e LỜI MỞ ĐẦU f
Xuất khẩu (hay xuất cảng) trong lý luận thương mại quốc tế được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Việc mở rộng xuất khẩu không những giúp cho đất nước tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cần thiết, mà hiện nay xuất khẩu còn được coi là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế đối với mỗi quốc gia.
Là đất nước có nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và lớn thứ hai ở khu vực Mĩ Latinh, được dự đoán sẽ trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050, Mexico còn được biết đến như là nền kinh tế tiêu biểu phát triển theo định hướng xuất khẩu và hiện đang đứng thứ 8 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng nổi bật như máy móc, ô tô, thiết bị điện tử, dầu thô, nông sản Vậy Mexico đã áp dụng những biện pháp nào, thực hiện những chính sách gì để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu?
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Nhưng bản thân hoạt động ngoại thương ở nước ta hiện nay còn chứa đựng nhiều những bất cập như tình trạng xuất khẩu bừa bãi, gian lận thương mại, trốn thuế
Vì thế, nhóm em lựa chọn đề tài “CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA MEXICO” với mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện về những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia này, từ đó so sánh với chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cô Vũ Huyền Phương đã giúp đỡ nhóm em hoàn thành bài tiểu luận này!
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách xuất khẩu của Mexico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e LỜI MỞ ĐẦU f
Xuất khẩu (hay xuất cảng) trong lý luận thương mại quốc tế được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Việc mở rộng xuất khẩu không những giúp cho đất nước tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cần thiết, mà hiện nay xuất khẩu còn được coi là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế đối với mỗi quốc gia.
Là đất nước có nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và lớn thứ hai ở khu vực Mĩ Latinh, được dự đoán sẽ trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050, Mexico còn được biết đến như là nền kinh tế tiêu biểu phát triển theo định hướng xuất khẩu và hiện đang đứng thứ 8 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng nổi bật như máy móc, ô tô, thiết bị điện tử, dầu thô, nông sản… Vậy Mexico đã áp dụng những biện pháp nào, thực hiện những chính sách gì để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu?
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Nhưng bản thân hoạt động ngoại thương ở nước ta hiện nay còn chứa đựng nhiều những bất cập như tình trạng xuất khẩu bừa bãi, gian lận thương mại, trốn thuế…
Vì thế, nhóm em lựa chọn đề tài “CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA MEXICO” với mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện về những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia này, từ đó so sánh với chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cô Vũ Huyền Phương đã giúp đỡ nhóm em hoàn thành bài tiểu luận này!
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC MEXICO
Hệ thống chính trị
Tên quốc gia: Liên bang Mexico
Chính phủ: Cộng hoà Liên bang
Thủ đô: Mexico City
Tổng thống: Felipe Calderon
Đặc điểm địa lí
Vị trí địa lý: Mexico nằm ở phía Bắc châu Mỹ, phía Bắc giáp Mỹ, phía Đông giáp vịnh Mexico, phía Nam giáp biển Caribê, Bêlice và Guatêmala, phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Diện tích : 1,964,375 km2
Biên giới trên bộ: 4.353 km
Đường bờ biển: 9.330 km
Tài nguyên: dầu mỏ, bạc, kim loại màu, vàng, chì, thiếc, khí đốt, gỗ.
Con người
Dân số: 113,724,226
Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,18 %
Tỷ lệ dân di cư: - 3,38/1000 dân
Tôn giáo: Thiên chúa giáo (97%)
Ngôn ngữ: tiếng Tây Ba Nha
TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ MEXICO
Khái quát về kinh tế
Mexico là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình trên. Đây là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới dựa trên GDP và là nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Mỹ Latinh.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 1994, Mexico đã phục hồi ấn tượng bằng cách xây dựng một nền kinh tế đa dạng và hiện đại. Với dân số đông và một nền kinh tế phát triển vững chắc, Mexico được dự báo có thể sẽ trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050 theo thứ tự lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Mexico.
GDP
GDP (PPP): 1.567 nghìn tỷ USD (đứng thứ 12 trên thế giới)
GDP đầu người (PPP): 13.900 USD (đứng thứ 85 trên thế giới)
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế: 5,5% (đứng thứ 61 trên thế giới)
Phân bổ GDP theo ngành: Nông nghiệp: 3,9%; Công nghiệp: 32,6%; Dịch vụ: 63,5%
Tỷ lệ lạm phát: 4.2%
Lực lượng lao động
Lực lượng lao động: 46,99 triệu, trong đó nông nghiệp: 13,7%; công nghiệp: 23,4%; dịch vụ: 62,9%
Tỷ lệ thất nghiệp: 5,6%
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Xuất khẩu:
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: máy móc và thiết bị điện tử, dầu, trái cây, rau quả, cà phê, bông.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ 73,5%, Canada 7,5%
Kim ngạch xuất khẩu: 298,5 tỷ USD
Nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc sản xuất thiết bị kim loại, sản phẩm về sắt thép, máy nông nghiệp, thiết bị điện tử, phụ tùng ô tô, thiết bị sửa chữa, phụ tùng xe máy, máy bay.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Mỹ 60,6%, Trung Quốc 6,6%,
Kim ngạch xuất khẩu: 306 tỷ USD
Thuế: Mức thuế chung của Mexico dao động từ 0-35%. Ngoài thuế nhập khẩu, hàng hoá nhập vào Mexico còn phải chịu 15% thuế giá trị gia tăng.
