Luận văn thạc sỹ Học viện quan hệ quốc tế. 100 trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một siêu cường trên thế giới, Mỹ có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với các nước, khu vực và các tổ chức quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động. Để phù hợp với sự thay đổi này, Mỹ đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình, điều đó được thể hiện rõ qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton.
Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về có lợi cho Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX, đứng trước nhiều cơ hội to lớn trên nhiều lĩnh vực đó là: Vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ được xác lập trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự. Tiếng nói của Mỹ có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức chính trị quốc tế như EU, NATO, NAFTA, APEC . Hoa Kỳ đóng vai trò là người ra "luật chơi" trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quốc tế: IMF, WB, WTO. Với sức mạnh hiện có trong giai đoạn này, Mỹ đã đóng vai trò là trung gian hòa giải và là người bảo trợ cho nhiều vấn đề về an ninh, chính trị phức tạp.
Tuy nhiên, nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Thách thức đó đến từ những vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, chủ nghĩa khủng bố, suy thoái kinh tế, những bất cập trong chiến lược phát triển kinh tế, đối ngoại.
Những thuận lợi và thách thức mà nước Mỹ (siêu cường số một thế giới) đã góp phần làm cho chủ đê về nước Mỹ trở thành vấn đề nóng trong Quan hệ quốc tế.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001" làm luận văn cao học này.
MỤC LỤC
PHẦN MỎ ĐẦU
CHƯƠNG 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (TỪ 1993- 2001)
1.1. Nhân tố quốc tế
1.1.1. Nhân tố những năm 80
1.1.2. Nhân tố những năm 90
1.2. Nhân tố bên trong nước Mỹ
1.2.1. Nhân tố kinh tế
1.2.2. Nhân tố chính trị
1.2.3. Nhân tố văn hóa
1.3. Nhân tố hình thành, mục tiêu, nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ
1.3.1. Cơ sở hình thành
1.3.2. Mục tiêu
1.3.3. Nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ
1.4. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (cha)
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001
2.1. Những nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại và vai trò cá nhân Tổng thống Bill Clinton
2.1.1. Nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại
2.1.2. Vai trò cá nhân Tổng thống Bill Clinton
2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
2.2.1.1. Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
2.2.1.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Bắc Á
2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Âu
2.2.3. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông
2.2.4. Chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực Châu Phi
2.2.5. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ La Tinh
2.3. Đối với Việt Nam
2.3.1. Chính trị, ngoại giao
2.3.2. Về kinh tế
2.3.3. Về tư tưởng văn hóa
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
3.1. Những thành tựu đã đạt được
3.1.1. Về chính trị - an ninh
3.1.2. Về kinh tế
3.1.3. Về văn hóa - xã hội
3.2. Những hạn chế trong chính sách đối ngoại
3.2.1. Về kinh tế
3.2.2. Về chính trị- quân sự
3.2.3. Về văn hóa
3.3. Những tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến các đời Tổng thống sau
3.3.1. Về kinh tế
3.3.2. Về chính trị-quân sự
3.3.3. Về văn hóa
KẾT LUẬN
99 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6678 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống Bill clinton từ năm 1993 đến năm 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
căng thẳng, kiểm soát các phong trào nổi dậy và kiềm chế việc phổ biến vũ khí để có được khu vực này.
Thông qua Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ OAS, Washington muốn duy trì sự thống trị về chính trị, quân sự ở khu vực thường vốn được coi là "sân sau" của Mỹ. Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ đồng minh với các đồng minh truyền thống trong khu vực như Colombia, Peru, Goatemala, Honduras....
Đối với Colombia, chính quyền Clinton vẫn duy trì ở nước này một lực lượng quân đội và các căn cứ quân sự hùng hậu, với danh nghĩa là chống buôn lậu ma túy, nhưng thực chất là duy trì và xác lập ảnh hưởng của Mỹ ở quốc gia Nam Mỹ này. Nhằm mục tiêu chống lại lực lượng vũ trang cách mạng Colombia FARC (lực lượng cánh tả), năm giữ tới 70% đất đai ở Colombia. Đồng thời, Mỹ dùng Colombia để khống chế các quốc gia có tư tưởng chống Mỹ như Venezuela. Ngoài ra, chính quyền Clinton duy trì mối quan hệ chính trị, quân sự, an ninh hết sức thân mật với chính quyền của Tổng thống Erlesto Sambe. Dùng lực lượng vũ tranh cánh hữu để chống lại FARC.
Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ đồng minh thân cận với chính phủ Honduras, Goatenama và Panama, nhằm mục tiêu xác lập ảnh hưởng của Mỹ chống lại phong trào Sanino ở Nicaragoa, mặt trận giải phóng dân tộc Pharabudo Masty ở Ensambado. Chính quyền Clinton thực hiện chính sách duy trì ảnh hưởng của mình ở kênh đào Parnama, một trong 3 tuyến đường biển lớn nhất thế giới. Nhà Trắng còn lập ra các chính phủ thân Mỹ và phục vụ lợi ích cho Mỹ ở các nước này.
Mỹ duy trì ở Haiti các chính phủ tham nhũng thân Mỹ, nhằm xác lập ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ ở đây. Coi Haiti là "bức bình phong" để chống Cuba, trục xuất Aristide ra sống lưu vong ở nước ngoài với lí do vị Tổng thống này không thực hiện theo Mỹ, cấm đảng Lavilas của ông hoạt động.
Bên cạnh đó, Mỹ tăng cường mối quan hệ với chính phủ của Tổng thống Phorimori của Peru, hợp tác về quân sự và an ninh với nước này. Nhằm mục tiêu đàn áp mặt trận "con đường sáng" theo khunh hướng cánh tả, chống lại Mỹ và chính phủ Peru và liệt tổ chức này vào tổ chức khủng bố. Washington đưa ra chính sách chống lại nhà nước Cuba XHCN và các quốc gia có khunh hướng cánh tả như Nicaragoa, Venezuela, Bolivia...
2.3. Đối với Việt Nam
Có thể nói Việt Nam có vị trí địa chính trị chiến lược ở khu vực và thế giới. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chiếm lĩnh toàn bộ biển phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á nên là đầu mối giao thông quan trọng. Biển Đông lại là cầu nối giao thông nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, Tây Âu. Từ miền Tây nước Mỹ, vùng Viễn Đông, Châu Úc, New Zealand đi sang Ấn Độ Dương và Tây Âu không thể không đi qua biển Đông. Các trung tâm kinh tế lớn của Châu Á nằm ven biển Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, hàng năm một lượng lớn dầu mỏ từ Trung Đông đều phải chuyên trở qua biển Đông. Ngoài ra biển Đông còn có một trữ lượng cá lớn thứ tư trong sôa 19 vùng đánh cá tốt nhất thế giới. Đồng thời, Việt Nam nằm ở cửa ngõ phía Nam Trung Quốc, một đối thủ tiền tàng của Mỹ trong tương lai, Mỹ có thể thống qua Việt Nam để khống chế Trung Quốc, thực hiện chiến lược bao vây Trung Quốc. Ngoài ra, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực năng động là đầu tầu kinh tế của thế giới trong tương lai. Việt Nam lại nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội để Mỹ có thể tiến vao khu vực này.
Với tất cả những lợi thế và vị trí địa chính trị chiến lược như trên. Sau chiến tranh Lạnh, Mỹ dần thay đổi những quan điểm với Việt Nam và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Vì Hoa Kỳ hiểu rõ được những lợi ích chiến lược mà Việt Nam có thể đem lại cho Mỹ, cái mà không phải nước nào cũng có được.
Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam không chỉ thuần túy là vì lợi ích kinh tế, mà cao hơn còn lợi ích chính trị. Với mưu đồ muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa còn lại, nước mà đang kiên định đi theo con đường cộng sản, nơi mà cuộc chiến tranh còn đạm nét trong đời sống tinh thần của người Mỹ. Trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ (1996) Hoa Kỳ đã xác định " Bằng cách mở rộng quan hệ đối thoại với Việt Nam, Mỹ sẽ tiếp tục khuyến khích Việt Nam đi theo con đường cải cách kinh tế và dân chủ". [17]
Điều này có nghĩa, chính quyền Clinton sẽ thực hiện chính sách từ bao vay cấm vận chuyển sang tăng cường hợp tác và "dính líu", "can dự" vào Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton cũng nhận thấy rằng mục tiêu chiến lược này chỉ có thể thực hiện được khi Mỹ can dự chứ không phải là cô lập hay kiềm chế. Mỹ cần đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và con đường thương mại là trọng tâm. [18]
2.3.1. Trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao
Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, mối quan hệ Ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ có nhiều bước tiến trong lộ trình tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Chính quyền Tổng thống Bush (Cha) nêu rõ các bước cải thiện quan hệ hai nước và việc giải quyết các vấn đề Mỹ quan tâm như việc rút quân khỏi Campuchia, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA).
Tháng 4/1991, Mỹ đưa ra lộ trình bốn điểm với Việt Nam, nhằm mục tiêu tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước.
Mối quan hệ hai song phương giữa hai nước được cải thiện đáng kể, thể hiện trong việc: Mỹ cho phép công dân chi tiêu nhiều hơn khi sang Việt Nam từ 100 USD-200 USD/ngày. Từ năm 1991, Mỹ cho phép người Mỹ gốc Việt gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam. Tháng 12/1990 tại Washington Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã có cuộc gặp và hai bên đã thỏa thuận mở cơ quan đại diện nhà nước tại hai thủ đo, nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đến năm 1991, Mỹ đã đưa ra các chính sách với Việt Nam như việc viện trợ nhân đạo1 tỷ USD cho việc sản xuất chân tay giả. Đồng thời, Mỹ cũng giảm sức ép với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB trong việc cho Việt Nam vay tiền, Hoa Kỳ cũng dỡ bỏ quy chế đi lại trong vòng 25 dặm đối với cán bộ Ngoại giao Việt Nam làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và chính thức dỡ bỏ các hạn chế đối với các nhóm du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, nhà kinh tế sang Việt Nam. Để đáp lại sự thay đổi các chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, Việt Nam cũng đã cho phép Mỹ lập văn phòng POW, MIA tại Hà Nội.
Với những bước đi mang tính cải thiện trong mối quan hệ hai nước như trên, đến tháng 11/1991 Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai của Việt Nam và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ R.Solomom đã chính thức có những cuộc đàm phán đầu tiên về bình thường hóa quan hệ Ngoại giao Việt-Mỹ. Thông qua những cuộc gặp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo hai nước, mối quan hệ hai bên đã được cải thiện đáng kể đó là việc Mỹ cho phép xuất khẩu sang Việt Nam những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, những hàng hóa lương thực, quần áo, vật dụng gia đình, hàng hóa phục vụ y tế, giáo dục.
Đến 12/1992 trước khi mãn nhiệm kỳ, Tổng thống Bush (Cha) đã cho phép các Công ty Mỹ hợp đồng kinh doanh với Việt Nam và lập văn phòng đại diện tại Việt Nam như Coca Cola, Intel, thuê người Việt Nam làm việc tại các Công ty của Mỹ.
Những động thái trên của Mỹ cho thấy chính quyền Washington đã có những suy nghĩ và hướng đi mới trong quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ Việt-Mỹ được cho là có sự thay đổi đáng kể là từ năm 1993, khi Tổng thống Bill Clinton lên nắm chính quyền. Sau khi lên nắm quyền, Bill đã đưa ra những chính sách nhằm cải thiện mối quan hệ hai nước một cách rõ nét nhất đó là Ông quyết định không ngăn cản các nước giúp Việt Nam trả nợ IMF,WB, ADB, nối lại viện trợ cho Việt Nam. Mặt khác, tuyên bố bãi bỏ các chính sách cấm vận chống Việt Nam. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong việc đi đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Sau một thời gian đàm phán, thỏa thuận hai bên quyết định mở văn phòng liên lạc ngoại giao tại hai thủ đô là Washington D.C và Hà Nội. Ngày 3/2/1994 Hoa Kỳ tuyến bố xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam.
Ngày 12/7/1995 Mỹ tuyên bố chính thức việc công nhận ngoại giao của Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây được coi là mốc lịch sử quan trọng trong ngoại giao của Việt Nam, đó là việc chấm dứt sự cấm vận của một siêu cường thế giới đối với kinh tế của Việt Nam, nó cũng đánh dấu sức mạnh ngoại giao của Việt Nam với một cường quốc lớn trên thế giới.
Như vậy, có thể nói việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. Đối với Hoa kỳ, thiết lập quan hệ với Việt Nam sẽ giúp cho họ có thể quên được hận thù của quá khứ; có thêm những bước tiến mới trong vấn đề POW và MIA; xóa bỏ "hội chứng Việt Nam" và những bất đồng trong nội bộ; nó còn giúp cho Mỹ củng cố được vai trò và vị thế của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một thắng lợi quan trọng trong đường lối ngoại giao mới "Đa phương hóa, đa dạng hóa". Đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước trên thế giới. Việc khai thông quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ giúp cho Việt Nam cải thiện quan hệ với các nước khác, gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.3.2. Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao
Về chính trị, ngoại giao
Có thể nhận thấy mối quan hệ chính trị, đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ trải qua rất nhiều thăng trầm theo các thời từ lịch sử khác nhau. Từ sau khi hai nước bình thường hóa với nhau 12/7/1995 mối quan hệ này đã có nhiều thay đổi. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược mỗi nước, từ lợi ích của hai nước trong khu vực, nên mối quan hệ này phát triển rất nhanh chóng.
Từ khi hai nước có sự trao đổi đại sứ chính thức với nhau năm 1997, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn tồn tại một số vấn đề biểu hiện như: Xuất phát từ lợi ích chính trị, xã hội của Mỹ để làm điều kiện cho phát triển kinh tế thương mại, nhưng Mỹ lại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai nước thường xuyên có các đoàn ngoại giao cấp cao thăm viếng lẫn nhau. Năm 1995, Ngoại trưởng Mỹ Cristopher thăm chính thức Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyên Mạnh Cầm thăm Mỹ. Điều này thể hiện mong muốn cải thiện, xây dựng và phát triển mối quan hệ này. Tháng 11/1999 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William CoHen thăm Việt Nam, nhằm mục đích giao lưu và hợp tác quân sự và giải quyết vấn đề MIA ở Việt Nam. Tháng 8/2000, Ngoại trưởng Mỹ Allbright thăm Việt Nam, đây được coi là chuyến thăm tiền trạm cho chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton.
