Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng công ty cao su Việt Nam

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa. Mục lục Danh mục các chữ viết tắt. Danh mục các biểu bảng. Danh mục các hình vẽ. MỞ ĐẦU CHƯƠNG I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢCMARKETING XUẤT KHẨU 1. MARKETING XUẤT KHẨU 1.1 Marketing là gì ? 1.1.2. Marketing xuất khẩu là gì ? 1.2. CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU 1.2.1. Khái niệm về chiến lược Marketing 1.2.2 Chiến lược Marketing xuất khẩu 1.3 QUY TRÌNH CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU 1.3.1 Phân tích môi trường Marketing xuất khẩu 1.3.2 Phân tích khả năng xuất khẩu 1.3.3 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu : 1.3.4 Phát triển thị trường xuất khẩu mục tiêu 1.3.5 Lựa chọn phương thức xâm nhập cho thị trường xuất khẩu 1.3.6 Xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu hỗn hợp CHƯƠNG II CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 2.1.1 Vài nét về ngành cao su Việt Nam 2.1.2. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của TCTCSVN 2.1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003 2.1.4 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCTCSVN năm 2003 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ GIÁ CẢ CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 2.2.1. Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới 2.2.2. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới 2.2.3 Tình hình giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới trong thời gian qua 2.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG MARKETING XUẤT KHẪU SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN. 2.3.1. Môi trường vĩ mô 2.3.2. Môi trường vi mô 2.4. TỔNG KẾT SWOT CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 2.4.1. Điểm mạnh 2.4.2 Điểm yếu 2.4.3. Cơ hội 2.4.4 Nguy cơ 2.5. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG, CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU, ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 2.5.1 Phân khúc thị trường 2.5.2 Chọn thị trường mục tiêu 2.5.3 Khách hàng mục tiêu 2.5.4 Định vị sản phẩm 2.5.5. Xây dựng thương hiệu 2.6. CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN 2 6.1. Chiến lược sản phẩm cao su thiên nhiên xuất khẩu 2.6.2. Chiến lược giá cho sản phẩm cao su thiên nhiên xuất khẩu 2.6.3. Chiến lược phân phối sản phẩm cao su xuất khẩu 2.6.4. Chiến lược xúc tiến CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN 3. 1 . GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 3.1. 1. Phát triển các thị trường hiện tại: 3.1.2. Thâm nhập và mở rộng thị trường 3. 2. GIẢI PHÁP VỀ MARKETING MIX 3.2.1 Giải pháp về sản phẩm 3.2.2 Giải pháp về giá 3.2.3. Giải pháp về phân phối 3.2.4. Giải pháp về xúc tiến chiêu thị 3.3. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 3.3.1. Thực trạng bộ phận Marketing hiện nay: 3.3.2. Giải pháp tổ chức bộ phận Marketing: 3.3.3. Cơ cấu phòng Marketing 3.3.4 Nhiệm vụ của phòng Marketing 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 3.4.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty cao su Việt Nam 3.4.3. Kiến nghị đối với các công ty thành viên KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài: Marketing là một hoạt động không những cần thiết mà còn đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Ngày nay ở các nước phát triển và đang phát triển các nhà kinh doanh luôn đặt hoạt động marketing giữ vai trò trung tâm trong công ty. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam nói chung và Tổng công ty Cao Su Việt Nam (TCTCSVN) nói riêng, hoạt động Marketing vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam, cây cao su có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế quốc dân mà nó còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội. Mỗi nông trường cao su là một xã hội thu nhỏ với trường học, nhà thờ, chùa, bệnh viện, chợ Không những giải quyết việc làm cho một lượng lớn dân cư, giúp họ và gia đình ổn định cuộc sống mà còn mang ý nghĩa an ninh quốc phòng ở các vùng sâu vùng xa như vùng Núi, Tây Nguyên. Ngoài ra những rừng cao su bạt ngàn còn giúp bảo vệ môi trường, giữ đất chống sói mòn, lũ lụt Trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, những ngành thâm dụng lao động đang bị thu hẹp lại ở mức tối thiểu nhưng đặc điểm của ngành cao su, đặc biệt là cao su thiên nhiên thì vẫn phải sử dụng một lực lượng lao động thủ công rất lớn. Những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Aán độ đang có xu hướng thu hẹp diện tích. Ở những quốc gia này các đồn điền cao su thường phân tán, chủ yếu do các công ty tư nhân nắm giữ. Khả năng tập trung để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại có hạn chế, giá cả lao động bình quân lại cao nên cạnh tranh về giá trong tương lai ngày càng kém. Trong khi đó, ngành cao su Việt Nam đang trên đà phát triển. TCTCSVN đầu tư mở rộng diện tích cây trồng, tốc độ đầu tư năm 2003 so với năm 2002 tăng 17,3%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của cả tổng công ty đạt 33,5%. Giá cao su trên thị trường thế giới trong năm 2002 và 2003 tăng cao dẫn đến một số công ty thành viên đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn 50%. Từ thực tế trên, ngành cao su Việt Nam đang có lợi thế lớn trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong những năm vừa qua, các công ty thành viên đã có nhiều nỗ lực trong công tác mở rộng thị trường như: mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tham gia hội chợ, hội thảo về cao su; tiếp xúc trực tiếp với các tập đoàn, công ty tiêu thụ cao su nguyên liệu Việt Nam được xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung do kinh nghiệm trong marketing quốc tế còn yếu, năng lực tài chính hạn chế và các công ty thành viên chưa phối hợp tốt để có một chiến lược marketing cho toàn Ngành nên hiện nay công tác Marketing xuất khẩu cao su của Tổng Công Ty Cao Su còn rất yếu kém. Vì những lý do trên một nhu cầu bức xúc là cần có một chiến lược Marketing cho toàn Ngành cao su Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu cao su. Làm được điều này sẽ giúp cho các công ty thành viên thuận lợi trong mở rộng thị trường, tiếp cận trực tiếp được các công ty sử dụng nguyên liệu cao su hàng đầu trên thế giới, hạn chế phải xuất bán cho những công ty thương mại trung gian. Vì vậy, Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam cần phát huy thế mạnh đầu tàu, làm đầu mối tiếp cận với hiệp hội cao su thế giới, tăng cường giới thiệu sản phẩm cao su Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ cuối cùng ngày càng nhiều hơn Từ những nhận định trên, tác giả