Lang thang xin ăn là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan dưới mọi hình thái xã hội. Đặc biệt là ngày nay khi Nước ta mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngoài những thành quả, thời cơ mà chúng ta đạt được trong quá trình hội nhập, chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, một bộ phận người do nghèo đói, không có nơi ăn chốn ở, không có nghề mưu sinh nên họ đã phải bươn trải cuộc sống nhờ vào tình thương của cộng đồng, xã hội như xin ăn, bán hàng rong . ở những nơi đông người như : chợ, chùa, khu du lịch. Điều đó cho thấy chính sách an sinh của Nước ta chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho những đối tượng khó khăn, yếu thế.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội đối với “Người Lang Thang Xin Ăn”ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
-----&-----
BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn: An Sinh Xã Hội 2- Trợ Giúp Xã Hội
Đề tài : Chính sách trợ giúp xã hội đối với
“Người Lang Thang Xin Ăn”ở Việt Nam
GV Hướng Dẫn: Cô Phạm Thị Thu Trang
Nhóm: 2
Lớp: Đ7CT3
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
Nguyễn Thị Thùy Giang
Vũ Thị Hương Giang
Triệu Thị Hiền
Trần Thị Thanh Hoa
Vũ Ngọc Hoàng
Vi Thị Mai Huyên
Đinh Thị Huyên
Lưu Thị Huyền
Thế Thị Hương
Lê Thị Hà
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Việt Hà
Vũ Thị Hà
Mở đầu
“ Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu…..”
Đây là một vấn đề xã hội đang phổ biến ở nước ta – vấn đề trẻ em lang thang xin ăn nói riêng và người lang thang xin ăn nói chung. Vấn đề xã hội này được xem như một vấn nạn được toàn xã hội quan tâm. Hàng ngày chúng ta theo dõi trên báo, đài, mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin, hình ảnh bài viết về cuộc sống đa chiều của những người lang thang xin ăn…. Ngoài những bài đăng, hình ảnh đau lòng về cuộc sống của người lang thang xin ăn, cũng không ít người trong chúng phẫn nộ về hành động nhiều người khỏe mạnh nhưng lười lao động nên họ giả vờ ốm đau, bệnh tật để đi ăn xin. Hiện tượng này làm mất đi thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và làm mất đi hình ảnh một đất nước Việt Nam với những con người cần cù, chịu khó, thân thiện trong mắt bạn bè Quốc tế.
Trước vấn đề đó Đảng và Nhà Nước ta, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể đã có những giải pháp gì để giúp đỡ những người lang thang xin ăn? Cộng đồng và toàn xã hội nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Nội dung.
Các khái niệm
Trợ giúp xã hội.
Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà Nước, sự hỗ trợ của nhân dân về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu bằng hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu.
Chính sách trợ giúp xã hội.
Chính sách trợ giúp xã hội là những quy định của Nhà Nước về việc phòng, chống và các biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó quy định các đối tượng, nội dung, hình thức và các biện pháp phòng, chống, giải quyết các vấn đề xã hội gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý Nhà Nước.
Lang thang xin ăn.
Trước hết phải hiểu Lang thang xin ăn là một hiện tượng xã hội. Hiện tượng này cũng tồn tại một cách khách quan dưới mọi hình thái xã hội, song nó chỉ xảy ra ở những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt và không mang tính “phổ biến”, không phải là truyền thống của bất cứ dân tộc nào.
Người lang thang xin ăn.
Người lang thang xin ăn : Là những người đi xin dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh Tu sĩ Phật giáo để đi khất thực hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh, kẹo,v.v...
Trợ giúp xã hội đối với người lang thang xin ăn.
Trợ giúp xã hội đối với người Lang thang xin ăn là sự giúp đỡ của nhà nước, của cộng đồng, của các tổ chức xã hội, của các hội từ thiện,… về vật chất và tinh thần cho những người thuộc đối tượng Lang thang xin ăn, một mặt nhằm giúp họ khắc phục khó khăn trong cuộc sống, trở lại cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng, mặt khác đó chính là giải quyết các vấn đề của Xã Hội
Phân loại người lang thang xin ăn.
Người lang thang xin ăn bao gồm nhiều loại, nhưng tập trung chủ yếu vào một số loại sau:
- Người già không nơi nương tựa.
- Người tàn tật.
- Người gặp khó khăn nhất thời (vì thời tiết, thiên tai, rủi ro bất ngờ..)
- Người tham gia vào các tệ nạn xã hội cũng lang thang kiếm ăn.
- Một số người mất trí, tâm thần.
- Ngoài ra còn một số người do lười lao động, thậm chí có nhiều người coi lang thang xin ăn là một kế để làm giàu; một bộ phận lợi dụng lòng tốt, hảo tâm của cộng đồng đã chọn xin ăn làm kế sinh nhai.
