Nguyên tắc định luận của phép biện chứng duy vật đối với ho ạt động nhận
thức và thực tiễn của người thầy thuốc có những nội dung chính sau:
Khi xem xét toàn diện các mối liên hệ của các đối tượng, người th ầy thuốc
ghi nhận các thuộc tính của đối tượng và lý giải chúng thông qua các phạm
trù của khoa học chuy ên môn.
Vận dụng lý luận phép biện chứng duy vật v ề nguyên nhân và kết qu ả vào
việc xem xét nguy ên nhân của bệnh có thể kết luận rằng mọi bệnh đều có
nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong.
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3737 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện
thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
b) Phương pháp biện chứng
+ Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau,
ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương I
6
+ Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm
trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các
sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy làđấu
tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Phương pháp biện chứng phản ánh đúng hiện thực như nó tồn tại. Nhờ vậy
phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người
nhận thức và cải tạo thế giới.
3. Khái quát lịch sử hình thành phép biện chứng.
+ Cũng như chủ nghĩa duy vật, phương pháp biện chứng đã xuất hiện ngay từ thời
cổđại, từđóđến nay lịch sử phát triển của khoa học cũng như của thực tiễn. Do vậy
phép biện chứng được chia làm ba hình thức lịch sử của nó:phép biện chứng cổđại (
phép biện chứng tự phát ), phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
a) Phép biện chứng cổđại.
+ Giai đoạn đầu tiên của tư duy triết học biện chứng là phép biện chứng tự phát thời
kỳ cổđại vàđược thể hiện rõ nét nhất qua thuyết âm dương của triết học Trung Quốc
và các học thuyết của triết học Hy Lạp cổđại.
+ Hoàn cảnh ra đời:
- Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá: Xã hội Hy Lạp xuất hiện sớm vào khoảng thế
kỷ thứ VIII trước công nguyên đến thế kỷ thứ III sau công nguyên. Vào thế kỷ
thứ VI–IV trước công nguyên, xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp đãđạt tới hoàn
thiện. Sự khác nhau giữa hai thành phố phát triển nhất đó dẫn tới cuộc nội chiến
tương tàn và cuối cùng chiến thắng thuộc về thành bang Spác. Sau cuộc nội
chiến, Hy Lạp bị vua Phillip xứ Maxedoan xâm chiếm. Đất nước Hy Lạp cổđại
có một nền văn minh phát triển rực rỡ. Về tôn giáo, họ thờ nhiều thần và vị thần
tối cao là thần Dớt. Về giáo dục, họ coi trọng đạo đức, trí dục, thể dục. Về chính
trị, họ coi trọng chếđộ dân chủ. Vềđời sống, họ sống giản dị, chất phác. Về kiến
trúc, họ có tính cách điều độ cân đối.. Về triết học có nhiều trường phái.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương I
7
- Sự hình thành triết học: triết học Hy Lạp ra đời vào thế kỷ thứ VI trước
công nguyên trên các cơ sở:
Do có nhiều biến chuyển kinh tế và chính trị mà một bộ phận của tầng
lớp chủ nô cóđiều kiện chăm lo xây dựng thế giới quan của mình đểđịnh hướng
cho cuộc đấu tranh.
Do sự phát triển kinh tế, đặc biệt do sự phát triển của lao động và tổ chức lao
động nô lệ.
Do liên hệ mật thiết với các tri thức khoa học, cuộc đấu tranh tôn giáo,
tín ngưỡng.
Do vị trí của Hy Lạp cổđại thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hoá với
các nước phương Đông.
+ Đặc điểm: Ngay từ thời bấy giờ, các nhà duy vật biện chứng cổđại đã thấy
rằng sự vật của thế giới xung quanh ta nằm trong một mớ chằng chịt vô tận
những sợi dây liên hệ và những tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng do chưa đạt
đến trình độđi sâu phân tích giới tự nhiên cho nên các nhà biện chứng cổ Hy
Lạp chúýđến sự vận động, đến sự quáđộ từ cái này sang cái khác, đến những
mối liên hệ nhiều hơn là chúýđến cái đang vận động, đang quáđộ vàđang liên hệ
với nhau.
+ Đại biểu:
- Hêraclit(520-460 TCN): nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổđại. Khác với
các nhà triết học phái Milê, Hêraclit cho rằng không phải nước, apeirôn, không
khí, mà chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật. “Mọi cái biến đổi
thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng
hóa thành vàng”. Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên
sinh ra chúng . Luận điểm bất hủ của Hêraclit : “Chúng ta không thể tắm hai
lần trên cùng một dòng sông” . Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng
nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau.
Nhờ vậy mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi sự vật khác ra đời.. Vì thếđấu
tranh là vương quốc của mọi cái , là quy luật phát triển của vũ trụ. Bản thân
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn diễn ra trong sự hài hòa nhất
định.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương I
8
b) Phép biện chứng duy tâm.
+ Hoàn cảnh:
- Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nước Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu,
tình trạng cát cứ phân tán nhỏ lẻ phổ biến.
- Giai cấp tư sản Đức đã hình thành nhưng tách rời nhau vì thế giai cấp tư sản
Đức nhỏ bé về số lượng, yếu kém về thế lực chính trị -> giai cấp tư sản không
thể làm cách mạng hiện thực mà chỉ làm cách mạng trong tư duy.
+ Đặc điểm:
- Sự mâu thuẫn giữa nội dung tư tưởng triết học mang tính khoa học và cách
mạng với những hình thức thể hiện có tính chất duy tâm, tôn giáo và có tính
chất siêu hình. Vào thời kỳ này, Đức là một nước phong kiến với tình trạng
lạc hậu cả về kinh tế chính trị, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản mới
bắt đầu hình thành trong xã hội Đức. Giai cấp tư sản vì thế chưa thể thực hiện
được một cuộc cách mạng trong thực tiễn. Anghen nhận xét: “ Triết học Đức
của cách mạng Pháp. Chúng ta những người Đức cùng thời đại về mặt tư
tưởng nhưng không cùng thời đại về mặt lịch sử.”
