Luận văn thạc sỹ ngoại giao năm 2011
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn. Đứng trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại.
Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về có lợi cho Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Sau khi nhậm chức ngày 20/1/1993, về đối nội, chính quyền Tổng thống Bill Clinton tập trung giải quyết những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt như: sức mạnh quân sự bị giảm sút do cuộc chạy đua vũ trang, chi phí quốc phòng tăng khiến cho nền kinh tế của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng. Các cuộc xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Điều này đã dẫn đến rất nhiều những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ.
Về đối ngoại, Mỹ luôn thục hiện mục tiêu duy trì "Vị trí siêu cường số 1" thế giới. Để đạt được mục tiêu trên chính quyền Clinton đã đưa ra các biện pháp tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt, thực dụng đối với các vấn đề quan hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, chuyển từ ngoại giao đơn phương sang đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước trong lục địa Á-Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Clinton luôn sử dụng các chiêu bài dân chủ và nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Trong điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Mỹ coi trọng và quan tâm nhiều đến lục địa Á-Âu, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton sang Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và các nước SNG sau khi nhậm chức thể hiện rất rõ điều này. Tiếp đó, chính quyền Clinton tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách can dự sâu hơn vào các khu vực và các nước như cuộc xung đột ở Somali, Haiti, Iran, Iraq, vấn đề hạt nhân của CH DCND Triều Tiên .
Đánh giá được vai trò và vị thế ngày càng tăng của khu vực Châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định sẽ can dự vào các hoạt động của khu vực này, đồng thời tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, NATO, Thái Lan, Philippine, coi trọng và tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề liên quan như vấn đề Đảo Đài Loan, vấn đề hạt nhân CH DCND Triều Tiên hay các vấn đề toàn cầu mà hai nước quan tâm.
Quan hệ Việt - Mỹ cũng có tầm quan trọng rất lớn trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Kể từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ 12/7/ 1995, quan hệ hai nước có nhiều thay đổi và phát triển trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, giáo dục, đào tạo, khoa học- kỹ thuật. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số bất đồng như vấn đề dân chủ nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, song có thể thấy mối quan hệ Việt - Mỹ đang từng bước được cải thiện và phát triển.
Lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những chuyến thăm cấp cao chính thức, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước như chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam năm 2000. Hai nước cũng ký được những hiệp định và thỏa thuận chung về kinh tế như Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) ký năm 2000, bước đầu có những thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO, hai nước đã trao cho nhau quy chế Tối huệ quốc (MND).
Trong bối cảnh chính quyền Clinton đã thực hiện và điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với các nước và khu vực trong đó có Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sự điều chỉnh và hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước và khu vực, đánh giá sự điều chỉnh này đối với các nước, khu vực trong đó có Việt Nam mang tính chiến lược có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Vì vậy tác giả chọn đề tài chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001) làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ quốc tế là cần thiết.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về " Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001)", trong quá trình thực hiện luận văn phải luôn đảm bảo duy trì nguyên tắc: đứng từ góc độ là người Mỹ để nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại (từ năm 1993 đến năm 2001)
MỤC LỤC
PHẦN MỎ ĐẦU
CHƯƠNG 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
1.1. Tình hình thế giới
1.2. Tình hình bên trong nước Mỹ
1.3. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (Cha).
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001
2.1. Mục tiêu, nội dung, lợi ích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.1.1. Mục tiêu
2.1.2. Nội dung
2.1.3. Lợi ích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Âu
2.2.3. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông
2.2.4. Chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực Châu Phi
2.2.5. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ La Tinh
2.3. Nhận xét về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới các đời Tổng thống sau chiến tranh lạnh
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
3.1. Một số đánh giá về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được
3.1.2 Những hạn chế trong chính sách đối ngoại
3.2. Tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đối với Quan hệ quốc tế và Việt Nam
KẾT LUẬN
112 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6997 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống Bill clinton từ 1993 đến 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế, ngân sách Liên Bang được cân bằng sau một thời kỳ thâm hụt kéo dài. Nền kinh tế Hoa Kỳ đạt chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử- tăng trưởng kéo dài 117 tháng liên tục. Hội nhập kinh tế thông qua tự do hóa thương mại được tăng cường. Về xã hội, kinh tế tăng trưởng mạnh giúp Hoa Kỳ giải quyết được các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo. Về chính trị, Mỹ đạt được những bước đầu trong việc mở rộng NATO về hướng Đông, tăng cường ảnh hưởng ở các tổ chức quốc tế và khu vực. Trong Thông điệp liên bang năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đã khẳng định sự thịnh vượng của Hoa Kỳ : "Chúng ta may mắn được sống vào thời điểm này của lịch sử. Từ trước tới nay đất nước chúng ta chưa bao giờ được hưởng cùng một lúc nhiều sự thịnh vượng và tiến bộ xã hội với ít khủng hoảng trong nước và ít nguy cơ đe dọa từ bên ngoài như hiện nay... Đồng bào Mỹ của tôi, tình hình liên bang của chúng ta là hùng mạnh nhất chưa từng có.. ".[9]
3.1.2. Những hạn chế trong chính sách đối ngoại
Bên cạnh những thành công, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton cũng gặp phải một số những khó khăn, hạn chế trong việc thực thi chính sách đối ngoại. Điều này được thể hiện trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị- an ninh, văn hóa- xã hội như sau :
*Về Kinh tế :
Hàng hóa Mỹ gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ những hàng hóa từ các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICS và các nước đang phát triển. Tình trạng thâm hụt buôn bán thương mại trong buôn bán của Mỹ với các quốc gia trên thế giới gia tăng, đặc biệt trong buôn bán với Trung Quốc.
Tuy Mỹ chiếm ưu thế lớn trong nền kinh tế thế giới cũng như trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quôc tế nhưng không vì thế Mỹ có thể áp đặt bất cứ giá trị kinh tế nào theo tiêu chuẩn của Mỹ vào các nước trên thế giới. Chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế của Mỹ áp đặt cho các nước Mỹ La Tinh trong thập niên 90 của thế kỷ XX thì đến đầu thể XXI bị phá sản. Tại Aghetina chính sách kinh tế mới của Tổng thống Melem đã bị sụp đổ năm 1998, dẫn đến quốc gia này rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng trong suốt 5 năm (1998-2003). Nợ nước ngoài của Aghentina hơn 300 tỷ USD, lạm phát luôn duy trì ở mức 300%, trong vòng 5 năm có 4 Tổng thống thay nhau cầm quyền.
Kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, EU. Thêm vào đó, do nền kinh tế Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, nên khi các quốc gia này có bất ổn về chính trị thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù, Mỹ là người ra "luật chơi" và có quyền điều hành tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhưng việc Mỹ sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong kinh tế nhằm duy trì ưu thế của hàng hóa Mỹ đối với các thành viên khác của WTO đã gặp phải sự chống lại quyết liệt của các nước này. Như các vụ tranh chấp thương mại về các sản phẩm chuối với Costa Rica và Parama, tôm và thép với Brazil.
*Về chính trị- an ninh :
Ngân sách chi cho đối ngoại bị cắt giảm lớn gây khó khăn cho việc triển khai và thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ có 35 tòa đại sứ và tòa lãnh sự phải đóng cửa vì không có ngân sách để hoạt động. Chi phí chi cho các hoạt động ngoại giao giảm xuống còn 18,3 tỷ USD (giảm 20% so với năm 1990), trong khi ngân sách quân sự vẫn giữ ở mức cao là 80% so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Chi phí quốc phòng của Mỹ được so sánh bằng ngân sách của 10 quốc gia cộng lại của các nước có chi phí quốc phòng lớn trên thế giới.[41]
Tuy Mỹ chiếm ưu thế chiếm ưu thế tuyệt đối về chính trị và quân sự so với các nước khác trên thế giới nhưng không vì thế chính sách đối ngoại của Mỹ không phải tất cả đều thành công. Chiến lược can thiệp nhân đạo của Mỹ vào Somali bị thất bại hoàn toàn năm 1993, buộc quân đội Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi Somali. Đối với Haiti, Mỹ đã thất bại trong việc ra điều kiện đối với Tổng thống Aitsit trong việc thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế ở quốc gia Vùng Caribe này. Mỹ thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột ở vùng Hồ lớn Châu Phi giữa người Hutu và người Tutsi ở Ruwanda vào năm 1994, làm 1 triệu người chết.
Mỹ đã góp phần kéo dài cuộc nội chiến ở Nam Tư trong suốt 7 năm (1988 -1995) thông qua việc cùng với các cơ quan mật vụ của Đức, Pháp, Anh tài trợ cho người Croatia, Slovenia, Bosnia chiến đấu chống lại người Serbia. Mỹ tài trợ và nuôi dưỡng cho lực lượng KLA ở Kosovo chuyên tàn sát người Serbia và người thiểu số khác ở khu vực này, dẫn đến cuộc chiến tranh giữa NATO và Nam Tư năm 1999.
Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Mỹ đã tiến hành áp đặt Vùng cấm bay, cô lập về chính trị, quân sự đối với chính quyền Tổng thống Hussein ở Iraq nhưng thất bại. Mỹ cũng đã thất bại trong việc lật đổ chính quyền Hồi giáo chống Mỹ ở Iran của Tổng thống Zatsanzani và giáo chủ Khơmeney.
Chính quyền Clinton đã bị thất bại trong việc nỗ lực trật tự thế giới theo mô hình của Mỹ. Hoa Kỳ đã thất bại trong việc tiêu diệt Nga và Trung Quốc, hai đối thủ của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
*Về văn hóa-xã hội :
Các giá trị dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo của Mỹ truyền bá ra thế giới đã gặp sự chống lại của các nước Hồi giáo và các quốc gia phương Đông. Trong cuốn " Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Huntington đã nói đến sự va chạm giữa nền văn hóa Mỹ với văn hóa các nước Hồi giáo.
Các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là các nước Trung Đông ủng hộ Mỹ tiêu diệt lực lượng Taliban và AlQueda ở Afganistan, ủng hộ việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Hussein ở Iraq. Nhưng lại phản đối Mỹ muốn áp đặt các quốc gia ở Trung Đông các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền theo kiểu Mỹ đối với người dân Hồi giáo các nước. Phản đối kế hoạch đại Trung Đông, muốn xây dựng các chính phủ ở Trung Đông theo mô hình chính trị của Mỹ và phương Tây.
Văn hóa Mỹ, bên cạnh những mặt tích cực có những điểm hạn chế không phù hợp với văn hóa các nước phương Đông và Hồi giáo. Đó là lối sống thực dụng, phóng khoáng đề cao giá trị vật chất. Không coi trọng các truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc. Bản thân xã hội Mỹ có nhiều yếu tố băng hoại về đạo đức trong xã hội như văn hóa súng đạn, ma túy, mại dâm, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc.
Văn hóa Mỹ là văn hóa Anglosacxong, bắt nguồn từ Châu Âu, đây là nền văn hóa chịu ảnh hưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trong khi nền văn hóa của các nước phương Đông lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo, Khổng giáo, phật giáo. Do đó, việc Mỹ áp đặt văn hóa của mình vào văn hóa các nước dẫn đến mâu thuẫn và chiến tranh xung đột.
Mỹ muốn gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình với các nước thông qua phương tiện báo, đài, truyền thông, internet. Nhưng Mỹ đã gặp phải sự phản đối của các quốc gia trên thế giới bởi các nước cho rằng bên cạnh những mặt tích cực của các phương tiện quảng bá này, Mỹ muốn lợi dụng các phương tiện này để can thiệp vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội các nước gây diễn biên hòa bình, xung đột vũ trang, sắc tộc, gây ra bất ổn tình hình chính trị thế giới.
Tóm lại, bên cạnh những thành công, đất nước Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Bill Clinton vẫn còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Xã hội Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều bất công, bất bình đẳng như nạn phân biệt chủng tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Chính sách đối ngoại vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được. Mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng một hệ thống đơn cực do Mỹ đứng đầu chưa thực hiện được. Những thành công và hạn chế trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton là những thách thức đối với chính quyền mới kế tục.
3.2. Tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đối với Quan hệ quốc tế và Việt Nam
3.2.1. Đối với Quan hệ quốc tế
Có thể nói, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế. Bởi lẽ, Hoa Kỳ là một siêu cường số 1 thế giới, việc hoạch định đường lối đối ngoại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, mối quan hệ giữa các nước với nhau. Đồng thời, Mỹ cũng là nước đưa ra "luật chơi" trong mối quan hệ này. Chính sách đối ngoại của Mỹ có thể tác động tích cực hoặc làm hạn chế đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Mỹ vẫn luôn duy trì vai trò vị thế của mình trên trường quốc tế và đóng vai trò chi phối quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội. Điều này được thể hiện như sau :
Về chính trị- an ninh : Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền Bill Clinton đã làm thúc đẩy vị thế siêu cường duy nhất trong quan hệ quốc tế. Nước Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào việc giải quyết các vấn đề chính trị, an ninh quốc tế cũng như khu vực như các vấn đề ở khu vực Ban Căng, hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Iran, Iraq, vùng Sừng Châu Phi...
Mỹ sử dụng tối đa sức mạnh của các nước đồng minh cũng như các tổ chức chính trị và quân sự mà Mỹ đóng vai trò chi phối như NATO, OSCE, OAS để xác lập vị thế về chính trị và quân sự của Washington trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền Clinton sử dụng Liên Hợp Quốc như một công cụ để giải quyết các vấn đề về an ninh và quân sự, chính trị của nước Mỹ.
