấn những lãnh đạo các phòng ban và các chuyên viên SeABank công tác tại
phòng Nghiên cứu Phát triển và Ban Dự Án qua bảng câu hỏi phỏng vấn cùng với nhận
định riêng của mình. Sau đó, phân loại theo mức phản ứng của SeABank đối với từng yếu
tố vể mức độ quan trọng và điểm phân loại của các yếu tố đưa vào ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài.
Qua bảng đánh giá các yếu tố môi trường, Số điểm quan trọng là 2,84 (so với mức
trung bình là 2,50) cho thấy khả năng phản ứng của SeABank đối với các yếu tố bên
ngoài là trên mức trung bình – khá trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận
dụng các cơ hội của môi trường và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài như thời tiết xấu
ngày càng tăng lên, sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn, đe dọa từ sản phẩm thay thế.
Đồng thời khả năng phản ứng của SeABank trước sự biến đổi của môi trường bên ngoài
là tương đối tốt.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 23
Hình 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFEcủa SeABank
STT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ
quan trọng
Phân
loại
Số điểm
quan trọng
1 Tình hình chính trị ổn định 0,15 4 0,6
2 Tiềm năng thị trường còn rất lớn 0,1 4 0,4
3 Động lực thúc đẩy từ hội nhập kinh tế thế giới 0,15 3 0,45
4
Các văn bản Pháp luật trong lĩnh vực tài chính,
NH ngày càng được hoàn thiện
0,12 3 0,36
5 Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng 0,15 3 0,45
6
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực
NH
0,1 2 0,2
7
Cạnh tranh với các định chế tài chính khác về các
sản phẩm thay thế
0,08 2 0,16
8 Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến 0,07 2 0,14
9
Mức độ bảo mật về công nghệ và nhận thức của
người dân về thương mại điện tử kém
0,08 1 0,08
Tổng cộng 1 2,84
4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE
Qua những kết quả phân tích đã lượng hoá mức độ quan trọng của các yếu tố dựa
trên tác động tích cực lẫn tiêu cực của chúng đối với sự phát triển của SeABank. Đồng
thời tiến hành phỏng vấn, trao đổi với các trưởng phòng ban, các chuyên gia tại NH
SeABank về việc đánh giá tác động của các yếu tố đối với SeABank.
Ma trận IFE cho thấy tổng số điểm quan trọng của NH là 2.72 chứng tỏ hiện nay NH
chỉ ở mức trên trung bình trong việc huy động các nguồn nội lực của mình. Hiệu quả của
chiến lược trong mối quan hệ của môi trường bên trong DN là làm tăng tính hiệu quả của
SeABank, thực hiện thay đổi lớn để điều chỉnh cơ cấu của thực hiện những thay đổi lớn
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 24
để điều chỉnh cơ cấu của tổ chức nhằm tiến đến mục tiêu là NH TMCP hàng đầu Việt
Nam.
Hình 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE của SeABank
STT Các yếu tố bên trong
Mức độ
quan trọng
Phân
loại
Số điểm
quan trọng
1 Có uy tìn trên thương trường 0,1 3 0,5
2 Công nghệ hiện đại 0,15 4 0,4
3
Sản phẩm dịch vụ đa dạng so với các NH
trong nước
0,12 3 0,38
4 Phong cách phục vụ khách hàng tốt 0,1 3 0,3
5 Vốn điều lệ còn thấp 0,1 2 0,2
6 Mạng lưới chi nhánh mỏng 0,05 2 0,18
7 Cơ chế điều hành còn yếu 0,15 2 0,24
8
Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và chất
lượng so với nhu cầu phát triển
0,08 1 0,16
9 Hiệu quả marketing không cao 0,08 3 0,16
10 Hiệu quả R&D thấp 0,07 2 0,2
Tổng cộng 1 2,72
4.3. Phân tích SWOT
Ma trận SWOT là sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm
vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT. Nó đòi hỏi phải có sự phán
đoán tốt, khả năng trực giác và kinh nghiệm của những nhà quản trị.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 25
Hình 2.3: Ma trận SWOT của SeABank
Ma trận SWO T SeABan k
O : Những cơ hội
1. Nền kinh tế tăng t rưởng cao, ổn
định
2. Việt Nam gia nhập WTO
3. Mức sống người dân nâng cao
4. Liên kết , hợp tác với các tập đoàn
kinh tế lớn
5. Điều kiện học tập, nâng cao t rình
độ đễ dàng
6. Chính phủ thực hiện đề án thanh
toán không dùng t iền mặt
7. NH Nhà nước đã xây dựng chiến
lược phát triển ngành đến 2010 và
định hướng đến 2020
T: Những thách thức
1. Sự gia nhập của các NH nước
ngoài.
2. Cạnh t ranh ngày càng khốc liệt
3. Đòi hỏi của xã hội ngày càng cao
4. Lạm phát , suy thoái kinh tế
5. Sự thay đổi chính sách, quy định
của Chính phủ, NH Nhà nước
S: Những điểm mạnh
1. Nguồn nhân lực ổn định, chất
lượng
2. Năng lực tài chính vững mạnh
3. T inh thần làm việc cao, đoàn
kết , gắn bó
4. Nền tảng CNTT vững mạnh,
quản lý tập t rung
5. Có kinh nghiệm cho vay hộ
nông dân
Kết hợp S – O
1. S1,S2,S5 + O1,O2,O4,O7: Chiến
lược phát t riển thị trường
2. S4+O1,O3,O6: Chiến lược phát
triển dịch vụ NH theo hướng hiện
đại
3. S2+O1,O4: Chiến lược đa dạng
hóa lĩnh vực hoạt động, mở thêm
các công ty thành viên
Kết hợp S – T
S1,S2,S4+T 2,T 4: Chiến lược tăng
trưởng tập t rung.
W: Những điểm yếu
1. Hoạt động marketing yếu
2. Mạng lưới hoạt động còn hạn
chế
3. Sản phẩm dịch vụ NH nghèo
nàn
4. Năng lực quản trị điều hành
chưa chuyên nghiệp
5. Khả năng nghiên cứu và phát
triển còn kém
Kết hợp W – O
1. W4,W5+O2,O4, O5: chú
trọngcông tác quản t rị, điều hành,
đào tạo: chiến lược hội nhập về
phía t rước
2. W1,W2+O2,O4: Chiến lược
quảng bá thương hiệu, mở rộng
mạng lưới hoạt động.
