Chiến lược kinh doanh quốc tế tổng công ty cà phê Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước cơ hội mang tính lịch sử trong việc hội nhập nền kinh tế quốc tế thông qua Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương – TTP đón nhận không ít cơ hội và kỳ vọng: Việc gia nhập TPP tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khấu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao do mở rộng được thị trường xuất khẩu. Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có điều kiện cân bằng cơ cấu nhập khẩu hàng hoá trong mối quan hệ giữa các khu vực thị trường. Quy tắc xuất xứ nội khối tạo nên sức ép, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nước thành viên để các nước cùng tận dụng được cơ hội tăng xuất khẩu vào TTP Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thực thi cam kết WTO và các FTA hiện tại, cam kết sâu rộng hơn trong TPP một mặt cho phép sử dụng các thành quả đã đạt được, mặt khác cũng tạo thêm sức ép đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo chương trình đã đề ra. Việc gia nhập TPP với các cam kết cao đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế sẽ có tác động tích cực đối với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Bên cạnh những cơ hội và kỳ vọng nêu trên, những thách thức cần được nhận diện rõ hơn trên mọi lĩnh vực.

doc30 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4050 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế tổng công ty cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -----o0o----- Bài thảo luận môn Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Đề tài : Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Lớp K10CQ2 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, để phát triển hơn nữa việc hợp tác kinh tế quốc tế giữa các nước, ngoài những hiệp định đã có một số nước vẫn tiếp tục tham gia vào những hiệp định mới với sự mở cửa hợp tác rộng hơn, trong đó phải kể đến là Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương. Hơn cả việc tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) được coi như Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới" “mang tính lịch sử” đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao; là một thỏa thuận khu vực mở rộng, linh hoạt và toàn diện. Với cam kết mở cửa thị trường mạnh và tham gia sâu của các bên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường và lao động Vì thế, TPP được đánh giá là cơ hội không thể bỏ qua cho ngành nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, cà phê là một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam và đây cũng là một sản phẩm quan trọng cơ cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như: gạo, chè và một số nông sản khác (hạt điều, tiêu,hồi.). Ngành cà phê Việt Nam mà cụ thể là Tổng công ty Cà Phê Việt Nam (Vinacafe) – một doanh nghiệp lớn của nhà nước có nhiệm vụ quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý nguồn vốn, đất canh tác và thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác là tìm kiếm thị trường nhập khẩu sản phẩm cà phê. Trong nhiều năm qua, Vinacafe đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ không nhỏ từ hoạt động xuất khẩu. Ngược lại hoạt động xuất khẩu cũng là thế mạnh và nghiệp vụ chính của Tổng công ty. Nhóm 2 lớp K10CQ2 đã chọn Tổng công ty Cà Phê làm đề tài thảo luận của nhóm. Nhận xét của giáo viên . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM Lịch sử I.1. Hình thành: - Tên tập thể: Tổng công ty Cà phê Việt Nam - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHHMTV DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU. - Địa chỉ trụ sở chính: 211-213-213ATrần Huy Liệu - Phường 8 - Quận Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 08.54495514, Fax: 08.54495513, Email: vinacafe@hn.vnn.vn - Quá trình thành lập: + Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam national coffee corporation (viết tắt là VINACAFE) được thành lập theo quyết định số 251/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ Tướng Chính phủ. Tiền thân của Tổng công ty là Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt nam được thành lập ngày 13 tháng 10 năm 1982. Tông công ty Cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước dạng tập đoàn (TCT 91) trực thuộc Chính phủ, hoạt động từ tháng 9 năm 1995, gồm chủ yếu là các doanh nghiệp của Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam và của một số địa phương khác. Là một trong những doanh nghiệp công nông nghiệp thuộc hạng quan trọng đặc biệt của nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Cà phê Việt Nam - ngành sản xuất và xuất khẩu có tính đặc thù cao. + Căn cứ Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chuyển Vinacafe sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, ngày 29/10/2009 thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1737/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Công ty Cà phê 719, Công ty Cà phê Buôn Hồ, Công ty Cà phê Iasao, Công ty Cà phê Đắc Uy, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh. + Ngày 25/6/2010 của Thủ tướng CP có QĐ số 980/QĐ-TT gv/v chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê Việt Nam thành CTTNHHMTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. + Trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện tại Hà Nội. + Hiện nay, theo đề án tái cơ cấu bộ máy, đơn vị là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn gồm các đơn vị phụ thuộc, 25 công ty con trực thuộc và các công ty khác mà Tổng Công ty nắm giữ cổ phần I.2. Bộ máy tổ chức: - Hội đồng thành viên: Chủ tịch + 2 UV kiêm (trong đó 1 UV kiêm TGĐ). - Ban điều hành: Tổng giám đốc, Phó TGĐ kiêm Trưởng Ban Kế hoạch đầu tư, Phó TGĐ kiêmTrưởng ban Nông nghiệp, Phó TGĐ kiêm Giám đốc Trung tâm XNK Vinacafe, Phó TGĐ kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Tổng công tytại Hà Nội. - Kiểm soát viên. - Bộ máy tham mưu giúp việc gồm: Văn phòng và các Ban: Tài chính kế toán, Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp, Tổ chức cán bộ, Pháp chế Thanh tra, Trung tâm XNK Vinacafe. - Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn, Văn phòng Đoàn TNCSHCM. Lĩnh vực hoạt động: Trồng cà phê, cây lương thực và các loại cây công nghiệp khác. Công nghiệp chế biến: nông sản, cà phê, chè, cao su, ca cao, đường mật, chăn nuôi gia súc, chế biến thực phẩm. Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói, tấm lợp. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng, khai hoang, quản lý, sử dụng và khai thác thủy nông. Mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê nông , lâm, thuỷ, hải sản, xuất nhập khẩu cà phê nông, lâm, thủy, hải sản, vật tư, phân bón  Phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng hoá tiêu dùng. Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán). Môi giới thương mại. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, theo tuyến cố định. Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống. Quảng cáo thương mại. Kinh doanh bất động sản, kho bãi. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ: Môi trường Kinh doanh quốc tế là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của DN trên thị trường. Bên cạnh đó các hoạt động quốc tế cũng mang lại cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế để hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế cũng như quyết định kinh doanh quốc tế các nhà quản trị doanh nghiệp không thể không chú trọng đến nghiên cứu, phát triển và dự báo môi trường hoạt động quốc tế. Sau đây chúng ta lần lượt xem xét những cơ hội cũng như những thách thức mà khi tham gia các hoạt động quốc tế mang lại cho doanh nghiệp: Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia và còn là quan hệ giữa các nước với nhau. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính trị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng. Nhân tố pháp luật. Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các hoạt động xuất khẩu. Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau: - Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhập khẩuViệt Nam hiện naychưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên vẫn chịu mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ. - Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợiNgành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới. - Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phêThông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener. - Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế chặt chẽ. Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta không là thành viên trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viên của WTO. Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết dược các quy định về nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro. Yếu tố văn hoá, xã hội: Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người dân của nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay không. Đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích cà phê phin hay cà phê uống ngay.Như vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp. Yếu tố kinh tế. Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ giá hối đoái,.. - Các công cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ giúp cho các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu á, chính sách này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng. - Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao khi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều kiện cho sản xuất phát triển được. - Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu . Vì hoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau. Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu . Điều kiện tự nhiên, kết hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người dân Việt Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có điều kiện để giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê. Yếu tố khoa học công nghệ: Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công ngệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí. Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định,Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê. Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả cạnh tranh cho Việt Nam. Nhân tố chính trị. Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định. Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ. Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường ổn định. Yếu tố cạnh tranh quốc tế. Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín,... Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh về mặt hàng cà phê của Việt Nam. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu bao gồm: - Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn với : - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp: Các yếu này phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm các nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu các nguồn tài chính đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ cho tương lai. Với Tổng công ty cà phê Việt Nam có 53 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trong đó có 6 doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu, 40 doanh nghiệp nông trường, 2 doanh nghiệp chế biến cà phê thành phẩm, 5 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Các đơn vị đều có xưởng sản xuất , xưởng chế biến cà phê. - Nguồn nhân lực Tổng công ty cà phê Việt Nam. Tổng số cán bộ công nhân viên 26.000 người. Khối sản xuất là 23.500 người, khối kinh doanh có 2.500 người. Như vậy, Tổng công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn, mạnh lưới kinh doanh phủ khắp cả nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn sâu. Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho Tổng công ty. Đội ngũ lao động sản xuất có kinh nghiệm, cân cù chịu khó, tích cực tìm kiếm áp dụng khoa học kỹ thuật.Tổng công ty luôn có sự hỗ trợ nhịp nhàng, hợp lí của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì vậy đã tạo ra được sức mạnh của Tổng công ty và có thể phát huy được lợi thế tiềm năng của từng thành viên. Điều đó còn giúp cho doanh nghiệp những thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu đồng thời có thể nắm bắt đươc cơ hội kinh doanh. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã trở thành một trụ cột vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam. Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thụât, cán bộ công nhân viên, còn có các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trong doanh nghiệp sẽ tạo nên tinh thần cho doanh nghiệp. Tổng công ty cà phê Việt Nam có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam –Vinacafe. Đây là loại cà phê hoà tan có chất lượng cao, được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu được sang nhiều nước như Trung Quốc, Singapo, Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê không chỉ chiụ ảnh hưởng của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế mà còn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp. Do đó để họat động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cúu các yếu thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển mạnh mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề,.. để phát huy hết lợi thế của đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu,.. NHỮNG CƠ HỘI KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ KHI HỘI NHẬP TTP Tham gia TPP sẽ giúp Cà phê Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Thuế TPP bằng 0% sẽ tạo nhiều cơ hội để ngành nông nghiệp đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư, phục vụ tái cơ cấu. Khi thông thương, các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Tính đến nay, đầu tư trực tiếp của các nước TPP vào Việt Nam đạt hơn 100 tỷ USD vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực, chiếm gần 40% tổng lượng vốn FDI của Việt Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Cùng với đó, trọng tâm của tái cấu trúc nông nghiệp là định hướng đưa công nghệ mới vào quản lý nông nghiệp. Khi các nước đầu tư vào Việt Nam, chắc chắn họ sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến và cách quản lý mới. Điều này cũng góp phần giúp ngành nông nghiệp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. Đây