Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC 1.1. Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.Khái niệm 1.1.2.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.4.Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc và Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 1.2.1.Tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc 1.2.2.Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 2.1. Tình hình Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và Tình hình FDI tại Việt Nam 2.1.1.Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 2.1.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 2.3. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 2.3.1.Thành công 2.3.2. Hạn chế 2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế CHƯƠNG III: MỘT SỐ LƯU Ý VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 3.1. Một số lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc 3.2. Một số đề xuất nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam 3.2.1. Đối với Nhà nước 3.2.2. Đối với Doanh nghiệp KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới, quá trình vận chuyển các luồng vốn quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia cũng là một tất yếu. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với một xuất phát điểm thấp, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nếu sự quản lý nền kinh tế không khoa học và phù hợp. Với mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước, nâng cao mức sống của người dân, Việt Nam không những cần khai thác những nguồn lực sẵn có trong nước mà cần khai thác các nguồn lực từ bên ngoài. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp nước ta tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới và trình độ quản lý khoa học, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu thuế cho ngân sách từ đó nâng cao phúc lợi xã hội mang lại nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế Hàn Quốc đã có một “kỳ tích sông Hàn” nhờ những thay đổi linh hoạt, khoa học và hợp lý, kịp thời trong chính sách; từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến nay, Hàn Quốc đã “thay da đổi thịt”, trở thành một nền kinh tế công nghiệp mới, phát triển đứng thứ 15 trên thế giới. Để có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy là do có sự đóng góp không nhỏ của chính sách kinh tế đối ngoại, trong đó là sự thay đổi trong chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc. Từ năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã chuyển chính sách đầu tư quốc tế từ chính sách tập trung thu hút FDI vào trong nước sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài với những biện pháp tích cực hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (1992), quan hệ kinh tế và sự hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Riêng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện nay Hàn Quốc đứng đầu các quốc gia về số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc lớn đầu tư tại Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu của mình và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam như Samsung, LG, Hyundai, . Tranh thủ chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chính phủ Hàn Quốc, tận dụng những lợi ích mang lại từ thu hút FDI từ Hàn Quốc, Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp để tăng cường thu hút FDI từ Hàn Quốc. Bài tiểu luận với đề tài: “Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc”, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được kết cấu thành ba chương như sau: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM CHƯƠNG III: MỘT SỐ LƯU Ý VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Về mặt địa lý có hai loại đầu tư, đó là đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và sử dụng vốn là một chủ thể; có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra. Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hệ thống các công cụ, biện pháp của một quốc gia nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định. 1.1.2.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư mà các chủ đầu tư được tự mình đưa ra quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc chính trị và không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài tự mình điều hành một phần hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư. Thứ ba, nước nhận đầu tư có thể tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài. Thứ tư, nguồn vốn đầu tư không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà còn có thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được của chủ đầu tư nước ngoài. 