- Chính phủ cần duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như
năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt
khu vực kinh tế nhà nước. Đ ẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó
đặc biệt là t ái cơ cấu đầu tư công
- Đ iều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, thành phần kinh tế để tạo hiệu ứng tăng
trưởng kinh tế cao hơn. D o tổng đầu tư toàn xã hội/GD P được duy trì ở mức
thấp nhằm kiểm soát lạm phát, nên cần có biện pháp để tăng hiệu quả đầu tư,
trước hết thông qua việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo
ngành và thành phần kinh tế.
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 8,1% so với cùng kỳ 2011.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 13
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư S-I
Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm
trọng. Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên 10% GDP, cao hơn
rất nhiều so với giai đoạn từ 2002-2006. Lý do là trong khi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn định,
đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó, nếu trước năm 2007, phần lớn thâm
hụt tiết kiệm của khu vực công (Sg-Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực
tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm 2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm hụt tiết
kiệm, kéo theo đó chênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh.
Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưng nguồn này là
không vững chắc. Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợ quốc gia (mọi nguồn)
cũng như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lên nhanh chóng; đồng thời, thâm hụt
tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 14
Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêu của nền kinh tế giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: % GDP
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê 2010 (trang 140).
Năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần
20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.
Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cán cân
thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủ yếu được
coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật
liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.
Hiệu quả đầu tư
Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu
hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừ năm 2011); (ii) chi
phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố lao động và TFP vào tăng trưởng
kinh tế đạt mức thấp. Cụ thể:
-Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức
cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7% /năm đã
khiến cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều
so với ICOR của giai đoạn 2000-2005 và ICOR của các nước đang phát triển khác).
Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động về hiệu quả đầu
tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh
tế.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 15
Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: %, lần.
8.23 8.46
6.31
5.32
6.78
5.89
5.03
4.47
5.1
29
8
5.73 7
6.44
0
2
4
6
8
10
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng GDP thực tế ICOR
Nguồn: GSO, UBGSTCQG.
- Trong giai đoạn 2006-2010, trong khi tổng giá trị sản xuất tăng trung bình khoảng
11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%. Điều này cho thấy chi phí
trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang giảm sút.
Theo mô hình Solow, các quốc gia với xuất phát điểm thấp như Việt Nam sẽ có cơ
hội tăng trưởng nhanh, tính theo thu nhập trên đầu người, nhờ đầu tư vốn là chủ yếu.
Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do tác động giảm dần của đồng vốn đầu tư.
Do đó, để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tính hiệu quả
của việc sử dụng đồng vốn và lao động trong nền kinh tế mới là yếu tố quyết định.
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã chuyển sang
mức thấp hơn nhiều trong những năm gần đây. Điều này có thể giải thích một phần với
mô hình Solow. Đó là tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là chủ yếu và tốc độ đang giảm
dần, nhưng điều đáng ngại là cùng với đó, sự thiếu hiệu quả của nền kinh tế cũng góp
phần hạn chế khả năng tăng trưởng trong tương lai nếu không có biện pháp cải thiện
quyết liệt.
Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/GDP của Việt Nam luôn cao,
trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007. Thế nhưng, hệ số ICOR đang
có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây (ICOR là hệ số đo lường chất lượng của
đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng
vốn càng cao).
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của đồng vốn là tính nhất thời, ngắn
hạn trong chính sách sử dụng. Số tiền các doanh nghiệp rót vào nghiên cứu và phát
triển nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi vẫn chưa đáng kể, trái ngược
với số tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngắn hạn như chứng khoán. Đây là nguy cơ lớn
trong dài hạn của các doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 16
2.2.2. Dân số
Năm
Tỷ lệ gia tăng
dân số
Tỷ lệ gia tăng
GDP
Tỷ lệ gia tăng
GDP/người
2001 1,4 6,89 5,49
2002 1,3 7,08 5,74
2005 1,17 7,79 1,14
2007 1,09 8,46 1,15
2008 1,07 6,34 1,25
2009 1,06 5,32 1,01
2010 1,05 6,78 1,1
2011 1,04 5,89 1,11
2012 1,06 5,03 1.06
Dân số và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 1970-2009 (%)
Giai đoạn
1970-
1979
1980-1989
1990-1999
2000-2009
Tốc độ tăng thu nhập bình
quân đầu người (giá 2005)
2,54
3,33
6,24
6,23
Tốc độ tăng tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động
0,40
0,67
0,94
1,22
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 17
Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng của tỷ lệ dân số trong tuổi lao động đã tăng
từ 0,40% giai đoạn 1970-1979 lên 1,22% giai đoạn 2000-2009. Tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người (tính theo giá năm 2005) cũng tăng từ 2,54% giai đoạn 1970-
1979 lên 6,23% giai đoạn 2000-2009.
Trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 0.28% tuy nhiên
tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giảm 0.01%, lực lượng lao động tăng thêm
này không có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2000 – 2012, lực lượng lao động của nước ta đã tăng từ 39,3 triệu người
lên 50,5 triệu người, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2 lần tốc độ tăng dân
số]. Nhưng chất lượng lao động cũng không mấy cải thiện. Năng suất của lao động
Việt Nam hiện ở mức đáy trong khu vực. Theo Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế
TP.HCM , năng suất của Việt Nam đang thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần,
Thái Lan đến 30 lần. Nâng cao chất lượng lao động không phải là chuyện đơn giản.
M ột phân tích của hãng tư vấn McKinsey (Mỹ) cho thấy để đạt được mục tiêu tăng
trưởng 7-8% cho đến năm 2020, đòi hỏi năng suất lao động của Việt Nam phải tăng từ
4,1%/năm lên 6,4%/năm. Nếu không thực hiện được, tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ có thể
vào khoảng 4,5-5% mà thôi.