- Triết học cổđiển Đức là thế giới quan vàý thức hệ của giai cấp tư sản Đức
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Triết học cổđiển Đức đặc biệt đề cao vai
trò tích cực của hoạt động con người. Triết học cổđiển Đức có tính lý luận rất
cao. Triết học cổđiển Đức đã cung cấp cho chúng ta phương pháp tư duy biện
chứng,
- Nhưng bên cạnh đó triết học cổđiển Đức còn duy tâm, do quáđề cao sức mạnh
của trí tuệ, hoạt động của con người.
- + Đại biểu:
Cantơ:
+ Nét nổi bật trong triết học của Cantơ làđã trình bày những quan niệm biện
chứng của mình về giới tự nhiên. Triết học Cantơ là triết học nhị nguyên. Một
mặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các “ vật tự nó” ở bên ngoài con
người. Nhưng mặt khác thế giới các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại chỉ là
“ các hiện tượng”… phù hợp với cái cảm giác và cái tri thức do lý tính tạo ra.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương I
9
+ Tính duy tâm trong triết học Cantơ còn thể hiện ở chỗông coi không
gian, thời gian, tính nhân quả cũng như các quy luật của giới tự nhiên không
phải là những cái thuộc bản thân giới tự nhiên, mà là sản phẩm của lý trí tiên
nghiệm, có trước kinh nghiệm.
- Hênghen: Triết học của HênGhen đầy mâu thuẫn.. Ông đã có công trong việc
phê phán tư duy siêu hình và là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên,
lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ
thống triết học duy tâm của mình, Hênghen không chỉ trình bày các phạm trù như
chất, lượng, phủđịnh, mâu thuẫn…mà còn nói đến cả các quy luật như “ lượng
đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “ phủđịnh của phủđịnh”, và quy luật mâu
thuẫn. Tóm lại, hệ thống triết học của Hênghen là một hệ thống duy tâm, mà thực
chất của nó “làở chỗ lấy cái tâm lý làm điểm xuất phát, từ cái tâm lý suy ra giới
tự nhiên” ( Lênin ). Tuy nhiên, phép biện chứng của Hênghen đã mâu thuẫn với
hệ thống triết học duy tâm của ông và trở thành một trong những nguồn gốc lý
luận của triết học Macxit
c ) Phép biện chứng duy vật
+ Hoàn cảnh:
Điều kiện kinh tế xã hội: Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra một giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh, mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản cũng ngày càng gay gắt, quyết liệt. Thời kỳđầu, các
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ hướng tới những mục tiêu kinh tế hàng
ngày và hình thức đấu tranh chủ yếu là kinh tế. Vào khoảng những năm 30 của
thế kỷ XIX, phong trào công nhân có sự thay đổi về chất, nhiều cuộc đấu tranh
lớn diễn ra. Những cuộc đấu tranh này làm xuất hiện những yêu cầu:
Làm rõ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản. Mác và Anghen tham gia
phong trào công nhân, tổng kết kinh nghiệm và xây dựng nên học thuyết tư
tưởng của mình trong đó có triết học.
Thay đổi quan niệm về lịch sử, chỉ ra được động lực bên trong của sự phát
triển lịch sử
Tiền đề lý luận: Triết học Mác ra đời ngoài những điều kiện kinh tế xã hội, nó
còn kế thừa được những yếu tố tích cực của các giai đoạn trước Đặc biệt trong
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương I
10
triết học cổđiển Đức những nội dung cách mạng toàn bộ trong phép biện chứng
của Hêghen cùng những tư tưởng duy vật của Pháp đã làm một trong những cơ
sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng duy vật biện chứng trong triết học Mác.
- Tiền đề khoa học tự nhiên: Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX nhiều phát
minh khoa học lớn xuất hiện. Đáng chúý có 3 phát minh
1842 – 1845: ra đời định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
1859: ra đời thuyết tiến hoá của Đácuyn
Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 19 ra đời học thuyết tế bào.
- Kết luận: những điều kiện và tiền đề trên cho thấy sự ra đời của triết học Mác là
một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội và phù hợp với
quy luật phát triển của nhận thức nhân loại.
+ Đặc điểm: Sự ra đời của triết học Mác đã tạo ra sự biến đổi cóý nghĩa cách mạng
trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại và nóđược thể hiện qua các nội dung:
- Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại. Mác và
Anghen đã sáng tạo lên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để,.
- Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và biện
chứng trong các tư tưởng triết học của các giai đoạn trước.
- Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí
của triết học trong hệ thống tri thức khoa học được nâng cao.
- Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh
tự giải phóng mình, tạo nên bước chuyển về chất của phong trào từ trình độ tự phát
lên trình độ tự giác.
- Triết học Mác là thế giới quan của khoa học và phương pháp luận chung, cần thiết
cho sự phát triển của tất cả các môn khoa học.
+ Đại biểu:
- Mác vàĂnghen : chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử do
Mác vàĂnghen sáng lập là thành tựu vĩđại nhất của tư tưởng khoa học.
+Triết học Mác trở thành thế giới quan khoa học để tiếp tục phát triển
khoa học và cải tạo thực tiễn . C.Mác đã phê phán phép biện chứng duy tâm của
Heghen một cách sâu sắc. Mác cho rằng sai lầm chủ yếu của Hêghen làở chỗông
quan niệm mâu thuẫn của hiện tượng như sự thống nhất trong bản chất, trong tư
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương I
11
tưởng, trong khi bản chất của mâu thuẫn này tất nhiên là một cái gìđó sâu sắc
hơn , cụ thể là mâu thuẫn bản chất. Mác vàĂnghen đã cải tạo một cách duy vật
phép biện chứng duy tâm của Hêghen .Hai ông không chỉ thoả mãn với việc cải
tạo duy vật phép biện chứng duy tâm màđồng thời cũng tiến hành cải tạo một
cách biện chứng chủ nghiã duy vật siêu hình trước đó . Mác vàĂnghen đã liên
kết đã gắn bó, không tách rời chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
Phép duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với đời sống con người
Chương II
Phép biện chứng duy vật đãđược xây dựng và phát triển với tính cách một lí
luận phê phán cách mạng. Với tính cách một lí luận khoa học triệt để, phép biện
chứng duy vật gạt bỏ sự thoả hiệp với hệ tư tưởng của các giai cấp bóc lột.