Kết hợp W – T
W2,W3+T 2: liên kết với các NH
bạn nhằm mở rộng thêm thị
trường - chiến lược hội nhập
ngang.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 26
5. Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, tầm nhìn đến 2020
5.1. Sứ mệnh
SeABank đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, cung cấp
đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa lợi ích cho từng
đối tượng khách hàng và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự
phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
5.2. Tầm nhìn
Phát triển ngân hàng theo mô hình của một ngân hàng bán lẻ và từng bước hướng tới
trở thành một tập đoàn ngân hàng - tài chính đa năng, hiện đại, nổi bật về chất lượng sản
phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.
5.3. Phương châm hoạt động
Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững đóng góp vào sự phồn thịnh của
nền kinh tế và xã hội đất nước.
5.4. Mục tiêu chiến lược
5.4.1. Chiến lược phát triển
Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam
là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển
ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân và đồng thời
phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn. Các
sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực
tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng.
5.4.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, để trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại việt nam và có năng lực
cạnh tranh tốt, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế với cam kết mở cửa các lĩnh vực
tài chính, Seabank cần đạt được các mục tiêu sau:
Phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn của các tổ chức xếp hạng quốc tế:
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 27
Tổng tài sản đến cuối 2020 đạt 10.000.000 tỷ đồng
Năng lực tài chính Hệ số CAR > 10 – 12% qua các năm
Hệ số ROA đạt mức trung bình quốc tế: l,2 – 2% qua các năm
Hệ số ROE trong khoảng 21 – 28% qua các năm
Duy trì mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 16%.
Vốn điều lệ tiếp tục tăng trung bình khoảng 20%/năm, giữ vững vị trí nằm trong tốp
đầu những NHTMCP có vốn điều lệ lớn và đạt trên 9.000 tỷ đồng vào năm 2015, và
23.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Bảng 2.2: Mục tiêu vốn điều lệ SeABank từ 2012–2020 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
VĐL 5.335 6.402 7.682 9.218 11.062 13.274 15.929 19.114 23.000
Tăng trưởng vốn huy động bình quân 20-50% năm,
Dư nợ tín dụng bình quân tăng 50-51%. Đồng thời hàng năm giảm dần tỷ lệ cho vay
trong tổng số vốn huy động từ 5%-7% nhằm giảm tỷ trọng dư nợ chiếm khoảng 60% tổng
số vốn huy động. Ngoài ra, phấn đấu nâng tỷ trọng thu nhập hoạt động dịch vụ (phi tín
dụng) trong tổng thu nhập đạt trên 55% vào năm 2015.
Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế bình quân 30%-34%/năm và đạt mức
7.500 triệu USD vào năm 2015.
Về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, thực hiện việc phân loại nợ và hạch toán nợ
theo tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng luôn đạt dưới 2%, tỷ lệ
tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng đạt từ 40% - 42%.
Mở rộng mạng lưới chi nhánh hàng năm, trong năm 2013 cố gắng đạt 170 điểm giao
dịch.
Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng lãi trước thuế đạt từ 35-40% hàng năm.
Về công nghệ, hoàn thiện việc đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống Core
Banking, xây dựng hệt hống mạng giữa các chi nhánh theo phân cấp vùng, hoàn thiện hệ
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 28
thống bảo mật. Trên nền tảng đó triển khai các sản phẩm mới dựa trên công nghệ.
Về nhân sự và đào tạo, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
chuyên sâu và cập nhật kiến thức hoạt động NH tiên tiến, các sản phẩm, dịch vụ và
nghiệp vụ kinh doanh mới. Phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng từ
70% đến 75%.
Về quy mô, mở rộng mạng lưới chi nhánh: đến năm 2015, SeaBank có hệ thống
mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch tại 64 tỉnh thành trong cả nước và hệ thống chi
nhánh tại các nước phát triển mà SeaBank hiện có quan hệ đại lý. Song song đó, phát
triển hệ thống phục vụ khách hàng thông qua máy ATM, POS rộng khắp cả nước.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 29
CHƯƠNG 3
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
SEABANK GIAI ĐOẠN 2013-2020
1. Đặc điểm ngành
Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và
toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu
được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai
trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế,
song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của
hệ thống được đảm bảo...Năm 2012, có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành
ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ
lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh…
1.1. Tốc độ tăng trưởng ngành
Tăng trưởng tin dụng đã thấp nhất từ trước đến nay
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng (Nguồn PNS)
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 30
Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tăng giảm lãi suất (Nguồn PNS)
1.2. Cường độ cạnh tranh của ngành ngân hàng
Đã qua rồi thời các ngân hàng kiếm tiền dễ dàng mà đã đến lúc phải cạnh tranh
quyết liệt để tồn tại. Bởi thực tế năm 2012 lợi nhuận của ngành ngân hàng không mấy
sáng sủa. Đến thời điểm này đã có nhiều ngân hàng công bố kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2012. Nhìn chung, lợi nhuận ngành ngân hàng năm qua là một bức tranh
không tươi sáng khi sụt giảm mạnh so với những năm trước, trong đó không ít ngân hàng
bị lỗ nặng và phải sáp nhập với ngân hàng khác.
Bảng 3.1: Số lượng các TCTD Việt Nam đến 31/12/2012
2001 2005 2006 2007 2008 2010 2011 2012
NH TM Quốc Doanh 5 5 5 5 4 5 5 5
NH TM Cổ Phần 39 37 34 35 39 37 35 34
NH Liên Doanh 4 4 5 5 5 5 4 4
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN)
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 31
1.3. Dự báo ngành Ngân Hàng trong năm 2013
Tình hình hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng trong quý 1/2013 vẫn chưa có
những chuyển biến tích cực so với năm 2012. Thanh khoản vẫn ổn định, lãi suất giảm
nhưng không nhiều vì vậy nguồn vốn vẫn chưa đến với doanh nghiệp có nhu cầu.
Lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp và giảm nhẹ so với đầu năm, các lãi suất
chủ chốt cũng giảm (lãi suất tái cấp vốn giảm còn 8%, lãi suất tái chiết khấu còn 6%) và
trần lãi suất tiền gửi giảm còn 7.5%.
Tuy nhiên, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với
cuối năm ngoái phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Cụ thể, tính đến
ngày 21/3/2013, tăng trưởng tín dụng với mức tăng 0.31% so với cuối tháng trước; và
tăng 0.03% so với 31/12/2012. Điểm sáng là cơ cấu tín dụng nghiêng về VND với mức
tăng 0.69% so với tháng trước. Trong khi đó, tín dụng bằng ngoại tệ lại có mức tăng
trưởng âm 1.54%; và nếu so với cuối năm 2012, tín dụng bằng ngoại tệ âm đến 6.25%.
Tỷ giá có biến động mạnh trong tháng 2, nhưng hiện nay đã được kiểm soát tốt ở
mức 20,920 đồng (mua vào) và 20,960 đồng (bán ra) do cán cân thương mại thặng dư và
đầu tư ngắn hạn được cải thiện.
Nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để, đề án thành lập công ty mua bán nợ quốc
gia (VAMC) đã được Ngân hàng Nhà nước trình lên Thủ tướng vẫn chưa được thông qua.
Theo nhận định của PNS, bức tranh lợi nhuận năm 2013 của hệ thống ngân hàng sẽ
không khả quan lắm. Nợ xấu sẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành
ngân hàng vì hiện nay doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, hàng tồn kho vẫn chưa giải
quyết được, việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ trong năm 2013 sẽ khiến các NH thương
mại tiếp tục giảm lợi nhuận. Các ngân hàng cũng hạn chế cho vay để giảm gánh nợ xấu
nên tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay chưa chắc sẽ đạt được.
1.4. Giải pháp tái cáo cấu các tổ chức tín dụng đến 2015
Năm 2013 hoàn thiện một bước quan trọng khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt
động ngân hàng: đặc biệt là các quy định an toàn hoạt động ngân hàng để hỗ trợ cho quá
trình tái cơ cấu các TCTD; tiếp tục triển khai các giải pháp lành mạnh hóa tài chính của
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 32
các tổ chức tín dụng, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ; triển khai cơ cấu lại hoạt
động và quản trị; tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý các TCTD yếu kém; cơ cấu lại các
công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính; tạo điều kiện cho TCTD sáp nhập, hợp
nhất trên nguyên tắc tự nguyện và quy định của pháp luật để xử lý TCTD yếu kém và
tăng cường khả năng cạnh tranh của TCTD.
Năm 2014 sẽ hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của tổ chức tín dụng: các
tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn
hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật; tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và
quản trị; tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.
Năm 2015 sẽ hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị: triển khai quyết liệt,
đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nêu trên, đến
năm 2015 hệ thống các TCTD Việt Nam được lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài
chính và hoạt động.
2. Danh mục đầu tư của Seabank
Seabank phân bố tài sản chủ yếu tại các tổ chức tín dụng khác, tiếp đó là cho vay
khách hàng và đầu tư chứng khoán.
Bảng 3.2: Danh mục đầu tư của Seabank
TÀI SẢN
2009
(%)
2010
(%)
2011
(%)
2012
(%)
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0.68 0.63 0.56 0.55
Tiền gửi tại NHNN 5.06 2.02 18.81 1.80
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 48.75 24.92 41.66 49.75
Chứng khoán kinh doanh 1.66 2.63 0.06 0.01
Cho vay khách hàng 32.08 37.37 19.10 21.62
Chứng khoán đầu tư 7.77 28.04 13.83 16.15
Góp vốn, đầu tư dài hạn 0.62 0.37 0.32 0.43
Tài sản cố định 0.66 0.38 0.32 0.41
Bất động sản đầu tư 0.22 0.12 0.12 0.41
Tài sản có khác 2.49 3.53 5.21 8.87
TỔNG CỘNG 100 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên Seabank)
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 33
3. Lựa chọn chiến lược cấp công ty
Xác định mục tiêu của ngân hàng trong giai đoạn 2015 – 2020, nhận biết được những
cơ hội cũng như thách thức của thi trường ngân hàng – tài chính hiện nay, nắm rõ hơn ai
hết về những tiềm lực, cơ hội của mình, Seabank đã định hướng chiến lược phù hợp với
các đơn vị kinh doanh (SBU - huy động, tín dụng, thanh toán quốc tế).
3.1. Lợi thế sẵn có
SeABank hiện đang sở hữu danh mục hơn 40 sản phẩm bán lẻ đa dạng và phong phú
dành cho khách hàng cá nhân với 5 nhóm sản phẩm chính, mang lại nhiều lợi nhuận và
giải pháp tài chính linh hoạt cho khách hàng. Tiêu biểu có thể kể đến các hình thức cho
vay vốn như:
Thấu chi tài khoản – SeAFast
Cho vay tiêu dùng – SeABuy
Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo – SeAMore
Cho vay mua ô tô – SeACar
Cho vay mua nhà ở - SeAHome
Cho vay khuyến học - SeAStudy
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá – SeAValue
Chứng minh tào chính du học…
Về tiết kiệm và sinh lời thì có các loại hình như sau:
Tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ
Tiết kiệm bậc thang
Tiết kiệm thông minh
Tiết kiệm online
Tiết kiệm trả lãi hàng tháng
Bên cạnh đó, SeABank còn có tiềm năng về dịch vụ thanh toán quốc tế đa dạng như:
Dịch vụ phát hành tín dụng nhập khẩu
Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 34
Dịch vụ thông báo LC xuất khẩu
Dịch vụ chuyển nhượng thư tín dụng
Dịch vụ xác nhân thư tín dụng…
Trên cơ sở lợi thế rất lớn về thị trường tín dụng tiêu dùng, hướng tới mục tiêu trở
thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam và đặc biệt đối tượng khách hàng cá nhân,
Nhóm làm đề tài đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng tâp trung cho Seabank
3.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến chất
lượng các gói dịch vụ về tín dụng, huy động, thanh toán…; cố gắng khai thác mọi cơ hội
có được về các sản phẩm, dịch vụ hiện tại bằng cách thực hiện tốt hơn. Các chiến lược cụ
thể để phục vụ cho chiến lược tăng trưởng tập trung:
3.2.1. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
Nhằm tạo sự khác biệt hoá dựa trên thế mạnh về xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ,
đặc biệt chú ý phát triển theo chiều ngang với sự kết hợp các dịch vụ, các nhà cung cấp
sản phẩm ở các lĩnh vực khác nhằm đem đến những sản phẩm “trọn gói” cho khách hàng
3.2.2. Chiến lược phát triển marketing – thị trường
Chú trọng và tăng chi phí đầu tư vào các hoạt động tổ chức sự kiện, quảng bá
thương hiệu nhằm nâng cao khả năng ứng phó của NH trước sự thay đổi nhanh chóng của
thị trường tài chính, trước sự gia tăng áp lực cạnh tranh với các NH trong và ngoài nước.