2.2.3. Tiến bộ công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong các nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng: Khoa học
và công nghệ có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở
nhiều quốc gia. Những năm gần đây, thành quả của khoa học và công nghê, đặc biệt là sự
đổi mới công nghệ đã đem đến cho kinh tế, xã hội Việt Nam một diện mạo mới.
Tăng khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ
công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở
các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc, đột phá trong khoa học công nghê giúp kinh
tế - xã hội nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao từ
1.040 USD (1977) lên 3.360 USD sau 10 năm. Đầu tư cho khoa học công nghệ của
nước này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần. Với Trung Quốc,
đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP
(2007) đã tạo đòn bẩy đưa GDP bình quân đầu người tăng từ 1.047 USD lên 2.604
USD.
Theo tài liệu của TS. Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã hội
Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của yếu tố khoa học
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 18
công nghệ vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân đầu người
từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số không ngừng tăng (từ hơn 50
triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm 2009), diện tích đất canh tác bị thu hẹp
nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp
hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế nước nhà.
Đưa kim ngạch xuất khẩu tăng hàng chục lần
Nhiều năm gần đây, những mặt hàng như: lúa gạo, thủy sản, hạt tiêu, cà phê, cao su...
luôn đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Có kết quả này là nhờ những đóng
góp quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ. Hàng nghìn giống, quy trình sản xuất
mới từ phòng thí nghiệm đã đến với người dân, được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở
thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống
cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới được ứng
dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa
nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao
su. Đến nay, hơn 170 giống lúa được công nhận, trong đó có nhiều giống lúa lai tốt như
VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100. 90% diện tích đất được trồng bằng các
giống lúa cải tiến. Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 49,5 tạ/ha, gấp 2,4 lần năm 1980
và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 trên thế giới.
Trong thủy sản, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thủy
sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực; nâng kim ngạch xuất khẩu lên
4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần năm 1990. Các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu của
Việt Nam bảo đảm yêu cầu về chất lượng thị trường Nhật Bản, EU và M ỹ.
Trong công nghiệp, khoa học công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các
ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất
được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu
trọng tải lớn… Từ kết quả nghiên cứu của một số chương trình khoa học công nghệ trọng
điểm, Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 220 kV - 250 MVA với giá
thành thấp hơn giá nhập khẩu (khoảng 2 triệu USD so với giá nhập khẩu 2,4 triệu USD).
Dù còn nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, khoa học công
nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng là nền
tảng cho CNH -HĐH . Đóng góp của khoa học và công nghệ đã kéo thu nhập bình quân
đầu người của Việt Nam từ vài trăm USD đến ngưỡng 1.000USD.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 19
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói
riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân
lực cũng như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Các nước thành công phải cung cấp được cơ sở hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế và
cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh nghiệm phát triển cho thấy đầu tư khoảng 7%
GDP vào cơ sở hạ tầng là qui mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Đài
Loan và Hàn Q uốc từng đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng trong thời kỳ công nghiệp hóa
nhanh chóng. (Đài Loan là 9,5% GDP trong giai đoạn 1970-90 và Hàn Quốc là 8,7%
trong giai đoạn 1960-1990). Trung Quốc bình quân đầu tư 8% GDP vào cơ sở hạ tầng
giai đoạn 2003-2004. Cả ba nước đều xây dựng được những hệ thống cơ sở hạ tầng tiện
ích hiện đại.
Cơ sở hạ tầng cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt
Nam. Trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầng khoảng 10%
GDP. M ức đầu tư cao ngoạn mục này đã nhanh chóng mở rộng nguồn cung cơ sở hạ tầng
và cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng. Từ năm 2000 - 2005, tổng chiều dài đường bê tông
đã tăng gấp ba lần từ 30.000 km đến gần 90.000 km, đưa đến những cải thiện rất lớn cho
giao thông nông thôn. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn kết nối mạng lưới điện cũng tăng từ
73% lên 89% trong giai đoạn 2000-2005. Thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn quy mô nhỏ là nét chính trong những thành tựu xóa nghèo và phát triển mang tính
bao phủ của Việt Nam, điều mà cộng đồng tài trợ quốc tế thường xuyên khen ngợi.
Hình1.Đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 20
Nguồn:TổngcụcThốngkê ViệtNam
Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào
giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng giao thông đại trà
như xa lộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng hiệu quả
như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt.
Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn
10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ
tầng cao. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng khối lượng cơ
sở hạ tầng và cải thiện tiếp cận, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển
của đất nước. M ặt dù có những thành tựu này, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt
Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ
sở hạ tầng thay vì những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhà nước, hiện được
xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước, như nhiều khảo sát
quốc tế đã nhận định. Theo đó, Việt Nam đối mặt với thách thức bảo vệ cơ sở hạ tầng
trước thiên tai và việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đối với Việt Nam, vượt qua nhiều
rào cản cơ sở hạ tầng này có tầm quan trọng rất lớn để tiếp tục tăng trưởng với tốc độ
tương tự thành tựu đã đạt được trong hai thập niên vừa qua, và theo hướng bền vững, hiện
thực hóa những mục tiêu phát triển tham vọng đã đề ra cho những thập niên sắp tới.
Tuy nhiên, hiệu quả và trình độ chuyển giao công nghệ không cao do bị hạn chế
nhiều mặt về lựa chọn công nghệ tối ưu, tỷ lệ chuyển giao phần mềm thấp, hiệu suất sử
dụng chỉ đạt tối đa là 70% - 80% công suất thiết kế. Do thiếu vốn đầu tư mà trong một số
trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhập thiết bị đã qua sử dụng, dẫn đến làm chậm tiến
tốc độ đổi mới công nghệ, còn gây lãng phí.