Lênin: Lênin đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác vào quá trình giải quyết
những nhiệm vụ của cách mạng vô sản trong thời cổđại đế quốc chủ nghĩa và
bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin đã cóđóng góp to lớn và quan trọng
vào kho tàng lý luận triết học xã hội: vấn đề nhà nước và cách mạng, chuyên
chính vô sản, lý luận vềĐảng kiểu mới. Dựa trên sự phân tích quy luật phát triển
không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã khẳng định khả năng thắng lợi
của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm chíở một nước riêng lẻ. Luận điểm
đó của Lênin cóảnh hưởng to lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Lênin
chấp nhận thay đổi một quan niệm nào đó về chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận
mọi thứ biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều hay bảo thủ. Chính những điều này
đãđưa chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng lên một giai đoạn mới
gắn liền với tên tuổi của Lênin vàđược gọi là triết học Mác – Lênin nói riêng và
chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung
Phần II: Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
a ) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Khái niệm : liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt
của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới.
+ Tính chất: các mối liên hệ của tất cả sự vật hiện tượng luôn luôn có tính khách
quan, tính phổ biến và biểu hiện trong tính đa dạng của nó.
+ Nội dung nguyên lý:
- Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều luôn luôn tồn tại trong các mối liên hệ xác
định. Vì vậy trong các quá trình nhận thức để xác định được một đối tượng nào
đó nhất định phải xem xét nó trong các mối liên hệ xác định
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
13
- Mỗi một sự vật luôn luôn tồn tại trong tính quy định, tính tương tác, những biến
đổi tác động tới nó.
- Mỗi một sự biến đổi trong thế giới đều có khả năng khách quan tất yếu tác động
đến những biến đổi khác một cách trực tiếp, gián tiếp…
- Với mỗi một sự vật, hiện tượng nhất định trong một điều kiện xác định thì các
mối liên hệ mà nó có là không đồng nhất về vị trí và vai trò
- + ý nghĩa:
Từ những nội dung trên có thể thấy: chỉ có thể nhận thức đúng và giải quyết một
cách có hiệu quả các vấn đề thực tiễn một khi thực hiện nguyên tắc toàn diện và
lịch sử cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi
Nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề nào cũng cần phải trên nhiều
mặt, nhiều mối liên hệ khách quan của nó, tránh phiến diện, tránh siêu hình
trong giải quyết các vấn đề.
Trong các điều kiện xác định cần đánh giáđược vị trí vài trò khác nhau
của các mặt, các mối quan hệ
Trong giải quyết vấn đề thực tiễn cũng đòi hỏi phải xác định được những
vấn đềở tầm chiến lược và sách lược hoặc cần xác định được những nhiệm vụ
trọng tâm và trọng điểm
b ) Nguyên lý về sự phát triển
+ Khái niệm:
- Phát triển là những quá trình biến đổi với 3 đặc trưng sau:
Sự biến đổi về chất ở trình độ mới cao hơn
Quá trình biến đổi về mặt cơ cấu tổ chức hệ thống và về cơ chế phương
thức hoạt động của hệ thống
Là sự biến đổi diễn ra một cách toàn diện hoá.
- Ví dụ: . Từ phương thức bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối sang giá trị thặng dư
tương đối thuộc phạm trù phát triển tư bản.
+ Tính chất: Phát triển cũng có ba tính chất: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa
dang, phong phú.
+ Nội dung nguyên lý:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
14
- Phát triển là những khuynh hướng khách quan và phổ biến ở trong mọi lĩnh vực
của tự nhiên xã hội, nhận thức, tư duy trong giới tự nhiên đó là quá trình phát
triển từ vật chất đơn giản đến phức tạp hơn.
- Trên con đường phát triển bao hàm nhiều giai đoạn không loại trừ những bước
thụt lùi tạm thời.
- Luận điểm về mô hình phát triển: không có một mô hình phát triển tuyệt đối cho
mọi lĩnh vực. Trái lại tuỳ theo các điều kiện cụ thể mà tồn tại các mô hình phát
triển đa dạng.
- Quy luật phát triển: Có 3 quy luật cơ bản của mọi quá trình phát triển:
quy luật về phương thức phát triển .
quy luật về thống nhất vàđấu tranh các mặt đối lập
quy luật phủđịnh của phủđịnh
+ ý nghĩa:
- Các nguyên tắc cơ bản của quan điểm phát triển.
Muốn thực hiện sự phát triển cần phải hướng vào việc tạo sự biến đổi về chất
của sự vật ở trình độ mới.
Trọng tâm và mấu chốt của sự phát triển phải là tạo ra những biến đổi
về cấu trúc hệ thống, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức nhờđó tạo ra
chất mới.
2. Các cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng
a ) Cái riêng và cái chung
+ Khái niệm cái riêng và cái chung
- Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những cóở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật,
hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
+ Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng, nhờ có cái riêng cái chung nói lên sự
tồn tại của nó nhưng sự tồn tại của cái chung chỉđược nhận biết bằng kết quảcủa
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
15
quá trình tư duy của quá trình khái quát hoá, còn sự tồn tại của cái riêng có thể
nhận biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các giác quan.
- Cái riêng bao giờ cũng liên hệ với cái chung bằng cách này hay cách khác. Ví dụ
mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối
liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các
quy luật sinh học và quy luật xã hội
- Cái chung chỉ là một bộ phận của cái riêng được tách ra khỏi cái riêng vì thế cái
chung bao giờ cũng lệch lạc, phiến diện còn cái riêng là cái phong phú, đầy đủ,
toàn bộ. Nhờ những yếu tốđơn nhất, cá biệt đó chúng ta mới phân biệt được sự
khác nhau giữa những sự vật hiện tượng. Tuy vậy cái chung sâu sắc hơn cái riêng
vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệổn định, tất nhiên, lặp
lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
- Cái chung và cái riêng có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất
định. Sự chuyển hoá này được thực hiện thông qua mối quan hệ cái cá biệt và cái
phổ biến.