chọn đề tài : Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng công ty cao su Việt Nam. 2. Mục đích của đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng các lý thuyết về Marketing hiện đại tìm hiểu công tác Marketing xuất khẩu của TCTCSVN và một số công ty thành viên tiêu biểu. Trên lý luận và thực tiễn Marketing có được đánh giá khách quan từ đó đưa ra một số giải pháp xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN . Trong phạm vi đề tài những vấn đề nghiên cứu đặt ra như sau: ¾ Tóm tắt các kiến thức cơ bản về Marketing xuất khẩu, vị trí của ngành cao su trong nền kinh tế. ¾ Phân tích, đánh giá thực trạng Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN ¾ Định hướng chiến lược cho hoạt động Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN . ¾ Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thiên nhiên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tình hình Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN nói chung và thực trạng Marketing tại các công ty cao su thành viên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Một số nội dung chủ yếu nhất của Lý luận Marketing; nghiên cứu tài liệu và xem xét thực trạng Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN; khảo sát tình hình Marketing tại các CTCS thành viên từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của TCTCSVN . Luận văn này sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, nghiên cứu là chủ yếu, , đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp. 4. Kết cấu của luận văn: ¾ Chương 1 : Tổng quan lý thuyết chiến lược Marketing xuất khẩu ¾ Chương II : Chiến lược Marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thiên nhiên của Tổng công ty cao su Việt Nam ¾ Chương III : Giải pháp và kiến nghị về chiến lược marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thiên nhiên Để làm cơ sở cho việc phân tích, đề tài sử dụng số liệu tổng hợp chủ yếu từ Tổng CTCSVN, kết hợp số liệu cụ thể của các công ty cao su tiêu biểu là Cao su Dầu Tiếng, Đồng Nai, Đồng Phú, Lộc Ninh, Ngoài ra còn tham khảo thêm một số dữ liệu của các Website chuyên ngành cao su của thế giới và số liệu của Tổng Cục Thống kê, Bộ Thương mại, Bộ Nông Nghiệp

pdf81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7005 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng công ty cao su Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là thị trường bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khác. Ngoài những khách hàng quen biết cũ, công ty cần trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến chào hàng với các điều kiện về thanh toán, vận tải,bảo quản thích 57 hợp và ưu ái hơn các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường. Thực hiện nhanh chóng, gọn nhẹ vấn đề giao nhận cho khách hàng, đảm bảo chữ tín trong hợp đồng ký kết. -Đối với thị trrường EU, thị trường Mỹ: Đây là hai thị trường lớn đứng sau thị trường Châu Á nhưng lại là những thị trường tiềm năng vì khả năng cạnh tranh của Tổng công ty cao su tại hai thị trường này rất tốt từ chất lượng sản phẩm đến giá bán. Tuy nhiên việc phân phối còn chưa hiệu quả. Việc tiếp cận với các khách hàng tại những thị trường này chưa tốt do các điều kiện về kho bãi, thời gian giao hàng, yêu cầu về số lượng… còn chưa đảm bảo tin cậy cho khách hàng. -Đối với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực: Tổng công ty cần tạo sản phẩm đặc trưng về chất lượng cao, đáp ứng được cả các yêu cầu về cao su cho các thị trường cao cấp, mẫu mã bao bì của sản phẩm phải đẹp, bảo quản tốt sản phẩm, gây ấn tượng tốt nơi khách hàng. Để giảm giá cả sản phẩm xuất khẩu, công ty cần giảm hơn nữa tỉ lệ tiêu hao nguyên liệu, cải tiến trang thiết bị để bảo quản nguyên liệu thô được lâu hơn, chống trộm cắp thất thoát mủ thô tại các nông trường. Xây dựng các nhà máy chế biến gần các nguồn nguyên liệu, tránh đầu tư tràn làn không hiệu quả, tạo gánh nặng chi phí khấu hao và lãi từ nguồn vốn đầu tư. 3.1.2. Thâm nhập và mở rộng thị trường Ngoài những thị trường trên, mục tiêu của công ty là thâm nhập và mở rộng thị trường Mỹ, Canada và các nước EU. Đây là những thị trường khó tính nhưng lại là thị trường tiềm năng. Mục tiêu của công ty là thâm nhập sâu vào những thị trường này, đặc biệt những khách hàng mục tiêu là các công ty tiêu thụ trực tiếp, tránh bỏ các trung gian thương mại, tập trung vào tiêu chuẩn chất lượng và giá cả cạnh tranh hơn các đối thủ. Để làm được điều này, công ty cần từng bước thực hiện: + Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất những sản phẩm theo tiêu chuẩn và những đòi hỏi riêng của các khúc thị trường này. + Thực hiện tiếp cận với các khách hàng mới thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế của các công ty sản xuất có sử dụng nguyên liêu cao su. Dùng các cách tiếp cận thông thường như gửi thư, điện thoại và sắp xếp để giới thiệu sản phẩm trực tiếp. + Thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường mục tiêu, tuyển dụng các đại diện thương mại là người bản địa để có thể tiếp cận với các khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn. + Không ngừng cải tiến đổi mới, luôn luôn chấp nhận thay đổi từ cách quản lý chức năng sang quản lý theo đơn vị chiến lược, đổi mới cơ cấu sản phẩm vì với một thị trường mới mở ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty phải chấp 58 nhận những xu hướng mới sẽ mở ra cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc thâm nhập và mở rộng thị trường là xu thế bắt buộc mà không chỉ riêng Tổng công ty cao su mà tất cả các công ty khác cũng đều phải thực hiện nếu muốn công tồn tại và phát triển. Việc tự hài lòng với những khách hàng đang có cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đi thụt lùi. Vì vậy việc thâm nhập thị trường mới và mớ rộng những thị trường đang có là điều cần thiết và bắt buộc mà Tổng công ty cần thực hiện. 3. 