Chỉ riêng qua khảo sát đối với các ngành công nghiệp nhẹ, chúng ta thấy trong số hơn
700 thiết bị, 3 dây chuyền nhập tại 42 nhà máy có 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ
máy sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu hao, 50%
số máy móc thiết bị là đồ cũ tân trang lại
Do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, ước tính ở Việt Nam
hiện nay có khoảng 300-400 thương tật dẫn đến chết người và hơn 20.000 tai nạn nghề
nghiệp xảy ra hàng năm.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 21
2.2.4.Các yếu tố khác ngoài mô hình:
Vị trí địa lý
Với hình thể đất nước hẹp chiều ngang, trải dài theo hướng á kinh tuyến, toàn bộ lãnh
thổ đất liền của nước ta có thể ví như” vùng duyên hải” và tạo ra một lợi thế ”mặt tiền”
hướng biển - thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt
khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-
22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế
diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải
biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai
thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin
liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng
2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng
nhanh hơn. Trong đó:
Dầu khí : Từ bước đi chập chững của một ngành công nghiệp dầu khí non trẻ, sau
nửa thế kỷ xây dựng đội ngũ và phát triển vượt bậc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam ngày nay đã có thể tự hào về những thành quả đạt được. Liên tục từ năm 1991
đến nay, Tập đoàn đã đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỉ trọng trên 20%, chiếm trên
30% tổng thu ngân sách Nhà nước; khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Thủy sản: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua nhà
nước đã chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng, tốc độ
tăng trưởng 2006 – 2010 bình quân tương đối cao.
Khai thác thủy sản được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ, năm 2008 được Chính
phủ hỗ trợ dầu cho khai thác, nên số lượng phương tiện khai thác tăng nhanh. Trong
đó, những sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực đạt tỷ lệ khá cao.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của nhiều tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển làm
cho kinh tế chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Giai đoạn 2006 – 2010 nuôi
trồng thuỷ sản cũng đã đóng góp một phần vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế
.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 22
Bảng thống kê giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng
thủy sản trong giai đoạn 2004-2010
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị sản phẩm thu
được trên 1 hécta mặt
nước nuôi trồng thủy
sản( triệu đồng)
42,5 47,4 55,4 67,4 77,4 87,1 103,8
Nguồn: theo số liệu lấy từ Tổng cục thống kê
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp
nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự
phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt
Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước
1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng
biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún,
thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng
thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của
Xingapo, 1/7 của M alaixia và 1/5 của Thái Lan)
Vì vậy chiến lược biển Việt Nam trong những năm tới đã xác định rõ năm ngành và
lĩnh vực đột phá: khai thác, chế biến dầu, khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến thuỷ,
hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp, khu chế
xuất ven biển gắn với các khu đô thị dọc dải ven biển. Nước ta đang xây dựng 14 KKT
ven biển, trong đó có 9 KKT đã cơ bản hoàn thành các công tác quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết các phân khu chức năng và đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư. Các KKT khác hiện đang trong giai đoạn xây
dựng quy hoạch, chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tiền đề
cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai công tác đền
bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng.
Y tế-Giáo dục:
Trong giai đoạn 2001-2005, các chỉ tiêu về y tế giáo dục của nước ta đã có chuyển
biến tích cực đáng kể, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80% và tỷ lệ
học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm 2005, nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 23
Trong năm 2005, đã tuyển mới 230 nghìn học sinh học nghề dài hạn, tăng 13,9% so
với năm 2004 và 977 nghìn học sinh học nghề ngắn hạn, tăng 2,9%.. Vấn đề y tế từ giai
đoạn này cũng bắt đầu được chú trọng một cách đúng mức để đảm bảo sức khỏe cho
người dân nói chung và người lao động nói riêng. Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh
sản xuất trong nước. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25% vào năm 2005
.Điều này đã tác động 1 cách tích cực đến nền kinh tế nước ta, từ năm 2000 đến nay, nền
kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao
hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%;
năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Bước
qua năm 2006,vẫn duy trì được ở tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế
do chính phủ đặt ra đều đạt được và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
ước tăng gần khoảng 8,23%, và năm 2007 ước tính tăng 8,48%
Năm 2011 ,Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp
tục quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề, tăng
8,5% so với năm 2010; 308 trường trung cấp nghề, tăng 8,1%; 908 trung tâm dạy nghề,
tăng 12,1% và trên 1 nghìn cơ sở có các lớp dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển
mới trong năm nay là 1860 nghìn lượt người, tăng 6,4% so với năm trước, bao gồm: Cao
đẳng nghề và trung cấp nghề là 420 nghìn lượt người; sơ cấp nghề 1440 nghìn lượt
người.14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5 triệu học sinh nghèo được
miễn, giảm học phí năm học 2010-2011
Với sự ổn định của y tế- giáo dục, (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm
2010, tuy thấp nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung
ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và
hợp lý.
Tài nguyên Việt Nam
Việt Nam được ưu đãi với những trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn, trong đó có
quặng bô-xít, đất hiếm, vonfram, titan, phốt-phát, than đá và sắt. Tuy nhiên, ngoại trừ than
đá, phần lớn các dự án khai thác hiện tại trong nước có quy mô nhỏ, đây là cơ hộitiềm
năng để phát triển quy mô lớn hơn.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 24
Tuy ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh
(tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR trong giai đoạn 2000-2009 là 14,1% tính trên
đóng góp của ngành công nghiệp khai thác mỏ vào GDP thực), nhưng ngành này (trừ dầu
khí) chỉ cấu thành khoảng 2,2% GDP của Việt Nam (dữ liệu năm 2009), cho dù có cả sự
đóng góp của ngành than đá, thể hiện tiềm năng đáng kể cho sự tăng trưởng.
Hơn nữa, quyền sở hữu đối với các mỏ kim loại và khoáng chất, đặc biệt là ngành
kim loại hiếm, hiện còn rất manh mún. Điều này tạo ra cơ hội để chúng tôi có thể hợp
nhất ngành và giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo ra hiệu quả thông qua quy mô.