3.2.3. Chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động
Mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tạo ưu thế khi hội nhập và
hạn chế sự thua thiệt so với các NH TMCP trên thị trường bán lẻ.
3.2.4. Chiến lược công nghệ
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy
mạnh phát triển phần mềm ứng dụng kỹ thuật CNTT tiên tiến vào các hoạt động kinh
doanh nhằm mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
các dịch vụ NH. Đến năm 2015 phát triển kênh phân phối thông qua việc ứng dụng công
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 35
nghệ thông tin và công nghệ thẻ nhằm phát triển các dịch vụ điện tử dựa trên Internet,
ATM, mobile,… Từ đó có thể thu hút thêm nhiều khách hàng cá nhân, các DN vừa và
nhỏ, mở rộng thị trường bán lẻ thông qua các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 36
CHƯƠNG 4
CÁC CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ CƠ SỞ VÀ
CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG
1. Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Thanh toán quốc tế”
Hoạt động Thanh toán quốc tế của SeABank được triển khai từ tháng 05/2004, sau 9
năm hoạt động, Thanh toán quốc tế đã phát huy vai trò tích cực đối với hoạt động kinh
doanh của SeABank. Hoạt động Thanh toán quốc tế của SeABank trong năm 2013 đã có
những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng. Cụ thể ngày14/8/2013 tại
Hà Nội, SeABank đã được ngân hàng Wells Fargo - một trong bốn ngân hàng lớn nhất
của Mỹ, trao giải thưởng về chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn 6 tháng đầu năm 2013
(High Straight-Through Rate for Payment Processing).
Giải thưởng là sự ghi nhận, đánh giá cao hiệu quả chất lượng dịch vụ Thanh toán
quốc tế 6 tháng đầu năm 2013 của SeABank. Đây là năm thứ 6 liên tiếp (2007 – 2013)
SeABank được Wells Fargo trao tặng giải thưởng này (giải thưởng Thanh toán quốc tế
xuất sắc năm 2007 là do ngân hàng Wachovia – tiền thân của Wells Fargo trao tặng).
Cùng với giải thưởng của Wells Fargo, chất lượng thanh toán quốc tế của SeABank còn
được ghi nhận thêm với các giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc do ngân hàng
Citibank trao tặng từ năm 2009 – 2011, và ngân hàng HSBC trao tặng từ năm 2008 –
2011.
Dịch vụ Thanh toán quốc tế tỷ lệ điện chuẩn của SeABank đạt trên 95%. Hiện
SeABank đã có quan hệ đại lý với 350 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại 51 quốc gia
trên thế giới.
Vị thế cạnh tranh dịch vụ Thanh toán quốc tế của SeABank được đánh giá ở mức
3.75/5.00 là điểm số Khá chưa phải là điểm số cao. SeABank cần phải chú trọng hơn vào
chính sách giá dịch vụ, công tác tuyên truyền quảng cáo để nâng cao vị thế thương hiệu
hơn.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 37
Bảng 4.1: Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Thanh toán quốc tế”
Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị
Thị phần 0.15 3 0.45
Chất lượng dịch vụ 0.15 4 0.6
Kênh phân phối 0.10 4 0.4
Thương hiệu 0.10 3 0.3
Giá thành 0.10 3 0.3
Công nghệ dịch vụ 0.15 5 0.75
Nguồn lực tài chính 0.10 4 0.4
Nghiên cứu và phát triển 0.10 4 0.4
Quảng cáo – truyền thông 0.05 3 0.15
Tổng cộng 1.00
3.75
Tình hình doanh số Thanh toán quốc tế của SeABank nhìn chung tăng trưởng qua
các năm, nhưng mức tăng trưởng không ổn định. Đặc biệt giai đoạn năm 2010, tăng
trưởng kém hơn năm 2009, và khôi phục lại từ 2012 nhưng vẫn chưa đạt được mức tăng
trưởng như 2009.
Bảng 4.2: Tình hình doanh số Thanh toán quốc tế
Chỉ tiêu/ Năm 2009 2010 2011 2012
Doanh số TTNK 289.624 328.629 368.765 401.263
Doanh số TTXK 89.943 107.671 144.324 212.135
Doanh số TTQT 379.567 436.300 513.089 613.398
Tốc độ phát triển 24.74% 14.95% 17.60% 19.55%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT SeABank 2009 – 2012)
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 38
1.1. Phân tích SWOT cho Thanh toán quốc tế”
Bảng 4.3: Phân tích SWOT cho Thanh toán quốc tế”
Ma trận SWOT SeABank cho
Than h toán quốc tế
(O ) CƠ HỘ I
1. Việt Nam gia nhập WTO, mở
ra nhiều cơ hội và tiềm năng trao
đổi, hợp tác quốc t ế về lĩnh vực
tài chính, t iền tệ.
2. Trình độ hiểu biết ngoại
thương của khách hàng tăng cao
(T) THÁCH THỨC
1. Sự gia nhập của các NH
nước ngoài. Cạnh tranh ngày
càng khốc liệt
2. Hệ thống Thanh toán quốc tế
ở Việt Nam chịu tác động rất
lớn của thị trường tài chính thế
giới.
