Chủ đề 2B: Khủng hoảng tài chính

Có nhiều người cho rằng đó là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế tự do. M ột số người khác lại hy vọng rằng những sự tự do của 25 năm trở về trước sẽ quay trở lại và khi đó các chính phủ sẽ can thiệp nhiều hơn nữa. Sự công khai này mang lại những phân tích và thông điệp trái ngược nhau. Kết luận chủ yếu được rút ra là cội nguồn của khủng hoảng chính là sự thất bại của các chính quyền cũng như các chính khách. Chính phủ M ỹ đã thực thi chính sách cho vay trên diện rộng đối với những đối tượng không thể có khả năng trả nợ. Sự công khai này được đề cập tới trong cuốn sách của Johnny M unkhammar, G iám đốc nghiên cứu EEI và Nima Sanandaji, G iám đốc điều hành của Captus. Họ đã mô tả cách các chính trị gia, không phải ở thị trường tự do, đã tạo ra khủng hoảng như thế nào và cũng cho rằng thế giới cần có những thị trường mang tính tự do nhiều hơn.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề 2B: Khủng hoảng tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như Fannie M ae and Freddie M ac. Vẽ lên sự trợ cấp mạnh mẽ, Fannie M ae and Freddie Mac đã cấp bảo lãnh thế chấp cho những cá nhân không đủ điều kiện cho vay bình thường. Đồng thời, những quy định này cũng được đưa ra trong một số trường hợp các ngân hàng bắt buộc mở rộng tín dụng cho những người vay mà tài sản không đảm bảo. Không khác với cuộc khủng hoảng tài chính ở Thụy Điển những năm 1990 và suy giảm kéo dài ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại có cái gốc từ chính sách tiền tệ của chính phủ. Cục dự trữ Mỹ cắt giảm tỷ lệ dự trữ ở mức rất thấp sau năm 2001 để làm chậm suy giảm kinh tế, đã tạo ra bong bóng bất động sản. Cuối cùng, các ngân hàng tin chắc rằng chính phủ sẵn sàng giải cứu họ, nếu khủng hoảng xảy ra. Trong bối cảnh đó, các tổ chức tín dụng Mỹ mở rộng những khoản cho vay rủi ro cao cho những người có điều kiện tín dụng thấp. Khi thị trường nhà đất suy giảm, phần lớn các hộ gia đình không còn có khả năng trả hết những khoản vay của họ, và khủng hoảng đã xảy ra sau đó. Nhiều chuyên gia và nhà bình luận đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhưng trong suốt giai đoạn kinh tế tăng trưởng, không ai lắng nghe những cảnh báo này, trong đó có cả Đ ảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Thị trường tự do được đặc trưng là tạo sự phá huỷ: sản phẩm cũ, công ty và việc làm được thây thế bằng cái mới và tốt hơn. Nếu không có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường tài chính Mỹ có lẽ sự suy giảm đã có hạn chế và những người tham gia thị trường sẽ chịu đựng sự mất mát.Thông qua sự can thiệp của chính phủ, sự suy giảm đã trở thành cuộc khủng hoảng - nếu chính phủ không tiếp tục can thiệp – có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó chính phủ can thiệp sâu hơn. Khủng hoảng phải được ngăn chặn và điều này có thể đưa đến sự can thiệp có thể lặp đi lập lại trong một thời gian dài. Điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà còn diễn ra ở các tổ chức tài chính tại các quốc gia khác đã lỡ mua lại khoản tín dụng xấu. Ngày nay các quốc gia Châu Âu đang hành động riêng lẻ, nhưng việc phối hợp hành động trong nội bộ các nước EU đang được bàn luận. Ngoài việc kiểm soát khủng hoảng, có 8 rất nhiều lý do để tập trung cải thiện một viễn cảnh dài hạn, nơi mà vai trò của chính phủ trong thị trường tài chính là đề ra những luật lệ, chứ không chỉ là người tham gia thị trường. Hoa Kỳ trước đây đã giành được lợi thế thông qua chính sách tự do kinh tế và gia tăng mối quan hệ đến những nước công nghiệp khác. Trong những năm gần đây, nước này đã mất đà trong cải cách thị trường, chi tiêu công đã gia tăng và những điều chỉnh mới về công nghiệp đã được đưa vào. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ đã mất đi chút ít về tự do kinh tế - và do đó là mất cạnh tranh – trong khi những nước khác gia tăng cạnh tranh. Điều này đang áp dụng với phần lớn các nước Châu Âu và dĩ nhiên có Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin được đề cập là 3 nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Nhiều dự đoán rằng khủng hoảng đã đánh dấu kết thúc kỷ nguyên thịnh vượng và thống trị toàn cầu của Hoa K ỳ. Hoa Kỳ dĩ nhiên có thể vượt qua cuộc khủng hoảng, nhưng câu hỏi đặt ra là bằng cách nào và khi nào - và đâu là điều kiện kinh tế lâu dài được tạo lập bởi các chính trị gia Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thị trường tài chính. Để thành công, các chính trị gia Mỹ phải nhận ra được nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng và đánh giá những cải cách tiếp theo. Cuộc khủng hoảng này không phải là kết quả của nền kinh tế Hoa Kỳ đang quá tự do, mà nó đến từ những phần khác nhau nơi mà nó chưa được tự do cho đến tận bây giờ. (The crisis is not a result of the US economy being too free, but comes from the various parts where it has not been free until now.) Sẽ luôn có những suy giảm trong nền kinh tế và rủi ro của các bong bóng do thị trường tạo ra. Nhưng xoáy sâu vào lý thuyết rất phổ biến của Karl Marx hoặc Jean- Baptiste Colbert, cũng không có giải pháp cho bất kỳ điều này. Thị trường tự do là điều kiện tạo nên sự thịnh vượng, và tự do thị trường tài chính là cần thiết trên toàn cầu của những thập niên trước đây. Thật vậy, kể từ khi cuộc khủng hoảng này xảy ra, vai trò tạo lập của chính phủ là rất lớn, nó cung cấp một tình thế mạnh mẽ để tự do hoá thị trường tài chính. Kiến thức này cũng quan trọng cho Châu Âu cân nhắc, ít nhiều bởi vì cuộc khủng khoảng cũng tác động đến chúng ta giống như vậy. Chúng ta có thể học rất nhiều điều từ những việc đã làm tốt và những việc chưa làm tốt trong chính sách kinh 9 tế M ỹ. Mục tiêu của nghiên cứu này để mô tả nguồn gốc và những giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Johnny Munkhammar Giám đốc nghiên cứu, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu Nima Sanandaji Managing Director, Captus, chuyên gia cố vấn Từ rủi ro thế chấp đến khủng hoảng tài chính toàn cầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng rất nhanh và đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào trong nước. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã duy trì mức lãi suất liên bang rất thấp trong một thời gian dài. Năm 2003, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng chỉ khoảng 1%. Hơn nữa, từ năm 2003-2005 FED đã duy trì lãi suất dưới mức lạm phát kỳ vọng dẫn đến việc trợ cấp mạnh mẽ cho các khoản vay. Điều này đã tạo ra bong bóng nhà đất. Từ giữa thập niên 1990, thị trường cho vay dưới chuẩn bắt đầu phát triển. Theo đó, thị trường này cung cấp các khoản vay cho những người đi vay không đáp ứng đủ điều kiện để vay thông thường. Sự phát triển của các khoản vay thế chấp dưới chuẩn đó đã được khuyến khích mạnh mẽ ở góc độ chính trị thông qua các khoản trợ cấp. Thậm chí có những quy định trong vài trường hợp bắt buộc ngân hàng phải mở rộng thế chấp. Các khoản thế chấp dưới chuẩn đã đóng một vai trò quan trọng giúp cho số lượng những hộ gia đình Mỹ sở hữu nhà tăng từ 65% đến 69% trong giai đoạn 1995 - 2006. Cuối năm 2007, tổng cộng đã có hơn bảy triệu hộ gia đình Mỹ sở hữu các khoản vay dưới chuẩn. Giá trị của các khoản vay thế chấp dưới chuẩn tại thời điểm đó vào khoảng 1.300 tỷ đô la, gấp bốn lần so với năm 2003. Chỉ riêng trong năm 2005, những hợp đồng thế chấp dưới chuẩn được ký có giá trị khoảng 600 tỷ đô la. Những khoản vay dưới chuẩn rủi ro cao cùng với sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Chính phủ đã tạo ra khủng hoảng, nhưng chính hoạt động cho vay quá mức đã góp phần dẫn đến sự lây lan mạnh mẽ của khủng hoảng. Còn các chính trị gia Mỹ 10 lại làm tăng rủi ro cho một thị trường vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, hậu quả là khủng hoảng nhanh chóng xuất hiện. Khi tăng trưởng kinh tế chững lại, thị trường nhà đất bắt đầu đóng băng, những hộ gia đình có thu nhập thấp bắt đầu gặp khó khăn trong việc hoàn trả và tái tục các khoản vay thế chấp của họ. Trong quý III năm 2007, các khoản vay thế chấp dưới chuẩn chiếm tổng cộng 13% thị trường cho vay thế chấp tại Mỹ, đồng thời đã có 55% trường hợp nhà bị tịch thu trong thời gian này. Một vài tổ chức tín dụng Mỹ chuyên cho vay dưới chuẩn đã lâm vào khủng hoảng nặng nề. Chẳng hạn như cổ phần của New Century Financial Corporations và Novastar Financial giảm mạnh đến 90%. Cuộc khủng hoảng sau đó nhanh chóng lan ra khắp thị trường tài chính vốn đã tăng trưởng quá nóng và tác động đến các tổ chức tín dụng bên ngoài Hoa Kỳ. Trong tháng 3/2008, Bloomberg thống kê hơn 34.000 việc làm đã bị cắt giảm tại các ngân hàng niêm yết ở phố Wall. Trong tháng 4/2008, IMF liên tục cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng tài chính có thể dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu. Tổ chức này thậm chí còn cho rằng đây có thể là "cú sốc tài chính lớn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng 1930". Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở M ỹ đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Trên khắp thế giới, những khách hàng lớn, nhỏ gửi tiết kiệm tại ngân hàng và các nhà đầu tư bắt đầu sợ sẽ mất đi tài sản. Một số các ngân hàng nổi tiếng hàng đầu thế giới bị phá sản, hoặc được mua lại bởi các ngân hàng khác, hoặc bị Chính phủ các nước chi tiền mua lại nhằm nắm quyền kiểm soát, hoặc được cứu bởi các tổ chức tín dụng công. Những tên tuổi này bao gồm các tổ chức nổi tiếng như Bear Sterns, Merrill Lynch đến Washington Mutual với bề dày 119 năm tuổi đến Northern Rock, Bradford & Bing và HBOS tại Vương quốc Anh. Trên quy mô quốc tế, người ta bắt đầu hoang mang về khả năng phá sản dây chuyền của các ngân hàng, đó cũng là lý do vì sao các ngân hàng đang kín đáo cho vay để hỗ trợ lẫn nhau. Vì các ngân hàng đang phụ thuộc lẫn nhau cả về các khoản vay và cho vay, nên ngay cả những tổ chức tín dụng còn sống sót cũng đang trong tình thế cực kỳ khó khăn. Chính phủ Mỹ đã chi ra gói giải cứu trị giá 700 tỷ đô la để bình ổn thị trường và bơm tiền vào các ngân hàng, cho họ một biên lãi suất cho các khoản vay tái tục. Phần 11 vốn đó một phần dùng để mua lại các khoản nợ xấu, chẳng hạn như khoản vay có thế chấp ở các ngân hàng. Tại châu Âu, với các biện pháp khác nhau - nhưng với mục đích tương tự - đã được áp dụng. Chính phủ đã cam kết bảo lãnh cho các khoản tiền gửi ở các ngân hàng ở một số nước. Tại Vương quốc Anh, Chính phủ đã hoán đổi nguồn vốn của các ngân hàng thành vốn chủ sở hữu, tạo thuận lợi cho việc trả lại của tiền đóng thuế của người dân trong tương lai - như là trường hợp tại Thụy Điển vào năm 1992. Có lẽ đặc điểm của cuộc khủng hoảng này là nó đã được biết trước nhưng không thể tránh khỏi. Trong thực tế, một số các chuyên gia nhìn thấy sự phát triển này sớm vào năm 1999, nhưng cảnh báo của họ không được chính phủ chú ý. Tiền Thuế - Tài trợ cho các Tổ chức tín dụng và những Quy định tạo ra Khủng hoảng Để hiểu được sự đảo lộn kinh tế hiện nay ở Mỹ, cần phải nghiên cứu hai tổ chức tín dụng đóng vai trò quyết định là: Fannie Mae và Freddie Mac. The Federal National M ortgage Association (Công ty Cho vay thế chấp Quốc gia thuộc Liên bang), gọi tắt là Fannie Mae, được thành lập bởi Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ sau Đại khủng hoảng. Qua thời gian, nó phát triển thành một tổ chức tín dụng tư nhân, đồng thời ở trạng thái là một thực thể của chính phủ. Việc kinh doanh của Fannie Mae bao gồm bảo hiểm các khoản cho vay của các tổ chức tín dụng khác. The Federal Home Loan Mortgage Corporation (Tập đòan cho vay mua nhà trả góp liên bang) ( viết tắt là: Freddie M ac) nó đã được thành lập vào 1970 với cấu trúc và mục đích tương tự như Fannie Mae. Hai tổ chức trên được chính quyền Liên bang tiếp quản vào ngày 7 tháng 9 năm 2008, khi bị ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng do các tổ chức này góp một phần lớn. Cần nói rằng các tổ chức này trong những tháng trước đã phụ trách 70% các khoản thế chấp tại Mỹ, thị trường trong đó nó đóng vai trò quyết định, nơi mà dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng xảy ra. Trước khi được tiếp quản bởi chính quyền Liên bang vào ngày 7 tháng 9 năm 2008, Fannie Mae và Freddie M ac là một thực thể, hai tổ chức này được thiết kế rất riêng, vừa là một cánh tay của chính phủ với những mục tiêu chính trị từ đó họ đã 12 nhận được những khoản trợ cấp lớn, M ặt khác, các doanh nghiệp cũng kinh doanh riêng và tìm cách tối đa hoá giá trị cổ đông. Mục tiêu chính trị đã làm giảm chi phí dành cho các khoản thế chấp dưới chuẩn bằng cách sử dụng trợ cấp xã hội những ảnh hưởng sau này đó là vô hiệu hóa trực tiếp các bản phân tích rủi ro thị trường bằng cách hạ thấp 1 cách giả tạo các khoản chi phí thế chấp những người hưởng lợi từ việc gia tăng các khoản vay thế chấp dưới chuẩn đả châm ngòi cho 1 cuộc khủng hoảng vỡ nợ. Một lý do tại sao Fannie Mae và Freddie Mac đã kiểm soát phần lớn thị trường thế