Chính sách thương mại hoa kỳ phần trả lời các câu hỏi phản biện

Theo như bài thuyết trình, khu vực ASEAN ngày càng thu hút được sự chú ý của Mỹ bởi sự phát triến ấn tượng trong thập kỷ qua cụ thể qua chuyến thăm của tổng thống mỹ Obama vào năm 2009 và các chuyến công du khác của các nguyên thủ Hoa Kỳ. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng đạt được những thành tựu đáng kể ( như trong bài thuyết trình). Điều này sẽ khiến cho phía Mỹ không thể bỏ qua khu vực đầy hứa hẹn này. Hơn nữa,cùng với sự kiện năm 2006 Mỹ đã ASEAN ký hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA)- hiệp định này dù chưa hẳn như một Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng đó cũng là một tín hiệu lạc quan để bắt đầu cho một mối quan hệ thương mại. Điều này góp phần khẳng định rằng trong một tương lai gần, Mỹ sẽ đưa ra được những chính sách cụ thể, rõ ràng hơn cho quan hệ thương mại với khu vực kinh tế mới nổi này từ chính những cuộc “thăm dò” ấy.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách thương mại hoa kỳ phần trả lời các câu hỏi phản biện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SD/năm cho ngành nông nghiệp của Mỹ nói chung, xuất khẩu sang tất cả các thị trường, không chỉ riêng mình EU. Tuy nhiên, EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất của Mỹ. 2. Trợ cấp cho nông nghiệp ảnh hưởng thế nào đến vòng đàm phán DOHA. Trả lời: Trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển DOHA (vòng đàm phán DOHA), nông nghiệp luôn là lĩnh vực được nhiều nước hết sức quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau. Xuất phát điểm của các cuộc đàm phán nông nghiệp là Điều 20 của Hiệp định về Nông nghiệp của WTO quy định các thành viên sẽ tiếp tục quá trình cải cách nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn trong việc cắt giảm đáng kể trợ cấp và bảo hộ trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoa Kỳ luôn chiếm vị trí chủ đạo trong đàm phán nông nghiệp (vì Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới) với tham vọng tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và mở cửa thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, quan điểm đàm phán của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng do việc nước này gia tăng mạnh mẽ hỗ trợ trong nước dành cho nông dân, thậm chí có lúc Hoa Kỳ đã ban đạo luật trang trại tăng 70% trợ cấp. Như vậy, tham vọng và chính sách nông nghiệp của Hoa Kỳ đầy mâu thuẫn và điều này cũng làm cho vị thế đàm phán của Hoa Kỳ trong vấn đề này suy yếu. Không chỉ có thế, Mỹ cũng tuyên bố sẽ xóa bỏ 60% trợ cấp cho ngành nông nghiệp trước năm 2010 với thuế quan giảm tới 90% nếu Nhật Bản cắt giảm 83% trợ cấp cho nông dân và EU cắt giảm 50% thuế đánh vào các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản và EU đều không đồng ý với mức này. Mục tiêu quan trọng nhất của vòng đàm phán DOHA trong nông nghiệp là cắt giảm trợ cấp, bảo hộ và thuế trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng với chính sách trợ cấp, bảo hộ của Mỹ và của cả các nước, cùng với việc quan điểm, lợi ích của các các thành viên hoặc nhóm thành viên chủ chốt trong đàm phán nông nghiệp chưa gặp nhau. Chính việc này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của vòng đàm phán DOHA. 3. Nội dung chiến tranh thép Trả lời: Tổng thống Bush vào tháng 3.2002 đã quyết định tăng mức thuế từ 8% lên 30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu và biểu thuế mới này theo kế hoạch sẽ kéo dài trong 3 năm. Giải thích cho quyết định của mình, ông Bush nói rằng các công ty thép ngoại quốc đã “hạ gục” các công ty Mỹ bằng sự cạnh tranh không công bằng và sự trợ giá của chính phủ, ông chỉ muốn bảo vệ nền công nghiệp thép của Mỹ- một nền công nghiệp với quá nhiều công ty hoạt động manh mún, chi phí lao động cao. Quyết định áp dụng mức thuế mới đối với mặt hàng thép nhập khẩu này của Mỹ không phải là chỉ có tác động tích cực đến ngành công nghiệp thép của nước này mà còn ảnh hưởng không thực sự khả quan đến các ngành công nghiệp phát triển khác có liên quan của Mỹ như xây dựng, oto, … khi mà lượng thép cần thiết cho các ngành này là rất lớn mà nguồn cung cấp thép giảm đi, giá cả tăng lên Quyết định này của Mỹ đã vấp phải sự chống đối rất mạnh mẽ từ tất cả các nhà xuất khẩu thép trên thế giới. Với mức thuế mới này, các nước xuất khẩu thép vào Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Các nhà xuất khẩu thép EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...thì cực lực phản đối kiểu bảo hộ này của Mỹ khi cho rằng như vậy là không công bằng và đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nước này cũng đưa ra hàng loạt biện pháp trả đũa đối với không chỉ mặt hàng thép mà còn rất nhiều mặt hàng khác của Mỹ. Sau một thời gian dài căng thẳng với hàng loạt biện pháp trả đũa qua lại từ cả Mỹ và các nước xuất khẩu thép, ngày 4 tháng 12 năm 2003, cuối cùng thì cuộc chiến này cũng chấm dứt với thông báo của tổng thống xoá bỏ các mức thuế này sớm hơn 16 tháng so với dự kiến. B. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN I. Câu hỏi nhóm phản biện 1. Nêu những trở ngại về cơ cấu dẫn đến thâm hụt mậu dịch của Mỹ đối với Nhật Bản? Những trở ngại về cơ cấu từ phía Nhật Bản đã giúp cho nước này tạo được một khoản thặng dư rất lớn trong thương mại với Mỹ, và ngược lại, Mỹ phải gánh khoản thâm hụt mậu dịch không nhỏ, điều này từng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến va chạm thương mại hai quốc gia. Rào cản cơ cấu thường bao gồm 4 loại là: 1, thiếu bảo hộ sở hữu trí tuệ, 2, hạn chế đầu tư nước ngoài vào trong Nhật, 3, Luật pháp và trách nhiệm pháp lý của sản phẩm, 4, Cơ cấu ngành nghề và chính sách cạnh tranh. Đối với Mỹ, rào cản cơ cấu lớn nhất trong quan hệ làm ăn với Nhật Bản là ba rào cản cuối (do vấn đề về bảo hộ sở hữu trí tuệ vốn là thế mạnh của Mỹ, thậm chí các công ty Nhật Bản còn sử dụng công nghệ căn bản của Mỹ rồi sau đó sản xuất những sản phẩm cải tiến hơn). - Những trở ngại lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản chủ yếu là do chi phí kinh doanh cao; các công ty nước ngoài khó thuê được lao động ở Nhật Bản(một phần cũng là do tâm lý không muốn làm việc cho công ty nước ngoài của người Nhật); mạng lưới phân phối phức tạp với những liên minh ngầm và cơ chế nắm cổ phần chéo của các công ty seisan-keiretsu (các tập đoàn kinh tế “Keiretsu”: là một hệ thống kinh tế, và tổ chức kinh doanh kiểu Nhật Bản và thường được hiểu là các tổ hợp hay tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Nhật Bản. Keiretsu là một trong những đặc trưng nhất của nền kinh tế Nhật Bản và thể hiện một sự cạnh tranh sắc bén mà các nước khác khó có thể địch được. Nó tạo ra hàng rào ngăn cản hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường Nhật Bản), điều này gây bất lợi về mặt tổ chức cho các công ty nước ngoài khi đầu tư hoặc làm ăn tại Nhật. Bên cạnh đó sự thiếu tính minh bạch của chính phủ cũng gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư (nhất là khi có tồn tại một mối ràng buộc chặt chẽ giữa chính phủ và các công ty, tập đoàn, tổ chức trong nước). Những chi phí cho công tác hành chính ở Nhật cũng không hề nhỏ: chi phí giấy phép mà các công ty Mỹ phải trả cho Nhật là 18% doanh thu trong khi ở Anh chỉ là 3% và ở Đức là 3%. - Trở ngại về vấn đề luật pháp: Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về luật pháp (đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu) có tính chặt chẽ và bảo hộ cao. Các quy định về hải quan phức tạp, gây nhiều phiền phức và được thực hiện rất máy móc. Để nhập khẩu hàng hóa vào đây, Mỹ nói riêng và các đối tác khác nói chung phải trải qua hàng loạt các khâu như rắc rối và cần nhiều chứng từ (Hoá đơn, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không, Giấy chứng nhận xuất xứ (khi áp dụng thuế suất nhập khẩu theo WTO), Giấy chứng nhận xuất xứ theo chế độ ưu đai thuế quan (Form A), Phiếu đóng gói, giấy biên nhân vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy phép, giấy chứng nhận, tuỳ theo yêu cầu của luật lệ khác ngoài, Bản kê chi tiết về việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng miễn thuế,…). Luật pháp Nhật Bản còn đòi hỏi các đối tác khi nhập khẩu hàng hóa vào Nhật phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để đảm bảo an toàn và y tế cho người dân. (Nhật Bản áp dụng “hình thức phân ngạch trước”. Trình tự quản lý hạn ngạch thuế quan của Nhật Bản rất phức tạp. Nhật Bản lấy việc thiếu kinh nghiệm làm lý do kéo dài việc công bố kết quả phân phối hạn ngạch, ảnh hưởng tới việc triển khai mậu dịch nói chung. Nhật Bản chỉ công bố tên doanh nghiệp giành được hạn ngạch chứ không thông báo rõ số lượng hạn ngạch mà mỗi doanh nghiệp giành được. Vì vậy, người thẩm định hạn ngạch sẽ không có cách nào thông qua đánh giá so sánh tính công bằng của kết quả phân phối. Ngoài ra, thuế suất ngoài hạn ngạch cũng rất cao). Ngoài ra còn có các biện pháp quản lý nhập khẩu ngoài thuế như thiết lập các tiêu chuẩn riêng của Nhật Bản (cả chính thức và không chính thức) như JIS (Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản), JAS (Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) hay Ecomark (Dấu tiêu chuẩn môi trường); những đòi hỏi phải chứng minh kinh nghiệm trong thị trường Nhật Bản. Quy định chế độ cho phép nhập khẩu của Nhật Bản tuy chưa thể hiện sự bất phù hợp với quy tắc WTO, nhưng trong thao tác thực tế vẫn tồn tại cách làm trở ngại đến mậu dịch. Ví dụ, đối với hàng tươi sống, thời gian khi hàng vào cảng đến khi hoàn tất đưa vào lưu thông tương đối dài, rất bất tiện cho vận chuyển hàng tươi sống đóng gói. Luật về trách nhiệm sản phẩm của quốc gia ‘khó tính” này cũng phải được xem xét khi bán hàng hoá tại Nhật ( Luật này có hiệu lực từ tháng 7 năm 1995, quy định trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các các thiệt hại do sử dụng sản phẩm bị lỗi, dù lỗi đó là do vô tình hay hữu ý). Những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm được dựng lên và tận dụng tối đa (thể chế kiểm dịch và vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản hết sức phức tạp và khắt khe). Bên cạnh những quy định chính thức, những khó khăn khi thâm nhập thị trường Nhật Bản còn nằm ở những biện pháp gián tiếp như Quyền cấp phép nằm trong tay các hiệp hội sản xuất với số lượng thành viên hạn chế, nhưng có sự ảnh hưởng rất lớn trong thị trường (mà các hiệp hội này lại có mối liên kết với nhau rất chặt chẽ và có tính chất “che chở” cho nhau); lãi suất tiền gửi ngân hàng cao, thu hút tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng, giảm mức tiêu thụ của người dân; hạn chế những giao dịch ngoại tệ, chỉ cho phép một tỷ lệ % nhất định về việc chuyển lợi nhuận bằng ngoại tệ ra nước ngoài; hình thức tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa ở Nhật Bản rất rắc rối và có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các và bán lẻ trong nước, (điển hình là sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế “Keiretsu” và hệ thống phân phối, bán lẻ phức tạp), khiến cho hàng hoá nước ngoài rất khó khăn thâm nhập thị trường Nhật Bản, mở rộng đại lý tiêu thụ. Như vậy, để hàng hóa của mình được lưu thông tại Nhật, các doanh nghiệp Mỹ phải trải qua rất nhiều khâu phức tạp về hành chính, phải đáp ứng được hàng loạt những quy định khắt khe hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế, và chi phí cho việc kiểm định tại Nhật cũng không hề nhỏ. - Cơ cấu ngành nghề và chính sách cạnh tranh cũng là những khó khăn mà Mỹ phải đối mặt trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Do có sự tương trùng nhất định về thế mạnh xuất khẩu của hai nước (cả hai đều tập trung vào xuất khẩu hàng chế tạo (máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng), các sản phẩm công nghệ cao tập trung nhiều tri thức và nhân lực), cuộc cạnh tranh của mặt hàng Mỹ và Nhật trên thị trường nội địa hai nước rất gay gắt. Với các mặt hàng không phải thế mạnh của mình, Nhật luôn duy trì việc hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản và dịch vụ - vốn là thế mạnh của Mỹ. Dù về mặt số liệu, Nhật phải chịu thâm hụt thương mại dịch vụ với Mỹ và đồng thời nhập khẩu hơn 32% giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Mỹ trên toàn thế giới vào đầu những năm 90 (đến cuối những năm 90, hàng nông sản chiếm 20% tổng mức nhập khẩu của Nhật Bản từ Mỹ), nhưng trên thực tế, Nhật không hẳn đã mở cửa thị trường của mình, nhất là về dịch vụ, khi mà hai lĩnh vực mà Mỹ có thặng dư thương mại lớn nhất với Nhật Bản là giáo dục và du lịch – hai hoạt động diễn ra ngay tại Mỹ. Như vậy, trong khi thị trường Hoa Kỳ tương đối mở cửa với hàng hóa của Nhật thì về phía mình, chính phủ Nhật lại áp dụng những chính sách hạn chế (thậm chí là cấm) nhập khẩu và đầu tư từ nước ngoài, đồng thời có các quy định chính thức nhằm bảo trợ sản xuất trong nước và phân biệt đối xử đối với hàng ngoại nhập. Sự bất công này đã dẫn đến tình trạng hàng hóa Nhật tràn lan trên thị trường Mỹ đặc biệt trong những năm 90s còn Mỹ thì luôn phải vất vả giải quyết các rào cản thương mại từ đối tác, kéo theo một khoản thâm hụt khổng lồ tăng dần theo các năm cho Mỹ trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. 