Về kinh tế : Chính quyền Bill Clinton đã xác lập được vị thế siêu cường kinh tế số một thế giới. Sức mạnh kinh tế của Mỹ trong giai đoạn này vượt trội so với các cường quốc khác. Mỹ duy trì và sử dụng các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực như ADB, IMF, NAFTA, WTO...và đề ra luật chơi trong quan hệ kinh tế quốc tế để duy trì sức mạnh kinh tế vượt trội của Mỹ. Đồng thời, Mỹ tìm cách kìm hãm các nước đồng minh và các quốc gia khác trên thế giới. Nhằm mục đích không cho các quốc gia đó đe dọa đến lợi ích và vị thế siêu cường số một về kinh tế của Mỹ.
Thông qua các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), chính quyền Mỹ có thể kết hợp kinh tế với tham vọng chính trị của mình với các khu vực khác trên thế giới. Nhằm mục tiêu khống chế và điều khiển các hoạt động kinh tế của các tổ chức và các quốc gia theo ý muốn của Mỹ.
Về văn hóa- xã hội : Với việc tận dụng đối đa hóa sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, chính quyền Clinton đã gia tăng ảnh hưởng văn hóa Mỹ đối với quốc gia, khu vực trên thế giới như các kênh mạng xã hội google, facebook, kênh truyền hình CNN, ABC, AB.
Mỹ đã gia tăng sức mạnh văn hóa Mỹ nhằm mục tiêu gắn văn hóa với vấn đề dân chủ và nhân quyền. Áp đặt những giá trị văn hóa Mỹ và bắt các quốc gia khác phải tuân theo những giá trị mà Mỹ đề ra.
Mỹ đẫ gắn các cuộc cách mạng sắc màu và các vấn đề thay đổi dân chủ ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới : Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi...Với việc đề cao và phát triển văn hóa Mỹ ra các khu vực này.
Tóm lại, trong giai đoạn này chính quyền Bill Clinton đã có những chính sách, mục tiêu tác động và ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế trên các linh x vực chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Góp phần định hướng tình hình thế giới có lợi cho Mỹ trong quan hệ quốc tế giai đoạn này.
3.2.2. Đối với Việt Nam
Có thể nói chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình tình hình thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng. Hòa bình hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. Trong bối cảnh thế giới mới các nước đều đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu trong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại cho đất nước mình. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng đi theo xu hướng đó của thời đại trong việc xây dựng và hoạch định đường lối đối ngoại.
Việc Hoa Kỳ quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ngày đã đánh một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước. Lý do để hoa Kỳ đưa ra quyết định này là do những lợi ích mà Việt Nam có thể đem lại cho Mỹ trong bối cảnh quan hệ quốc tế mới có nhiều thay đổi. Trước hết, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam giúp cho Hoa Kỳ thoát khỏi "Hội chứng Việt Nam" ; giải quyết tốt các vấn đề binh lính Mỹ mất tích trong chiến trạnh (POW/MIA) ; xóa bỏ những mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ và đưa đất nước tiến lên. Tổng thống Bill Clinton khẳng định điều này trong tuyến bố ngày 11/7/1995 :
Bước đi này sẽ giúp chúng ta đi lên phía trước về một vấn đề chia rẽ người Hoa Kỳ với nhau quá lâu rồi. Chúng ta hãy hướng về tương lai. Chúng ta có quá nhiều việc phải làm ở phía trước. Đây là lúc tạo cho chúng ta cơ hội để hàn gắn các vết thương của chúng ta. Những vết thương này đã không chịu lành quá lâu rồi. Giờ chúng ta có thể tiến tới một cơ sở chung. Bất kể những gì đã chia rẽ chúng ta trước đây, chúng ta hãy xếp vào quá khứ. Hãy để cho giây phút này, theo từ của Kinh Thánh, là thời điểm để hàn gắn, thời điểm để kiến tạo.[12]
Ngày 12/7/1995 Mỹ tuyên bố chính thức việc công nhận ngoại giao của Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây được coi là mốc lịch sử quan trọng trong ngoại giao của Việt Nam, đó là việc chấm dứt sự cấm vận của một siêu cường thế giới đối với kinh tế của Việt Nam, nó cũng đánh dấu sức mạnh ngoại giao của Việt Nam với một cường quốc lớn trên thế giới.
Như vậy, có thể nói việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. Đối với Hoa kỳ, thiết lập quan hệ với Việt Nam sẽ giúp cho họ có thể quên được hận thù của quá khứ; có thêm những bước tiến mới trong vấn đề POW và MIA [68]; xóa bỏ "hội chứng Việt Nam" và những bất đồng trong nội bộ; nó còn giúp cho Mỹ củng cố được vai trò và vị thế của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một thắng lợi quan trọng trong đường lối ngoại giao mới "Đa phương hóa, đa dạng hóa" [27]. Đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Việt Nam có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước trên thế giới. Việc khai thông quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ giúp cho Việt Nam cải thiện quan hệ với các nước khác, gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam không chỉ thuần túy là vì lợi ích kinh tế, mà cao hơn còn lợi ích chính trị. Với mưu đồ muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa còn lại, nước mà đang kiên định đi theo con đường cộng sản, nơi mà cuộc chiến tranh còn đậm nét trong đời sống tinh thần của người Mỹ. Trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ (1996) Hoa Kỳ đã xác định "Bằng cách mở rộng quan hệ đối thoại với Việt Nam, Mỹ sẽ tiếp tục khuyến khích Việt Nam đi theo con đường cải cách kinh tế và dân chủ".[71]
Điều này có nghĩa, chính quyền Clinton sẽ thực hiện chính sách từ bao vay cấm vận chuyển sang tăng cường hợp tác và "dính líu", "can dự" vào Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton cũng nhận thấy rằng mục tiêu chiến lược này chỉ có thể thực hiện được khi Mỹ "can dự" chứ không phải là "cô lập" hay kiềm chế. Mỹ cần đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và lấy con đường thương mại làm trọng tâm.
Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam được thể hiện trên tất cả các phương diện cụ thể như sau :
Về chính trị, ngoại giao : Có thể nhận thấy mối quan hệ chính trị, đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ trải qua rất nhiều thăng trầm theo các thời từ lịch sử khác nhau. Từ sau khi hai nước bình thường hóa với nhau 12/7/1995 mối quan hệ này đã có nhiều thay đổi. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược mỗi nước, từ lợi ích của hai nước trong khu vực, nên mối quan hệ này phát triển rất nhanh chóng.