2. GIẢI PHÁP VỀ MARKETING MIX 3.2.1 Giải pháp về sản phẩm Để tồn tại và khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, Tổng công ty phải ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm cao su ngay từ khâu chọn giống, đến khai thác và xử lý các nguyên liệu thô để làm ra sản phẩm. *Về chọn giống, đây là khâu đầu tiên và cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu thô. Hiện nay Tổng công ty đang chọn các giống cây như PB 235, GT1, RRI V2, RRI V4… Các vườn cây kiến thiết cần được qui hoạch hợp lý, lựa chọn những vùng thổ nhưỡng tốt kết hợp với giống tốt mới tạo ra được mủ cao su có chất lượng cao. Các vườn cây khai thác phải được chăm sóc, bón phân định kỳ, phun thuốc để tránh các bệnh về mặt cắt, bệnh phấn trắng rụng lá làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ. thực hiện các qui trình cạo mủ hợp lý để đạt sản lượng cao nhất. *Về giai đoạn vận chuyển mủ cao su về nhà máy cần phải rút ngắn thời gian. Hiện nay, mủ cao su từ các nông trường sau khi cạo được tập trung lại và vận chuyển bằng xe kéo từ những thùng chứa nhỏ về nơi tập trung, rồi dùng xe bồn chở lượng mủ này về các nhà máy. Lượng amoniac được các công nhân khai thác cho vào hoàn toàn do cảm tính vì vậy chất lượng cao su khi đưa về nhà máy cũng không đồng đều, các mẻ cao su tạo ra tính ổn định sẽ không cao, gây khó khăn cho quá trình chế ở công đoạn sau và giảm chất lượng cao su. *Trong sản xuất, phải luôn tuân thủ đúng những quy định về xử lý nguyên liệu đối với sản xuất các sản phẩm SVR CV 5, SVR CV 10, SVR 5, SVR 10, SVR 20….như đánh đông, cán kéo, cắt, bơm rửa, sấy khô thành cốm và ép thành từng cục một tấn và được đóng trong kiện gỗ. Hiện nay Tổng công ty thường đóng kiện theo yêu cầu của khách hàng, đối với khách hàng EU và Mỹ lại thích mỗi kiện là 100 kg và không cần phải đóng mỗi tấn trong kiện gỗ. Vì vậy hiện nay công ty thường sản xuất kích thước tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. Đối với cao su latex qui trình khai thác phải nghiêm ngặt, chất lượng cao su được đưa về nhà máy đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn, sản phẩm sau khi ly tâm tách nước phải được bơm amoniac và khuấy đều để bảo quản nên khá tốn kém, máy móc để sản xuất cao su latex phải đầu tư nhiều nên việc mở rộng sản xuất loại sản phẩm này cần phải được cân nhắc hơn. 59 *Về chất lượng sản phẩm, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả và chất lượng sản phẩm ổn định. Tổng công ty cần đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, vừa giảm bớt thời gian sản xuất vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng đều hơn. Hiện nay cao su Việt Nam được sản xuất theo Tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn cao su thế giới nhưng cũng thường xuyên được điều chỉnh theo các yêu cầu riêng của khách hàng.Tổng công ty phấn đấu đến năm 2010 thì 100% các đơn vị thành viên đạt tiêu chuẩn về quản lý hệ thống chất lượng theo ISO 9000 và một số đơn vị đầu ngành đạt tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000. Nói đến chiến lược sản phẩm không thể không đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân. Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời có một đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề thì Tổng công ty phải có kế hoạch tuyển dụng, thường xuyên bồi dưỡng và tạo điều kiện để đội ngũ này được phát triển. Đây là việc làm quan trọng và mang tính chiến lược cao. * Về bao bì đóng gói, trước đây do quan niệm cao su nguyên liệu là sản phẩm thô nên bao bì đóng gói thường rất đơn giản nhưng với xu hướng hiện nay bao bì phải đạt các yêu cầu sau: Phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc của bao bì, bảo vệ được sản phẩm trong quá trình bốc xếp, bảo quản, vận chuyển. Bao bì phải có tính thẩm mỹ cao, hình dáng không những thuận tiện trong vận chuyển mà còn phải đẹp mắt. Bao bì còn phải phản ánh đầy đủ các thông tin chủ yếu về sản phẩm cao su như quá trình chế biến, thành phần, các chất phụ gia, cách bảo quản, trọng lượng…Việc thiết kế nhãn hiệu cũng cần đơn giản, dễ nhớ, mang ý nghĩa. Ngoài ra đối với một số thị trường có yêu cầu cao về bảo vệ môi trường như Châu Aâu thì việc sử dụng bao bì bằng gổ như hiện nay đã khiến khách hàng phải tốn chi phí rất lớn để tiêu hủy phần bao bì này. Tổng công ty Cao Su nên có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, lựa chọn các vật liệu thích hợp làm bao bì vừa bảo quản được chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển nhưng giảm được chi phí tiêu hủy bao bì cho khách hàng. Nói tóm lại ta thấy rằng sản phẩm đạt chất lượng là điều kiện quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu, sản phẩm đó phải được hoàn thiện một cách liên tục mới có khả năng duy trì sự trung thành của khách hàng cũng như thu hút khách hàng mới. Các doanh nghiệp trong ngành cao su cần lắng nghe ý kiến và học hỏi từ khách hàng để biết được những hạn chế trong sản phẩm của mình nhằm tìm cách cải tiến sản phẩm. Ngoài ra nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng là một cách giúp cải tiến sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của người tiêu dùng. 3.2.2 Giải pháp về giá Giá cả là một trong những công cụ thực hiện chiến lược Marketing. Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng phát triển, người tiêu dùng ngày càng quan 60 tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm nhưng đồng thời cũng quan tâm không ít đến giá cả sản phẩm. Đối với một sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu thì việc hoạch định chiến lược giá hết sức quan trọng và mang ý nghĩa cho việc tồn tại của công ty. Hiện tại, Tổng công ty đang định giá theo chi phí sản xuất là một phương pháp định giá tốt nhưng cần linh động, uyển chuyển hơn đối với từng loại sản phẩm. Hơn nữa giá thành của Tổng công ty so với các nước xuất khẩu cao su như Thái Lan, Indonesia, Malaysia còn quá cao do năng suất cao su của ta còn thấp, chỉ đạt gần 1,5 tấn/ha, trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia xấp xỉ 2 tấn/ha. Ngoài ra giá thành của ta còn phải gánh chịu chi phí quản lý quá cao do bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí đầu tư máy móc thiết bị quá lớn. Về giá xuất khẩu, hiện nay Tổng công ty vẫn bán theo giá FOB (free on board).Trong tương lai công ty sẽ chủ động tìm khách hàng, chủ động tìm thị trường và mức giá xuất khẩu sẽ là CIF, gồm giá FOB + I + F (I là Phí bảo hiểm và F là cước vận chuyển). Với mức giá này, không những sẽ thu được nhiều ngoại tệ hơn mà còn góp phần đẩy GDP trong nước lên cao, thúc đẩy rất nhiều ngành có liên quan phát triển. Phương thức thanh toán cho các hợp đồng ngoại thương: tùy thuộc vào tình hình thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu và giá trị lô hàng mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. - Phương thức thanh toán tín dụng thư L/C : Tuỳ vào mức độ hiểu biết về khả năng thanh toán của khách hàng mà ta chọn L/C cho phù hợp. Đối với những khách hàng mới nên lựa chọn L/C không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng để đảm bảo người mua sẽ thanh toán tiền hàng cho người bán. - Phương thức thanh toán bằng điện báo (TT: Telegraphic Transfer) sẽ được áp dụng cho những khách hàng thân thuộc tại các thị trường truyền thống. Ngoài ra cũng có thể áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ hoặc nhờ thu trả tiền trao chứng từ. Về chọn đồng tiền thanh toán: Tổng công ty cao su cần phải thường xuyên nghiên cứu dự báo tăng giảm các loại ngoại tệ phổ biến trong