+ ý nghĩa:
- Giữa cái chung và cái đơn nhất có sự chuyển hoá lẫn nhau. Chính vì vậy
trong quá trình phát triển, người ta không chỉ cần nhận biết cái mới mà còn phải
duy trì, bảo vệ, tạo điều kiện đáp ứng cho khả năng tồn tại và phát triển của nó.
- Vì cái riêng gắn bó với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ dẫn tới
cái chung, cho nên khi giải quyết những vấn đề riêng một cách đúng đắn thì
không thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung,
- Cái chung và cái riêng thống nhất với nhau, và khác biệt nhau ở cái đơn nhất –
cái đặc trưng riêng có của sự vật. Chính vì vậy, để nhận thức sâu sắc và thấu đáo
một đối tượng nào đó, không thể chỉở những thuộc tính chung mà cần cả những
nét đặc trưng riêng có,như thế hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người
mới đạt được hiệu quả.
b ) Nguyên nhân và kết quả
+ Khái niệm nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
16
- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa sự vật với nhau gây ra.
+ Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân và kết quả luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó nguyên nhân
luôn có trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện khi có sự tác động của nguyên
nhân. Vì thế nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh.
- Một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả và nhiều nguyên nhân có thể
chỉ sản sinh ra một kết quả. Ví dụ nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán,
có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh… Nếu nhiều nguyên nhân tác động theo
cùng một chiều sẽđẩy nhanh quá trình sản sinh ra kết quả. Nếu nhiều nguyên
nhân tác động ngược chiều nhau sẽ hạn chế quá trình sản sinh ra kết quả.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa nguyên nhân với nguyên cớ. Nguyên nhân có
trước kết quả sản sinh ra kết quả. Nguyên cớ có trước kết quả nhưng không sản
sinh ra kết quả
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn cho nhau. Cùng một sự vật một
hiện tượng khi đặt trong quan hệ này là nguyên nhân nhưng khi đặt trong quan
hệ khác lại là kết quả và ngược lại.
Cần phân biệt sự khác nhau của quan hệ nhân quả với vòng tuần hoàn. Liên hệ
nhân quả có quan hệ sản sinh còn vòng tuần hoàn chỉ là sự lặp lại cái cũ sau một
khoảng thời gian vận động biến đổi nào đấy.
+ ý nghĩa
- Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ cơ bản và quan trọng, thường gắn liền với
đặc trưng bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Mối liên hệ nhân quả thể hiện trong thực tế rất phức tạp vàđa dạng, cùng một sự
biến đổi xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy muốn giải quyết
một vấn đề nào đó, trước hết và sau cùng phải xét từ nguyên nhân cơ bản để có
biện pháp giải quyết đúng đắn, thích hợp.
- Một hiện tượng trong mối liên hệ này là kết quả trong mối quan hệ khác là
nguyên nhân. Cho nên, trong nhận thức cũng như hành động cần phải xem xét
hiện tượng một cách toàn diện và tích cực, chống lại những quan niệm siêu hình
áp đặt về mối quan hệ nhân quả.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
17
- Muốn tác động vào sự vật phải tác động vào nguyên nhân của chúng theo
những hình thức phù hợp, và biết khai thác vận dụng kết quảđãđạt được để nâng
cao nhận thức, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của sự vật. Cần phải phân biệt rõ
nguyên nhân và nguyên cớđể tác động vào đúng nguyên nhân.
c ) Tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu
vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định.
- Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu
vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế
chứ không thể khác được
+ Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người
vàđều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng
thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần tuý. Cái tất nhiên bao giờ
cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu
nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất
nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên
không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cũng với sự thay đổi của sự vật và
trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và
ngược lại. Cùng một sự vật hiện tượng khi đặt trong mối quan hệ này là tất nhiên
nhưng khi đặt trong mối quan hệ khác lại là ngẫu nhiên và ngược lại. Vì thế ranh
giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ cóý nghĩa tương đối.
+ ý nghĩa:
- Từ nội dung của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, trong hoạt động thực
tiễn, ta phải căn cứ vào tất nhiên, nhưng không được bỏ qua ngẫu nhiên, vì nó
cóảnh hưởng đến sự phát triển vàđôi khi có thể làm cho tiến trình đột ngột ấy
biến đổi.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
18
- Nhiệm vụ của khoa học chân chính là phải nhận thức được cái tất nhiên, nhưng
cái tất nhiên không thuần tuý tồn tại mà biểu lộ ra ngoài thông qua cái ngẫu
nhiên. Cho nên chỉ có thể vạch ra được cái tất nhiên bằng cách nghiên cứu rất
nhiều cái ngẫu nhiên. Bản thân cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại một cách
thuần tuý mà bao giờ cũng là hình thức trong đóẩn giấu cái tất nhiên. Vì vậy nếu
không hiểu đúng về mối liên hệ biện chứng này, chúng ta sẽ rơi vào thuyết định
mệnh, biến hoạt động thực tiễn có mục đích của con người thành trò chơi của số
phận, của định mệnh, làm cho khoa học đi vào con đường thần bí, biến khoa học
thành công cụ của tôn giáo. Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có
thể chuyển hoá thành cái ngẫu nhiên và ngược lại, cho nên tuỳ theo yêu cầu của
hoạt động thực tiễn mà có thể tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy hoặc
ngăn trở sự chuyển hoáđó.
d ) Nội dung và hình thức
+ Khái niệm nội dung và hình thức
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật và những quá trình biến đổi diễn ra trong sự vật đó.
- Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
+ Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung bao giờ cũng có
hình thức thể hiện và hình thức bao giờ cũng chứa đựng một nội dung nhất định.
Không có nội dung và hình thức thuần tuý tách rời nhau. Một nội dung có
thểđược thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và nhiều nội dung có thểđược
thể hiện bằng một hình thức nhất định.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nội dung
thường xuyên biến đổi còn hình thức tương đối ổn định. Sự biến đổi của nội dung
đến một trình độ nào đấy sẽ mâu thuẫn với hình thức hiện có. Để giải quyết mâu
thuẫn cần xoá bỏ hình thức cũ, thiết lập hình thức mới để mởđường cho nội dung
tiếp tục phát triển
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
19
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội
dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Còn nếu hình thức không phù hợp với nội
dung sẽ cản trở sự phát triển của nội dung.
