Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020

─ Trong quá trình phát triển và trưởng thành, DRC là một trong những công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cao su và các qui cách lốp “siêu trường, siêu trọng” phục vụ công trình và mỏ. ─ Việc tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhằm khai thác triệt để hiệu quả công suất thiết bị máy móc giúp cho thị trường tiêu thụ của DRC ngày càng mở rộng. Với sản phẩm có uy tín và chất lượng, thị phần lốp của công ty ổn định, phát triển không ngừng cùng với hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp trên cả nước nên việc tiêu thụ các sản phẩm của DRC có nhiều thuận lợi.

pdf42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6698 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
R 99,50 99,47 99,97 9 Lốp máy kéo-bông sen 98,50 98,02 99,51 10 Săm ô tô 99,10 98,91 99,81 11 Yếm ô tô 99,50 99,62 100,02 12 Màng ô tô 99,40 99,74 100,34 13 Ô tô Đắp 98,85 98,91 100,06 c. Công tác quản lý điều hành sản xuất ─ Cùng với những kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc chủ động triển khai có hiệu quả công tác đầu tư, công tác kỹ thuật, công tác thị trường, công tác bán hàng .. đã phát huy tác dụng. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có chuyển biến tốt hơn. d. Về công tác kế hoạch - vật tư ─ Giá cả nguyên vật liệu luôn diễn biến khó lường, việc dự đoán giá cả lên xuống vô cùng khó khăn. Tuy vậy, ngay từ đầu quý I/2009, Công ty đã chủ động tìm nguồn, có nhiều biện pháp cụ thể để cung ứng dự trữ vật tư; đảm bảo về số lượng cũng như giá cả hợp lý cho kế hoạch sản xuất hàng tháng - nhất là đối với Nhóm 1 Trang 16/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược các nguyên vật liệu nhập ngoại như: cao su tổng hợp, thép tanh, vải mành, than đen...luôn đáp ứng đầy đủ cho hoạt động sản xuất, kể cả khi sản lượng sản phẩm tăng đột biến từ quý II/2009. e. Công tác kỹ thuật công nghệ và bảo đảm chất lượng (QA): ─ Công ty đã nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, liên tục cải tiến đơn pha chế để sử dụng được tất cả các nguyên vật liệu thích hợp, nâng cao tính năng công nghệ của bán thành phẩm để hạ giá thành đáp ứng tốt yêu cầu cạnh tranh trong nước và nước ngoài. ─ Bộ phận kỹ thuật đã tham gia thiết kế và tổ chức thi công các sản phẩm lốp AG quy cách 12.4-28; 14.9-28; 15.5-38; 16.9-38; và hơn 10 sản phẩm lốp tải hoa dọc mới đạt chất lượng đã được đưa ra thị trường; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của Công ty. ─ Nhanh chóng giải quyết các sự cố phát sinh trong sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, trong khâu bán thành phẩm như: cán tráng, thành hình, lưu hóa... ─ Các thiết kế sản phẩm đã được rà soát thường xuyên, đảm bảo giảm tỷ lệ hư hỏng trong sản xuất và sử dụng, tỷ lệ xử lý các sản phẩm, lốp đổi về giảm rõ rệt. ─ Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO, cập nhật các qui trình thủ tục và nâng cấp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, đã được Trung tâm chứng nhận Quacert đánh giá đạt tiêu chuẩn. f. Công tác quản lý tài chính - đầu tư ─ Quản lý điều phối tốt dòng tiền bảo đảm cân đối tài chính cho các hoạt động theo kế hoạch tài chính, chi phí đã duyệt. Kiểm soát chặt chẽ thu chi, thanh toán; theo dõi công nợ và thường xuyên thu thập thông tin, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Kiểm soát chặt chẽ tồn kho nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật, bán thành phẩm và thành phẩm, không để phát sinh ngoài định mức. ─ So sánh các chỉ số tài chính 2009 với 2008 cho thấy các kết quả: + Tỷ lệ giá vốn/doanh thu giảm 16,39%; + Chi phí tài chính giảm 37,5%. ─ Lợi nhuận trong năm 2009 tăng do những nguyên nhân (nhập dự phòng, thị giá nguyên liệu tăng trong khi giá tồn kho đã giảm, giảm chi phí tài chính do hưởng Nhóm 1 Trang 17/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược lãi vay kích cầu. miễn thuế thu nhập doanh nghiệp…), nhưng cũng là kết quả trực tiếp của việc phát huy những giải pháp/biện pháp marketing đầu vào và đầu ra hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành. ─ Công ty đang xúc tiến những nội dung cần thiết theo trình tự việc di dời Xí nghiệp săm lốp xe đạp-xe máy vào khu Công nghiệp Liên chiểu; đồng thời các cơ quan chức năng của Thành phố đã phê duyệt và cấp kinh phí, dự kiến di dời vào cuối năm 2010 và hoàn tất vào quí I/2011. ─ Đầu tư xây dựng Dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe tải radial công suất 600.000 lốp/năm”. Tổng mức đầu tư của dự án: 2.992.721.263.000 đồng. Địa điểm tại Khu Công nghiệp Liên Chiểu, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. g. Công tác lao động - tiền lương, chính sách đãi ngộ. ─ Vấn đề tiền lương có ảnh hưởng tới tất cả các phương diện trong nội dung quản lý nguồn nhân lực của Công ty, là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Công ty xem đây là một đòn bẩy kích thích sản xuất nên trong năm qua, việc phân phối tiền lương có nhiều cải tiến, từng bước thực hiện sự công bằng trong tiền lương và thu nhập của người lao động. ─ Bằng các giải pháp tương đối đồng bộ, năm 2009 đã duy trì tốt sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, bảo toàn được đội ngũ lao động. Tổng số lao động năm 2009 là 1.499 người, thu nhập bình quân đầu người trên 5 triệu đồng/tháng. Tổng quỹ lương năm 2009 là 113 tỷ đồng chiếm tỷ lệ gần 6% doanh thu. ─ Công ty vẫn bảo đảm thực hiện đầy đủ các chính sách đãi ngộ (thưởng quý, 6 tháng, thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng thi đua cuối năm, thưởng đột xuất những điển hình tập thể, cá nhân có những thành tích xuất sắc trong phòng trào thi đua, lao động sáng tạo, thưởng tết, lễ…Đảm bảo tốt các chế độ phúc lợi, phụ cấp, ăn giữa ca và trích đóng bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ…). ─ Trong năm 2009, quỹ lương nâng lên hơn 18% so với năm 2008 đã tạo sự an tâm và động lực cho người lao động trong Công ty. Kết quả cho thấy tâm lý người lao động phấn khởi, số lượng nghỉ việc và vi phạm nội qui qui trình giảm hẳn, cán bộ công nhân viên quan tâm thực sự đến các kết quả công việc thuộc trách nhiệm của mình. Nhóm 1 Trang 18/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược Cơ cấu nguồn nhân lực công ty tại thời điểm 31/12/2009 như sau: Vị trí công việc Tổng số Trình độ Thời gian làm việc tại công ty Cấp 2,3 TC, CĐ ĐH Trên ĐH 10 năm CBQL 214 213 1 2 56 77 79 Nghiệp vụ 57 57 6 20 31 Công nhân 1.228 1.228 179 111 507 431 Tổng cộng 1.499 1.228 57 213 1 181 173 604 541 Tỷ trọng 82% 3,5% 14% 0,5% 12% 11,5% 40% 36,5% ─ Cơ cấu lao động cuối năm 2009 như sau: + BGĐ và Trưởng PB, Giám đốc PX, Nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật = 18 % + CN trực tiếp sản xuất: = 82 % + Cơ cấu này là hợp lý với qui mô của công ty và của ngành. h. Phương thức bán hàng: ─ Mạng lưới đại lý phân phối hàng của Công ty luôn được xây dựng một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng vùng, từng khu vực. Yếu tố ổn định thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà phân phối, điều này đã giúp cho Đại lý thực sự yên tâm đầu tư các nguồn lực để kinh doanh sản phẩm DRC. ─ Tùy theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng, từng vùng thị trường, chính sách giá cả được Công ty xây dựng, điều chỉnh một cách linh hoạt, hợp lý trên cơ sở gắn quyền lợi của doanh nghiệp với lợi ích của người bán hàng và người sử dụng Công ty luôn cố gắng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời các loại hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, giao hàng tận nơi và không để tình trạng hư hỏng, mất mát nào xảy ra. Các chính sách về chiết khấu thương mại, khuyến mại, hổ trợ bán hàng trong năm qua cũng được Công ty quan tâm thực hiện, đa dạng linh hoạt và hiệu quả, động viên được các nhà phân phối tiêu thụ tốt sản phẩm DRC. i. Sự hài lòng của khách hàng ─ Công ty CP Cao su Đà Nẵng luôn đề cao và coi trọng công tác thị trường, coi trọng chữ tín với khách hàng. Đối với DRC, thị trường là thước đo giá trị của sản phẩm, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và ngày càng hoàn thiện là mục tiêu hàng đầu mà CBCNV của Công ty luôn ra sức phấn đấu. Chính nhờ vậy mà Nhóm 1 Trang 19/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược hầu hết các sản phẩm do Công ty sản xuất đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao. Tính đến nay, sản phẩm săm lốp nhãn hiệu DRC đã được phân phối rộng rãi trên 64 tỉnh thành trong cả nước, có mặt ở tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á và từng bước thâm nhập Thị trường các Châu lục khác. ─ Hầu hết các công trình trọng điểm của Quốc gia đều đưa vào sử dụng sản phẩm săm lốp ô tô của DRC như: Công trình thủy điện Sơn La, Thủy điện Bản Vẽ − Nghệ An, Sông Ba Hạ − Phú Yên, Bun cốp − Đắc lắc, Blây Krông − kon tum, Kanak − Gia lai, Sê na Máng 3 − Lào, công trình khai thác quặng bô xít ở Đắc nông và Lâm Đồng. ─ Sản phẩm của Công ty đã được UBND Thành phố Đà Nẵng chọn là một trong năm sản phẩm chủ lực của Thành phố trong thời kỳ hội nhập. Được báo Sài Gòn tiếp thị trao danh hiệu 12 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và báo Đại Đoàn Kết trao huy hiệu 10 năm “Hàng Việt Nam được ưa thích nhất”. Sản phẩm DRC đã được Trung ương Đoàn thanh niên, UB Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế và Trung ương Hội các DN trẻ Vệt Nam trao giải trưởng “Sao Vàng Đất Việt năm 2006, 2007, 2008,2009 ”. Đặc biệt lốp ô tô đặc chủng quy cách 33.00−51 của Công ty đã được Guiness Việt Nam công nhận là: “Chiếc lốp ô tô lớn nhất Việt Nam”. j. Công tác quảng cáo, xúc tiến thương mại và hỗ trợ khách hàng: ─ Công ty quan tâm đầu tư nhiều hơn và đa dạng hơn những năm trước, cụ thể: + Cung cấp bảng hiệu cho các đại lý và hệ thống phân phối lại của Đại lý trên toàn quốc. Duy trì các bảng quảng cáo lớn trên trục đường Quốc lộ 1A từ Thanh Hóa đến Tiền Giang. Tiếp tục trang bị bạt quảng cáo cho các đoàn xe vận chuyển sản phẩm của Công ty và của các nhà phân phối với trên 120 xe. + Tham gia các Hội chợ lớn trong và ngoài nước như: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Triển lãm quốc tế hành lang kinh tế Đông Tây, Triển lãm quốc tế chuyên ngành ô tô, Hội chợ Typexpo Châu Á tại Singapore. + Tổ chức nhiều đoàn công tác khảo sát thị trường tại các nước: Malaysia, Inđônêxia, Myanma, Singapore, Campuchia, Ấn Độ… nhằm đẩy mạnh công Nhóm 1 Trang 20/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược tác xuất khẩu. Công ty đã tổ chức cho hơn 40 Nhà phân phối tham quan kết hợp với khảo sát thị trường tại Bắc kinh − Thượng Hải, Hàn Quốc ,Malaixia − Singapore, Thái Lan trong những năm qua. + Tham gia quảng cáo trên các đài truyền hình trung ương và địa phương nhân các sự kiện lớn. ─ Nét mới của công tác hỗ trợ khách hàng là Công ty đã thành lập Phòng dich vụ sau bán hàng nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm, phục vụ khách hàng, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng nhằm bảo hành sản phẩm, tập huấn cho các đại lý về công tác bảo hành, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đúng điều kiện kỹ thuật, giải quyết các phản ảnh về chính sách bán hàng, thái độ phục vụ… Các hoạt động này đã góp phần nâng cao lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của DRC. ─ Ngành nghề kinh doanh chính + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su. + Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su. + Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp. ─ Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp; vì vậy gay từ đầu năm Công ty đã có quyết tâm cao trong hoạt động quản lý điều hành. Bằng những giải pháp linh hoạt, trên tinh thần chủ động sáng tạo, năm qua công tác iều hành sản xuất đã thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu kinh tế đạt mức tăng trưởng cao. Công ty đã quản lý điều phối tốt dòng tiền, bảo đảm cân đối tài chính cho các hoạt động theo kế hoạch. Kiểm soát chặt chẽ thu chi, thanh toán; theo dõi công nợ và thường xuyên thu thập thông tin, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Kiểm soát chặt chẽ tồn kho nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật, bán thành phẩm và thành phẩm, không để phát sinh ngoài định mức. 1.2. Báo cáo tình hình tài chính năm 2009: ─ Năm 2009 là năm hậu khủng hoảng kinh tế tài chính trên diện rộng, nên Việt Nam cũng có ảnh hưởng một phần. Tuy nhiên với những chính sách vĩ mô của Chính phủ đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển tốt trong năm 2009, trong đó có Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 Nhóm 1 Trang 21/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược như sau: ─ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN STT Nội dung 31/12/2008 31/12/2009 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 614.518.524.129 785.049.058.825 I Tài sản ngắn hạn 429.046.461.457 546.819.954.385 II Tài sản dài hạn 185.472.062.672 238.229.104.440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 