thanh toán như JPY, GBP, EUR… so sánh với USD để chọn được đồng tiền thanh toán cho phù hợp. Nếu biết dự đoán sự biến động của các loại ngoại tệ này để chọn đồng tiền thanh toán tối ưu, sẽ mang lại hiệu quả tăng thêm ngoài hiệu quả do sản xuất kinh doanh đem lại. 3.2.3. Giải pháp về phân phối Giải pháp phân phối cho sản phẩm cao su xuất khẩu là xác định phương pháp và kênh phân phối để chuyển sản phẩm đến người tiêu thụ. Vấn đề khó khăn ở đây là phải tìm ra được cách phân phối cho phù hợp, có hiệu quả trong điều kiện về khả năng tài chính và các tiềm lực hiện có của Tổng công ty. 61 Nói đến phân phối không chỉ là giai đoạn đưa thành phẩm đến tay người mua mà còn phải tập trung có chiều sâu vào những vùng sản xuất cao su nguyên liệu trọng điểm, xây dựng hệ thống cơ sở chế biến, kho tàng bảo quản để chủ động tạo chân hàng ổn định gắn sản xuất với lưu thông, tránh tình trạng ký hợp đồng xong mới đi thu gom hàng. Phải từng bước mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối mới, trên cơ sở giữ vững và phát triển các kênh phân phối hiện có. Để giữ uy tín, Tổng công ty cao su cần thực hiện giao hàng xuất khẩu đúng thời hạn, tránh những khoản bồi thường do giao hàng chậm làm vỡ kế hoạch sản xuất hay kế hoạch phân phối của người tiêu thụ. Về phương thức phân phối : -Đối với phương án phân phối qua trung gian: vẫn nên duy trì áp dụng tại những thị trường truyền thống, những khách hàng quen thuộc -Đối với phương án phân phối trực tiế: sẽ là phương án được áp dụng chủ yếu tại những thị trường mục tiêu mới. Để thực hiện phân phối trực tiếp, Tổng công ty nên: • Đặt văn phòng đại diện với kho bãi, trụ sở làm việc tại nước ngoài làm công tác Marketing, tiếp cận khách hàng, ký kết hợp đồng, các dịch vụ gắn liền với sản phẩm. Ưu điểm của văn phòng đại diện là giá bán sẽ thấp hơn nhà phân phối, kiểm soát được thị trường nước ngoài nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao, rủi ro nhiều, phải dự đoán được nhu cầu tiềm năng trong tương lai, tình hình chính trị tại nước sở tại phải ổn định, luật pháp phải rõ ràng mới mở văn phòng đại diện. • Các đại lý ở nước ngoài: phương pháp này tận dụng được kinh nghiệm của các doanh nghiệp địa phương, từ đó tìm hiểu được về thị trường xuất khẩu. Chi phí xâm nhập thị trường thấp. Tuy nhiên nó lại có hạn chế là các đại lý có thể sẽ phân phối cho nhiều nhà sản xuất cao su và điều này đôi khi lại là bất lợi cho ta. Tóm lại, muốn hoà nhập vào thị trường thế giới thì phải tìm cách tiếp cận đến thị trường một cách trực tiếp. Chỉ khi tham gia vào thị trường thì mới hiểu các nhu cầu của thị trường để từ đó tìm ra được những phương thức phân phối thích hợp nhất và hiệu quả nhất. 3.2.4. Giải pháp về xúc tiến chiêu thị Quảng cáo và khuyến mãi là công cụ quan trọng và có hiệu quả trong hoạt động Marketing. Mục đích là làm cho cung và cầu gặp nhau, giúp cho bán hàng thuận lợi hơn. Nó tăng cường, hỗ trợ cho các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối. Một chương trình quảng cáo thành công sẽ làm cho doanh số bán tăng lên, lợi nhuận tăng lên, thị phần sẽ tăng lên...Nhưng để một chương trình quảng cáo 62 thành công, nó đòi hỏi chi phí rất nhiều và càng nhiều hơn cho việc quảng cáo ở thị trường nước ngoài. Thời gian qua chi phí cho hoạt động quảng cáo khuyến mãi của hàng nông sản xuất khẩu nói chung và của cao su xuất khẩu nói riêng còn rất thấp. Chỉ chiếm khoảng 0.12% đến 0.15% trong tổng doanh thu, mức chi phí này quá thấp. Quảng cáo và khuyến mãi không chưa đủ, Tổng công ty còn cần phải đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi sau khi đã thực hiện. Việc đánh giá này rất cần thiết vì nó sẽ cho thấy mức độ ưa thích và quan tâm của khách hàng đối với công cụ khuyến mãi mà công ty đã lựa chọn tại một thị trường muc tiêu nào đó. * Về quảng cáo: Hiện tại, công ty chưa thể quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước cũng như ở nước ngoài do sản phẩm đặc thù phục vụ cho sản xuất, nên tận dụng các phương tiện quảng cáo chi phí thấp hơn như giới thiệu công ty và sản phẩm trên các báo chí, tạp chí trong nước và nước ngoài; gởi thư chào hàng đến các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nguyên liệu cao su... Tổng công ty nên sử dụng Brochure, Catalogue với nội dung giới thiệu về các công ty thành viên, giới thiệu các ưu điểm nổi bật của sản phẩm, những yếu tố kỹ thuật nào làm cho sản phẩm có chất lượng vượt trội hơn. Ngoài ra còn in danh sách các công ty khách hàng lớn trên khắp thế giới hiện đang tiêu thụ sản phẩm cao su của Tổng công ty. * Về khuyến mãi, chiêu thị: Đối với khách hàng mua với số lượng lớn, công ty nên thực hiện chiết khấu bán hàng, chiết khấu thương mại, có những ưu đãi về điều khoản thanh toán… Vấn đề bức xúc của Tổng công ty là chưa có một ngân sách nào dành cho việc quảng cáo chiêu thị. Công ty phải xây dựng cho mình một ngân sách rõ ràng, hợp lý để phục vụ cho công tác quảng cáo chiêu thị. * Hội chợ triển lãm, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại Tham gia các hội chợ triển lãm về mặt hàng cùng ngành trong nước và quốc tế, tạo điều kiện để khách hàng đến với Tổng công ty trong thời gian sớm nhất.Tuy nhiên cần phải chọn đúng sản phẩm tham gia đúng hội chợ thì mới đạt hiệu quả cao nhất. 3.3. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 3.3.1. Thực trạng bộ phận Marketing hiện nay: Hiện tại, Tổng công ty chưa có bộ phận Marketing cho hoạt động xuất khẩu riêng biệt (hoạt động độc lập với các phòng ban khác) mà nó chỉ hoạt động dưới quyền điều khiển của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhìn chung, công việc Marketing xuất khẩu chưa được xác định rõ ràng, còn có sự lẫn lộn giữa nhiệm vụ 63 Marketing với các nhiệm vụ kinh doanh khác, nên hoạt động không có hiệu quả cao. Những khó khăn mà hoạt động Marketing xuất khẩu gặp phải: - Do mọi hoạt động đều theo sự chỉ đạo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nên đã gây khó khăn cho phòng Marketing trong việc theo sát thị trường, vì thị trường thì biến động liên tục, còn hoạt động kinh doanh lại thực hiện trong thời gian nhất định. Do đó, nếu phòng Marketing hoạt động theo phòng kinh doanh thì không theo sát thị trường. - Do chịu sự quản lý của phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu nên bộ phận hoạt động Marketing xuất khẩu rất thụ động, chỉ hoạt động theo những chỉ đạo tức thời của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đề ra chứ không linh hoạt đề ra phương hữu hiệu giúp công ty hoạt động tốt hơn. 3.3.2. Giải pháp tổ chức bộ phận Marketing: Lý do phải tổ chức: - Hiện tại, công ty đang trong giai đoạn mở rông thị trường và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, do