Tỷ giá hối đoái
Dự trữ ngoại hối: 116 tỷ USD
Tiền tệ: Mexican peso (MXN)
Nợ công: 36,8% GDP
Chính sách đối ngoại
Mexico là một trong ba thành viên sáng lập của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (1995).
Mexico đã kí hiệp định thương mại tự do với các nước như Chile (1992), Mỹ và Canada (NAFTA) (1994), Colombia và Venezuela (1995), Costa Rica (1995), Bolivia (1995), Nicaragua (1998), Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ (EFTA) (2001).
Mexico cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác: Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Tổ chức liên kết kinh tế các nước Mỹ Latinh (ALADI), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Mexico đã ký Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với hơn 40 quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU), các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Khoảng 90% mậu dịch của Mexico có FTA.
Tình hình hoạt động ngoại thương
Mexico hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 8 trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Canada chiếm tới 90% tổng kim ngạch và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chiếm 85%.
Ngoại thương ngày càng giữ vai trò lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Mexico. Theo số liệu của IMF, trong giai đoạn 2002 – 2006, tỷ lệ của kim ngạch thương mại đóng góp trong GDP đã tăng từ 50,9% lên 60,3%, trong đó xuất khẩu chiếm tới hơn 28% GDP.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mexico là hàng công nghiệp, dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ, bạc, hoa quả, rau, cà phê, bông. Mặc dù dầu mỏ là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ lớn nhất (đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 2001-2006) lên tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2006 nhưng các mặt hàng công nghiệp mới là nhóm hàng quan trọng nhất, bình quân hàng năm chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mexico là máy móc về kim loại, các sản phẩm của nhà máy thép, máy móc nông nghiệp, thiết bị điện, linh kiện ô tô để lắp ráp, máy bay, linh kiện máy bay. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mexico, nhập khẩu của ngành công nghiệp khai khoáng, chủ yếu là nhiên liệu và kim loại màu, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình.
CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA MEXICO
Chính sách phát triển xuất khẩu
Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu
Mexico là một nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu nên việc hình thành và phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ xuất khẩu theo từng vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Dựa trên điều kiện địa lí và khí hậu của Mexico, có thể chia thành 3 vùng sản xuất chủ yếu: phía Bắc, phía Nam và vùng Trung tâm Mexico.
Phía Bắc Mexico
Tại Monterrey:
Monterrey là một trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc Mexico. Tại đây, ngoài những sản phẩm như xi măng, thủy tinh, phụ tùng ô tô, một trong những ngành công nghiệp được chú trọng nhất chính là sản xuất thép. Thép được sản xuất tại Monterrey chiếm một nửa thổng sản lượng thép của Mexico, tạo nguồn xuất khẩu lớn sang Mỹ và Canada.
Tại Tijuana: Tijuana cũng là một trong nhiều trung tâm sản xuất lớn của Mexico, đây là nơi tập trung khoảng 550 maquiladoras (maquiladorass là các nhà máy lắp ráp hay sản xuất hàng hóa từ vật liệu nhập cảng miễn thuế, rồi lại xuất cảng trở lại quốc gia nguyên xuất). Các maquiladoras tại Tijuana, thường tận dụng lợi thế của Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), chủ yếu nhận hàng nhắm vào thị trường Hoa Kỳ.
Trung tâm Mexico
Tại Mexico City: đây là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất ở châu Mỹ Latinh. Vào năm 1970, gần 52% lực lượng lao động của thành phố làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng tình trạng này đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn sau và đến năm 2000, 70% lực lượng lao động theo chính sách của chính phủ đã chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Tại Guadalajara: Guadalajara có nền kinh tế và cơ sở hạ tầng công nghiệp lớn thứ ba ở Mexico. Nền kinh tế của thành phố bao gồm hai lĩnh vực chính là công nghiệp và dịch vụ, sử dụng lực lượng lao động chiếm khoảng 60% dân số. Hầu hết tăng trưởng kinh tế của thành phố kể từ năm 1990 đều được gắn với đầu tư nước ngoài. Các công ty quốc tế đã tận dụng lợi thế là nguồn lao động tương đối rẻ nhưng được đào tạo tốt và có năng suất cao để thiết lập tại đây các nhà máy sản xuất. Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, hàng dệt may, phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử, dược phẩm, giày dép, đồ gỗ và sản phẩm thép…
Phía Nam Mexico
Tại Acapulco: Acapulco là một thành phố và cũng là một cảng biển lớn của Mexico. Dịch vụ du lịch là hoạt động kinh tế chính của Acapulco và khoảng 73% dân số của thành phố có liên quan đến hoạt động du lịch và cảng biển. Ngoài ra, các sản phẩm công nghiệp của thành phố được chú trọng là các sản phẩm sữa, xi măng; sản phẩm nông nghiệp bao gồm cà chua, ngô, dưa hấu, dưa hấu…
Tại Puerto Vallarta:
Puerto Vallarta là một thành phố nằm ven biển, do vậy gần 50% lực lượng lao động của thành phố làm việc trong ngành công nghiệp du lịch có liên quan đến các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và vận chuyển. Tuy nhiên, thành phố vẫn tiếp tục được định hướng phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Sản phẩm nông nghiệp của thành phố chủ yếu là bột ngô, ngô ngọt, đậu khô, ớt tươi, dưa hấu, thuốc lá, gia súc. Sản phẩm công nghiệp bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống, đồ nội thất, vật tư xây dựng.
