Chính sách sử dụng Nhiên liệu sinh học: tình hình thực tiễn và phương án đề xuất cho phạm vi TP.HCM

- Các chính sách liên quan. Hỗ trợ giá: bù lỗ và giảm 10% so với giá nhiên liệu hóa thạch. Thuế suất, vay vốn ưu đãi. Kiểm sóat nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất NLSH. Kiểm sóat chất lượng NLSH. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính cho các đối tượng tham gia vào chương trình thử nghiệm ứng dụng NLSH. - Tiêu chí đánh giá. • Thành phần khí thải. • Mức độ tiêu hao nhiên liệu. • Ảnh hưởng đến động cơ. • Nhận tức của người dân.

pdf35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách sử dụng Nhiên liệu sinh học: tình hình thực tiễn và phương án đề xuất cho phạm vi TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chính sách sử dụng NLSH: tình hình thực tiễn và phương án đề xuất cho phạm vi TP.HCM TS. Nguyễn Hữu Lương 2MỤC LỤC 1. Đánh giá hiện trạng sử dụng NLSH trong nước và trên phạm vi TP.HCM 2. Nghiên cứu chính sách nước ngoài đối với NLSH và đánh giá hiệu quả của chính sách 3. Đề xuất các chính sách phát triển NLSH 4. Nghiên cứu các giải pháp thực hiện 5. Đề xuất chương trình triển khai ứng dụng NLSH trong phạm vi TPHCM 31. Đánh giá hiện trạng sử dụng NLSH trong nước và trên phạm vi TP.HCM 1.1. Các kết quả nghiên cứu trong nước về NLSH • Được thực hiện tại các trường đại học và các viện nghiên cứu, bắt đầu từ những năm 1980. Từ năm 2002, do ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục của giá dầu và xu hướng sử dụng NLSH trên thế giới, việc nghiên cứu trong nước được phát triển trở lại mạnh mẽ. • Các nghiên cứu về pha chế xăng sinh học chủ yếu sử dụng nguồn ethanol 99,5% nhập từ nước ngòai. Năm 2007, Viện Dầu khí thuộc Tập đòan Dầu khí Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng pha ethanol với xăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể áp dụng E5 tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thay đổi cơ sở hạ tầng để đáp ứng việc triển khai sử dụng ethanol nhiên liệu cần được xem xét. 4• Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa TPHCM cũng đã sản xuất thành công zeolite 3A từ khóang cao lanh Lâm Đồng có khả năng khan hóa ethanol công nghiệp. • Nghiên cứu khả năng lên men ethanol từ rơm rạ đã được thực hiện tại trường Đại học Bách Khoa TPHCM với sự hợp tác của chính phủ Nhật Bản thông qua chương trình JICA. Hiện nay chương trình nghiên cứu này đã bắt đầu chuyển sang giai đọan xây dựng mô hình pilot sản xuất ethanol áp dụng thử nghiệm tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM. • Từ năm 2001, nhóm nghiên cứu trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã bắt đầu nghiên cứu khả năng sản suất biodiesel từ các nguồn dầu thực vật và mỡ cá. • Năm 2008, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM đã phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới và Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện đề tài nghiên cứu về khả năng phát triển cây jatropha làm nguyên liệu cho sản xuất biodiesel. 51.2. Mức độ ứng dụng NLSH trong thực tế 20/11/2007, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu chủ yếu phát triển NLSH. Trong đề án này, hai nguồn nhiên liệu thay thế được chú ý phát triển là ethanol (cồn) và biodiesel, với định hướng đến năm 2015, tại Việt Nam sẽ thay thế 1% nhiên liệu hóa thạch và 5% vào năm 2025 dưới dạng các hỗn hợp nhiên liệu E5 (95% xăng và 5% cồn) và B5 (95% DO và 5% biodiesel). 