cũng là cơ hội thứ tư mà ngành nông nghiệp có thể tận dụng từ việc Việt Nam gia nhập TPP, Những thị trường quốc tế đem lại những cơ hội tiềm năng mới, Cà phê Việt nam muốn tăng doanh thu, mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài. Khi nhu cầu trong nước đã bão hòa, thị trường nội địa quá nhỏ hẹp, việc mở rộng thị trường ra toàn thế giới là một điều lớn nhất mà bất kỳ công ty nào cũng mong muốn. Sản phẩm của doanh nghiệp nội địa được đón nhận từ thị trường nước ngoài là cơ hội lớn để tiêu thụ sản phẩm của mình Mở rộng thị trường mới giúp kéo dài chu kỳ sống sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm này của doanh nghiệp trong thị trường nội địa, nhưng khi sang thị trường nước ngoài nó sẽ kéo dài thêm vòng đời của sản phẩm này. Sản phẩm này trong thời kỳ bão hòa ở thị trường nội địa nhưng lại đang trong giai đoạn xâm nhập của thị trường nước sở tại. Giúp bảo vệ sở hữu trí tuệ sản phẩm: một công ty khi sang thị trường khác thì họ sẽ mang đến sản phẩm tốt nhất mà mình đang có. Trong đó những phát minh sáng chế sẽ được đón nhận tích cực hơn. 1 doanh nghiệp tuy có những phát minh, sang chế hay nhưng chưa đủ năng lực để áp dụng chúng thì họ sẽ làm bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước áp dụng những phát minh này và học hỏi theo. Học hỏi được những ý tưởng kinh doanh tốt và ưu việt, Tiếp cận công nghệ hiện đại hơn thông qua việc học hỏi và chuyển giao công nghệ. Các nguồn lực cần thiết có thể được bảo đảm. Tiếp cận với những công nghệ hiện đại, có điều kiện để học tập hơn. Nhu cầu sản phẩm tiềm năng lớn hơn. Thu nhập qua đầu tư: Các dự án đầu tư lớn có thể yêu cầu những thị trường toàn cầu để đáp ứng các chi tiêu cho tài sản cố định. Bảo vệ bản quyền yếu kém tại một số quốc gia dẫn đến các doanh nghiệp cần phải mở rộng ra nước ngoài nhanh chóng để ngăn chặn trước những người làm đồ nhái. Lợi thế quy mô (hay đường cong kinh nghiệm) Mở rộng quy mô hay các thị trường cho phép đạt được lợi thế quy mô trong sản xuất cũng như marketing, R&D hay phân phối. Có thể phân bổ chi phí trên cơ sở doanh thu lớn. Có thể làm tăng lợi nhuận trên từng đơn vị kinh doanh. Những lợi thế về vị trí: những thị trường chi phí thấp giúp việc phát triển lợi thế cạnh tranh bằng việc truy vấn tới: Nguyên liệu Giao thông vận tải Chi phí lao động thấp hơn Những khách hàng quan trọng Năng lượng Lợi thế cạnh tranh Quốc gia: lợi thế cạnh tranh quốc gia là sự khác biệt mang tính vượt trội trong môi trường kinh tế - xã hội làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế quốc tế và thiết lập các quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. THÁCH THỨC: Một là, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta. Hai là, với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Thách thức ở đây là đề ra được những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của doanh nghiêp, củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn. Tóm lại, phải tạo dựng được môi trường để quá trình chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực diễn ra một cách suôn sẻ, với chi phí thấp. Ba là, việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong TPP sẽ tạo ra những rào cản kỹ thuật (kể cả lao động và môi trường), quyền lợi của nhà đầu tư Bên cạnh đó, các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP đề cập đến tất cả nội dung như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật kinh doanh, đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gien và tri thức truyền thống Như vậy, các yêu cầu chặt chẽ về sở hữu trí tuệ đã là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia vi phạm bản quyền hàng đầu thế giới. Nếu như năm 2003, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về vi phạm bản quyền với tỉ lệ vi phạm bản quyền là 93%, đến năm 2011 tỉ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam tuy đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao với 81%, đứng hạng 22 trên thế giới. Bốn là, những vấn đề nội tại của kinh tế-xã hội tại Việt Nam như nhiều doanh nghiệp và người dân chưa quen việc tuân thủ các quy định của pháp luật cộng với sức ỳ của nền kinh tế. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường đã thay đổi hành vi kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, còn đó những doanh nghiệp nhà nước vẫn dựa vào các cơ quan chủ quản, việc kinh doanh theo cơ chế “xin-cho” và kém hiệu quả vẫn đang là vấn đề nổi bật trong khu vực doanh nghiệp này, trong khi đó quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước lại diễn ra một cách chậm chạp, dàn trải và thiếu đột phá Tất cả vấn đề này đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay khi Việt Nam chính thức tham gia vào TPP.  