2. Tại sao mỹ lại áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật? Và Nhật đã có phản ứng gì trước thái độ đó của Mỹ?  Tại sao Mỹ lại áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật? - Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ khoản thâm hụt khổng lồ mà Mỹ phải gánh chịu trong quan hệ thương mại với Nhật. Việc hàng hóa Nhật tràn lan trên thị trường Mỹ gây tổn thất lớn cho các công ty, doanh nghiệp của Mỹ, nhất là khi hàng hóa Nhật vừa có chất lượng, lại vừa có giá thành rẻ hơn so với hàng hóa Mỹ (dù giá thành sản xuất trong nược của Nhật tương đối đắt đỏ nhưng nước này đã chọn giải pháp đầu tư mạnh vào Mỹ - chiếm 42-50% tổng mức đầu tư của Nhật trong giai đoạn 1985-1996 (Bộ Tài chính Nhật Bản), trong năm 2000, FDI của Nhật vào Mỹ là hơn 150 triệu dollar). Để cân bằng, bên cạnh một số các biện pháp thuế quan nhất định, Mỹ sử dụng luật chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật. - Mỹ là một thành viên tích cực của WTO, đặc biệt thỏa thuận giảm thuế quan của vòng đàm phán Uruguay khiến Mỹ khó áp dụng các biện pháp thuế quan cho hàng hóa nước ngoài để bảo vệ nền kinh tế trong nước, như vậy sẽ là đi ngược lại “tự do thương mại” mà Mỹ luôn muốn các nước, đặc biệt là các nền kinh tế có phần khép kín như Nhật, đi theo. Do vậy, luật chống bán phá giá trở thành một biện pháp hữu hiệu hơn để vừa bảo vệ kinh tế, vừa đem lại lợi nhuận cho đất nước (từ các khoản bồi thường thắng kiện hoặc từ nguồn thu thuế bán phá giá). - Áp dụng luật chống bán phá giá cũng là một trong những cách để chính phủ Mỹ gây sức ép, buộc Nhật mở cửa hơn nữa thị trường trong nước, cũng là biện pháp trả đũa cho hành động hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ nói riêng và các nước khác nói chung (Nhật đánh thuế cao các mặt hàng đặc biệt là hangnông sản của Mỹ như thịt bò – 38%, cam – 32%, phomat – 40%, theo USTR (Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ) năm 2001). - Trên thực tế, giá cả của Nhật Bản cao hơn Mỹ trung bình 37% (1999) do Nhật Bản là nước mạnh tay trong việc bảo hộ kinh tế trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, đồng thời giá nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất trong nước cao (do khan hiếm), giá lao động ở đây cũng ko hề thấp, điều này tạo cho Mỹ bằng chứng về hành động bán phá giá hàng hóa của Nhật Bản trên thị trường Mỹ. - Mỹ là quốc gia “nổi tiếng” về luật chống bán phá giá và là nước tiến hành nhiều vụ điều tra và kiện bán phá giá (Theo thống kê của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), trong giai đoạn từ 1 tháng 1 năm 1980 đến 31 tháng 12 năm 2001, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 910 vụ kiện bán phá giá vào nước này, trung bình 41 vụ/năm, trong đó đã áp thuế chống bán phá giá đối với 399 vụ. Cũng trong thời gian này, có 340 vụ được điều tra theo Luật chống trợ giá, trung bình 15 vụ/năm, trong đó 153 vụ bị áp thuế chống trợ giá). Việc Mỹ áp dụng luật chống bán phá giá cũng tùy thuộc một phần vào sức mạnh của nước đối tác và tình hình nền kinh tế trong nước. Đối thủ cạnh tranh (trong các lĩnh vực) càng mạnh thì càng có nguy cơ bị Mỹ áp thuế hoặc kiện. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế Hoa Kỳ đang mạnh, ngành công nghiệp trong nước thường khó chứng minh bị thiệt hại vật chất khi nghi ngờ đối thủ có hành động bán phá giá,- một điều kiện để thắng kiện; do vậy, họ ít kiện hơn. Ngược lại, khi kinh tế yếu, số vụ kiện đòi bồi thường thương mại thường tăng lên.  Phản ứng của Nhật trước thái độ của Mỹ: Việc Mỹ áp dụng luật chống bán phá giá vào hàng hóa Nhật gây tổn hại lớn trong thương mại Nhật Bản do Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật. Thời gian gần đây, cùng với cố gắng độc lập hơn so với Mỹ, các phản ứng của Nhật cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước đây, phản ứng của các doanh nghiệp nước này chỉ dừng ở từ chối hợp tác với Bộ Thương mại Mỹ trong việc tiến hành điều tra bán phá giá (như trong ngành siêu máy tính, vụ công ty Cray Rearch của Mỹ kiện công ty NEC Corp của Nhật bán phá giá siêu máy tính phục vụ dự báo thời tiết cho Quỹ khoa học quốc gia Mỹ). Nhưng việc sử dụng các biện pháp song phương lại chủ yếu mang lại bất lợi cho Nhật do mối quan hệ phụ thuộc vào Mỹ từ lâu, do đó, những năm gần đây, Nhật đã tích cực tìm kiếm các biện pháp đa phương mà điển hình là sử dụng cơ chế hòa giải tranh chấp của WTO (đặc biệt cơ chế này loại trừ khả năng Mỹ tiến hành các biện pháp đơn phương), và đã có những thắng lợi nhất định. Ví dụ như trong vụ tranh chấp thương mại hai nước liên quan cách tính thuế chống bán phá giá “quy về không” (Zeroing) (1) của Washington đối với các sản phẩm thép và vòng bi của Nhật Bản, ngày 24/4/09, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra phán quyết chống lại Mỹ trong vụ tranh chấp thương mại này. Trước đó, vào năm 2005, Nhật Bản lần đầu tiên áp dụng lệnh trừng phạt qua mức thuế đối với thép và các sản phẩm công nghiệp của Mỹ xuất khẩu sang Nhật với giá thấp hơn giá nội địa (sau khi Nhật Bản cùng Canada và EU đã đạt được sự thỏa thuận của WTO cho phép tăng mức thuế tương đương 72% doanh thu mà Mỹ thu được nhờ luật chống phá giá). Tháng 12/1999, tại Seatle, trong khuôn khổ WTO, Nhật cùng với EU đã từ chối đề xuất của Mỹ về hiệp định ngành gang thép, đấu tranh cho các trường hợp chống bán phá giá và thắng thế trong các cuộc hòa giải ở WTO. Như vậy, Nhật đã ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn trong các cuộc tranh chấp thương mại đối với người bạn hàng và cũng là đồng minh lâu năm của mình. II. Câu hỏi bổ sung 1. Trong quá trình tự do hóa thị trường Nhật Bản, Mỹ đã khuyến khích các nước khác đấu tư vào Nhật hay khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào đây? Khuyến khích bằng cách gì? Nhật Bản là một nước có nguồn đầu tư ra nước ngoài lớn nhưng ngược lại, đầu tư nước ngoài vào Nhật lại rất khiêm tốn: trong những năm 90, tỷ lệ FDI chảy vào Nhật Bản so với GDP chỉ đạt dưới 1% (so với Mỹ - 16%, Anh – 21%, Pháp – 26%). Để tăng nguồn đầu tư nước ngoài vào Nhật đã khuyến khích các nước khác và cả doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Nhật, bằng cách thúc ép Nhật cải tổ luật pháp, yêu cầu nước này có những chính sách khuyến khích