6• Hiện nay, các chính sách quốc gia về NLSH ở cấp vĩ mô đã được ban hành. • Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có những chương trình hỗ trợ cho việc nghiên cứu ứng dụng NLSH bắt đầu từ năm 2008. • Cuối năm 2007, chỉ tiêu chất lượng cho hai lọai NLSH là biodiesel và ethanol biến tính được ban hành. Năm 2009, các chỉ tiêu chất lượng cho E5 và B5 cũng đã được đề xuất. • Việc ứng dụng và tiêu thụ sản phẩm NLSH vẫn còn mang tính tự phát. Nhìn chung, các địa phương vẫn còn thiếu hệ thống chính sách chi tiết và đặc biệt là những chính sách phù hợp điều kiện của từng địa phương cho phát triển NLSH. • Trong cả nước, cho đến nay chỉ có 2 đơn vị là công ty Agifish (An Giang) và Minh Tú (Cần Thơ) đã triển khai sản xuất thực tế biodiesel với nguồn nguyên liệu là mỡ cá, công suất họat động đạt 10 – 50 tấn/ngày. 7• Một số dự án sản xuất ethanol nhiên liệu cũng đang được triển khai như dự án của Petrosevco, công ty Đồng Xanh,… Cuối năm 2008, Tập đòan Dầu khí Việt Nam cũng đã bán thử nghiệm xăng pha cồn E5 tại hai địa điểm ở Hà Nội với nguồn cồn khan nhập khẩu từ Brazil. • Cuối năm 2006, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc Hóa dầu triển khai sản xuất thử nghiệm biodiesel từ dầu ăn đã qua sử dụng. Sản phẩm biodiesel đạt chỉ tiêu chất lượng và cho đến nay đã sản xuất được khỏang 150 tấn biodiesel. Trong khuôn khổ dự án, một phân xưởng pilot quy mô 2 tấn/ngày được thiết kế và chế tạo hòan tòan trong nước. 81.3. Đánh giá về nguồn lực, công nghệ, tư vấn, đầu tư, khoa học công nghệ,… đối với phát triển NLSH Với trình độ của đội ngũ khoa học kỹ thuật trong nước hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển NLSH hòan tòan thuận lợi. Nhiều công nghệ sản xuất NLSH như công nghệ sản xuất biodiesel từ dầu mỡ động thực vật, công nghệ lên men ethanol, công nghệ làm khan ethanol bằng phương pháp hấp phụ rây phân tử,… đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nước ở nhiều quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực NLSH từ khu vực kinh tế tư nhân là vô cùng to lớn. Nhiều nghiên cứu, dự án trong lĩnh vực NLSH đã được thực hiện dưới hình thức phối hợp hoặc tài trợ từ các công ty tư nhân. Các công ty này sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực NLSH nếu có hành lang pháp lý rõ ràng và tính khả thi về mặt kinh tế. 91.4. Các hạn chế và rào cản đối với việc phát triển NLSH • Chưa có một chính sách cụ thể từ chính phủ đối với việc phát triển NLSH, do đó không khuyến khích được các đơn vị kinh doanh tham gia vào sản xuất NLSH. • Chưa có quy họach về vùng nguyên liệu cho sản xuất NLSH nên việc sản xuất NLSH chưa ổn định. • Việc triển khai ứng dụng thực tế cũng chưa được quan tâm bởi các chính quyền địa phương. • Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng cũng góp phần vào việc hạn chế việc phát triển NLSH trong nước. 10 2. Nghiên cứu chính sách nước ngoài đối với NLSH và đánh giá hiệu quả của chính sách 2.1. Hoa Kỳ • Chính sách được thực thi ở 2 cấp: liên bang và bang. • Chính sách bao gồm hỗ trợ tài chính & điều khỏan bắt buộc. 2.1.1. Chính sách cấp liên bang Hỗ trợ tài chính: 1978 - 2004, chính phủ liên bang cung cấp “tax credit” từ 40 - 60 cents/gallon ethanol pha với xăng. 2005 - 2008, “tax credit” là 51 cents/gallon ethanol được trộn với xăng, hoặc khỏang 5 cents/gallon E10. 2009, “credit” giảm còn 45 cents/gallon ethanol truyền thống. NLSH từ cellulose sẽ có mức “tax credit” là 1,01USD/gallon. 11 2004: “Credit” là 1 USD/gallon biodiesel từ dầu mỡ động thực vật; 50 cents/gallon biodiesel sản xuất từ nguyên liệu dầu mỡ thải từ các nhà hàng. Năm 2009, “credit” là 1 USD cho tất cả các loại biodiesel. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng có mức “tax credit” cho những nhà sản xuất nhỏ ethanol và biodiesel là 10 cents trên mỗi gallon ethanol hay biodiesel (<60 triệu gallon/năm). Ngòai những hỗ trợ về thuế này, chính phủ liên bang cũng cung cấp hai dạng hỗ trợ tài chính khác cho công nghiệp NLSH ở Hoa Kỳ. Dạng thứ nhất đến từ thuế nhập khẩu, áp dụng cho ethanol nhập từ nước khác: 54 cents/gallon ethanol nhập khẩu. Dạng thứ hai là trợ cấp liên bang, gồm những khỏan kinh phí cấp cho các dự án thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển. 12 Điều khỏan bắt buộc: Năm 1992, chính phủ liên bang yêu cầu sử dụng xăng có chứa hợp chất oxygenate (2%kl oxy) cho từng khu vực do chính quyền chỉ định. Năm 2005, quốc hội thực thi luật yêu cầu sử dụng 4 tỷ gallon nhiên liệu thay thế bắt đầu vào năm 2006, và sẽ tăng tới 7,5 tỷ gallon vào năm 2012; 9 tỷ gallon vào năm 2008; 20,5 tỷ gallon vào năm 2015; và 36 tỷ gallon vào năm 2022. Tiêu chuẩn RFS đặc biệt nhắm tới những NLSH tiên tiến được sản xuất từ các nguồn cellulose hoặc biomass không cạnh tranh với lương thực. Trong năm 2008, trong 9 tỷ gallon, không có NLSH tiên tiến. Mục tiêu đặt ra là phần NLSH tiên tiến từ NLSH gốc cellulose tăng từ 0,1 tỷ gallon năm 2010 tới 3 tỷ gallon năm 2015 và 16 tỷ gallon năm 2022. Diesel dựa trên biomass tăng từ 0,5 tỷ gallon năm 2009 tới 1 tỷ gallon năm 2012. 13 Luật liên bang quy định nhiên liệu thay thế phải giảm khí gây hiệu ứng nhà kính so với nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu thô được ban hành năm 2005. Ví dụ, nhiên liệu chỉ được xem là nhiên liệu tái tạo nếu giảm được ít nhất 20% phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, để được công nhận là NLSH tiên tiến, nhiên liệu phải giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống ít nhất 50%. NLSH gốc cellulose phải giảm sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ít nhất là 60%. Theo luật liên bang, sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính phải bao gồm sự phát thải từ “tất cả các cấp nhiên liệu và sản xuất nguyên liệu và phân phối, từ giai đoạn tìm kiếm và phân tách tới quá trình phân phối và công đoạn chuyển từ thành phẩm tới tay người tiêu dùng”. 14 2.1.2. Chính sách cấp bang (Minnesota) Hỗ trợ tài chính: Đầu năm 1980, Minnesota cung cấp “tax credit” cho việc pha trộn ethanol với xăng, nhưng đã lọai bỏ “credit” này vào giữa thập niên 1990. Thi hành chương trình cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nhà sản xuất ethanol bắt đầu từ năm 1987: 20 cents/gallon ethanol trong 15 triệu gallon sản xuất hàng năm. Đối với từng nhà sản xuất, chi trả hàng năm thường được giới hạn tới 3 triệu USD và được kéo dài tới 10 năm. Khuyến khích tiêu thụ E85 bằng cách đánh thuế thấp hơn E10 hay xăng thông thường. Ngoài ra, các nhà điều hành bang còn trợ cấp cho những chủ trạm xăng để thiết lập các trạm phân phối E85. Các văn phòng trực thuộc bang được yêu cầu mua xe có thể chạy được E85. 15 Điều khỏan bắt buộc: Từ năm 2003, luật của bang yêu cầu hầu hết xăng bán ở bang chứa 10% ethanol (E10). Luật của bang hiện nay yêu cầu hàm lượng ethanol trong nhiên liệu motor đạt 20% trước 30 tháng 8 năm 2013. Hơn thế nữa, luật của bang đã thiết lập mục tiêu sản xuất ¼ lượng ethanol tiêu thụ ở bang Minnesota từ vật liệu cellulose trước năm 2015. Từ cuối tháng 9 năm 2005, yêu cầu hầu hết nhiên liệu diesel bán ở Minnesota chứa ít nhất 2% biodiesel. Trong năm 2008, tăng lượng sử dụng bắt buộc lên 5% biodiesel trước ngày 1 tháng 5 năm 2009. 