chấp là do họ cũng được sử dụng các khoản trợ cấp để mở rộng hoạt động. Năm 1996, Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã nghiên cứu cho thấy Fannie M ae và Freddie Mac đã nhận được khoảng 6.5 tỷ đô la trợ cấp vào năm 1995. Cả hai đều giữ hơn 40% nguồn vốn này, thay vì sử dụng chúng để trợ cấp thế chấp. Không ngạc nhiên vì các công ty rất thích như vậy do lợi nhuận biên lớn vì chi phí vốn nhỏ. Trong năm, một cuộc khảo sát từ Cục Kho bạc Mỹ cũng khẳng định điều này. Fannie M ae. Và Freddie M ac không chỉ được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ. Các tổ chức trong lĩnh vực tài chính nhận thức rõ ràng chính phủ liên bang chống lưng cho các tổ chức này và họ sẽ rất không hài lòng khi hai tổ chức này sụp đổ - giả thuyết đã được chứng minh vào ngày 07 tháng 9 năm 2008. Lợi nhuận thì tư nhân hóa và xã hội tổn thất. Những lợi thế do các chính trị gia tạo ra cho Fannie M ae và Freddie M ac đã làm cho chúng phát triển nhanh chóng và mở rộng ra các tổ chức tín dụng trên thị trường tự do. Tháng 7 năm 2008 tờ New York Times thông tin rằng hai 2 tổ chức trên đã cấp hoặc cam kết tài trợ khoảng một nửa thị trường thế chấp, đại diện cho 12.000 tỷ đô la M ỹ. Fannie Mae và Freddie Mac đã được nói đến đã làm gia tăng rủi ro trên thị trường thế chấp theo ba cách: - Tiền thuế thông qua kênh Fannie Mae và Freddie Mac để khuyến khích những khoản vay có rủi ro cao. - Mặc nhiên người ta ngầm hiểu rằng chính phủ sẽ đứng sau lưng để cứu Fannie Mae và Freddie Mac trong trường hợp có khủng hoảng, chính vì vậy nó đã tiếp tục kích thích rủi ro của thị trường qua hành vi. 13 - Các tổ chức tín dụng đã đông đúc bởi Fannie M ae và Freddie Mac, do vai trò chi phối tạo ra những sai lầm chết người của họ Ngoài Fannie Mae và Freddie Mac, có những ngân hàng cho vay nhà liên bang ở Hoa Kỳ. Chúng được tạo ra sau khi khủng hoảng, và cũng như Fannie Mae và Freddie Mac, họ là các tổ chức tín dụng được tài trợ bởi thuế. Các ngân hàng nhà liên bang cho các ngân hàng khác vay đổi lại, các ngân hàng cung cấp các khoản thế chấp cho các cá nhân. Họ sử dụng trợ cấp thuế để giảm chi phí thế chấp và như vậy cũng đã góp phần làm cho mở rộng tín dụng quá mức trên thị trường thế chấp Mỹ. Thị trường tài chính Mỹ có quy định chặt chẽ, các quy định này đã góp phần trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng hiện nay. Các quy định của Liên bang và nhà nước chỉ cho phép một vài tổ chức tồn tại để đánh giá các rủi ro liên quan đến các khoản vay trên thị trường. Thị trường độc quyền này được trang bị kém để đo lường rủi ro so với một thị trường tự do hơn có nhiều thành viên tham gia. Đạo luật của Cộng đồng tái đầu tư được giới thiệu vào năm 1977 cũng đã châm ngòi những rủi ro xấu trong thị trường tín dụng. Chính quyền chịu trách nhiệm đánh giá số lượng các văn phòng chi nhánh của các ngân hàng trong các khu vực có thu nhập thấp và có bao nhiêu khoản vay được cấp ở đó. Nếu các khoản vay được cấp bị coi là quá ít, ngân hàng có nguy cơ bị xử phạt. Đê tránh bị phạt các ngân hàng sẽ mở rộng các khoản tín dụng cho những người không ít có khả năng chi trả cho các khoản vay. Năm 1995. chính quyền Clinton sửa đổi luật tái đầu tư Cộng đồng để gia tăng áp lực lên các ngân hàng cho vay có rủi ro cao. Người ta cho rằng thị trường có những rủi ro vì mặt trái của nó. Nhưng trong một thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh và không có sự can thiệp của chính phủ, động cơ lợi nhuận sẽ không bao giờ có dẫn đến việc cho vay ở những người không thể trả lại các khoản vay của họ. Hành vi chấp nhận rủi ro như vậy chỉ có thể được thực hiện bởi chính quyền, với tiền của người khác - tiền thuế của dân. Các chuyên gia đã dự đoán chính sách tạo ra khủng hoảng như thế nào… Phần lớn những chỉ trích trong những năm qua đã dự báo đối với những cuộc khủng hoảng tài chính do chính phủ bao cấp cho các công ty Fannie M ae và Freddie 14 Mac có thể tạo ra. M ột ví dụ là có một bài báo đã đăng trên tờ N ew York Times năm 1999. Bài báo đã diễn tả những kế hoạch ban đầu nhằm sử dụng Fannie Mae và Freddie Mac để tạo ra sự dễ dàng cho vay thế chấp. “Bằng cách mở rộng các hình thức cho vay mà nó sẽ mua lại, Fannie Mae khuyến khích các ngân hàng cấp các khoản vay nhiều hơn đến với người dân với tiêu chuẩn tín dụng thấp”. Điều này, dẫn đến kỳ vọng đưa đến tăng đầu cơ mua nhà đối với những hộ dưới chuẩn và thu nhập thấp”, đáp lại việc thắt chặt từ chính quyến Clinton. Nhưng cũng có sự ủng hộ cho các chính sách này từ bên trong khu vực tài chính tư nhân. Ngân hàng tư nhân thấy rằng khả năng của việc mở rộng thị phần của họ đối với những điều kiện tín dụng thấp. Khoản cho vay mà thông thường có thể quá rủi ro trở nên có lợi nhuận một khi họ được tài trợ bởi tiền thuế và được cam kết tài trợ bởi các tổ chức được chính phủ bao cấp. Tuy nhiên, 9 năm qua nó đã nhận ra rằng chính sách xã hội như thế nguy hiểm như thế nào. Một bài báo tương tự lưu ý Fannie Mae trong vai trò mới đã tạo ra nhiều rủi ro hơn trong lĩnh vực tài chính như thế nào, mà có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng trong suy thoái kinh tế Vào những năm của thập kỷ 80, thật là nguy hiểm khi chính phủ ra tay giải cứu các khu vực tài chính. Peter.J.Wallison của học viện tổ chức Mỹ và dự báo tài chính, cảnh báo người đọc:”nếu các định chế tài chính bị phá sản [do các khoản vay dưới chuẩn], chính phủ sẽ tham gia và giải cứu chúng”. Wallison tiếp tục phát triển quan điểm của mình về khủng hoảng mà ông ta dự báo. Năm 2001, ông ta biên tập 1 quyển sách về rất nhiều vấn đề tạo ra bởi Fannie Mae và Freddie Mac trong hệ thống tài chính M ỹ. Ba năm sau, ông ta xuất bản một quyển sách có tên là Tư nhân hoá Fannie Mae và Fredie Mac và Ngân hàng cho vay mua nhà liên bang- Tại sao và như thế nào, đồng tác giả với Thomas A.Stanton và Bert Ely. Các tác giả đã rất rõ ràng trong những cảnh báo đối với đọc giả lưu ý đặc biệt Fannie Mae và Freddie Mac, nhưng ngân hàng cho vay mua nhà liên bang đã lơ đi một khủng hoảng trong tương lai: “Chính phủ đã hỗ trợ các công ty trong phân phối thị trường nhà ở rất ít để chất lượng của hệ thống tài chính M ỹ, nhưng tạo ra rủi ro cho những người nộp thuế và nền kinh tế khi cả một hệ thống không thể giải quyết bởi quy định” 15 Được chú ý bởi nhà kinh tế Thomas Sowel, N.Gregory M ankiw (Chủ tịch hội đồng tư vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ) cảnh báo trong năm 2004 khu vực tài chính mong chính phủ giải cứu các định chế tài