tiêu dùng trong nhân dân, minh bạch hơn bộ máy nhà nước…; bên cạnh đó, Mỹ còn ủng hộ các nhà lãnh đạo thân Mỹ lên nắm quyền (mà tiêu biểu là Thủ tướng Kozumi với sự năng nổ trong quảng bá đầu tư cho Nhật Bản). Mặt khác, Mỹ cũng ký kết với Nhật nhiều “thỏa thuận”, “sáng kiến” có lợi cho phía Mỹ, lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc nhiều mặt của Nhật vào Mỹ để gây sức ép về mặt chính trị, tạo những lợi thế cho doanh nghiệp nước mình khi thâm nhập vào thị trường này. Mỹ cũng ủng hộ việc Nhật tham gia các cơ chế đa phương nhằm tạo sự ràng buộc giữa Nhật Bản và cộng đồng quốc tế, buộc nước này giảm dần các hàng rào cản trở các nước khác đầu tư vào. 2. Tăng cường đầu tư ảnh hưởng gì đến thương mại Đầu tư là một hoạt động quan trọng, có tính chất bổ trợ cho thương mại. Việc Mỹ tăng cường đầu tư ở Nhật giúp tận dụng tiềm năng của thị trường này: nhân công tay nghề cao, mức sống người dân cao,… và giúp phát huy thế mạnh của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ - cũng là điểm yếu của Nhật, tranh thủ cơ hội và tránh được các hàng rào thương mại hết sức khắt khe của Nhật, và giảm chi phí vận chuyển. (1) Zeroing chuyển theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là "Quy về không", trong quá trình tính biên độ phá giá, phương pháp tính toán Zeroing cho phép quy về 0 tất các các giao dịch có biên độ phá giá âm. (2) Đây là phương pháp thiên vị cho nước nhập khẩu đặc biệt đối với các nước phát triển, nó được áp dụng trước khi Đạo luật chống bán phá giá năm 1995 được ban hành, nhưng đến nay đã được tổ chức thương mại thế giới (trong đó có Mỹ và Việt Nam tham gia) bác bỏ hoàn toàn, Mỹ là nước cuối cùng vẫn áp dụng phương pháp này, tuy nhiên: "Tháng 5/2006, Cơ quan Giải quyết Bất đồng (DSB) của WTO đã có kết luận: Phương pháp Zeroing của Mỹ trái với các nguyên tắc của WTO, theo đó Mỹ đã phải loại bỏ phương pháp tính toán có phần thiên vị này" Luật sư Đào Xuân Thân (Cộng ty luật MTon Việt Nam) C. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VỚI TRUNG QUỐC I. Câu hỏi phản biện 1. Bài làm của các bạn có đề cập đến việc Mỹ muốn tiếp tục kiềm chế TQ nhưng phải duy trì hợp tác cùng có lợi. Vậy các bạn hãy cho biết vì sao Mỹ muốn kiềm chế TQ, sự phụ thuộc lẫn nhau, 2 bên cùng có lợi giữa TQ và Mỹ là gì? Và các bạn có dự đoán gì về tương lai của mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước này với cách nhìn của 1 sinh viên HVNG? *- Sau CTL, ở Mỹ xuất hiện 2 quan điểm trái ngược nhau: T1: TQ là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đang hiện đại hóa quân sự, đã trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ, nên cần kiềm chế TQ T2: Với một TQ đang phát triển mạnh, việc áp dụng chính sách kiềm chế đối với TQ là không phù hợp với lợi ích cơ bản của Mỹ.  Chính sách cô lập kiềm chế vừa không phù hợp với lợi ích của Mỹ, vừa không khả thi, nếu thu hút TQ hội nhập vào hệ thống quốc tế và dính líu vào sự phát triển kinh tế bên trong và bên ngoài thì mỹ mới có được lợi ích KT và ảnh hưởng CT Bill Clinton đã tuyên bố Mỹ hoàn toàn có lợi trong việc không cô lập TQ  thực hiện chính sách kiềm chế TQ có giới hạn, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền gắn với các quan hệ TM, đầu tư với TQ được Mỹ coi là phù hợp với lợi ích của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner nhấn mạnh đến mối quan hệ đôi bên đều có lợi: "Trung Quốc cần Mỹ nhưng Mỹ cũng có lợi rất nhiều nếu quan hệ kinh tế với Trung Quốc phát triển nhanh chóng". * Sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nước ở chỗ: - Đối với Mỹ: là 1 thị trg khổng lồ 1.3 tỷ dân vs nhiều cơ hội về lợi nhuận, mỹ phải tranh thủ tạo đkiện cho các cty của mình tranh thủ đc lợi thế này. - Đối với TQ: tăng trg kinh tế của TQ chủ yếu phụ thuộc thị trg nc ngoài, đầu tư nc ngoài, trong đó Mỹ là đối tác quan trọng nhất giúp TQ hội nhập thành công. - Ngoài ra, các yếu tố thị trường tiêu thụ và đầu tư, TQ và Mỹ còn phụ thuộc nhau ở nguồn vốn, kỹ năng quản lý tiên tiến, và công nghệ nguồn. Mối quan hệ giữa hai nước thuộc loại sống còn, khi Trung Quốc hầu như phụ thuộc vào trao đổi buôn bán với nước ngoài, nhất là với Mỹ. Ngược lại, Mỹ cũng phụ thuộc vào Trung Quốc khi nước này có lượng dự trữ USD lớn (gần 3000 tỷ) và cũng là chủ nợ lớn của Mỹ. Sự sụp đổ hay hưng thịnh của hai nước phụ thuộc lớn vào nhau. * Trước hết đây là 2 nước lớn có khả năng chi phối tới hoạt động thương mại thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hợp tác toàn cầu và kinh tế suy thoái làm cho sự phụ thuộc giữa hai nước trở nên cần thiết hơn. Dự đoán về tương lai trong thời gian tới, quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được thúc đẩy hợp tác và xoa dịu căng thẳng TM, hướng tới lợ ích chung của hai nước. 2. Chính phủ Mỹ nên quan tâm chính sách công nghiệp của TQ hay chính sách tỷ giá của TQ? Đâu là mối quan tâm hàng đầu? Mỹ nên quan tâm đến chính sách tỷ giá của TQ vì: Tỷ giá đồng tiền quyết định quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện tại của Mỹ. Lợi ích hiện tại phụ thuộc vào kế hoạch của nước Mỹ tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu và tạo ra 2 triệu công ăn việc làm cho cử tri. Kế hoạch này bị vướng một lực cản - giá USD cao so với NDT từ 10% đến 40%. Nếu tỷ giá USD - NDT cân bằng hơn so với hiện nay, Mỹ có thể tạo ra từ 750.000 đến 1 triệu việc làm mà không cần dùng đến ngân sách bổ sung. Mà "Tỷ giá USD nên là một trong những chiến lược tạo việc làm hàng đầu và NDT sẽ là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược này". Giá NDT thấp như hiện nay đã khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc dễ dàng thâm nhập vào mọi thị trường và làm cho hàng hóa sản xuất trong nước không cạnh tranh nổi và cuối cùng làm gia tăng tỷ lệ người mất việc. Việc đưa ra các quyết định liên quan đến thương mại và tài chính quốc tế cuả Mỹ cũng đã bị hạn chế bởi sự phụ thuộc về tài chính của TQ. Sự chênh lệnh về ngoại thương giữa hai quốc gia ngày càng lớn không chỉ do đồng NDT đã được giữ giá ở mức thấp quá lâu, khiến cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa của Mỹ mà còn do nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vô số hàng rào bảo hộ được dựng lên khiến cho những nỗ lực của Hoa Kỳ gia tăng hàng hóa xuất khẩu sang đây bị chặn lại. Do đó, chính quyền Obama nên tiếp tục quan tâm hơn nữa đến tỷ giá USD-NDT để đạt được những mục tiêu ngắn hạn. 3. Để giải quyết vấn đề thâm hụt TM của Mỹ trong quan hệ TM vs TQ thì chính