Từ khi hai nước có sự trao đổi đại sứ chính thức với nhau năm 1997, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn tồn tại một số vấn đề biểu hiện như: Xuất phát từ lợi ích chính trị, xã hội của Mỹ để làm điều kiện cho phát triển kinh tế thương mại, nhưng Mỹ lại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước thường xuyên có các đoàn ngoại giao cấp cao thăm viếng lẫn nhau. Năm 1995, Ngoại trưởng Mỹ Cristopher thăm chính thức Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyên Mạnh Cầm thăm Mỹ. Điều này thể hiện mong muốn cải thiện, xây dựng và phát triển mối quan hệ này. Tháng 11/1999 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William CoHen thăm Việt Nam, nhằm mục đích giao lưu và hợp tác quân sự và giải quyết vấn đề MIA ở Việt Nam. Tháng 8/2000, Ngoại trưởng Mỹ Allbright thăm Việt Nam, đây được coi là chuyến thăm tiền trạm cho chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton.[49]
Tuy nhiên, mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hai nước là chuyến công du lịch sử của Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Hà Nội vào tháng 11/2000, đây là chuyến thăm đầu tiên của Tống thống Hoa Kỳ tới Việt Nam. Có thể nói, Tổng thống Bill Clinton có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và rất nỗ lực trong việc đưa quan hệ hai nước phát triển với tuyên bố : "Hoa Kỳ đi tới chỗ coi Việt Nam là một quốc gia, không phải là một cuộc chiến tranh" [13]. Bên cạnh đó, quan hệ với Việt Nam nước Mỹ có thể đảm bảo được an ninh quân sự, cân bằng lực lượng ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự lớn mạnh và gia tăng ảnh hưởng ra bên ngoài của Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ khiến cho Mỹ hết sức lo ngại. Một mối quan hệ ổn định với Việt Nam, nước có vị trí địa chính trị chiến lược ngày càng quan trọng sẽ giúp cho Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định vai trò toàn cầu của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Hợp tác với Việt Nam còn giúp Hoa Kỳ đảm bảo an ninh và lợi ích trên Biển Đông. Tháng 3/1995, Quốc Hội Hoa Kỳ ra nghị quyết nhấn mạnh : " Quyền đi lại tự do trên Biển Đông nằm trong lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ" .
Đối với Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ cũng nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà Nước ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại "Đa phương hóa, đa dạng hóa". Đường lối đối ngoại mới xác định nhiệm vụ hàng đầu là : tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc [26]. Việt Nam coi cải thiện quan hệ và bình thường hóa với Hoa Kỳ là hướng đi quan trọng trong đường lối đối ngoại. Thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp Viêt Nam phá thế bao vây, cô lập, khai thông được những trở ngại khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện, mở rộng mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Ngày 12/7/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tuyên bố đáp lại tuyên bố ngày 11/7/1995 của Tổng thống Bill Clinton : “Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh quyết định ngày 11/5/1995 của Tổng thống B. Clinton và sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ thỏa thuận một khuân khổ mới cho quan hệ giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi và phù hợp với những nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế” [40].
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI còn chịu tác động nhiều bởi yếu tố Trung Quốc. Nói cách khác, nhân tố Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới là một thực tế. Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương . Ngăn không cho Trung Quốc thách thức vị trí siêu cường duy nhất của mình trên thế giới. Việt Nam tiếp giáp với biên giới phía Nam của Trung Quốc, có vị trí quan trọng án ngữ Biển Đông và là cầu nối với các nước ASEAN nên được Hoa Kỳ rất coi trọng. Trong tính toán của Hoa Kỳ, Việt Nam được xét đến như một đối trọng với Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà quân sự Mỹ: “Việt Nam có thể trở thành một công cụ thực hiện các mục tiêu của Washington nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ và kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực”[65, tr 4].
Về kinh tế, thương mại : Việt Nam và Hoa Kỳ đều coi việc thúc đẩy thương mại, kinh tế là mối quan hệ chiến lược và là cơ hội để hai nước có thể thâm nhập hàng hóa vào thị trường của nhau. Do đó, chính sách đối ngoại của chính quyền Bill Clinton được xác định rất rõ. Mỹ coi Việt Nam là nước có tiềm năng lớn ở khu vực. Hợp tác với Việt Nam, Mỹ sẽ có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và đem hàng hóa Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ coi Việt Nam là cửa ngõ để vào Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ có thể tiếp cận mô hình kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến và mục tiêu của Việt Nam khi quan hệ với Mỹ là trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Còn đối với Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam không chỉ đơn thuần là lợi nhuận mà còn muốn thông qua quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam để chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. Có thể nhận thấy lợi ích và mục tiêu trong mối quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước là rất khác nhau. Do đó, mối quan hệ kinh tế thương mại của việt Nam- Hoa Kỳ gặp không ít khó khăn.
Việc Việt Nam - Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại tự do Việt-Mỹ BTA (2001) đánh dấu bước phát triển lớn trong mối quan hệ kinh tế hai nước. Điều này cho thấy hai nước đã nhìn nhận thấy những lợi ích có thể đem lại cho nhau, quan trọng hơn là Việt Nam và Hoa Kỳ đã "khép lại quá khứ để hướng tới tương lai". Hiệp định này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho các doanh nghiệp Mỹ muốn sử dụng lực lượng lao động của Việt Nam để sản xuất các sản phảm hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu về Mỹ. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do này còn giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ nhận được các khoản vay trợ cấp của hàng hóa xuất khẩu Mỹ và được bảo hiểm của các công ty đầu tư nước ngoài, các tổ chức buôn bán cho các dự án đó tại Việt Nam.
Như vậy, có thể nhận thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều biến chuyển, tuy nhiên, còn rất nhiều phức tạp. Việc Mỹ xóa bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995 là việc không thể không làm do xu thế của thời đại, sức ép của nhân dân Mỹ, dư luận tiến bộ thế giới. Mặt khác, Mỹ không thông qua quan hệ kinh tế, văn hóa thì sẽ không thực hiện được âm mưu diễn biến hòa bình và chiến lược toàn cầu mới của mình. Trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, Mỹ đã gây rất nhiều cản trở, quan hệ buôn bán hai nước còn cầm chừng, đơn điệu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa nhiều so với các nước khác trong khu vực. Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chịu mức thuế cao. Mỹ dùng hàng rào thuế quan, các luật lệ khác để gây khó khăn với Việt Nam. Ngay sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 451,3 triệu USD, tăng gấp đôi so với 223,3 triệu USD năm 1994 [98]. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng rất cao. Nếu như năm 1995, tổng kim ngạch hai nước đạt 451,9 triệu USD thì đến Năm 2000, tổng kim ngạch hai nước đạt 1.157,9 triệu USD. Điều này cho thấy mối quan hệ hai nước được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đó là do có trở ngại trong việc Việt Nam chưa ký được Hiệp định thương mại song phương (BTA), nên hoa kỳ chưa trao cho Việt Nam Quy chế Tối huệ quốc (MFN), mặc dù Việt Nam đã trao cho Hoa Kỳ quy chế này không điều kiện. Từ năm 1999- 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt 6,94%/năm. Đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước gấp 2,07 lần so với năm 1990 [50]. Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nền kinh tế đạt tốc độ cao ở khu vực Đông Nam Á trong thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1996, từ sau đại hội Đảng VIII (6/1996).