614.518.524.129 785.049.058.825 III Nợ phải trả 398.490.405.216 226.560.569.107 IV Vốn chủ sở hữu 216.028.118.913 558.488.489.718 ─ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ST T Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.290.517.642.994 1.815.041.022.354 2 Giá vốn hàng bán 1.133.436.423.717 1.292.759.604.291 3 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 157.081.219.277 522.281.418.063 4 Doanh thu hoạt động tài chính 10.088.689.285 2.449.556.248 5 Chi phí tài chính 65.206.137.614 47.393.813.255 6 Chi phí bán hàng 34.020.242.990 45.459.928.569 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.842.423.521 39.743.862.125 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 48.101.104.437 392.133.370.362 9 Lợi nhuận khác 3.688.059.429 2.393.489.531 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 51.789.163.866 394.526.859.893 11 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 51.789.163.866 393.274.574.190 12 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3,37 25,56 ─ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN TT Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 1 Cơ cấu tài sản - Tài sản cố định/Tổng tài sản % 30,18 30,35 - Tài sản lưu động/Tổng tài sản % 69,82 69,65 2 Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 64,85 28,86 - Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng Nguồn vốn % 35,15 71,14 3 Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán nhanh lần 0,05 0,43 - Khả năng thanh toán hiện hành lần 3,21 3,47 Nhóm 1 Trang 22/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược TT Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 4 Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản % 8,43 50,26 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 3,97 21,61 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu % 23,9 70,57 ─ Các chỉ tiêu về tài chính cho thấy công ty đã vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng, đồng thời hoạt động của công ty ngày càng tiến triển tốt. 2. Chuỗi giá trị của công ty: 2.1. Các hoạt động chủ yếu: a. Các hoạt động cung ứng đầu vào: ─ Nguồn nguyên liệu đầu vào của DRC ngoài cao su thiên nhiên còn có cao su tổng hợp, vải mành, than đen, thép tanh, hoá chất các loại phải nhập khẩu (chiếm khoảng 35% giá vốn hàng bán). ─ Sản phẩm nhập khẩu: - Cao su, hoá chất, vải mành, than đen... ─ Thị trường nhập khẩu: - Nga, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc... ─ Các nhà cung cấp của công ty đều là những nhà cung cấp lâu năm, có uy tín nên rất có uy tín trong về thời gian cung ứng và chất lượng sản phẩm đầu vào. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho công ty trong việc ký kết hợp đồng đầu ra. ─ Ngoài ra, công ty còn ký kết các hợp đồng về việc vận chuyển nguyên vật liệu về xưởng của công ty để đảm bảo nguyên vật liệu luôn đến đúng hạn. b. Vận hành sản xuất (dich vụ): ─ Dây chuyền sản xuất của DRC hiện tại có công suất: lốp ô tô đạt 589.000 bộ/năm; lốp xe đạp đạt 4.300.000 bộ/năm; lốp ô tô đặc chủng đạt 800 bộ/năm. ─ Ngoài ra, DRC đầu tư sản xuất lốp Radial toàn thép với công suất 600.000 sản phẩm/năm. Yêu cầu đặt ra là dây chuyền sản xuất phải đạt các chuẩn mực tiến tiến của thế giới, sản phẩm làm ra đạt chất lượng quốc tế, có công suất thiết kế phù hợp khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư. ─ Theo tính toán và kinh nghiệm thực tiễn của tư vấn nước ngoài, để đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư cao thì dây chuyền sản xuất lốp xe tải radial toàn thép công Nhóm 1 Trang 23/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược suất phải từ 1.000.000 sản phẩm/năm và tối thiểu phải đạt 600.000 sản phẩm/năm. Với diện tích đất dự kiến dành cho dự án, với khả năng tổ chức sản xuất, quy mô thị trường ban đầu và kỳ vọng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Công ty chọn công suất dự án ở mức tối thiểu 600.000 lốp/năm. Khi cần tăng sản lượng chỉ thêm các modul thiết bị sản xuất. ─ Nếu phân loại theo góc của sợi mành trên thân lốp với mặt phẳng kinh tuyến đi qua trục quay thì lốp ôtô có hai loại là Bias và Radial. ─ Lốp bias dùng vải mành nylon với kết cấu sợi chéo góc so với mặt phẳng kinh tuyến (hoặc chéo góc so với đường chu vi lốp) để sản xuất loại lốp theo kết cấu này yêu cầu công nghệ không quá phức tạp, mức độ đầu tư không quá cao. Các công ty cao su lớn trong nước hiện sản xuất loại lốp này. ─ Lốp radial có kết cấu hoàn toàn khác. Để sản xuất loại lốp này yêu cầu đầu tư thiết bị đồng bộ và các bí quyết công nghệ với chi phí đầu tư không nhỏ, tuy nhiên chính kết cấu lốp tạo nên các tính năng ưu việt hơn hẳn lốp bias về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, đặc biệt như : lực cản lăn thấp cho phép xe chạy ổn định ở tốc độ cao, giảm tiêu hao nhiên liệu so với lốp bias (giảm 12-16% theo kiểm chứng thực tế của hãng Michelin tại Việt Nam), độ cứng vững độ bền cao gấp 2 lần lốp bias, sinh nhiệt thấp tản nhiệt nhanh, giảm chấn tốt, gia tốc nhạy cảm, hiệu suất phanh hãm cao cho phép xe chạy tốc độ cao nhưng rất ổn định; tính năng chịu mài mòn tốt, lý trình chạy cao, tuổi thọ cao; cho phép đắp lại nhiều lần…. Nhờ những đặc tính sử dụng ưu việt này mà lốp radial được sử dụng rộng rãi tại các nước công nghiệp phát triển, ở các nước khác tỷ lệ sử dụng lốp radial cũng ngày càng tăng. ─ Theo khảo sát chưa đầy đủ, trên thị trường nội địa 90% lốp xe con, xe tải nhẹ và 100% lốp xe tải nặng, xe bus sử dụng lốp radial nhập ngoại, hầu hết xe bus, xe tải đường dài đã chuyển sang sử dụng lốp bố thép (TBR) thay cho lốp bố nylon. Thị phần lốp radial hoàn toàn do các công ty nước ngoài nắm giữ. ─ Theo một dự báo của FORD VIỆT NAM, do Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) trích dẫn, dự báo nhu cầu lốp radial tiêu thụ tại Việt nam đến 2020 như sau: Nhóm 1 Trang 24/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược Đơn vị : 1.000 chiếc Phương tiện 2007 2008 2009 2010 2020 Xe con, xe tải nhẹ (cỡ vành ≤16” -lốp PCR) 1.105 1.380 1.775 2.347 4.580 Xe tốc độ cao ( cỡ vành ≥20”-lốp TBR) 325 400 510 663 1.270 Cộng 1.430 1.780 2.285 3.010 5.850 ─ Lốp ôtô DRC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Riêng xuất khẩu doanh thu hàng năm hơn 10 triệu đô-la Mỹ. Có nhiều đơn đặt hàng lốp TBR nhưng Công ty chưa sản xuất. c. Các hoạt động đầu ra: ─ Năm 2008, CTCP Cao su Đà Nẵng là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất trong số 3 doanh nghiệp chuyên sản