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hoá lẫn cho nhau. Cùng một sự vật, hiện
tượng khi đặt trong mối quan hệ này là nội dung nhưng khi đặt trong mối quan hệ
khác lại là hình thức và ngược lại.
+ ý nghĩa
- Vì nội dung và hình thức thường không có sự phù hợp hoàn toàn nên trong
nhận thức không nên từ một hình thức nhất thời mà vội vàng phán xét nội dung
và ngược lại.
- Vì nội dung quyết định hình thức nên để nhận thức được sự vật, hiện tượng,
trước hết phải tác động vào nội dung của nó.
- Vì hình thức và nội dung luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong nhận thức
cũng như hoạt động thực tiễn cần phải xem xét một cách toàn diện không được
coi thường và tuyệt đối hoá một mặt nào; đồng thời cần vận dụng linh hoạt các
hình thức biểu thị nội dung tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
e ) Bản chất và hiện tượng
+ Khái niệm bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của
sự vật.
- Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất
+ Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Bản chất luôn luôn được bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự
biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần
tuý ngoài hiện tượng đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không
biểu hiện bản chất. Sự thống nhất ấy còn được thể hiện ở chỗ: bản chất nào thì
hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộở những hiện tượng khác nhau. Bản
chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến
mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
20
- Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Mâu thuẫn giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Bản chất là cái bên
trong khó thấy và chỉđược nhận biết bằng kết quả của tư duy còn hiện tượng là
những cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng thường xuyên biến đổi
Bản chất thì sâu sắc còn hiện tượng thì phong phú. Trong tổng số hiện
tượng mà sự vật có sẽ có những hiện tượng không thuộc về bản chất, nằm ngoài
bản chất thậm chí trong một số trường hợp hiện tượng có thể phản ánh không
đúng bản chất, sai lệch bản chất.
+ ý nghĩa:
- Do hiện tượng biểu hiện bản chất dưới những dạng khác nhau thậm chí có hiện
tượng biểu hiện một cách sai lệch bản chất do tác động của những hoàn cảnh
nhất định. Vì vậy không nên đồng nhất hiện tượng với bản chất. Muốn nhận
thức về sự vật đúng đắn, khoa học không nên xem xét ở một vài hiện tượng
riêng lẻ, phiến diện mà phải phân tích một cách tổng thể các hiện tượng để
không mắc phải những kết luận sai lầm, chủ quan, tuỳ tiện.
f ) Khả năng và hiện thực
+ Khái niệm khả năng và hiện thực
- Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế.
- Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ
xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
+ Đặc điểm:
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách
rời nhau. Hiện thực bao giờ cũng chứa đựng khả năng và khả năng bao giờ cũng
nằm trong hiện thực.
- Trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới,
đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
- Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả
năng chứ không phải chỉ một khả năng.
- Khả năng và hiện thực không ngừng chuyển hoá cho nhau. Trong hiện thực có
chứa đựng khả năng. Khả năng đó khi đủđiều kiện sẽ biến thành hiện thực mới.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
21
Trong hiện thực mới lại có chứa đựng khả năng mới và khả năng mới đó khi
đủđiều kiện lại biến thành hiện thực mới hơn.
- Để khả năng biến thành hiện thực thường cần không chỉ một điều kiện mà là một
tập hợp các điều kiện.
+ ý nghĩa
- Do mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng và hiện thực nên trong nhận thức và hành
động tránh sự nhầm lẫn giữa cái đang tồn tại dưới dạng khả năng với cái hiện
thực, đồng thời phải biết tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy hoặc ngăn
cản quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực tuỳ theo yêu cầu của thực
tiễn.
- Do hiện thực tồn tại thực sự, khả năng là cái chưa có cho nên tính toán mọi việc
phải căn cứ trên cơ sở của hiện thực. Do khả năng biểu hiện tính hiện thực của sự
vật trong tương lai nên phải xét đến các khả năng đểđề ra chủ trương và kế hoạch
hành động phù hợp.
3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
a ) Quy luật lượng – chất
+ Các khái niệm
Chất: Chất là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời thường cũng như trong triết
học. Chất không chỉ được tạo nên từ các nhân tố cấu thành sự vật mà còn được tạo
nên từ cách sắp xếp nhân tố ấy.
Lượng: mỗi sự vật được tạo nên bởi một số lượng các yếu tố xác định, tồn tại với
một quy mô xác định đồng thời sự vận động và phát triển của nó cũng diễn ra với
những tốc độ, với những chu kỳ nhịp điệu biến đổi nhất định. Tất cả những phương
diện đóđược gọi chung là lượng của sự vật.
Độ: là khoảng giới hạn mà trong đó những biến đổi về lượng chưa dẫn tới những
biến đổi căn bản về chất.
Điểm nút: là giới hạn mà tại đó những biến đổi về lượng trực tiếp dẫn đến những
biến đổi về chất.
Bước nhảy: là quá trình biến đổi về chất tại điểm nút. Trong thực tế có nhiều hình
thức bước nhảy khác nhau.
Bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
22
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt những
yếu tố riêng lẻ của sự vật, là tiền đề cho bước nhảy toàn bộ.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các
yếu tố cấu thành sự vật, nó hoàn thiện cho bước nhảy cục bộ.
Bước nhảy lớn và bước nhảy nhỏ:
Bước nhảy lớn là bước nhảy làm thay đổi thuộc tính căn bản của sự vật
Bước nhảy nhỏ là bước nhảy làm thay đổi thuộc tính không cơ bản của sự
vật.
+ Nội dung quy luật:
Tổng quát: Chất và lượng là những phương diện cùng tồn tại trong bất kỳ một sự vật
nào. Chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau. Vì vậy những biến đổi về lượng bao
hàm những biến đổi về chất và ngược lại.
Ở đây có hai trường hợp xảy ra:
1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi: Lượng không ngừng biến đổi theo nhiều phương
diện. Sự biến đổi đó bao hàm khả năng tất yếu khách quan dẫn đến sự biến đổi cấu
trúc tổ chức sự vật làm thay đổi thuộc tính căn bản từđó dẫn đến sự biến đổi về chất.