chính trong trường hợp có khủng hoảng. Mankiw nhận ra rằng điều này tạo ra “thúc đẩy cho các công ty chấp nhận rủi ro tương ứng với gia tăng trong doanh thu”. Cùng lúc đó, giá của những rủi ro trên giảm xuống, khi chính phủ sử dụng tiền của những người nộp thuế điều tiết sang. Trong số những nhà chỉ trích có Alan Greenspan, sau đó là Chủ tịch của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Trả lời chất vấn trước Hội đồng thượng nghị viện về ngân hàng, Nhà đất và các vấn đề liên quan vào tháng 4/2005, ông ta đưa ra những dự báo rõ ràng về việc các chính sách xã hội thông qua các tổ chức cho vay có thể dẫn tới 1 tương lai khủng hoảng. Greenspan lưu ý rằng:”các nhà đầu tư có thể đi đến nhận định rằng chính phủ sẽ không để các công ty cổ phần lớn sụp đổ”. Đã dẫn đến định giá hơn giá trị của tài sản đảm bảo và đáng chú ý là tỷ lệ thế chấp tài sản thấp hơn trên thị trừơng tự do. Greenspan cũng lưu ý rằng chính phủ chống lưng cho Fannie Mae và Fredie Mac là lý do quan trọng giải thích tại sao họ đã giữ vai trò quan trọng của thị trường thế chấp. Đó là chính phủ liên bang đã cho phép họ mở rộng thị phần của thị trường thế chấp hộ gia đình từ 5,6% từ năm 1990 đến 23% trong năm 2003. Trong phần trình bày của mình, Greespan giải thích cơ chế có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Trong một thị trường mà những người chủ nợ và các nhà đầu tư tin rằng người vay nợ ở vị trí có điểm tựa. Tuy nhiên, hành động của Fannie Mae và Fredie M ac đã làm vô hiệu cơ chế thị trường. “Quy chế GSEs về khía cạnh thị trường đã làm cho các công ty được bao cấp trở nên yếu không thể tồn tại được. Bởi vì trên thị trường các công ty tương tự như GSEs giao dịch định giá rủi ro hầu hết dựa trên nhận định của GSE, đặc biệt trong mối quan hệ với chính phủ hơn là cái làm được của các định chế, các nhà làm luật không thể trông cậy vào quy luật của thị trường đối với các rủi ro hệ thống”. Khi Fannie Mae và Fredie Mac còn ở quy mô nhỏ, rủi ro chúng có thể gây ra cho hệ thống tài chính là giới hạn. Từ khi trở thành các định chế tài chính, nhờ tiền của những người nộp thuế, ngày càng lớn, nó đòi hỏi “sự tăng trưởng theo bề rộng” theo cách mà chính phủ bao cấp cho vay, các định chế được chính phủ điều tiết, và bị kiểm 16 soát vai trò trên thị trường. Greenspand cảnh báo tình huống đó tồn tại có thể “đe dọa sự ổn định của Thị trường tài chính” và cũng cắt nghĩa Fannie Mae và Freddie Mac tạo ra sự tiện lợi cho thị trường thế chấp thông qua hoạt động cho vay của họ là quá mức so với thông thường Cuối cùng ông ta lưu ý rằng việc chủ tịch của Freddie Mac trong năm 1989 tuyên bố trước quốc hội Mỹ rằng có sự bảo hiểm rủi ro các hoạt động của công ty trước khi nó phát triển rộng ra. Sự thay đổi này sau năm 1989 khi các công ty bị kiểm soát bởi sự sở hữu của cổ đông tư nhân, những người sử dụng mối quan hệ gần gũi với chính phủ để mở rộng hoạt động của họ. Có lẽ sự phê phán mạnh mẽ nhất, đối với các chính sách gây ra khủng hoảng và chính sách tài chính (mà Greenspan chịu trách nhiệm lớn) khuyến khích dẫn đến gian lận cho vay từ các nhà quan sát một thị trường thân thiện. Tổng thống tiền nhiệm ứng cử Ron Paul và nhóm cố vấn thị trường tự do như Viện Cato và Viện Mises đã chỉ trích mạnh mẽ hành động của Đảng dân chủ cũng như Đảng Cộng hòa thời gian gần đây. Trong năm 2005, LewRockwell.com (là một trong những webzines nổi tiếng với những hồ sơ công bố độc lập và liên kết chặt chẽ với viện M ises) đã công bố bài diễn văn của Ron Paul trước Quốc hội Hoa kỳ, nơi ông cảnh bảo cuộc khủng hoảng sắp tới. “Tôi hy vọng rằng các đồng nghiệp của tôi cùng tôi bảo vệ những người nộp thuế từ việc phải giải cứu Fannie Mae và Fredie Mac khi bong bóng cho vay mua nhà sụp đổ” Các phê bình gay gắt cũng nhắm vào chính quyền Tổng thống Bush và cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, các thành viên của Quốc hội về việc đã quá hào phóng trong chi tiêu tiền đóng thuế của người dân. Vậy thì, trước khi cuộc khủng hoảng lan rộng, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ, cố vấn kinh tế của Tổng thống và một chuyên gia trên thị trường thế chấp phải đánh giá 1 cách cẩn thận tại sao chính sách chính phủ có thể dẫn đến 1 cuộc khủng hoảng tài chính và xác định sự kết hợp như thế nào đã mở đường cho lợi nhuận tư nhân và tổn thất xã hội.Trên thực tế, một sự thay đổi chính trị sẽ tác động hoàn toàn 17 lên những vấn đề được tạo ra bởi một chính sách tiền tệ trợ cấp cho vay kết hợp với sự can thiệp của chính phủ. Các chính trị gia sẽ tiến hành các cải cách cần thiết nhưng tất cả đã hoàn hảo. …Nhưng các nhà chính trị đã bỏ qua những cảnh báo Trong Nhà trắng, đã sớm có những sự thấu hiểu rằng cách hành xử của Fannie Mae và Freddie M ac sẽ đưa đến khủng hoảng lớn. M ột bài báo trên tờ N ew York Post chỉ ra rằng tiền cơ sở năm 2002 mà chính phủ tài trợ cho vay các tổ chức đã lớn đến mức những vấn đề tài chính của chúng có thể sinh ra những khó khăn to lớn cho toàn bộ khu vực tài chính. Trong năm 2003 chính quyền Bush đã cố gắng thuyết phục Quốc hội tạo quyền giám sát và điều tiết Fannie M ae và Freddie Mac. Kế hoạch đưa ra nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức tín dụng. Nhưng thuế tài chính của các tổ chức này có thể giữ lại, như một sự bảo đảm ngầm rằng chính phủ có thể can thiệp vào nếu các tổ chức gặp vấn đề. Tuy nhiên, Barney Frank, sau đó là Democrat, chủ tịch của Hội đồng Tài chính Quốc gia đã phản đối những sáng kiến này. Frank tin rằng tình hình tài chính của Fannie Mae và Freddie Mac cơ bản là đảm bảo và bày tỏ rằng ông ta không thể thấy một dấu hiệu mất kiểm soát nghiêm trọng nào. “Hai thực thể - Fannie M ae và Freddie Mac – không đối diện với bất kỳ khủng hoảng tài chính nào”. Frank giải thích. Hơn nữa ông ta biện dẫn: “Càng nhiều người thổi phồng những vấn đề này, càng nhiều sức ép lên các công ty này, tài trợ mua nhà ở mức độ nhỏ hơn chúng ta thấy” Frank đã nhận được sự ủng hộ từ Rep.Melvin L.Watt (D), người đã tuyên bố: “Tôi không thấy gì hơn là một ván bài đang tiến hành ở đây, di chuyển từ trung gian này sang trung gian khác và đang trong quá trình suy yếu quyền lực mặc cả của những gia đình nghèo và khả năng nhận được tài trợ mua nhà.” Chín năm qua, có những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng khủng hoảng đang đến, nhưng các phương pháp đo lường được đưa ra bởi chính quyền Bush để hạn chế sự tàn phá của chính sách được đưa qua kênh Fannie Mae và Freddie Mac đã bị giới hạn trong