1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau đây. *Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp động hợp tác kinh doanh Đây là một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và được các cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư phê duyệt. *Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh) Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Thông thường nhà đầu tư nước ngoài không được góp ít hơn một tỷ lệ đã được quy định trong luật đầu tư của nước nhận đầu tư. *Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Đây là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Mỗi dạng FDI đều có những hạn chế cũng như lợi thế cho các bên tham gia đầu tư. Thông thường trong thời gian đầu tiếp nhận đầu tư, nước chủ nhà khuyến khích áp dụng hình thức liên doanh, thậm chí trong một số lĩnh vực đầu tư chỉ cho phép liên doanh để kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài. Khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã ổn định thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI là hình thức chủ yếu. 1.1.4.Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với nước Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Khai thác chuyên gia, nguồn lao động và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa nhằm khai thác khả năng công nghệ và trình độ của chuyên gia, tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ ở các nước được đầu tư Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Đối với nước tiếp nhận Đầu tư trực tiếp nước ngoài (trường hợp Việt Nam sau hơn 20 năm thu hút FDI): a. Mặt tích cực: Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. Về mặt kinh tế: ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16% (Theo Niên giám Thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực ĐTNN năm 2003 là 16%, năm 2004 là 14,2%, năm 2005 là 14,9% và năm 2006 là 15,9%, ước năm 2007 đạt trên 16%). Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 7,2%); (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%; (iv) Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29% và (iv) Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%. ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Trong 20 năm qua ĐTNN đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu... Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006). Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. Đặc biệt, một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..) tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn. ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc. ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ. ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ: ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Trong nông-lâm-ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới. Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Về mặt xã hội: - ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực: Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. b. Mặt hạn chế: Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau: Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà ĐTNN. Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. - Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác dần biến Việt Nam thành bãi rác thải công nghiệp của thế giới. 1.2. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc và Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 1.2.1.Tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế kỷ 20 vẫn là một đất nước chậm phát triển. Nhưng bắt đầu từ sau những năm 1960, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới ( NIC) với một nền kinh tế hỗn hợp: kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một đất nước giàu có, là nền kinh tế đứng thứ 8 thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc nhảy vọt từ 100 USD năm 1963 lên 10,000 USD năm 1995 và 25,000 USD vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Trong những năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô và đã thu được những thành công đáng kinh ngạc: Hiện Hàn Quốc có Posco là công ty sản xuất thép lớn thứ 3 trên thế giới và ngành sản xuất ô tô cũng phát triển nhanh chóng điển hình là Hyundai Kia Automotive Group góp phần đưa Hàn Quốc trỏ thành cường quốc đứng thứ 5 trên thế giới về ngành này. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát trỉên kinh tế của họ. Ngành dịch vụ phát trỉên nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên nhanh chóng thậm chí còn cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Ngày 25/4/2008 Hàn Quốc vừa ra quyết định thành lập 3 khu kinh tế tự do (FEZs), một phần trong nỗ lực nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài và thức đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc đầu năm 2008 tăng vọt ( tăng 69.8% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái) do có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Trong đó đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đạt 94,9% lên 1.93 tỉ USD với số vốn thực hiện đạt 24.4% lên 725 triệu USD. Các thương hiệu mới đầu tư vào Hàn Quốc tăng 58% hàng năm lên 1.73 tỉ USD. FDI của Hàn Quốc chủ yếu từ Mỹ, liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc trong quý I năm 2008 chỉ đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm qua, do người dân giảm tiêu dùng và các công ty hạn chế đầu tư (GDP của Hàn Quốc trong quý I chỉ tăng 0.7% so với quý trước là 1.6%.) Có thể thấy rằng những bước phát triển của Hàn Quốc hoàn toàn xứng đáng với cái tên” Kỳ tích Sông Hàn”: Từ một đất nước nghèo đói, chậm phát triển, lại nghèo t ài nguyên thiên nhiên, cộng với những hậu quả của cuộc chiến tranh dân tộc để lại họ đã vươn lên trở thành một con Rồng của Châu Á chỉ sau có hơn 20 năm phát triển.. Đây quả là thành công mà nhiều nước mong đợi và luôn tìm được cho mình những bài học kinh nghiệm trong công cuộc làm giàu cho đất nước mình. Nền kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 3 Châu Á và thứ 15 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao: 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 844,7 tỷ USD 951,1 tỷ USD 1.049,3 tỷ USD 9.28,7 tỷ USD (1.024 tỷ won) 820 tỷ USD (1.100 tỷ won) Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 4-5%; năm 2009 là 0,2%. Cơ cấu ngành kinh tế của Hàn Quốc là cơ cấu của một nước công nghiệp phát triển: Dịch vụ chiếm 57,6%; Công nghiệp chiếm 39,4%; Ngành nông nghiệp chỉ chiếm 3%. 1.2.2.Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc có sự kết hợp giữa tích cực thu hút FDI từ nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài: Nhìn lại chặng đường đầu tư ra nước ngoài trước kia của Hàn quốc, trước 1975 vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc chưa có tầm quan trọng, chỉ khoảng 6 triệu USD trong khi điều luật về đầu tư ra nước ngoài đã được ban hành từ tháng 12 năm 1968. Tuy tiên đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc bước sang một giai đoạn mới từ 1975 khi phần lớn các cơ chế liên quan đến đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Hàn quốc đảm nhận thay vì phải xin phê duyệt của chính phủ như trước. Từ 1980, chính phủ nới lỏng, bãi bỏ các đạo luật, điều lệ gây hạn chế đầu tư ra nước ngoài trước đây khiến đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc tăng nhanh. Từ 1991 đến nay, chính phủ đã mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt với những nước mà Hàn quốc chưa có quan hệ ngoại giao. Trong việc cải cách hành chính, để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng, tránh làm lỡ mất các cơ hội đầu tư của các công ty chính phủ đã uỷ quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho ngân hàng Hàn quốc đối với những dự án có quy mô vốn từ 100.000 USD trở xuống, còn những dự án trên mức đó thì vẫn do chính phủ xem xét và phê duyệt. Để đưa ra được những chính sách thích hợp với nhu cầu thực tế của các công ty, chính phủ Hàn quốc đã thành lập các uỷ ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng năm tổ chức các diễn đàn gặp mặt giữa uỷ ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài để có các biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời. Từ năm 2005, để giảm bớt áp lực lên hoạt động xuất khẩu do sự tăng giá của đồng won, Hàn quốc đang có nhiều động thái để khuyến khích các doanh nghiệp nước này tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể là chính phủ sẽ miễn thuế 3 năm cho các nhà đầu tư địa phương khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài; cho phép gia tăng mức đầu tư vào bất động sản; đồng thời nới lỏng mức hạn chế trong việc thành lập các chi nhánh nước ngoài của các doanh nghiệp tài chính trong nước. Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc, đầu tư vào thương mại, xây dựng phát triển nhanh do quy mô buôn bán được mở rộng ra toàn cầu. Năm 1977 là lần đầu tiên Hàn quốc dư thừa tài khoản hiện hành với tổng vốn đầu tư nước ngoài là 77 triệu USD. Năm 1986 Hàn quốc rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ, giá nhân công trong nước tăng vọt là cho chi phí sản xuất trong nước tăng theo. Trước tình hình đó các công ty Hàn quốc đựơc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ. Tất cả các ràng buộc về vốn đầu tư, các quyết định khác đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài đều đựơc dỡ bỏ. Chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, hợp tác khu vực và tiến tới toàn cầu hoá đã là động lực thúc đẩy nguồn vốn đầu tư ở Hàn Quốc ngày càng tăng. Tóm lại, chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc có những