Thông qua Hiệp định thương mại song phương (BTA) Việt -Mỹ, các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường hai bên, cho nên, quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng tăng lên. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ là hàng dệt may, thủy sản, nông sản đồ uống nhẹ và giầy dép. Tuy nhiên, mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đã tăng lên. Nếu như năm 1994 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì đến năm 1996 trở đi xuất khẩu dầu thô sang Mỹ tăng cao và đạt giá trị 80 triệu USD. Sau khi có Hiệp định thương mại song phương và Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR - Normal Trade Relations Status) thì mối quan hệ kinh tế hai nước có sự tăng rõ rệt. Tổng kim ngách buôn bán hai chiều đạt 1. 420,2 triêu USD năm 2001 và cán cân thương mại hai nước đạt 632,6 triệu USD, thuế đánh vào hàng may mặc giảm từ 68,9% xuống còn 13,4%; hàng dệt may từ 55,1% giảm còn 10,3%, hải sản từ 3,9% xuống còn 0,4% [110]. Thuế giảm khiến cho hàng hóa Việt Nam hạ và dễ dàng cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ.
Về văn hóa - xã hội : Giáo dục, đây là mối quan tâm của hai nước. Tuy nhiên, mỗi bên lại có những mục tiêu riêng trong quan hệ hợp tác đào tạo. Đối với Việt Nam, tận dụng sự giúp đỡ của Mỹ trong lĩnh vực này để bồi dưỡng nhân tài, đào tạo các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi cho đất nước, đồng thời khai thác những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến từ Mỹ. Đối với Mỹ, nắm bắt được nhu cầu của Việt Nam trong lĩnh vực này để giúp đỡ nhằm chi phối hoạt động giáo dục đào tạo của Việt Nam với ý đồ tạo ra một thế hệ người Việt Nam có thiện cảm với Mỹ, thân thiện với Mỹ. Và theo Mỹ đây chính là lực lượng giúp Mỹ trong việc tiến hành diễn biến hòa bình ở Việt Nam, truyền bá những tư tưởng Mỹ vào Việt Nam. Đồng thời, Mỹ muốn thu nạp nhân tài của Việt Nam sang Mỹ làm việc với những ưu đãi tuyệt đối với các cá nhân đó và gia đình của họ để gây ra nạn "chảy máu chất xám" ở Việt Nam, làm giàu thêm cho nước Mỹ.[25]
Có thể nói về giáo dục - đào tạo trong quan hệ Việt Nam và Mỹ rất tích cực. Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các học giả, chuyên gia, các giảng viên và sinh viên Mỹ sang Việt Nam học tập và nghiên cứu; khuyến khích các nhà khoa học, học giả sang Mỹ học tập và nghiên cứu, ủng hộ các cá nhân có điều kiện sang Mỹ du học, giúp đỡ một phần cho những nghiên cứu sinh sang Mỹ thực hiện các đề tài khoa học, công nghệ. Mỹ đã thành lập một số Tổ chức giáo dục tại Việt Nam như Viện giáo dục Mỹ IIE, nhằm mục đích đào tạo và phát triển các chương trình giáo dục theo kiểu Mỹ và văn hóa Mỹ.
Về văn hóa, nghệ thuật : Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất trao đổi những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của hai nước với nhau. Năm 1993, Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu những sản phẩm văn hóa sang Việt Nam như băng đĩa, đồ chơi trẻ em, các thiết bị trường học. Mặt khác, công dân hai nước có thể đi lại, thăm viếng, du lịch ở hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng ký Hiệp định về bản quyền tác giả, hai nước không được vi phạm quyền, bản quyền tác giả như việc in ấn băng đĩa lậu, sao chép những tác phẩm hay các giá trị văn hóa của nhau.
Trong quan hệ về văn hóa và nghệ thuật giữa hai nước cũng được đẩy mạnh và phát triển. Tuy nhiên, cần phải chú ý mục đích giữa hai quốc gia là không giống nhau. Mỹ muốn thông qua quan hệ văn hóa để truyền bá những tư tưởng văn hóa, phổ biến những giá trị lối sống Mỹ vào Việt Nam. Trong quá trình thực hiện chính quyền Mỹ đã xuyên tạc lịch sử, kích động đồng bào đặc biệt là dân tộc thiểu số gây mất đoàn kết nội bộ, đòi li khai, chống lại nhà nước. Đây chính là chiến lược trong chính sách toàn cầu mới của Mỹ. Thông qua giáo dục, đào tạo, lôi kéo một số người Việt Nam theo hệ tư tưởng Mỹ để thực hiện âm mưu chống phá, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội ở Việt Nam.
Về vấn đề tư tưởng, đây là vấn đề rất nhạy cảm mà các thế lực thù địch ở Mỹ ra sức khai thác để chống phá Việt Nam. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền, chính quyền Mỹ đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ở trong nước, Hoa Kỳ móc nối với các phần tử nổi loạn, gây ra bạo động làm cho tình hình chính trị, xã hội trong nước bất ổn định. Đặc biệt, chính quyền Mỹ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, tuyên truyền, xuyên tạc gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ đòi li khai.[34]
Do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, một số đảng chính trị ở Campuchia luôn lợi dụng vấn đề người Khơme ở Nam Bộ nhằm li khai, gây chia rẽ nội bộ và chống phá nhà nước Việt Nam, khoét sâu vào mâu thuẫn dân tộc. Phá hoại sức mạnh đoàn kết của các dân tộc.
Bên cạnh đó, Mỹ và các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại an ninh quốc gia dân tộc Việt Nam ở các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống. Như dân tộc Thái, Tây Nguyên, chính quyền Mỹ nuôi dưỡng cộng đồng người Thái lưu vong, tập hợp lực lượng phản động nhằm phục vụ cho ý đồ quay trở lại chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ luôn dùng sức ép về dân chủ và nhân quyền như là điều kiện để thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả Trung Quốc cũng bị Mỹ dùng chiêu bài dân chủ và nhân quyền và hành động Mỹ gắn quy chế Tối huệ quốc với nhân quyền đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.