3. Tỷ giá hoái đối nhiều biến
động
(S) ĐIỂM MẠNH
1. Năng lực tài chính vững
mạnh
2. Trình độ công nghệ cao
3. Mạng lưới đại lý ngày càng
mở rộng
Kết hợp S – O
1. Chiến lược phát triển thị
trường
2. Chiến lược phát t riển dịch vụ
NH theo hướng hiện đại
Kết hợp S – T
Chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm Thanh toán quốc t ế dựa
trên nền tảng công nghệ và
năng lực t ài chính vững mạnh.
(W) ĐIỂM YẾU
1. Hoạt động marketing yếu
2. Giá dịch vụ còn cao
Kết hợp W – O
1. Chiến lược thu hút và ưu đãi
khách hàng theo phân khúc.
2. Chiến lược quảng bá thương
hiệu, mở rộng mạng lưới hoạt
động
Kết hợp W – T
1. Chiến lược hội nhập ngang,
liên kết với ngân hàng bạn.
2. Chiến lược cạnh tranh về
giá.
1.2. Chiến lược SBU cho “Thanh toán quốc tế”
Từ các phân tích và chiến lược cấp công ty, Seabank sử dụng chiến lược tăng trưởng
tập trung, phát triển thị trường cho SBU thanh toán quốc tế:
Cần mở rộng thị trường thanh toán quốc tế trên phương diện lãnh thổ, tức hợp tác
hoặc mở chi nhánh tại các quốc gia tiềm năng, có lượng giao dịch với Việt Nam lớn. Cần
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 39
nghiên cứu các tiêu chí để chọn vùng lãnh thổ phù hợp
Cần phân loại khách hàng thành từng nhóm mục tiêu với các đặc điểm riêng để có
thể marketing hiệu quả. Phòng nghiên cứu cần thực hiện khảo sát nhu cầu của từng nhóm
đối tượng để tìm hiểu nhu cầu cụ thể
Cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng, đẩy nhanh thời gian thanh toán quy định từ
24h xuống 12h, tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhằm thu hút khách hàng
Nghiên cứu các hình thức dịch vụ mới dựa trên phương cách thanh toán quốc tế, làm
đa dạng hóa sản phẩm
1.3. Chiến lược chức năng cho “Thanh toán quốc tế”
1.3.1. Chiến lược Marketing
Chiến lược sản phẩm: Đa dạng hóa các dịch vụ Thanh toán quốc tế dựa trên nhu cầu
thực tế và tiềm năng của khách hàng, để khai thác tối đa nhu cầu và thu hút nhiều khách
hàng hơn.
Chiến lược giá: Thiết lập danh sách khách hàng có phân nhóm. Những khách hàng
có doanh số TTQT cao, có uy tín và tiềm năng sẽ được áp dụng mức phí ưu đãi.
Chiến lược phân phối: Phát triển thêm mạng lưới chi nhánh, khai thác hiệu quả kênh
phân phối qua Internet.
Chiến lược xúc tiến: Tăng cường quảng cáo, nâng cao chất lượng giao dịch cá nhân
qua các khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng giao dịch, marketing trực tiếp bằng cách gửi
thư hoặc hội nghị khách hàng, tổ chức các chương trình khuyến mãi.
1.3.2. Chiến lược nghiên cứu và phát triển
Phát triển thêm kỹ thuật công nghệ trên nền tảng công nghệ tiên tiến High Straight-
Through Rate for Payment Processing mà SeABank đang nắm giữ. Cố gắng hạ thấp chi
phí dịch vụ thông qua nghiên cứu và cải tiến công nghệ.
1.3.3. Chiến lược quản trị nguyên vật liệu và mua hàng
Vì đây là sản phẩm dịch vụ (phi sản xuất) nên đối với quản trị nguyên vật liệu và
mua hàng, SeABank nâng cao chất lượng phục vụ từ nhân viên, cải tiến qui trình khai
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 40
thác dịch vụ để tăng tính hiệu quả, tốc độ xử lý, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.3.4. Chiến lược phân phối, vận hành
Seabank cần sớm chuẩn hóa quá trình hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và
nghiêm túc thực hiện nó.
1.3.5. Chiến lược tài chính
Tăng ngân sách cho hoạt động marketing lên 20%, tâp trung phân bổ ngân sách cho
quảng cáo trên tivi và truyền thông đại chúng.
Giảm chi cho các hoạt động tài trợ cho những chương trình không mang lại hiệu quả
cao
Tăng chi 50% ngân sách cho phòng nghiên cứu và phát triển để tìm ra các sản phẩm
dịch vụ mới, đồng tìm ra các thông tin cốt lõi mang tính chất chiến lược cho công ty
2. Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Tín dụng cá nhân”
2.1. Phân tích SWOT cho “Tín dụng cá nhân”
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 41
Bảng 4.4: Phân tích SWOT cho “Tín dụng cá nhân”
Ma trận SWO T SeABank cho
tín dụng cá nhân
(O ) CƠ HỘI
1. Đại bộ phận dân chúng chưa
tiếp xúc đầy đủ các dịch vụ của
NH.
2. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng.
3. Nhu cầu về chất lượng dịch vụ
cao của khách hàng.
(T) THÁCH THƯC
1. Tăng t rưởng t ín dụng đang giảm.
2. Lãi suất t rần huy động giảm.
3. Nợ xấu gia tăng.
4. Các NH cạnh tranh gay gắt thu
hút t iền gửi.
5. Kinh tế còn đang khủng hoảng.
6. NH khác giảm giá dịch vụ.
(S) ĐIỂM MẠNH
1. Top 10 NH có vốn điều lệ cao
nhất VN.
2. NH bán lẻ sáng tạo nhất VN
2012.
3. NHNN xếp hàng Seabank vào
nhóm 1.
4. Đội ngũ chuyên gia cố vấn của
Société Générale.
5. Các gói sản phẩm theo chuẩn
quốc t ế.
6. Áp dụng công nghệ điện toán
đám mây.
Kết hợp S – O
1. Chiến lược công nghệ thông
tin.
2. Chiến lược nâng cao chất
lượng dịch vụ.
3. Mở rộng dịch vụ chuẩn quốc t ế
cho phù hợp với nhiều đối
tượng khách hàng.
Kết hợp S – T
1. Tận dụng tư vấn chiến lược từ
Société Générale.
2. Áp dụng công nghệ hiện đại để
tiết giảm chi phí.