điểm như sau: Năm 2005 chuyển từ chính sách tập trung thu hút FDI vào trong nước và hạn chế đầu tư ra nước ngoài, sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài Hỗ trợ Đầu tư ra nước ngoài Mở rộng các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài Mở rộng thị trường đầu tư nước ngoài Các biện pháp thực hiện Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc Nhà nước hỗ trợ vốn cho các nhà Đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. Nhà nước tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư cùng các hoạt động xúc tiến thương mại: Mở rộng mạng lưới của các tổ chức xúc tiến. Thành lập các Uỷ ban hợp tác kinh tế song phương, tổ chức các diễn đàn gặp mặt giữa uỷ ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài Chính phủ Hàn Quốc nới lỏng các quy định về đầu tư ra nước ngoài cho phép gia tăng mức đầu tư vào bất động sản Chính phủ đã uỷ quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho Ngân hàng Trung Ương đối với những dự án quy mô vốn từ 100.000 USD trở xuống Miễn thuế 3 năm cho các nhà đầu tư địa phương khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài Nới lỏng trong việc thành lập các chi nhánh nước ngoài của các DN tài chính trong nước CHƯƠNG II TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 2.1. Tình hình Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và Tình hình FDI tại Việt Nam 2.1.1.Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc Đến cuối năm 1980, Hàn Quốc mới đầu tư ra nước ngoài gần 180 triệu USD, nhưng số vốn này đã tăng khá nhanh và đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào giữa năm 1998 và đạt 10 tỷ USD vào năm 1995. Theo số liệu thống kê chính thức, tính đến hết tháng 3 năm 2005, đầu tư của nước này ra nước ngoài đạt gần 40,3 tỷ USD, tăng hơn 10 tỷ USD so với con số 30 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2002. Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc năm 2007 đạt 27,64 tỉ USD, tăng 49,2% so với năm 2006. Trong 8 tháng đầu năm 2008, đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài đã đạt 9,68 tỉ đô la Mỹ, con số lớn nhất từ trước đến nay, vì ngày càng có nhiều nhà đầu tư rời Hàn Quốc để tìm kiếm các thị trường kinh doanh thân thiện hơn. Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã tăng 40% từ con số 6,88 tỉ đô la Mỹ cùng kỳ năm 2007. Trong 9 tháng 2010 đã đạt 24,79 tỷ USD, tăng 84,7 % so với cùng kỳ năm 2009. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) phân tích rằng dòng vốn đầu tư Hàn Quốc đổ vào nước khác tăng là do các công ty Hàn Quốc tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước. Xét về địa chỉ đầu tư, khu vực châu Á thu hút tổng cộng 17,2 tỷ USD vốn đầu tư của Hàn Quốc, tiếp theo là Bắc Mỹ (với 11 tỷ USD), châu Âu (6,7 tỷ USD)... Hàn Quốc hướng đến Đầu tư trực tiếp vào Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và một số nước Châu Á Thái Bình Dương Xét về lĩnh vực đầu tư, khu vực sản xuất thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Hàn Quốc (với 21,33 tỷ USD), tiếp theo lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (với 8,94 tỷ USD), dịch vụ (với 3,82 tỷ USD), khai khoáng (2,18 tỷ USD)... Vốn đầu tư của các tập đoàn lớn chiếm tới hơn 2/3 tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc (27,65 tỷ USD), tiếp theo là vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần 11 tỷ USD), còn lại là của các nhà đầu tư tư nhân. Báo cáo của Bộ tài chính Hàn Quốc công bố ngày 13.2.10 cho biết: Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ thu hút đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc với tỷ lệ 9,2%, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc (23,5%); Mỹ (15,7%). 2.1.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 2007 Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 10981 163607.2 57045.5 1988 37 341.7 1989 67 525.5 1990 107 735.0 1991 152 1291.5 328.8 1992 196 2208.5 574.9 1993 274 3037.4 1017.5 1994 372 4188.4 2040.6 1995 415 6937.2 2556.0 1996 372 10164.1 2714.0 1997 349 5590.7 3115.0 1998 285 5099.9 2367.4 1999 327 2565.4 2334.9 2000 391 2838.9 2413.5 2001 555 3142.8 2450.5 2002 808 2998.8 2591.0 2003 791 3191.2 2650.0 2004 811 4547.6 2852.5 2005 970 6839.8 3308.8 2006 987 12004.0 4100.1 2007 1544 21347.8 8030.0 Sơ bộ 2008 1171 64011.0 11600.0 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước. Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông). Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ [2], vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 1988 - 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số 10981 163607.2 Trong đó: Ấn Độ 31 190.5 Áo 13 25.4 Bê-li-xê 6 44.1 Bỉ 34 85.0 Bun-ga-ri 5 17.2 Ca-na-đa 100 4892.4 CHLB Đức 132 746.3 CHND Trung Hoa 711 2188.3 Cộng hòa Séc 18 61.9 Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 671 7416.7 Đài Loan 2135 20951.9 Đan Mạch 69 280.6 Hà Lan 115 3018.8 Hàn Quốc 2153 16666.3 Hoa Kỳ 493 5029.0 In-đô-nê-xi-a 28 307.0 I-ta-li-a 43 176.7 I-xra-en 8 11.6 Liên bang Nga 105 1935.4 Ma-lai-xi-a 340 18005.6 Ma-ri-ti-us 31 224.4 Nhật Bản 1102 17362.2 Niu-di-lân 26 93.3 Ôx-trây-li-a 236 1811.2 Pháp 296 3216.2 Phi-li-pin 50 395.6 Quần đảo Cay men 33 4352.2 Quần đảo Vigin thuộc Anh 438 13824.1 Thái Lan 256 6121.6 Thổ Nhĩ Kỳ 7 41.4 Thụy Điển 22 415.6 Thụy Sỹ 71 1693.1 Vương quốc Anh 134 2711.1 Xa-moa 62 1549.1 Xin-ga-po 733 17071.0 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua 20 năm đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký (xem biểu 4). Hiện đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam (xem Phụ lục). Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản 9,03 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tính riêng năm 2010, đến hết tháng 10/2010 Việt Nam đã thu hút 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư. Trong đó, đứng đầu là Hà Lan với 2,2 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 2,1 tỷ USD, Hoa Kỳ 1,9 tỷ USD, Nhật Bản 1,6 tỷ USD, Đài Loan 1,16 tỷ USD. Như vậy có thể thấy Hàn Quốc luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn vốn FDI chuyển vào Việt Nam. 2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam Đầu tư của Hàn Quốc chiếm hơn 34% đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Những dự án kinh doanh lớn của Hàn Quốc trong xây dựng và công nghiệp nặng đã thúc đẩy gia tăng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã và đang tạo dấu ấn rõ nét đặc biệt trong các lĩnh vực như viễn thông, bất động sản, sản xuất ôtô, đóng tàu, khách sạn, nhà hàng, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường bán lẻ... Hàn Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với 2.553 dự án và số vốn đạt 22,9 tỷ USD. Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2010 đã có 99 dự án của Hàn Quốc được cấp mới với tổng giá trị 2,214 tỷ USD. Ngoài ra có 22 dự án được tăng vốn thêm 124 triệu USD. Dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã chuyển dần từ quy mô vừa và nhỏ sang quy mô lớn do các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc đầu tư, tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ quan trọng như sản xuất công nghiệp nặng của Tập đoàn Posco, sản xuất chế tạo (Kumho, Samsung), sản xuất xi măng, đóng tàu (Hyundai), luyện kim, phân bón; Hệ thống phân phối (Lotte), bất động sản (Keangnam), tài chính (Keb, Hana Bank, KB Bank)... Đặc biệt, Việt Nam là thị trường rất nhiều tiềm năng với ngành xây dựng và đầu tư bất động sản của các DN Hàn Quốc. Trong lĩnh vực bất động sản hiện có 61 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD (chiếm 20,4% tổng số các dự án của Hàn Quốc) và chiếm 17,6% tổng dự án của toàn ngành. Còn trong lĩnh vực xây dựng hiện có 194 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 2,1 tỷ USD, chiếm 10% tổng số các dự án của Hàn Quốc và chiếm 2% tổng dự án của toàn ngành. Ngoài ra, nông nghiệp hiện cũng là một ngành thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Vào đầu tháng 9/2010 vừa qua 20 DN Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu máy nông nghiệp, chế biến nông nghiệp, chế biến thủy sản, trồng trọt và nông nghiệp đã tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cũng như tìm hiểu môi trường, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.  Mấy năm gần đây, do Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích và điều chỉnh nguồn vốn cho nên phân bố đầu tư đã có sự đều khắp cả nước, mặc dù vậy các dự án đầu tư của Hàn Quốc phần lớn chỉ tập trung tại hai vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và phía Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương đó cú 502 dự ỏn chiếm 72,02% về số dự án với 1,885 tỷ USD chiếm 43,72% về tổng vốn đăng ký. Hà Nội thu hút 47 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 1,003 tỷ USD. Đồng Nai thu hút 97dự án, với tổng số vốn đầu tư là 0,989 tỷ USD; thành phố Hồ Chí Minh thu hút 236 dự án, tổng vốn đầu tư là 0,901 tỷ USD; Hải Phòng thu hút 19 dự án, với tổng số vốn 0,266 tỷ USD. Nói chung đa số các dự án của Hàn Quốc vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam do ở môi trường, chính sách đầu tư hấp dẫn và thông thoáng hơn, thủ tục hành chính đơn giản hơn, lao động dồi dào hơn… Tuy nhiên, trong những năm tới định hướng cơ cấu vùng đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi, trước hết là các vùng ven biển (nơi có tiềm năng dầu khí và khai thác hải sản) các vùng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp… bên cạnh việc nâng