Chính sách phát triển các ngành sản xuất và xuất khẩu
Công nghiệp
Từ những năm 1940 cho đến cuối những năm 1970 Mexico chủ yếu phát triển kinh tế dựa trên sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước để thúc đấy sản xuất công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Song từ những năm 1980 và đặc biệt là sau khi tham gia vào NAFTA và WTO, chính phủ Mexico đã có nhiều thay đổi mang tính căn bản trong chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng công nghiệp dành cho thị trường xuất khẩu như là chú trọng đầu tư và phát triển công nghiệp theo chiều sâu, từng bước giảm dần xuất khẩu những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động với công nghệ thấp để phát triển xuất khẩu những ngành công nghiệp đòi hỏi lao động lành nghề và kỹ thuật cao như máy móc và thiết bị điện tử, ô tô và phụ tùng ô tô, hóa chất cơ bản. Các trung tâm công nghiệp chính được chú trọng phát triển của Mexico bao gồm Mexico City, Monterrey và Guadalajara do lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề cao, thị trường tiêu dùng rộng lớn, chi phí phân phối thấp và hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, thuận tiện.
Nông nghiệp
Tương tự như các nước phát triển khác, tỷ lệ GDP của khu vực nông nghiệp đối với nền kinh tế Mexico ngày càng nhỏ. Nông nghiệp chiếm 25% GDP trong năm 1970 nhưng giảm xuống chỉ còn 3,9% trong năm 2006. Tuy vậy, chính phủ vẫn duy trì một mức sản lượng nông nghiệp ổn định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Những chiến lược tiêu biểu mà Mexico áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: xúc tiến để đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt đối với các sản phẩm mà thị trường nước ngoài có nhu cầu lớn (bơ, xoài, ổi, ớt…); hỗ trợ chuyển đổi sản xuất, tăng diện tích canh tác các nông sản có trị giá xuất khẩu cao; tăng đầu tư các công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiêu; tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải; đẩy mạnh nghiên cứu để tăng cường hiệu quả và giảm thiểu chi phí sản xuất; nâng cao chất lượng của các cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật…
Dịch vụ
Các ngành dịch vụ ước tính đóng góp khoảng 75% tổng GDP của đất nước và sử dụng đến 58% lực lượng lao động. Trong thời gian gần đây, chính phủ Mexico hướng đến quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ như: thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ hàng hải, hàng không, xây dựng, bảo hiểm…, trong đó đặc biệt được chú trọng là chính dịch vụ du lịch tại các thành phố ven biển và giáp biên giới có lợi thế mạnh về điều kiện địa lý và cảnh quan.
Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Thị trường châu Á – Thái Bình Dương là một thị trường rộng lớn, trong thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà xuất khẩu Mexico mà trọng tâm của công tác thị trường tại khu vực này chủ yếu là hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường lớn với 1,3 tỷ dân và 13 tỉnh, 5 khu tự trị, 5 thành phố trực thuộc TW, mỗi địa phương đều có nhu cầu khác nhau về xuất nhập khẩu. Trong một thời gian dài, Mexico đã xem Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh về sản xuất và xuất khẩu. Nhưng gần đây, các nhà đầu tư Mexico đã bắt đầu nhìn nhận thị trường lớn nhất thế giới này như một bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng. Trung Quốc hiện đã trở thành nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ bảy của Mexico. Xuất khẩu của Mexico sang Trung Quốc tăng gấp 9 lần, từ 204 triệu lên đến 1,9 tỷ USD trong giai đoạn 2000 – 2007. Mặt hàng chủ yếu được Mexico đưa vào thị trường Trung Quốc là rau quả, trái cây, thực phẩm chế biến và hóa phẩm tiêu dùng.
Nhật Bản
Với số dân 126,8 triệu người, tổng sản phẩm quốc dân GNP hàng năm đạt gần 500 nghìn tỷ USD và mức sống của người dân khá cao (GDP bình quân đầu người năm 2010 là 43.168 USD). Nhật Bản là thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ và cũng là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn. Mexico có rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản. Thực tế cho thấy, Nhật Bản là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Mexico. Nhật Bản chính là quốc gia châu Á đầu tiên mà Mexico kí kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) và cũng là lần đầu tiên trong đàm phán thương mại, Nhật Bản đồng ý mở cửa thị trường của mình để nhập khẩu những sản phẩm nông nghiệp có ưu đãi từ Mexico. Xuất khẩu của Mexico sang Nhật Bản tăng đều qua các năm và năm 2008 đã lên đến 18,8 tỷ USD.
Khu vực Bắc Mỹ
Sau khi kí Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào năm 1994, khu vực Bắc Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với Mexico và trọng tâm của Mexico tại khu vực này chính là thị trường Hoa Kỳ và thị trường Canada.
Hoa Kỳ
Xuất khẩu của Mexico vào thị trường Hoa Kỳ (2000 – 2007)
(Nguồn: Viện địa lí và thống kê tin học Mexico)
Hoa Kỳ là nước có GDP lớn bằng 6 nước G7 cộng lại (trên 14.000 tỷ USD), xuất khẩu tới trên 1.000 tỷ USD và nhập khẩu trên 1.200 USD, lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học và công nghệ. Điều kiện địa lý giáp biên giới cùng với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào năm 1994 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mexico xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ và trên thực tế, Hoa Kỳ chính là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Mexico, chiếm đến 73,5%. Các sản phẩm có giá trị cao nhất mà Mỹ nhập khẩu từ Mexico bao gồm dầu thô, ô tô, thiết bị điện máy và linh kiện, thiết bị viễn thông, máy tính, trái cây, rau quả… Mexico là nhà cung cấp dầu đến Mỹ lớn thứ hai chỉ sau Canada. Trong năm 2010, lượng xuất khẩu dầu của nước này là 1,36 triệu thùng dầu thô/ ngày và khoảng 84% trong số đó là xuất sang Mỹ. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong sáu tháng đầu năm 2011, doanh thu xuất khẩu dầu thô của Mexico sang thị trường Mỹ đã tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 18,383 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong hai quý đầu năm nay, xuất siêu của Mexico sang thị trường Mỹ đã đạt mức 35,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 109,6 tỷ USD.
