Chủ đề 3 : Vận dụng lý thuyết phân bố và đo lường công việc vào một doanh nghiệp

a.Chỉtiêuvềnăngsuấtlaođộng: W=Tổngdoanhthu/Sốlượnglaođộng W=Khốilượngsảnphẩm/Sốlượng laođộng Trongdulịch, kháchsạn,khốilượng sảnphẩmđượctính bằngngày khoán,chỉtiêu bìnhquântrên 1lao động=Lợinhuận/ Sốlao động bìnhquân Chỉtiêunàycàngcaothìlợi nhuậncànglớn nênquỹlương tănglên, chứngtỏviệcsửdụnglao độnghợplý vàhiệuquả. b.Hệsốsửdụnglaođộngtheoquỹthờigian: Hệsốsửdụnglaođộngtheoquỹthờigian= Thờigianlàmviệcthựctế/Thờigianlàmviệcchuẩn Thểhiệncườngđộlao độngvềthời gian. Hệsốnàytăng chứngtỏ thời gianlàm việccủanhânviêntăng dẫnđếnsảnphẩmsảnxuất cũngtăng, nóthể hiệnsựcốgắnglàm việccủanhânviênkhikhối lượng côngviệccủakháchsạntănglên.

pdf45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề 3 : Vận dụng lý thuyết phân bố và đo lường công việc vào một doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.themegallery.com LOGO Chủ đề 3 : VẬN DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC VÀO MỘT DOANH NGHIỆP Thành viên Nhóm 3 Thực hiện: 1. Đỗ Thị Thu Hồng 2. Phạm Tô Thục Hân 3. Nghiêm Hoài Trung 4. Võ Trọng Đạt 5. Dương Thị Dịu 6. Phạm Xuân Hùng 7. Dương Kim Trang 8. Phan Minh Tân 9. Im Sophanna Nội dung: Vận dụng thực tế Tóm tắt lý thuyết Nội dung: Phân bố công việc Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động Đo lường công việc Tóm tắt lý thuyết A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC 1. Định nghĩa:  Phân bố công việc là định rõ nội dung của từng công việc và xác định cách chia công việc trong phạm vi một tổ chức. Sau đó quan sát một cách khoa học từng chi tiết một của công việc nhằm loại bỏ những chỗ phí công và nâng cao sức sản xuất.  Mục tiêu: chia nhỏ công việc.  Đối tượng: lao động phổ thông.  Trong sản xuất và đo lường, phân bố công việc đi sau phân bố sản phẩm, phương pháp và trang thiết bị. 2. Kỹ thuật phân bố công việc: • 3 kỹ thuật phân bố công việc cổ truyền là: sơ đồ thực hành, sơ đồ hoạt động và sơ đồ phát triển. • So sánh 3 kỹ thuật: Giống nhau: đều làm dễ dàng việc phân tích bên trong công việc (từ vị trí của từng cá nhân một) và những công việc liên đới (từ vị trí này sang vị trí khác). A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC 2. Kỹ thuật phân bố công việc Khác nhau: Kỹ thuật Sơ đồ thực hành Sơ đồ hoạt động Sơ đồ phát triển Đối tượng Những động tác sơ đẳng nhất (cách đưa tay, cách nắm lấy, cách để xuống…) của từng công nhân ở một vị trí cố định Những công việc nhỏ quan trọng thực hiện bởi các nhóm công nhân và máy móc được chia bằng một đường thẳng theo đúng tỉ lệ thời gian Vị trí của từng công việc, một chuỗi công việc Hoạt động sản suất (5 loại: thi hành, chuyên chở, lưu trữ, kiểm tra, trì hoãn) Những công việc lặp đi lặp lại trong 1 chu kỳ ngắn và chậm để điều tiết lượng hàng sản xuất Những công việc lặp đi lặp lại thường nhật trong 1 chu kỳ và điều tiết số lượng hàng hóa cao Tất cả sự chuyển đổi những động tác hỗ tương giữa những công nhân Mục đích Chuyên môn hóa, phù hợp với thói quen, tiết kiệm động tác, thực hiện công việc trong 1 chu kỳ ngắn nhất Đánh giá dễ dàng tỉ lệ sản xuất và thời gian chết, từ đó tập trung vào những phương pháp làm giảm bớt thời gian chết cho công nhân,máy móc Vẽ ra sơ đồ phát triển bằng đồ thị của những công việc liên đới A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 3. Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến việc phân bố công việc: • Môi trường làm việc cực kì quan trọng trong việc phân bố công việc. Nhiệt độ, độ ẩm, không khí hít thở, tiếng ồn, ánh sáng quá độ và những sự thay đổi khác của môi trường đều tác động đến công việc, chúng không chỉ gây tác hại đến năng suất mà còn gây tác hại đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động. • Ví dụ: nhiệt độ tăng thì hiệu quả công việc giảm, nhất là đối với những công việc lao động chân tay. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC 4. So sánh mở rộng công việc và nâng cao chất lượng công việc  Giống nhau: Mở rộng công việc và nâng cao chất lượng công việc đều nhằm tránh sự đơn điệu và nhàm chán trong công việc, tạo cơ hội thể hiện bản thân của nhân viên, khuyến khích động viên phát triển năng lực của nhân viên. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC Khác nhau: Tiêu chí Mở rộng công việc Nâng cao chất lượng công việc Định nghĩa Mở rộng công việc làthao tác của việc tái thiết kế công việc hoặc sửa đổi công việc sao cho người lao động có thể cảm thấy bị cuốn hút hơn và có ý thức trách nhiệm hơn đối với điều kiện mà họ làm. Một công việc được mở rộng đưa ra 4 cơ hội cho nhân viên: 1- Tính đa dạng, cơ hội sử dụng các kỹ năng khác nhau. 2- Sự tự quản, cơ hội để thực hiện quyền kiểm soát đối với công việc 3- Sự nhận biết nhiệm vụ được giao, cơ hội để chịu toàn bộ trách nhiệm hay chươngtrình công việc. 4- Sự phản hồi, cơ hội để nhận được thông tin nóng . Nâng cao chất lượng công việc là thiết kế lại nội dung công việc để nó ý nghĩa hơn và đem lại sự phấn khởi tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào hoạch định, tổ chức và điều khiển công việc của họ. Việc nâng cao chất lượng công việc giả định là có rất nhiều công việc chuyên môn mà nhân viên không thể nào hình dung được là làm sao họ có thể góp phần vào mục đích chung. Nâng cao chất lượng công việc không chỉ mang lại sự hài lòng mà còn làm cho việc tổ chức thêm hiệu quả. T ính chất / điều kiện Tính chất và nội dung của công việc có thể được thay đổi qua sự mở rộng của công việc bằng 2 cách cơ bản - Cách thứ nhất: nhiều việc dùng tính chất và dùng kỹ năng làm việc có thể được bổ sung vào. - Cách thứ hai: các việc có tính chất khác nhau nhưng giống nhau về kỹ năng có thể được thêm vào. Hai điều kiện cần có thể để thiết lập hiệu quả của việc nâng cao chất lượng công việc: - Việc quản lý phải cung cấp thông tin, mục tiêu và hiệu suất công việc mà trước đây không thích hợp với nhân viên. - Một bầu không khí tổ chức thích đáng được thiết lập để đưa đến thành công, trước hết bầu không khí này không được gợi ý quá đáng đến việc kiểm tra cách cư xử riêng của từng người trong cơ cấu tổ chức. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 4. So sánh mở rộng công việc và nâng cao chất lượng công việc  Thiết kế công việc là định rõ nội dung của từng công việc và quyết định sự phân bố công việc trong phạm vi tổ chức. Hay nói cách khác, thiết kế công việc là quá trình xác định các công việc cụ thể cần hoàn thành và phương pháp được sử dụng để hoàn thành công việc đó, cũng như mối quan hệ của công việc đó với các công việc khác trong tổ chức. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC 4. So sánh mở rộng công việc và nâng cao chất lượng công việc • Trên thực tế, 2 phương pháp nay tương đối độc lập nhau. Thật vậy, với việc mở rộng công việc, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng công việc không có sức thuyết phục, việc nghiên cứu thường tập trung vào những công việc thêm vào để nâng cao chất lượng công việc do đó sẽ thất bại. Tuy nhiên, 2 phương pháp này có thể hỗ trợ nhau trong việc tái thiết kế công việc, vừa mở rộng công việc vừa nâng cao chất lượng công việc để làm tăng cả hiệu suất và hiệu quả công việc. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT II. TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG 1. Định nghĩa • Trong quá trình chuyển đổi, để một sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất có hiệu quả và năng suất cao, việc quản lý phải đặt ra các mục tiêu để đánh giá khả năng hiện tại trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu. Các mục tiêu đó được xem là các tiêu chuẩn. • Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động là một chuẩn mực được đặt ra như là cơ sở để so sánh trong khi đo lường và xem xét sản lượng. Tiêu chuẩn có thể được lập ra cho số lượng và đó là cơ sở kiểm tra. Không có những tiêu chuẩn đo lường được đặt ra thì sẽ không có cách nào để so sánh khả năng hiện tại với khả năng hoạch định và không có cách nào uốn nắn thông qua chức năng kiểm tra nếu cần thiết. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT II. TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG 2. Những yếu tố tác động đến tiêu chuẩn: A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT II. TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG 3. Các tiêu chuẩn theo cấp: 3.1. Tiêu chuẩn cấp bộ phận: • Nhiều công nhân hợp thành một đơn vị, một tổ, một đội đi vào hoạt động, các tổ đội đó và thiết bị họ sử dụng làm thành một tiêu chuẩn nhóm cho sản lượng đội. Cộng tất cả các cá nhân và đội nhóm với nhau, những nhà quản lý có thể lập ra tiêu chuẩn cấp bộ phận cho chất lượng, khối lượng, giá phí, ngày giao hàng… • Hiệu quả lao động là so sánh giữa giờ lao động hiện tại với giờ lao động chuẩn. + Giờ lao động hiện tại = giờ lao động chuẩn: 100% chuẩn thu được. + Giờ lao động hiện tại < giờ lao động chuẩn: trên 100% hiệu quả. + Giờ lao động hiện tại > giờ lao động chuẩn: dưới 100% hiệu quả. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT II. TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG 3. Các tiêu chuẩn theo cấp: 3.2. Tiêu chuẩn cấp nhà máy: • Ở nhà máy, số lượng và tiêu chuẩn lao động được duy trì giống với mục tiêu ở mức độ cấp bộ phận. • Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn cấp nhà máy với tiêu chuẩn cấp bộ phận là có nhiều tiêu chuẩn được thêm vào và một số tiêu chuẩn đối lập nhau. 4. Cách sử dụng các tiêu chuẩn: Đánh giá khả năng Dự đoán, hoạch định và kiểm tra hoạt động - Đánh giá khả năng cá nhân - Đánh giá khả năng bộ phận, giám sát tiếp theo - Đánh giá tiến trình thiết kế, cách trình bày và phương pháp làm việc - Dự toán dòng chi phí và lợi tức về đánh giá thiết bị luân phiên được so sánh - Hình thành các chi phí chuẩn - Hoạch định toàn bộ mức độ sức lao động và tỷ lệ sản xuất - Hoạch định công suất và cách sử dụng - Lên chương trình hoạt động, chuỗi thời gian công việc - Dự toán chi phí của sản phẩm và các lô sản xuất - Hoạch định loại kỹ năng lao động cần thiết và lập ngân sách chi phí nhân công A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT II. TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 1. Khái niệm: • Đo lường công việc là việc xác định mức độ và số lượng lao động phục vụ trong nhiệm vụ sản xuất và hoạt động, dựa trên chuẩn lao động hiện có tại đơn vị. • Chuẩn lao động được tính trên cơ sở khả năng trung bình của một công nhân trong các điều kiện làm việc trung bình. • Để xác lập một chuẩn lao động ta cần trả lời các câu hỏi then chốt: • Làm cách nào để xác định ai là một công nhân “trung bình”? • Phạm vi khả năng nào thích hợp để đo lường? • Dĩa cân nào được dùng để đo lường? 