16 2.1.3. Bài học kinh nghiệm Việc xây dựng các chính sách phát triển NLSH tại Hoa Kỳ được thực hiện khá rõ ràng và cụ thể. Lộ trình phát triển NLSH được xác định cụ thể với các quy định về lọai NLSH, mức thay thế và lọai nguyên liệu để sản xuất NLSH. Những chính sách về mức hỗ trợ và thuế áp dụng trong lĩnh vực NLSH cũng được nêu rõ. Nhìn chung, chính sách về NLSH của Hoa Kỳ vừa mang tính khuyến khích, vừa mang tính bắt buộc. 17 2.2. Trung Quốc 2.2.1. Tổng quan về chính sách năng lượng tái tạo tại Trung Quốc Chính quyền trung ương giữ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh cung và cầu của thị trường NLSH và giới hạn quyền sở hữu các phương tiện sản xuất đối với công nghiệp NLSH. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia NDRC giữ vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực phát triển NLSH, định hướng sự sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong tương lai của Trung Quốc. Các chính sách của Trung Quốc về phát triển năng lượng tái tạo được chia thành ba cấp độ. Hai cấp độ đầu tiên của chính sách được thiết lập bởi chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố thiết lập cấp độ thứ ba của chính sách theo hướng dẫn từ chính quyền trung ương. 18 Chính sách cấp 1: cung cấp sự hướng dẫn chung, gồm các thông điệp từ các lãnh đạo quốc gia về sự phát triển năng lượng tái tạo, và quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề môi trường tòan cầu. Chính sách cấp 2: định rõ các mục tiêu và kế họach phát triển, tập trung vào điện khí hóa nông thôn, các công nghệ trên cơ sở năng lượng tái tạo và gỗ nhiên liệu. Các chính sách cấp hai đóng vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích phát triển các công nghệ về năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Chính sách cấp 3: gồm các chính sách ưu đãi và hướng dẫn quản lý cụ thể và thực tiễn. Những chính sách này chỉ ra các mức hỗ trợ đặc biệt đối với phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Các chính sách cấp ba sẽ cung cấp sự hỗ trợ chính yếu để giúp đỡ phát triển năng lượng tái tạo trong giai đọan đầu. 19 2.2.2. Luật khuyến khích năng lượng tái tạo của Trung Quốc Dưới sự hướng dẫn của ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Trung tâm Phát triển Năng lượng Tái tạo của Trung Quốc (CRED) đã được giao nhiệm vụ dự thảo một bộ luật mới – Luật Khuyến khích Phát triển và Sử dụng Năng lượng tái tạo. Các chính sách trợ cấp sẽ được thiết lập để khuyến khích phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, và tạo ra các cơ hội thị trường cho các công ty năng lượng tái tạo sao cho chính quyền địa phương, công ty năng lượng tái tạo và công chúng có thể thúc đẩy sự phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. CRED sẽ làm việc với các Bộ, ủy ban môi trường và các công ty liên quan, cũng như các chuyên gia Trung Quốc và các tổ chức quốc tế tham gia dự thảo bộ luật này. 20 2.2.3. Các giai đọan phát triển NLSH Ba giai đọan phát triển NLSH của Trung Quốc là: (1) nghiên cứu và phát triển các công nghệ phù hợp để sản xuất NLSH, cùng với một khỏang thời gian minh chứng (1986-2001); (2) cơ sở hạ tầng về pháp lý (2001-2004); (3) triển khai bắt buộc, thực hiện các chương trình thử nghiệm, nếu thành công sẽ được mở rộng (2004 đến hiện nay). Giai đọan 1 – Nghiên cứu tập trung vào ethanol, biodiesel và biogas, bắt đầu vào tháng 3/1986. Nghiên cứu về nhiên liệu giao thông sử dụng