đó, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu không thể đảm bảo được công tác Marketing một cách hoàn thiện mà phải có bộ phận Marketing chuyên về hoạt động Marketing xuất khẩu nhằm làm nhiệm vụ đầu tàu giới thiệu sản phẩm cao su không chỉ của Tổng công ty mà còn của các đơn vị thành viên ra thị trường thế giới. -Tổng Công ty cao su luôn phải đối đầu với các đối thủ xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, trong khi đó ta lại chưa có một chiến lược Marketing quốc tế một cách rõ ràng, chủ yếu thụ động chờ đơn hàng từ khách hàng hoặc tiếp xúc với các khách hàng một cách tẻ nhạt, không hấp dẫn. -Cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty còn coi nhẹ vai trò của phòng Marketing nên cần phải tổ chức bộ phận Marketing như là một bộ phận độc lập, ngang hàng với các bộ phận khác và xem nó là mục tiêu sống còn cho hoạt động của công ty. 3.3.3Cơ cấu phòng Marketing Cơ cấu phòng Marketing được trình bày ở phụ lục 9 3.3.4. Nhiệm vụ của phòng Marketing Nhiệm vụ của phòng Marketing bao gồm: -Nghiên cứu thị trường. -Đề xuất giá cả. -Nghiên cứu và phát triển sản phẩm. -Quảng cáo khuyến mãi. Trong đó nhiệm vụ của các thành viên trong phòng Marketing như sau: 64 + Trưởng phòng Marketing chỉ đạo hoạt động các nhân viên trong tổ, giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động Marketing, tham khảo ý kiến các tổ viên và đề xuất chiến lược Marketing với lãnh đạo cấp trên để đưa ra quyết định cuối cùng. + Nhân viên nghiên cứu thị trường có nhiệm vụ thu thập các thông tin liên quan đến các thị trường mục tiêu, theo dõi những biến động của thị trường, xử lý các thông tin nhằm dự báo về thị trường trong tương lai, đề xuất kiến nghị với ban lãnh đạo. + Nhân viên đảm trách việc nghiên cứu giá cả có nhiệm vụ thu thập thông tin về giá cả tại thị trường mục tiêu, so sánh với giá thế giới và giá sản phẩm của công ty. Phân tích nhằm đi tìm cơ sở các mức giá dự kiến và đề xuất các chiến lược giá riêng biệt cho từng thị trường mục tiêu, từng loại sản phẩm. + Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm có nhiệm vụ đánh giá sự thích ứng của sản phẩm trên thị trường, cải tiến sản phẩm, đề xuất sáng tạo sản phẩm mới, xây dựng chính sách, mặt hàng hợp lý. + Nhân viên phụ trách hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và đánh giá tác dụng cùa các chiến lược này. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước • Về khuyến khích đầu tư : Hiện nay các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong đó có cao su chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế. Điều này có nghĩa là chúng ta đã để mất đi một khoản ngoại tệ cho đất nước. Để nâng cao hiệu quả và đủ sức cạnh tranh về mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm cao su nói riêng thì Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ chỉ xuất khẩu hầu hết là sản phẩm cao su thô qua sơ chế sang xuất khẩu các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu cao su. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hấp dẫn vào các lĩnh vực chế biến sản phẩm cao su hoặc các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu cao su sẵn có tại Việt Nam như miễn giảm thuế đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu cho máy móc thiết bị của ngành cao su. Có các ưu đãi thật đặc biệt cho đầu tư xây dựng các nhà máy tại các nông trường cao su ở vùng sâu và vùng xa. Đối với các nông trường trồng và khai thác cao su ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, các nông trường cao su với các vườn cây kiến thiết cơ bản ở các vùng xa còn nhiều khó khăn, đề nghị nhà nước cho hưởng các ưu đãi đầu tư như miễn giảm các nghĩa vụ đối với ngân sách, các chính sách về cho vay ưu đãi… 65 • Về các chính sách thuế : Miễn thuế nhập khẩu vật tư, hoá chất cho ngành công nghiệp chế biến cao su để giảm giá thành, nâng cao mức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cần hạn chế nhập khẩu các sản phẩm sử dụng cao su nguyên liệu đối với những sản phẩm đã sản xuất được trong nước thông qua chính sách thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu… để khuyến khích ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu cao su trong nước. • Về chính sách khác : Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để thu hút cán bộ có năng lực về làm tại các công ty cao su cũng như các nông trường cao su. Thời gian vừa qua có sự chảy máu chất xám từ các doanh nghiệp nhà nước sang các công ty liên doanh và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài do các doanh nghiệp nhà nước chưa có những chính sách đãi ngộ đặc biệt trong đó có Tổng công ty cao su. Các cán bộ kỹ thuật có trình độ, các cán bộ quản lý có năng lực cần phải được hỗ trợ, động viên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần vì đây chính là những hạt nhân giúp cho sự thành công của một doanh nghiệp. Các nông trường cao su chính là một xã hội thu nhỏ vì vậy nhà nước cần có những chính sách phát triển các cộng đồng này về y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống xã hội như đường giao thông, điện, nước, qui hoạch khu dân cư, các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân và gia đình tại các nông trừơng. Cho phép xây dựng nhà văn hoá, chùa, nhà thờ… phát triển đời sống tinh thần. Tổ chức tốt các công tác an ninh, bảo vệ tại các nông trường, kết hợp tăng cường công tác an ninh quốc phòng tại các nông trường gần biên giới. Tình hình mủ thô xuất qua biên giới vẫn còn khá phổ biến, gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý sản phẩm cao su. Do đó đề nghị Chính Phủ sớm nghiên cứu biện pháp hạn chế lượng mủ thô xuất qua mậu biên. Nếu phải áp dụng phương thức phụ thu thì mức phụ thu cần được xác định ở mức cao, đồng thời kèm theo mức giá bán tối thiểu, để tính toán mức phụ thu sát với tình hình thực tế, tạo điều kiện cho ngân sách không bị thất thu, đồng thời ngăn chặn tình trạng xuất mậu biên như hiện nay. Chính phủ cần hỗ trợ Marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thông qua các cơ quan ngoại giao, các chương trình xúc tiến thương mại cấp chính phủ, giới thiệu về các ngành công nghiệp Việt Nam trong đó có ngành cao su. 3.4.3. Kiến nghị đối với Tổng công ty cao su Việt Nam Tổ chức lại hệ thống các công ty thành viên trong Tổng công ty theo hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của chính phủ. Tích cực thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên làm ăn có lãi. Chỉnh đốn lại các công ty làm ăn thua lỗ, tránh tình trạng bao cấp, bù trừ “giật gấu, vá vai”. Thực hiện giao khoán các vườn cây, nhà máy cho người lao động. 66 Cần có kế hoạch rút ngắn chu kỳ kinh doanh xuống còn 20 năm (qui trình kỹ thuật cây cao su năm 1997 là 25 năm). Số cây đưa vào dự kiến phải đạt lớn hơn 75% cây có vòng thân lớn hơn 50 cm đo cách mặt đất 1,2m, độ vỏ dày hơn 6mm và số cây đưa vào khai thác phải đạt lớn hơn 450 cây/ ha. Năng suất bình quân suốt chu kỳ : -Vùng Miền Đông Nam Bộ : 2 tấn/ ha /năm -Vùng Tây Nguyên : 1,6-1,7 tấn/ ha/ năm -Vùng Duyên Hải Miền Trung- Khu bốn cũ : 1,5 tấn/ ha/ năm. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đã được chính phủ phê duyệt, mở thêm các văn phòng đại diện ngoài Mỹ, Trung quốc, Singapore, Đài Loan… Đẩy nhanh tốc độ triển khai việc giải ngân nguồn vốn vay AFD (nguồn vốn AFD được chính phủ Pháp cam kết tài trợ 35 triệu EUR, đến nay chỉ mới giải ngân 15 triệu EUR). Tích cực hoàn chỉnh thủ tục chuyển vốn vay AFD xuống địa bàn các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Đăng ký với ngân hàng thế giới để được tài trợ vốn vay trong các chương trình khuyến nông thuộc dự án đa dạng hoá nông nghiệp của Ngân hàng thế giới. Thực hiện chức năng đầu tàu trong công tác marketing xuất khẩu cho ngành cao su trên thị trường thị giới. Tiếp tục củng cố và phát triển Hiệp hội cao su hơn nữa (mới thành lập tháng 7/2004) . Tham gia vào hiệp hội cao su trong khu vực để có cái nhìn tổng thể về thị trường cao su trên thế giới, thực hiện qũi dự phòng cho giá cao su. Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Tổng công ty cao su Việt Nam trong thời gian qua đã chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và chưa thật sự quan tâm đến công tác xây dựng hình ảnh thương hiệu. Khi thâm nhập thị trường quốc tế thì thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia, cần tiến hành ngay công tác đăng ký thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài và cả ở thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp sắp hướng tới để tránh trường hợp thương hiệu bị đánh cắp. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu, giỏi về kinh doanh, hiểu biết về sản phẩm và có kiến thức về sở hữu công nghiệp, có óc thẩm mỹ trong thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm, không ngừng bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu. 3.4.3. Kiến nghị đối với các công ty thành viên Các công ty thành viên cần tổ chức khai thác vườn cây kinh doanh một cách hiệu quả nhất để thu năng suất cao nhất. Chú ý theo dõi về thời tiết để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo khai thác với sản lượng cao nhất. Tăng cường các biện pháp quản lý qui trình kỹ thuật, nhất là kỹ thuật khai thác, đảm bảo cạo đúng độ sâu, phấn đấu giảm thấp các lỗi cạo phạm, quản lý 67 chặt chẽ tỷ lệ hao dăm, khắc phục triệt để hiện tượng cạo cạn. Mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại như quản lý theo quá trình, đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9000, SA 8000, 5 sigma, TQM, quản lý tích hợp… Chuẩn bị tốt các khâu khai hoang, xây dựng vừơn cây, đảm bảo cây giống về mặt số lượng cũng như chất lượng để nâng cao chất lượng vườn cây trồng mới. Công tác phân hạng đất phải được thực hiện triệt để, kiên quyết không trồng cao su trên diện tích đất không đạt tiêu chuẩn, trên các vùng sinh thái không thuận lợi cho phát triển cây cao su Tình hình mất cắp mủ tại các lô vẫn còn trầm trọng, chưa được khắc phục triệt để, đòi hỏi các công ty thành viên cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để có biện pháp bảo vệ quyết liệt hơn nữa để đảm bảo sản lượng thu hoạch cao nhất. Phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng và đầu tư hơn nữa. Con người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, do đó cần nâng cao nhận thức và năng lực của từng nhân viên trong doanh nghiệp. -Đối với bộ phận quản lýù: đây là lực lượng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong doanh nghiệp nhưng lại nắm giữ sự thành bại của doanh nghiệp. Lực lượng này phải có trình độ, năng lực và tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố thâm niên, cọ sát thực tế. Các doanh nghiệp thành viên nên trẻ hoá đội ngũ này. Thời gian qua do quá coi trọng yếu tố thâm niên, các yếu tố chính trị khác nên năng lực bộ phận quản lý chưa theo kịp yêu cầu đòi hỏi của thị trường, công tác quản lý còn lỏng lẻo, theo cảm tính. Việc chỉnh đốn lại nguồn nhân lực phải bắt đầu từ bộ phận này thì doanh nghiệp mới phát triển được. -Đối với các cán bộ kỹ thuật và cán bộ nghiên cứu: đây là bộ phận trung gian giữa bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất. Lực lượng trí thức này sẽ xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ cho bộ phận quản lý về đổi mới sản phẩm, theo kịp thị trường hay dẫn trước thị trường. Doanh nghiệp cần có những chính sách thu hút nhân tài không chỉ về vấn đề vật chất mà còn tạo được sự đam mê, đánh giá cao những đóng góp cống hiến cho ngành. Khuyến khích sáng tạo, động viên và tin tưởng những cán bộ trẻ có năng lực để họ yên tâm và tự tin phát triển sự nghiệp tại doanh nghiệp. -Đối với lực lượng công nhân: đây là lực lượng trực tiếp sản xuất, cần nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức lao động hơn nữa. Khuyến khích gia tăng sản xuất bằng thu nhập,tạo cơ hội đào tạo tại chỗ, nâng đỡ cho những người thật sự muốn vươn lên. Thực hiện xây dựng hình ảnh thương hiệu cao su của đơn vị (như trường hợp công ty cao su Bình Long đã làm). Phát huy tối đa những đặc điểm riêng có của đơn vị, tăng cường uy tín về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng, góp phần củng cố cho thương hiệu cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. QUANG BÌNH (2002), Xuất khẩu cao su mừng và tiếc, Báo Thương mại số 21 tháng 7/2002, Hà Nội 2. Bộ Ngoại Thương, Xu hướng phát triển cơ bản của thị trường cao su thế giới, Báo Ngoại thương số 15, 16 tháng 5 và tháng 6/2002, Hà Nội. 3. GSTS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP/ PHẠM VĂN NAM/ GSTS HỒ ĐỨC HÙNG (1998), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. GARRY D.SMITH/ DANNY R.ARNOLD/ BOBY G.BIZZEL (1997), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. TS BÙI LÊ HÀ, TS NGUYỄN ĐÔNG PHONG (2000), Đồ án Marketing quốc tế, Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. THẠCH MỸ HẠNH (2004), Vận hội mới, triển vọng tốt đẹp của ngành cao su Việt Nam xuất khẩu, Báo Ngoại thương số 6 tháng 2/2004, Hà Nội. 7. MICHEL HAMMER, JAMES CHAMPY(1996), Tái lập doanh nghiệp, Vũ Tiến Phúc dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 8. GSTS HỒ ĐỨC HÙNG (2003), Quản Trị Marketing, Tài liệu giảng dạy, Đại học Kinh Tế Tp. HCM 9. MICHEAL E.POTTER (2003), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 10. PHILIP KOTLER (2000), Những Nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. PHILIP KOTLER (1997), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. PHILIP