Canada
Ngoài Hoa Kì, Canada cũng là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Mexico tại thị trường Bắc Mỹ. NAFTA đã tạo điều kiện cho hai nước xây dựng một mối quan hệ năng động, thịnh vượng. Với trên 16,5 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu năm 2009, Mexico đã trở thành nhà cung cấp hàng hóa lớn thức ba của Canada. Các sản phẩm chủ lực được Mexico xuất sang thị trường Canada chính là dầu thô và các sản phẩm từ dầu, ô tô, rau quả, trái cây, thực phẩm chế biến, đồ uống, hóa chất, khoáng sản, thiết bị thông tin và công nghệ truyền thông.
Khu vực châu Âu
Xuất khẩu của Mexico vào thị trường EU (2007 – 2009)
(Nguồn: Ủy ban Châu Âu)
Thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặc dù dân số chỉ hơn 500 triệu người nhưng dung lượng lớn vào bậc nhất thế giới, chiếm 40% kim ngạch buôn bán thế giới (trong đó EU chiếm 35%) và đang có xu hướng tăng lên, giá hàng hóa tại đây thường cao hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa mà EU đòi hỏi rất cao, bởi vậy, chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang khu vực này được Mexico hết sức chú trọng. Về giá trị thương mại, Mexico đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại của EU với lượng hàng xuất khẩu đạt giá trị đỉnh điểm 13,6 tỷ euro trong năm 2008 và đạt 9,9 tỷ euro trong năm 2009. Mặc hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Mexico sang EU là dầu thô, máy móc và thiết bị điện tử, thiết bị vận tải và y tế.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Khi đề cập nghiên cứu mô hình công nghiệp hoá của Mexico chúng ta nhận thấy nước này những năm đầu gia nhập NAFTA có những nét chung của những nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á như khởi đầu bằng phát triển các ngành thay thế nhập khẩu và sau chuyển sang chính sách phát triển các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, Mexico cũng có một số chính sách rất riêng biệt trên con đường phát triển. Từ loại hình công nghiệp sử dụng nhiều lao động Mexico hướng đến công nghiệp sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật cùng với định hướng ưu tiên xuất khẩu. Lấy xuất khẩu làm thước đo thành công kinh tế, lấy thu hút vốn đầu tư nước ngoài làm nền tảng cơ sở cho tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Nhờ thế mà sau gần 20 năm sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1994, đến nay Mexico đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 8 trên thế giới.
Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu
Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Hàng chủ lực có thể hiểu là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Trên cơ sở đó, cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia được chia thành ba nhóm, trong đó đứng đầu và giữ vị trí quan trọng nhất chính là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đây là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico trước hết là các sản phẩm công nghiệp, tiếp đó là dầu thô và các mặt hàng nông sản.
Hàng công nghiệp
Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được chính phủ Mexico chú trọng ngay từ những năm 1980. Tận dụng những lợi thế về địa lí, tài nguyên và công nghệ, các chính sách đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng công nghiệp dành cho thị trường xuất khẩu đã được thực hiện. Từ năm 1980 đến năm 2010, sản xuất công nghiệp của Mexico tăng trung bình 2,18%/ năm, bình quân hàng năm chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các ngành công nghiệp chủ đạo của Mexico bao gồm công nghiệp ô tô, thiết bị điện tử, hóa dầu, xi măng, dệt may, khai khoáng, thực phẩm và đồ uống.
Sản xuất công nghiệp của Mexico (2002 – 2010)
(Nguồn: TradingEconomics.com)
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Mexico, được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Ngành công nghiệp ô tô ở Mexico khác với các nước Mỹ Latinh và các nước đang phát triển ở chỗ nó không chỉ thực hiện chức năng lắp ráp đơn thuần mà còn được định hướng đi sâu vào nghiên cứu và sản xuất các bộ phận phức tạp để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Dầu thô
Giá trị dầu xuất khẩu của Mexico (1980 – 2010)
(Nguồn: IMF – Triển vọng kinh tế thế giới 2010)
Sau khi phát hiện các mỏ dầu khổng lồ tại vùng gần trung tâm vịnh Mexico, kể từ năm 1901, thương mại sản xuất dầu thô ở Mexico đã bắt đầu được chú trọng. Tính đến năm 2007, sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí đã đưa Mexico trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ bảy và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ mười trến thế giới với khoảng 1225000 thùng dầu được xuất khẩu mỗi ngày. Đến nay, dầu thô vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico, doanh thu từ việc xuất khẩu dầu mỏ tạo ra trên 15% kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Nông sản
Mặc dù nông nghiệp ở Mexico chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong sản lượng của nền kinh tế, nhưng các sản phẩm nông nghiệp vẫn được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được kí kết, Mexico đã thực hiện chính sách tự do hóa, mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài để biến các sản phẩm nông nghiệp nổi bật của đất nước như cà phê, bông, ớt, ngô, trái cây, thịt gia súc… trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Gia công xuất khẩu
Tại Mexico, hoạt động gia công xuất khẩu thường được thực hiện trong các Maquiladora. Maquiladora (hay maquila) là một loại xưởng dùng lắp ráp hay sản xuất hàng hóa từ vật liệu nhập cảng miễn thuế, rồi lại xuất cảng trở lại quốc gia nguyên xuất. Maquiladora khởi sinh từ thập niên 1960 và phát triển mạnh dần. Đến năm 1985, maquiladora đã tạo ra nguồn thu nhập lớn thứ nhì sau dầu hỏa tại Mexico. Tính đến cuối thế kỷ 20, các xưởng maquiladora đã đóng góp 25% vào tổng sản lượng quốc nội và đáp ứng 17% việc làm cho nhân công Mexico. Tuy vậy, phần lớn số tiền lời của maquiladora cũng “hồi hương” về Hoa Kỳ.