Tuy nhiên khả năng biến đổi về chất chỉ trở thành hiện thực với các điều kiện:
Lượng phải biến đổi đến giới hạn điểm nút.
Cùng với sự thay đổi về lượng phải diễn ra quá trình biến đổi về cấu trúc tổ
chức của sự vật mới có thể biến đổi về chất
Sự biến đổi của loại lượng nào sẽ dẫn đến sự biến đổi chất tương ứng.
2. Những biến đổi về chất lại có khả năng tạo ra những biến đổi về lượng của sự
vật trên các phương diện khác nhau.
+ ý nghĩa:
Trong thực tiễn: để sự vật không thay đổi về chất nhất định là phải có biện pháp hạn
chế sự thay đổi về lượng tới giới hạn điểm nút của nó.
Trong công tác thực tiễn cần phải tránh tả khuynh và hữu khuynh:
Tả khuynh: trong công tác thực tiễn khi chưa tích luỹđủ về lượng mà cứ
thay đổi về chất.
Hữu khuynh: coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
23
Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước
nhảy
b ) Quy luật mâu thuẫn
+ Khái niệm:
Mâu thuẫn: được dùng với nhiều nghĩa
Trong logic học, toán học thì mâu thuẫn dùng để chỉ những gì loại trừ
nhau, không hợp lôgíc, không tương đồng trái với tiên đề.
Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ sự thống nhất
của những mặt đối lập ( mối liên hệ của những mặt đối lập )
Mặt đối lập: dùng để chỉ tất cả những gì có tính chất có hướng vận động trái ngược
nhau, khuynh hướng phủđịnh nhau, bài trừ nhau
- Thống nhất là khái niệm dùng để chỉ sự quy định lẫn nhau, là tiền đề tồn tại của
nhau giữa các mặt đối lập.
- Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối
lập. Ví dụđấu tranh giai cấp
+ Nội dung quy luật
- Mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình trong tự nhiên xã hội cũng như nhận thức,
tư duy luôn luôn bao hàm những mâu thuẫn của nó. Sở dĩ như vậy vì tính chất đối lập
là phổ biến khách quan. Mặt khác căn cứ vào mối liên hệ phổ biến tất cả luôn luôn
trong tính quy định nhau.
Vai trò của mâu thuẫn:
-Mọi quá trình vận động và phát triển trong tự nhiên xã hội cũng như trong tư duy
luôn có nguồn gốc động lực cơ bản nhất, xuất phát từ mâu thuẫn khách quan vốn có
của nó. Vì suy đến cùng nguyên nhân của mọi biến đổi, mọi sự phát triển chính từ
những sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Mà trong đó tương tác của mặt đối lập là
nguồn gốc cơ bản nhất, động lực cơ bản nhất.
- Mỗi sự vật có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Theo Lênin: “ sự vật là tổng số mâu
thuẫn” và các loại mâu thuẫn đó giữ vị trí vai trò khác nhau với tư cách làđộng lực,
nguồn gốc của sự phát triển.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối còn sự thống nhất giữa các mặt đối lập có
tính tương đối tạm thời.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
24
+ ý nghĩa
- Vì mâu thuẫn là khách quan phổ biến do vậy đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn vốn có của sự vật.
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển do vậy trong công tác thực
tiễn cũng như trong nhận thức khoa học, để thực hiện sự phát triển cần tạo ra được điều
kiện để thực hiện các mâu thuẫn biện chứng.
c ) Quy luật phủđịnh của phủđịnh
+ Khái niệm:
Phủđịnh: Mỗi sự vật trong quá trình vận động và phát triển của nóđều trải qua các
hình thái tồn tại khác nhau và hình thái mới ra đời thì hình thái cũ phải mất đi.
Phủđịnh biện chứng và phủđịnh siêu hình: Trong thực tế khách quan có những
phủđịnh tạo ra tiền đề, điều kiện của sự phát triển. Gọi là phủđịnh biện chứng. Mặt
khác có những phủđịnh dẫn đến chấm dứt sự phát triển của sự vật gọi là phủđịnh
siêu hình.
+Đặc trưng của phủđịnh biện chứng:
Tính khách quan, tính tất yếu, tính tự thân của sự phủđịnh nghĩa là quá
trình phủđịnh biện chứng xuất phát từ nhu cầu khách quan, tất yếu của sự phát
triển.
Tính kế thừa, tính vượt qua, tính lọc bỏ: về cơ bản đó là sự kế thừa nội
dung cũ nhưng vượt qua hình thái tồn tại cũ và do đó tái cấu trúc nội dung cũ
trong một phương thức mới.
Kế thừa là bản chất và nguyên tắc của mọi sự phát triển.
+ Nội dung quy luât:
- Mọi quá trình phát triển chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở trải qua nhiều lần
phủđịnh biện chứng. Đó chính là quá trình phủđịnh của phủđịnh.
- Quá trình phát triển với nhiều lần phủđịnh tạo ra tính chu kỳ lặp lại hình thái cũ
trên cơ sở cao hơn về trình độ. Chính vì vậy có thể nói đó là hình thức xoáy trôn ốc
Quy luật phủđịnh của phủđịnh nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa cái khẳng định
và cái phủđịnh, nhờđó phủđịnh biện chứng làđiều kiện cho sự phát triển.
+ ý nghĩa:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương II
25
Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, để thực hiện các quá trình phát triển
nhất định phải thực hiện phủđịnh biện chứng chứ không phải phủđịnh siêu hình.
Trong đó có hai nguyên tắc cơ bản:
Trong nhận thức cần phải nghiên cứu và phát hiện nhu cầu phát triển
khách quan của sự vật. Trong thực tiễn phải tạo được điều kiện thích hợp để
thực hiện nhu cầu ấy.
Trong nhận thức phát hiện được yếu tố cần có sự kế thừa. Và trong thực
tiễn phải tạo ra những cơ chế, cách thức để thực hiện sự kế thừa nội dung cũ
nhưng tái tạo nội dung cũ thành nội dung mới.