1. Khái niệm: 1.1. Chọn người lao động trung bình: • Người lao động nhau khác nhau ở nhiều mặt như: Thể lực, chiều cao, sức khỏe và cường độ làm việc. Do đó, để xác định một chuẩn lao động, chúng ta cần tìm một “công nhân trung bình”. • “Công nhân trung bình” này, không phải là tiêu biểu cho nhiều mặt mà là tiêu biểu cho công việc chuyên môn của họ. • Để chọn “công nhân trung bình”, điều tốt nhất là ta quan sát nhiều công nhân và ước đoán khả năng trung bình của họ. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 1. Khái niệm: 1.2. Phạm vi thành thạo: • Để đo lường khả năng thành thạo, nhà quản lý ưu tiên xem xét số lượng trước, còn chất lượng thuộc hàng tiêu chuẩn thứ hai. • Tiêu chuẩn số lượng được đo bằng cái trong một khoảng thời gian, đối với ngành dịch vụ. • Tiêu chuẩn chất lượng được xác định như là %thiếu xót: %thiếu sót = (Đơn vị thiếu sót/Tổng các đơn vị)x100 • Những điểm chính để xác định phạm vi thành thạo là: Phạm vi phải được chỉ định trước khi xác định tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn và phạm vi khả năng hiện tại tiếp theo phải được đo lường cả hai. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 1. Khái niệm: 1.3. Mối liên quan giữa đo lường công việc và các phương pháp phân tích: • Chuẩn lao động trung bình và khả năng lao động thành thạo của doanh nghiệp càng cao thì việc thực hiện các phương pháp phân tích càng hiệu quả hơn. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC Kỹ thuật đo lường công việc Kết hợp nhiều phương pháp 2. Các kỹ thuật đo lường công việc 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.1. Không quan tâm đến tiêu chuẩn đo lường công việc: • Phân tích: Nhà quản trị phải đặt ra các tiêu chuẩn để có cơ sở so sánh khả năng hiện tại với khả năng hoạch định và có hướng để kiểm tra, sữa chữa. Tuy nhiên đối với nhiều công việc trong tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, các tiêu chuẩn lao động không được xác lập. Nhà quản lý không đặt ra một thời gian chuẩn, một vài tiêu chuẩn không chính thức được xác lập nên không đo lường được thời gian chuẩn. Việc so sánh các tiêu chuẩn không chính thức này với các tiêu chuẩn kỹ thuật khác cũng không được thiết lập. Lương cho một ngày lao động không được quan tâm. • Kết quả: Công nhân không được biết các mục tiêu nên hiệu suất lao động kém. Kết quả là quản lý kém hoặc không hiệu quả. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.2. Phương pháp dữ liệu quá khứ: • Phân tích: Kỹ thuật này thừa nhận các khả năng quá khứ cho khả năng quy ước. Một số nhà quản lý sử dụng dữ liệu quá khứ như là những hướng dẫn chính để xác lập các tiêu chuẩn. • Thuận lợi: Nhanh chóng và đơn giản, Kỹ thuật này có thể tốt hơn kỹ thuật 3.1 ở chỗ biết được các tiêu chuẩn sẽ tốt hơn là không biết gì về việc xác lập các tiêu chuẩn. • Bất lợi: Quá khứ có thể không giống hiện tại khi điều kiện làm việc không bình thường hoặc khả năng làm việc của người công nhân không bình thường như trước. • Kết quả: Dù có mặt bất lợi, nhưng nhiều công ty đã sử dụng phương pháp này thành công để đạt được mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng và kéo dài thời gian tồn tại vì nhà quản lý bằng trực giác và kinh nghiệm của mình đã điều chỉnh các khả năng quá khứ tăng hoặc giảm trước khi áp dụng nó như là tiêu chuẩn. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.3. Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp: thường được gọi là nghiên cứu thời gian, nghiên cứu bằng đồng hồ bấm giờ hay tính giờ công việc. Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để xác lập tiêu chuẩn công việc trong các xí nghiệp. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn: • Phân tích: Kỹ thuật này áp dụng đối với những công việc chưa thực hiện ở hiện tại nhưng đã được lập kế hoạch. Hoặc đối với những công việc ở hiện tại, có thể sử dụng phương pháp này xen kẽ với phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp. Nền tảng cho kỹ thuật này là sự nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ và qua các thước phim. Từ những dữ liệu thu thập từ hàng chục ngàn người thực hiện những động tác cơ bản, các kỹ sư công nghiệp tính ra giá trị trung bình để thành các chuẩn mực và in thành những biểu mẫu. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn: • Thuận lợi: So với phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp, phương pháp nghiên cứu thời gian định sẵn này loại trừ được những phản ứng không có tính tiêu biểu ở người công nhân như sự lo lắng, lúng túng hay làm chậm tốc độ… • Bất lợi: Nếu những yếu tố công việc không được ghi lại đầy đủ hoặc không phù hợp thì sự tính giờ sau này sẽ không chính xác. Nếu những yếu tố công việc không được nhận dạng đúng đắn và được lập trong một bảng thì phải sử dụng phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.5. Phương pháp lấy mẫu công việc: • Phân tích: Kỹ thuật này không sử dụng đồng hồ bấm giờ như những phương pháp khác mà dựa trên cơ sở những kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên, đơn giản bắt nguồn từ lý thuyết thống kê. • Công thức tính tỷ lệ thời gian người công nhân tham gia vào công việc: P = x/n Trong đó: P: tỷ lệ thời gian người công nhân tham gia vào công việc x: tổng số hoạt động làm việc diễn ra n: tổng số lần quan sát • Kết quả: Với sự tính toán này, nhà quản lý có thể ước tính tỷ lệ thời gian người nhân viên tham gia vào hoạt động công việc, tỷ lệ này có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn để thực hiện. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 2. Các kỹ thuật đo lường công việc: 2.6. Kết hợp từ phương pháp 3.2 tới 3.5 Kỹ thuật này trả lời cho câu hỏi: “Tại sao việc kết hợp các phương pháp đo lường là một chiến thuật tốt trong việc xác lập tiêu chuẩn?” - Kỹ thuật 3.1: Vì không định ra tiêu chuẩn gì cả nên kỹ thuật này không được sử dụng. - Từ kỹ thuật 3.2 đến 3.4 (tiêu chuẩn thời gian thực hiện công việc): phương pháp nào cũng có mặt thuận lợi và bất lợi như đã phân tích ở trên, nên kết hợp các phương pháp lại để xác lập được tiêu chuẩn chính xác nhất, đạt được hiệu quả cao nhất. - Kết hợp thêm với kỹ thuật 3.5 (tiêu chuẩn tỷ lệ thời gian tham gia vào công việc) để chọn người phù hợp, phân bổ và sắp xếp công việc hợp lý hơn. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT III. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE I. GIỚI THIỆU KHÁCH SẠN CARAVELLE  Khách sạn Caravelle SaiGon là một khách sạn 5 sao nằm ở số 19, Công Trường Lam Sơn, P.Bến Nghé, Quận 1, giữa khu trung tâm TP.Hồ Chí Minh, cách sân bay Tân Sơn Nhất 12km và cách Chợ Sài Gòn 5 phút đi ô tô và đi bộ đến Nhà Hát mất 1 phút.  