xuất săm lốp cao su. ─ DRC tập trung vào sản xuất lốp xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe khách; Casumina chuyên sản xuất lốp xe máy và lốp xe tải nhẹ còn SRC chuyên sản xuất săm lốp xe đạp. ─ Ngoài những sản phẩm phổ thông DRC sản xuất lốp xe siêu tải cho các xe tải nặng với trọng tải là 80 tấn dùng cho ngành than và khai khoáng. ─ Sản phẩm xuất khẩu: - Săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy, lốp ôtô đắp, sản phẩm cao su kỹ thuật. ─ Thị trường xuất khẩu: - Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào Srilanka, Myanmar, Ấn Độ, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ý, Nepal, Pháp, Thái lan, Pakistan, Uruquay, Maroc... ─ Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001 – 2000 ─ Về công tác đầu tư xây dựng : HĐQT thảo luận và thống nhất đồng ý đầu tư xây dựng Dự án sản xuất lốp ôtô công suất 500.000 bộ lốp ôtô/năm tại mặt bằng Công ty trong khu công nghiệp Liên chiểu. Đề nghị TGĐ khẩn trương lập Báo cáo đầu tư trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2008. Nguồn vốn thực hiện Dự án: vốn chủ sở hữu 30% phần còn lại vay thương mại. Phấn đấu năm 2010 ra Nhóm 1 Trang 25/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược sản phẩm. ─ Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trước mắt, HĐQT đồng ý với đề nghị của TGĐ về sử dụng các nguồn vốn để bổ sung thiết bị lẻ, theo hướng nhanh, gọn, cho dây chuyền sản xuất hiện tại đạt công suất 800.000 lốp ôtô/năm vào năm 2009, giao Tổng giám đốc làm việc với TRƯỜNG HẢI AUTO về việc hợp tác cung cấp sản phẩm lốp ôtô: Công ty chủ động sản xuất cung ứng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của đối tác. d. Marketing và bán hàng: ─ Sản phẩm của DRC được tiêu thụ trên khắp cả nước thông qua 75 đại lý, đây là lợi thế cạnh trên của DRC với đối thủ cạnh. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu đã có sự tăng trưởng mạnh trong năm qua về số lượng khách hàng và giá trị xuất khẩu, công ty đã xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm săm lốp ô tô sang tất cả các nước trong khu vực. Đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và Singapore đã có nhà phân phối chính thức sản phẩm của DRC. ─ Tình hình sản xuất tiêu thụ một số sản phẩm của DRC trong năm 2009: + Lốp xe đạp theo công suất thiết kế của công ty khoảng 4,5 triệu lốp/năm. Trong năm DRC sản xuất và khai thác gần 5 triệu, tiêu thụ ra ngoài thị trường năm 2009 là 4,7 triệu. Sản lượng tiệu thụ đạt trên 95% sản lượng sản xuất tối đa của công ty. + Xăm xe đạp: Công suất thiết kế 1,3 triệu sản phẩm, sản xuất là 1,5 triệu sản phẩm, sản lượng tiêu thụ 1,35 triệu sản phẩm. + Lốp xe máy: công suất thiết kế 750.000 sản phẩm, sản xuất 1 triệu sản phẩm, tiêu thụ 800.000 sản phẩm + Xăm xe máy: công suất tối đa 1,5 triệu sản phẩm, tiêu thụ 1,4 triệu sản phẩm. e. Dịch vụ hậu mãi: ─ DRC còn là thương hiệu được xây dựng trên nền tảng chăm sóc khách hàng một cách chu đáo và chuyên nghiệp. Qua nhiêu năm DRC đã xây dựng được hệ thống phân phối được đánh giá là mạnh và rộng khắp hơn 64 tỉnh thành Việt Nam. Kèm theo đó là chính sách bảo hành sản phẩm chu đáo, rõ ràng , luôn đặt quyền lợi chính đáng của khách hàng lên hàng đầu. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng ,ngoài việc nâng cao vai trò của các nhà phân phối DRC Nhóm 1 Trang 26/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược tại các tỉnh phố .Công ty còn thành lập Phòng Dịch vụ sau bán hàng phối hợp với Trung tâm giao dịch miền Trưng và Chi nhánh 2 miền Bắc, Nam thực hiện trọng trách chăm sóc khách hàng một cách chu đáo và chuyên nghiệp. ─ Trong nhiều lăm, DRC tự hào là thương hiệu Việt nam được các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng nhiều giải thưởng về chất lượng sản phẩm, về thành quả kinh doanh ấn tượng ,về thương hiệu mạnh của của Việt Nam. DRC cũng đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương lao động các loại trong đó hai lần được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. 2.2. Các hoạt động hỗ trợ a. Cấu trúc hạ tầng của công ty: ─ Năm nay, DRC tiếp tục tập trung công tác chuẩn bị đầu tư sản xuất lốp ô tô theo công nghệ radial, đây là định hướng có tính chiến lược của công ty. Để sản xuất loại lốp này, yêu cầu chi phí không nhỏ do kết cấu ưu việt hơn hẳn về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật…. bởi vậy công ty phải đầu tư đồng bộ nhà máy sản xuất lốp radial công suất 600.000 lốp/năm trên diện tích 8 ha. Việc tiếp tục đưa ra thị trường các sản phảm mới nhằm khai thác triệt để hiệu quả công suất thiết bị máy móc giúp cho thị trường tiêu thụ của DRC ngày càng mở rộng. Với sản phẩm có uy tín và chất lượng, thị phần lốp của công ty ổn định, phát triển không ngừng cùng với hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp trên cả nước nên việc tiêu thụ các sản phẩm của DRC có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, nền kinh tế trong nước và thế giới đang có chiều hướng ổn định và phát triển đã tạo ra nhu cầu lớn đối với các sản phẩm của ngành công nghiệp cao su. Đây là thuận lợi để các doanh nghiệp nội trong đó có DRC đẩy mạnh, mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế. ─ Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm theo hướng phù hợp với thị hiếu và điều kiện sử dụng của từng đối tượng khách hàng. ─ Đồng thời, DRC cũng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua hình thức đầu tư tập trung vào những sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm đặc chủng ít có doanh nghiệp sản xuất được để từng bước khẳng định vị trí trên thương trường. ─ Với tham vọng trở thành doanh nghiệp đầu ngành về xăm lốp và vươn ra thị trường quốc tế, Ban lãnh đạo DRC đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công Nhóm 1 Trang 27/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược trình “Nhà máy sản xuất lốp xe tải radial công suất 600.000 lốp/năm". Tuy nhiên dự án này có tổng mức đầu tư lên tới 2.992.721.263.000 đồng. Do vậy, DRC sẽ phải cần phải số vốn đối ứng kỷ lục 897.816.379.000 đ, do đó, DRC sẽ phải tăng vốn rất mạnh trong năm tới. b. Phát triển công nghệ: ─ Sẽ di dời Xí nghiệp săm lốp xe đạp – xe máy và triển khai dự án Nhà máy lốp Radian: Dự án lốp Radian: Tổng mức đầu tư hơn 2.992 tỷ đồng. DRC sẽ phấn đấu để cuối quý IV/2010 sẽ khởi công xây dựng và cuối năm 2011 sẽ có sản phẩm đầu tiên, cuối năm 2012 đạt công suất giai đoạn I. ─ Dự án lốp Radian sẽ được hưởng một số chính sách về thuế. Do đây là dự