Năm là, rủi ro cho các sản phẩm không được thị trường chấp nhận gây tổn thất cho doanh nghiệp, điều này có thể khiến doanh nghiệp phá sản. THỊ TRƯỜNG HOA KỲ: Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ được phân thành hai nhóm: Nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0 Nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)). Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan. Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với Việt Nam trong ngành cà phê. Theo báo The Wall Streets Journal ngày 9/7/2007, ngành công nghiệp cà phê Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm sức ép đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam, gây trở ngại cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta. Hiện tại, ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê. Người ta dự kiến quá trình này sẽ làm tăng thêm ít nhất 1% chi phí xuất khẩu, tức là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn cà phê. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ. Về điều kiện sản xuất: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o30’ đến 23o 30’ vĩ độ Bắc, điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê một hương vị rất riêng, độc đáo. Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Về đất đai, Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha. Đặc biệt ở Buôn Mê Thuột có loại đất mà các nhà thám hiểm như Yersin, giám mục Cassaigne, linh mục Pierre Dourisboure đều nhận định là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc trồng cây cà phê. Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được. Về nhân công: Với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay thì có thể đảm bảo cho việc sản xuất cà phê hàng năm, đặc biệt là khi tới mùa thu hoạch. Người nông dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao, nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0,55 tấn/ ha, Châu Á là 0,77 tấn/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1,2 – 1,3 tấn/ ha. Từ năm 2000 đến nay, năng suất bình quân đạt trên 2 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê. Về lợi thế trong xuất khẩu: Nhà nước đã xây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó gạo cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số một. Vị trí đó được xuất phát từ lợi thế đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế do Đại Hội IX của Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu. Về chi phí: Chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 75 triệu vnđ/ha (theo vietrade protal.vn). Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng được giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới. Môi trường luật pháp - Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung. - Những yếu tố thuộc môi trường pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: + Một là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của chính nước mà tại đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nước, nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành. - Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại. - Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế xã hội. - Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: + Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế, phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,..), bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán. + Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn. + Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. + Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh; chính sách giá cả; luật thuế, lợi nhuận... 6. Môi trường chính trị - Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế. - Mặt khác, tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài. - Không có sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội. - Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động. 7. Những ảnh hưởng của địa hình - Vị trí địa lý của một quốc gia rất quan trọng, nó là một nhân tố giải thích mối quan hệ chính trị, thương mại của nước đó. Các mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty. Trong kiến thức kinh doanh tổng quát, các doanh nhân quốc tế cần phải biết nước đó nằm ở đâu, trong khu vực lân cận nào... - Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Chẳng hạn, đối tác lớn nhất và đứng thứ tư về giao dịch thương mại với Hoa Kỳ là Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Cả hai đều tiếp giáp với Hoa Kỳ. Việc giao hàng do vậy nhanh hơn, chi phí vận tải thấp hơn và hàng bán ra cũng hạ hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều công ty của Hoa Kỳ đặt nhà máy về phía tiếp giáp với Mê-hi-cô. Hoặc gần gũi về thị trường cũng là lý do giải thích cho việc Nhật Bản xuất khẩu hàng nhiều hơn vào khu vực các nước Đông Nam