sách chính của Mỹ là tăng giá trị xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu từ TQ. Các biện pháp triển khai: - Sử dụng các hàng rào kỹ thuật hạn chế hang hóa của TQ: dư lượng chất kháng sinh, chất bảo quản, dịch bệnh, tiêu chuẩn mẫu mã, cách quy cách sản phẩm.... - tăng cường hỗ trợ và đầu tư vào TQ để tiếp cận thị trường TQ - gây áp lực cho TQ mở cửa nhiều hơn nữa, dùng chính sách bảo hộ đối vs nhiều hàng hóa TQ. - thúc giục người dân Mỹ tiêu dùng hàng Mỹ và Trung Quốc tăng tiêu dùng hàng Trung Quốc (giảm nhập khấu hàng Trung Quốc) 4. Yếu tố chính trị luôn có ảnh hưởng phần nào tới việc hoạch định các chính sách về kinh tế, thương mại. Theo bạn, trong thời kỳ tổng thống Obama những yếu tố chính trị nào có tác động trực tiếp tới việc hoạch định các chính sách thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc? Obama luôn thể hiện thái độ ôn hòa trong chính sách đối với Trung Quốc. CSDN đối với TQ qua các thời tổng thống trước đây luôn gây được sự chú ý của dư luận, nhưng chúng đều có điểm chung là CSDN với TQ dưới những giai đoạn này đều theo hướng mềm đi, trong CSTM cũng vậy. Thời Obama khó đi chệch quỹ đạo này, dù có khác biệt nhưng không nhiều. Thứ nhất là yếu tố chính trị trong nội bộ nước Mỹ. Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện. Tại Thượng viện, đảng Dân chủ vẫn giữ quyền kiểm soát cơ quan lập pháp. Với cơ cấu của Quốc hội hiện nay, đối với Trung Quốc, thắng lợi của đảng Cộng hòa có thể coi là một tín hiệu lạc quan. Trung Quốc nhìn chung thường có cảm tình với Cộng hòa hơn là Dân chủ, vì đảng Dân chủ có xu hướng chú ý vào những vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư luận Mỹ lo ngại trước các chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc làm nhiều người Mỹ mất việc, phe Cộng hòa có thể sẽ đòi chính quyền Obama gây sức ép mạnh hơn với Trung Quốc trong vấn đề tỷ giá và bảo hộ thương mại. Thứ hai là vấn đề nhân quyền. Trung Quốc vẫn luôn kiên trì thái độ cứng rắn trong một số vấn đề chính trị mà họ cho là can thiệp của phương Tây vào công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết đòi tách kinh tế với chính trị trong các mối quan hệ song phương. Phản ứng của Trung Quốc đối với áp lực của Mỹ về chính sách nhân quyền là một ví dụ về lập trường này. quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ lại phức tạp hơn, nhưng cả hai bên đều cố gắng không để cho quan hệ giữa họ đi đến đổ vỡ. Tính chất này được thể hiện trong việc gia hạn cho Trung Quốc qui chế tối huệ quốc (MFN), chính sách về nhân quyền, và các cuộc thảo luận khó khăn về kinh tế khác. Do đó trong quan hệ với Trung Quốc, không loại trừ trường hợp Mỹ thường xuyên dùng chiêu “nhân quyền” để gây sức ép về thương mại. Thứ ba là vấn đề Đài Loan và bán đảo Triều Tiên: Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm trong chính trị Trung Quốc. Vì nước này lo ngại xu hướng vận động độc lập cho Đài Loan sẽ khuyến khích phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong khi Mỹ không ngừng cảnh cáo Trung Quốc cần có thêm sức ép với Triều Tiên, nước được Trung Quốc bảo hộ chính về ngoại giao và kinh tế chính. Trung Quốc ngược lại, tuy coi trọng quan hệ với Mỹ, song về vấn đề Đài Loan và Triều Tiên, Trung Quốc sẽ không bao giờ khoan nhượng. Thái độ này có thể làm Mỹ tăng cường các biện pháp mạnh mẽ, không ngoại trừ những biện pháp về thương mại đối với Trung Quốc, khi mà đây là vấn đề hai nước có lợi nhiều nhất và hợp tác chặt chẽ nhất. II. Câu hỏi phản biện 1. Mỹ trao quy chế tối huệ quốc cho TQ: - Về mặt chính trị: quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ lại phức tạp hơn, nhưng cả hai bên đều cố gắng không để cho quan hệ giữa họ đi đến đổ vỡ. Tính chất này được thể hiện trong việc gia hạn cho Trung Quốc qui chế tối huệ quốc (MFN), cũng như các cuộc thảo luận khó khăn về kinh tế khác để làm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước. Bối cảnh hai nước lúc đó khá căng thẳng khi Mỹ gắn nhân quyền với MFN cho TQ để buộc TQ thay đổi thái độ chính trị có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên gặp phải sự phản đối kịch liệt của TQ (93,94) cũng như các doanh nghiệp từ hai nước. Do đó, Clinton đã có những chính sách mềm dẻo hơn và việc gắn nhân quyền ngày càng mang tính chất tượng trưng. Đây cũng là bước triển khai rõ ràng cho chính sách của Mỹ với TQ: “đối tác chiến lược mang tính xây dựng hướng vào TK 21” của chính quyền Bill Clinton khi đó. - Về mặt kinh tế: Quy chế tối huệ quốc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quan hệ thương mại hai nước phát triển mạnh mẽ, khi mà cả TQ và Mỹ đều là bạn hàng lớn của nhau (Hiện nay, TQ là bạn hàng lớn thứ tư của Mỹ và Mỹ là bạn hàng lớn thứ hai của TQ).  Năm 1996 là năm Mỹ chính thức trao quy chế tối huệ quốc cho TQ. Đây là dấu mốc quan trọng, chính thức chuyển quan hệ TM hai nước từ “đối thủ chiến lược” sang “đối tác chiến lược” Mỹ trao PNTR cho TQ: Phát biểu tại Crowford (Taxas) hôm thứ năm sau khi ký điều luật nói trên, Tổng thống Mỹ G. W. Bush khẳng định rằng đây là bước đi cuối cùng trong việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ thương mại giữa hai nước. “Động thái này sẽ giúp thế giới đón nhận Trung Quốc một cách tích cực hơn trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời, tôi mong rằng, nhiều tỷ USD hàng hóa xuất từ Mỹ sẽ đến với thị trường đông dân nhất thế giới một cách dễ dàng hơn”, ông Bush nói. Với quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), Mỹ sẽ chấm dứt việc sử dụng việc gia hạn quy chế quan hệ thương mại hằng năm để gây sức ép về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Năm ngoái, quy chế PNTR cho Trung Quốc đã được Quốc hội Mỹ thông qua với điều kiện nước này phải gia nhập WTO. 2. Qui chế tối huệ quốc (MFN) tức là quy chế đối xử bình đẳng với các nước khác. Theo các Hiệp định của WTO, mỗi thành viên phải đối xử với các thành viên khác trong tổ chức một cách công bằng, như những đối tác thương mại "ưu tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO. Tuy nhiên, Quy chế tối huệ quốc cũng có trường hợp ngoại lệ miễn trừ được phép. Chẳng hạn, một số nước có thể ký kết một hiệp định thương mại tự do chỉ được áp dụng đối với những hàng hoá trao đổi trong nội bộ một nhóm - đây là một hình thức phân biệt đối xử đối với hàng hoá của các nước ngoài nhóm.Một ví dụ khác: một số nước có thể tạo cơ hội đặc biệt để hàng hoá của các nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận thị trường nước mình. Tương tự, một nước cũng có thể gia tăng hàng rào đối với sản phẩm của nước mà mình cho rằng có sử dụng những biện pháp thương mại không bình đẳng. Đối với lĩnh vực dịch vụ, trong một số trường hợp nhất định, các nước có thể áp dụng biện pháp phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các hiệp định của WTO cũng qui định rằng chỉ được phép hành xử như vậy với các điều kiện nghiêm ngặt.