Tuy nhiên, mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hai nước là chuyến công du lịch sử của Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Hà Nội vào tháng 11/2000, đây là chuyến thăm đầu tiên của Tống thống Hoa Kỳ tới Việt Nam. Có thể nói Tổng thống Bill Clinton có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và rất nỗ lực trong việc đưa quan hệ hai nước phát triển. [19]
Về kinh tế, thương mại
Việt Nam và Hoa Kỳ đều coi việc thúc đẩy thương mại, kinh tế là mối quan hệ chiến lược và là cơ hội để hai nước có thể thâm nhập hàng hóa vào thị trường của nhau. Do đó, chính sách đối ngoại của chính quyền Bill Clinton được xác định rất rõ. Mỹ coi Việt Nam là nước có tiềm năng lớn ở khu vực. Hợp tác với Việt Nam, Mỹ sẽ có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và đem hàng hóa Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ coi Việt Nam là cửa ngõ để vào Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ có thể tiêp cận mô hình kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến và mục tiêu của Việt Nam khi quan hệ với Mỹ là trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Còn đối với Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam không chỉ đơn thuần là lợi nhuận mà còn muốn thông qua quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam để chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. Có thể nhận thấy lợi ích và mục tiêu trong mối quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước là rất khác nhau. Do đó, mối quan hệ kinh tế thương mại của việt Nam- Hoa Kỳ gặp không ít khó khăn.
Việc Việt Nam - Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại tự do Việt-Mỹ BTA (2001) đánh dấu bước phát triển lớn trong mối quan hệ kinh tế hai nước. Điều này cho thấy hai nước đã nhìn nhận thấy những lợi ích có thể đem lại cho nhau, quan trọng hơn là Việt Nam và Hoa Kỳ đã "khép lại quá khứ để hướng tới tương lai". Hiệp định này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho các doanh nghiệp Mỹ muốn sử dụng lực lượng lao động của Việt Nam để sản xuất các sản phảm hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu về Mỹ. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do này còn giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ nhận được các khoản vay trợ cấp của hàng hóa xuất khẩu Mỹ và được bảo hiểm của các công ty đầu tư nước ngoài, các tổ chức buôn bán cho các dự án đó tại Việt Nam.
Như vậy có thể nhận thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều biến chuyển, tuy nhiên, còn rất nhiều phức tạp. Việc Mỹ xóa bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995 là việc không thể không làm do xu thế của thời đại, sức ép của nhân dân Mỹ, dư luận tiến bộ thế giới. Mặt khác, Mỹ không thông qua quan hệ kinh tế, văn hóa thì sẽ không nhận được âm mưu diễn biến hòa bình và chiến lược toàn cầu mới của Mỹ. Trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, Mỹ đã gây rất nhiều cản trở, quan hệ buôn bán hai nước còn cầm chừng, đơn điệu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa nhiều so với các nước khác trong khu vực. Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chịu mức thuế cao. Mỹ dùng hàng rào thuế quan, các luật lệ khác để gây khó khăn với Việt Nam. Ngay sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 451,3 triệu USD, tăng gấp đôi so với 223,3 triệu USD năm 1994. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng rất cao. Nếu như năm 1995, tổng kim ngạch hai nước đạt 451,9 triệu USD thì đến Năm 2000, tổng kim ngạch hai nước đạt 1.157,9 triệu USD. Điều này cho thấy mối quan hệ hai nước được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước đó là do có trở ngại trong việc Việt Nam chưa ký được Hiệp định thương mại song phương (BTA), nên hoa kỳ chưa trao cho Việt Nam Quy chế Tối huệ quốc (MFN), mặc dù Việt Nam đã trao cho Hoa Kỳ quy chế này không điều kiện. Từ năm 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt 6,94%/năm. Đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước gâp 2,07 lần so với năm 1990. Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nền kinh tế đạt tốc độ cao ở khu vực Đông Nam Á trong thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1996, từ sau đại hội Đảng VIII (6/1996).
Thông qua Hiệp định thương mại song phương (BTA) Việt -Mỹ, các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường hai bên, cho nên, quan hệ buôn ban shai chiều giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng tăng lên. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ là hàng dệt may, thủy sản, nông sản đồ uống nhẹ và giầy dép. Tuy nhiên, mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đã tăng lên. Nếu như năm 1994 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì đến năm 1996 trở đi xuất khẩu dầu thô sang Mỹ tăng cao và đạt giá trik 80 triệu USD. Sau khi có Hiệp định thương mại song phương và Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR - Normal Trade Relations Status) thì mối quan hệ kinh tế hai nước có sự tăng rõ rệt. Tổng kim ngách buôn bán hai chiều đạt 1. 420,2 triêu USD năm 2001 và cán cân thương mại hai nước đạt 632,6 triệu USD, thuế đánh vào hàng may mặc giảm từ 68,9% xuống còn 13,4%; hàng dệt may từ 55,1% giảm còn 10,3%, hải sản từ 3,9% xuống còn 0,4%. Thuế giảm khiến cho hàng hóa Việt Nam hạ và dễ dàng cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ.
Về văn hóa - xã hội
Giáo dục, đây là mối quan tâm của hai nước. Tuy nhiên, mỗi bên lại có những mục tiêu riêng trong quan hệ hợp tác đào tạo. Đối với Việt Nam, tận dụng sự giúp đỡ của Mỹ trong lĩnh vực này để bồi dưỡng nhân tài, đào tạo các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi cho đất nước, đồng thời khai thác những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến từ Mỹ. Đối với Mỹ, nắm bắt được nhu cầu của Việt Nam trong lĩnh vực này để giúp đỡ nhằm chi phối hoạt động giáo dục đào tạo của Việt Nam với ý đồ tạo ra một thế hệ người Việt Nam có thiện cảm với Mỹ, thân thiện Mỹ. Và theo Mỹ đây chính là lực lượng giúp Mỹ trong việc tiến hành diễn biến hòa bình ở Việt Nam, truyền bá những tư tưởng Mỹ vào Việt Nam. Đồng thời, Mỹ muốn thu nạp nhân tài của Việt Nam sang Mỹ làm việc với những ưu đãi tuyệt đối với các cá nhân đó và gia đình của họ để gây ra nạn "chảy máu chất xám" ở Việt Nam, làm giàu thêm cho nước Mỹ.
Có thể nói về giáo dục - đào tạo trong quan hệ Việt Nam và Mỹ rất tích cực. Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các học giả, chuyên gia, các giảng viên và sinh viên Mỹ sang Việt Nam học tập và nghiên cứu; khuyến khích các nhà khoa học, học giả sang Mỹ học tập và nghiên cứu, ủng hộ các cá nhân có điều kiện sang Mỹ du học, giúp đỡ một phần cho những nghiên cứu sinh sang Mỹ thực hiện các đề tài khoa học, công nghệ. Mỹ đã thành lập một số Tổ chức giáo dục tại Việt Nam như Viện giáo dục Mỹ IIE, nhằm mục đích đào tạo và phát triển các chương trình giáo dục theo kiểu Mỹ và văn hóa Mỹ.
Về văn hóa, nghệ thuật, Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất trao đổi những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của hai nước với nhau. Năm 1993, Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu những sản phẩm văn hóa sang Việt Nam như băng đĩa, đồ chơi trẻ em, các thiết bị trường học. Mặt khác, công dân hai nước có thể đi lại, thăm viếng, du lịch ở hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng ký Hiệp định về bản quyền tác giả, hai nước không được vi phạm quyền, bản quyền tác giả như việc in ấn băng đĩa lậu, sao chép những tác phẩm hay các giá trị văn hóa của nhau.