(W) ĐIỂM YẾU
1. Tiền gửi và cho vay ở các
TCTD khác có tỷ trọng lớn.
2. Độ phủ của điểm đặt ATM
chưa rộng.
3. Bị dính líu vào một số vụ kiện
tụng.
4. Marketing chưa được đầu tư
mạnh.
Kết hợp W – O
1. Tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào
khách hàng cá nhân.
2. Phát triển hệ thống chi nhánh,
ATM.
3. Phòng ngừa và giải quyết dứt
điểm các vụ kiện tụng.
4. Chiến lược marketing sản
phẩm tín dụng cá nhân.
Kết hợp W - T
1. Liên kết với các ngân hàng khác.
2. Đa dạng hóa sản phẩm.
2.2. Chiến lược SBU cho “Tín dụng cá nhân”
Chiến lược công nghệ: Áp dụng phần mềm quản lý điện toán đám mây, công nghệ
quản lý từ đối tác chiến lược Société Générale.
Chiến lược Marketing các gói sản phẩm mới.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 42
2.3. Chiến lược chức năng cho “Tín dụng cá nhân”
2.3.1. Chiến lược công nghệ
Áp dụng phần mềm quản lý điện toán đám mây, công nghệ quản lý từ đối tác chiến
lược Société Générale.
2.3.2. Chiến lược Marketing
Xâydựng thương hiệu về một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu của Việt Nam: Xây dựng
nguồn khách hàng cá nhân bền vững song song với việc thu hút khách hàng mới. Hiện tại,
SeABank cho nhận diện thương hiệu mới phù hợp với chiến lược kinh doanh bán lẻ của
NH với sự kết hợp hài hòa giữa ba gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng, với những ý
nghĩa sâu sắc gắn liền với tính cách và định hướng phát triển của thương hiệu.
2.3.3. Chiến lược tài chính
SeABank nâng cao vốn điều lệ, nhằm tránh bị tụt hạng về vốn so với các số đối thủ
cạnh tranh và có thể tồn tại, phát triển trong tình hình hội nhập quốc tế. Các giải pháp
tăng vốn như: Phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước, hoặc các định chế tài
chính nước ngoài; Liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ chất xám,
vốn và năng lực quản lý nhằm chủ động và chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Ví dụ như: Đã
liên kết với tập đoàn tài chính NH hàng đầu Châu âu – Société Générale (Pháp) vào năm
2008, (20% vốn điều lệ của SeABank), được hỗ trợ kĩ thuật toàn diện về quản trị điều
hành, phát triển hệ thống hỗ trợ dịch vụ, xây dựng và phát triển hệ thống quản trị rủi ro.
3. Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Tiết kiệm cá nhân”
3.1. Phân tích SWOT cho “Tiết kiệm cá nhân”
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 43
Bảng 4.5: Phân tích SWOT cho “Tiết kiệm cá nhân”
Ma trận SWO T SeABank cho
ti ết kiệm cá nhân
(O ) CƠ HỘ I
1. Các cá thể tập trung tại các khu
đô thị lớn có nhu cầu về các
giao dịch NH như gửi t iết kiệm.
2. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng.
3. phân khúc có giá t rị cao thuộc
tầng lớp trung và thượng lưu,
các hộ gia đình, cơ sở sản xuất -
kinh doanh, DN tư nhân quy mô
nhỏ có t ính chất cá nhân
(T) THÁCH THỨC
1. Lãi suất t rần huy động giảm.
2. Nợ xấu gia tăng.
3. Các NH cạnh tranh gay gắt thu
hút t iền gửi.
4. Kinh tế còn đang khủng
hoảng.
(S) ĐIỂM MẠNH
1. Ưu đãi t ặng thêm 0.5%/năm lãi
suất cho tất cả khách hàng mở
TK T iết kiệm Gửi góp.
2. Chính sách lãi suất linh hoạt và
cạnh tranh
3. Thường xuyên t riển khai nhiều
chương trình khuyến mãi, chăm
sóc khách hàng tiết kiệm hấp
dẫn
Kết hợp S - O
1. Chiến lược t ruyền thông.
2. Nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Quảng bá thương hiệu của
mình.
Kết hợp S - T
1. Đa dạng hóa các chương
trình khuyến mãi.
2. Có những chính sách lãi suất
đối với khách hàng đặc biệt.
3. Luôn quan tâm chăm sóc đối
với khách hàng hiện tại.
(W) ĐIỂM YẾU
4. Mạng lưới hệ thống còn mỏng.
5. Độ phủ của điểm đặt ATM chưa
rộng.
6. Đội ngũ nhân viên trẻ mới ra
trường còn thiếu kinh nghiệm.
7. Marketing chưa được đầu tư
mạnh.
Kết hợp W - O
1. Đầu tư phát triển hệ thống chi
nhánh.
2. Đào tạo nâng cao tay nghề của
nhân viên hiện tại.
3. Đẩy mạnh chiến lược
Marketing nhiều hơn.
Kết hợp W - T
1. Liên kết với các ngân hàng
nước ngoài hoặc nội.
2. Đa dạng hóa sản phẩm.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 44
3.2. Chiến lược SBU cho “Tiết kiệm cá nhân”
Chiến lược Marketing để giới thiệu cho khách hàng biết về các sản phẩm mới của
ngân hàng.
Chiến lược đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên mới.
Chiến lược xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
3.3. Chiến lược chức năng cho “Tiết kiệm cá nhân”
3.3.1. Chiến lược Marketing
Để đạt mục tiêu tăng số lượng khách hàng sử dụng tiết kiệm cá nhân, SeABank cần
mở rộng mạng lưới, phát triển khách hàng cá nhân từ nền tảng khách hàng doanh nghiệp
và đối tác chiến lược, tiếp tục triển khai các sản phẩm tiết kiệm truyền thống; đồng thời
luôn cải tiến, hoàn thiện, phát triển thêm những sản phẩm mới, triển khai nhiều chương
trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.