việc tạo ra một quyền lực điều tiết mới. 18 Sau đó giải pháp không cơ bản vấn đề bơm tài trợ vào thị trường thế chấp đang gia tăng sự liều lĩnh 1 cách nguy hiểm, thêm vào việc chính phủ là người bảo lãnh cho Fannie Mae và Freddie Mac càng thúc đẩy cho vay có rủi ro tăng. Ngay cả một nỗ lực nhỏ để điều tiết cũng đã bị ngưng lại bởi Quốc hội khi nó gặp phải sự phản đổi của xã hội vì những hộ gia đình có thu nhập thấp mua nhà dễ dàng hơn. Một lý do quan trọng nữa giải thích tại sao Fannie Mae và Freddie Mac có thể tiếp tục làm bất kể rủi ro là sự can thiệp của chính phủ làm gia tăng những rủi ro trên thị trường thế chấp, những rủi ro này không hoàn toàn là do các chính trị gia tại thời điểm nền kinh tế Mỹ đang phát triển 1 cách nhanh chóng. Tuy nhiên Greenspan, chủ tịch của Fed, được Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa đánh giá là một nhà kinh tế xuất sắc, ngay cả khi những nhận xét của ông bị thờ ơ. Khi nền kinh tế đang vận hành tốt, các nhà chính trị quan tâm nhiều hơn việc đạt được những mục tiêu chính sách xã hội trong ngắn hạn hơn là ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tiềm tàng. Cũng có thể do sự thiếu hiểu biết tầm quan trọng của việc không vận dụng định lượng các biến rủi ro thị trường, đặc biệt khi có bàn tay tác động của chính phủ làm gia tăng mạnh mẽ rủi ro. Cuối cùng, một giải thích quan trọng, đó là Fannie Mea và Freddie Mac là những tổ chức đã chi tiêu đáng kể ảnh hưởng đến các quyết định của chính trường Mỹ - ví dụ những tổ chức này đã dẫn đầu trong quyên góp cho chiến dịch tranh cử của Obama – điều đó có thể giúp giải thích rằng họ có khả năng tăng trưởng bằng những chính sách đặc biệt và trợ cấp thuế. Vì vậy việc chính quyền Bush cố gắng kiểm soát Fannie Mac và Freddie Mac trong năm 2003 bằng những bằng chứng không được làm sáng tỏ là bằng chứng của rủi ro có thể nhìn thấy trước. Đề xuất cải cách không có sức mạnh hiệu quả và bản thân Bush cũng thông qua kênh chính sách xã hội để thực hiện sự can thiệp của chính phủ vào thị trường thế chấp. Trong bài diễn văn có giá trị vào mùa hè năm 2002, Bush tuyên bố: “Chúng ta cần hơn 5.5 triệu nhà được sở hữu đến năm 2010- triệu là tối thiểu số nhà sở hữu đến 2010. (...)Nó sắp đạt mức trung bình nhưng chúng ta phải cố gắng để đạt 19 được mục tiêu, tất cả chúng ta. Và bằng tất cả chúng ta, tôi muốn nói không chỉ là chính phủ liên bang mà khu vực tư cũng vậy” 26 Khủng hoảng lan rộng, với sự tiếp tay của thị trường tài chính thế giới, từ khu vực thế chấp nhà của M ỹ đến nhiều tổ chức tài chính khác. Bao gồm các chính phủ trên thế giới cũng tiếp tay tạo ra khủng hoảng. Nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc với thặng dư mậu dịch đã mang đến cho chính phủ quỹ dự trữ dồi dào. Sau đó, họ đầu tư vào các công cụ tài chính Mỹ, đẩy mức cho vay lên cao và thổi phồng bong bóng. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đề xuất vào ngày 21 tháng 10 rằng Châu Âu nên tạo ra nguồn dự trữ dồi dào. Theo đó, chính phủ các nước Châu Âu nên mua các công ty để tránh sự sở hữu của nước ngoài. Tác hại của sở hữu nước ngoài vẫn còn không rõ ràng. Nhưng điểm chính là mối bận tâm của chính phủ - như là quỹ dự trữ dồi dào – góp phần tạo ra khủng hoảng, điều đó có nghĩa là đòi hỏi cao hơn cũng không phải là giải pháp. Trước khi thiết lập ra con đường bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, nên nhớ chính xác là những loại chính sách này tạo ra 1 cuộc suy thoái trong những năm 30 như thế nào. Và trước khi đưa ra chính sách quốc gia đó nên bắt đầu cạnh tranh từ các công ty xã hội hóa, một điều nên nhớ là các ông chủ tư nhân chịu thử thách tốt hơn trong điều hành công ty hơn là chính phủ. Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là kết quả của tự do kinh tế . Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã nói ví von rằng cuộc khủng hoảng này xuất phát việc các nền kinh tế thế giới không được điều tiết hiệu quả, và thời kỳ này sẽ chấm dứt ngay. Nhiều nhà quan sát đã khẳng định rằng sau cuộc khủng hoảng này chúng ta nên đưa ra nhiều quy định hơn, tăng sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, tăng thuế và từ bỏ ý tưởng thị trường tự do. Theo biên tập Aftonbladet của tờ nhật báo lớn nhất ở Scandinavia, cuộc khủng hoảng tài chính hoàn toàn có thể đổ lỗi cho sự tự do kinh tế, và chỉ ra rằng thị trường tự do cơ bản là không bền vững. Bài báo trích dẫn tác phẩm "Khủng hoảng tài chính của chủ nghĩa Marx" đã chứng minh quan điểm của hệ tư tưởng đối lập trong việc giải thích cuộc khủng hoảng. 20 Thực tế là cuộc khủng hoảng ở M ỹ là kết quả của sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào các mục tiêu chính sách xã hội mà phần lớn các chính sách này không được thảo luận bởi những người coi nó như là một bằng chứng của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, cơn khủng hoảng này được coi là hậu quả của lòng tham: mọi thứ ở Mỹ từ chính sách chăm sóc y tế, giáo dục cho đến mức thuế bị cáo buộc là quá tự do. Chuyên gia Peter J. Wallison - người mà trong năm 1999 đã nhìn thấy trước được sự can thiệp của chính phủ vào thị trường thế chấp bất động sản có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong tương lai, đồn thời viết hai cuốn sách về rủi ro mà đại diện là những hoạt động của Fannie Mae và Freddie Mac - trao đổi ý kiến với một đồng nghiệp rằng hoàn toàn là phi lý khi đổ lỗi cuộc khủng hoảng là do thiếu các quy định. Trong ba thập kỷ qua đã có sự bãi bỏ các quy định quan trọng của nền kinh tế Mỹ, nhưng không phải trong lĩnh vực tài chính: "Hầu như mọi điều luật về tài chính, chẳng hạn như Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang, Đạo luật Cải cách 1991 - được thông qua sau vụ sụp đổ tiền tiết kiệm và cho vay ở cuối thập niên 1980 - đã thắt chặt đáng kể các quy định của ngân hàng ". Nhà bình luận tự do Johan Norberg hỏi trên tờ Swedish daily Expressen: "Chúng ta không nên bắt đầu một cuộc nghiên cứu hàng chục ngàn trang các quy định đã tồn tại và những thứ mà 12.190 người đã dành tất cả thời gian chỉ để điều chỉnh thị trường tài chính ở mức độ liên bang và những gì họ đã làm gì khi xảy ra khủng hoảng? Và rồi chúng ta sẽ thấy rằng họ đã làm thổi phồng quả bong bóng, ít nhất thì cũng hăm hở như những người khác. Cái khác biệt duy nhất là họ đã có một “cái bơm” lớn hơn". Ngay cả trong thời gian trước cuộc khủng hoảng tài chính, các quy định và sự can thiệp của Chính phủ được coi như là bằng chứng cho sự thất bại của chủ nghĩa tư bản. Milton Friedman - người đoạt giải thưởng Nobel - đã giải thích trong một cuốn sách đồng tác giả với Anna J. Schwartz: bằng cách tạo ra giảm phát thông qua chính sách tiền tệ, kinh tế đi xuống đã trở thành một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. 