Phần III: Vai trò của phép biện chứng đối với hoạt động
thực tiễn của con người
Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù,
những nguyên lí , những qui luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với
hiện thực. Cho nên nó có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ , sự vận động
và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tùy theo nhu cầu thực tiễn
và trình độ nhận thức của con người mà phạm vi các vấn đềđược bao quát
trong phép biện chứng duy vật ngày càng được phát triển cả về bề rộng lẫn
bề sâu. Nhưng ở bất kì cấp độ phát triển nào của nó, nguyên lí về mối liên
hệ phổ biến và sự phát triển vẫn được xem là những nguyên lí cóý nghĩa
khái quát nhất.
1. Tính cách mạng của phép biện chứng duy vật vàý nghĩa của nóđối
với thực tiễn cách mạng Việt Nam
+ Phép biện chứng duy vật mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc.
- Tính phê phán và cách mạng là bản chất của phép biện chứng duy vật.
-Tính cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật thống nhất với
nhau vì phép biện chứng duy vật là học thuyết về sự phát triển dưới hình
thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất, không phiến diện.
-Cách mạng là quá trình xoá bỏ cái cũ, lỗi thời và xác lập cái mới, tiến bộ
hơn. Với bản chất ấy cách mạng là quá trình không thẳng tắp trơn tru mà là
quá trình khó khăn phức tạp thậm chí có sự tụt lùi, nhưng cuối cùng cái tiến
bộ sẽ chiến thắng. - 26 -
+ ý nghĩa đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam
- Lênin là tấm gương sáng về việc nắm vững và vận dụng tài tình phép biện
chứng duy vật trong việc nhận định khả năng vàđề ra phương pháp cách
mạng vô sản trong thời đại đế quốc.
- Thực tiễn đã cho chúng ta thấy hình thức và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội không phải là những công thức có sẵn, không phải bất biến, chúng phải
được vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo luôn đổi mới, phù hợp với điều
kiện quốc tế và mỗi nước.
- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đãđược đại hội là thứ IX
khẳng định: “ thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm
đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của cương lĩnh được thông qua tại đại
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương III
27
hội VII của Đảng, đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.”
2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lí doanh nghiệp:
a) Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý sản
xuất và những biểu hiện của nó.
Trong lĩnh vực quản lý sản xuất, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê
phán các hình thức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan đồng thời phải
củng cố, xây dựng quan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để
chỉđạo sản xuất. Đó là vấn đề bức thiết cần phải có trong việc tạo dựng
những tố chất của con người quản lý sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, trên thực
tế vẫn có những nhân viên quản lý sản xuất hoặc nhiều, hoặc ít, tự giác,
hoặc không tự giác biểu hiện ra một số quan điểm duy tâm và phương pháp
siêu hình trong công việc, nên đẫn đến những tổn thất nhất định trong công
tác sản xuất. Vì vậy, tư duy của con người quản lý cũng phải linh động,
mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó
Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý sản xuất nào, nếu mắc
bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí thì trong chỉđạo sản xuất tất yếu sẽ dẫn
đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm,
môi trường kinh doanh bất ổn.
b) Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan.
Xa rời thực tế, ngại xâm nhập, tìm hiểu và coi thường thực tế sinh động
mà chỉđề cao lý luận, chỉ nghiên cứu "lý luận" suông., thoát ly thực tế;
ngược lại chỉ lao vào công tác thực tế, lấy ý muốn chủ quan của mình định
ra chủ trương, đưa ra những quyết định công việc đều không đúng về cả lý
luận và phương pháp công tác. Hai loại người này đều dựa vào chủ quan,
coi thường sự tồn tại của sự vật khách quan. Trong sản xuất, chính họ là
người coi nhẹ " sự tồn tại" của sự vật khách quan, mà chỉ dựa vào nguyện
vọng chủ quan, lý luận suông, từ những kinh nghiệm hẹp hòi, hoặc vận
dụng một cách máy móc kinh nghiệm của người khác, ở nơi khác mà thôi.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương III
28
ý nghĩa của việc nhận thức một cách chính xác tính quy luật khách quan của
sự vật làở chỗ :
- Làm cho sản xuất đạt tới kết quả nhưđã chỉđịnh.
- Tạo thế chủđộng, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất xủa người
quản lý.
c) Phát huy tính cách sáng tạo của công nhân viên chức trong doanh
nghiệp.
Là người quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi phải có cách nhìn bao quát mọi hoạt
động, lực lượng, yếu tố khách quan cũng như phải cóđánh giá hết sức xác
đáng tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai cả xí nghiệp, cả thế mạnh và
hạn chế, cả cái tích cực và cái tiêu cực của từng bộ phận, thậm chí từng con
người trong tổ chức. Chỉ nhìn thấy mặt hạn chế, khó khăn của tình hình, chỉ
thấy mục tiêu kinh tế, không thấy mục tiêu tinh thần của xí nghiệp là rơi
vào tư tưởng bi quan. Phép biện chứng duy vật đòi hỏi người quản lý phải
thấy được tính năng động sáng tạo của người lao động.
Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng,
thì quan trọng trước hết là phải " giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín ", làm
cho công nhân, viên chức xây dựng được phong cách lao động cộng sản chủ
nghĩa, dám nghĩ, , dám làm, dám chịu trách nhiệm.
d)Phát huy, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ, đủđiều
kiện.
. Mâu thuẫn là quy luật phổ biến của vũ trụ nên trong lĩnh vực sản xuất -
kinh doanh luôn tồn tại mẫu thuẫn. Khắc phục được những mâu thuẫn trong
sản xuất, tức là thúc đẩy được quá trình sản xuất phát triển hơn một bước.
Chúng ta không thể hoàn toàn đạt được điều đó, nhưng cần xem xét toàn
diện thì mới tránh khỏi sai lầm, tránh khỏi cứng nhắc.
Tóm lại, vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng để
xem xét việc quản lý sản xuất. Căn cứ vào sự phân tích đó, đề ra phương
pháp giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, kịp thời, đưa sự việc phát
triển không ngừng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương III
29
e) Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản lý
sản xuất.