Biểu đồ 4.1: Số lượng khách hàng sử dụng tiết kiệm cá nhân
Cùng với việc tiếp tục duy trì chính sách lãi suất linh hoạt và cạnh tranh, đồng thời
triển khai trên diện rộng các chương trình huy động tiết kiệm cá nhân được đông đảo
khách hàng ủng hộ như: “Sinh nhật SeABank, Cào nhanh trúng lớn”, “Tiết kiệm online”,
“Nhấp chuột gửi tiền, trúng liền ipad”, “Đón huân chương, trao quà tặng”… để đưa mục
tiêu tổng huy động thị trường 1 của ngân hàng đến năm 2020 đạt 40 tỷ đồng.
SeaBank đưa ra nhiều loại tiết kiệm cá nhân như: tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, tiết kiệm
bậc thang, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm online, tiết kiệm trả lãi hàng tháng phù hợp với
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 45
nhiều nhu cầu và các đối tượng cá nhân khác nhau.
Lập kế hoạch tặng quà cho các trẻ em nghèo thuộc các Huyện vùng sâu, vùng xa.
Thiết lập mối quan hệ với các UBND, xin tài trợ phát động các công tác từ thiện,…nhằm
mở rộng thị trường hoạt động của SeABank, đánh bóng thương hiệu của mình. Từ đó ta
dễ dàng triển khai các sản phẩm, quảng bá thương hiệu của mình.
3.3.2. Chiến lược nghiên cứu và phát triển
Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế khi mà “Thế giới ngày
càng phẳng dần” là điều không tránh khỏi. Với ngành ngân hàng – tài chính, cuộc cạnh
tranh đó càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Khi cơ chế đối với khách hàng là như
nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho khách hàng là giống nhau thì công
nghệ được nhiêu người nhìn nhận sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua giữa
các ngân hàng trong việc thu hút những khách hàng sử dụng dịch vụ. Bởi công nghệ
quyết định đến việc đưa ra sản phẩm mới và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của mọi khách
hàng. Đối với SeaBank, chúng ta cần nghiên cứu, xem xét sự thỏa mãn của khách hàng
đối với dịch vụ tiết kiệm online để mở rộng dịch vụ này. Hiện tại chỉ có một số ít có ngân
hàng có dịch vụ này, với ưu thế người đi trước, chúng ta cần quảng bá rộng rãi để lấy lợi
thế cạnh tranh. Ngoài ra, chúng ta cần nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ khách hàng
đang sử dụng để nắm bắt yêu cầu và những vấn đề khách hàng quan tâm, đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Phân khúc thị trường để cung ứng những sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và lợi thế của SeABank.
3.3.3. Chiến lược phân phối, vận hành
SeABank chỉ mới hoạt động khoảng 15 năm do đó văn hóa và cơ chế điều hành còn
khá mới mẽ đối với SeABank và hiện nay đang được từng bước quan tâm xây dựng. Hơn
thế nữa, công tác quản trị điều hành còn thông qua nhiều cấp bậc và mang tính hành
chính, giấy tờ, thủ tục rờm rà. Các cấp quản trị trung gian chưa được phân quyền, từ đó
gây ra sự thiếu linh hoạt, thiếu quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong những quyết
định kinh doanh. Vì vậy, SeABank cần thực hiện chiến lược trong mối quan hệ của môi
trường bên trong DN là làm tăng tính hiệu quả của ngân hàng, thực hiện thay đổi lớn để
điều chỉnh cơ cấu của thực hiện những thay đổi lớn để điều chỉnh cơ cấu của tổ chức
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 46
nhằm tiến đến mục tiêu là NH TMCP hàng đầu Việt Nam.
Giải pháp về phí dịch vụ vẫn chưa đủ để đẩy mạnh sử dụng, dịch vụ của
SeABank, bên cạnh đó phải có giải pháp phân phối sản phẩm phù hợp để đưa sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng một cách tốt nhất. Xác định được kênh phân phối
hợp lý là vấn đề vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Chi nhánh
cũng như kết quả hoạt động Marketing của ngân hàng. SeABank Nha Trang có 6 điểm
giao dịch tại các địa phương tiềm năng, nhưng khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ
thì chưa nhiều, đa số tập trung vào huy động và cho vay. Nên phải kết hợp bán chéo sản
phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Như khách hàng đến mở TKTT, mình phải biết tư vấn làm sao cho khách hàng mở
được sổ tiết kiệm, hay chuyển tiền ngoài hệ thống có mức phí ưu đãi với khách hàng tùy
thuộc vào số dư tiền gửi, hay sử dụng dịch vụ tiết kiệm online, truy vấn số dư online,…
Bán chéo sản phẩm với bên đối tác như: Bảo hiểm, các hãng ô tô, môi giới bất động
sản,… các lĩnh vực mà có quan hệ với bên mình. Các đối tác này phải có uy tín trên thị
trường thì khi mình liên kết sẽ đem lại nhiều lợi thế cho chi nhánh.
3.3.4. Chiến lược tài chính
Khi bắt đầu nhận chỉ tiêu cũng như kế hoạch đưa ra từ Hội Sở. Mỗi chi nhánh đều
phải có kế hoạch dự trù ngân quỹ trước khi đi vào thực hiện. Vấn đề là Chi nhánh phải
đưa ra được ngắn hạn để từ đó có cơ sở trình kinh phí lên cấp trên. Đảm bảo ngân sách để
chiến lược được hoàn thành tốt nhất.