Có thể nhận thấy trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vấn đề dân chủ và nhân quyền đã xuất hiện từ rất lâu. Tony Smith trong tác phẩm "America’s mission : the United States and the worldwide strugger for democracy in the twentieth century" (Xứ mệnh của Mỹ : nước Mỹ và cuộc đấu tranh trên toàn thế giới vì nền dân chủ trong thế kỷ XX) [95] đã chứng minh Hoa Kỳ luôn chủ trương thực hiện sứ mệnh truyền bá dân chủ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Nhân quyền được chính trị hóa cao độ, được chính quyền các Tổng thống Mỹ tuyên bố công khai và là điều kiện trong quan hệ ngoại giao, điều kiện để cung cấp viện trợ, ủng hộ, hợp tác gây sức ép thậm chí phủ nhận quyền và tấn công nước khác. Các đời Tổng thống Mỹ trước kia và bây giờ là Tổng thống Bill Clinton luôn dành sự quan tâm đối với dân chủ và nhân quyền trong hoạt động chính trị, ngoại giao, đồng thời sử dụng vấn đề đó như một công cụ trong chính sách đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Clinton coi chính sách phát triển dân chủ và nhân quyền kiểu phương Tây ra toàn thế giới là một trong ba trụ cột lớn của chính sách đối ngoại.
Như vậy, thông qua mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế đến thương mại và văn hóa -xã hội cho thấy, chiến lược của chính quyền Bill Clinton đối với Việt Nam gia tăng về số lượng và mức độ. Chính quyền Mỹ không trừ một hành động nào từ bao vay, phong tỏa, cấm vận đến "cam kết và mở rộng", mua chuộc gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. Do đó, trong quan hệ với Mỹ trên các lĩnh vực phải thường xuyên cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch. Đồng thời, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc "vừa hợp tác, vừa đấu tranh", trong hợp tác có đấu tranh và trong đấu tranh để duy trì hợp tác.
Tóm lại, việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001), có thể nhận thấy tính chất nhất quán, xuyên suốt trong hai nhiệm kỳ của Ông là mục tiêu chiến lược của Mỹ là duy trì lãnh đạo và vị trí bá chủ thế giới. Bản chất của chính sách đối ngoại thời kỳ này là luôn theo đuổi mục tiêu chính sách thực dụng, đặt lợi ích quốc gia lên vị trí hàng đầu. Đây chính là mục tiêu chiến lược chi phối tư duy cũng như hành động đối ngoại của Mỹ.
KẾT LUẬN
Có thể nói sau chiến tranh Lạnh Mỹ đã có sự thay đổi rất lớn trong việc hoạch định đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Sự thay đổi chiến lược đối ngoại của Mỹ được thể hiện rõ nét nhất thông qua chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001). Chính quyền Clinton đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình với mục tiêu lâu dài và xuyên suốt là duy trì vị trí "Siêu cường số một thế giới" của Mỹ, Hoa Kỳ luôn muốn lãnh đạo thế giới và xác định là trung tâm của thế giới. Washington dùng con bài giá trị và lối sống Mỹ để phổ biến ra toàn thế giới. Lợi ích chiến lược của Mỹ là lãnh đạo thế giới, ngăn chặn không cho bất cứ quốc gia nào, thế lực nào nổi lên và trở thành đối thủ có khẳ năng đe dọa đến vai trò và vị trí của Mỹ trên toàn cầu.
Chính quyền Clinton trong hai nhiệm kỳ của mình đã bộc lộ rõ tham vọng nhanh chóng xây dựng một thế giới "Đơn cực" trong đó Mỹ đóng vai trò là trung tâm. Việc Mỹ triển khai chính sách đối ngoại của mình ở các quốc gia, khu vực trên thế giới đặc biệt là đối với lục địa Âu-Á, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để đối phó với sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ.
Cùng với các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới, Mỹ đã thực hiện các chính sách tự do về kinh tế, đó là việc xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu Mỹ như mô hình kinh tế tự do ở Châu Âu (Liên Xô cũ, các nước SNG như Nam Tư, Tiệp Khắc, CH Séc), Châu Mỹ La Tinh (Mehico, Nicaragoa, Brazil...). Đây là mô hình Mỹ muốn áp đặt cho các nước là đồng minh, đối thủ, và các nước mà Mỹ cho là Mỹ có lợi ích ở đó. Đồng thời, Mỹ cũng can thiệp rất nhiều vào các vấn đề của các quốc gia và gây ra những cuộc chiến đẫm máu như: Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, cuộc chiến tranh ở Haiti, Somali, cuộc xung đột giữa người Palestine và người Isarel. Đồng thời, Chính quyền Clinton cũng triển khai chiến lược an ninh mới ở rất nhiều quốc gia và khu vực nơi mà Mỹ coi là khu vực có ảnh hưởng truyền thống của mình ở Khu vực Châu Âu như Liên Xô (cũ), Hoa Kỳ sử dụng NATO như là con bài quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại của mình ở khu vực này, Châu Mỹ La Tinh, được coi là "sân sau" của Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có vị trí chiến lược trong chính sách của Mỹ. Đây là khu vực Mỹ có rất nhiều đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...và Đông Nam Á được coi là khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng trong chính sách đối ngoại với Mỹ. Mỹ muốn tranh thủ sự ảnh hưởng của các đồng minh chiến lược là Phillippine, Thái Lan trong bối cảnh "Trung Quốc đang trỗi dậy" và ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Bên cạnh đó, chính quyền Bill Clinton cũng muốn mở rộng NATO về phía Đông, mục tiêu là kết nạp thêm nhiều nước trong khối XHCN như Hungary, Ba Lan, CH Séc năm 1999, nhằm xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của hệ thống XHCN ở khu vực này và thực hiện mô hình kinh tế thị trường tự do theo kiểu Mỹ, để Mỹ có thể dễ dàng kiểm soát và điều khiển các nước theo quỹ đạo Mỹ đã đặt ra.
Như vậy, thông qua hai nhiệm kỳ của chính quyền Bill Clinton, có thể nhận thấy rõ mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh là duy trì vị trí "siêu cường số một thế giới" và vai trò "lãnh đạo thế giới", xây dựng một thế giới "đơn cực" trong đó Mỹ là trung tâm. Đồng thời, trong chiến lược của mình Mỹ luôn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để áp đặt vào các quốc gia, dân tộc gây ra các cuộc chiến tranh, xung đột và tham gia vào các vấn đề nội bộ của các nước nhằm gây ra các cuôc nội chiến ở các quốc gia trên thế giới. Nhằm mục tiêu cuối cùng là duy trì lợi ích và vị trí làm bá chủ thế giới của Mỹ. Đây được xem là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt trong chiến lược đối ngoai của Mỹ từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạ Ngọc Ái, biên dịch (2006), " Geoge W.Bush TT nước Mỹ tham vọng và quyền lực". Nxb Lao Động, Hà Nội.
Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bill Clinton, "Diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/01/1993”, biên dịch. Thông tấn xã Việt Nam, tin nhanh chiều 21/1/1993.