Sau thời kỳ toàn cầu hóa và sự bùng nổ của các công xưởng bên Trung Quốc, Đài Loan, các maquiladora bị cạnh tranh ráo riết nên số lượng đã giảm từ 8,2% từ năm 2000 đến năm 2002. Dù vậy, dọc biên giới 3.600 km Hoa Kỳ - Mexico vẫn còn hơn 3.000 maquiladora với hơn một triệu nhân công. Những mặt hàng gia công được đú trọng tại maquiladora là hàng dệt may, điện tử gia dụng, lắp ráp xe hơi…
Tín dụng xuất khẩu
Chính sách tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu, tạo nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Là một nước chú trọng xuất khẩu, Mexico cũng sử dụng biện pháp này để đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tín dụng xuất khẩu là hình thức phổ biến trong chính sách ngoại thương của Mexico. Cơ quan tín dụng xuất khẩu chính thức của Mexico là Banco Nacional de Comercio Exterior (Ngân hàng thương mại quốc gia), hay còn gọi là Bancomext. Bancomext được thành lập vào năm 1937 với mục đích chính là thúc đẩy tài chính cho các công ty xuất khẩu vừa và nhỏ của Mexico trên thị trường quốc tế bằng cách cung cấp các khoản vay vốn lưu động, các khoản vay cho dự án đầu tư đồng thời cung cấp dịch vụ đào tạo, cung cấp thông tin, hỗ trợ tài chính, điều phối dự án và tư vấn xuất khẩu. Đến nay, Bancomext được coi là một trong những công cụ có hiệu quả nhất được chính phủ sử dụng để tăng sức cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu Mexico.
Trợ cấp xuất khẩu
Theo quan điểm của WTO, trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có. Như vậy, trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu thường được chia làm hai hình thức là trợ cấp trực tiếp (trực tiếp cấp tiền hay chính phủ bảo lãnh những khoản vay, miễn các khoản thu thuế, phí…) và trợ cấp gián tiếp (chính phủ gián tiếp hỗ trợ bằng cách triển lãm, quảng cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu hay giúp đỡ kĩ thuật và đào tạo chuyên gia…)
Là một trong ba nước đầu tiên sáng lập nên Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Mexico được hưởng hệ thống ưu đãi chung (GSP) dưới sự bảo hộ của nhiều nước mà trong đó quan trọng nhất là Mỹ và Canada. Theo hệ thống này, các mặt hàng của Mexico bán cho các nước khác trong GATT ( ngày nay là WTO) được giảm thuế hay trong một số trường hợp còn được miễn thuế. Cuối năm 2004, trong các cuộc đàm phán phát triển thảo luận về trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, WTO đã đưa ra quyết định 25 thành viên có thể trợ cấp xuất khẩu, trong đó Mexico được trợ cấp cho 5 mặt hàng.
Chính phủ Mexico ưu đãi cho những doanh nghiệp có sản phẩm dành cho xuất khẩu nhiều hơn so với những doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho thị trường nội địa. Các doanh nghiệp này có thể được miễn tới 90% thuế lợi tức trong thời hạn 8 năm và có thể kéo dài tới 10 năm nếu như doanh nghiệp đó có vốn cố định đạt khoảng 70 triệu USD, có thể được miễn giảm một phần thuế xuất khẩu hàng hoá (thuế mậu dịch). Ngoài ra, chính phủ còn cho các nhà xuất khẩu được hưởng giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc… Tuy nhiên, chỉ có một số mặt hàng xuất khẩu trong nước được nhận sự trợ giá này, đặc biệt là dầu và các sản phẩm từ dầu, tôm và cà phê.
Tuy nhiên, trợ cấp xuất khẩu cũng có mặt trái của nó. Nó đưa đến cho Mexico những hậu quả kinh tế, chính trị không mong muốn. Ngày 23/03/2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông báo về việc thu hồi giấy phép xuất khẩu tôm của Mexico sang Mỹ với lý do ngành công nghiệp tôm của Mexico đã sử dụng thiết bị loại bỏ rùa biển gắn vào lưới khai thác tôm không phù hợp với loại thiết bị đã được Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) Hoa Kỳ công nhận. Tổng sản lượng tôm hằng năm của Mexico đạt từ 200.000 – 250.000 tấn, khoảng 20% tổng sản lượng tôm của Mexico được xuất khẩu, trong đó 96% khối lượng được đưa vào thị trường Mỹ. Năm 2009, Mexico xuất khẩu sang Mỹ hơn 41 tấn tôm, đứng thứ 6 trong các nước xuất khẩu tôm sang thị trường này, giá trị thu được lên tới 332.352 triệu USD, đứng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Việc bị cấm xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đã gây ra thiệt hại rất lớn đối với ngành xuất khẩu và ngành khai thác tôm của nước này. Hậu quả ngay trước mắt là mùa khai thác tôm năm nay sẽ phải kết thúc sớm hơn nhiều so với Mỹ, bắt đầu từ 15/05. Hơn nữa, một sản lượng lớn tôm, trong đó chủ yếu là tôm cỡ lớn, chất lượng cao, không thể xuất khẩu sẽ là áp lực đè nặng lên cả chuỗi giá trị tôm của nước này.