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 47
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
1. Tổng hợp các chiến lược của ngân hàng SEABANK
Đề tài đã đưa ra sứ mệnh, mục tiêu và các chiến lược phát triển nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của SeABank giai đoạn 2013 - 2020. Với lợi thế sẵn có của mình khi đang
sở hữu danh mục đầu tư với hơn 40 sản phẩm bán lẻ đa dạng và phong phú, nhằm hướng
tới mục tiêu t rở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tạiViệt Nam, Nhóm làm đề tài đã lựa
chọn chiến lược tăng trưởng tâp trung cho SeAbank là chiến lược cấp công ty với các
chiến lược cụ thể bao gồm: chiến lược khác biệt hóa sản phẩm nhằmđemđến những sản
phẩm “trọn gói” cho khách hàng; Chiến lược phát triển marketing - thị trường; Chiến lược
phát triển mạng lưới hoạt động; Chiến lược công nghệ…
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp chiến lược của SeABank giai đoạn 2013 – 2020
Chiến lược thực hiện giai
doạn 2013 - 2020
Mục tiêu
Về Tài chính Tăng vốn điều lệ 23.000tỷ đồng
Về Marketing Chiến lược quảng bá thương
hiệu
Ứng phó nhanh với thay
đổi của thị trường
Về mạng lưới hoạt động Phát triển thị trường Liên kết với các NH bạn và
mở rộng thị trường quốc tế
Về công nghệ thông tin đầutưnângcấp
hệthốngmáychủ,cơ sởhạtầng
công nghệthôngtin
Cở sở hạ tầng, thiết bị công
nghệ luôn luôn được cập
nhật
Về Nguồn nhân lực Chú trọng đào tạo Đào tạo đội ngũ nhân viên,
cấp quản lý có trình độ cao,
năng động…
Về thanh toán quốc tế Chú trọng vào chính sách giá, Đạt 4.5/5.0 giá tri về vị thế
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 48
dịch vụ, tăng trưởng ổn định,
phát triển thị trường theo
hướng hiện đại…
cạnh tranh dịch vụ
Về Tín dụng cá nhân Chú trọng về công nghệ thông
tin, chiến lược marketing thu
hút khách hàng mới, Có
nguồn tài chính vững mạnh…
Ổn định tăng trưởng tín
dụng ở mức 25% qua các
năm, quản lý rủi ro tín
dụng
Về tiết kiệm cá nhân Chiến lược Marketing, đào
tạo nhân viên, có chính sách
khuyến mãi liên tục…
Tăng trưởng huy động tăng
20% qua các năm, giữ
vững an toàn thanh khoản
cho toàn hệ thống.
2. Kế hoạch thực hiện đến 2020
Bảng 5.2: Kế hoạch thực hiện đến năm 2020
Nội dung công việc Hiện tại 2015 2020
1. Thay đổi tỷ trọng, cơ cấu ngành nghề
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0.55 0.55 0.55
Tiền gửi tại NHNN 1.80 2 2
Tiền gửi và cho vay các
TCTD khác
49.75 45 45
Chứng khoán kinh doanh 0.01 0.02 0.05
Cho vay khách hàng 21.62 25.45 25.5
Chứng khoán đầu tư 16.15 16.4 16.15
Góp vốn, đầu tư dài hạn 0.43 0.5 0.6
Tài sản cố định 0.41 0.58 0.6
Bất động sản đầu tư 0.41 0.5 0.5
Tài sản có khác 8.87 8 8.7
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 49
2. Mở rộng thị trường Là đối tác chiến
lược với các đối tác
trong & ngoài nước.
Mở rộng sang
các nước Đông
Nam Á.
Tìm kiếm thị
trường mới.
3. Tăng vốn điều lệ Phát hành cổ phiếu Phát hành thêm
cổ phiếu mới tại
các nước Đông
Nam Á
Tìm kiếm nguồn
vốn từ thị
trường quốc tế
(trái phiếu, vay
vốn quốc tế)
3. Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ vừa phân tích ở trên, dựa vào mục
tiêu, sứ mạng của SeABank và kết quả hoạt động của SeABanktrong những năm qua…
Nhóm làm đề tài xin dự báo tình hình kinh doanh của SeABank đến năm 2020 như sau:
Bảng 5.3: Kết quả hoạt động qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng doanh thu 1.570 2.983 1.644 3.557 7.447 8.441
Tổng chi phí 1.161 2.539 1.044 2.729 7.291 8.372
Lợi nhuận trước thuế 408 444 600 828 156 69
Lợi nhuận sau thuế 298 321 459 629 126 53
( nguồn: Báo cáo tài chính của SeABank)
Sở dĩ tình hình kinh doanh của SeABank trong hai năm 2011 và 2012 đạt lợi nhuận
rất thấp là do ngân hàng đầu tư thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và đầu tư
bất động sản. Dự đoán giai đoạn 2013 – 2020 tình hình kinh doanh sẽ khá hơn, thị trường
bât động sản và chứng khoán dần khôi phục, SeABank sẽ lấy lại được vị thế của mình,
tăng trưởng và phát triển hơn nữa. Với mức tăng trưởng 20%/ năm, dự báo kết quả kinh
doanh của SeABank giai đoạn 2013 – 2020 như sau:
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Trang 50
Bảng 5.4: Dự báo kết quả kinh doanh của SeABank giai đoạn 2013 – 2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng doanh thu 10.129 12.154 14.585 17.502 21.003 25.204 30.245 36.294
Tổng chi phí 8.103 9.723 11.668 14.002 16.802 20.163 24.196 29.035
Lợi nhuận trước thuế 2.026 2.430 2.917 3.500 4.200 5.040 6.049 7.258
Lợi nhuận sau thuế 1.478 1.774 2.129 2.555 3.066 3.679 4.415 5.298
4. Kết luận chung
Hiện nay SeABank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất
lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ,
sung túc hơn. Để chiến lược được thành công thì cần cụ thể hoá chiến lược đến từng chi
nhánh, các phòng ban nghiệp vụ, trước tiên là tất cả cán bộ quản lý, lãnh đạo và kế đến
cung cấp thông tin phù hợp cho tất cả nhân viên toàn hệ thống SeABank.
Dựa vào chiến lược đã xây dựng, SeABank cần xác định các mục tiêu và các giải
pháp đi kèm để đạt được các mục tiêu đó. Các giải pháp đề xuất cần có sự tham gia đóng
góp ý kiến của giám đốc các chi nhánh và các trưởng- phó phòng ban nghiệp vụ Hội sở.
Ngoài ra, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu một cách thường xuyên
và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Trong đó, nhân sự là yếu tố quyết định đến kết quả đạt được của mọi tổ chức cho
nên kiến nghị SeABank thuê các công ty chuyên tư vấn nguồn nhân lực để xây dựng
phương pháp đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc theo đặc thù công việc của từng
phòng ban nghiệp vụ, từng vị trí,...và công thức tính lương, thưởng thực sự dựa vào hiệu
quả công việc. Ngoài ra, cần thay đổi chính sách thưởng theo sáng kiến, ý tưởng không
chỉ dựa vào hình thức cá nhân, tập thể mà phải dựa vào kết quả mang lại thực tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_kinh_doanh_ngan_hang_seabank_den_nam_2020_2954.pdf