21 Cuộc khủng hoảng tài chính Thụy Điển trong những năm 1990 cho thấy một số điểm tương đồng với cái mà Hoa Kỳ vấp phải ngày nay. Lãi suất thấp, có nghĩa là các khoản vay đã được trợ cấp bởi chính phủ. Nhiều người Thụy Điển đã sẵn lòng ký kết cả những khoản vay rủi ro cao để mua nhà ở, so với hàng hoá khác. Khi cuộc khủng hoảng lãi suất thực xảy ra, giá bất động sản giảm mạnh và quả bóng nhà đất vỡ tung. Vì vậy, tín dụng ngân hàng nhanh chóng sụt giảm, và cuộc khủng hoảng xảy ra sau đó. Việc kết hợp một chế độ tỷ giá cố định và chính sách kinh tế lạm phát dài hạn, đã dẫn đến suy thoái kinh tế trầm trọng. Mặc dù cuộc khủng hoảng ở M ỹ phần lớn là do sự can thiệp của chính phủ và các quy định, nhưng có nhiều công cụ hiện được xem như là phương thuốc cứu chữa. M ột chính sách kiến thiết hơn phải bị loại bỏ, hoặc chí ít là hạn chế, cách thức mà Chính phủ liên bang Mỹ đã lạm dụng các tổ chức tín dụng cho chính sách xã hội thông qua các thị trường thế chấp, qua đó kích động cuộc khủng hoảng. Với cùng một đặc điểm, các quy định buộc các ngân hàng cấp khoản vay rủi ro cao trong một số trường hợp nên được sửa đổi hoặc thực sự loại bỏ. Bài học cho thấy sẽ rất nguy hiểm khi thúc đẩy một chính sách mà qua đó tiền thuế và các quy định được sử dụng để khuyến khích các ngân hàng cấp các khoản vay mà nếu có thể họ sẽ không cấp. Thị trường Tài chính tự do là nhân tố quyết định tạo ra sự giàu có. Không giống như những gì giới truyền thông và một số nhà bình luận đã nói, thị trường tài chính thế giới đượt điều tiết theo những cách khác nhau. Các cơ quan Chính phủ cung cấp thị trường đầu vào và đầu ra cho các tổ chức tài chính, giám sát hành động của họ, tác động thị trường tín dụng và quản lý dòng tiền tệ. Trên cấp độ quốc tế, một loạt các tổ chức điều tiết thị trường tài chính như: IMF, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng thanh toán quốc tế. Một số quy định và các hình thức can thiệp của chính phủ vào thị trường tài chính nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro xảy ra, nhưng ngược lại (chẳng hạn như cuộc khủng hoảng thế chấp Mỹ) có xu hướng gia tăng rủi ro. 22 Trong thời gian khủng hoảng thì rất dễ dàng để đòi hỏi nhiều điều luật hơn. Tuy nhiên, rất ít người am hiểu cuộc khủng hoảng thế chấp Mỹ sẽ đồng ý với sự sáng suốt trong việc ép buộc các ngân hàng bằng sắc lệnh để cho các hộ gia đình thu nhập thấp với mức đánh giá tín dụng thấp vay tiền, hoặc bằng trợ cấp các khoản vay rủi ro cao thông qua lãi suất hoặc các tổ chức tín dụng được chính phủ hậu thuẫn. Ngược lại, ngày nay các quy định hạn chế rủi ro của thị trường tài chính dường như một giải pháp hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, vì một số lý do, chúng ta cần phải thận trọng hơn về việc kiểm soát quá đà thị trường tài chính. Về bản chất thì thị trường tự do là nền tảng tạo ra sự thịnh vượng trên toàn thế giới. Các thị trường tài chính tự do tương đối đã đóng một vai trò quyết định trong việc tạo ra khả năng phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Các nghiên cứu đã xác minh mối liên kết giữa mức độ cạnh tranh và tình trạng mở cửa trong khu vực tài chính với sự tăng trưởng kinh tế của một nước cụ thể, mà cũng được củng cố bởi hiệu quả toàn cầu hóa trong khu vực tài chính. Trong những năm gần đây, khi thị trường tự do đã lan sang các nước xã hội chủ nghĩa trước đây của Đông Âu, cũng như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, thì thị trường tài chính đã có một vai trò quyết định kéo hàng trăm triệu người dân thoát khỏi đói nghèo. Khi thị trường bị điều chỉnh, họ có xu hướng làm việc kém hơn, bài học mà cuộc khủng hoảng Hoa Kỳ cho thấy rõ ràng. Làm cho thị trường không có rủi ro nghĩa là lấy đi năng lực tạo ra của cải của họ. Nếu không có sự bãi bỏ quy định của thị trường tài chính được trong những năm 1980, chúng ta sẽ không được hưởng lợi từ đặc trưng rõ ràng của toàn cầu hóa: mức tăng trưởng kinh tế cao và đi kèm với xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Thị trường tài chính càng tự do thì khả năng đầu tư vào các nước nghèo càng nhiều. Khu vực tư nhân có xu hướng tìm ra cách thức và phương tiện để phá vỡ các quy định, làm cho mục đích ban đầu của chúng bị vô hiệu. Đồng thời, dòng vốn lưu chuyển giữa các quốc gia nhưng có xu hướng tránh xa các quốc gia có quy định nghiêm ngặt. Xu hướng này minh họa rõ ràng rằng các nhà đầu tư thường coi việc gia tăng quy định của thị trường tài chính sẽ làm tổn hại việc đầu tư dài hạn; mặt khác, vốn đầu tư sẽ tìm cách len vào những thị trường tài chính ít quy định hơn. 23 Đối với các chính trị gia, chi phí giới thiệu các điều luật bổ sung là khá thấp. Trong ngắn hạn, những nhà làm luật có thể giành được sự ủng hộ của cử tri bằng "hành động" thông qua gia tăng sự điều tiết của chính phủ vào thị trường tài chính. Tác động thực tế của quy định chỉ thấy được trong tương lai xa, và kinh nghiệm cho chúng ta biết tài chính - như các thị trường khác – được phát triển tốt nhất khi nó vẫn được tự do. Chính vì vậy, không phải lúc nào lợi ích công cũng là tâm điểm của quá trình ra quyết định mang tính chính trị. Nhiều ví dụ chứng minh cho điều này đã được đề cập đến trong phạm vi lý thuyết của Lựa chọn công tại trường kinh tế. Tại các thị trường phức tạp, các chính trị gia và những quan chức nhà nước không thể thường xuyên xác định được yếu tố lợi ích công cũng như việc yếu tố này được ủng hộ như thế nào. Cục dự trữ liên bang M ỹ đã duy trì lãi suất ở mức rất thấp, do đó đã hỗ trợ được các khoản cho vay cũng như góp phần hạ nhiệt nền kinh tế. Điều này giải thích rằng một chính sách mà các nhà công chức tưởng là hợp lý nhưng đã tạo ra một cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Trên thực tế, chính sách điều tiết không chỉ đơn thuần được thực hiện trên cơ sở hợp lý. Các chính trị gia và công chức chịu trách nhiệm đề ra các nguyên tắc đều bị ảnh hưởng bởi lợi ích riêng và tư tưởng sở thích của họ. Một mục đích phía sau các luật lệ và sự can thiệp công trong nền kinh tế là nhằm gia tăng quyền lực cho các chính trị gia cũng như các nhà chức trách; một lý do khác là để đáp ứng tham vọng của các tổ chức vận động hành lang quy mô lớn. Đó là một yếu tố