Nhận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ Việt Nam
sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh. Vòng kim cô của đầu tư vốn và sử
dụng lao động giá rẻ nhưng năng suất không cao sẽ tiếp tục giới hạn tiềm năng phát
triển, trong khi sự yếu kém của công nghệ, kỹ năng và tính sáng tạo vẫn là thách thức
không dễ khắc phục trong ngắn hạn.
2.3.Phân tích tương quan nền kinh tế Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và các nước Đông
Nam Á đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng cũng trong bối cảnh quốc tế
không thuận lợi như vậy, các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang có
những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ, đối lập cơ bản với tình trạng u ám hiện
nay của nền kinh tế Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 tác động khá giống nhau đến
cả 4 nước (Philippines, M alaysia, Indonesia và Việt Nam). Cả bốn chỉ số chứng khoán
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 25
đều giảm điểm mạnh mẽ, tuy với cung bậc khác nhau. Trong khi VN-INDEX của Việt
Nam giảm tới khoảng 75% so với mốc tham chiếu đầu năm 2008, thì PSEI và JCI của
Philippinesvà Indonesia mất khoảng 50% trong khi KLCI của Malaysia chỉ mất chưa
đến40%.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay thì cả 3 nước Philippines, Malaysia, và
Indonesia đều có sự bứt phá khá mạnh trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng
khoán ở các nước này dần ổn định vào đầu năm 2010 (Indonesia và M alaysia) hoặc
cuối 2010 (Philippines), sau đó tăng mạnh trong các năm 2011 và phần đã qua của
2012.Tính đến nay, chỉ số JCI của Indonesia đã tăng khoảng 70% so với mốc tham
chiếu năm 2008. Chỉ số KLCI và PSEI có mức tăng khiêm tốn hơn nhưng cũng đạt
xấp xỉ 50% (KLCI) và 25% (PSEI).
Ngay cả đất nước có nhiều biến động chính trị sâu sắc trong nhiều năm qua như
Thái Lan cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cực kỳ ngoạn mục trên thị trường chứng
khoán. Cùng lâm vào khủng hoảng năm 2008 với chỉ số SET mất khoảng 50% số điểm
vào thời kỳ u tối nhất đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Thái Lan nay đã khôi
phục với chỉ số SET tăng trên 50% so với mốc tham chiếu năm 2008.
Ngược lại với tình hình tăng trưởng của 4 nước (Philippines, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan) thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tiếp tục vật lộn với cơn
ác mộng kéo dài hơn 5 năm qua. So với thời điểm đen tối nhất hồi đầu năm 2009,
VNINDEX chỉ tăng được vài chục phần trăm và so với mốc tham chiếu hồi đầu năm
2008, chỉ số VNINDEX vẫn mất khoảng 60% số điểm.Theo The Telegraph, Vn-Index
phục hồi mạnh do đây là một trong những chỉ số giảm mạnh nhất châu Á năm 2011
trước lo lắng rằng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạ thấp lạm phát hai con số sẽ tác
động xấu đến tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện lạm phát
tại Việt Nam đang giảm và thị trường đang cải thiện.
Về các chỉ số tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng GDP 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013(E) 2014(E)
Malaysia 6.5 4.8 -1.6 7.2 5.1 5.6 5.1 5.2
Indonesia 6.3 6.0 4.6 6.2 6.5 6.2 6,3 6.4
Philippines 6.6 4.2 1.1 7.6 3.7 6.6 6.0 5.5
Thailand 5.0 2.5 -2.3 7.8 0.1 6.4 5.9 4.2
Vietnam 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.03 5.2 5.2
Nguồn: World Bank
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 26
1. Indonesia
Về mặt tốc độ tăng trưởng GDP, trong 5 năm qua thì Indonesia được cho là có tốc
độ tăng trưởng ổn định nhất trong nhóm 5 nước (Philippines, Malaysia, Indonesia,
Thai Lan và Việt Nam). Tốc độ tăng trưởng của Indonesia trong 3 năm gần đây ở mức
6.2% (năm 2010), 6.5% (năm 2011), và 6.1% (2012). Trước đó, vào năm 2009 thì tốc
độ tăng trưởng GDP của Indonesia chỉ giảm xuống còn 4.6% trong khi nền kinh tế thế
giới đang trong đà khủng hoảng mạnh.
Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc Indonesia phát triển nhanh trong
những năm gần đây
+ Thứ nhất, dân số rất đông và tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Indonesia hiện
có 250 triệu dân, đông dân nhất trong 10 nước ASEAN. Hơn 1/4 trong số đó có thu
nhập hơn 330 USD/tháng, kém hơn Trung Quốc và Thái Lan, nhưng cao hơn nhiều so
với Ấn Độ và Việt Nam. Đó là một nguồn nhân công, và đặc biệt là một thị trường tiêu
thụ lớn.Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng Indonesia còn phải xây dựng thêm nhiều.
Indonesia cần kích thích sản xuất nội địa, hạn chế xuất khẩu và thu hút đầu tư nước
ngoài.
+ Thứ hai là nền dân chủ phát triển ổn định. Kể từ sự ra đi của nhà độc tài Suharto
sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1998, đất nước này đã thật sự xác lập được
dân chủ. Sự việc đó làm an tâm các nhà đầu tư quốc tế.
+ Thứ ba, Indonesia đã biết tận dụng sự năng động của nền kinh tế khu vực Đông
Á, khu vực năng động nhất thế giới. Indonesia nằm trên tuyến đường thương mại hàng
hải giữa Ấn Độ và khu vực Viễn Đông, tạo điều kiện cho nước này thu hút các nhà
kinh doanh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn tại Indonesia là của
những người Indonesia gốc Hoa, vì vậy những người này có rất nhiều mối liên hệ với
hai khu vực năng động là Hồng Kông và Singapore.
Ngoài ra với nỗ lực duy trì lãi suất ở mức 5.75% trong 5 tháng lien tiếp (2/2012 –
7/2012), chính phủ Indonesia đạt mục tiêu tăng đầu tư trong nước nhằm bù đắp lại sự
suy giảm trong xuất khẩu và đầu tư tại châu Âu thì nền kinh tế Indonesia trở thành
điểm sang nhất trong bức tranh ASEAN.