Đặc biệt, hiện nay tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, … đang có xu hướng ngày càng gia tăng. “Trẻ em như búp trên cành” đáng lẽ ở tuổi các em phải được đi học, vui chơi, được sống trong sự yêu thương, che chở, bào vệ của gia đình thì các em phải lang thang hết xó xỉnh này, góc chợ khác để xin ăn kiếm sống. Một điều đáng lên án hơn là có một số người lười lao động đã gom nhặt những đứa bé mồ côi về, “sắm” cho các em những giỏ hàng gồm toàn những món đồ lặt vặt trong gia đình, bắt các em đi bán rong. Chúng lựa chọn những địa điểm có đông người như các quán cafe, quán ăn, bắt các em phải bán hết hàng và đem tiền về cho chúng tiêu xài, nếu không sẽ bị chúng đánh đập, bị bỏ đói. Điều này báo động sự xuống cấp trong việc quan tâm, chăm sóc thế hệ trẻ của một số gia đình và toàn XH nói chung.
Có thể phân loại trẻ em lang thang , xin ăn trên đường phố như sau:
Trẻ em bị bỏ rơi hoàn toàn, không người thân, không gia đình, phải tự kiếm sống.
Trẻ em sống cùng gia đình, lang thang xin ăn trên đường phố.
Trẻ em có gia đình, nhưng vì lý do nào đó sống lang thang xin ăn, không về với gia đình.
Trẻ em sống ngoài đường phố, tối về với gia đình.
Thực trạng người lang thang xin ăn ở Việt Nam hiện nay.
Tính đến hiện nay, chúng ta chưa có được số liệu thống kế chính xác về số lượng người lang thang xin ăn trong cả nước vì thực tế, lượng người lang thang xin ăn ngày một tăng và tăng giảm theo mùa vụ, không đồng dều ở các địa phương.
Theo Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội, số người lang thang qua các năm đã giảm, nhưng không nhiều. Năm 1999 toàn quốc có 29.434 người, trong đó trẻ em là 23000.Năm 2001, toàn quốc có 27.963, trong đó trẻ em là 21.016. Năm 2002, các con số tương ứng là: 22.602 và 19.753. Trong đó trên 2000 người chuyên đi ăn xin, bới rác tập chung ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và các khu du lịch: Bãi Cháy (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang ( Khánh Hòa), trong đó TP HCM có số nhiều trẻ em lang thang nhiều nhất với 8.500, Hà Nội có 1.550
Cho tới nay số lượng người ăn lang thang ăn xin ngày càng tăng, số lượng tăng giảm theo mùa vụ và không đồng đều ở các địa phương.
Người lang thang ăn xin tập chung chủ yếu ở các thành phố,thị xã, các tuyến giao thông và địa bàn công cộng như: nhà ga, bến tàu, bến xe, vườn hoa, các nơi lễ hội,chùa chiền, các danh lam thắng cảnh,… với các hình thức như đàn hát để được mọi người thương và cho tiền, giả vờ ốm đau, bệnh tật, giả dạng các tu sĩ để đi xin ăn.... Đặc biệt là ở những nơi có nhiều du khách nước ngoài tới tham quan như Hồ Gươm, Hồ Tây, khu vực Phố Cổ, còn ở TP Hồ Chí Minh người lang nhiều ở khu chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, hội trường Thống Nhất... rất nhiều người xin ăn chèo kéo du khách. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của Việt Nam trong mắt các du khách nước ngoài.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Người lang thang xin ăn thuộc nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh…khác nhau. Phần lớn trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gặp thiên tai, hoạn nạn, bệnh tật, già yếu, không nơi nương tựa.
Nhiều người già cả neo đơn, không có con cháu chăm sóc, hoặc có thể con cháu mải lo toan công việc không chăm sóc…dẫn đến tình trạng bỏ nhà đi lang thang xin ăn trên hè phố.
Nhiều người tàn tật nhận thấy bản thân mình không có khả năng lao động, nên cảm thấy tự ti với người trong gia đình vì vậy đã chọn con đường đi xin ăn để tự kiếm thu nhập cho bản thân.
Nhiều người do gặp phải những sự cố bất ngờ như: thiên tai, bão lũ, phá sản… mất hết nhà của bị lâm vào con đường cùng nên phải lang thang xin ăn.
Có người do lười lao động nên đã coi đây là một nghề để kiếm sống, kiếm lời cho bản thân. Có nhiều nguyên nhân dấn đến trẻ em lang thang xin ăn trên đường phố, trong đó đói nghèo vẫn là nguyên nhân cơ bản, hoặc gia đình tan vỡ, hoặc bị gia đình đối xử tệ…
Do gia đình nghèo khó, chính cuộc sống nghèo khó đã khiến không ít ông bố bà mẹ phải chấp nhận việc để con cái mình ra đi kiếm sống, dẫu biết rằng cuộc sống lang thang nơi thành phố là cùng cực, khổ sở và đầy rẫy cạm bẫy, nhưng vì nghèo đói nên “đầu gối phải bò”.
