Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay
Hiện nay, chúng ta đang mắc phải một sai lầm rất tai hại đó là
không phân tích ảnh hưởng lợi ích của một lĩnh vực, một ngành
nghề đến toàn xã hội.
Việc tăng giá xăng dầu
Thu phí bảo trì đường bộ
Phí hạn chế phương tiện cá nhân
Dù có một chính sách tiền tệ đúng đắn, chúng ta cũng
không thể chắc chắn sẽ kiểm soát được lạm phát, đảm bảo
an sinh xã hội nếu chúng ta không thể đưa ra những chính
sách quản lý hợp lý, đồng bộ cho từng thời điểm cụ thể.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT
LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
DANH SÁCH NHÓM 4
1. ĐÀO THÂN CHINH
2. NGUYỄN HỮU TRƯỜNG
3. BÙI ĐĂNG KHOA
4. NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH
5. TRẦN THỊ TRÀ MY
6. NGUYỄN THÀNH PHI
7. TRẦN ĐỨC PHƯƠNG
8. NGUYỄN VIẾT QUÝ
9. NGUYỄN DU THUẦN
10. VŨ HUY CHIẾN
11. LÊ THỊ VỊNH (C)
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
1. Khái quát tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh
tế.
2. Sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây.
3. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước năm 2011
4. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước năm 2012.
5. Kết luận
1. Khái quát Tín dụng và vai trò của Tín dụng
trong nền kinh tế.
Người cho vay Người đi vay
Chuyển quyền sử dụng tiền hoặc giá trị hàng hóa
Thanh toán tiền hoặc giá trị hàng hóa
Tín dụng
Tiêu thức phân loại tín dụng:
o Thời hạn tín dụng
o Đối tượng tín dụng
o Mục đích sử dụng vốn
o Chủ thể trong quan hệ tín dụng
1. Khái quát Tín dụng và vai trò của Tín dụng
trong nền kinh tế.
Hệ thống tín dụng (hệ thống ngân hàng):
Ngân hàng duy trì sự sống, và hỗ trợ vốn cho sự tăng trưởng
của nền kinh tế chung.
•Sự cạnh tranh trong
ngành (lãi suất, chăm
sóc khách hàng..)
•Tăng khả năng thỏa
mãn nhu cầu khách
hàng
Ngân hàng Việt Nam
phong phú, đa dạng
•Tăng chi phí của
ngân hàng (phát
triển chi nhánh, sự
cạnh tranh..)
1. Khái quát Tín dụng và vai trò của Tín dụng
trong nền kinh tế.
Lãi suất
Giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc
sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với
việc trì hoãn chi tiêu.
Vĩ mô
• Công cụ điều tiết kinh
tế vĩ mô rất có hiệu quả
của chính phủ
Ý nghĩa của lãi suất
tín dụng
Vi mô
• Cơ sở để cho cá nhân
cũng như doanh nghiệp
đưa ra các quyết định
của mình
2. Sự tăng trưởng tín dụng trong thời gian gần đây
Theo công bố của ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong
vòng 11 năm, từ năm 2001 - 2011:
Tăng trưởng tín dụng bình quân là 28,42%/năm => tăng nguồn vốn
cho các DN trong nước, cá nhân, hộ gia đình => khả năng tiếp cận
nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân cũng dễ dàng hơn => mở
rộng đầu tư, phát triển sản xuất => ảnh hưởng tích cực vào nền kinh
tế.
3. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của
NHNN năm 2011
Sự tăng cao của lạm phát => chất lượng cuộc sống => bất ổn
về an ninh trật tự .
Diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, tín dụng và ngân
hàng => sự không hiệu quả trong kiểm soát lãi suất => Lạm
phát thêm trầm trọng.
Chính phủ và NHNN hướng tới việc
kiểm soát lãi suất tín dụng => Mục tiêu
kiểm soát lạm phát.
3.1. Tình hình kinh tế vĩ mô 2010 - 2011
Biểu đồ cho thấy VN đã gần như vượt qua được suy thoái do tác động
của khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2010. Nhưng bị chậm lại
trong năm 2011, ở mức 5.9%, thấp hơn mức tăng 6.78% của năm 2010.
Điều này bắt nguồn từ những chính sách kiềm chế lạm phát như giảm
tăng trưởng tín dụng, cung tiền và tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Ngoài ra, Tăng trưởng kinh tế VN chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và
lao động với chất lượng chưa cao.