Trong quan hệ về văn hóa và nghệ thuật giữa hai nước cũng được đẩy mạnh và phát triển. Tuy nhiên, cần phải chú ý mục đích giữa hai quốc gia là không giống nhau. Mỹ muốn thông qua quan hệ văn hóa để truyền bá những tư tưởng văn hóa, phổ biến những giá trị lối sống Mỹ vào Việt Nam. Trong quá trình thực hiện chính quyền Mỹ đã xuyên tạc lịch sử, kích động đồng bào đặc biệt là dân tộc thiểu số gây mất đoàn kết nội bộ, đòi li khai, chống lại nhà nước. Đây chính là chiến lược trong chính sách toàn cầu mới của Mỹ. Thông qua giáo dục, đào tạo, lôi kéo một số người Việt Nam theo hệ tư tưởng Mỹ để thực hiện âm mưu chống phá, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội ở Việt Nam.
Về vấn đề tư tưởng, đây là vấn đề rất nhạy cảm mà các thế lực thù địch ở Mỹ ra sức khai thác để chống phá Việt Nam. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền, chính quyền Mỹ đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ở trong nước, Hoa Kỳ móc nối với các phần tử nổi loạn, gây ra bạo động làm cho tình hình chính trị, xã hội trong nước bất ổn định. Đặc biệt, chính quyền Mỹ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, tuyên truyền, xuyên tạc gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ đòi li khai.
Do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, một số đảng chính trị ở Campuchia luôn lợi dụng vấn đề người Khơme ở Nam Bộ nhằm li khai, gây chia rẽ nội bộ và chống phá nhà nước Việt Nam, khoét sâu vào mâu thuẫn dân tộc. Phá hoại sức mạnh đoàn kết của các dân tộc.
Bên cạnh đó, Mỹ và các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại an ninh quốc gia dân tộc Việt Nam ở các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống. Như dân tộc Thái, Tây Nguyên, chính quyền Mỹ nuôi dưỡng cộng đồng người Thái lưu vong, tập hợp lực lượng phản động nhằm phục vụ cho ý đồ quay trở lại chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, thông qua mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế đến thương mại và văn hóa -xã hội cho thấy, chiến lược của chính quyền Bill Clinton đối với Việt Nam gia tăng về số lượng và mức độ. Chính quyền Mỹ không trừ một hành động nào từ bao vay, phong tỏa, cấm vận đến "cam kết và mở rộng", mua chuộc gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. Do đó, trong quan hệ với Mỹ trên các lĩnh vực phải thường xuyên cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch. Đồng thời, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc "vừa hợp tác, vừa đấu tranh", trong hợp tác có đấu tranh và trong đấu tranh để duy trì hợp tác.
Tuy nhiên, trong qua trình triển khai chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton "Chiến lược cam kết và mở rộng" cũng gặp rất nhiều khó khăn: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc Washington thừa nhận không có mối đe dọa nào tiềm ẩn. Tuy nhiên, việc đối phó với những mối đe dọa, thách thức đó là rất khó khăn và phức tạp. Một trong mối quan tâm lớn nhất của Mỹ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của mình là giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng ở khu vực và thế giới từ Bosnia đến Trung Đông và Vịnh Pecxich, từ Somali đến Bắc Ireland. Nhưng với quan điểm đó làm cho Mỹ phải đối mặt với rất nhiều các cuộc xung đột và buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược.
Việc triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" chính quyền Clinton đã sử dụng chủ yếu con bài "dân chủ và nhân quyền" nhằm làm công cụ gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Nhưng chính sách "nhân quyền" của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Hành động Mỹ gắn quy chế Tối huệ quốc với nhân quyền đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.
Tóm lại, việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001), có thể nhận thấy tính chất nhất quán, xuyên suốt trong hai nhiệm kỳ của Ông là mục tiêu chiến lược của Mỹ là duy trì lãnh đạo và vị trí bá chủ thế giới. Bản chất của chính sách đối ngoại thời kỳ này là luôn theo đuổi mục tiêu chính sách thực dụng, đặt lợi ích quốc gia lên vị trí hàng đầu. Đây chính là mục tiêu chiến lược chi phối tư duy cũng như hành động đối ngoại của Mỹ.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
3.1. Những thành tựu đã đạt được
3.1.1. Chính trị.- quân sự
Mỹ duy trì được vị trí siêu cường về chính trị và quân sự thế giới. Chính quyền Bill Clinton đóng vai trò làm trung gian hòa giải cho nhiều cuộc xung đột khu vực và quốc tế: Thông qua Liên Hợp Quốc, Mỹ đã làm trung gian hòa giải chi cuộc xung đột giữ Isarel và Palestine bằng Hiệp định hòa bình Oslo (Na Uy) năm 1993 giữa Thủ tướng Yitzhak Rabin và Chủ tịch mặt trận giải phóng dân tộc PRO Palestine, Yasser Arafat.
Mỹ đóng vai trò làm trung gian hòa giải để chấm dứt cuộc nội chiến ở Liên Bang Nam Tư cũ (1988 -1995) giữa người Hồi giáo, người Croatia và Serbia bằng Hiệp định hòa bình "Dayton" ở Dayton vào 8/1995.
Bill Clinton là người đỡ đầu cho Tổng thống Haiti, Aristide, trở lại Haiti cầm quyền năm 1994 sau khi bị tướng Raul Cedras đảo chính năm 1989.
Mỹ làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở Thượng Karabắc giữa Acminia và Agiecbaizan thông qua nhóm MINKS (bao gồm Mỹ, EU, Nga) được thành lập ở Belarut năm 1992.
Mỹ tham gia giải quyết cuộc xung đột ở Bắc Ireland giữa lực lượng quân đội Cộng hòa Ireland (IELA) và quân đội Anh.
Mỹ vẫn duy trì vai trò và vị thế của mình đối với các nước đồng minh ở khu vực và trên thế giới thông qua các tổ chức chính trị quân sự do Mỹ lập ra từ thời chiến tranh Lạnh. Mỹ vẫn duy trì Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, coi đây là công cụ để can thiệp vào các nước. Vẫn duy trì được các liên minh quân sự song phương.
Sức mạnh chính trị và quân sự của nước Mỹ được thể hiện thông qua chi phí quân sự nước Mỹ luôn chiếm 50% tổng chi phí quân sự toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã thành công trong việc giải quyết hòa bình cuộc chiến ở Bắc Ireland giữa người theo đạo Tin lành và Công giáo.
Quân đội Mỹ sãn sàng can thiệp vào bất cứ điểm nóng xung đột nào trên thế giới mà không cần đến sự cho phép của Liên hợp quốc. Mỹ cho máy bay không người lái tấn công các căn cứ quân sự ở Afghanistan và Xu Đăng với lý do đây là căn cứ quân sự của lực lượng AlQueda của Bin Laden. Đưa lực lượng đặc nhiệm Mỹ tái trở lại Philippine sau khi rút lực lượng quân sự ra khỏi nước này năm 1992.
3.1.2. Kinh tế
Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống, chính quyền Bill Clinton đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau :
Chủ trương của Tổng thống Bill Clinton là duy trì mức tăng trưởng thấp và lạm phát thấp nói chung đang được thực hiện. Cơ quan dự trữ liên bang FED duy trì mức lãi xuất thấp nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng sau đợt đầu suy thoái bước đầu đã có kết quả; Năm 1993, năm đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Bill Clinton, tăng trưởng GDP cả năm đạt +2,7% so với 2,1% năm 1992. Năm 1994 tăng +4,1%, riêng quý IV năm 1994 tăng lên tới 5,4%, lạm phát cả hai năm là 2,6%.