Một bộ phận không ít các gia đình có suy nghĩ cho con đi kiếm sống vừa đỡ một khẩu phần ăn, vừa khiến cho trẻ khôn lớn, trưởng thành và có tiền phụ cấp gia đình, thậm chí có gia đình lợi dụng con nhỏ, con tàn tật để đi ăn xin.
Nguyên nhân khách quan
Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có khí hậu quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều nên các dịch bệnh có cơ hội phát triển gây bệnh tật cho con người, mùa màng thiệt hại nghiêm trọng. Thêm vào đó là hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho khí hậu nước ta ngày càng khắc nghiệt. Hàng năm nước ta phải chịu những hậu quả do thiên tai như : lũ lụt, hạn hán…… cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn nên họ phải đi lang thang xin ăn để kiếm sống.
Tác động của mặt trái cơ chế thị trường tạo ra sự phân tầng xã hội ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo lớn.
Tác động của quy luật phát triển không đồng đều của con người: mỗi con người sinh ra và phất triển trong điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người khác nhau về trình độ, khả năng thích ứng, sự may mắn hay rủi ro khác nhau.VD: sinh ra trong nhà nghèo, bị khuyết tật, thiểu năng, tâm thần, già cả…
Do nền an sinh chưa phát triển, chưa bao phủ hết các đối tượng xã hội. các chính sách của nhà nước còn nhiều thiếu sót, sự trợ giúp không phải tất cả đều đến đúng người đúng đối tượng, công tác thực hiện chưa sát xao, minh bạch.
Quá trình đô thị hoá tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa thành thị và nông thôn thu hút mạnh mẽ lao động giản đơn, lao động nông nhàn rẻ mạt. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 cả nước có đến khoảng 4,8 triệu lao động thất nghiệp; theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có khoảng trên 10 triệu người thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Khu vực nông thôn chỉ sử dụng hết khoảng 75% thời gian lao động đã làm cho dòng người từ nông thôn ra thành phố hoặc các khu công nghiệp kiếm việc làm ngày càng đông kéo theo không ít các tệ nạn xã hội, cũng như những thành phần lười lao động, không có việc dẫn đến tình trạng lang thang xin ăn trên phố.
Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng là nhận thức của một số cán bộ, chính quyền địa phương còn hạn chế chưa thấy hết trách nhiệm trong việc quản lý giáo dục trên địa bànchưa có biện pháp ngăn chặn hiện tượng trẻ em lang thang ngay từ địa phương, gia đình, nơi các em sinh sống; việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch chưa chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhất là bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong nhân dân để cho một số kẻ lợi dụng lừa gạt trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em gây ra các tệ nạn xã hội, các vụ vi phạm quyền trẻ em…
Nội dung và hình thức trợ giúp người lang thang xin ăn.
Đối với người lang thang xin ăn nói chung.
Khi đã thu dung, tập trung đối tượng, thì việc đầu tiên phải làm đó là lập hồ sơ phân loại để có hướng giải quyết cụ thể cho từng loại đối tượng. Đối với những người lang thang nói chung hướng giải quyết chủ yếu là :
Động viên, giáo dục họ trở lại quê quán, giao lại cho gia đình và địa phương quản lý.
Đối với người bị mắc bệnh tâm thần, người bệnh được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để quản lý, điều trị. Nếu gia đình người bệnh có hoàn cảnh khó khăn thì được miễn phí chi phí ăn, ở và thuốc chữa bệnh.
Đối với những người lười lao động, lợi dụng tấm lòng hảo tâm của cộng đồng coi xin ăn là một kế sinh nhai, làm giàu. Những đối tượng này khi bị phát hiện tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn ( Sở LĐTB & XH) sẽ lập biên bản cảnh cáo đối với những đối tượng vi phạm nhiều lần, sau đó những đối tượng này được đưa về trung tâm bảo trợ xã hội để phân loại và giao về cho địa phương quản lý ( Biện pháp này được TP Đà Nẵng áp dụng và mang lại hiệu quả cao ).
Đối với người cao tuổi không nơi nương tựa, không có người chăm sóc được đưa về chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các nhà xã hội và nhà chùa.