Đây là nguyên tắc quan trọng và được qui định ngay tại điều đầu tiên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, hiệp định đóng vai trò điều tiết thương mại hàng hóa. Đây cũng là điều khoản ưu tiên của các Hiệp định quan trọng của WTO. PNTR là chữ viết tắt tiếng Anh của từ Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations). Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường (NTR) mà Hoa Kỳ sử dụng chính là Quy chế Tối huệ quốc mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều nước trên thế giới hiện vẫn còn sử dụng. Sự chuyển tên này ở Hoa Kỳ diễn ra vào năm 1998, thời điểm mà có rất nhiều quốc gia có quy chế này Quy chế NTR không có nghĩa là thương mại không giới hạn, vì quy chế này chỉ áp dụng cho thuế quan, và nhiều hàng rào phi quan thuế mang tính giới hạn cao khác. Các quốc gia như Libya, Iran, Iraq, Syria, Sudan và một số nước khác bị cấm vận hoặc gặp khó khăn trong quan hệ với Hoa Kỳ nhưng về mặt pháp lý vẫn không bị mất quy chế NTR. Lịch sử hình thành Quy chế NTR tại Hoa Kỳ Vào năm 1948, Hoa Kỳ tham gia Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) - tổ chức tiền thân của WTO. Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ đồng ý trao Quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho tất cả các quốc gia thành viên khác. Quy chế này cũng được trao cho một số quốc gia không phải là thành viên của GATT. Năm 1951, Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Tổng thống Harry Truman thu hồi lại quy chế MFN đã được trao cho Liên bang Xô Viết cũ và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa phải đứng trước hai lựa chọn: hoặc là không được trao MFN hoặc là phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để được trao quy chế này. Tính tới tháng 5-1997, Afghanistan, Cuba, Lào, CHDCND Triều Tiên, Việt Nam, Serbia và Montenegro là những nước nằm ngoài danh sách NTR/MFN. Năm 2001, Việt Nam được trao NTR nhưng trên cơ sở xem xét theo từng năm. Các nước muốn có NTR vĩnh viễn (PNTR) phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản sau: - Tuân thủ theo các điều khoản Jackson-Vanik của Bộ Luật Thương mại năm 1974. Các điều khoản này quy định Tổng thống Hoa Kỳ phải khẳng định một quốc gia không từ chối hoặc cản trở quyền hoặc cơ hội di cư của công dân nước mình; - Đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Điều khoản Jackson-Vanik cho phép Tổng thống hàng năm ra quyết định ngưng áp dụng điều khoản Jackson-Vanik để cho phép cấp NTR. Trong nhiều năm, Trung Quốc là quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong nhóm các nước hàng năm phải yêu cầu ngưng áp dụng điều khoản Jackson-Vanik để duy trì NTR. Việc ngưng áp dụng điều khoản Jackson- Vanik đối với Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ năm 1980. Từ năm 1989 đến năm 1999, hàng năm đều có văn bản pháp luật được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Hoa Kỳ nhằm phủ quyết quyết định ngưng áp dụng điều khoản Jackson-Vanik của Tổng thống. Song tất cả các văn bản như vậy đều không được thông qua. Yêu cầu ngưng áp dụng hàng năm như vậy là không phù hợp với các quy định của WTO và vì khi đó Trung Quốc sắp gia nhập WTO, nên Quốc hội Hoa Kỳ cần phải trao PNTR cho Trung Quốc. Và điều này xảy ra vào cuối năm 1999, mở đường cho Trung Quốc gia nhập WTO ngay năm sau đó. 3. Thế nào là tăng cường hỗ trợ đầu tư? (về vốn, công nghệ, chính sách?) Vào những ngành nào? Do bên nào của Mỹ đầu tư? (nhà nước hay doanh nghiệp Mỹ)? Tăng cường hỗ trợ đầu tư là nguồn vốn từ các nguồn khác nhau (chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp..) cung cấp về vốn, công nghệ cũng như chính sách vào một khu vực nhất định để giúp phát triển và tạo lợi nhuận. Mỹ là nước đầu tư lớn thứ hai sau tổng số đầu tư của tư bản Hoa Kiều, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan. - Từ chính phủ Mỹ: chủ yếu là các chương trình hỗ trợ liên quan đến dân chủ, đặc biệt là các chương trình đào tạo luật pháp và hỗ trợ cộng đồng, cũng như đào tạo các nhà hoạch định chính sách, tăng cường sự hiểu biết của TQ về kt, kinh doanh quốc tế, luật pháp cũng như quá trình quyết sách của Mỹ. + Giai đoạn 1999-2007, CP Mỹ chi khoảng 133 triệu USD cho các chương trình liên quan đến dân chủ ở Trung Quốc, chủ yếu gồm đào tạo luật pháp, hỗ trợ pháp lý, chống tội phạm, quyền lao động, phát triển xã hội dân sự ở Trung Quốc, kiểm tra giám sát các điều kiện nhân quyền ở TQ từ bên ngoài, và duy trì văn hóa Tây Tạng. + Năm 2008, khoản viện trợ là 9,2tr USD, trong đó các chương trình phòng chống HIV/AIDS chiếm 7,2tr, hỗ trợ kinh tế 2tr bao gồm các chương trình hỗ trợ pháp lý, sự độc lập của tòa án, tư pháp, vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong XH. - Từ doanh nghiệp Mỹ: các công ty Mỹ là nơi cung cấp những công nghệ nguồn, được TQ rất coi trọng. Nhiều công ty không chỉ đầu tư sản xuất kinh doanh mà họ còn thiết lập các cơ sở nghiên cứu triển khai. Điều này cho thấy, TQ là một địa điểm được các công ty Mỹ lựa chọn để phát triển lâu dài và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty Mỹ. + Từ năm 1986, các dự án công nghiệp có hiệu quả chiếm hơn 90% tổng số và trên 70% tổng vốn nước ngoài đầu tư. + Trong những năm 90, tuy tình hình ĐTTT nước ngoài có sự thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư cho công nghiệp vẫn được đảm bảo. + Đến cuối 1998, tỷ trọng các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp là 57,1% các ngành nông nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, nghề cá, bảo vệ nguồn nước là 5%, dịch vụ là 36%. + Trong 10 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc hút 82,003 tỷ USD, tăng 15,71% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu chuyển hướng đầu tư từ lĩnh vực xuất khẩu sang phục vụ thị trường nội địa do Trung Quốc cải thiện hệ thống pháp luật và hướng tới thị trường trong nước. Trong 10 tháng, sản xuất và dịch vụ là hai ngành nhận được nhiều vốn FDI nhất với mức đầu tư tương 47,59% và 45%, sử dụng vốn đầu tư thực tế vào ngành chế tạo chiếm tỷ trọng 47,59% trong tổng lượng thu hút vốn đầu tư của toàn quốc, vào ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 44,99% trong tổng lượng thu hút vốn đầu tư của toàn quốc. Trong ngành dịch vụ, sử dụng vốn đầu tư thực tế trong lĩnh vực nhà đất tăng 48,04%. 