Nền kinh tế phát triển quá nóng có nguy cơ lạm phát tăng cao. Chính quyền Clinton phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP đột ngột tụt xuống +1,5%.
Năm 1995, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Mỹ đạt 75 tỷ USD tăng hơn 30% so với năm 1993. Xu thế này được phát triển mạnh là do Mỹ tập trung vào xuất khẩu nhiều mặt hàng, đồng đô la của Mỹ giảm đáng kể nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Mỹ và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có tỷ giá nội tệ cao hơn đồng USD như Thụy Sỹ, Đức.
Đầu tư FDI tăng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trương và phát triển. Trong hai năm 1994, 1995, Hoa Kỳ là quốc gia có mức xuất khẩu cao nhất thế giới và giành vị trí nước có sự cạnh tranh lớn nhất trong buôn bán quốc tế.
Ngân sách quốc phòng giảm dần. Năm 1993 là 297,5 tỷ USD so với 307,336 tỷ USD năm 1992. Năm 1996 là 253 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách liên bang năm 1995 giảm xuống còn 163,8 tỷ USD so với 290,2 tỷ USD năm 1992. Tỷ lệ tiết kiệm thấp chỉ ở mức 3%/năm so với 7%/năm vào thập kỷ 70 và 8% thập kỷ 60. Thất nghiệp giảm, năm 1993, tỷ lệ thất nghiệp so với tổng số lao động là 6,5%. Tháng 6 năm 1996 là 5,3%, đây là mức thất nghiệp thấp nhất trong vòng 6 năm qua.Trong gần 4 năm qua chính quyền Bill Clinton đã taọ ra 8,5 triệu việc làm, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. [37]
Mặc dù Mỹ chiếm 4,7 % dân số thế giới, nhưng GDP theo đầu người chiếm 31,2% trong tổng số 31,4% GDP toàn cầu. Năm 2000, Mỹ đạt 9,996 tỷ USD, lớn gấp đối so với GDP Nhật Bản (4,62% GDP) và gấp 10 so với Trung Quốc.
Tính từ năm 1990 đến năm 1998, kinh tế mỹ tăng 25% gần gấp đôi so với EU (15%) và Nhật Bản (9%).
Trong giai đoạn chính quyền Bill Clinton năm quyền, Mỹ giữ vao trò chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như IMF, WTO, WB. Nền kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh lớn trong nền kinh tế thế giới. Đồng đôla chiếm 60% giao dịc thương mại toàn cầu. [20]
Mặc dù tình hình kinh tế Mỹ đã có nhiều thay đổi và phát triển hơn so với những năm đầu thập kỷ 90. Nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn chế như : Mặc dù tình trạng thất nghiệp giảm, nhưng chỉ mang tính cơ cấu, khó giải quyết.Nhiều vấn đề xã hội tiếp tục diễn ra trầm trong lúc ngân sách chi tiêu về y tế cắt giảm, nạn ma túy, bạo lực, mại dâm tràn lan. Vấn đề làm cho người Mỹ lo lắng nhất, đó là nạn tội ác dâng cao, những vụ giết người hàng loạt vẫn đang xẩy ra và ngày càng phát triển. [21]
3.1.3. Tư tưởng văn hóa
Thành tựu về văn hóa chính quyền Cinton đạt được trong nhiện kỳ của mình được thể hiện như sau:
Cuối năm 1999 trên thế giới có 180 triệu người sử dụng Internet thì riêng Mỹ đã chiếm 50% trong số đó, 46% lượng thông tin chu chuyển trên Internet là xuất phát từ Mỹ.
Các chương trình truyền hình và phim ảnh của Mỹ chiếm 3/4 thị trường thế giới. Trong lĩnh vực nghe nhìn, Mỹ chiếm 83,1% thu nhập, 18,2% tỷ USD sản xuất phim trên thế giới. Toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo trên Internet và đại đa số các chương trình Internet đều bắt nguồn từ Mỹ. [22]
Chính quyền Bill Clinton đã giải quyết được 20 triệu việc làm cho nhân dân.
Chính quyền Clinton thúc đẩy các giá trị Mỹ, các tư tưởng dân chủ, tự do và nhân quyền theo kiểu phương Tây ra khắp các quốc gia và khu vực trên thế giới thông qua các tổ chức phi chính phủ thân Mỹ như các giáo hội nhà thờ công giáo, Cơ Đốc, các tổ chức Fullbright, quỹ phát triển dân chủ Mỹ.
Mỹ thông qua chương trình thúc đẩy tự do Internet để truyền bá các giá trị văn hóa Mỹ, dân chủ Mỹ ra khắp thế giới. 10/13 kênh trang mạng toàn cầu của Mỹ như Yahoo, Google. Tận dụng triệt để ưu thế về truyền thông để quảng bá các giá trị Mỹ ra thế giới như Châu Á, Mỹ, Châu Âu Mỹ có các đài của "nước tự do" để chống lại các nước đối lập với Mỹ về ý thức hệ, cũng như truyền bá văn hóa Mỹ ra thế giới. Washington hiện đang duy trì ưu thế tuyệt đối về các kênh truyền thông như kênh truyền hình CNN, ABC, VOA, AB.
Mỹ quảng cáo văn hóa Mỹ thông qua các thương hiệu văn hóa Mỹ như MC Donal, quần bò Jean. Thông qua các viện quốc tế EII.
3.2. Những hạn chế trong chính sách đối ngoại
3.2.1. Về Kinh tế
Hàng hóa Mỹ gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ những hàng hóa từ các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICS và các nước đang phát triển.
Tình trạng thâm hụt buôn bán thương mại trong buôn bán của Mỹ với các quốc gia trên thế giới gia tăng, đặc biệt trong buôn bán với Trung Quốc.
Tuy Mỹ chiếm ưu thế lớn trong nền kinh tế thế giới cũng như trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quôc tế nhưng không vì thế Mỹ có thể áp đặt bất cứ giá trị kinh tế nào theo tiêu chuẩn của Mỹ vào các nước trên thế giới. Chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế của Mỹ áp đặt cho các nước Mỹ La Tinh trong thập niên 90 của thế kỷ XX thì đến đầu thể XXI bị phá sản: Tại Aghetina chính sách kinh tế mới của Tổng thống Melem đã bị sụp đổ năm 1998, dẫn đến quốc gia này rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng trong suốt 5 năm (1998-2003). Nợ nước ngoài của Aghentina hơn 300 tỷ USD, lạm phát luôn duy trì ở mức 300%, trong vòng 5 năm có 4 Tổng thống thay nhau cầm quyền.
Kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, EU. Thêm vào đó, do nền kinh tế Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, nên khi các quốc gia này có bất ổn về chính trị thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù, Mỹ là người ra "luật chơi" và có quyền điều hành tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhưng việc Mỹ sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong kinh tế nhằm duy trì ưu thế của hàng hóa Mỹ đối với các thành viên khác của WTO đã gặp phải sự chống lại quyết liệt của các nước này. Như các vụ tranh chấp thương mại về các sản phẩm chuối với Costa Rica và Parama, tôm và thép với Brazil.