Bên cạnh việc dựa vào truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta dân ta, cần phải giáo dục sâu sắc tinh thần tự lực cánh sinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và xã hội. Do đó Nhà Nước ta cũng ban hành nhiều chính sách để giúp đỡ đối tượng này theo phương châm “ Cho cần câu chứ không cho xâu cá” như : Mở các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề cho những người lang thang xin ăn trong độ tuổi lao động để họ có khả năng tìm được công việc mang lại thu nhập cho bản thân, đồng thời Nhà Nước ta cũng kêu gọi các cơ sở, các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp tiếp nhận người lang thang xin ăn sau khi được đào tạo vào làm việc.
Đối với trẻ em lang thang xin ăn.
Đối với những em còn gia đình nhưng vì lý do nào đó mà bỏ gia đình đi xin ăn thì động viên, thuyết phục trẻ và gia đình trẻ đưa các em về sống cùng gia đình và hỗ trợ gia đình tăng cường khả năng nuôi dạy con cái.
Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa thì tìm bố mẹ nuôi cho trẻ hoặc vận động những người thân, họ hàng của trẻ nhận nuôi. Nhà nước hỗ trợ một phần cho việc nuôi dạy trẻ.
Trong các khả năng trên mà không giải quyết được thì đưa trẻ vào nuôi dạy tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các làng trẻ… Với hình thức này trẻ được chăm sóc tương đối tốt về mặt vật chất nhưng các em lại gặp vấn đề về tinh thần như mặc cảm, tự ti do thiếu không khí ấm cúng của gia đình, thiếu tình thương và môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển nhân cách bình thường.
Mức trợ cấp xã hội cho người lang thang xin ăn.
Đối với người lang thang xin ăn nói chung, theo quy định tại Nghị Định số 67/2007/NĐ – CP, trong thời gian tập trung đưa về nơi cư trú được trợ cấp 10.000 đồng/ người/ ngày, nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thời gian thì được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại các trung tâm Bảo trợ xã hội
Đối với người lang thang xin ăn là người thuộc đối tượng trợ giúp thường xuyên mà đối tượng chưa được hưởng tại địa phương và không quay về nơi cư trú cũng như không có cách nào giải quyết thì phải lập hồ sơ chuyển đến nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội. Mức trợ cấp tại cơ sở bảo trợ xã hội tùy thuộc vào từng loại đối tượng được quy định tại Nghị Định 67/2007/ NĐ – CP ngày 13/4/2007.
Đề xuất kiến nghị
Nâng mức trợ cấp cho đối tượng “Lang thang xin ăn”
Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ trợ giúp để có thể hỗ trợ các đối tượng một cách hiểu quả nhất.
Tăng cường và thắt chặt công tác quản lý đối với những đối tượng đã được trợ giúp.
Sở Lao động Thương binh Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố điều tra nắm đối tượng, xây dựng đề án, kế hoạch xử lý vấn đề người lang thang xin ăn. Xây dựng mô hình những tổ, đội công tác xã hội, tổ chức chức lực lượng cán sự xã hội và có chương trình huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng này tham gia giải quyết, giúp đỡ người lang thang xin ăn. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cần chỉ đạo Trung tâm bảo trợ xã hội chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất để thường xuyên tiếp nhận, giúp đỡ người lang thang ăn xin được đưa vào trung tâm.
UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành chức năng nắm đối tượng, tìm giải pháp giúp đỡ, giáo dục tại chỗ. Trường hợp người lang thang xin ăn không có nơi cư trú, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận, xử lý. Đối với những người mắc bệnh, Sở Y tế tiếp nhận, chuyển các đối tượng đi bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn điều trị.
Ngành công an cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy chế tạm trú, tạm vắng, trục xuất những người còn sức lao động nhưng đi ăn xin về quê quán.
Các địa phương phải thể hiện rõ trách nhiệm và có biện pháp quản lý, giáo dục công dân tại địa phương. Đối với những trường hợp hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, địa phương cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để tránh tình trạng lang thang xin ăn tái diễn.
Kết Luận
Lang thang xin ăn là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan dưới mọi hình thái xã hội. Đặc biệt là ngày nay khi Nước ta mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngoài những thành quả, thời cơ mà chúng ta đạt được trong quá trình hội nhập, chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, một bộ phận người do nghèo đói, không có nơi ăn chốn ở, không có nghề mưu sinh nên họ đã phải bươn trải cuộc sống nhờ vào tình thương của cộng đồng, xã hội như xin ăn, bán hàng rong…. ở những nơi đông người như : chợ, chùa, khu du lịch. Điều đó cho thấy chính sách an sinh của Nước ta chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho những đối tượng khó khăn, yếu thế.
Chính vì vậy Đảng và Nhà Nước ta cần phải có những chính sách đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để trợ giúp cho những đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội hướng tới mục tiêu của an sinh xã hội là đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho con người và hướng tới tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người.
Contents
Kết luận…………………………………………………………………………………………..13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- asxh2_btn_371.docx