Trong quản lý sản xuất, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình
hình một cách cô lập, tĩnh tại, không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ
tin tưởng nguyên nhân bên ngoài, không phát động quần chúng tự lực cánh
sinh theo phương châm kết hợp biện pháp thô sơ với biện pháp hiện đại,
thực hiện song song biện pháp thô sơ và hiện đại, mà họ chỉ khoanh tay yêu
cầu cấp trên chi viện, yêu cầu bộ phận khác hoặc cử người đi hỏi thiên hạ,
mua sắm máy móc mới, thuê mượn công nhân một cách vô tổ chức. Sở dĩ
sinh ra tình trạng ấy là do họ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, bề
ngoài.
3.Phép biện chứng duy vật trong việc vận dụng vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn với y học
a) Phép biện chứng duy vật là công cụ nhận thức của người thầy thuốc.
+ ở khía cạnh lý luận: phép biện chứng duy vật có thể giúp người thầy
thuốc định hướng công tác nghiên cứu.
+ ở khía cạnh phương pháp: phép biện chứng duy vật giúp người thầy thuốc
định hướng phương pháp cho các hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn trong y học.
- Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật đối với các hoạt
động thực tiễn và nhận thức của người thầy thuốc :
Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ phổ biến của đối tượng nghiên
cứu.
Trong tổng số các mối liên hệđã tìm ra phải rút ra được mối liên hệ bản
chất, chủ yếu để hiểu sâu sắc bản chất đối tượng
Từ bản chất của đối tượng đã phát hiện, quay trở lại hiểu toàn bộđối tượng
trên cơ sở liên kết mối liên hệ bản chất.
Nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật đối với hoạt động nhận
thức và thực tiễn của người thầy thuốc có những nội dung chính sau:
Khi xem xét đối tượng nghiên cứu phải đặt nó trong sự vận động, trong sự
phát triển, phải phát hiện ra xu hướng biến đổi chuyển hoá của chúng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương III
30
Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm tuyệt đối hoá một nhận thức
nào đó vềđối tượng cóđược trong hoàn cảnh cụ thể nhất định, xem đó là
nhận thức tư duy đúng về toàn bộđối tượng trong quá trình phát triển tiếp
theo.
4. Nguyên tắc định luận của phép biện chứng duy vật đối với hoạt động nhận
thức và thực tiễn của người thầy thuốc có những nội dung chính sau:
Khi xem xét toàn diện các mối liên hệ của các đối tượng, người thầy thuốc
ghi nhận các thuộc tính của đối tượng và lý giải chúng thông qua các phạm
trù của khoa học chuyên môn.
Vận dụng lý luận phép biện chứng duy vật về nguyên nhân và kết quả vào
việc xem xét nguyên nhân của bệnh có thể kết luận rằng mọi bệnh đều có
nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong.
5. Nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể: là nguyên tắc được rút ra từ tính quy
luật chung của tự nhiên, xã hội, nhận thức là một hoạt động từ nội dung
kém phong phú, phiến diện đến một nội dung phong phúđa diện, cụ thể diễn
ra trong quá trình những thành tựu này bị những thành tựu khác phủđịnh
biện chứng..
b) Phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận để xây dựng lý thuyết và lý giải
các thành tựu của nhận thức y học.
+ Muốn xây dựng được một lý thuyết đúng đắn, người thầy thuốc phải xuất
phát từ lập trường duy vật, phải có cách nhìn, cách xem xét đối tượng trong
một cách biện chứng.
+ Người thầy thuốc vận dụng những phương pháp riêng thủ thuật riêng của
ngành y do đối tượng của nó quy định để giải quyết vấn đề chuyên môn của
mình.
+ Các quan điểm triết học duy vật biện chứng liên quan với đối tượng nghiên
cứu của y học được người thầy thuốc vận dụng để giải thích về mặt lý luận
bản chất các thành tựu đã thu được ở giai đoạn trước đó.
c) Phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận duy nhất đúng đắn để giải
quyết những vấn đề triết học nảy sinh trong quá trình nghiên cứu y học.
+ Sự xâm nhập của các tư tưởng và phương pháp của khoa học tự nhiên hiện
đại dẫn đến sự hình thành các khoa học mới như: lý – sinh, hoá - sinh, điều
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương III
31
khiển học – sinh học, sinh học phân tử. Xác định nội dung và phương pháp
của các khoa học đó môt cách đúng đắn chỉ có thể tìm thấy trong triết học
duy vật biện chứng.
d) Phép biện chứng duy vật là khoa học duy nhất đúng đắn về tư duy lý
luận, về nghệ thuật vận dụng các khái niệm của người thầy thuốc.
+ Các kết quả nghiên cứu trong y học phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật vận
dụng các khái niệm, phạm trù, nghệ thuật vận dụng các hình thức trừu
tượng. Các nhà y học phải biết vận dụng không chỉ các khái niệm có sẵn,
các phạm trù cốđịnh bất biến như lôgíc hình thức đang làm mà còn phải biết
vận dụng các khái niệm phạm trù thường xuyên biến đổi, chuyển hoá lẫn
nhau nữa. Phép biện chứng duy vật góp phần đáp ứng được yêu cầu đó của
người thầy thuốc.
Phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận đúng đắn giúp người thầy thuốc
đấu tranh chống lại tư tưởng chính trị phản động thông qua khoa học tự
nhiên.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người
Chương III
32
KẾT LUẬN:
Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu các nguyên lý các quy luật và phạm
trù của phép biện chứng duy vật, đó là những nội dung cơ bản nhất của
phép biện chứng. Các nguyên lý là những nguyên tắc tổng quát của thế giới
khách quan, và nó cũng là nguyên tắc tổng quát nhất của phép biện chứng
duy vật. Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đề cập đến
những phương diện khác nhau của quá trình vận động và phát triển của sự
vật. Trong thực tế, sự vận động và phát triển của bất cứ sự vật nào cũng là
sự tác động tổng hợp của tất cảnhững quy luật cơ bản do phép biện chứng
duy vật trừu tượng hoá và khái quát hoá. Do đó, trong hoạt động của mình,
cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn để đạt chất lượng và hiệu
quả cao hơn con người cần vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó một
cách đầy đủ, sâu sắc năng động sáng tạo phù hợp điều kiện cụ thể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tr_26_7143.pdf