ấn định thị trường hoạt động như trên thực tế, đi ngược lại các điều luật mà chính phủ cho là hoàn hảo trên lý thuyết. Có một yếu tố khác để cân nhắc xem hệ thống quản lý mang tính chính trị thực sự có xu hướng hoạt động như thế nào. Các thị trường đều không hoàn hảo, và hiện tượng nóng bỏng của thị trường đôi khi có thể xảy ra, và cũng giống như trong vài trường hợp các nhà đầu tư có thể quá thận trọng trong việc đầu tư vốn của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng các chính trị gia nên can thiệp để cải thiện thị trường vì quá trình quản lý mang tính chính trị thường sử dụng các thông tin tệ hơn và dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn là việc quản lý dựa trện cơ sở thị trường. Luôn luôn có những biến động trên thị trường tự do, nhưng sự can thiệp chính trị sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng lớn. 24 Các chính trị gia rõ ràng có vai trò nhất định trong khu vực tài chính thông qua việc duy trì hệ thống tiền tệ theo đúng chức năng của nó, tạo ra các hệ thống giao dịch điện tử qua đó các giao dịch được thực hiện, điều tiết sự tuân thủ theo hợp đồng,… Khi cuộc khủng hoảng diễn ra, có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này với màu sắc chính trị - bởi vì những thất bại trên thị trường tài chính có thể làm cho toàn bộ nền kinh tế ngừng trệ. Nhưng cũng vào thời điểm đó, luôn tồn tại rủi ro: khu vực tài chính nhận ra thực tế rằng chính phủ sẽ cung cấp một gói cứu trợ cho cuộc khủng hoảng tiếp theo và do đó tiếp tục phóng đại hành động rủi ro của nó. Việc phân tích gắn liền với hệ thống pháp chế tương ứng áp dụng cho thị trường tài chính rất phức tạp, nhưng sẽ là bất hợp lý nếu như bắt đầu với một tầm nhìn sai lầm của thế giới rằng – bỏ qua thực tế là nước Mỹ đã thực sự có thị trường tài chính được điều tiết một cách chặt chẽ, và rằng hệ thống pháp chế cũng như sự can thiệp của chính phủ đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hiện nay – và vì vậy họ kêu gọi thêm nữa những hệ thống pháp chế cũng như sự can thiệp của chính phủ để giải quyết vấn đề này. Xét một cách tổng thể, tại nước M ỹ cũng như các nước khác và trên toàn thế giới đều có lý do để phát triển theo chiều hướng trở thành thị trường tự do hơn, nhằm gia tăng quá trình tạo ra của cải cũng như để tránh được những cuộc khủng hoảng xảy ra do có sự can thiệp chính trị. Mỹ đang lê bước trên con đường cải cách Một lý do giải thích tại sao các cuộc khủng hoảng tài chính có nguồn gốc từ nước M ỹ nhìn từ bề ngoài lại có thể được hiểu như cuộc khủng hoảng của nền kinh tế tự do là đất nước này yêu chuộng sự tự do về kinh tế ở mức độ cao. Rất đúng khi Mỹ đã gán cho chỉ số về sự tự do của nền kinh tế một vị trí rất quan trọng xét theo các chỉ số tổng hợp khác nhau. Điều này nói lên rằng có những phần của nền kinh tế Mỹ không có sự tự do. Xét theo yếu tố thị trưởng tài chính, sự tự do của nền kinh tế của Mỹ cũng giống như sự tự do của nền kinh tế của nhiều nước châu Âu. Sự tự do của nền kinh tế liên tiếp gia tăng trên thế giới trong vòng 20 năm qua. Không phải ở bất cứ quốc gia nào cũng có được yếu tố này và có sự cải thiện của yếu tố này, và không phải lúc nào yếu tố này cũng ổn định. M ặc dù vậy, xu hướng này là rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ đã trì trệ và thâm chí đã có những thời điểm Mỹ mất đi sự tự do của thị trường do luật mới ảnh hưởng đến nền 25 công nghiệp như Sarbanes-Oxley, cũng như việc tăng chi tiêu công.Trái lại, châu Âu lại hưởng thị sự tự do ngày càng lớn của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng vì vậy đã hiện diện ở nước M ỹ tại các thị trường tài chính có sự điều tiết và trong những năm gần đây cuộc khủng hoảng này đã làm giảm đi tính tự do của nền kinh tế. Vì vây, sẽ không hợp lý lắm khi giả định rằng sự phá vỡ các nguyên tắc, luật lệ trên diện rộng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng của M ỹ đã được kiểm soát như thế nào và các điều kiện giúp tăng trưởng trong tương lai cho đất nước đã phát triển như thế nào là các yếu tố mang tính quyết định cho châu Âu và công dân của họ. Mỹ không chỉ là đối tác thương mại quan trọng nhất của chúng ta mà còn là nước xuất khẩu có tầm cỡ các ý tưởng và những cải tiến mang tính cách mạng. Chiếm ưu thế trong những cuộc bàn luận về Mỹ hiện nay là những lời buộc tội dành cho sự hám lợi và những yêu sách ở đó sự phá vỡ các luật lệ đã gây ra cuộc khủng hoảng, ở đó phố Walll đã thực sự hủy hoại phố hệ thống tài chính của Mỹ. Điều này có ảnh hưởng tới hệ thống chính trị trước những cuộc bầu cử sắp tới. Vì vậy, rất có thể chính quyền mới của Washington DC sẽ tiếp tiếp giảm bớt sự tự do của nền kinh tế ở nước Mỹ. Sự sụt giảm hiện nay của các thị trường chứng khoán của M ỹ cần phải được xem xét trong mối tương quan với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường tài chính diễn ra trong những năm gần đây. Tổng lượng tiền tiết kiệm và tài sản của các tổ chức phi chính phủ cũng như của các hộ gia đình trừ đi số nợ của nền kinh tế Mỹ trong quý 2 đã lên đến con số gần 56 nghìn tỷ đô. Con số này tương ứng với khoảng 190 nghìn đô (tương đương 1.3 triệu curon Thụy Điển) trên một đầu người. Từ năm 2002 đến 2007, tiền tiết kiệm và giá trị tài sản đã gia tăng gần 50%. Lượng gia tăng này có thể so sánh với khoảng 700 tỷ đô, giá trị bằng chính gói cứu trợ mà chính phủ Mỹ đã quyết định tung ra để giải cứu nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. 700 tỷ đô tất nhiên là một số tiền không nhỏ nhưng khá quan trọng phải nhớ rằng việc gia tăng của cải trong những năm gần đây và sự gia tăng trong hầu hết các lĩnh vực khác cần phải được duy trì sau cuộc khủng hoảng hiện tại. Nền kinh tế M ỹ liên tục tận hưởng những sự gia tăng về năng suất lao động. Sự gia tăng hàng năm về năng suất lao động từ năm 2002 đến 2007 tính bình quân đạt 2,5%. Chỉ số này cao hơn chỉ số gia tăng bình quân hàng năm 2,1% trong giai đoạn 26 1988-2007. Hình 1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực của Mỹ từ quý 2 năm 1988 đến quý 4 năm 2008. Trong vòng 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,8%, con số này tương đương với con số của giai đoạn kéo dài 20 năm. Hình 1 – Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Mỹ 1988-2008 Nguồn: Cục phân tích kinh tế Thực tế cho thấy khu vực kinh tế công của M ỹ đã bị thâm hụt kể từ năm 2002 và điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách đã hạn chế các chi tiêu công nhằm loại bỏ sự thâm hụt