án đầu tư công nghệ cao. Theo thông tư 130 BCT đối với một nhà máy mới, có công nghệ cao thì thuế TNDN sẽ được giảm xuống còn 10% trong thời hạn 15 năm. Tuy nhiên hiện nay chưa có hướng dẫn thi hành phân loại nhà máy công nghệ cao. DRC đang theo đuổi các thủ tục. Dự kiến DRC sẽ huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu trong năm 2011 cho dự án này. ─ Quý II/2010, DRC sẽ xây dựng nhà máy mới với công suất tổng cộng đạt 15.200.000 sản phẩm để tiến hành di dời xí nghiệp săm lốp xe đạp – xe máy hiện có vào cuối năm 2010 và dự kiến hoàn tất trong quý II/2011. ─ Tổng mức đầu tư cho việc di dời nhà máy là hơn 129 tỷ đồng. Trong đó vốn hỗ trợ di dời của TP. Đà Nẵng là 15 tỷ đồng, còn lại hơn 114 tỷ đồng từ DRC. Vốn tự có đối ứng của DRC là khoảng 30% bao gồm cả hỗ trợ của thành phố, còn lại 70% tương đương hơn 90 tỷ đồng sẽ vay thêm từ ngân hàng. c. Mua sắm: ─ Vấn đề cung cấp cao su nguyên liệu (cao su thiên nhiên) cho sản xuất sẽ khó khăn hơn khi tăng sản lượng sản xuất do vậy cần tìm đối tác có nguồn nguyên liệu và sản xuất cao su nguyên liệu để liên kết hoặc mua cổ phần của đối tác nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung về số lượng cũng như chất lượng. Để làm việc đó cần có nguồn vốn lớn cho đầu tư nguồn nguyên liệu lâu dài cho Công ty. Nhóm 1 Trang 28/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược III. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH ─ Lợi thế cạnh tranh của DRC đó là dựa vào công nghệ hiện đại để tạo ra sự khác biệt hoá về sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chi phí sản xuất thấp. ─ Sản phẩm khác biệt của DRC là: + Lốp đặc chủng OTR siêu tải nặng với các qui cách 12.00-24; 18.00-25; 23.5-25; 21.00-33; 24.00-35; 27.00-49....Lốp OTR cỡ lớn là dòng sản phẩm công nghệ cao chuyên phục vụ cho các loại xe đặc chủng vận chuyển siêu tải nặng để khai thác hầm mỏ ; Xe cẩu container tại bến cảng; Xe san, ủi đất đá tại công trường. . . Hiện nay tại Đông Nam Á chưa có doanh nghiệp nào sản xuất dòng sản phẩm này. + Đồng thời với sự phát triển lốp ô tô công nghệ bias, từ nhiều năm nay DRC cung đã sản xuất thành công lốp ô tô công nghệ Rađian bố thép phục vụ cho các loại xe khách, xe tải nhẹ . . . đang phát triển mạnh tại Việt Nam. + Các sản phẩm trên được bán với giá bán thấp bằng 45% lốp nhập ngoại nhưng giá trị sử dụng đạt hơn 70% lốp nhập ngoại. Đây là dòng sản phẩm mà DRC hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối tại thị trường Việt Nam. ─ Công nghệ hiện đại, những thiết bị hiện đại vào bậc chất khu vực Đông Nam Á của công ty có thể kể đến là: Dây chuyền luyện kín 270 lít tự động cao của ITALY, Máy kiểm tra độ cân bằng lốp ô tô và Dây chuyền ép đùn mặt lốp 4 thành phần tự động của CHLB ĐỨC,… Những thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến của Châu Âu đã giúp cho DRC sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao với tính năng vượt trội, đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng đó là: Tính chịu tải nặng, Hệ số an toàn cao, đồng thời độ mài mòn tốt giúp cho tuổi thọ của lốp được lâu bền. ─ Chính nhờ chính sách xem chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng nên DRC đã chủ động tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh dài hạn trong thị trường để có được một vị trí mạnh trong các thị trường hấp dẫn. ─ Sản phẩm mang thương hiệu DRC được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam tin dùng đồng thời sản phẩm DRC cũng đã xuất khấu đi hơn 15 quốc gia như: Singapore,Malaixia, Brunei, Pakistan, Achentina, Brazin, Thổ nhĩ kỳ... Nhóm 1 Trang 29/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược IV. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT Thế mạnh (S) Cơ hội (O) – Công ty dẫn đầu về thị phần sản xuất săm lốp xe ôtô tải và máy kéo với 35%. – DRC đang sản xuất sản phẩm lốp đặc chủng OTR, mà ở Việt Nam chỉ có DRC sản xuất thành công mặt hàng này với chất lượng cao. – Dự án sản xuất lốp xe tải radial 600.000 lốp/năm là thế mạnh để thương hiệu DRC khẳng định vị thế của mình ở trong và ngoài nước. – Nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại bằng xe máy và ôtô ngày càng gia tăng. – Mỹ nâng thuế suất đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc, sẽ làm người dân Mỹ chuyển hướng sang dùng hàng Việt Nam trong tương lai nhiều hơn. Ðiểm yếu (W) Thách thức (T) – Chưa tiếp cận được thị trường tăng trưởng mạnh là lốp ô tô con. – Phân bổ chưa đều về sản phẩm săm lốp. – Không chủ động được nguồn nguyên liệu. – Giá nguyên liệu nhập khẩu (cao su tổng hợp, thép tanh, than đen) biến động mạnh khi giá dầu thô thế giới gia tăng. – Doanh nghiệp nước ngoài trong ngành săm lốp tại Việt Nam trong tương lai có xu hướng gia tăng, dẫn đến khả năng cạnh tranh cao cho công ty. V. SỨ MỆNH TỔ CHỨC ─ Thoả mãn các nhu cầu của khách hàng + Luôn phục vụ khách hàng với thái độ tận tâm, vì khách hàng là người trả lương cho mình; + mở rộng mạng lưới rộng khắp, đa dạng hoác ác sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng; + Đầu tư công nghệ, làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm; + Không ngừng học hỏi, không ngừng thay đổi mô hình tổ chức, quy trình Nhóm 1 Trang 30/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược nghiệp vụ để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. ─ Tôn trọng và đảm bảo quyền lợi thoả đáng của nhân viên + Xác định nhân viên là cổ đông với vốn góp là năng lực, sự tân tâm hết mình vì công việc. Nhân viên được hưởng: Chế độ phúc lợi thoả đáng, Cơ hội được rèn luyện, Sự thăng tiến về vị trí và chuyên môn. ─ Duy trì nguyên tắc quản trị và điều hành minh bạch + Đảm bảo sự phát triển an toàn DRC; + Giải quyết hài hoà các mâu thuẫn lợi ích phát sinh; + Giữ gìn được đạo đức kinh doanh; ─ Trách nhiệm với cộng đồng: + DRC tuân thủ các quy định của pháp luật; + Các thành viên DRC có trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng, với môi trường thể hiện qua các hành động cụ thể hàng ngày. Nhóm 1 Trang 31/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược CHƯƠNG III: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC I. CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY 1. Chiến lược sản xuất kinh doanh 1.1. Chiến lược đầu tư giai đoạn 2010 – 2020 ─ Năm 2010, công ty sẽ tập trung đầu tư vào dự án xây dựng công trình nhà máy sản xuất lốp xe tải radial với công suất 600.000 lốp/năm đặt tại khu công nghiệp Liên Chiểu, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng với diện tích 8 ha. Tổng số vốn đầu tư 2.992.721.263.000 đồng, 30% vốn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu còn lại sử dụng vốn vay. Thời gian thực hiện từ năm 2010 – 2015. Thời gian thực hiện chiến lược chia làm hai giai đoạn, giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 và giai đoạn từ năm 2015 đến 2020. Ươc tính dự án này mang lại doanh thu bình quân 2.400 tỷ mỗi năm, lợi nhuận thuần bình quân 160 tỷ đồng mỗi năm. Dự kiến sản phẩm đầu ra sẽ xuất khẩu 40%, phần còn lại đuợc tiêu thụ trong nước. ─ DRC sẽ phấn đấu cuối quý IV/2010 sẽ khởi công xây dựng và cuối năm 2011 sẽ có sản phẩm đầu tiên, cuối năm 2012 đạt công suất giai đoạn I đến cuối năm 2015 hoàn tất dự án và đưa vào sản xuất ổn định theo công suất thiết kế. ─ Trong dài hạn, khi dự án radial toàn thép (TBR) đi vào sản xuất ổn định, thị trường mở rộng, công ty sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên một triệu lốp mỗi năm. Song song với việc tăng sản lượng TBR là việc đầu tư thêm công nghệ sản xuất lốp radial toàn thép (OTR) cho công trình khai thác mỏ, càng biển. ─ Vấn đề cung cấp cao su nguyên liệu (cao su tự nhiên) sẽ khó khăn hơn khi tăng sản lượng sản xuất do vậy cần tìm nguồn đối tác có nguyên liệu và sản xuất cao su nguyên liệu để liên kết hoặc mua cổ phần của đối tác nhằm đảm bảo ổn định nguồn về số lượng cũng như chất lượng. Để làm việc đó cần có nguồn vốn lớn cho đầu tư nguồn nguyên liệu lâu dài cho công ty. ─ Trong điều kiện thuận lợi, xem xét khả năng liên kết với các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam xây dựng nhà máy lốp và cao su kỹ thuật để cung cấp sản phẩm ổn định cho họ. 1.2. Về chiến lược sản phẩm và công tác tiêu thụ ─ Tăng cường nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phù hợp với thương hiệu và Nhóm 1 Trang 32/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược điều kiện sử dụng của từng đối tượng khách hàng, từng vùng thị trường với mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm DRC trên thị trường. ─ Tiếp tục hợp tác với các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu sản xuất các quy cách lớp đặc chủng mới. ─ Liên tục cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. ─ Tăng cường tiếp thu và đẩy mạnh công tác tiêu thụ ra thị trường nước ngoài lẫn trong nước. 1.3. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ─ Năm 2009 được xem là năm thành công vượt bậc của DRC, doanh thu đạt được 1.815 tỷ đồng, đạt 148% so với kế hoạch và tăng 41% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế 2009 đạt 394,5 tỷ đồng, đạt 759% so với kế hoạch, và tăng 662% so với năm 2008. EPS 2009 đạt 25.370 đồng cao gấp 8 lần năm 2008. ─ Nguyên nhân là thời điểm cuối năm 2008, giá dầu tăng, vật tư đầu vào tăng dẫn đến DRC đã quyết định tăng giá bán đầu ra sản phẩm, trong khi đó quí I/2009 giá vật tư thấp nên DRC đã tích trữ giá Nhóm 1 Trang 33/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược bán không thay đổi và sản lượng tiêu thụ năm 2009 tăng 22% so với 2008. ─ Thêm vào đó lượng hàng tồn kho của năm 2008 với giá thấp được tiêu thụ năm 2009 với giá cao cũng làm cho doanh thu tăng đột biến năm 2009. ─ Trong cơ cấu chi phí của DRC chi phí nguyên vật liệu chiếm phần lớn 80%. Chi phí nguyên vật liệu gồm cao su tự nhiên và cao su tổng hợp chiếm 50%, thép tanh 3%, than đen 9%, vải mành 24%, hóa chất các loại và chất độn 12%, khác 2%. Ngoại trừ nguyên liệu cao su tự nhiên hầu hết các nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu. Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoản chi phí này tăng hay giảm phụ thuộc phần lớn vào giá cao su và giá dầu thô trên thế giới. ─ Năm 2010 kinh tế ổn định trở lại, giá cao su tự nhiên và giá dầu thô sẽ cao hơn năm 2009, do đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào sẽ gia tăng. Công ty không còn được hưởng giá nguyên liệu thấp như năm 2009. Theo DRC cao su thiên nhiên tăng 75%, cao butyl tăng 80%, hóa chất các loại tăng 27%, than đen tăng 40%, vải mành tăng 20%, dầu đốt lò tăng 23%, thép tanh tăng 36%. II. CHIẾN LƯỢC SBU ─ Mô hình BCG sản phẩm của công ty Nhóm 1 Trang 34/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược ─ Lốp Radian: (Dấu hỏi) + DRC đầu tư sản xuất lốp Radial toàn thép với công suất 600.000 sản phẩm/năm. + Sự cần thiết phát triển sản phẩm: Ở Việt nam các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư, những năm gần đây nhiều dự án đường cao tốc được đồng loạt triển khai cho thấy trong 5-10 năm tới hệ thống giao thông sẽ tốt hơn nhiều so với hiện tại, vì thế nhu cầu sử dụng lốp radial cũng tăng lên và đây là xu thế tất yếu. Theo khảo sát chưa đầy đủ, trên thị trường nội địa 90% lốp xe con, xe tải nhẹ và 100% lốp xe tải nặng, xe bus sử dụng lốp radial nhập ngoại, hầu hết xe bus, xe tải đường dài đã chuyển sang sử dụng lốp bố thép (TBR) thay cho lốp bố nylon. Thị phần lốp radial hoàn toàn do các công ty nước ngoài nắm giữ. + Theo một dự báo của FORD VIỆT NAM, do Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) trích dẫn, dự báo nhu cầu lốp radial tiêu thụ tại Việt nam đến 2020 như sau: Đơn vị : 1.000 chiếc Phương tiện 2007 2008 2009 2010 2020 Xe con, xe tải nhẹ (cỡ vành ≤16”- lốp PCR) 1.105 1.380 1.775 2.347 4.580 Xe tốc độ cao ( cỡ vành ≥20” - lốp TBR) 325 400 510 663 1.270 Cộng 1.430 1.780 2.285 3.010 5.850 + Lốp ôtô DRC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Riêng xuất khẩu doanh thu hàng năm hơn 10 triệu đô-la Mỹ. Có nhiều đơn đặt hàng lốp TBR nhưng Công ty chưa sản xuất. + Hội đồng quản trị Công ty cổ phần cao su Đà nẵng đã thông qua định hướng phát triển chiến lược đến năm 2010-2015 xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial theo công nghệ tiên tiến. Sản phẩm của Dự án, ngoài thương hiệu DRC, còn có thể gia công theo thương hiệu đặt hàng của khách hàng. Kỳ vọng qua Dự án này lốp xe tải radial toàn thép thương hiệu DRC sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. + Việt nam có nguồn cao su thiên nhiên là lợi thế lớn trong cung ứng nguyên liệu, cho phép đưa ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn đồng thời triển khai Nhóm 1 Trang 35/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược Dự án sẽ góp phần giảm xuất khẩu nguyên liệu thô theo chủ trương của Chính phủ. + Chiến lược trung và dài hạn :  Khi dự án lốp Radial toàn thép (TBR) đi vào sản xuất ổn định, thị trường mở rộng sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên một triệu lốp/năm. Song song với việc tăng sản lượng lốp TBR là việc đầu tư thêm công nghệ để sản xuất lốp Radial toàn thép (OTR) cho xe công trình, khai thác mỏ, cảng biển .  