Á... - Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch nước cũng góp phần dẫn đến sự khác nhau về kinh tế, chính trị và cấu trúc xã hội, giữa các nước cũng như giữa các vùng trong một nước. Điều đó cũng đòi hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đối với vấn đề này. 8. Môi trường văn hóa và con người: - Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính... ở nhiều nơi, đặc biệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản, các công ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngoài do sử dụng văn hoá truyền thống dân tộc để quảng cáo. - Mỗi một nền văn hoá lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động con người. Các nhà quản lý càng biết nhiều về những thái độ và đức tin của con người bao nhiêu thì họ càng được chuẩn bị tốt hơn để hiểu tại sao người ta làm như vậy. - Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh và sở hữu bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạt động kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới. - Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. - Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo. - Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế. - Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm... Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. 9. Môi trường cạnh tranh Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gồm các nhóm nhân tố sau: Nhân tố thứ 1: Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tang Đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của công ty khác. Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của chính phủ và lựa chọn đúng đắn thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm. Nhân tố thứ 2: Khả năng của nhà cung cấp là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa nhà cung cấp với công ty ở mục đích sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, tăng chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty. Nhân tố thứ 3: Khả năng mặc cả của khách hàng (người mua). Khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng tốt hơn với cùng một mức giá. Nhân tố thứ 4: Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị trường của công ty. Các công ty cạnh tranh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hoá cao độ so với sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơn về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính. Nhân tố thứ 5: Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường. D. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ. I. CHIẾN LƯỢC MARKETING 1. Chiến lược sản phẩm: 1.1. Quyết định về lợi ích và nhãn hiệu sản phẩm cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam: Lợi ích của sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam thể hiện qua chất lượng hàng hóa. Chất lượng cà phê đặc biệt quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cà phê là: kích cỡ hạt, tỷ lệ hạt lỗi, độ ẩm, tạp chất. Nhận thức được điều này, trong những năm qua Tổng công ty cà phê Việt Nam đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu để có thể cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Điều này thể hiện ở kích cỡ hạt tăng lên, tỷ lệ hạt lỗi giảm, tình trạng hạt bị ẩm mốc giảm nhiều hơn so với các năm trước. Hiện nay sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty đã áp dụng một số tiêu chí theo tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2005 để phù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà phê Thế giới như hàm lượng ẩm không quá 12,5% và không dưới 8%, đo theo phương pháp ISO 6673; có màu sáng đẹp hơn, có mùi đặc trưng. Sản phẩm cà phê vối của Tổng công ty có hương vị thơm đậm, nước pha sẫm màu, vị béo bùi, hơi đắng rất được khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm cà phê chè có nhân nhỏ hơn tuy nhiên hương vị thơm mát, êm dịu, ít vị đắng chát, dễ uống, sau uống có cảm giác sảng khoái dễ chịu. Chất lượng tăng kéo theo sản lượng cà phê xuất khẩu vào các nước của Tổng công ty tăng lên. Đây là những cố gắng rất lớn của Tổng công ty để thực hiện tốt chiến lược sản phẩm của mình. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của Quốc tế. Nhiều lô hàng của VINACAFE đã bị trả lại do tỷ lệ lỗi của sản phẩm cao, chủ yếu do sản phẩm có nhiều tạp chất. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty trong việc xuất khẩu sản phẩm cà phê. Vì thế, Tổng công ty cần có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để hoàn thiện chính sách sản phẩm. 1.2. Quyết định về bao gói Bao bì sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty Quyết định về bao gói Bao bì sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty ngày càng được cải thiện về mẫu mã và chất lượng. Hiện nay, bao bì xuất khẩu cà phê của Tổng công ty là bao tải đay với kích cỡ trọng lượng 60kg/1bao. Loại bao tải này đảm bảo cho cà phê giữ được độ ẩm, màu sắc cũng như hương vị đặc trưng. Ngoài ra, trên bao bì có ghi rõ xuất xứ, loại sản phẩm, ngày đóng gói, trọng lượng một bao và biểu tượng, tên công ty (Viet Nam National Coffee Corporation). Việc ghi rõ các thông tin trên bao bì của Tổng công ty nhằm tác dụng làm cho sản phẩm của Tổng công ty khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ khác và giới thiệu cho các bạn hàng nhập khẩu sản phẩm của Tổng công ty biết được các thông tin sản phẩm. Qua đó, khách hàng sẽ có sự tin tưởng hơn đối với sản phẩm của Tổng công ty và sẽ khuyến khích các bạn hàng nhập khẩu sản phẩm cà phê của Tổng công ty. Điều đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng của Tổng công ty, sử dụng như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả và qua đó giải thích tại sao Tổng công ty cà phê Việt Nam lại có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 1.3. Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hóa Sản phẩm cà phê xuất khẩu: Hiện nay Sản phẩm của Tổng công ty chủ yếu là cà phê nhân, cà phê hòa tan và cà phê rang xay chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng xuất. Cơ cấu chủng loại sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam cụ thể như sau: - Cà phê nhân: + Cà phê nhân vối Robusta: đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty. Sản phẩm này đạt chất lượng tốt nhất trong toàn ngành. Cây cà phê chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên, nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho tạo ra cà phê thương phẩm có hương vị đậm đà thơm ngon hơn hẳn các nơi khác trong toàn quốc. Sản phẩm này rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. + Cà phê nhân chè Arabica: cà phê nhân chè được xuất khẩu ít hơn so với cà phê vối. Nguyên nhân do diện tích trồng cà phê của Tổng công ty chủ yếu ở Tây Nguyên mà điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên không thích hợp với trồng cà phê chè. + Cà phê tinh chế: Tổng công ty còn xuất khẩu sản phẩm cà phê rang xay. Tuy nhiên chất lượng loại cà phê này còn thấp, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì thế, Tổng công ty không tập trung vào xuất khẩu loại cà phê này. Việc Tổng công ty tập trung đầu tư đa dạng hóa các chủng loại, danh mục sản phẩm cà phê của mình có tác dụng làm tăng sự lựa chọn của khách hàng, tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của Tổng công ty với sản phẩm của các đối thủ khác. Từ đó, khuyến khích các bạn hàng quan tâm và nhập khẩu cà phê của Tổng công ty. - Qua các phân tích trên ta có thể thấy Tổng công ty cà phê Việt Nam đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Tổng công ty sử dụng các biến tạo sự khác biệt sau: - Về sản phẩm: sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty có sự khác biệt với các sản phẩm của các đối thủ khác như tính chất của sản phẩm cà phê là cà phê sơ chế, có màu sắc, mùi vị dặc trưng. - Ngoài ra, trên bao bì của cà phê xuất khẩu có ghi rõ tên công ty cũng như nguồn gốc sản phẩm, ngày đóng gói Điều này tạo sự tin cậy cho các khách hàng nhập khẩu cà phê của Tổng công ty. hình ảnh sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty trên bao bì có in logo và tên Tổng công ty (Viet Nam National Coffee Corporation). Chính các biến trên đã làm cho sản phẩm của Tổng công ty khác biệt với các sản phẩm của các đối thủ. Việc kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty chiếm cao nhất trong tổng kim ngạch của cả nước về xuất khẩu cà phê một phần cũng cho thấy Tổng công ty đã sử dụng thành công chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. 2. Chiến lược xúc tiến hỗ trợ: Tổng công ty cà phê Việt Nam đã sử dụng chiến lược xúc tiến hỗ trợ thông qua các hình thức sau: 2.1. Quảng cáo: Tổng công ty cà phê Việt Nam đã sử dụng hình thức quảng cáo để giới thiệu sản phẩm cà phê của mình đến các thị trường nhập khẩu cà phê. Mục tiêu mà Tổng công ty muốn hướng tới trong chiến lược quảng cáo là nhằm tạo nhận thức cho các bạn hàng và thuyết phục khách hàng về thuộc tính đặc trưng của sản phẩm cà phê của Tổng công ty. Các phương tiện quảng cáo mà Tổng công ty sử dụng là báo chí, tạp chí, truyền hình. Thông điệp quảng cáo của Tổng công ty là cà phê hương vị thiên nhiên (Natural Flavor). Điều này đảm bảo yêu cầu của một thông điệp quảng cáo là ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, độc đáo. Quảng cáo trên báo chí có ưu điểm là linh hoạt, kịp thời, bao quát được thị trường, được nhiều người chấp nhận và có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, phương tiện này có nhược điểm là thời gian tồn tại ngắn, lượng tái hiện kém, ít người đọc. Quảng cáo trên tạp chí có ưu điểm là địa bàn và công chúng chọn lọc, tin cậy và