cấp các khu vực đầu tư trọng điểm đó được xây dựng trong thập niên qua. Phân bố đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ (Đơn vị, triệu USD) 1- Đông Nam Bộ 2.229 2 - Đồng bằng sông Hồng 1.502 3 - Đông Bắc 279,56 4 - Duyên hải miền Trung 228,649 5 - Đồng bằng sông cửu Long 59,658 6 – Tây Nguyên 9,043 7 – Tây Bắc 3 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư Hầu hết các công ty Hàn Quốc đều hài lòng khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành một số chính sách ngày càng hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó Việt Nam vẫn là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn bậc nhất bởi chế độ chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, dân số đông và trẻ… 2.3. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 2.3.1.Thành công Các DN lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, LG, Kumho Asiana, GS, Lotteria... cũng đã trở thành những DN có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA) và Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Việt Nam đã và đang là thị trường hấp dẫn cho thương mại và đầu tư của Hàn Quốc bên cạnh các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đông Âu và Nam Mỹ. Một số lĩnh vực HQ đầu tư tại VN là các lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ cao. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam: Cơ quan xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc đã tiến hành cuộc thăm dò với 217 công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, 93% người được hỏi đều hài lòng với kết quả kinh doanh của mình. 70% nói rằng, họ sẽ cổ vũ những công ty Hàn Quốc khác đầu tư vào thị trường mới nổi Việt Nam. Những điểm mạnh nhất hấp dẫn doanh nhân hoạt động tại Việt Nam là chi phí lao động thấp với 60% người tham gia cuộc thăm dò nhất trí như vậy; 15% cho rằng là hiệu suất lao động cao, 6% là cắt giảm thuế và 3% người được hỏi nói đó là sự ủng hộ của Chính phủ. 2.3.2. Hạn chế Giải ngân chậm (do yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, …) Mất cân đối về ngành nghề, vùng Sự liên kết giữa các DN FDI với các DN trong nước yếu (chưa ptr các DN phụ trợ và cung ứng) Chính sách kinh tế vĩ mô hay bị điều chỉnh, khó dự đoán 2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế: Nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong nội tại nền kinh tế của nước ta. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, sức hấp thụ vốn hạn chế nên thực tế này là rào cản lớn cho việc giải ngân để chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện như mong muốn của chúng ta. Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư vẫn thiếu sự đồng bộ, nhất quán. Chính sách đầu tư, cũng như các thủ tục đầu tư của chúng ta còn bị các nhà đầu tư coi là rườm rà, chi phí cao, thiếu tính minh bạch, trong khi đó, hệ thống tòa án, thực thi pháp luật cũng còn nhiều hạn chế. Hạn chế về kết cấu hạ tầng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm các dự án đầu tư, nhất là sự yếu kém của hạ tầng giao thông làm các nhà đầu tư rất quan ngại bởi sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc làm ăn và làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của họ khi đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, song nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao lại rất thiếu. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo. Chất lượng lao động lao động không chỉ thấp mà còn chưa đồng đều chính là những khó khăn khi nhà đầu tư muốn quan tâm tới các dự án công nghệ cao tại Việt Nam. Các thủ tục hành chính, hệ thống thuế, hải quan… còn bất cập, không đồng bộ cũng là những yếu tố góp phần làm nản lòng nhà đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam. Công tác giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước còn những bất cập. Do đó, việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành, địa phương hiện nay mặc dù được coi là rất đúng đắn, nhưng lại đang tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế hiệu quả của dòng vốn FDI. CHƯƠNG III MỘT SỐ LƯU Ý VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 3.1. Một số lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc Chính phủ HQ nới lỏng các quy định đầu tư và các công ty đẩy mạnh khai thác thị trường mới -> cần tranh thủ chính sách ĐT của HQ để tiếp thị về môi trường ĐT tại VN HQ có nền văn hoá Á Đông – tương đối tương đồng với VN -> là một thuận lợi khi các nhà đầu tư HQ đến VN đầu tư Các DNHQ đang kinh doanh ở VN khá thành công và đóng góp khá lớn vào sự phát triển của VN -> cần có những ưu đãi cho các DN này mở rộng quy mô hoạt động và lĩnh vực hoạt động theo định hướng của VN Các cơ quan XTĐT của HQ hoạt động khá hiệu quả và mạng lưới rộng khắp -> cần tăng cường hợp tác với các cơ quan này, tạo điều kiện cho các DNHQ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào VN Các DN Hàn Quốc có thế mạnh trong việc chế biến sản phẩm từ lương thực –> tăng cường thu hút các DNHQ đầu tư vào ngành nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản của VN (sp từ lương thực, chế biến cà phê, chế biến chè và các sp nông sản khác). 