Chính sách tỷ giá hối đoái
Mexico hiện đang giữ cơ chế tỷ giá thả nổi, cơ chế này bắt đầu được áp dụng sau sự kiện đồng peso Mexico sụp đổ vào tháng 12/1994 nhằm làm giảm biến động thị trường. Từ tháng 8/1996, khi giá trị đồng peso đang được phục hồi, ngân hàng TW Banco de Mexico bắt đầu thực hiện thu mua ngoại tệ đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô để tăng thu ngoại tệ. Theo đó, đến năm 2007, dự trữ ngoại tệ của Mexico đã đạt mức 75,8 tỷ USD.
Tỉ giá MXN/USD trong giai đoạn 1993 – 2011
(Nguồn:
Nhìn vào biểu đồ tỷ giá hối đoái MXN/USD, ta nhận thấy từ tháng 06/1995 đến nay giá trị đồng peso vẫn được duy trì ở mức ổn định, không có biến động quá lớn so với USD. Điều này thực hiện được là nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý tiền tệ Mexico vào thị trường tiền tệ và nước này cũng có một lượng dự trữ ngoại tệ đáng kể. Nhìn chung, các nước Mỹ Latinh, nhất là các nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt như Mexico vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc tăng giá xuất khẩu các loại hàng hóa đó trên thị trường thế giới. Những thử thách mà các nước này, trong đó có Mexico phải đối phó trong năm nay chủ yếu là chính sách thu hồi các gói kích thích tăng trưởng trong hai năm qua, cộng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ, tài khóa và chi tiêu của Chính phủ cũng như việc tăng lãi suất tiền gửi và tín dụng, điều chỉnh tỷ giá trước xu thế phục hồi mạnh của các đồng tiền bản địa so với đồng USD do lãi suấ ở các nước phát triển vẫn tiếp tục ở mức thấp, nên luồng tiền ở các nước đó đổ vào mua cổ phiếu của các nước trong khu vực để tìm kiếm lợi nhuận nhanh hơn, đẩy đồng tiền của họ tăng giá gây ảnh hưởng đến sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa trong khu vực.
Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế
Thuế xuất khẩu rất ít khi được sử dụng một cách rộng rãi tại một nước có nền công nghiệp phát triển như Mexico. Thuế xuất khẩu ở Mexico không nhằm tăng thu ngân sách mà thường chỉ được áp dụng nhằm hạn chế việc xuất khẩu động vật sống và đánh vào các loại nông sản chưa qua chế biến cũng như các loại nguyên liệu thô để nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà xuất khẩu. Hình thức đánh thuế như vậy có thể tăng thêm giá trị gia tăng đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế.
Ngoài chính sách về thuế đối với xuất khẩu, Mexico còn có chính sách ưu tiên về thuế đối với các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không đánh thuế nhập khẩu hoặc đánh thuế rất thấp. Đồng thời, Nhà nước cũng quy định việc miễn giảm và hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Các biện pháp xúc tiến xuất khẩu
Các cơ quan chính phủ chính chịu trách nhiệm xúc tiến và hỗ trợ hàng hóa Mexico thâm nhập thị trường nước ngoài là SECOFI, SHCP, BANCOMEXT và NAFIN.
Các khung pháp lý Mexico được thành lập nhằm khuyến khích các công ty xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm của họ và những công ty chiếm được thị phần mới ở nước ngoài hoặc có vị trí vững chắc ở những thị trường mà họ đã có sẵn thị phần. Các quy định, nguồn pháp lý và tài chính trong khu vực này bao gồm tập quán luật, các định mức và quy tắc tài chính chung về ngoại thương, luật thuế giá trị gia tăng, và luật tài chính với những sửa đổi của Liên bang.
Chương trình nhập khẩu tạm thời những hàng hóa để sản xuất xuất khẩu (PITEX)
Đây là những chương trình nhập khẩu tạm thời cho phép nhập cảnh tạm thời hàng hoá vào Mexico với mục đích sửa chữa, chuyển đổi sản xuất. Các chương trình này yêu cầu một tỷ lệ cụ thể của hàng hoá gia công, sửa chữa, hoặc chuyển đổi được xuất khẩu ra nước ngoài. Theo chương trình này, hàng hóa được nhập khẩu tạm thời vào Mexico sẽ ko bị đánh thuế hải quan, thuế đối kháng và thuế giá trị gia tăng.