ethanol được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc (MOST). Giai đọan 2 – Áp dụng luật được triển khai vào 2/4/2001, khi Trung Quốc ban hành luật về Ethanol Nhiên liệu Biến tính (GB18350-2001) và Xăng pha cồn cho xe có gắn động cơ (GB18351-2001). Giai đọan 2 của phát triển NLSH đã thiết lập một hệ thống pháp lý cho sản xuất, vận chuyển và kinh doanh NLSH. 21 Giai đọan 3 – 10/2/2004 Trung Quốc công bố Luật kiểm nghiệm áp dụng cho việc sử dụng rộng rãi xăng pha cồn cho xe có gắn động cơ và các quy định liên quan đến việc thực hiện kiểm nghiệm áp dụng cho việc sử dụng rộng rãi xăng pha cồn cho xe có gắn động cơ. • Thiết lập một nhóm đặc biệt để khuyến khích sự phát triển NLSH: NDRC dẫn đầu tòan nhóm, SINOPEC và Tập đòan Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) sẽ lãnh đạo các nhóm nhỏ hơn. • Bộ Nông nghiệp (MOA) không tham gia vào ủy ban cấp thấp của NDRC trong việc khuyến khích NLSH. • Những ưu đãi đối với ethanol giảm dần và sẽ bị lọai bỏ hòan tòan vào cuối thời kỳ 5 năm lần thứ 11 (2006-2010). • 4 nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu sẽ họat động bởi các công ty quốc doanh. Theo luật, những nhà sản xuất này chỉ được phép bán sản phẩm cho hai công ty dầu khí quốc gia là SINOPEC và CNPC. 22 2.2.4. Những ưu đãi về tài chính của chính quyền trung ương tạo điều kiện cho sản xuất NLSH phát triển • Hòan trả thuế giá trị gia tăng. • Miễn 5% thuế tiêu thụ đối với ethanol. • Đảm bảo khỏan lợi nhuận khỏang USD12,5 (100 nhân dân tệ) cho mỗi tấn ethanol. • Chính phủ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự mất mát nào xảy ra do việc điều chỉnh, vận chuyển hoặc kinh doanh E10. Bộ Tài chính sẽ dành ra một khỏan riêng dùng cho việc này. 23 2.2.5. Bài học kinh nghiệm Hạn chế sự hỗ trợ của chính phủ đối với các dự án NLSH ở mức để có thể tránh được sự cạnh tranh với sản xuất lương thực và khuyến khích nghiên cứu và phát triển các nguồn nguyên liệu phi lương thực để sản xuất NLSH. Việc khảo sát đất khô cằn đang thực hiện hiện nay nên bao gồm cả khảo sát tác động của việc sản xuất NLSH trên đất khô cằn đến việc sản xuất lương thực, môi trường và đời sống địa phương. Trung Quốc nên đẩy nhanh tự do hóa giá nhiên liệu giao thông. Sự khống chế giá hiện nay của Trung Quốc tác động xấu đến mục tiêu hiệu quả năng lượng của chính phủ. Việc cho phép giá nhiên liệu trong nước tăng theo giá thị trường thế giới là bước đi hiệu quả nhất mà Trung Quốc nên áp dụng. 24 3. Đề xuất các chính sách phát triển NLSH a) Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng. Lộ trình thay thế bắt buộc nhiên liệu hóa thạch bằng NLSH: sử dụng E2 và B2 vào năm 2013 (tổng lượng NLSH thay thế 0,5% nhiên liệu hóa thạch); E5 và B5 vào năm 2015 (tổng lượng NLSH thay thế 1% nhiên liệu hóa thạch). Không xuất khẩu các nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất NLSH và NLSH. b) Chính sách giá năng lượng. Áp dụng mức giá hỗ trợ cho nguyên liệu để sản xuất NLSH và NLSH: giảm 50% so với mức hiện tại. Áp dụng mức thuế hỗ trợ cho nguồn NLSH nhập khẩu trong khỏang thời gian 2010 – 2013. Áp đặt các mức thuế gia tăng đối với các lọai nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. 