3.2. Một số đề xuất nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam 3.2.1. Đối với Nhà nước Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật - Phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. - Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, tránh gây nhũng nhiễu cho nhà đầu tư. - Cần có sự ổn định trong các chính sách của nhà nước. Hiện nay các chính sách của nước ta thay đổi quá nhanh,làm cho doanh nghiệp khó dự đoán như ngoài luật được ban hành thì các văn bản nghị định, quy định thường xuyên được điều chỉnh, gây nhiều khó khăn cho việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Cụ thể là các biểu thuế, trước đây thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn một thời gian đầu nhưng kể từ năm ngoái đã bỏ đi quy định miễn thuế, và áp dụng 25%, cùng với các ưu đãi về thuế khác cũng thay đổi tùy theo từng địa phương, điều này cũng làm cho doanh nghiệp hạn chế phát triển kinh doanh, hay phải tiến hành nghiên cứu kỹ khi tiếp tục đưa vốn vào đầu tư tại Việt Nam. - Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tiểu thương Hàn Quốc trong quá trình gia hạn visa. - Phải nghiên cứu phân cấp lại cho hợp lý để tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài - Nhanh chóng thông qua luật giao dịch điện tử để giảm tải việc giao dịch bằng giấy tờ cho nhà đầu tư. Giải pháp về giải phóng mặt bằng và quy hoạch đất đai: - Nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. - Các khu công nghiệp cần phải có quy hoạch rõ ràng, phát huy và khai thác lợi thế của từng vùng, chọn ra lợi thế cạnh tranh Cải thiện cơ sở hạ tầng - Tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường( xử lý chất thải rắn, nước thải…), hệ thống đường bộ cao tốc, nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, các dự án về sử dụng năng lượng từ thiên nhiên như : sức gió, thủy triều, năng lượng mặt trời, các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Giải pháp về xúc tiến đầu tư - Thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia theo từng giai đoạn, nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án làm cơ sở kêu gọi, thu hút nhà đầu tư - Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư như các hội chợ thương mại để các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, thiết lập mối quan hệ. - Nhà đầu tư Hàn Quốc rất chú trọng về đầu tư nông nghiệp, nhà nước ta sẽ cho họ được hưởng nhiều ưu đãi khi đầu tư vào nông nghiệp như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê nước. Được hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, được hưởng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cước phí vận tải, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ. 3.2.2. Đối với Doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Đào tạo người lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm với việc hợp tác với Hàn Quốc, thông hiểu nhu cầu, văn hóa và quan điểm đầu tư của Hàn Quốc để tham gia vào các dự án lớn. - Tích cực tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại để tìm các quan hệ hợp tác làm ăn - Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực được Hàn Quốc quan tâm như thủy sản, bất động sản và xây dưng; phát triển các mặt hàng được xuất khẩu nhiều sang HQ như: chè, cà phê, các sản phẩm từ gạo Phát triển thị trường bán lẻ Đầu tư vào ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển nhanh với mãi lực kinh doanh tăng khoảng 23%/năm, thị trường Việt Nam có tiềm năng thu hút đông đảo tập đoàn nước ngoài. Hiện tại chỉ có 1 số ít các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ tại Việt Nam tập trung ở các loại hình trung tâm thương mại tổng hợp, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển hình thức bản lẻ từ những năm đầu 2000 như FiviMartk, Intimex, Co.opMart, TopCare...nhưng vẫn chưa chiếm được thị phần cao và thu hút được số lượng lớn khách hàng trung thành. Tại lĩnh vực này, đầu tư FDI từ Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn và dàn trải ở các mặt hàng đơn giản, mặc dù từ lâu Hàn Quốc đã nổi tiếng với 1 số nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử và gia dụng. Để tận dụng những thực tại và những đặc điểm này của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp có thể có những chính sách và giải pháp sau để thu hút FDI từ Hàn Quốc: - Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế sân nhà và sự am hiểu thị trường nội địa trong việc chịu tránh nhiệm về mặt quảng cáo sản phẩm, dịch vụ để kích thích dòng vốn đầu tư từ lĩnh vực thời trang, mỹ phẫm vốn đã được ưu chuộng tại lứa tuổi 12-40 tài Việt Nam - Thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp với chính sách bán/mua cổ phần mở rộng ra các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc với một số ưu đãi tuỳ theo đặc điểm của ngành và doanh nghiệp - Áp dụng và tuân thủ các quy trình về kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng tầm doanh nghiệp lên mức chuyên nghiệp và tạo sự tin cậy từ đối tác Hàn Quốc - Chủ động tìm nguồn đầu tư từ Hàn Quốc bằng cách trực tiếp đi thăm, kêu gọi đầu tư với sự giúp đỡ của các cục xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc. Đầu tư vào các ngành bưu chính viễn thông: Hàn Quốc đã sớm nhận ra tiềm năng và sự phát triển của thị trường viễn thông với hơn 80tr dân của Việt Nam với những dòng vốn đầu tư lớn vào xây dựng mạng điện thoại CDMA và những dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo. Với sự bùng nổ về số lượng thuê bao di dộng (hơn 100 tr) và số lượng người kết nối mạng Internet (hơn 20% dân số), các doanh nghiệp viễn thông VN bắt đầu gặp những khó khăn về phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các chuyên gia của Nokia Siemens Networks (NSN) cũng đã khuyến cáo các nhà mạng Việt Nam về việc tối ưu hạ tầng mạng di động, tiết kiệm chi phí đầu tư, phát triển các giải pháp hướng khách hàng, và mang lại các trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho người dùng. Mặc dù các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT (Vinaphone, Mobile), Vietel...có tiềm lực và lợi thế về tài chính nhưng với những kinh nghiệm và khả năng công nghệ, Hàn Quốc vẫn là một trong những nước dẫn đầu thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể kêu gọi đầu tư từ khía cạnh này để tăng tốc độ phát triển và chất lượng của viễn thông Việt Nam bằng cách: Sử dụng số lượng thuê bao điện thoại và Internet hiện có với ưu đãi về lợi nhuận để kích thích các doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc đầu tư vào; Sẵn sàng áp dụng và tạo điều kiện triển khai và phát triển những công nghệ có tiềm năng; Các doanh nghiệp có thể tự mở rộng lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị và dịch vụ. Chủ động tiếp cận và tìm kiếm thông tin từ các Tổ chức xúc tiến thương mại của Hàn Quốc như: Cơ quan xúc tiến đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA) và Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Trung tâm ASEAN của Hàn Quốc,… KẾT LUẬN Hàn Quốc được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhất Châu Á và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Đạt được những thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến sự đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế nói chung cũng như chính sách kinh tế đối ngoại về đầu tư và thương mại của Hàn Quốc nói riêng. Về mặt hợp tác kinh tế, các công ty của Hàn Quốc đã có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam trong quá khứ và giờ đây mối quan hệ này đã phát triển lên một tầm cao mới nhờ làn sóng đầu tư của các công ty Hàn Quốc. Số vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Viêt Nam vân tiếp tục tăng lên trong đó cả lĩnh vực và địa bàn đầu tư đều được mở rộng. Như vây, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã chứng tỏ được là những nhà đầu tư hết sức thành công ở thị trường Việt Nam. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với những chính sách chủ trương mở cửa từ phía Việt Nam, sự hợp tác về tất cả các mặt nói chung và kinh tế nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ còn đạt được nhiều bước tiến to lớn hơn nữa. Bài tiểu luận đã nghiên cứu Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc, tìm hiểu và đánh giá thực trạng FDI của Việt Nam nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, đưa ra những điểm cần lưu ý để đưa đến những biện pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ và trình độ kỹ thuật cao từ Hàn Quốc nói riêng và từ các quốc gia phát triển khác trên thế giới nói chung, Việt Nam cần xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng và xây dựng nền cơ sở hạ tầng hiện đại, cải cách hành chính, môi trường thông tin chính sách kinh tế vĩ mô trong suốt, tránh những điều chỉnh bất ngờ khó lường trước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI cùng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng môn học chính sách kinh tế đối ngoại Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại Giáo trình kinh tế đầu tư Gíao trình kinh tế quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc.doc
Luận văn liên quan