uy tín, quan hệ với người đọc lâu dài tuy nhiên thời gian chờ đợi lâu. Một phương tiện quảng cáo mà Tổng công ty sử dụng nữa là quảng cáo trên truyền hình. Ưu điểm của phương tiện này là khai thác được cả âm thanh và hình ảnh, đối tượng khán giả rộng và thuộc nhiều tầng lớp, khả năng truyền thông nhanh, thu hút mạnh sự chú ý. Có thể nói phương tiện quảng cáo trên truyền hình là cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong ba phương tiện này, phương tiện quảng cáo trên truyền hình là được Tổng công ty sử dụng ít nhất do chi phí cao Tổng công ty không đủ kinh phí, do những khó khăn trong môi trường cạnh tranh, môi trường chính trị. 2.2. Tuyên truyền - Tổng công ty sử dụng các hoat động sau để thực hiện hình tức tuyên truyền: Catalog cho khách hàng nước ngoài: catalog cung cấp đầy đủ các thông tin về hình ảnh sản phẩm, kích cỡ, số lượng, các tiêu chuẩn mặt hàng cà phê của Tổng công ty. - Tổng công ty có một tập san chuyên ngành cà phê cung cấp các thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Thông qua các hội thảo về cà phê trong và ngoài nước để giới thiệu về sản phẩm cà phê của Tổng công ty, nhất là các hội thảo ở nước ngoài. - Thông qua các gian hàng hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu về sản phẩm. Ví dụ như trong năm 2007, “tuần lễ văn hóa cà phê 2007” do UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức khai mạc tại Hà Nội, Tổng công ty cà phê Việt Nam cũng tham gia để giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm. Thông qua “tuần lễ văn hóa cà phê 2007”, Tổng công ty đã làm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước chú ý đến sản phẩm cà phê của Tổng công ty. Hoặc một ví dụ khác như vào ngày 03/03/2010, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty cà-phê Việt Nam (Vinacafe) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2010. Qua hội nghị, Tổng công ty đã giới thiệu đến các bạn hàng trong và ngoài nước các sản phẩm của mình. Đây là các hoạt động xúc tiến rất có hiệu quả. Nhờ đó mà sau năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Tổng công ty tăng lên rõ rệt. Qua kết quả xuất khẩu của Tổng công ty ta thấy các hình thức của chiến lược xúc tiến hỗ trợ đã được Tổng công ty sử dụng một cách có hiệu quả II. CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ KẾT LUẬN Việt Nam đang đứng trước cơ hội mang tính lịch sử trong việc hội nhập nền kinh tế quốc tế thông qua Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương – TTP đón nhận không ít cơ hội và kỳ vọng: Việc gia nhập TPP tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khấu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao do mở rộng được thị trường xuất khẩu. Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có điều kiện cân bằng cơ cấu nhập khẩu hàng hoá trong mối quan hệ giữa các khu vực thị trường. Quy tắc xuất xứ nội khối tạo nên sức ép, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nước thành viên để các nước cùng tận dụng được cơ hội tăng xuất khẩu vào TTP Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thực thi cam kết WTO và các FTA hiện tại, cam kết sâu rộng hơn trong TPP một mặt cho phép sử dụng các thành quả đã đạt được, mặt khác cũng tạo thêm sức ép đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo chương trình đã đề ra. Việc gia nhập TPP với các cam kết cao đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế sẽ có tác động tích cực đối với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Bên cạnh những cơ hội và kỳ vọng nêu trên, những thách thức cần được nhận diện rõ hơn trên mọi lĩnh vực. DANH SÁCH NHÓM 02 LỚP K10CQ2 TT HỌ VÀ TÊN SỰ ĐÓNG GÓP ĐIỂM KÝ XÁC NHẬN 1 Nguyễn Văn Nghĩa C 2 Lưu Đình Phê Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Tổng công ty Cà phê Việt Nam B 3 Đào Duy Phượng C 4 Nguyễn Duy Thiệp Phân tích môi trường hoạt động quốc tế, cơ hội – thách thức, chọn ra một thị trường quốc tế, phân tích các yếu tố nội tại hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh quốc tế. A 5 Vũ Anh Thư Phân tích các yếu tố nội tại hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh quốc tế. B 6 Phạm Thị Thu Thương Giới thiệu về công ty, phân tích môi trường hoạt động quốc tế, đặc điểm thị trường Mỹ; Tài liệu tham khảo A 7 Nguyễn Thị Thúy Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Tổng công ty Cà phê Việt Nam B 8 Nguyễn Thị Thủy A 9 Đoàn Như Trọng C 10 Nguyễn Tuấn Tú C 11 Vũ Anh Tùng (nhóm trưởng) Giới thiệu về công ty; phân tích môi trường hoạt động quốc tế; cơ hội – thách thức, phân tích các yếu tố nội tại hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh quốc tế; Tổng hợp bài. A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchien_luoc_kinh_doanh_quoc_te_tong_cong_ty_ca_phe_vietnam_3946.doc
Luận văn liên quan