3.1. Tình hình kinh tế vĩ mô 2010 - 2011
Mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2011 nằm ở mức 5,76%. Mặc dù
tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm trong
tháng 8 vẫn tăng cao lên mức 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân từ việc giá lương thực tăng vọt và ảnh hưởng tác động
từ tăng trưởng tín dụng nhanh trong năm 2010, cũng như các tác
động chậm của những lần điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ
3.2. Diễn biến chính sách lãi suất của Việt Nam
trong 10 tháng đầu năm 2011
Từ tháng 03/2011 tới nay, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao với
sự gia tăng mạnh giá cả nhiên liệu, năng lượng và các hàng
hóa khác.
NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt =>
tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM.
Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư
02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về mức lãi suất
trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM.
3.2. Diễn biến chính sách lãi suất của Việt Nam
trong 10 tháng đầu năm 2011
Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực rủi
ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để “lách” quy định của
NHNN.
NHNN đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày
28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt
Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động
ngân hàng, NHNN đã thành lập nhóm G12+1 => xây dựng
các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn, thực tế hơn.
3.3. Phân tích hiệu quả của chính sách lãi suất của
Việt Nam
Chính sách trần lãi suất huy động bước đầu làm giảm lãi
suất cho vay vào thời điểm cuối năm 2011.
Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó
kiểm soát trong 10 tháng đầu năm, nhưng nhanh chóng có
những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm.
Cuộc đua lãi suất huy động đã tạo ra sự chuyển dịch vốn
huy động từ các NHTM lớn sang các NHTM nhỏ.
3.4. Nguy cơ và Triển vọng
Nguy cơ
Các NHTM nhỏ thực sự gặp khó khăn về thanh
khoản và thiếu hụt vốn.
Khó khăn từ nguồn tín dụng chính thức của các
NHTM có thể là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của
các hoạt động tín dụng phi chính thức trong nền
kinh tế.
Sự căng thẳng về lãi suất trong việc duy trì trần lãi
suất có thể làm gia tăng nợ xấu của các NHTM.
3.4. Nguy cơ và Triển vọng
Triển vọng
Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2011, Chính phủ Việt
Nam được dự báo sẽ duy trì chính sách thắt chặt tài chính và
tiền tệ cho đến khi lạm phát sụt giảm, niềm tin vào tiền đồng
được củng cố và dự trữ ngoại tệ tiếp tục được tăng cường.
Chính phủ đã lên kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính năm
tới xuống còn 4,5% GDP.
Các tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ giúp
đồng tiền được ổn định dần, tăng trưởng tín dụng chậm lại,
chi tiêu dùng và đầu tư chậm lại. Điều này sẽ góp phần kìm
hãm lạm phát.
4. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước năm 2012.
Các NHTM sẽ được hưởng ưu đãi tăng trưởng dựa
trên:
Những sai sót trong tuân thủ chỉ thị
Năng lực quản trị rủi ro
Năng lực quản trị điều hành
Quy mô vốn
4. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước năm 2012.
Dựa trên những tiêu chí đó, NHNN sẽ phân loại thành
các nhóm cụ thể được hưởng ưu đãi tăng trưởng.
Tăng trưởng ở mức 17%
Tăng trưởng ở mức 15%
Tăng trưởng ở mức 8%
Tái cơ cấu lại
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
4. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước năm 2012.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án 254(quyết
định 254/QĐ-TTg – đề án 254) “Cơ cấu lại hệ thống các
tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” với mục tiêu:
Lành mạnh hoá thị trường tài chính…;
Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động
của các tổ chức tín dụng;
Nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị
trường trong hoạt động ngân hàng.
5. Kết luận
Trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, bằng
những CSTT cứng rắn của NHNN và chính phủ, đã
mang lại những kết quả khả quan trong việc giảm lãi
suất cho vay, hiện nay lãi suất cho vay đang ở mức dưới
17,5%/ năm.
Tuy nhiên, với những biện pháp mang tính pháp lệnh
đó thì khó có thể thành công trong kiểm soát lạm phát vì
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát gia tăng: giá
cả nguyên, nhiên liệu; sự bất ổn chính trị; yếu tố tiền
tệ…
5. Kết luận
Hiện nay, chúng ta đang mắc phải một sai lầm rất tai hại đó là
không phân tích ảnh hưởng lợi ích của một lĩnh vực, một ngành
nghề đến toàn xã hội.
Việc tăng giá xăng dầu
Thu phí bảo trì đường bộ
Phí hạn chế phương tiện cá nhân
Dù có một chính sách tiền tệ đúng đắn, chúng ta cũng
không thể chắc chắn sẽ kiểm soát được lạm phát, đảm bảo
an sinh xã hội nếu chúng ta không thể đưa ra những chính
sách quản lý hợp lý, đồng bộ cho từng thời điểm cụ thể.
THANK YOU!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chkt_nga2y_3_3298.pdf