Đây là giai đoạn tăng cường quảng cáo sản phẩm mới để thu hút khách hàng. ─ Lốp tải nặng, tải nhẹ (Ngôi sao) + Thị phần chiếm 70%: Đã xuất khẩu sang nước ngoài: Lào, Campuchia, và Singapore. + Ngày 27/06/2007, CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) công bố thông tin về việc sản xuất lốp ôtô siêu tải nặng như sau:  Hiện nay, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) đã sản xuất thành công lốp ôtô siêu tải nặng qui cách 27.00-49 và 33.00-51 phục vụ cho ngành khai thác và vận chuyển khoáng sản.  Lốp 27.00-49 dùng cho xe tải trọng 80 tấn, lốp có đường kính 2690mm, nặng 1.300 kg.  Lốp 33.00-51 dùng cho xe tải trọng 110 tấn, lốp có đường kính 3040mm, nặng 2230 kg.  Đây là các sản phẩm lốp đặc chủng lần đầu tiên sản xuất thành công tại Việt Nam mang thương hiệu DRC. Các sản phẩm này sẽ được tiêu thụ trong nước và chủ yếu là xuất khẩu. Đây sẽ là lợi thế rất lớn giúp cho DRC tăng thị phần trong và ngoài nước, đồng thời góp phần làm tăng vị thế của thương hiệu DRC trong quá trình hội nhập quốc tế. ─ Lốp xe máy: (Bò sữa) + Năm 2009: công suất thiết kế 750.000 sản phẩm, sản xuất 1 triệu sản phẩm, tiêu thụ 800.000 sản phẩm. + Đối thủ cạnh tranh Casumina + Chiến lược: Đầu tư cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã Nhóm 1 Trang 36/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. ─ Lốp xe đạp (Bò sữa) + Đối thủ cạnh tranh Cao su Sao Vàng, xuất khẩu qua Italia, Braxin, Archentina, Chile. + Năm 2009: Lốp xe đạp theo công suất thiết kế của công ty khoảng 4,5 triệu lốp/năm. Trong năm DRC sản xuất và khai thác gần 5 triệu lốp, tiêu thụ ra ngoài thị trường năm 2009 là 4,7 triệu lốp. Sản lượng tiệu thụ đạt trên 95% Sản lượng sản xuất tối đa của công ty. Đây là mặt hàng chủ lực nhưng mang lại tỷ suất lợi nhuận không cao. + So với CMS va SRC sản lượng của DRC thấp hơn và rất khiêm tốn. Tỷ lệ lợi nhuận của dòng hàng này không cao tuy nhiên sản lượng tiêu thụ tăng sẽ làm tăng lợi nhuận. III. CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 1. Công tác điều hành sản xuất ─ Phát huy tối đa năng lực trang thiết bị, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phù hợp với lịch sản xuất. Giữ ổn định đội ngũ lao động, phấn đấu tìm mọi biện pháp đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trên cơ sở hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Lượng hoá công tác tiết kiệm, chống lãng phí đến từng người lao động với cơ chế thưởng phạt xứng đáng. ─ Định kỳ huấn luyện an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho công nhân lao động và cán bộ nghiệp vụ liên quan. Xây dựng môi trường sản xuất xanh-sạch- đẹp đảm bảo vệ sinh công nghiệp. ─ Tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu cho khách hàng. Cân đối thiết bị, lao động, tiết kiệm điện, dầu, chi phí khác để giảm giá thành. ─ Thông tin kịp thời và có biện pháp giải quyết triệt để mọi biến động trong quá trình sản xuất; biến động về công nghệ do Phòng kỹ thuật cao su chủ trì, biến động về thiết bị do Phòng kỹ thuật cơ năng chủ trì, các đơn vị để xảy ra biến động thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước. ─ Tăng cường việc phối hợp sản xuất giữa các đơn vị, đảm bảo cung cấp nhanh Nhóm 1 Trang 37/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược các sản phẩm mới để tăng tính cạnh tranh của DRC ─ Đặt công tác chất lượng sản phẩm là trọng tâm trong quản lý và điều hành tại các đơn vị của Công ty 2. Công tác bán hàng ─ Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tham gia các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế, xây dựng cơ chế giá bán linh hoạt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cùng với chủ trương đẩy mạnh Chương trình “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thị trường nội địa cần phấn đấu giữ và phát triển mức tiêu thụ những sản phẩm đang có thế mạnh. ─ Xác định nhu cầu sử dụng từng đối tượng khách hàng, từng khu vực vùng miền với địa hình, tải trọng, tốc độ, thói quen, thị hiếu tiêu dùng v.v…để sản xuất những sản phẩm phù hợp tương ứng. Chú trọng thu thập và phân tích thông tin về xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh để có các chính sách thị trường phù hợp và hiệu quả. ─ Đối với thị trường xuất khẩu, tích cực nắm thông tin khách hàng, giữ bạn hàng cũ, tìm khách hàng mới để xuất khẩu theo hướng có lợi cho Công ty. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt trên 10 triệu USD. Đồng thời phải tăng cường công tác dịch vụ sau bán hàng giải quyết tốt các vấn đề phát sinh với khách hàng, qua đó cập nhật thông tin, đưa ra các đề xuất kịp thời điều chỉnh quá trình sản xuất nhằm đem lại tối đa hiệu quả sử dụng cho khách hàng. ─ Tăng cường đẩy mạnh công tác tiêu thụ các sản phẩm lốp ô tô đặc chủng đến tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng trên cả nước. Tiếp tục là khách hàng tin cậy của các Đơn vị sản xuất và lắp ráp ô tô trong cả nước. Phát động thi đua trong các đại lý qua đó sẽ thưởng cho các đại lý có doanh thu cao, thanh toán công nợ tốt. 3. Công tác vật tư, giá thành ─ Rà soát lại toàn bộ định mức vật tư cho các sản phẩm, để có kế hoạch mua, nhập vật tư kịp thời, hợp lý. Theo dõi nắm bắt chính xác xu hướng giá, tận dụng khả năng vốn, mua thêm các loại nguyên liệu chủ yếu để tăng tồn kho và kinh doanh nguyên vật liệu để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tìm thêm đối tác để đảm bảo cạnh tranh về giá. Ổn định chất lượng các loại nguyên vật liệu, làm việc với các nhà Nhóm 1 Trang 38/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược cung cấp để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công ty. ─ Phân tích, tính toán giá thành kịp thời để có cơ sở tham mưu các phương án sản xuất hiệu quả trong những biện pháp trọng tâm để hạ giá thành và tăng cạnh tranh giá bán trong khi giá NVL tăng dần. ─ Thu thập và phân tích các sản phẩm cạnh tranh (nội địa và xuất khẩu), chủ động đưa ra các biện pháp để cải tiến qui trình công nghệ, Ổn định và cải tiến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các loại lốp cho xe tải đường dài, các loại lốp đặc chủng. Giải quyết biến động phải kịp thời và dứt điểm trong quá trình sản xuất. ─ Đảm bảo ngoại quan sản phẩm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và khâu luyện BTP; cải tiến cơ chế bảo đảm chất lượng trong quá trình sản xuất, giảm tối đa các hiện tượng “sót lỗi” do