2. Thái Lan
Trường hợp trải qua nhiều sóng gió nhất là Thái Lan, với mức thụt lùi -2.3% vào
năm 2009 và mức tăng trưởng gần như bằng 0 hồi năm 2011. Xen kẽ giữa các năm đó,
Thái Lan đạt được tốc độ tăng trưởng bùng nổ năm 2010 với 7.8%. Tới năm 2012, có
vẻ như tình hình ở nước này đã ổn định trở lại với mức tăng 4.5%, không cách xa bao
nhiêu so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007 đổ về trước.
Mục tiêu hàng đầu trong chính sách kinh tế của chính phủ Thái là "tăng trưởng
cho mọi người". Bất chấp những xung đột chính trị nội bộ, nền kinh tế Thái Lan phát
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 27
triển hết sức sôi động năm và 2010 GDP của Thái Lan đạt 7,8%. Nguyên nhân chính là
do xuất khẩu tăng mạnh sang các nước và khu vực nhập khẩu chủ yếu (các nước trong
khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Mỹ).
Sau trận lụt 2011, chính phủ Thái Lan quyết định gia hạn ưu đãi thuế đối với
những doanh nghiệp bị thiệt hại tới cuối năm 2012. Và điều đó như một liều thuốc
hiệu nghiệm đã giúp doanh nghiệp hồi sinh, kéo theo cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó các khoản chi tiêu của chính phủ đạt hiệu quả, thúc đẩy tiêu dùng nội
địa, và tăng cường lĩnh vực đầu tư tư nhân.Đồng Baht giữ được mục tiêu ổn định giá
trị so với đồng USD, thậm chỉ 12 tháng qua dữ liệu cho thấy tỉ giá Baht/USD đã giảm
5%.Bộ trưởng tài chính nước này không giấu giếm ý định sẽ tiếp tục hạ giá đồng Baht
để tạo điều kiện thuận lợi cho mũi nhọn xuất khẩu.
3. Malaysia
Malaysia có tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục trong 3 năm gần nhất. Nền
kinh tế Malaysia tăng trưởng âm trong năm 2009 ( -1.6%) và đã đạt 4.8% trong quý IV
năm 2010 chủ yếu do chi tiêu khu vực công cao hơn làm gia tăng nhu cầu trong nước.
Kết quả tăng trưởng GDP đạt 7.2% (2010) và giảm xuống còn 5.1% (2011) rồi chỉ còn
4.8% (2012)
Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn và
những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tế Malaysia
đã tăng trưởng 5,6%. Riêng trong quý 4/2012, kinh tế nước này tăng trưởng kỷ lục
6,4%.
Trong một báo cáo được công bố ngày 20/2, ngân hàng này cho biết tổng số vốn
đầu tư tiếp tục tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng kỳ lục trong quý
IV vừa qua. Nhịp độ tăng trưởng qua các quý đã không bị ảnh hưởng do việc xuất
khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Khu vực tư nhân đầu tư đạt mức tăng 20,2%, do nguồn vốn đầu tư vào các ngành
sản xuất hướng tới nội địa và tiêu dùng liên quan đến khu vực dịch vụ chuyên ngành
như viễn thông, bất động sản, hàng không và các dự án sắp được triển khai liên quan
đến lĩnh vực xăng dầu, khí đốt. Đầu tư công tăng 11,1%, chủ yếu vào các ngành vận
tải, ngành phục vụ công cộng, dầu và khí đốt và truyền thông.Trong khi đó, tiêu dùng
trong khu vực tư nhân tăng 6,1% trong quý 4/2012, nhờ điều kiện thị trường lao động
ổn định và một sự cải thiện trong lòng tin của người tiêu dùng. Sự tăng trưởng mạnh
trong nửa đầu năm 2012 là do tác động từ hàng loạt các chính sách của chính phủ đối
với người dân được giải ngân trong giai đoạn này.
Mặt khác, tiêu dùng công tăng 1,1%, có thể là do việc tăng lương mới của chính
phủ kích thích chi tiêu, trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực cung cấp và
dịch vụ.Tất cả khu vực kinh tế đều có tăng trưởng khá trong quý 4/2012, dẫn đầu tăng
trưởng là các ngành công nghiệp chế tạo và khu vực dịch vụ, do nhu cầu nội địa và
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 28
từng bước cải thiện môi trường xuất khẩu.Trong lúc lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng
khá nhanh do tăng mạnh trong sản lượng dầu cọ thô và các sản phẩm gia cầm, tăng
trưởng trong lĩnh vực khai mỏ tăng trở lại với sự phục hồi trong các sản phẩm về khí
đốt. Trong lĩnh vực xây dựng cũng ghi nhận sự tăng trưởng chắc chắn, do nhu cầu từ
khu vực xây dựng dân dụng và các khu cư dân nhỏ.
Do sự đa dạng hóa và nỗ lực thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu, nền
kinh tế Malaysia có nhiều chuyển biến. Theo bà, Malaysia có hai yếu tố ấn tượng:
+ Thứ nhất, đó là sự kết hợp của các mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn về
việc xác định các lĩnh vực sẽ chèo lái nền kinh tế phát triển.
+ Thứ hai là nền kinh tế của đất nước gồm nhiều thành phần của một nền kinh tế
thực, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, hay lĩnh vực tài chính.
4. Philippines
Philippines chứng kiến sự thăng giáng đáng kể trong mấy năm vừa qua. Tốc độ
tăng GDP của nước này đã lên tới mức 7.6% năm 2010, nhưng lại tụt xuống 3.2% vào
năm 2011 và y đã tăng lên 6% trong quý 1 và 2/2012. Đến quý 3/2012, Philippines đã
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%, cao nhất kể từ năm 2010.
Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ Philippines đã tiến hành các biện pháp cải cách
với mục tiêu đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp mới ở
Đông Á.
Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho việc tăng trưởng mạnh của Philippines đó là
chính sách tiền tệ hợp lý và sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, thể chế chính trị.
+ Việc áp dụng cơ chế lãi suất thấp và các dòng kiều hối chảy mạnh từ nước ngoài
về đã giúp Philippines chống chọi được với “các làn gió ngược” là sự phục hồi không
chắc chắn của nền kinh tế Mỹ, sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và
tình trạng yếu kém đang lan rộng trong khu vực Châu Âu
+ Với những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền Aquin (đặc biệt trong cuộc
chiến chống tham nhũng), nền kinh tế Philippines đã đạt được tốc độ tăng trưởng thần
kỳ như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế này cũng tăng
lên đáng kể.
Như thế, xét về bức tranh tăng trưởng GDP, có vẻ như mảng sáng nhất của bức tranh
Đông Nam Á nằm ở Indonesia, trong khi các nước còn lại đều chung nhau ở một điểm
là sự thăng giáng rất bất thường. Philippines và Thái Lan có được một chút khích lệ
khi tốc độ tăng trưởng trở nên khả quan hơn trong năm nay so với năm ngoái.
+ Với Việt Nam, tốc độ tăng GDP trượt dốc từ mốc 6.8% năm 2010 xuống còn
5.9% năm 2011 và 2012 còn 5.03% (theo Ngân hàng Thế giới).
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 29
5. Việt Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn
2001 – 2010 là 7,25%. Trong đó, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là
7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7%. Nguyên nhân do chất lượng
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng
tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả
của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Để minh chứng cho sự chưa bền vững của chất lượng tăng trưởng kinh tế, các
chuyên gia cho rằng, hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề về xã hội như lao động – việc
làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội… đều đang là những vấn đề bức xúc, còn
môi trường đang ở mức báo động. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt tập trung vào một số
nguyên nhân chủ yếu là năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn vật chất và năng
lượng thấp. Với mức tăng 5,13% trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng năng suất lao
động của Việt Nam được cho là thấp so với các nước trong khu vực khi Trung Quốc
gấp trên 2 lần so với Việt Nam; Thái Lan gấp 4,5 lần; M alaysia gấp 12 lần và Hàn
Quốc gấp 23,5 lần.
Về hiệu quả sử dụng vốn, GS.TS Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Trong suốt thời gian vừa qua, mô hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam mới chỉ tập trung vào chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu
tư, khai thác tài nguyên và sức lao động chứ chưa tập trung vào tăng trưởng chiều
sâu”.
Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một
thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm 2007
và 42,2% năm 2008. Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP Việt Nam
đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tương tự
8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư tới 43,1% GDP.
Đồng thời, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như không được cải
thiện từ năm 2001 đến nay.Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng so với năm 2008, trong
khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh tranh của mình trong bảng
xếp hạng. Bên cạnh đó, cấu trúc đầu vào của tăng trưởng, những bất ổn về môi trường
và hệ số co giãn giảm nghèo đang giảm dần và bất bình đẳng đều có xu hướng tăng
mạnh… cũng là những nguyên nhân tác động không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng
của nền kinh tế.
=> Đối lập trong tăng trưởng tín dụng
Câu chuyện khủng hoảng ở Việt Nam được nhiều người lý giải từ nguồn gốc tăng
trưởng tín dụng vô tội vạ trong nhiều năm. So sánh với 04 nền kinh tế khác trong khu
vực Đông Nam Á, có thể thấy rõ sự tương phản rất lớn giữa Việt Nam và các nước
này. Ba nước có tăng trưởng tín dụng rất khiêm tốn là Malaysia, Philippines và Thái
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 30
Lan. Với Thái Lan, tăng trưởng tín dụng năm 2009 chỉ có 3.1%, tăng lên 12.6% năm
2010 và 16.2% năm 2011. Philippines cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng một con số
trong 2 năm 2009 và 2010, chỉ tăng lên thành 14.7% vào năm 2011. Malaysia có tốc
độ tăng trưởng một con số vào năm 2009 và chỉ nhỉnh trên 10% vào các năm 2010 và
2011.
Domestic credit growth (%) 2008 2009 2010 2011
Malaysia 9.2 11.3 13.2
Indonesia 33 16.1 17.5 24.4
Philippines 7.4 8.7 14.7
Thailand 3.1 12.6 16.2
Vietnam 25.4 39.6 32.4 14.3
Indonesia là nước có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh hơn nhiều so với 3 nước
trên. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 ở nước này lên tới 33%, còn cao hơn cả tốc độ
tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong cùng năm. Tuy nhiên, tốc độ này đã hạ nhiệt rất
nhanh vào năm 2009 và 2010, xuống còn 16.1% và 17.5%. Tăng trưởng tín dụng ở
nước này quay trở lại ở mức gần 25% vào năm 2011. Trong nửa đầu năm 2012, tăng
trưởng tín dụng cũng đạt 25.8% ở Indonesia so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này dẫn
tới chuyện Ngân hàng Trung ương của nước này đang bàn đến các giải pháp để hãm
đà tăng này lại.
Trong khi đó, ở Việt Nam, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng tín dụng
của Việt Nam đều trên mức 20%. Đặc biệt năm 2007, con số này lên tới 51% vào năm
2007, giảm xuống còn 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40% vào năm
2009 và trên 30% vào năm 2010. Trong suốt giai đoạn này, mặc dù chính phủ luôn đề
ra các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, nhưng tăng trưởng thực tế về tín dụng nội địa
luôn vượt ngưỡng cho phép.