này. Nhưng vấn đề này không nên được phóng đại. Từ năm 2002 đến 2007, thâm hụt ngân sách ở mức trung bình là 2,4%, và 1,3% kể từ năm 2000. Theo các phương tiện truyền thông, nền kinh tế Mỹ thường bị trì chích khi ngân sách công bị thâm hụt nghiêm trọng nhưng lại một lần nữa nhận định này có vẻ như hơi cường điệu quá. Nguồn lưu trữ dữ liệu của OECD so sánh nợ công của các quốc gia khác nhau tính đến năm 2006. Các con số cho thấy nợ công của Mỹ chiếm 62% GDP. Con số này là hơi cao nhưng vẫn thấp hơn khi so với con số tương ứng trong giai đoạn 1990-1998. Một so sánh khác trên phạm vi toàn cầu cho thấy nợ công của M ỹ (62%) không phải là 27 yếu tố ngoại lệ khi xét theo chỉ số GDP trong mối tương quan với các nước công nghiệp khác. Hình 2 – Nợ công trong khối các nước là thành viên của OECD năm 2006 Nguồn: Con số thống kê về khối OECD năm 2008 Nói tóm lại, M ỹ đã tận hưởng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như kết quả tất yếu của hàng loạt những cuộc cải cách chủ yếu là trong những năm của thập kỷ 80, điều này đã làm tăng sự tự do của nền kinh tế. Hệ quả của sự tăng trưởng này với sự thịnh vượng sẽ vẫn được duy trì sau cuộc khủng hoảng hiện nay. Rõ ràng là nền kinh tế Mỹ đang có vấn đề, nhưng những vấn đề này không nên nói theo cách cường điệu hóa. John M acCain đã bị trì chích rất nhiều khi ông tuyên bố rằng những nền tảng cơ bản của nền kinh tế Mỹ là rất mạnh mẽ, nhưng nếu chúng ta loại trừ yếu tố gây hoang mang, sợ hãi từ các phương tiện truyền thông, thì còn có nhiều điều để xác nhận sự hiện diện của bức tranh này. Khi mà chính phủ M ỹ được lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ và sự tăng trưởng này có được là nhờ sự tự do hóa thị trường, vì vậy chính phủ Mỹ nên tiếp tục đi theo định hướng này và rõ ràng không nên giảm đi sự tự do của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra cho thấy có sự can thiệp khá mạnh theo chiều hướng tiêu cực từ phía chính phủ Mỹ đối với các thị trường tại Mỹ và đây không phải là lối đi tốt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, có một điều rất quan trọng không chỉ đối với nước M ỹ mà còn đối với châu Âu cho dù họ là các nước khác có vai trò quan trọng đối 28 với tăng trưởng kinh tế, nước Mỹ cần phải chọn hướng đi giúp củng cố và gia tăng sức mạnh của các yếu tố nền tảng tích cực của nền kinh tế Khủng hoảng tài chính có thể là dấu hiệu đẩy châu Âu tiến lên phía trước. Trong vòng 30 năm, châu Âu đã tụt hậu so với nước Mỹ xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể được giải thích khá rõ thông quan sự khác nhau trong sự tự do của nền kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây, sự tự do của nền kinh tế vẫn tiếp tục gia tăng ở hầu hết các nước của châu Âu nhưng lại suy giảm ở M ỹ. Và bây giờ, châu Âu vẫn dường như giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính có hiệu quả hơn. Các chương trình nghị sự về chính sách của châu Âu sẽ hầu hết tập trung vào những cải cách nhưng những nội dung này không được rõ ràng như ở M ỹ. Kết luận Sự xác nhận được lặp lại nhiều lần trong các phân tích về khủng hoảng, về nguồn gốc và ảnh hưởng của khủng hoảng chỉ ra rằng đã đến lúc phải thảo luận xem chúng ta cần loại hình Chủ nghĩa tư bản nào. Đây là một nhu cầu chính đáng. M ột kết luận chung được rút ra là chúng ta cần có sự tự do nhiều hơn đối với Chủ nghĩa tư bản nào và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ. Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay là hậu quả của sự can thiệp của chính phủ và của các thị trường chịu sự điều tiết quá mức. Cần nhắc lại: các thị trường tự do dẫn tới sự biến mất của các công ty cũ, những nghề nghiệp cũ và như vậy diễn ra sự suy sụp của nền kinh tế. Tuy nhiên sự can thiệp toàn diện của chính phủ thường gây ra các cuộc khủng hoảng sâu sắc. Các thị trường rõ ràng cần những nguyên tắc để hoạt động nhưng nó không giống như các tập đoàn nửa nhà nước, các chính sách hỗ trợ thuế cũng như các điều luật điều tiết thái quá. Chúng ta cần chế độ tư bản nhưng không phải là chế độ tư bản của những năm 70 đã được đặt tên là nền kinh tế tổng hợp. Đôi lúc đã có những buổi thảo luận về sự thất bại của thị trường ở đó người ta giả định rằng những chính trị gia cần phải tìm ra nhiều giải pháp để khắc phục những vấn đề này. Có thể chúng ta phụ thuộc vào quan niệm đó, bất kỳ sự thất bại nào cũng được đổ lỗi cho một nguyên nhân khách quan cụ thể nào đó, nguyên nhân có thể không không phải đến từ thị trường tự do như định nghĩa. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chúng ta cần phải nhận ra rằng khủng hoảng tài chính không phải là sự thất bại 29 của thị trường – nếu thực sự có điều này đi nữa thì đó là sự thất bại nặng nề của thể chế chính trị. Lý thuyết sự lựa chọn công giải thích cách các chính khách thực thi các chính sách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung và đây là vấn đề đang được bàn tới. Cuộc khủng hoảng xuất hiện cho dù đã có nhiều cảnh bảo được lặp lại từ các chuyên gia. Hy vọng rằng cuộc tranh luận này sẽ tìm được thời điểm thích hợp để tập trung nhiều hơn để tìm ra nguồn gốc của sự thất bại này nhằm tránh được những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Khủng hoảng tài chính thực sự đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách đã phải tập trung vào việc quản lý và kiểm soát những cuộc khủng hoảng ngắn hạn. Tuy nhiên, thời gian trôi đi, việc phân tích một bức tranh dài hạn của khủng hoảng đã dần trở nên quan trọng. Có nhiều người cho rằng đó là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế tự do. Một số người khác lại hy vọng rằng những sự tự do của 25 năm trở về trước sẽ quay trở lại và khi đó các chính phủ sẽ can thiệp nhiều hơn nữa. Sự công khai này mang lại những phân tích và thông điệp trái ngược nhau. Kết luận chủ yếu được rút ra là cội nguồn của khủng hoảng chính là sự thất bại của các chính quyền cũng như các chính khách. Chính phủ Mỹ đã thực thi chính sách cho vay trên diện rộng đối với những đối tượng không thể có khả năng trả nợ. Sự công khai này được đề cập tới trong cuốn sách của Johnny Munkhammar, Giám đốc nghiên cứu EEI và Nima Sanandaji, Giám đốc điều hành của Captus. Họ đã mô tả cách các chính trị gia, không phải ở thị trường tự do, đã tạo ra khủng hoảng như thế nào và cũng cho rằng thế giới cần có những thị trường mang tính tự do nhiều hơn. -Hết -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_2b_khung_hoang_tai_chinh_1011.pdf
Luận văn liên quan