3.2.2. Chính trị- an ninh
Ngân sách chi cho đối ngoại bị cắt giảm lớn gây khó khăn cho việc triển khai và thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ có 35 tòa đại sứ và tòa lãnh sự Mỹ phải đóng cửa vì không có ngân sách để hoạt động. Chi phí chi cho các hoạt động ngoại giao giảm xuống còn 18,3 tỷ USD (giảm 20% so với năm 1990), trong khi ngân sách quân sự vẫn giữ ở mức cao là 80% so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Chi phí quốc phòng của Mỹ được so sánh bằng ngân sách của 10 quốc gia cộng lại của các nước có chi phí quốc phòng lớn trên thế giới.
Tuy Mỹ chiếm ưu thế chiếm ưu thế tuyệt đối về chính trị và quân sự so với các nước khác trên thế giới nhưng không vì thế chính sách đối ngoại của Mỹ không phải tất cả đều thành công: Chiến lược can thiệp nhân đạo của Mỹ vào Somali bị thất bại hoàn toàn năm 1993, buộc quân đội Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi Somali. Đối với Haiti, Mỹ đã thất bại trong việc ra điều kiện đối với Tổng thống Aitsit trong việc thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế ở quốc gia Vùng Caribe này. Mỹ thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột ở vùng Hồ lớn Châu Phi giữa người Hutu và người Tutsi ở Rwanda vào năm 1994, làm 1 triệu người chết.
Mỹ đã góp phần kéo dài cuộc nội chiến ở Nam Tư trong suốt 7 năm (1988 -1995) thông qua việc cùng với các cơ quan mật vụ của Đức, Pháp, Anh tài trợ cho người Croatia, Slovenia, Bosnia chiến đấu chống lại người Serbia. Mỹ tài trợ và nuôi dưỡng cho lực lượng KLA ở Kosovo chuyên tàn sát người Serbia và người thiểu số khác ở khu vực này, dẫn đến cuộc chiến tranh giữa NATO và Nam Tư năm 1999.
Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Mỹ đã tiến hành áp đặt Vùng cấm bay, cô lập về chính trị, quân sự đối với chính quyền Tổng thống Hussen ở Irac nhưng thất bại. Mỹ thất bại trong việc lật đổ chính quyền Hồi giáo chống Mỹ ở Iran của Tổng thống Zatsanzani và giáo chủ Khơmeney.
Chính quyền Clinton đã bị thất bại trong việc nỗ lực trật tự thế giới theo mô hình của Mỹ. Hoa Kỳ đã thất bại trong việc tiêu diệt Nga và Trung Quốc, hai đối thủ của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.[29]
3.2.3. Văn hóa-xã hội
Các giá trị dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo của Mỹ truyền bá ra thế giới đã gặp sự chống lại của các nước Hồi giáo và các quốc gia phương Đông. Trong cuốn" Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Huntington đã nói đến sự va chạm giữa nền văn hóa Mỹ với văn hóa các nước Hồi giáo.
Các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là các nước Trung Đông ủng hộ Mỹ tiêu diệt lực lượng Taliban và AlQueda ở Afganistan, ủng hộ việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Hussen ở Irac. Nhưng lại phản đối Mỹ muốn áp đặt các quốc gia ở Trung Đông các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ đối với người dân Hồi giáo các nước. Phản đối kế hoạch đại Trung Đông, muốn xây dựng các chính phủ ở Trung Đông theo mô hình chính trị của Mỹ và phương Tây.
Văn hóa Mỹ, bên cạnh những mặt tích cực có những điểm hạn chế không phù hợp với văn hóa các nước phương Đông và Hồi giáo: Đó là lối sống thực dụng, phóng khoáng đề cao giá trị vật chất. Không coi trọng các truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc. Bản thân xã hội Mỹ có nhiều yếu tố băng hoại về đạo đức trong xã hội như văn hóa súng đạn, ma túy, mại dâm, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc.
Văn hóa Mỹ là văn hóa Anglosacxong, bắt nguồn từ Châu Âu, đây là nền văn hóa chịu ảnh hưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trong khi nền văn hóa của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo, Khổng giáo, phật giáo. Do đó, việc Mỹ áp đặt văn hóa của mình vào văn hóa các nước dẫn đến mâu thuẫn và chiến tranh xung đột.
Mỹ muốn gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình với các nước thông qua phương tiện báo, đài, truyền thông, internet. Nhưng Mỹ đã gặp phải sự phản đối của các quốc gia trên thế giới bởi các nước cho rằng bên cạnh những mặt tích cực của các phương tiện quảng bá này, Mỹ muốn lợi dụng các phương tiện này để can thiệp vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội các nước gây diễn biên hòa bình, xung đột vũ trang, sắc tộc. Gây ra bất ổn tình hình chính trị thế giới.
3.3. Những tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến các đời Tổng thống sau
Sự kiện 11/9/2001là mốc lịch sử quan trọng đối với nước Mỹ và các quốc gia trên thế giới. Vì đây là thời điểm có sự chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Bill Clinton và W. Bush. Đồng thời, cũng là lúc Mỹ tuyên bố chính sách đối ngoại mới của mình để phục vụ mục tiêu và tình hình trong nước và quốc tế. Người tiền nhiệm W. Bush cũng đã xây dựng cho mình những chiến lược chính sách mới cho nước Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Bush cũng giữ lại những chính sách cũ, cái mà vẫn phù hợp với sự phát triển của nước Mỹ và tình hình Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
3.3.1. Kinh tế.
Tổng thống Mỹ G.Bush cũng thực hiện việc đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu thông qua thị trường tự do và thương mại tự do;
Cải cách tổ chức bộ máy WB và IMF làm cho nó có tác dụng là nền tảng của sự phát triển kinh tế và xây dựng thị trường tự do;
Việc thúc đẩy tự do kinh tế trước hết ở bên ngoài biên giới Hoa Kỳ và theo những kế hoạch của Hoa Kỳ. “Chúng ta sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tự do kinh tế bên ngoài biên giới Hoa Kỳ. Tất cả các chính phủ đều có trách nhiệm xây dựng những chính sách kinh tế riêng và đối phó với những thách thức kinh tế của mình. Chúng ta sẽ sử dụng cam kết kinh tế của mình với các nước khác để nhấn mạnh những lợi ích của các chính sách đem lại năng suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế bền vững”;
Phá bỏ hàng rào thuế quan, thúc đẩy giao lưu mậu dịch toàn cầu;
Mỹ chủ trương quan hệ mậu dịch tương đối rộng rãi đối với Trung Quốc;
Để thực hiện điều này, Hoa Kỳ chủ trương các nước phải thay đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp và những chính sách pháp quy, các chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các chính sách thuế, hệ thống tài chính, ngân hàng... theo các yêu cầu và chuẩn mực của Hoa Kỳ;
Thực chất của chính sách này là tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các công ty, tập đoàn Hoa Kỳ ở nước ngoài, nhất là ở những thị trường các nước đang phát triển. Dùng chiêu bài phát triển tự do kinh tế để buộc các nước khác phải mở rộng thị trường của mình. Trong khi yêu cầu các nước phải thực thi những thông lệ thương mại công bằng, thì bản thân Hoa Kỳ lại tìm cách đóng cửa thị trường của mình đối với hàng hóa, dịch vụ của các nước khác bằng các biện pháp phi kinh tế. Với lý do phải áp dụng các “biện pháp tự vệ trong thời kỳ chuyển đổi” và “đảm bảo rằng, những lợi ích do thương mại tự do đem lại không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Hoa Kỳ”, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cho ngành sản xuất thép hay với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ không cho phép một số công ty của nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như dầu lửa, vận tải đường biển.