KOTLER (2003), Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 69 13. PETER F. DRUCKER (2003), Những thách thức của Quản lý trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. HỒNG PHỐI (2003), Liệu công nghiệp cao su có phát triển sau hội nhập, Báo công nghiệp số 22 tháng 12/2003, Hà Nội. 15. TS NGUYỄN HỒNG PHÚ, Một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 16. ROWAN GIBSON (2002), Tư duy lại tương lai, Vũ Tiến Phúc, Dương Thủy, Phi Hoành dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. NGUYỄN ĐÌNH THO (2002)Ï, Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Công nghiệp Việt Nam 1945-2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 19. Tổng công ty Cao su Việt Nam (2004), Báo Cáo Tổng Kết Thực Hiện Kế Hoạch Năm 2002 – 2003 Và Nhiệm Vụ Kế Hoạch Năm 2004 – 200, Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Tổng công ty Cao su Việt Nam (2002), Báo Cáo Tổng Kết Thực Hiện Kế Hoạch Năm 2000 – 2001 Và Nhiệm Vụ Kế Hoạch Năm 2002 – 2003, Thành phố Hồ Chí Minh 21. Tổng công ty Cao su Việt Nam (2000), Báo Cáo Tổng Kết Thực Hiện Kế Hoạch Năm 1998 – 1999 Và Nhiệm Vụ Kế Hoạch Năm 2000 – 2001, Thành phố Hồ Chí Minh 22. Các trang web chuyên ngành cao su và thương mại: ; ; ; ; ; ; ; 70 PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2003 Lợi nhuận thực hiện (1.000đ) Phân tích chỉ tiêu STT Tên đơn vị Sản lượng tiêu thụ (tấn) Doanh thu (1.000đ) Cao su SXKD khác Hoạt động tài chính Hoạt động khác Tổng lợi nhuận Vốn nhà nước (1.000đ) Tỷ suất lợi nhuận trên VNN Tỷ suất lợi nhuận trên DT LN trên tấn cao su tiêu thụ (đ) A Các Cty sản xuất cao su 279,554 4,256,717,111 1,482,860,984 -630,137 - 21,971,092 82,616,342 1,542,876,097 4,600,046,099 33.54 34.84 5,304,381 1 Cty Cao su Đồng Nai 45,166 638,738,902 217,793,913 1,235,601 - 3,099,658 49,518,148 265,628,004 704,196,216 37.72 34.13 4,826,062 2 Cty Cao su Bà Rịa 21,315 326,752,137 118,926,071 -1,100,000 146,474 12,499,784 130,472,329 329,475,895 39.60 36.40 5,579,454 3 Cty Cao su Bình Long 28,071 444,330,723 140,315,467 600,000 140,915,467 298,226,000 47.25 31.58 4,998,592 4 Cty Cao su Phước Hà 30,580 457,178,400 165,141,663 1,417,482 166,559,145 324,597,848 51.31 36.12 5,400,316 5 Cty Cao su Phú Riềng 23,754 356,290,415 124,245,283 - 2,653,200 121,592,083 394,760,138 30.80 34.87 5,230,499 6 Cty Cao su Đồng Phú 16,484 255,251,906 66,925,898 - 3,370,296 63,555,602 195,866,817 32.45 26.22 4,060,052 7 Cty Cao su Lộc Ninh 13,947 214,086,450 82,161,000 82,161,000 198,256,616 41.44 38.38 5,890,944 8 Cty Cao su Dầu Tiếng 52,828 842,333,730 305,201,775 1,726,529 16,978,682 323,906,986 834,888,452 38.80 36.23 5,777,273 9 Cty Cao su Tây Ninh 10,408 154,682,325 54,661,192 100,806 2,486,704 57,248,702 181,162,649 31.60 35.34 5,251,844 10 Cty Cao su Tân Biên 8,115 120,315,976 43,223,476 1,059,966 44,283,442 141,860,382 31.22 35.92 5,326,368 11 Viện Cao su 1,078 16,086,853 5,831,961 76,000 80,000 709,983 6,697,944 10,452,799 64.08 36.25 5,409,982 12 Cty Cao su KrôngBúk 2,508 39,250,950 16,399,137 150,000 - -1,151,000 12,250,152 106,684,928 11.48 41.78 6,538,731 71 3,147,985 13 Cty Cao su Eah'Leo 2,255 34,931,936 12,298,136 - 1,686,100 869,082 11,481,118 90,666,000 12.66 35.21 5,453,719 14 Cty Cao su Chư Sê 5,440 87,054,204 34,483,672 60,000 - 2,311,052 11,922 32,351,840 111,941,655 28.90 39.61 6,338,910 15 Cty Cao su ChưPrông 4,573 71,852,480 27,149,081 -850,000 - 2,311,052 -3,736,450 19,676,181 93,381,546 21.07 37.78 5,936,821 16 Cty Cao su ChưPăh 1,693 25,990,644 9,972,061 -973 3,176,750 12,175,811 78,412,892 15.53 38.37 5,890,172 17 Cty Cao su Mang Yang 3,187 50,016,394 16,977,776 -201,738 - 2,510,642 54,473 14,319,869 128,130,921 11.18 33.94 5,327,197 18 Cty Cao su Kon Tum 1,901 28,019,110 7,798,363 - 2,600,000 5,198,363 121,265,338 4.29 27.83 4,102,243 19 Cty Cao su Quảng Trị 5,051 77,353,576 28,911,461 -804 31,000 28,138,461 81,760,371 34.42 37.38 5,723,908 20 Cty Cao su Bình Thuận 1,200 16,200,000 4,263,598 4,263,598 79,809,357 5.34 26.32 3,552,998 21 Cty Cao su Hà Tĩnh 49,820,761 22 Cty Cao su Quảng Nam 24,699,560 23 Cty Cao su Quảng Ngãi 19,728,958 B Các Cty CN - KD & DV 970,229,158 0 27,771,967 -488,464 3,504,474 30,787,977 244,183,378 12.61 2.86 0.00 24 Cty KT - XDCB Cao su 84,524,736 880,000 880,000 10,836,932 8.12 • 1.04 25 Cty Kho vận & DVHH 9,025,340 595,539 -127,591 467,948 11,711,980 4.00 6.60 26 Cty Cơ khí Cao su 40,865,933 470,000 470,000 8,855,474 5.31 1.15 27 Cty Tài chính Cao su 13,613,309 736,455 736,455 60,000,000 1.23 5.41 28 Cty Xây dụng & TVĐT 48,870,334 -187,417 -187,417 9,338,132 -2.01 -0.38 29 Cty SX & KD dụng cụ TT 53,654,005 120,000 120,000 13,706,273 0.88 0.22 30 Cty CN & XNK Cao su 275,782,427 1,720,000 1,720,000 56,000,000 3.07 0.62 72 31 Cty ĐT & PT KCN Hố Nai 14,885,329 1,549,471 -418,029 608,000 1,132,050 14,958,584 7.57 10.41 32 Báo Cao su 5,287,745 27,919 57,156 33,866 118,941 1,747,921 6.80 0.53 33 Văn phòng T.C.T 423,720,000 21,860,000 3,470,000 25,330,000 57,028,082 44.42 5.16 Tổng cộng 279,554 5,226,946,269 1,482,680,984 27,141,830 - 22,459,556 86,120,816 1,573,664,074 4,844,229,477 32.49 30.11 5,304,381 Nguồn: Tổng hợp TCTCSVN (2004) 73 Phụ lục 3: Các Quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên Source: IRSG Rubber statistical BulletinVol 58 No 10-11, July/ August 2004 1999 2000 2001 2002 2003 STT Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % 1 Thailand 2,154.6 31.6 Thailand 2,346.4 34.8 Thailand 2,357.0 32.9 Thailand 2,459.1 34.4 Thailand 2,873.1 35.9 2 Indonesia 1,599.2 23.5 Indonesia 1,501.1 22.3 Indonesia 1,576.5 22.0 Indonesia 1,630.0 22.8 Indonesia 1,792.2 22.4 3 Malaysia 768.9 11.3 India 629.0 9.3 India 631.5 8.8 India 640.3 9.0 Malaysia 985.6 12.3 4 India 620.1 9.1 Malaysia 615.4 9.1 Malaysia 547.0 7.6 Malaysia 588.5 8.2 India 707.1 8.8 5 China 460.0 6.8 China 445.0 6.6 China 451.0 6.3 China 468.0 6.6 China 480.0 6.0 6 Vietnam 230.0 3.4 Vietnam 291.0 4.3 Vietnam 317.0 4.4 Vietnam 373.0 5.2 Vietnam 384.0 4.8 7 Ivory Coast 120.0 1.8 Ivory Coast 113.0 1.7 Liberia 109.0 1.5 Ivory Coast 120.0 1.7 Ivory Coast 127.0 1.6 8 Liberia 100.0 1.5 Liberia 105.0 1.6 Ivory Coast 109.0 1.5 Liberia 108.0 1.5 Liberia 110.0 1.4 9 Sri Lanka 96.6 1.4 Sri Lanka 87.6 1.3 Sri Lanka 86.3 1.2 Brazil 95.9 1.3 Brazil 94.0 1.2 10 Brazil 72.0 1.1 Brazil 76.0 1.1 Brazil 80.0 1.1 Sri Lanka 95.0 1.3 Sri Lanka 92.1 1.2 11 Philippines 65.0 1.0 Philippines 67.0 1.0 Philippines 68.0 0.9 Philippines 69.0 1.0 Philippines 84.0 1.1 12 Cameroon 60.0 0.9 Cameroon 60.3 0.9 Cameroon 60.0 0.8 Cameroon 58.0 0.8 Cameroon 59.0 0.7 13 Nigieria 58.0 0.9 Nigieria 55.0 0.8 Nigieria 50.0 0.7 Combodia 47.0 0.7 Guatemala 