Chương trình này cho phép nhập khẩu tạm thời nguyên liệu, phụ tùng; trailers và container; chất dễ cháy, chất bôi trơn, phụ liệu; máy móc, công cụ thiết bị, khuôn mẫu sử dụng trong sản xuất mặt hàng xuất khẩu; gia dụng, thiết bị và các phụ kiện để điều tra, kiểm soát chất lượng và thông tin liên lạc… Trong số đó, các mặt hàng như nguyên liệu, phụ tùng, công cụ sở dụng trong sản xuất hay container sẽ được phép xuất khẩu nếu có doanh thu hàng năm nước ngoài nhiều hơn 500.00 USD. Các nguyên liệu, phụ tùng hay các thiết bị để điều tra, kiểm soát chất lượng và thông tin liên lạc thì phải dựa vào doanh thu hàng năm ở nước ngoài của các nhà xuất khẩu phải vượt qua 30%. Khuyến khích hoạt động của ngành công nghiệp xuất khẩu maquiladoras là một quá trình công nghiệp, dịch vụ dành cho việc chuyển đổi, sản xuất, sửa chữa hàng hóa nước ngoài có nguồn gốc tạm nhập khẩu để xuất khẩu sau này của họ.
Các cá nhân hoặc công ty Mexico có thể lựa chọn tham gia chương trình này, bất kể cơ cấu vốn. Cá nhân hoặc công ty có thể thiết lập các cơ sở của họ ở bất cứ nơi nào tại Mexico với mục đích sản xuất xuất khẩu, và họ có thể bán một tỷ lệ % nhất định của tổng sản lượng của họ vào thị trường quốc gia. Công ty được thành lập có thể áp dụng loại hình này hoạt động nếu họ cạnh tranh với sản phẩm của họ trên thị trường quốc gia và muốn tận dụng lợi thế của năng lực sản xuất để xuất khẩu.
Công ty thương mại nước ngoài ECEX
Đây là những công ty có mục đích chính là thúc đẩy và xuất khẩu sản phẩm Mexico để : tích hợp và củng cố các đề nghị của xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường quốc tế; xác định và đáp ứng nhu cầu cho các sản phẩm Mexico ở nước ngoài; phát triển mạng lưới phân phối quốc tế; đẩy mạnh xuất khẩu của các công ty vừa và nhỏ; tích hợp bộ phận thay thế cho xuất khẩu. Các công ty này sẽ phát triển các khảo sát thị trường, các chương trình tiếp thị, chiến lược, và phân tích hoạt động của giao thông hàng hóa và các vấn đề hậu cần, bao gồm cả bảo hiểm, vận chuyển, thủ tục hải quan, và tài liệu.
Lợi ích của ECEX là lấy giấy chứng nhận công ty xuất khẩu khối lượng lớn (ALTEX). Dự án cụ thể phải được phê duyệt qua chương trình nhập khẩu tạm thời để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. ECEX còn miễn phí dịch vụ thông tin thương mại và cho phép truy cập vào chương trình khuyến khích tài chính được thành lập bởi BANCOMEXT
Giấy chứng nhận công ty xuất khẩu khối lượng lớn (ALTEX)
Mục đích chủ yếu của chứng nhận này là để có được ưu đãi, và để đơn giản hóa các thủ tục và giấy tờ thông qua các chương trình khác nhau mà Bộ Kinh tế đã thiết lập với các phòng ban khác và các văn phòng của chính phủ liên bang, chẳng hạn như: khuyến khích tài chính cụ thể, chủ yếu thông qua BANCOMEXT; trợ cấp ưu đãi đối với giấy phép xuất khẩu; hoàn trả thuế IVA Xuất khẩu trực tiếp dầu và các sản phẩm từ dầu có thể yêu cầu chương trình này, nếu các công ty trong nước chứng minh doanh thu hàng năm ở nước ngoài ít nhất là 2.000.000 USD, hoặc 40 % tổng doanh số. Nếu là những nhà xuất khẩu gián tiếp, các công ty phải chứng minh xuất khẩu gián tiếp chiếm 50% tổng doanh số.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam – Mexico
Việt Nam và Mexico chính thức thiết lập ngoại giao vào ngày 19/5/1975 và ngay trong năm 1975, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Mexico. Năm 1976, Mexico mở Đại sứ quán tại Hà Nội, nhưng đến 1980 rút vì khó khăn kinh tế. Tháng 7/2000, Mexico mở lại Đại sứ quán tại Hà Nội.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Mexico đã trở thành một trong những bạn hàng hợp tác đôi bên cùng có lợi của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Mexico năm 2000 đạt khoảng 50 triệu USD, đến năm 2010 tăng lên 300 triệu USD.
So sánh chính sách xuất khẩu của Việt Nam – Mexico và bài học rút ra
2.1 Về mặt hàng nông sản
Mexico là nước có nền nông nghiệp phát triển khá cao, chủ yếu sản xuất ngô, lúa mì, rau quả, trái cây, cỏ chăn nuôi.. nhưng từ khi nước này gia nhập NAFTA năm 1994 thì sản lượng các sản phẩm trên đều giảm do ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực này bị cắt giảm, thời tiết không thuận lợi và không cạnh tranh nổi hàng nông sản Mỹ. Tuy nhiên Việt Nam và Mexico vẫn có thể tăng cường hợp tác nông nghiệp như trao đổi giống ngô, lúa, cỏ chăn nuôi, rau quả, giống bò sữa và bò thịt cũng như hợp tác trong lĩnh vực trong lúa nước, trồng dừa ở Mexico; trồng cây nopal (một loại xương rồng có thể làm thực phẩm cho người và xúc vật ở vùng khô cằn, hải đảo) ở Việt Nam.
Là những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, Việt Nam và Mexico có thể hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê vì hai bên có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và xã hội trong việc phát triển ngành này mà không có sự cạnh tranh lớn vì Mexcio chủ yếu sản xuất cà phê chè (arabica) và Việt Nam nối tiếng với cà phê vối (robusta).