25 c) Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn NLSH. Phối hợp với các tỉnh lân cận để quy họach vùng nguyên liệu cho sản xuất NLSH và khu vực sản xuất NLSH. Kiểm sóat các nguồn phế thải trong khu vực TPHCM có thể dùng làm nguyên liệu cho các dự án sản xuất NLSH do thành phố chủ trì. Thành lập quỹ bình ổn giá để đối phó với tình trạng biến đổi giá dầu thô và giá nguyên liệu. Áp dụng mức thuế suất và vốn vay ưu đãi cho các nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất NLSH trong nước. d) Chính sách phát triển thị trường NLSH. Các khỏan hỗ trợ cho nhà sản xuất NLSH khi giá thành sản xuất NLSH cao hơn giá nhiên liệu hóa thạch. Có thêm khỏan hỗ trợ đặc biệt cho các nhà sản xuất NLSH thế hệ thứ hai (NLSH tiên tiến). 26 đ) Chính sách khoa học công nghệ, thị trường tư vấn. Lập các quỹ hỗ trợ nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất và ứng dụng NLSH. Có các khỏan hỗ trợ hay vốn vay ưu đãi khi nhà sản xuất NLSH ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến. e) Chính sách bảo vệ môi trường. Quy định về mức độ phát thải của các lọai phương tiện có sử dụng nhiên liệu. Kiểm sóat mức độ phát thải từ các quá trình sản xuất NLSH thông qua các hình thức “thuế môi trường”, “tín chỉ sạch”,… f) Tổ chức quản lý nhà nước trên địa bàn. Các Bộ, Sở của các ngành Tài chính, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Kế họach đầu tư và Công thương. Các đơn vị kinh doanh và phân phối xăng dầu. 27 4. Nghiên cứu các giải pháp thực hiện Trong khuôn khổ thử nghiệm, TPHCM có thể dựa vào các nguồn nguyên liệu trong khu vực TPHCM để sản xuất NLSH thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm. Tuy nhiên, khi triển khai ở quy mô rộng rãi, việc liên kết với các vùng lân cận nhằm phát triển vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất là cần thiết. Trong giai đọan đầu, bên cạnh các quy định bắt buộc, việc thực thi các chính sách ưu đãi nhằm phát triển NLSH trong nước là cần thiết. Tuy nhiên, về lâu dài, việc giảm dần các ưu đãi cần được thực hiện để nâng cao tính kinh tế của NLSH. Việc ưu tiên phát triển NLSH tiên tiến (NLSH thế hệ thứ hai và thứ ba) cũng cần được quan tâm vì đây là nguồn NLSH thực sự giảm thiểu việc gây ô nhiễm không khí và không cạnh tranh với an ninh lương thực. 28 a) Giải pháp về đầu tư phát triển. Quy họach, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho phát triển NLSH, chú trọng các nguồn biomass phế thải không cạnh tranh đến an ninh lương thực. • Giai đọan trước mắt (2011-2015): phát triển và đánh giá khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu hạt cây jatropha cho sản xuất biodiesel và khoai mì cho sản xuất bioethanol. Các nguồn vật liệu phụ phế phẩm từ các ngành họat động khác đóng vai trò nguồn nguyên liệu bổ xung. • Giai đọan sau (2016-2025): tập trung vào nguồn nguyên liệu biomass phế thải (vật liệu cellulose phế thải) và tảo. • Đối với TPHCM, các nguồn dầu mỡ phế thải là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất nhiên liệu biodiesel. 29 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với việc triển khai ứng dụng NLSH. • Phân tích khả năng tận dụng của hệ thống bồn tồn trữ, đường ống, hệ thống cấp phát,… sẵn có khi sử dụng NLSH. • Xây dựng cơ sở hạ tầng mới, phù hợp với NLSH. Đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến trong sản xuất NLSH. • 2011-2015: phát triển và ứng dụng công nghệ thế hệ thứ nhất, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ thế hệ thứ hai. • 2016-2025: phát triển và ứng dụng công nghệ thế hệ thứ hai. Kiểm sóat chất lượng NLSH. • Ban hành các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng NLSH. • Ban hành các quy định, tiêu chuẩn về các hệ thống thiết bị có ứng dụng NLSH. 30 Có lộ trình phát triển NLSH rõ ràng, theo hướng tăng dần hàm lượng NLSH gốc trong nhiên liệu sử dụng, phù hợp với Đề án Phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 20/11/2007. Trong thời gian đầu, khi nguồn cung NLSH trong nước chưa đáp ứng, có thể cần nhập khẩu NLSH gốc để pha chế với xăng dầu ở quy mô lớn. Trong trường hợp này, những chính sách liên quan đến vấn đề nhập khẩu cần được đặt ra. Kiểm sóat lượng phát thải từ các phương tiện giao thông theo tiêu chuẩn khí thải của Châu Âu, đạt EURO 3 đối với các xe tải hạng nặng và EURO 4 đối với các xe khác vào năm 2015. 