chủ quan mà chuyển sang công đoạn kế tiếp vì đây là nguyên nhân chủ yếu phát sinh “phế” đang tồn tại. 4. Công tác kỹ thuật ─ Tổ chức bộ máy Kỹ Thuật từ trên xuống dưới, phân cấp trách nhiệm rõ ràng hơn Bộ phận quản lý kỹ thuật của Công ty có: ─ Phòng Kỹ Thuật Cơ năng: Chức năng nhiêm vụ chủ yếu gồm quản lý kỹ thuật máy móc T.Bị sản xuất,thí nghiệm, thiết bị vận tải, nâng chuyển, hệ thống thiết bị tin học, thông tin liên lạc, nhà xưởng, cống rãnh, hệ thống truyền dẫn năng lượng động lực, thiết bị dụng cụ đo lường.v.v...Lập kế hoạch sửa chữa lớn, quy hoạch mặt bằng dây chuyền sản xuất, tham gia các dự án đầu tư, tiến bộ K.Thuật, sáng kiến... ─ Phòng K.Thuật Cao Su: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu gồm nghiên cứu thiết kế đơn pha chế, quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm, theo dõi giám sát quản lý việc thực hiện các quy trình công nghệ, đơn pha chế, thiết kế thi công sản phẩm, tổng hợp phân tích nguyên vật liệu, .v.v...Xây dựng ban hành và quản lý các định mức vật tư các sản phẩm, tham gia định mức lao động, ban hành các tiêu chuẩn kiểm tra NVL, BTP, thành phẩm, giải quyết các biến động sản xuất, kiểm tra NVLđầu vào, kiểm tra nhanh BTP hổn luyện... ─ Ban Bảo Hộ Lao Động: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu gồm xây dựng quy chế quản lý công tác BHLĐ dự thảo kế hoạch BHLĐ hằng năm, tổ chức huấn luyện Nhóm 1 Trang 39/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược về BHLĐ, điều tra và thống kê các vụ tnlđ. Quản lý công tác BHLĐ gồm k.thuật an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ m.trường, huấn luyện BHLĐ, chế độ BHLĐ, quản lý hồ sơ kỹ thuật các TB có tính chất nghiêm ngặt về ATLĐ theo danh mục nhà nước qui định. ─ Phòng KCS: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra ngoại quan, đóng gói sản phẩm trước khi nhập kho,phối hợp các đơn vị giải quyết các sản phẩm nâng hạ cấp, sản phẩm không phù hợp, đề xuất thưởng phạt CL theo quy định... ─ Bộ máy quản lý kỹ thuật ở các X.Nghiệp: Bộ phận quản lý k.thuật Cơ năng do P.G.Đốc X.N phụ trách có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác KTCN được phân cấp, tổ chức sửa chữa MMTB theo ca SX, đảm bảo phục vụ SX ổn định. ─ Bộ phận quản lý k.thuật Cao su do PGĐ XN phụ trách cũng có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác KTCS đã đươc phân cấp, tổ chức kiểm tra giám sát quá trình SX. ─ Về chính sách: Công ty có chính sách khuyến khích đãi ngộ đối với lực lương CBKT như: nâng hệ số lương theo sản phẩm, tạo điều kiện để CBKT được đi giao lưu học hỏi với các đơn vị trong và ngoài nước, chọn kỹ sư để đưa đi đào tạo trong và ngoài nước tạo nguồn lâu dài cho CT. ─ Phát huy mạnh mẽ vai trò CBKT trong SXKD như mổi CBKT phải có sáng kiến hoặc có đề xuất ý tưởng thì mới xét nâng lương... ─ Các biện pháp kiểm soát như: Xây dựng quy trình vận hành cho tất cả MMTB, quy trình công nghệ cho các công đoạn SX, quy định kiểm soát quá trình SX... 5. Công tác Công nghệ và chất lượng sản phẩm ─ Nghiên cứu cải tiến liên tục đơn pha chế, tăng tỷ lệ sử dụng các loại nguyên liệu và phụ gia có chi phí thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, xem đây là một. 6. Công tác lao động- tiền lương: ─ Kiểm tra lại toàn bộ định biên, định mức lao động ở các khâu, bộ phận. Thống kê và phân tích thời gian làm việc ở các đơn vị để có kế hoạch lao động hợp lý nhất. Nghiên cứu chế độ trả lương mới có tác động khuyến khích người lao động hăng say công việc, có hiệu quả cao. Tiếp tục điều chỉnh đơn giá lương sản phẩm Nhóm 1 Trang 40/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược một số công đoạn; xây dựng chính sách khen thưởng thành tích theo các định hướng của Công ty phù hợp với Quy chế thi đua khen thưởng đã ban hành. 7. Công tác Đầu tư ─ Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ Dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe tải radial công suất 600.000 lốp/năm” Phấn đấu cuối năm 2011 ra sản phẩm lốp đầu tiên, cuối năm 2012 đạt công suất giai đoạn I. Triển khai Dự án di dời XN săm lốp xe đạp-xe máy vào Khu Công nghiệp Liên Chiểu. 8. Công tác tài chính ─ Phát huy vai trò của Phòng tài chính - kế toán trong kiểm soát nội bộ, đánh giá các chi phí hoạt động và giá thành thực tế, nhận diện và đề xuất những biện pháp phòng chống rủi ro, loại bỏ lãng phí, tham mưu giá mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm thực hiện tốt vai trò tham mưu cho hoạt động quản lý điều hành Công ty. ─ Kiểm soát chặt chẽ thu chi, công nợ, thanh toán không để nợ vượt định mức; không để xảy ra bất cứ rủi ro nào trong công nợ khách hàng. Thực hiện bảng cân đối thu chi, thanh toán định kỳ để quản lý chặt chẽ dòng tiền và cân đối tài chính. Nhóm 1 Trang 41/42 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ─ Trong quá trình phát triển và trưởng thành, DRC là một trong những công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cao su và các qui cách lốp “siêu trường, siêu trọng” phục vụ công trình và mỏ. ─ Việc tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhằm khai thác triệt để hiệu quả công suất thiết bị máy móc giúp cho thị trường tiêu thụ của DRC ngày càng mở rộng. Với sản phẩm có uy tín và chất lượng, thị phần lốp của công ty ổn định, phát triển không ngừng cùng với hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp trên cả nước nên việc tiêu thụ các sản phẩm của DRC có nhiều thuận lợi. ─ Ngoài ra, nền kinh tế trong nước và thế giới đang có chiều hướng ổn định và phát triển đã tạo ra nhu cầu lớn đối với các sản phẩm của ngành công nghiệp cao su. Đây là thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước, trong đó có DRC đẩy mạnh, mở rộng qui mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế. ─ Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm theo hướng phù hợp với thị hiếu và điều kiện sử dụng của từng đối tượng khách hàng. ─ Đồng thời, DRC cũng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua hình thức đầu tư tập trung vào những sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm đặc chủng ít có doanh nghiệp sản xuất được để từng bước khẳng định vị trí trên thương trường. ─ Như vậy, với môi trường kinh tế và tình hình của công ty thì chiến lược phát triển công ty cổ phần cao su Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020 nêu trên sẽ giúp cho công ty đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Nhóm 1 Trang 42/42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_1_7179.pdf
Luận văn liên quan