Bộ Ngoại giao, Thông cáo chung Mỹ- Trung (bản dịch). Tư liệu Vụ Châu Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ, Chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tháng 2/1995.
Bush. G.H, Lời nói đầu trong bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ, tháng 8/1991
Bruce W.Jentleson (2000), "chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - động lực của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI".
Công An nhân dân (bản dịch 2006), Bill Clinton Cuộc đời tôi. Nxb Công An nhân dân, Hà Nội.
Clinton, W.J (2000). Thông điệp liên bang năm 2000. Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17 và 18/2/2000.
Clinton, W.J. (1993. Tuyên bố ngày 2/7/1993 về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam - Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 5/7/1993.
Clinton W. J (1997), “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng 1995 – 1996”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Clinton, W.J. (1995). Tuyên bố về việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ngày 11/7/1995. Thông tấn xã Việt Nam - Tài liệu tham khảo, số 3 (11)/ 1995.
Clinton, W.J (2000). Bài phát triển tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 17/11/2000. Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 2/12/2000.
Clinton, W.J. (1997). Thông diệp liên bang năm 1997.Tài liệu tham khảo đặc biệt, số ngày 14/2/1997.
Clinton, W.J. (2000). Thông điệp liên bang năm 2000. Thông tấn xã Việt Nam - Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17, 18/2/2000.
Clinton, W.J (1993). Diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/1993.Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 26/1/1993.
Clinton, W.J (1993). Thông điệp liên bang 1993. Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt.
Clinton, W.J (1993). Tuyên bố ngày 2/7/1993 về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam, TLTKĐB, ngày 5/7/1993.
Clinton. W.J (1994). Tuyên bố hủy bỏ cấm vận chống Việt Nam ngày 3/2/1994. Thông tấn xã Việt Nam, TLTK, ngày 5/2/1994.
Clinton, W.J (1996). Thông điệp liên bang năm 1996 . Thông tấn xã Việt Nam, TLTK, ngày 15/2/1996.
Clinton, W.J (2000). Thông điệp liên bang năm 2000. Thông tấn xã Việt Nam, TLTKĐB, ngày 17, 18/2/2000.
Lý Thực Cốc (1996). “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Thị Chỉnh (2000), Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ, những biến đổi và triển vọng. Phát triển kinh tế, số 10 (120)
Cincotta, Haward (2000). “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Lộc Diệp (1999), Hoa kỳ tiến trình văn hóa, chính trị. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết lần thứ VIII ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VI. Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Đỗ Đức Định (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ. NXb Thế giới, Hà Nội.
Đinh Quý Độ (2000). Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương kể từ sau chiến tranh Lạnh. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Degregorio, William A (1995), Bốn mươi hai đời Tổng thống Hoa Kỳ. Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
Hà Mỹ Hương (2001), "Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ từ G.Bush (cha) đến Bill Clinton", tạp chí Châu Mỹ ngày nay (số 1/2001)
Nguyễn Thái Yên Hương (2007),“Chính sách an ninh, đối ngoại của Mỹ đối với Châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI”. Nghiên cứu lịch sử, số 10.
Nguyễn Thái Yên Hương (2007). “Chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm cuối nhiệm kỳ Tổng thồng G.W.Bush”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2.
Nguyễn Thái Yên Hương (2005). Liên Bang Mỹ. Đặc điểm xã hội- văn hóa. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Vũ Đăng Hinh (2000), Hệ thống chính trị Mỹ. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Dương Huân (2002), Hệ thống chính trị Mỹ cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện quan hệ quốc tế (2001), Giáo trình quan hệ quốc tế - Hệ cử nhân chính trị, Hà Nội.
Học viện Quan hệ Quốc tế (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Học viện Quan hệ quốc tế (1997), "chiến lược cam kết và mở rộng". Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Võ Văn Kiệt (1995), Tuyên bố ngày 12/7/1995 về việc Tổng thống W.J. Clinton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Báo Nhân Dân, ngày 13/7/1995.
Trần Bá Khoa (2001), "Nền kinh tế mới của nước Mỹ, cái mạnh, cái yếu". Tạp chí cộng sản, số 14, tháng 7/2001 tại
Trần Bá Khóa (1994), Về chiến lược toàn cầu "mở rộng" của Mỹ. Tạp chí Cộng sản, số tháng 4.
Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trần Bá Khoa (2001). Chính sách đối ngoại của Tổng thống G.W.Bush trước vụ khủng bố ngày 11/9. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10.
Nhà Trắng,"Mở ra một kỷ nguyên mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu thông qua thị trường tự do và thương mại tự do”. Washington D.C , tháng 9/2002.
Nguyễn Văn Lan (Chủ biên - 2001), "Nhân tố địa chính trị trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ với khu vực Đông Nam Á". Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Linh Lan (chủ biên- 2004), "Về chiến lược an ninh Mỹ hiện nay". Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Kim Lân, "Tác động tới sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu an ninh Mỹ đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương". Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 12.
Lưu Văn Lợi (2004), “Ngoại giao Việt Nam” (1945- 1995). Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
Nguyễn Mai (2008). Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ hướng về phía trước. Nxb Trí thức, Hà Nội.
Lê Văn Quang (2001), Quan hệ Việt- Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh (1990- 2000). Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Duy Quý (chủ biên - 2002), "Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI". Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Zbigniew Brzezinski (1999), "Bàn cờ lớn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Lê Kim Sa (2001), Chính sách Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ từ B. Clinton đến G.W. Bush. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7.
Nguyễn Cơ Thạch (1998), "Thế giới trong 50 năm qua (1945- 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996 -2020)". Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
Lê Khương Thùy (2003), Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh Lạnh. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nôi.
Lê Bá Thuyên (1997), "Hoa Kỳ cam kết và mở rộng". Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Trường (2010), Thế giới thời hậu chiến tranh Lạnh. Nxb Tri thức, Hà Nội.
Tạp chí thông tin công tác tư tưởng, số 2- 2000.
Tổng cục thống kê (2001), Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam 10 năm 1991 đến 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội.
Thông tấn xã Việt Nam (1998),“Thông điệp liên bang” (27/1/1998). Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 34, ngày 14/2/1998.
Thông tấn xã Việt Nam (1998), "Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ". Tài liệu tham khảo đặc biệt, số ngày 10/2/1998.
Thông tấn xã Việt Nam (1990), Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ". Tài liệu tham khảo đặc biệt, 4/1990.
Thông tấn xã Việt Nam (1994), Mỹ và việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tài liệu tham khảo đặc biệt, tháng 12.
Thông tấn xã Việt Nam (2006), Định hướng chính sách của Mỹ trong hợp tác quân sự với Việt Nam. Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 28/9/2006.
Thông tấn xã Việt Nam (1996), Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và Trung Quốc. TLTKĐB, ngày 26/10/1996.