49.0 0.6 14 Combodia 40.0 0.6 Combodia 45.0 0.7 Combodia 46.5 0.6 Nigieria 45.0 0.6 Nigieria 46.0 0.6 Khác 365.6 5.4 Khác 303.2 4.5 Khác 681.2 9.5 Khác 343.2 4.8 Khác 116.9 1.5 Tổng cộng 6,810.0 100.0 Tổng cộng 6,740.0 100.0 Tổng cộng 7,170.0 100.0 Tổng cộng 7,140.0 100.0 Tổng cộng 8,000.0 100.0 74 Phụ lục 4: Các Quốc gia tiêu thụ cao su thiên nhiên 1999 - 2003 Source: IRSG Rubber statistical BulletinVol 58 No 10-11, July/ August 2004 1999 2000 2001 2002 2003 STT Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % Quốc gia 000 to % 1 U.S.A 1,117.0 16.8 U.S.A 1,193.0 16.3 China 1,215.0 17.3 China 1,310.0 17.8 China 1,485.0 18.7 2 China 852.0 12.8 China 1,080.0 14.7 U.S.A 972.0 13.8 U.S.A 1,104.2 15.0 U.S.A 1,078.5 13.6 3 Japan 734.2 11.0 Japan 751.8 10.3 Japan 729.2 10.4 Japan 738.2 10.0 Japan 784.2 9.9 4 India 619.1 9.3 India 637.7 8.7 India 630.6 9.0 India 678.5 9.2 India 717.1 9.0 5 Malaysia 344.4 5.2 Malaysia 344.8 4.7 Malaysia 330.4 4.7 Malaysia 326.4 4.4 Malaysia 420.8 5.3 6 Korea 331.0 5.0 Korea 331.0 4.5 Korea 330.0 4.7 Korea 325.6 4.4 Korea 332.8 4.2 7 France 252.7 3.8 France 308.6 4.2 France 282.0 4.0 Thailand 260.0 3.5 France 300.2 3.8 8 Thailand 226.9 3.4 Germany 247.0 3.4 Germany 244.0 3.5 Germany 247.0 3.3 Thailand 298.6 3.8 9 Germany 226.0 3.4 Thailand 242.5 3.3 Thailand 211.4 3.0 Brazil 239.0 3.2 Brazil 256.0 3.2 10 Brazil 170.0 2.6 Brazil 210.0 2.9 Brazil 198.0 2.8 France 230.7 3.1 Germany 251.0 3.2 11 Spain 162.0 2.4 Spain 171.0 2.3 Spain 182.6 2.6 Spain 184.0 2.5 Spain 187.6 2.4 12 Canada 141.0 2.1 Canada 150.0 2.0 Italy 136.0 1.9 Canada 155.2 2.1 Indonesia 156.0 2.0 13 Italy 134.0 2.0 Italy 139.0 1.9 Indonesia 136.0 1.9 Indonesia 145.0 2.0 Canada 146.2 1.8 14 U.K. 130.0 2.0 Indonesia 139.0 1.9 Canada 132.0 1.9 Italy 133.0 1.8 Italy 142.0 1.8 15 Indonesia 116.0 1.7 U.K. 133.0 1.8 U.K. 114.0 1.6 Taiwan 113.0 1.5 Taiwan 114.5 1.4 16 Taiwan 111.0 1.7 Taiwan 97.0 1.3 Taiwan 94.0 1.3 Turkey 92.0 1.2 Turkey 108.5 1.4 17 Mexico 90.0 1.4 Mexico 97.0 1.3 Turkey 79.0 1.1 U.K. 85.5 1.2 U.K. 96.0 1.2 18 Turkey 69.0 1.0 Turkey 86.0 1.2 Mexico 75.0 1.1 Mexico 74.0 1.0 Mexico 81.0 1.0 75 19 Sri Lanka 53.8 0.8 S. Africa 59.0 0.8 Sri Lanka 54.2 0.8 S. Africa 63.0 0.9 Poland 72.5 0.9 20 S. Africa 46.0 0.7 Sri Lanka 55.1 0.8 S. Africa 51.0 0.7 Poland 61.0 0.8 S. Africa 64.0 0.8 21 Poland 42.0 0.6 Poland 54.0 0.7 Poland 48.0 0.7 Sri Lanka 55.0 0.7 Belgium 62.0 0.8 22 Belgium 40.0 0.6 Belgium 43.0 0.6 Belgium 42.0 0.6 Belgium 49.0 0.7 Sri Lanka 55.5 0.7 Khác 651.9 9.8 Khác 760.5 10.4 Khác 743.6 10.6 Khác 710.7 9.6 Khác 720.0 9.1 Tổng cộng 6,660.0 100.0 Tổng cộng 7,330.0 100.0 Tổng cộng 7,030.0 100.0 Tổng cộng 7,380.0 100.0 Tổng cộng 7,930.0 100.0 76 PHỤ LỤC 5 :XUẤT KHẨU CAO SU CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VN NĂM 2003 NƯỚC Xuất khẩu tháng 12/2003 Xuất khẩu năm 2003 MẶT HÀNG Số lượng(T) Trị giá(USD) Số lượng(T) Trị giá(USD) Cao su 2,358.72 2,784,702.20 32,225.26 28,885,359.15 Ấn Độ 1,181.00 20.16 18,467.57 Achentina 141.12 109,167.41 Ai Cập 20.16 15,484.29 Anh 362.88 274,111.09 Bỉ 725.45 607,885.43 Bồ Đào Nha 20.16 12,801.60 Braxin 20.16 21,369.60 423.36 332,963.78 Canada 1,028.16 752,198.63 Hà Lan 302.40 251,065.59 Hàn Quốc 57.96 40,408.26 Mỹ 282.24 337,477.60 2,298.24 1,953,398.35 Hồng Kông 40.32 29,245.51 Hy Lạp 60.48 58,456.35 Ireland 80.64 63,276.19 Kenya 60.48 43,527.06 Libya 403.20 389,657.33 Malaysia 781.10 608,177.72 Mexico 60.48 38,404.80 Nam Phi 120.96 96,385.76 Đài Loan 704.47 623,345.42 New Zealand 20.16 19,928.56 Nga 516.00 600,720.00 2,687.03 2,649,089.25 Đức 604.80 482,682.81 Pakistan 846.72 606,305.54 Peru 60.48 40,378.26 Pháp 80.64 75,089.95 Singapore 4,193.28 3,233,349.05 Silanka 60.48 38,404.80 Tây Ban Nha 624.96 573,612.88 77 Thổ Nhĩ Kỳ 846.72 718,981.38 Trung Quốc 1,500.00 1,774,735.00 12,018.62 12,063,121.48 Ukaina 1,602.32 1,350,283.49 Uruguay 20.16 19,928.56 Ý 40.32 50,400.00 846.72 695,811.00 78 Phụ lục 6: CƠ CẤU SẢN PHẨM CAO SU SƠ CHẾ TỪ 1997 - 2003 Đơn vị tính: 1.000 tấn 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Loại cao su Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % SVR CV 50, 60 11,836 7.85 14,317 8.55 18,334 9.26 22,368 9.72 28,137 12.0 34,680 14.93 37,527 13.50 SVR 3L, L5 113,753 75.47 125,343 74.88 143,825 72.64 160,432 69.74 146,193 62.4 139,266 59.95 165,593 59.55 SVR 10, 20 18,135 12.03 18,497 11.05 22,208 11.22 26,579 11.55 25,467 10,87 28,138 12.11 31,982 11.50 Mủ ly tâm 2,753 1.83 3,329 1.99 7,404 3.74 9,033 3.93 16,774 7,16 17,686 7.61 28,512 10.25 Mủ khác 4,253 2.82 5,903 3.53 6,213 3.14 11,634 5.06 17,712 7.56 12,525 5.39 14,446 5.20 Tổng cộng 150,730 100 167,389 100 197,984 100 230,046 100 234,283 100 232,295 100 278,060 100 Nguồn : Tổng công ty Cao su Việt Nam năm 2003 79 Đơn vị tính T4 T5 T6 T7 T8 T9 BQ RSS1 Malaysia Uscent/kg 99.61 96.53 100.95 97.78 102.08 109.56 101.92 Singapore Uscent/kg 177.63 173.32 178.49 176.15 184.26 195.04 101.89 Belawan Uscent/kg 100.16 97.00 102.10 98.66 101.58 109.30 101.76 BKK baht/kg 44.31 42.78 43.87 ns ns ns RSS3 Singapore Uscent/kg 98.50 98.91 101.48 99.28 104.16 111.03 102.42 Trung Quốc NDT/kg 12514.69 12491.94 11335.25 10532.27 12460.95 13121.7 100.95 TSR20 Singapore Uscent/kg 89.03 83.89 84.28 87.58 94.85 109.60 101.27 Osaka yen/kg 106.17 98.33 100.56 103.10 112.73 125.21 101.21 SIR 20 Indonesia Uscent/kg 91.25 85.87 86.87 97.57 87.34 93.99 104.76 Belawan Uscent/kg 90.48 85.33 87.18 98.16 86.90 93.94 105.43 80 PHỤ LỤC 7 : GIÁ BÁN SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Nguồn từ Bộ Nông nghiệp PHỤ LỤC 8 : GIÁ CAO SU NIÊM YẾT TẠI THỊ TRƯỜNG THÁI LAN VÀ MALAYSIA Ta có bảng giá cao su tại thị trường Malaysia như sau : Ngày SMRCV SMRL SMR5 SMR10 SMR20 LATEX 30/09/04 1.451 1.338 1.258 1.197 1.192 0.864 01/10/04 1.454 1.339 1.259 1.203 1.197 0.867 04/10/04 1.457 1.342 1.265 1.199 1.193 0.871 05/10/04 1.461 1.349 1.266 1.200 1.195 0.872 06/10/04 1.458 1.350 1.265 1.200 1.195 0.872 07/10/04 1.461 1.353 1.274 1.203 1.198 0.872 Giá cao su tại thị trường Thái Lan như sau : Ngày RSS1 RSS3 TTR5L TTR5 TTR20 LATEX 30/09/04 1.282 1.254 1.254 1.208 1.182 0.969 01/10/04 1.284 1.256 1.256 1.21 1.184 0.971 04/10/04 1.285 1.257 1.26 1.214 1.187 0.972 05/10/04 1.287 1.259 1.264 1.218 1.192 0.974 06/10/04 1.285 1.257 1.269 1.223 1.197 0.974 07/10/04 1.287 1.259 1.276 1.23 1.203 0.975 81 PHỤ LỤC 9 : SƠ ĐỒ PHÒNG BAN MARKETING CHO TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM PHÒNG MARKETING Vùng B Thị trường nước ngoàiThị trường trong nước Mỹ và các khu vực khác Vùng A Vùng C Châu Á (Trung Quốc) Châu Âu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng công ty cao su Việt Nam.pdf