2.2 Về thuế và hệ thống thuế
Để đi tắt và đón đầu trong điều kiện mới, Việt Nam cần áp dụng công cụ điều tiết mới. Để điều tiết hàng hoá xuất khẩu, thời gian qua, chúng ta đã sử dụng công cụ phi thuế như: cấm, tạm ngừng hạn ngạch, chỉ tiêu, phụ thu, gía tính thuế tối thiểu. Công cụ này sẽ không còn tồn tại sau đàm phán thương mại quốc tế nên để đáp ứng nhu cầu bảo hộ chính đáng, cần sớm áp dụng những công cụ quản lý mới đang phổ biến trên thế giới.
Thứ nhất, là thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá được nhiều nước trong đó có cả những nước có chế độ ngoại thương tương đối tự do như Mỹ, Mexico... áp dụng. Thuế này không gây ảnh hưởng đến mậu dịch chính ngạch nhưng lại có tác dụng lớn đối với mậu dịch biên giới, nơi hàng hoá được nhập khẩu với giá rất rẻ làm mất tác dụng của tính thuế theo tỷ lệ phần trăm. Bên cạnh đó biện pháp này vừa bãi bỏ được chế độ tính thuế theo giá tối thiểu vừa chống được gian lận thương mại thông qua khai man trị giá tính thuế. Biện pháp này phù hợp với hàng nông sản và một số sản phẩm công nghiệp khác vẫn được nhập khẩu vào nước ta với giá quá thấp, đặc biệt có tác dụng đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
Thứ hai, cần áp dụng thuế chống phá giá nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam.
2.3 Về các chính sách khác
Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu và tham gia một cách tích cực vào các định chế hoạt động thị trường thế giới sao cho hội nhập được nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới để tranh thủ được các điều kiện quốc tế, mở rộng thị trường. Nhờ đó, chúng ta có thể tận dụng được các điều kiện, các ưu đãi hỗ trợ cho việc thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thì hàng hoá phải có khả năng cạnh tranh cao. Do vậy, chính sách của nước ta phải tập trung đầu tư vào các ngành hàng nhằm tạo ra những sản phẩm mới trên cơ sở nhu cầu của thị trường thế giới; có được sản phẩm với hàm lượng công nghệ hiện đại và chứa đựng nhiều giá trị gia tăng; tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước. Xác định các bước đi hợp lý và các chính sách để thực hiện bước đi đó. Nền kinh tế Mexico đã thành công khi thực hiện một chiến lược là chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến, lúc đầu là sản phẩm có hàm lượng lao động cao ở nơi có lao động rẻ; sau khi lao động tăng giá, nước này chuyển sang sản xuất các sản phẩm với công nghệ tiên tiến với hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít lao động.
Về chính sách, Chính phủ phải quản lý được thị trường. Thực hiện thống nhất thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thực hiện đầu tư tập trung cho các ngành hướng vào xuất khẩu. Chính phủ xác lập những giải pháp hợp lý tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển. Nhà nước cần có các chính sách tận dụng vốn, công nghệ và tổ chức thị trường hướng về xuất khẩu của các công ty xuyên quốc gia và các công ty này có vai trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.
f KẾT LUẬN e
Như vậy, những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như tài nguyên thiên nhiên kết hợp với những chính sách đối ngoại tiến bộ đã giúp Mexico vượt qua được cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 1994 để vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 8 và là nước có nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới dựa trên GDP, lớn thứ hai ở khu vực Mỹ Latinh.
Là một đất nước theo định hướng xuất khẩu, Mexico đã phát triển và kết hợp được hài hòa các lĩnh vực kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực được Mexico tập trung đẩy mạnh và nâng cao sản xuất là hàng công nghiệp, máy móc và thiết bị điện tử, ô tô và phụ tùng ô tô, hóa chất cơ bản, dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ; ngành nông nghiệp có hoa quả, rau, cà phê, bông; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho việc xuất khẩu như: thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ hàng hải, hàng không, xây dựng, bảo hiểm… Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Mexico rất có tác dụng đối với nền kinh tế này như chính sách tín dụng xuất khẩu, chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chính sách tỷ giá hối đoái, biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, ngoài ra còn có các ưu đãi về thuế xuất khẩu.
Trải qua mười năm nỗ lực phấn đấu, thành công nổi bật của Việt Nam là đã giúp cho nền kinh tế thích ứng được với những biến đổi trong bản thân nền kinh tế nước nhà cũng như trong môi trường kinh tế quốc tế. Song con đường đi đến tăng trưởng với xuất khẩu là động lực không phải là bằng phẳng. Chiến lược công nghiệp hoá gồm hai mũi nhọn chưa bù đắp được xu hướng bất lợi cho xuất khẩu được ẩn chứa trong chế độ bảo hộ. Vấn đề cấp bách là cần có những chính sách kinh tế khả thi, đồng bộ và hiệu quả để không chỉ khắc phục những thiên vị bất lợi cho xuất khẩu mà còn tạo đà cho xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung có sức bật để tiến xa hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Ngoại thươngg, GS, TS Bùi Xuân Lưu – PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội (2009)
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/mx.html
aiclawyers.com.vn/Articles/Details/-Lien-minh-SSA--Mexico--Su-vi-pham-nghiem-trong-phap-luat-Hoa-Ky
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách xuất khẩu của mexico.doc