Đây cũng chính là sự tiếp nối và phát triển của Chính sách an ninh quốc gia "cam kết và mở rộng" năm 1996, nhiệm kỳ thứ hai củaTổng thống Bill Clinton. [23]
3.3.2. Chính trị - quân sự
Tổng thống W.Bush vẫn xác định rõ vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Vấn đề cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Bush là "Chủ nghĩa quốc tế độc đáo của Mỹ" đó là :
Tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ, Mỹ phải xuất phát từ thực lực của mình để cổ vũ sự ổn định, thúc đẩy sự di chuyển tự do của con người;
Tổng thống Bush tuyên bố Chính sách đảm bảo chắc chắn cho hiện đại hóa quân đội, với thực lực hùng hậu, có đầy đủ sức mạnh và dũng khí, quân đội được huấn luyện tinh nhuệ;
Đẩy mạnh hệ thống đồng minh ở lục địa Châu Âu, Châu Á dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Mỹ cho rằng nếu Mỹ được sự ủng hộ của các đồng minh trong việc duy trì lực lượng để đối phó với sự uy hiếp của an ninh thế giới;
Tổng thống Bush nhấn mạnh phải tăng cường vai trò lạnh đạo của mình, xây dựng được mối quan hệ bền vững, đoàn kết và tích cực ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Mỹ kiên quyết ủng hộ các bạn đồng minh như Hàn Quốc, Philippine, Australia, Thái Lan. Tăng cường đồng minh với Nhật, mở rộng lực lượng phòng thủ ở các khu vực chiến lược;
Mỹ coi mối quan hệ an ninh Mỹ-Nhật là "Hòn đá tảng" quan trọng cho một Châu Á hòa bình, ổn định và phồn vinh;
Phát triển quan hệ với Ấn Độ, tăng cường đầu tư mậu dịch với Ấn Độ. Phải bắt tay với Ấn Độ để đảm bảo chắc chắn sẽ trở thành lực lượng "Ổn định và văn minh" ở Châu Á;
Phát triển ưu thế chiến lược của Mỹ, đẩy mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) và hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực (TMD);
Điều chỉnh các chính sách đối phó với Trung Quốc thông qua việc:
Đối với Đài Loan sẽ áp dụng biện pháp cứng rắn. Mỹ coi Đài Loan là bạn lâu dài, đáng được Mỹ dành cho sự ủng hộ mạnh mẽ;
Đối với Trung Quốc: Một mặt, thừa nhận Trung Quốc là nước lớn, sự lớn mạnh của Trung Quốc là điều không thể phủ nhận. Nước Mỹ hoan nghênh một nước Trung Quốc tự do và phồn vinh;
Mỹ ngăn chặn việc mở rộng vũ khí với quy mô lớn;
Mỹ ủng hộ chính sách một nước của Trung Quốc, là Trung Quốc không dùng vũ lực với Đài Loan, nếu có những hành động vũ lực với Đài Loan Mỹ sẽ căn cứ vào "luật quan hệ với Đài Loan" để có phản ứng cho phù hợp trong việc giúp đỡ Đài Loan . Mỹ ủng hộ Đài Loan trong việc gia nhập WTO, WHO và các tổ chức đa phương khác.
Tổng thống G. Bush đưa ra chính sách áp dụng những thủ đoạn cứng rắn với Nga, ép Nga thực hiện dân chủ hóa. Chính sách với Nga "không chỉ thúc đẩy Nga thực hành dân chủ hóa mà còn thúc đẩy sự kết cấu dân chủ, tinh thần và hình thức hiện thực". [24]
Thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho những khát vọng về nhân phẩm. Hoa Kỳ tự cho mình trách nhiệm phải bảo vệ tự do và công lý ở mọi nơi, mọi lúc trên thế giới, đó là những vấn đề như nhân phẩm, pháp quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của nhà nước tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, công lý, tôn trọng phụ nữ, hòa đồng tôn giáo và chủng tộc.
Nội dung này trong chính sách an ninh của Tổng thống G.Bush cũng là sự tiếp nối của “Chính sách an ninh quốc gia cam kết và mở rộng" của Tổng thống Bill Clinton nhằm mở rộng khả năng can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, cũng như phổ biến, áp đặt các giá trị, chuẩn mực theo kiểu Mỹ cho tòan thế giới. Tuy nhiên, biện pháp thực hiện mục tiêu trên được mở rộng và linh hoạt hơn: Đó là Hoa Kỳ thông qua các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ đang kiểm soát, lũng đoạn, dùng viện trợ để ủng hộ các lực lượng thân Hoa Kỳ cũng như trừng phạt các chế độ chống đối; lấy tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do và sự phát triển của các thể chế dân chủ làm công cụ gây sức ép trong các quan hệ song phương đối với các quốc gia không phải là đồng minh sự thay đổi này trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã từng được thực hiện ở Trung Âu và Ðông Âu từ năm 1989 đến 1991, ở Belgrade năm 2000.[39]
3.3.3. Về văn hóa
Chính quyền Bill đã xác định được mục tiêu thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo trên tất cả các khu vực và quốc gia trên thế giới. Đây chính là mục tiêu và là con bài của chính quyền Mỹ dưới thời các Tổng thống sau chiến tranh Lạnh. Đây cũng là chiến lược đối ngoại cơ bản mà chính quyền G. Bush đã kế thừa và phát triển thêm của người tiền nhiệm Bill Clinton.
Chính quyền G. Bush cũng phát triển và kế thừa chính sách của người tiền nhiệm Bill Clinotn là luôn đưa quan điểm về giá trị Mỹ và văn hóa theo kiểu phương Tây trong quan hệ với các nước trên thế giới. Điều này làm nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, internet, Mỹ đã truyền bá những tư tưởng, giá trị Mỹ nhằm gây diễn biến hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, thông qua các kênh truyền thông đó Mỹ lôi kéo những phần tử phản động ở các nước đi theo Mỹ.
Mỹ luôn dùng chiêu bài ủng hộ tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để gây ra những cuộc xung đột hay cuộc chiến tranh giữa các lực lượng Hồi giáo ở Trung Đông.
KẾT LUẬN
Có thể nói sau chiến tranh lạnh Mỹ đã có sự thay đổi rất lớn trong việc hoạch định đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Sự thay đổi chiến lược đối ngoại của Mỹ được thể hiện rõ nét nhất thông qua chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001). Chính quyền Clinton đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình với mục tiêu lâu dài và xuyên suốt là duy trì vị trí "Siêu cường số một thế giới" của Mỹ, Hoa Kỳ luôn muốn lãnh đạo thế giới và xác định là trung tâm của thế giới. Washington dùng con bài giá trị và lối sống Mỹ để phổ biến ra toàn thế giới. Lợi ích chiến lược của Mỹ là lãnh đạo thế giới, ngăn chặn không cho bất cứ quốc gia nào, thế lực nào nổi lên và trở thành đối thủ có khẳ năng đe dọa đến vai trò và vị trí của Mỹ trên toàn cầu.
Chính quyền Clinton trong hai nhiệm kỳ của mình đã bộ lộ rõ tham vọng nhanh chóng xây dựng một thế giới "Đơn cực" trong đó Mỹ đóng vai trò là trung tâm. Việc Mỹ triển khai chính sách đối ngoại của mình ở các quốc gia, khu vực trên thế giới đặc biệt là đối với lục địa Á-Âu, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để đối phó với sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ.