=> Lạm phát và lãi suất
Trong khi Philipines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều có tốc độ tăng của chỉ
số giá tiêu dùng ở mức thấp (dưới 6.5%) trong suốt nhiều năm qua, thì Việt Nam có
tốc độ tăng CPI có thể nói là ngoạn mục.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 31
CPI growth rate
(%)
200
8
200
9
201
0
201
1
201
2
2013
(E)
2014(
E)
Malaysia 0.6 1.7 3.2 2.8 2.2 2.4
Indonesia 9.8 4.8 5.1 5.4 6.4 5,6 5,6
Philippines 4.1 3.9 4.7 3.5 3.1 3.2
Thailand -0.8 3.3 3.8 3.5 3.0 3.4
Vietnam 19.9 6.5
11.
8
18.1 9.5
8.8 8.0
Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của M alaysia trong 4 năm qua đều ở
mức rất thấp. Năm 2009 chỉ có 0.6%, năm cao nhất là 2011 cũng chỉ có 3.2% và năm
nay Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng CPI của nước này cũng chỉ 2.8%. Thái Lan thậm
chí còn có giảm phát vào năm 2009 với chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.8%, sau đó tăng
lên trên 3% vào năm 2010 và 2011. Năm nay tăng CPI ở Thái Lan cũng chỉ có 3.5%.
Philippines có tốc độ trượt giá cao hơn đôi chút so với Malaysia và Thái Lan, với chỉ
số CPI tăng xấp xỉ 4% trong suốt 4 năm vừa qua.
Indonesia là trường hợp cá biệt hơn đôi chút với CPI năm 2008 chút xíu nữa thì
xuyên thủng mốc một con số. Tuy nhiên, lạm phát ở Indonesia đã hạ nhiệt từ năm
2009, và tốc độ tăng CPI chỉ còn ở mức xấp xỉ 5% - 6% trong 4 năm gần đây nhất.
Trong khi đó lạm phát ở Việt Nam gần như chọc thủng mốc 20%vào năm 2008 do kết
quả tăng tín dụng như lên đồng hồi năm 2007 (51%). Do tăng tín dụng được siết lại
vào năm 2008, chỉ còn 25.4%, lạm phát đã hạ nhiệt vào năm 2009 với 6.5%, nhưng
sau đó lại bật cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010 và năm 2011 cũng gần như xuyên
thủng mốc 20%. Trong năm nay, Ngân hàng Thế giới dự kiến CPI của Việt Nam sẽ
thấp hơn mốc 10% đôi chút.
Đi kèm với lạm phát là lãi suất, chính sách lãi suất của 4 nền kinh tế khác ở Đông
Nam Á hầu như giống nhau – tức là để lãi suất huy động ngắn hạn hầu như không cao
hơn bao nhiêu so với tốc độ tăng CPI. Trong một số năm, lãi suất thực ở các nước này
là âm. Thí dụ ở Malaysia năm 2011, ở Thái Lan năm 2010 và 2011, hay ở Philippines
năm 2011.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 32
Short term interest rate (%) 2008 2009 2010 2011
2012
(E)
Malaysia 2 2.5 2.9
Indonesia 8.7 7.1 6.5 6.6
Philippines 4.8 4.2 4.6
Thailand 1.4 1.5 3
Vietnam 8.1 10.7 14 14 13
Ở Việt Nam, về mặt quy định hành chính của nhà nước, lãi suất huy động của Việt
Nam không quá cao (8.1% năm 2008, 10.7% năm 2009, và 14% vào hai năm 2010 và
2011). Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng ở Việt Nam đã tham gia vào một cuộc
chạy đua lãi suất, với tinh thần tất cả đều vượt rào, trong suốt nhiều năm qua. Lãi suất
huy động thực tế thường cao hơn mức tăng CPI khoảng 2-3% và lãi suất cho vay luôn
cao hơn lạm phát khoảng 5-6% và cá biệt có những giai đoạn lãi suất cho vay cao hơn
CPI đến cả chục phần trăm.
=> Cán cân thương mại và tỷ giá
Xét về cán cân thương mại, 5 nước Đông Nam Á chia thành hai nhóm rõ rệt.
1.Nhóm thặng dư: Malaysia, Indonesia và Thái Lan
Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với mức
thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới 46.1 tỷ
USD năm 2011. Indonessia và Thái Lan có mức thặng dư thương mại khá gần nhau
với khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm trong suốt giai đoạn 2009-2011.
Do thặng dư thương mại lớn và cán cân vãng lai ổn định, cả 3 nước Malaysia,
Indonesia, và Thái Lan đều đạt được mức dự trữ ngoại tệ đáng nể. Năm 2011, Thái
Lan có mức dự trữ ngoại tệ lên tới 182 tỷ USD, trong khi Malaysia đạt 133 tỷ và
Indonesia đạt 110 tỷ USD
2.Nhóm thâm hụt: Philippines và Việt Nam
Cả Philippines và Việt Nam đều bị thâm hụt thương mại trong tất cả các năm
trong khoảng 5 năm trở lại đây. Việt Nam có mức thâm hụt cao hơn Philppines năm
2008 (12.8 tỷ so với 7.7 tỷ), nhưng Philippines đã vượt qua Việt Nam trở thành nước
có mức thâm hụt thương mại lớn nhất trong số 05 nước kể từ năm 2009.
Đối với Philippines, dù phải hứng chịu cán cân thương mại liên tục thâm hụt trong
nhiều năm, dự trữ ngoại tệ của nước này vẫn liên tục tăng đều đặn trong những năm
qua nhờ thặng dư cán cân vãng lai. Năm 2011 nước này đã đạt mức dự trữ 75 tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 33
Đối với Việt Nam có mức dự trữ ngoại tệ luôn ở mức rất thấp. Năm 2008 Việt
Nam có khoảng 23 tỷ USD trong quỹ dự trữ và điều này được coi như một kỳ tích từ
thời đổi mới. Kỳ tích này nhanh chóng biến mất nhường chỗ cho mức dự trữ thấp lẹt
đẹt ở mức trên 10 tỷ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Trong 2012, do thâm hụt thương
mại hầu như không đáng kể, Việt Nam bắt đầu có mức dự trữ ngoại tệ khả quan hơn,
tuy nhiên đây vẫn là mức hết sức mong manh.