31 b) Giải pháp về cơ chế tài chính, thị trường, thuế, … Hỗ trợ về mặt tài chính cho quá trình đầu tư ban đầu của các nhà sản xuất NLSH. Áp dụng các chính sách thuế hỗ trợ cho quá trình sản xuất NLSH như miễn, giảm thuế hoặc đưa ra các lọai thuế về môi trường, thuế về nhiên liệu sạch. Cơ chế kiểm sóat giá nguyên liệu và giá thành NLSH. Quỹ bình ổn giá nhiên liệu. c) Các giải pháp khoa học và công nghệ: Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ; Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới: thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng NLSH do Bộ Khoa học Công nghệ quản lý. Nghiên cứu, phát triển công nghệ theo hướng nâng cấp chất lượng sản phẩm, giảm chất thải và giảm chi phí sản xuất. 32 d) Giải pháp về cơ chế tổ chức, thể chế. Thành lập một ủy ban chuyên trách về vấn đề NLSH do Bộ/Sở Khoa học Công nghệ đứng đầu. Các Bộ/Sở khác tư vấn cho ủy ban về vấn đề chính sách giá, thuế, đầu tư, vùng nguyên liệu, chất lượng NLSH, phân phối,… Đánh giá tác động của việc ứng dụng NLSH vào thực tế đến các mặt kinh tế, xã hội, môi trường,… định kỳ 1 lần/năm. e) Giải pháp về tuyên truyền, thông tin. Giới thiệu các thông tin về NLSH trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình,… Thực hiện các thử nghiệm NLSH trên các phương tiện giao thông công cộng trong nội bộ thành phố trong giai đọan đầu (2011-2012), sau đó sẽ ứng dụng đại trà trên các phương tiện giao thông khác. 33 5. Đề xuất chương trình triển khai ứng dụng NLSH trong phạm vi TPHCM - Đối tượng triển khai: 2011-2012: các phương tiện giao thông công cộng và các phương tiện thuộc văn phòng chính phủ địa phương (các đơn vị Sở, Quận, Phường). 2013-2015: bắt buộc trên tòan TPHCM. -Các đơn vị phối hợp thực hiện: Sở KHCN, Sở GTCC, Sở Công thương, Sở Tài chính, Saigon Petro & COMECO. 34 - Phạm vi và phương thức triển khai: Ứng dụng thử nghiệm NLSH theo lộ trình tăng dần hàm lượng NLSH gốc sử dụng: • 2011-2012: sử dụng E2 và B2. • 2013-2015: sử dụng E5 và B5. Sử dụng nguồn NLSH sản xuất trong nước thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm do thành phố chủ trì thực hiện. Phối hợp với các đơn vị phân phối xăng dầu trực thuộc thành phố để thiết lập các trạm phân phối NLSH (Saigon Petro, COMECO). Thiết lập logo quảng cáo trên các phương tiện có sử dụng NLSH trong giai đọan thử nghiệm 2011-2012. Tuyên truyền, quảng cáo chương trình thử nghiệm ứng dụng NLSH trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 35 - Các chính sách liên quan. Hỗ trợ giá: bù lỗ và giảm 10% so với giá nhiên liệu hóa thạch. Thuế suất, vay vốn ưu đãi. Kiểm sóat nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất NLSH. Kiểm sóat chất lượng NLSH. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính cho các đối tượng tham gia vào chương trình thử nghiệm ứng dụng NLSH. - Tiêu chí đánh giá. • Thành phần khí thải. • Mức độ tiêu hao nhiên liệu. • Ảnh hưởng đến động cơ. • Nhận tức của người dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnlsh_policies_617.pdf
Luận văn liên quan