Khách sạn bắt đầu xây dựng vào năm 1957, và mở cửa hoạt động khai trương vào đêm giáng sinh năm 1959. Năm 1998, một tháp 24 tầng thanh lịch được xây dựng thêm như là một bổ sung cho tòa nhà 10 tầng ban đầu của Caravelle. Đây là khách sạn sang trọng đầu tiên của Sài Gòn.  Có 335 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, phòng thượng hạng, sảnh dành riêng cho khách VIP và các tầng riêng dành cho khách VIP, tầng dành cho khách không hút thuốc, phòng dành riêng cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, khách sạn còn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khác. 1. Sơ đồ thực hành: Cụ thể: Sơ đồ thực hành thao tác làm giường của bộ phận buồng phòng: B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE II. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC TẠI KS CARAVELLE Tháo drap giường, áo mền, áo gối cũ Trải drap mới, tấn 4 góc giường, kéo phẳng Thay áo mền, áo gối mới 2. Sơ đồ hoạt động: Cụ thể: Sơ đồ hoạt động dọn phòng của bộ phận buồng phòng: B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE II. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC TẠI KS CARAVELLE Kiểm tra vật dụng, trang thiết bị, hệ thống đèn và báo sữa chữa Làm giường Làm vệ sinh toalet Dọn rác trong thùng rác, quét, lau sàn, phủi bụi Xịt phòng, kiểm tra tổng quát, tắt điện, đóng cửa 3. Sơ đồ phát triển: B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE II. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC TẠI KS CARAVELLE Giám đốc Phó Giám đốc Trưởng phòng Kinh Doanh Kế toán trưởngTrưởng phòng TCHC - NS Trưởng bộ phận bàn Bếp trưởngTrưởng bộ phận buồng Bảo vệ, kỹ thuật NV phục vụ bàn NV bếpNV buồng NV lễ tân Đặt phòng Quan hệ KH Trưởng bộ phận lễ tân Giặt là BP vệ sinh 3. Sơ đồ phát triển: • Mỗi ngày tổ đặt phòng phải thông báo trước cho bộ phận tiền sảnh số phòng trống để bảo đảm việc luôn cập nhật hóa số lượng phòng trong tình trạng sẵn sàng có thể cho thuê. • Bộ phận tiền sảnh phải cho tổ đặt phòng biết số khách tự đến thuê phòng (họ là những người không đặt phòng trước). • Khi khách làm thủ tục trả phòng, bộ phận tiền sảnh phải thông báo cho bộ phận buồng phòng để bộ phận này lau dọn phòng. • Mỗi khi căn phòng được lau dọn xong, bộ phận buồng phòng phải thông báo cho bộ phận tiền sảnh để họ có thể cho khách thuê. B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE II. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC TẠI KS CARAVELLE Bộ phận tiền sảnh Bộ phận đặt phòng Bộ phận tiền sảnh Bộ phận buồng phòng 3. Sơ đồ phát triển: • Bộ phận buồng phòng không thể cung cấp một phòng đủ tiêu chuẩn cho khách nếu bộ phận giặt ủi không cung cấp đủ khăn sạch hoặc drap trải giường. • Bộ phận kỹ thuật không thể nào thay thế một công tắc đèn bị hỏng trong phòng khách nếu bộ phận buồng phòng không thông báo. B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE II. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC TẠI KS CARAVELLE Bộ phận buồng phòng Bộ phận giặt ủi Bộ phận buồng phòng Bộ phận kỹ thuật 1. Tiêu chuẩn cấp bộ phận: a. Bộ phận buồng phòng: - Dọn 3 phòng standard/h, 2 phòng double bed/h, 1 phòng suite/h - Thời gian dọn phòng chuẩn là 20 phút/phòng standard (1 giường đôi, diện tích phòng 26m2). - Thời gian thay drap giường chuẩn là 10 phút/giường. - Vệ sinh buồng ngủ một ngày hai lần. - Thay ga bọc chăn, đệm và vỏ gối một ngày một lần. - Thay khăn mặt, khăn tắm một ngày hai lần. b. Tiêu chuẩn của bộ phận kinh doanh: - Bán được ít nhất 1/3 số phòng vào mùa thấp điểm. ………………………… B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE III. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN 2. Tiêu chuẩn cấp doanh nghiệp: Bao gồm tất cả tiêu chuẩn cấp bộ phận và thêm vào các tiêu chuẩn về mức độ hài lòng, sự phàn nàn của khách (có thể đo lường bằng bảng khảo sát và các complains của khách). B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE III. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN 1. Chọn người lao động trung bình: Cụ thể: Khảo sát 10 nhân viên dọn phòng của bộ phận buồng phòng cùng thực hiện một công việc làm giường đôi (1 giường). Thời gian làm giường được ghi nhận trong bảng sau: B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE IV. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 1. Chọn người lao động trung bình: Từ số liệu trên, ta thấy người lao động trung bình là người có thời gian làm giường 10 phút/giường đôi. B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE IV. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC STT TÊN NHÂN VIÊN GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LÀM GIƯỜNG TRUNG BÌNH (phút) TG CÓ ÍCH TG HAO PHÍ TỔNG TG 1 A Nữ 22 8 3 11 2 B Nữ 20 8 2 10 3 C Nữ 19 10 1 11 4 D Nữ 25 9 1 10 5 E Nữ 30 7 2 9 6 F Nam 23 9 1 10 7 G Nam 25 7 2 9 8 H Nam 22 10 0 10 9 I Nam 20 8 1 9 10 J Nam 27 9 2 11 TG TRUNG BÌNH (phút) 10 2. Phạm vi thành thạo: • Được phép sai sót 1% • Sai sót tối đa không quá 5% B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE IV. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 3. Kết hợp các phương pháp đo lường: KS CARAVELLE sử dụng kết hợp các phương pháp đo lường sau: a. Phương pháp dữ liệu quá khứ: Sử dụng dữ liệu quá khứ về doanh thu từ buồng phòng, từ ẩm thực, số phòng bán được... như là những hướng dẫn chính để xác lập các tiêu chuẩn cho bộ phận kinh doanh, bộ phận bếp… b. Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp: Tính giờ công việc đối với từng công việc cụ thể như dọn phòng, nấu nướng, giặt ủi… c. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn: Đối với các dịch vụ mới, món ăn thức uống mới… sẽ xem các đoạn phim thao tác có sẵn để tính thời gian chuẩn. d. Phương pháp lấy mẫu công việc: Áp dụng để tính hiệu quả công việc của bộ phận lễ tân, bộ phận buồng phòng, bộ phận ẩm thực. B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE IV. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 4. Một số chỉ tiêu dùng trong ngành khách sạn: a. Chỉ tiêu về năng suất lao động: W = Tổng doanh thu/Số lượng lao động W = Khối lượng sản phẩm/Số lượng lao động Trong du lịch, khách sạn, khối lượng sản phẩm được tính bằng ngày khoán, chỉ tiêu bình quân trên 1 lao động = Lợi nhuận / Số lao động bình quân Chỉ tiêu này càng cao thì lợi nhuận càng lớn nên quỹ lương tăng lên, chứng tỏ việc sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả. b. Hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian: Hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian = Thời gian làm việc thực tế/Thời gian làm việc chuẩn Thể hiện cường độ lao động về thời gian. Hệ số này tăng chứng tỏ thời gian làm việc của nhân viên tăng dẫn đến sản phẩm sản xuất cũng tăng, nó thể hiện sự cố gắng làm việc của nhân viên khi khối lượng công việc của khách sạn tăng lên. B. VẬN DỤNG THỰC TẾ KHÁCH SẠN CARAVELLE IV. ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC www.themegallery.com LOGO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtsx_dh_pb_dlcv_nhom_3_qtkd_k22_dem7_9468.pdf
Luận văn liên quan