Thông tấn xã Việt Nam (1994). Mỹ và việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tài liệu tham khảo, tháng 12/1994.
Thông tấn xã Việt Nam (1993). Xung quanh vấn đề POW/MIA và tài liệu Nga. TTXVN, TLTKĐB, số ngày 13/9/1993.
Thông tấn xã Việt Nam (1996), Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và Trung Quốc. TTXVN, TLTKĐB, ngày 6/11/1996.
Thông tấn xã Việt Nam (1999), Bản báo cáo an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ. Tài liệu tham khảo đặc biệt, năm 1999.
Thông tấn xã Việt Nam (1999), "Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cho thế kỷ XXI". Tài liệu tham khảo (số 4/1999).
Thông tấn xã Việt Nam (2000), "Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới". Tài liệu tham khảo đặc biệt (số tháng 11/12/2000).
Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới”. Tài liệu tham khảo đặc biệt, số tháng 1+2/1999.
Thông tấn xã Việt Nam (1998),“Chiến lược an ninh mới của Mỹ ở Châu Âu”. Tài liệu tham khảo đặc biệt (số ngày 26/2/1998).
Trần Nguyễn Tuyên (2010), Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Obama hiện nay. Tạp chí Châu Mỹ số 9 (147)/2010.
Viện sử học (2002), Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX(1945- 2000). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Viện thông tin khoa học xã hội (2001), Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, phân tích và dự báo. Hà nội.
SÁCH NƯỚC NGOÀI
Bob Woodward, Julie Rubenstein (Editor- 1993), "The Agenda: Inside the Clinton White House".
Bardes, Barbara.K (1994), American Government and Politics Today. USA.
Charles W.Kegley, R.Wittkopt Js & Eugene, World Politics (1997): "Tren and Transformation, Sixth Edition, st.Martin's Press". tr. 406.
Clinton.W.J, "Massage on the State of the Union", NewYorkTime, 26/1/1994, P7.
Douglas T. Stuart and William T. Tow, "US Strategy for the Asia Pacific", Adelphi Paper No. 299, Oxford University Press, IISS, 1995
David L. Bore and Edward J. Perkin,"Preparing America's Foreign Policy for the 21th Century", Published 1999.
Dye, Thomas R. (1997), Politics in America, Prentice Hall Inc, New Jersey.
Foreign Affairs (1997). tr 116.
James A.Baker, The United States and Japan: Global Partners Specific Community. Japan Review of Internatinonal Affairs, vol 6, Special Issue, 1992]
James A. Kelly: "Assistant Secretary, East Asia and Pacific Affairs, Some Issues in U.S.-East Asia Policies", Washington, DC, April , 2002.
James E. Dougherty- Robert L.Pfaltzgraff, Jr. Contending: Theories of International Relations, a Compehensive Survery, Addsion- Wesley Educational Publishers Inc,1997.
Gibbons (1996). The US Gorvernment and the VietNam War. Princeton University New Jersey.
William G. Hyland, "Clinton’world: Remarking America Foreign Policy", Published 1995.
William S. Cohen, "United States Security Strategy for the East Asia-Pacific Region", Washington, DC: The Pentagon, November, Published 1998.
Presidential Decision Directive/NSC-39, "US Policy on Counter-terrorism," June 21, 1995.
"U.S anh Asia Statistical Handbook", edition by The Heritage Foundation, 2001- 2002, tr. 21.
US Census Bureau, Foreign Trade Duvision
Smith, Tony (1994). America’s mission : the United States and the worldwide strugger for democracy in the twentieth century, Princeton, N.J. Princeton University Press.
The Stars Report: The Findings of Independent Counsel Kenneth W. Stars on President Clinton and the Lewinsky Affair
The White House (2002), "The National Security Strategy of the United States of American", 2002.
CÁC TRANG WEBSITES
Bách Khoa toàn thư Wikipedia:
http:// english .northeast.cn-system-2009. Barack Obama and future of American power.
http:// www.Mofa.gov.vn: Bộ Ngoại giao Việt Nam
http:// www.state.gov: “Chiên lược toàn cầu "Vượt trên ngăn chặn”
http:// www.state.gov: “Chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa kỳ:
http:// hanoi.usembasy.gov: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam:
WWW.Đangcongsanvietnam.Org.vn: Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nhà Trắng
Kinh tế Việt Nam
http:// www.cpc.org.vn
http:// www.usitc.gov: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
The Squandered Presidency : Demanding more from the commander in chief .
BÁO TRONG NƯỚC
Báo An ninh thế giới
Báo thế giới và Việt Nam
Báo thế giới (Phụ san báo Quốc tế)
Báo Vietnam News
MỤC LỤC
PHẦN MỎ ĐẦU
CHƯƠNG 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
1.1. Tình hình thế giới
1.2. Tình hình bên trong nước Mỹ
1.3. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (Cha).
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001
2.1. Mục tiêu, nội dung, lợi ích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.1.1. Mục tiêu
2.1.2. Nội dung
2.1.3. Lợi ích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Âu
2.2.3. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông
2.2.4. Chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực Châu Phi
2.2.5. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ La Tinh
2.3. Nhận xét về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới các đời Tổng thống sau chiến tranh lạnh
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
3.1. Một số đánh giá về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được
3.1.2 Những hạn chế trong chính sách đối ngoại
3.2. Tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đối với Quan hệ quốc tế và Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
AFTA
ASEAN Freedom Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN
ASEAN
The Association of Southeast Asia Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM
Asia Summit Europe Meeting
Hội nghị cấp cao Á-Âu
ADB
Asia Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại song phương
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
FTAA
Freedom Trade America Area
Khu vực thương mại tự do Châu Mỹ
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NATO
North Treatment Ocean
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NMD
National Missible Defense
Hệ thống phòng thủ quốc gia
NICs
New Industry Countries
Các nước công nghiệp mới
NTR
Normal Trade Relations Status
Quy chế quan hệ thương mại bình thường
MIA
Missing In Action
Người mất tích trong chiến tranh
MFN
Most Favoured Nation
Quy chế đối xử tối huệ quốc
GATT
Genaral Agreement Tax Trade
Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
EU
Eroupean Union
Liên minh Châu Âu
POW
Prisoners of War
Tù binh chiến tranh
WHO
World Health Organiazation
Tổ chức y tế thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
SNGs (CIS)
Sodrujestvo Nezavisimykh Gosudarstv (tiếng Nga)
Commonwealth of Independent States (tiếng Anh)
Cộng đồng các quốc gia độc lập
TBCN
Capitalist
Chủ nghĩa tư bản
TNCs
Trans National Companies
Tập đoàn xuyên quốc gia
TMD
theather Misile Defense
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường
USD
United States Dolla
Đô la Mỹ
XHCN
Socialist
Chủ nghĩa xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ 1993 đến 2001.doc