4. Tại sao Mỹ chống phá giá hàng TQ? Tại sao chỉ chống phá giá vào một số ngành như dệt may, sản phẩm nông nghiệp, gia dụng…? (giải thích mặt hàng nông nghiệp chủ yếu của TQ xuất khẩu sang Mỹ) - mục đích: bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh và lấn át khốc liệt của nhà sản xuất từ TQ - CBPG 1 só ngành như dệt may, sản phẩm nông nghiệp vì đây là mặt hàng thiết yếu và có số lượng nhập khẩu từ TQ vào Mỹ lớn. +2002: giá trị sản lượng hàng gia dụng của TQ đạt gần 20 tỉ $, trong đó 1/3 dành cho xuất khẩu. mà Mỹ là thị trg xk đồ gia dụng lớn nhất của TQ. 2002, số hàng gia dụng TQ xuất sang mỹ chiếm hơn 1 nửa hàng gia dụng trong năm của TQ gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước của mỹ. + Trong 4 tháng đầu năm 2010, số vụ điều tra liên quan đến việc chống bán phá giá, chống trợ giúp nhằm vào Trung Quốc tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009.  Mỹ: áp đặt thuế CBPG, hạn ngạch nhập khẩu đói vs nhg mặt hàng này. 5. Có phải TQ thực sự phá giá không? Phản ứng của TQ là gì? Công cụ CSTM “chống bán phá giá” trở nên hấp dẫn nhất với Mỹ để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. - 1990-2003, TQ là đối tác thương mại lớn th8 của Mỹ, chiếm 3,5% tổng nhập khẩu của mỹ năm 1996. nhg các vụ điều tra CBPG mà mỹ áp dụng là nhiều nhất so vs các nc #, được coi là nước đặc biệt trong điều tra chống phá giá của Mỹ. Một số VD: - 2003, mỹ qđịnh đánh thuế CBPG đối vs TV màu nk từ TQ -> TQ trả đũa = cách hủy bỏ kế hoạch ký hợp đồng mua đậu tương và 1 số sản phẩm NN # của mỹ.  hầu như TQ chỉ dùng lời lẽ nhẹ nhàng xoa dịu tình hình, thay vì tuyên bố trả đũa. - 2004: TQ bị kiện bán phá giá “linh kiện bán dẫn” - 2005: mặt hàng bị kiện là tôm. - 2010: bộ thương mại mỹ qđịnh giữ nguyên mức thuế CBPG tôm TQ: 112,81% và nâng mức thuế đối với lốp xe. TQ đáp trả cứng rắn hơn và trả đũa đối vs sp thịt gà nk từ mỹ Nhìn chung, các vụ kiện tương đối nhiều nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được thuế chống bán phá giá. Nhiều trường hợp mỹ không có đủ bằng chứng để kết luận TQ bán phá giá, mà chỉ dừng lại ở cáo buộc. Khi TQ gia nhập WTO, các vụ kiện đã giảm đi nhiều. 6. Thực trạng đồng NDT? Vì sao Mỹ yêu cầu TQ nâng giá đồng NDT? Nếu nâng giá thì ảnh hưởng đến những gì? Bù lại TQ được những gì? (chính trị, KT, thái độ cộng đồng các nước thế nào khi TQ nâng giá) Mỹ đánh giá gì trước sự điều chỉnh giá đó? - Thực trạng đồng NDT : TQ luôn tìm cách neo giá đồng nhân dân tệ vì như thế, giá hàng hóa xuất khẩu sẽ có xu hướng rẻ hơn hàng hóa các nước khác, giá hàng hóa nhập khẩu có xu hướng đắt hơn hàng hóa trong nước. Khi đó, TQ xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa TQ tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Khi bị HK và EU gây sức ép phá giá đồng NDT thì TQ phá giá từng đợt cách xa nhau, tỷ lệ phá giá mỗi lần thấp. + Năm 2005: 1USD=8,3NDT +Năm 2008: 1USD=6,8915NDT + mức thấp nhất từ ngày 23/06/2010, 1USD=6,8105 NDT  TQ đang muốn thay đổi chiến lược đồng tiền quốc tế, khi muốn giả ảnh hưởng của USD, gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của NDT - Mỹ yêu cầu TQ nâng giá đồng NDT nhằm : + Giảm tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán với TQ do tình trạng nhập siêu ngày càng tăng + Tăng cơ hội xâm nhập thị trường TQ, nhất là khi Mỹ đang khó khăn vượt qua khủng hoảng kinh tế 2008 - Ảnh hưởng tới TQ : + Nhập khẩu tăng, nhất là hàng hóa các nước phát triển + Xuất khẩu, nhất là tới các nước phát triển giảm Tuy nhiên, bù lại: + Giảm được áp lực chính trị của các nước + Giảm các vụ kiện chống bán phá giá, hàng rào thuế quan và phi thuế quan tới hàng hóa TQ 7. Tại sao phải đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ? Thực trạng SHTT ở TQ? - Phải đề cập đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vì: Những mục tiêu chung của quyền sở hữu trí tuệ là thúc đẩy sự phát triển văn hóa, tăng cường sức sáng tạo và phát triển kinh tế, bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cộng đồng. Hoa Kỳ hết sức tin tưởng vào giá trị của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì những lý do đã nêu trên và nhiều lý do khác và Hoa Kỳ sẵn sàng cộng tác với các quốc gia khác nhằm tăng cường việc bảo hộ sở hữu trí tuệ - Quyền sở hữu trí tuệ và thực trạng tại TQ : + TQ là nước sử dụng các phần mềm, sách báo lớn, bí quyết công nghệ vào hàng đầu thế giới, ước tính tỷ lệ ăn cắp bản quyền của TQ với các sản phẩm của Mỹ ước tính lên tới khoảng 90%. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh có bản quyền rất lớn và hứa hẹn nhiều cơ hội. + Tình trạng vi phạm bản quyền xảy ra thường xuyên và có dấu hiện ngày càng tăng. Ví dụ điển hình như: tại Quảng Châu, các xí nghiệp TQ làm nhái kẹo cao su mang nhãn hiệu Wrigley’s của Mỹ, rập khuôn phương thức mậu dịch, kênh tiêu thụ hàng hóa và thưởng nhiều tiền cho các cửa hàng tiêu thụ các hàng giả nói trên rất nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ đã phải cắt giảm hàng loạt nhân viên, thu hẹp sản xuất, thậm chí phải tuyên bố phá sản các công ty của mỹ thiệt haij2,5 tỷ USD. + Các doanh nghiệp luôn hối thúc chính quyền HK phải có biện pháp can thiệp để nới lỏng quản lý internet cũng như tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhất là khi sản phẩm nhái của TQ tràn ngập thị trường. 8. Vì sao Mỹ tạo sức ép mở cửa với TQ? Ngày nay TQ còn chưa mở cửa (bảo hộ) những mặt hàng nào? - tạo điều kiện để hàng hóa mỹ thâm nhập thị trường TQ rộng lớn - tăng cường hỗ trợ và đầu tư vào TQ 1 cách toàn diện hơn - TQ luôn có ý định duy trì thiết lập rào cản thương mại hay chính sách bảo hộ đối vs mỹ (T11/2009, TQ từng đưa ra đề cương cho rằng sẽ ưu tiên chọn mua nhg sản phẩm công nghệ sang tạo mới nội địa -> gây nỗi lo mới lien quan tới mức độ mở cửa của TQ cho các cty nc ngoài) -> 12/2010 : Mỹ kiện Trung Quốc bảo hộ ngành năng lượng Mỹ chỉ trích Trung Quốc đã vi phạm quy định của WTO khi đối xử bất bình đẳng với các nhà sản xuất năng lượng gió từ nước ngoài. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ hôm qua tuyên bố: Một quỹ đặc biệt của Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất phong điện yêu cầu những người thụ hưởng phải sử dụng một phần phần hay toàn bộ thiết bị của Trung Quốc để được nhận hỗ trợ, hành động trên đã vi phạm các quy định của WTO. Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk cho rằng, các khoản hỗ trợ này có tác dụng mạnh mẽ ngăn cản hàng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Hành động này của Mỹ để bảo đảm một sân chơi công bằng với Trung Quốc cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ. USW cho rằng các khoản tín dụng xuất khẩu, ưu đãi trong hoạt động đấu thầu, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và phân biệt đối xử chống lại các doanh nghiệp nước ngoài đã mang lại cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo được của Trung Quốc một đặc quyền bất công. Đồng thời các hạn chế của Trung Quốc với đất hiếm xuất khẩu cũng mang tới lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất năng lượng xanh, vốn dựa vào chủ yếu vào đất hiếm. -Tăng thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu cát silic. -Ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm thịt lợn của Ailen. - Gần đây là việc TQ áp đặt tiêu chuẩn kỹ thuật về các thiết bị không dây. 9. Vì sao Mỹ thúc đẩy TQ tăng tiêu dùng nội địa? Mỹ cũng tăng cường tiêu dùng nội địa? Vì sao? - Mỹ thúc đẩy TQ tiêu dùng nội địa vì : + Thị trường hàng hóa TQ là thị trường có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới với dân số hơn 1,3 tỷ người, tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới, xu hướng tiêu dùng hàng hóa có chất lượng cao tăng lên + TQ luôn là nước có tỷ lệ tiết kiệm trên dân cư cao nhất thế giới, tức là người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, tiềm năng thị trường vì vậy còn rất lớn + TQ hiện này còn hạn chế nhập khẩu, nhất là hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao từ các nước như Mỹ  Làm tăng cầu nội địa với doanh nghiệp TQ, giảm xuất khẩulàm giảm thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước. - HK tăng cường tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nội địa vì : + Kích cầu là biện pháp thích hợp nhất trong giai đoạn sau khủng hoảng nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn kinh tế, gia tăng tiêu dùng đồng nghĩa với việc gia tăng sản xuất + Kích cầu ngoài việc gia tăng chi tiêu của chính phủ, gia tăng chi tiêu của người dân cũng hết sức quan trọng, tiêu dùng hàng nội địa để tránh việc mua hàng TQ giảm nhập khẩulàm giảm thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước. + Tạo lòng tin cho sự phục hồi kinh tế của đất nước đối với người dân và các nước khác. D. NHÓM CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI HOA KỲ VỚI ASEAN I. Câu hỏi phản biện: 1. Trong luật thương mại của Mỹ có điều luật về thuế chống trợ giá và luật thuế chống bán phá giá, liệu 2 điều luật này có gây trở ngại cho phía Mỹ trong quan hệ thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các nước đang phát triển (ASEAN) hay không? Trả lời : Trong luật thương mại của Mỹ có điều luật về thuế chống trợ giá và luật thuế chống bán phá giá, 2 điều luật này có thể phần nào gây trở ngại cho các nước muốn xuất khẩu sang Mỹ và ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Mỹ với các nước đặc biệt là các nước đang phát triển ASEAN. Tuy nhiên, 2 điều luật này là cần thiết bởi dù có mở rộng quan hệ thương mại thì Mỹ vẫn phải luôn đặt lợi ích của mình là hết và 2 điều luật này sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ khi quan hệ thương mại với các nước. Cụ thể: Mục đích của 2 điều luật này là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Mỹ hay các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài sẽ bán phá giá ở Mỹ với giá “thấp hơn giá trị thông thường” Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: Một là, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ. Trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất các yếu tố đầu vào của sản phẩm cũng là đối tượng điều tra theo luật này (thường gọi là trợ giá ngược chiều), và hai là, Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Mỹ. Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: Một là, DOC phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Mỹ, và hai là, USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Mỹ. Vậy là cả 2 luật này chỉ áp dụng khi hàng nhập khẩu được trợ giá hay bán phá giá gây ảnh hưởng thiệt hại lợi ích cho phía Mỹ 2. Hiệp định thương mại Mỹ - Singapore có ý nghĩa ntn vs quan hệ thương mại Mỹ-ASEAN Trả lời : Cần phải khẳng định tầm quan trọng của Hiệp định thương mại Mỹ - Singapore “ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh” - Theo lời thủ tướng Singapore Goh Chok Tong. Đối với khu vực ASEAN nói chung, Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Singapore tạo ra lực đẩy cho những thoả thuận xoá bỏ thuế quan giữa Mỹ với các thành viên khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và hiệp định này đã đảm bảo rằng Mỹ tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp ở châu Á và đặc biệt là ASEAN - khu vực kinh tế mới nối. Và hơn nữa , thỏa thuận song phương này còn có thể làm hình mẫu cho những hiệp định thương mại giữa Mỹ và các nước khác như Malaysia, Thái Lan … Theo thống kê năm 2001 khối lượng nhập khẩu hàng hoá ASEAN của Singapore chiếm tới 43% tổng số nhu cầu nội khối và vì thế, chính hiệp định này đã đem lại lợi ích kinh tế cho cả khu vực ASEAN . II. Câu hỏi bổ sung Quan hệ của Mỹ - ASEAN thời gian này vẫn còn mờ nhạt và theo như bài thuyết trình ; quan hệ thương mại ASEAN - Mỹ đang trong quá trình khởi đầu . Vậy triển vọng của mối quan hệ thương mại này ra sao? Theo như bài thuyết trình, khu vực ASEAN ngày càng thu hút được sự chú ý của Mỹ bởi sự phát triến ấn tượng trong thập kỷ qua cụ thể qua chuyến thăm của tổng thống mỹ Obama vào năm 2009 và các chuyến công du khác của các nguyên thủ Hoa Kỳ. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng đạt được những thành tựu đáng kể ( như trong bài thuyết trình). Điều này sẽ khiến cho phía Mỹ không thể bỏ qua khu vực đầy hứa hẹn này. Hơn nữa,cùng với sự kiện năm 2006 Mỹ đã ASEAN ký hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA)- hiệp định này dù chưa hẳn như một Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng đó cũng là một tín hiệu lạc quan để bắt đầu cho một mối quan hệ thương mại. Điều này góp phần khẳng định rằng trong một tương lai gần, Mỹ sẽ đưa ra được những chính sách cụ thể, rõ ràng hơn cho quan hệ thương mại với khu vực kinh tế mới nổi này từ chính những cuộc “thăm dò” ấy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_9451.pdf
Luận văn liên quan