Cùng với các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới, Mỹ đã thực hiện các chính sách tự do về kinh tế, đó là việc xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu Mỹ như mô hình kinh tế tự do ở Châu Âu (Liên Xô cũ, các nước SNG như Nam Tư, Tiệp Khắc, CH Séc.), Châu Mỹ La Tinh ( Mehico. Nicaragoa, Brazil...). Đây là mô hình Mỹ muốn áp đặt cho các nước là đồng minh, đối thủ, và các nước mà Mỹ cho là Mỹ có lợi ích ở đó. Đồng thời Mỹ cũng can thiệp rất nhiều vào các vấn đề của các quốc gia và gây ra những cuộc chiến đẫm máu như: Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, cuộc chiến tranh ở Haiti, Somali, cuộc xung đột giữa người Palestine và người Isarel. Đồng thời, Chính quyền Clinton cũng triển khai chiến lược an ninh mới ở rất nhiều quốc gia và khu vực nơi mà Mỹ coi là khu vực có ảnh hưởng truyền thống của mình như Khu vực Châu Âu như Liên Xô (cũ), NATO là con bài quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực này, Châu Mỹ La Tinh, được coi là "sân sau" của Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương, là khu vực có vị trí chiến lược trong chính sách của Mỹ. Đây là khu vực Mỹ có rất nhiều đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...và Đông Nam Á được coi là khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối với Mỹ. Mỹ muốn tranh thủ sự ảnh hưởng của các đồng minh chiến lược của mình là Phillippine, Thái Lan trong bối cảnh "Trung Quốc đang trỗi dậy" và ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Bên cạnh đó, chính quyền Bill Clinton cũng muốn mở rộng NATO về phía Đông, mục tiêu là kết nạp thêm nhiều nước trong khối XNCH như Hungary, Ba Lan, CH Séc năm 1999, nhằm xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của hệ thống XHCN ở khu vực này, và thực hiện mô hình kinh tế thị trường tự do theo kiểu Mỹ, để Mỹ có thể dễ dàng kiểm soát và điều khiển, với tham vọng "phụ thuộc về kinh tế sẽ phụ thuộc về chính trị".
Như vậy, thông qua hai nhiệm kỳ của chính quyền Bill Clinton, có thể nhận thấy rõ mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh là duy trì vai trò "lãnh đạo thế giới", xây dựng một thế giới "đơn cực" trong đó Mỹ là trung tâm. Đồng thời, trong chiến lược của mình Mỹ luôn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để áp đặt vào các quốc gia, dân tộc gây ra các cuộc chiến tranh, xung đột và tham gia vào các vấn đề nội bộ của các nước nhằm gây ra các cuôc nội chiến ở các quốc gia trên thế giới. Nhằm mục tiêu cuối cùng là duy trì lợi ích và vị trí làm bá chủ thế giới của Mỹ. Đây được xem là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt trong chiến lược đối ngoai của Mỹ từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH, TẠP CHÍ
1. Học viện Quan hệ quốc tế - Lê Linh Lan (chủ biên), "Về chiến lược an ninh Mỹ hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.36.
2. Học viện Quan hệ quốc tê, Lê Linh Lan (chủ biên), "Về chiến lược an ninh Mỹ hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, HN 2004, tr51-52.
3. Zbigniew Brzezinski, "Bàn cờ lớn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.31-32.
4. Ts. Nguyễn Văn Lan (Chủ biên), "Nhân tố địa chính trị trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ với khu vực Đông Nam Á", Nxb Chính trị quốc gia, hà nội 2001, tr.
5. Charles W.Kegley, Js & Eugene R.Wittkopt, World Politics: "Tren and Transformation, Sixth Edition, st.Martin's Press", 1997, tr. 406.
6. W.J.Clinton: "Massage on the State of the Union", New York Time, 26/1/1994, P7.
7."Hoa kỳ Cam kết và mở rộng", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr 181.
8. Bruce W.Jentleson, "chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - động lực của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI", 2000, w.w Norton &Company, tr 18)
9. "Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới", TTXVN, TLTKĐB, tháng 11/12/2000, tr 5-10.
10. "Hoa Kỳ cam kết và mở rộng", Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm 1997, tr 255, 256.
11." Hoa Kỳ cam kết và mở rộng", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997, tr 258- 259.
12." Chiến lược an ninh quốc gia cho 1 thế kỷ mới", tháng 5/1997,
HDANQG).
13. Bản báo cáo an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ, năm 1998, 1999
14. Douglas T. Stuart and William T. Tow, "US Strategy for the Asia Pacific", Adelphi Paper No. 299, Oxford University Press, IISS, 1995.
15. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện quan hệ quốc tế, Giáo trình quan hệ quốc tế - Hệ cử nhân chính trị, Hà Nội năm 2001, Tr.265
16. "Hoa Kỳ cam kết và mở rộng", Nxb Khoa học xã hội, năm 1997, tr 307
17.Nguyễn Duy Quý (chủ biên, "Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI", Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002, tr.193
18. Tạp chí thông tin công tác tư tưởng, số 2- 2000, tr. 17-18
19." Nhân tố địa chính trị trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -2007, tr178
20."U.S anh Asia Statistical Handbook", 2001- 2002 Edition, The Heritage Foundation, tr. 21.
21. "Hoa Kỳ cam kết và mở rộng", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1997, tr 119-121
22. Trần Bá Khoa," Nền kinh tế mới của nước Mỹ, cái mạnh, cái yếu", Tạp chí cộng sản, số 14, tháng 7/2001 tại
23."Mở ra một kỷ nguyên mới của tăng trưởng kinh tế tòan cầu thông qua thị trường tự do và thương mại tự do”, Nhà Trắng, Washington D.C.Tháng 9/2002.
24.Tạ Ngọc Ái, biên dịch, " Geoge W.Bush TT nước Mỹ tham vọng và quyền lực, Nxb Lao Động, HN 2006, tr 363 -364
25. Học viện Quan hệ Quốc tế: Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2003.
26. Bill Clinton Cuộc đời tôi, bản dịch, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội, 2006.
27. The Stars Report: The Findings of Independent Counsel Kenneth W. Stars on President Clinton and the Lewinsky Affair.
28. Presidential Decision Directive/NSC-39, "US Policy on Counter-terrorism," June 21, 1995.
CÁC TRANG WEBSITES:
29. us-foreign-policy
30. Diplomatic-policy.
31. WWW.Đangcongsanvietnam.Org.vn
32. www.Mofa.gov.vn
33. www.VnExpress.com.vn
34. www.Google.com
BÁO TRONG NƯỚC:
35. Báo An ninh thế giới
36. Báo thế giới và Việt Nam
37. Báo thế giới (Phụ san báo Quốc tế)
38. Báo Vietnam News
39. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 133, tháng 4/2009)
CÁC TRANG WEBSITES:
29. us-foreign-policy
30. Diplomatic-policy.
31. WWW.Đangcongsanvietnam.Org.vn
32. www.Mofa.gov.vn
33. www.VnExpress.com.vn
34. www.Google.com
BÁO TRONG NƯỚC:
35. Báo An ninh thế giới
36. Báo thế giới và Việt Nam
37. Báo thế giới (Phụ san báo Quốc tế)
38. Báo Vietnam News
39. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 133, tháng 4/2009)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn thạc sỹ- Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001.doc