Thâm hụt thương mại cao một phần do đồng nội tệ của Việt Nam luôn được ấn
định ở mức cao. Việt Nam đã phá giá liên tục trong nhiều năm, nhưng theo nhiều
chuyên gia, để vãn hồi cán cân thương mại thì Việt Nam cần tiếp tục phải phá giá đồng
nội tệ thêm nhiều nữa. Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên vì tỷ lệ lạm phát ở
Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đồng USD và, mặc dù đã nhiều lần phá giá, nếu
tính tỷ giá hối đoái thực tế (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), thì đồng VND thậm chí đã
lên giá chứ không phải phá giá trong khoảng 5 năm vừa qua.
=> Nợ nần công và tư
Malaysia và Việt Nam đứng chung nhóm có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trong
số 5 nước. Tỷ lệ này ở Malaysia luôn ở mức ổn định xung quanh mốc 53% trong khi
con số này ở Việt Nam giao động quanh mốc 50% từ năm 2009 trở lại đây theo số liệu
của Ngân hàng Thế giới.
Nợ công ở Indonesia nằm ở mức thấp nhất với tỷ lệ nợ của chính phủ trên GDP
giảm dần qua các năm kể từ năm 2008 trở lại đây. Nếu như năm 2008 nợ chính phủ
trên GDP của nước này nằm ở mốc 33% thì tới năm 2012 Ngân hàng Thế giới ước tính
mức này giảm xuống chỉ còn 23.1%. Trong khi đó nợ công ở Philippines và Thái Lan
khá gần với nhau và nằm ở mức trên dưới 40%.
Về số liệu liên quan đến nợ xấu, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới thống kê, tỷ
lệ nợ xấu ở Malaysia đã giảm từ mức 6.5% năm 2007 xuống còn 2.9%. Tỷ lệ này ở
Indonesia đã giảm từ 4.1% xuống còn 2.9% trong cùng thời kỳ. Tương tự như vậy, nợ
xấu ở Philippines dảm từ 5.8% năm 2007 xuống còn 3.8% năm 2010 và ở Thái Lan từ
7.9% năm 2007 xuống còn 3.5% năm 2011.
Ngân hàng Thế giới không thống kê số liệu về nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên,
theo số liệu do Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định trước
quốc hội, nợ xấu ở Việt Nam hiện nay lên tới 10%. Theo nhiều nguồn phân tích của
nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn nữa. Theo một số chuyên
gia, chỉ riêng các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước thôi đã lên tới mức xấp xỉ
10 tỷ USD, tương đương với khoảng gần 7% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và
khoảng gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 34
Phần 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞN G KINH TẾ VIỆT NAM
Vốn:
- Chính phủ cần duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như
năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt
khu vực kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó
đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, thành phần kinh tế để tạo hiệu ứng tăng
trưởng kinh tế cao hơn. Do tổng đầu tư toàn xã hội/GDP được duy trì ở mức
thấp nhằm kiểm soát lạm phát, nên cần có biện pháp để tăng hiệu quả đầu tư,
trước hết thông qua việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo
ngành và thành phần kinh tế.
- Phát triển thị trường vốn: Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh hiện nay
chủ y ếu là vay ngân hàng (chiếm trên 80%), do vậy nếu tăng t rưởng tín dụng bị
giới hạn ở mức 12% thì không thể tăng tỷ t rọng đầu tư của khu vực ngoài nhà
nước lên mức như mong muốn. Bởi vậy phát t riển thị trường vốn để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội cho sản xuất, kinh doanh là
giải pháp vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài.
- Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước cũng như
các khoản tài trợ của nước ngoài.
- Có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh
nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ và thúc đẩy
tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp
trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa
vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.
- Có giải pháp phá băng thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu,
nhất là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu ngân hàng cần được
thực hiện triệt để và quyết liệt, không chỉ nhằm giải quyết một phần vấn đề nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng mà quan trọng hơn là làm lành mạnh hóa thị
trường tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai, đầu
tư,…) nhằm thu hút vốn FDI, định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực cần
ưu tiên, giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI lên cộng đồng doanh
nghiệp trong nước.
- Từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh
nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, tạo môi
trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 35
Công Nghệ:
- Nâng cao hệ thống và chương trình giáo dục, đạo tạo nguồn nhân lực trẻ. Qua
đó, nâng cao trình độ dân trí của thế hệ tương lai, khai mở sự sáng tạo, tiếp thu
khoa học kỹ thuật hiện đại tốt, nhờ đó mà trong tương lai, Việt Nam sẽ có khả
năng tự đẩy mạnh trình độ khoa học công nghệ của mình hơn là chỉ tiếp nhận
trình độ lỗi thời của các nước phát triển.
- Phát triển du lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới, nâng cao chất lượng dịch vụ và
cơ sở hạ tầng du lịch ờ mức 4 sao trở lên
- Đầu tư cho nghiên cứu để tìm ra các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới phù hợp
với hoàn cảnh đất nước và giảm thiểu được chi phí nhập khẩu từ nước ngoài.
- cơ cấu hoá một cách hợp lý việc đào tạo, xoá bỏ tình trạng vừa thừa, vừa thiếu
cũng như thừa thầy thiếu thợ. Điều chỉnh hệ thống lương hợp lý hơn giữa các
ngành nghề .
- tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, cập nhật nhanh, gửi nhân lực
sang nước ngoài để được đào tạo , cần nhiều hỗ trợ và khuyến khích từ nhà
nước. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại góp phần tăng năng suất lao động và
giảm khấu hao.
Tỷ lệ gia tăng dân số:
- Giảm tốc độ gia tăng dân số chủ yếu là khu vực vùng sâu vùng xa.
- Thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về dân số.
- Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã
hội. Tiếp tục thực hiện CSTT, CSTK chặt chẽ nhưng với mức độ linh họat phù
hợp với tín hiệu của thị trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_12_tang_truong_kinh_te_kinh_te_vi_mo_3922.pdf