Chủ đề: Bất bình đẳng giới ở nông thôn

Tăng cường năng lực hoạt động của các quốc gia và hệ thống các ban về sự tiến bộ của phụ nữ và năng lực của hội phụ nữ các cấp từ trung ương đến địa phương. Nhằm nâng cao tiếng nói của chị em phụ nữ t rong xã hội. Chị em phải tự lực tự cường để phấn đấu vươn lên rèn luyện theo các tiêu chí : có sức khỏe, trí thức, kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân đạo để tự khẳng định mình. Phụ nữ nâng cao vị thế cho bản thân, hoạt động của phụ nữ cấp cơ sở là tiếng nói tiên phong cho sự bình đẳng và nâng cao vị thế cho nên được đưa vào giai đoạn đầu của sự hình thành c hính sách để các chương trình được thiết kế phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em cả nước nói c hung và ở nông thôn nói riêng

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4371 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Bất bình đẳng giới ở nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 1 Thảo luận nhóm: Chủ đề: BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NÔNG THÔN DANH SÁCH NHÓM 1. Lê Thị Thành Tuyên 2. Nguyễn Thị Hiền 3. Nguyễn Minh Trang 4. Triệu Đức Tính 5. Võ Bá Hiếu 6. Lê Thị Mai Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 2 I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BBĐ GIỚI 1. Khái niệm a. Bất bình đẳng Theo Hoàng Bá Thịnh: “Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không ngang bằng nhau)về các cơ hội và lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc giữa các nhóm xã hội”. (Hoàng Bá Thịnh, 1997, 1999,2000, 2001, 2006, 2008:224) b. Bất bình đẳng xã hội: Là vấn đề trọng tâm của xã hội học, bất bình đẳng có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng xã hội. Do vậy, các nhà xã hội học quan tâm tới những cách thức mà các nhóm xã hội có mối quan hệ bất bình đẳng với những nhóm xã hội khác. Những thành viên của mỗi nhóm xã hội sẽ có những đặc điểm chung và luôn coi vị trí bất bình đẳng của mình sẽ được truyền lại cho con cái của họ. Có những định nghĩa khác nhau về bất bình đẳng xã hội, sau đây chỉ là một trong những định nghĩa về bất bình đẳng xã hội: “Bất bình đẳng xã hội là điều kiện mà ở đó con người có sự tiếp cận không bình dẳng về các nguồn lực có giá trị, các dịch vụ và những vị trí trong xã hội” (Harold R. Kerbo:1996:10). Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng phổ biến từ khi xã hội có giai cấp. Sự bất bình đẳng tồn tại khắp các quốc gia, chỉ khác nhau về mức độ bất bình đẳng mà thôi. Bất bình đẳng xã hội thường được thể hiện rõ nhất qua sự phân tầng giàu – nghèo, nói cách khác, Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 3 người ta thường căn cứ vào số lượng của cải mà quốc gia hoặc cá nhân có được để xếp hạng. c. Bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới: Nói một cách đơn giản, đó là sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, việc tiếp cận các nguồn lực và sự sử dụng, hưởng thụ những thành quả xã hội d. Bất bình đẳng giới ở nông thôn Bất bình đẳng giới ở nông thôn tức là sự không ngang bằng nhau giữa các nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, tiếp cận các nguồn lực và sự sử dụng, hưởng thụ những thành quả xã hội xảy ra trên khu vực nông thôn. 2. Các quan điểm về BBĐ giới Bất bình đẳng nam nữ ( bất bình đẳng giới) là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình phát triển của nhân loại. Sự áp bức phụ nữ là hình thức áp bức sớm nhất trong lịch sử nhân loại, theo cách diễn đạt của F. Engels: “Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng với sự phát triển đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể và sự áp bức đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà”. Đây là một số quan điểm về bất bình đẳng giới: a. Nhìn nhận từ góc độ triết lý Chịu ảnh hưởng tư tưởng quan niệm bất bình đẳng giới, coi thường phụ nữ của các danh nhân trong các thế kỷ trước. Trong lịch sử hình thành con người: Thượng đế tạo con người không hề nghĩ ra phụ nữ, sau này thượng đế lấy xương sườn thứ 7 của nam giới làm ra phụ nữ, chẳng qua là tạo nên nữ giới từ việc lấy thêm một bộ phận của nam giới mà thôi. Một nền văn hóa coi phụ nữ như là một Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 4 loại của cải (như ngôi nhà, con trâu...), là một loại hình của cải của nam giới. b. Quan điểm “ văn hóa cao hơn tự nhiên” Khái niệm “tuyết nữ quyền sinh thái”, do bà Francoise d’ Eaubonne, một phụ nữ đấu tranh cho nữ quyền, tạo nên và được phát triển quảng bá. Khái niệm này lập luận rằng phụ nữ gần với thiên nhiên hơn nam giới, còn nam giới gần với văn hóa hơn( và Asdfi thống trị phụ nữ( K. Neefjs, 2003:30). Những quan điểm văn hóa cao hơn tự nhiên cho rằng cái gì có giá trị thường gắn liền với văn hóa, còn cái gì ít có giá trị gắn liền với tự nhiên. Và những người theo quan điểm trên đã lấy điều này để giải thích sự bất bình đẳng về giới. c. Lý thuyết chân đế - bệ đỡ Những người theo quan điểm này ca ngợi thiên chức của phụ nữ sinh con để duy trì nhân loại, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ, phụ nữ thực hiện chức năng tình cảm, tạo nên sự bình yên,ấm êm trong gia đình và có vai trò quan trọng trong các hoạt động xã hội. Phụ nữ đảm nhận những công việc đó tạo điều kiện cho nam giới có nhiều thuận lợi tập trung vào công việc, phấn đấu công danh, sự nghiệp. Với sự hy sinh vì chồng, vì con của người phụ nữ cũng giống như cái chân đế - bệ đỡ. II. THỰC TRẠNG VỀ BBĐ GIỚI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 1. Trong lịch sử a)Bất bình đẳng giới ở nông thôn trong đời sống xã hội xưa Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại hàng ngàn năm với những điều luật vô cùng khắc nghiệt. Chế độ phụ hệ tồn tại lâu đời và nam giới là người quyết định trong mọi vấn đề của gia đình và xã hội. Phụ nữ bị gắn chặt vào những luật lệ, luật tục của chế độ phong Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 5 kiến. Ví dụ: “ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “ công dung ngôn hạnh”. Phụ nữ không có quyền hành gì trong mọi việc của gia đình và xã hội, mọi việc do đàn ông quyết định. Công việc của người phụ nữ là ở nhà sinh đẻ và bị giới hạn hoàn toàn về công việc của xã hội. Đăc biệt, phụ nữ không được quyền học hành thi cử. Những định kiến về nữ giới trong thời kỳ phong kiến rất sâu sắc đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Trước Cách mạng tháng Tám, phụ nữ Việt Nam vẫn phải chịu những luật lệ hà khắc của chế độ cũ. Một người phụ nữ “chửa hoang” thì bị xã hội lên án nặng nề và phải chịu những hình phạt dã man như “cạo đầu bôi vôi” hay “thả bè trôi sông”. Trong khi đó, nam giới thì năm thê bảy thiếp. Như vậy có thể nói tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Vấn đề định kiến về giới và sự bất bình đẳng giới trong xã hội cũ đã được ca dao tục ngữ và thành ngữ Việt Nam thể hiện khá rõ rệt. Định kiến giới đánh giá thấp vai trò vị trí năng lực của người phụ nữ, điều này vẫn tồn tại đến ngày nay. Thân em như hạt mưa xa Hạt rơi xuống giếng hạt ra vườn hồng (ca dao Việt Nam) Kể cả trong thơ văn, nhiều nhà thơ đã lên tiếng xót xa cho thân phận người phụ nữ, mà tiêu biểu là Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều. Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 6 "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” 2. Thực trạng bất bình đẳng giới diễn ra ở nông thôn nước ta hiện nay a. Bất bình đẳng giới trong lao động  Phụ nữ làm nhiều việc hơn nam giới Ở các vùng nông thôn thời gian lao động tạo thu nhập của phụ nữ và nam giới là xấp xỉ như nhau. Tuy nhiên, phụ nữ dành thời gian nhiều gần gấp đôi nam giới cho các công việc nhà mà không được trả công. Theo thống kê của cuộc khảo sát tại hai xã thuộc Nam Định: công việc trong gia đình (nấu ăn, dọn dẹp) phần lớn do người phụ nữ đảm nhiệm (90%) còn nam giới thì không tham gia nhiều (10%). Nguyên nhân đưa ra đó là công việc bếp núc là của đàn bà, phụ nữ thì phải công, dung, ngôn, hạnh. Số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2002 cho thấy phụ nữ tập trung cao trong số những người làm việc từ 51 đến 60 giờ một tuần, thậm chí hơn 61 giờ một tuần. Điều tra này trong năm 2004 thấy rằng trong khi phụ nữ bỏ ra thời gian tương đương với nam giới trong các hoạt động kiếm thu nhập thì nam giới lại không chia sẻ công việc nhà ở mức tương đương khiến cho nhìn chung, phụ nữ phải chịu gánh nặng công việc không cân bằng (NHTG, 2006). Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (NCFAW 2005) cho biết khi phụ nữ và nam giới làm việc với số giờ tương đương trong sản xuất và kinh doanh, thì phụ nữ sử dụng thời gian nhiều Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 7 cho việc nhà hơn 2.5 lần so với nam giới ở thành thị và 2.3 lần ở vùng nông thôn. Phụ nữ nông thôn ở tất cả các lứa tuổi đều có tổng thời gian làm việc nhiều hơn nam giới. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gia đình của họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng cũng như các cơ hội tham gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo, có rất ít thời gian để tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng và sự tự tin do đó khả năng di động xã hội của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới.  Khác biệt về thu nhập. Ở nước ta, nghiên cứu cho thấy phụ nữ thu nhập thấp hơn nam giới trong mọi ngành nghề. Trung bình năm 2004, một phụ nữ kiếm được 83% so với lương của nam giới ở thành thị và 85% so với lương của nam giới ở nông thôn (WB và các tổ chức khác, 2006). Sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong lao động có thể phản ánh sự kết hợp của các yếu tố trong đó có sự khác biệt về trình độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm và những nguyên nhân khác cộng với sự phân biệt đối xử. b. Đại diện của phụ nữ ở các cấp ra quyết định trong các ngành còn rất ít Hiện có rất ít cán bộ chủ chốt là nữ trong các ban, ngành, đoàn thể. Tính chung trong tất cả các Cục, Vụ, Viện, Tổng Công ty và các trường trong mỗi ngành chỉ có trung bình 5,7% cán bộ lãnh đạo ( cấp phó và tương đương) là nữ. Trên toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 4,5% lãnh đạo các UBND xã; 4,9% lãnh đạo UBND huyện và 6,4% lãnh đạo UBND tỉnh. Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 8 Nhìn tổng thể, tiếng nói của phụ nữ trong việc ra quyết định là yếu và chưa tương xứng với khối lượng công việc và trách nhiệm mà họ gánh vác.(Theo báo Hà Nội Mới ra ngày 14- 10-2009). c. Bất bình đẳng trong giáo dục, đào tạo, tập huấn. Phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo. Do vậy, phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển. Mặc dù phụ nữ chiếm gần ¾ lực lượng lao động ngành chăn nuôi, song chỉ có 20% các lớp tập huấn khuyến nông về chăn nuôi có phụ nữ tham gia. Tương tự, mặc dù có 80% phụ nữ nông thôn làm trong lĩnh vực trồng trọt nhưng chỉ có 10% số người được tập huấn khuyến nông về trồng trọt là nữ. Đa số các cán bộ cung cấp dịch vụ công ở cấp cơ sở là nam giới và họ cũng thường coi các nông dân nam (chủ hộ gia đình) là đối tượng mục tiêu của các hoạt động khuyến nông (Số liệu lấy từ báo Hà Nội Mới ra ngày 14-10-2009) Cuộc nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan 1998 về đề tài trẻ em nữ bỏ học sớm ở đồng bằng Sông Hồng. Ý kiến Con gái (%) Con trai (%) Cha mẹ 62.2 9.4 Trẻ em 52.4 8.1 Từ những con số trên ta có thể thấy được ở nông thôn Việt Nam hiện nay sự định kiến trong học tập vẫn rõ rệt giữa nam và nữ. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do khi lập gia đình phũ nữ phải đảm trách nhiều công việc từ đồng áng cho tới việc nhà, chăm sóc con cái. Do đó họ ít có thời gian, cơ hội để tham gia và Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 9 các khóa tập huấn nâng cao tay nghề hay theo các khóa học nâng cao trình độ học vấn. d. Bất bình đẳng giới trong lao động – việc làm Thiếu việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc ở nông thôn. Tỷ lệ phụ nữ nông thôn thiếu việc làm đã tăng dần trong giai đoạn 1996 – 2002, đặc biệt khó cạnh tranh để kiếm việc làm thêm do họ thiếu kỹ năng lao động cần thiết cũng như thiếu vốn để đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và hiển nhiên trong thời buổi hội nhập vấn đề này càng gặp khó khăn hơn, khi mà chỉ có 9,2% lực lượng lao động nữ ở nông thôn từng được đào tạo kỹ thuật, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 15,2%. e. Bất bình đẳng giới trong gia đình. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn tạo cho gia đình Việt Nam điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa mới của xã hội hiện đại. Sự biến đổi về quy mô, cơ cấu và chức năng của gia đình trong xã hội nông thôn: tuổi kết hôn lần đầu của thanh niên được nâng cao, thanh niên có nhiều thời gian để học tập hơn và tích lũy kinh nghiệm sống hơn, vị trí vai trò của phụ nữ được nâng cao. Tỷ lệ số phụ nữ được bình đẳng trong kinh tế, việc làm được nâng cao một cách rõ rệt, họ có nhiều thời gian và cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ vui chơi giải trí nhiều hơn, tự do trong tình yêu và hôn nhân, được tôn trọng trên cơ sở bình đẳng giới đã được pháp luật bảo vệ góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Mặc dù vậy thì trong các gia đình nông thôn Việt Nam, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến. Với gánh nặng phải cân đối giữa công việc và trách nhiệm gia đình, một số phụ nữ Việt Nam phải làm việc rất nhiều giờ. Theo một Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 10 đánh giá về bình đẳng giới của Hội LHPNVN vào năm 2004, phụ nữ làm việc trung bình 13 giờ một ngày so với nam giới là 9 giờ (Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2005). 90% công việc gia đình do phụ nữ đảm nhận (nấu cơm, rửa bát, chăm sóc con cái, quản lý chi tiêu…)  Mô hình phân công lao động theo giới Hoạt động Phụ nữ/trẻ em gái Nam giới/trẻ em trai Công việc sản xuất Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 8 tiếng Gieo hạt/chăn nuôi Chăm sóc cây lúa Nghề phụ… 8 tiếng Cày bừa Trồng cây Nghề phụ… Công việc gia đình Hoạt động 1 Hoạt dộng 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 Hoạt động 5 6 tiếng Đi chợ/nấu ăn Chăm sóc, dạy con Chăm sóc thành viên Nội trợ, giặt giũ Cung cấp nước Có thể 2 tiếng Sửa chữa đồ đạc Dạy con học Giao tiếp Công việc cộng đồng Có thể tới 15' Tham dự cuộc họp Có thể tới 15' Tham dự cuộc họp trong làng Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 11 Hoạt động 1 Hoạt động 2 trong làng Dọn vệ sinh làng xóm Xã hội học giới-Lê Thị Quý  Chủ hộ gia đình thường là nam giới Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong những thành công của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướng vào chủ hộ - thường là nam giới, do vậy, nam giới ở nông thôn trên thực tế đã thụ hưởng được nhiều thành quả của việc trao quyền trong quá trình cải cách kinh tế hơn hẳn phụ nữ. Một kết quả của quá trình này là hầu hết là các chủ trang trại nông nghiệp và lâm nghiệp đều là nam giới. Mặc dù bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường ở điểm xuất phát tương tự như nam giới, xong có rất ít phụ nữ trở thành chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.  Bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu Trong thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình cũng như sổ địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới chiếm đại đa số. Loại đất Chủ sử dụng đất Nam giới Nữ giới Cả hai Đất nông nghiệp 66 19 15 Đất ở 60 22 18 Nguồn: NHTG, 2006 sử dụng số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004. Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 12 Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc thừa kế đất khi người chồng qua đời. Phần lớn PN khó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn tín dụng chính thức vì họ không phải là chủ hộ và không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Bất bình đẳng giới trong hoạt động quản lý-chi tiêu. Trong một cuộc điều tra về mức thu nhập gia đình ở nông thôn năm 2004 cho thấy: 87,9% chi tiêu hàng ngày do vợ quyết định; 4.4% do chồng; 0.5% do con trai; 0.3% do con gái. 84% ý kiến cho rằng phụ nữ đảm nhận chi tiêu hàng ngày + Độ tuổi 18-25: vợ quản lý chi tiêu trong gia đình chiếm 94.6% + Độ tuổi 26-25: Vợ quản lý chiếm 70-90%. Điều này làm cho phụ nữ nông thôn càng bị cột chặt vào các công việc gia đình nhiều hơn, còn nam giới thì ít chia sẻ với họ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ ít có cơ hội, khả năng tham gia vào các phong trào hoạt động của xã hội cũng như các hoạt động vui chơi giả trí. Không chỉ như vậy mà do sự khác biệt về mặt thể chất nên nhiều phụ nữ còn là nạn nhân chủ yếu của sự phân biệt đối xử, phải gánh chịu những lạm dụng về thể xác, tinh thần từ phía người đàn ông. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội. Nó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 13 trong gia đình. ( Bạo lực gia đình- Một sự sai lệch giá trị. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh) Còn theo Hoàng Bá Thịnh thì bạo lực gia đình được xem là "Ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục một thanh viên gia đình bằng một thành viên khác". Phần lớn bạo lực gia đình là bạo lực giới, điều này có nghĩa là bạo lực do nam giới thực hiện với phụ nữ (hoặc các em gái). Mặc dù số liệu thống kê về vấn đề này rất khó thu thập nhưng theo báo cáo của Bộ Công an thì trên phạm vi toàn quốc cứ 2-3 ngày có một người bị giết liên quan tới bạo lực gia đình. Trong năm 2005, có14% số vụ giết người liên quan tới bạo lực gia đình. Ba tháng đầu năm 2006 tỉ lệ này là 30.5%. Phần lớn các vụ bạo lực xảy ra trong gia đình thuộc diện bạo lực của người chồng đối với người vợ hoặc của người lớn đối với trẻ em. Số còn lại là những hành vi bạo lực khác giữa các thành viên trong gia đình với nhau, như con cái đối với cha mẹ già, anh em họ hàng trong gia đình với nhau, bố mẹ chồng với nhau. Bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề tồn tại.Mặc dù chưa có số liệu hoàn chỉnh về bạo lực gia đình ở Việt Nam nhưng mức độ và tác động của nó thì ngày càng được thừa nhận. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi tầng lớp, hoàn cảnh kinh tế và xã hội. Các cuộc nghiên cứu nhỏ về bạo lực gia đình không mang tính đại diện đóng góp một cái nhìn thoáng qua về hiện tượng này. Theo một nghiên cứu do Hội LHPNVN thực hiện ở các tỉnh Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang, có tới 40% phụ nữ nói đã từng có lúc bị chồng đánh (Hội LHPNVN 2006, trích dẫn trong Tin tức Việt Nam 13/3/2006 HLHPNVN ngăn chặn bạo lực gia đình). Nghiên cứu này cũng cho thấy 66% số vụ li dị là do bạo lực gia đình Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 14 (Tin tức ) các bé gái thường xuyên phải chịu bạo lực giới như tình trạng bạo lực thân thể, bạo lực/lạm dụng tình dục, bạo lực tinh thần/tình cảm. 3. Nguyên nhân của sự BBĐ giới a. Sự khác biệt về mặt thể chất giữa nam và nữ. Khác biệt về mặt cấu tạo cơ thể giữa nam và nữ.(%) Giới Xương Cơ Mỡ Nội tạng Máu Nữ 15 36 30 12 7 Nam 20 40 20 12 8 Xét về mặt cấu tạo cơ thể và chức năng thực hiên các hành động thì nam giới là người có ưu thế hơn về mặt thể lực. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng giới b. Về mặt xã hội Hiện tượng bất bình đẳng tạo ra những hệ quả xã hội to lớn. Ảnh hưởng từ quá trình tiếp cận nguồn lực của nam giới và phụ nữ đến sự phát triển của xã hội là một thực tế đã được chứng minh. Dưới dây là một số yếu tố ảnh hưởng dến các quan hệ giưói và bất bình đẳng xã hội: Các thể chế xã hội, các chuẩn mực xã hội, tập quán xã hội, quyền hạn, luật lệ cũng như các thể chế kinh tế thị trường, … tác động rất lớn đến loại nguồn lực mà họ được tiếp cận, hoạt động nào mà giới nào được phép tham gia giới nào được phép tham gia nền kinh tế - xã hội dưới hình thức nào. Chính những thể chế đó đã quy định động cơ khuyến khích hay không khuyến khích các định kiến giới, ngay cả khi chúng không công khia phân biệt thì những thể chế Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 15 chính thúc hay không chính thức đó vẫn thường chịu sự tác động bởi các chuẩn mực xã hội về những vai trò thích hợp theo giới. Có rất nhiều thể chế có những sức người nhất định của nó, khiến rất khó và rất chậm để có thể thay đổi được . Một nguyên nhân nữa là do các hộ gia đình ở nông thôn. Các hộ gia đình đó đã định hình các mối quan hệ giới ngay từ đầu của quá trình xã hội hoá cá nhân và còn truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những định kiến giới của cha mẹ biểu hiện như : quan niệm cho rằng các em gái không cần học nhiều mà phải phụ giúp cha mẹ những công việc nhà : chăn nuôi gia súc, gia cầm hay cày cấy, … Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều đến bất bình đẳng giới ở nông thôn. Tình trạng đói nghèo của gia đình, trình dộ học vấn thấp của cha mẹ, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bỏ học rất đáng kể của những trẻ em xuất thang từ gia đình nghèo, cha mẹ ít học thậm chí là không biết chữ sống ở vùng nông thôn và những vúng sâu, vùng xa, … Một nguyên nhân nữa là các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo ra những kết cục phân biệt về giới. Các chính sách cùng với những chuẩn mực xã hội hay phân công đồng đều có thể dẫn đến việc tiếp cận các nguồn lực không đồng đều giữa nam và nữ. Việc không nhận thức được hoặc bỏ qua sự khác biệt về giới khi thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách đó, xét cả trên khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả. Như vậy, các thể chế xã hội, thể chế kinh tế, hộ gia đình và các chính sách phát triển sẽ cùng nhau quyết định các cơ hội cuộc sống – xét trên khía cạnh giới của con người. Chúng cũng thể hiện những điểm đột phá quan trọng cho chính sách công cộng nhằm giải quyết sự bất bình đẳng giới . Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 16 III. CUỘC ĐẤU TRANH TIẾN ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Một số thành tựu Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nổi bật trong việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân và giảm chênh lệch giới, phản ánh các nỗ lực đáng kể của đất nước trong xóa đói giảm nghèo và cam kết của Chính phủ tiến tới bình đẳng giới. Việt Nam đứng thứ 109 trong số 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người của Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP, 2006), và thuộc nhóm các quốc gia trung bình về phát triển con người. Như được chỉ ra trong bảng 1, các chỉ số về tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ trẻ em đến trường của Việt Nam ngang hàng với mức trung bình của các nước Đông Á và Thái Bình Dương lànhững nước mà đa số có bình quân thu nhập quốc dân (GDP) cao hơn Việt Nam nhiều lần. So sánh các chỉ số phát triển con người ở Đông Á Việt Nam Đông Nam Á và Thái Bình Dương Chỉ số phát triển con người 2004 0.709 0.760 Tuổi thọ (năm) 70.8 70.8 Tỉ lệ biết chữ ở người lớn (%dân số tuổi từ 15 trở lên) 90.3 90.7 Tỉ lệ đi học chung cấp 1, 2, 3 (%) 63 69 GDP đầu người (PPP điều chỉnh) 2.745 (USD) 5.872 (USD) Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển con người 2006 2. Giải pháp chung Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 17 Việt Nam đã có những thành tựu tốt đẹp trong cải thiện bình đẳng giới. Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng có chú ý tới vấn đề giới, chắc chắn vấn đề bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa. Chỉ có bốn vấn đề nêu lên ở đây cầnchú ý thêm nữa để đảm bảo sự tiến triển đúng hướng.  Vấn đề thứ nhất là sự tụt hậu của phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số so với nam giới dân tộc thiểu số và phụ nữ người Kinh và Hoa trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các cơ hội kinh tế.  Vấn đề thứ hai là khuôn mẫu giới cố hữu trong sách giáo khoa thúc đẩy bất bìnhđẳng giới.  Phụ nữ trong nông nghiệp là vấn đề thứ ba, với thực tế một số lượng khổng lồ phụ nữ Việt Nam tham gia vào nông nghiệp và vai trò ngày càng quantrọng của họ trong lĩnh vực này.  Cuối cùng là vấn đề gia tăng số lượng phụ nữ tham gia vào ra quyết định còn tiến triển chậm và chưa nhất quán. Các đề xuất nhằm đảm bảo duy trì sự tiến triển bao gồm: - Xác lập các giải pháp đổi mới nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và nông nghiệp ở các vùng có người dân tộc thiểu số; - Xây dựng các mô hình và tài liệu nhạy cảm về giới để sử dụng trong trường học; - Xây dựng các giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ nữ nông dân một cách chủ động hơn; - Xây dựng lộ trình thay đổi chính sách, đào tạo, công cụ và nguồn lực để tăng sốphụ nữ tham gia vào ra quyết định. 3. Giải pháp đề xuất Bất bình đẳng giới đang còn tồn tại trong xã hội hiện nay, vì vậy chủ trương của Đảng - Nhà nước và bản thân mỗi chúng ta cần phải đưa ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm giải quyết vấn đề này . Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 18 Nhà nước cần đưa ra chính sách mới về Luật pháp quốc gia, luật tài sản và quyền thừa kế bao gồm người phụ nữ cùng với các biện pháp đề phòng và xử lí bạo lực gia đình bạo lực xuất phát từ giới Tạo ra các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục đích về bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ khi chưa nhận đươc sự chú ý đầy đủ. Đầu tư để loại trừ sự phân biệt đối xử về giới. Nên phát triển mạng lưới tư vấn sức khỏe, nhất là SKSS giáo dục giới tính và hưỡng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, tránh xung đột mâu thuẫn giữa hệ vợ chồng, làm thế nào để người phụ nữ thể hiện được vai trò quan trọng của bản thân mình, có tiếng nói và quyền quyết định cao trong gia đình. Tăng cường năng lực hoạt động của các quốc gia và hệ thống các ban về sự tiến bộ của phụ nữ và năng lực của hội phụ nữ các cấp từ trung ương đến địa phương. Nhằm nâng cao tiếng nói của chị em phụ nữ trong xã hội. Chị em phải tự lực tự cường để phấn đấu vươn lên rèn luyện theo các tiêu chí : có sức khỏe, trí thức, kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân đạo để tự khẳng định mình. Phụ nữ nâng cao vị thế cho bản thân, hoạt động của phụ nữ cấp cơ sở là tiếng nói tiên phong cho sự bình đẳng và nâng cao vị thế cho nên được đưa vào giai đoạn đầu của sự hình thành chính sách để các chương trình được thiết kế phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng Phải giáo dục cho trẻ em nhận biết được ngay từ đầu về vấn đề bất bình đẳng giới. Đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học tuyên truyền trong các trường về bất bình đẳng giới. Sự tham gia của nam giới và trẻ em trai, giáo dục nam giới và trẻ em trai cũng như nữ giới và trẻ en gái về lợi ích của bình Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 19 đẳng giới và cùng đưa ra quyết định có thể giúp họ tạo ra mỗi quan hệ tốt hơn cả hiện tại và sau này. Nhóm 5 BBĐ giới ở nông thôn 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_5_5518.pdf
Luận văn liên quan