Mục lục Trang
A. MỞ BÀI
1
B. NỘI DUNG
1
B.1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1
I - Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
2
1. Thụ lý hồ sơ vụ án hình sự
2
2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
2
II - Thời hạn chuẩn bị xét xử
3
III - Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử
5
1. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
5
a, Quyết định trả hố sơ vụ án để điều tra trong các trường hợp sau
5
b, Những trường hợp không cần trả lại hố sơ để điều tra bổ sung
6
2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án
7
3. Quyết định đình chỉ vụ án
7
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
8
a, Biện pháp tạm giam
8
b, Những biện pháp khác
9
5. Triệu tập những người cần xét hỏi
9
6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
9
B.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
10
I - Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
10
II - Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
11
1. Biện pháp tạm giam
11
2. Những biện pháp ngăn chặn khác
12
III - Thông báo việc xét xử phúc thẩm
12
B.3. - Những hạn chế và phương pháp hoàn thiện
12
1. Những hạn chế
12
2. Giải pháp hoàn thiện
13
C. Kết luận
14
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang
A. MỞ BÀI
1
B. NỘI DUNG
1
B.1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1
I - Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
2
1. Thụ lý hồ sơ vụ án hình sự
2
2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
2
II - Thời hạn chuẩn bị xét xử
3
III - Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử
5
1. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
5
a, Quyết định trả hố sơ vụ án để điều tra trong các trường hợp sau
5
b, Những trường hợp không cần trả lại hố sơ để điều tra bổ sung
6
2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án
7
3. Quyết định đình chỉ vụ án
7
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
8
a, Biện pháp tạm giam
8
b, Những biện pháp khác
9
5. Triệu tập những người cần xét hỏi
9
6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
9
B.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
10
I - Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
10
II - Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
11
1. Biện pháp tạm giam
11
2. Những biện pháp ngăn chặn khác
12
III - Thông báo việc xét xử phúc thẩm
12
B.3. - Những hạn chế và phương pháp hoàn thiện
12
1. Những hạn chế
12
2. Giải pháp hoàn thiện
13
C. Kết luận
14
……………………………………………………… .9
5. Triệu tập những người cần xét hỏi……………………………………. 9
6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử………………………………………. .9
B.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm……………………………………………..10
I - Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm………………………………….10
II - Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn………………………11
III - Thông báo việc xét xử…………………………………………………..12
B.3. - Những hạn chế và phương pháp hoàn thiện………………………….12
1.Những hạn chế……………………………………………………………12
2.Giải pháp hoàn thiện…………………………………………………….13
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………….…..14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A – Mở bài
Luật tố tụng hình sự Việt nam năm 2003 thay thế bộ luật tố tung hình sự năm 1989. Trong đó, bộ luật mới đã hoàn thiện những điểm bất cập và hạn chế của bộ luật tố tụng hình sự năm 1989. Nhưng trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo do vậy mặc dù đã sửa đổi nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập và hạn chế. Trong một quá trình tố tụng hình sự thì gồm bảy giai đoạn: khởi tố vụ án hình sự, điêu tra vụ án hình sự, truy tố,xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành án và thủ tục giám đốc thẩm. Những giai đoạn này thống nhất với nhau, có mối quan hệ khăng khít nhưng mỗi giai đoạn lại gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng do vậy càng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Trong mỗi giai đoạn lại có những giai đoạn khác nhau ví dụ như giai đoạn xét xử sơ thẩm thì bao gồm: chuẩn bị xét xử, xét xử tại phiên tòa, nghị án…Sau đây bài làm của em xin trình bày ý kiến của mình về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử.
B – Nội dung
Theo nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử hai cấp quy định tại điều 19 BLTTHS năm 2003 thì một vụ án sẽ được xét xử tại hai cấp tòa: sơ thẩm và phúc thẩm. Do đó tại mỗi cấp sẽ có giai đoạn chuẩn bị khác nhau.
B.1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì bao gồm 2 giai đoạn chính: thụ lý, nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định của thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Đây là giai đoạn diễn ra móc nối giữa Viện kiểm sát cùng quyết định truy tố và Tòa án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do vậy đây có thể nói là giai đoạn rất quan trọng và rất cần thiết nên phải được quy định chi tiết đầy đủ rõ ràng các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Chuẩn bị xét xử được quy định từ điều 176 đến điều 183 bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Giai đoạn này gồm những nội dung chính sau:
I - Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Quá trình này được quy định tại khoản 1 điều 176 BLTTHS: “Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa”
1. Thụ lý hồ sơ vụ án hình sự
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án được chuyển từ viện kiểm sát, người nhận hố sơ phải đối chiếu bản kê khai tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kiểm tra việc giao bản cáo trạng cho bị can. Tòa án nhận hồ sơ vụ án và váo sổ thụ lý nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đầy đủ so với bản kê khai tài liệu và bản cáo trạng đã được giao cho bị can.
2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Sau khi vụ án đã được thụ lý, chánh án tòa án phân công ngay thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa và phân công thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết, chánh án tòa án có thể phân công thẩm phán và hội thẩm dự khuyết theo mục 3 phần I nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP: “Để không phải hoãn phiên toà và bảo đảm đúng quy định của BLTTHS trong trường hợp Hội thẩm được phân công tham gia xét xử vụ án không tiếp tục tham gia xét xử được sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì đồng thời với việc phân công Hội thẩm chính thức cần phân công Hội thẩm dự khuyết và cùng ghi họ tên Hội thẩm dự khuyết vào quyết định đưa vụ án ra xét xử.”
Thẩm phán, hội thẩm được phân công xét xử vụ án hính sự nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Trong thời hạn ít nhất 7 ngày là việc trước khi mở phiên tòa, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa gửi giấy mời hội thẩm đế trụ sở tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đồi với vụ án theo điều 21 quy chế về tổ chức và hoạt động của hội thẩm TAND ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT-TAND-BNV-UBMTTQVN: “Khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất 7 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sổ Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó”
Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, yêu cầu của người tham gia tố tụng và tiến hành những việc cần thiết cho mở phiên tòa.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có thể ra quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án; tạm đình chỉ vụ án; đưa vụ án ra xét xử; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không phải là tạm gianm. Cũng tren cơ sở đó thẩm phán đó đề nghị chánh án tòa án ra quyết định áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam; áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp kê bien tài sản; gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử; thay đổi người tiến hành tố tụng; chuyển vụ án.
II, Thời hạn chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại điều 176 bộ luật TTHS năm 2003 thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định tính kể từ ngày thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án: “2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.” Ngoài ra thời hạn chuẩn bị xét xử còn được quy định tại 1.2 mục 1 phần I nghị định số 04/2004/NĐ – HĐTP ngày 05/11/2004. Trong trường hợp ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử tính lại kể từ ngày tòa án tiếp tục giải quyết vụ án khi lí do tạm đình chỉ không còn nữa. Trường hợp thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm thời hạn để thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định cần thiết và thời hạn mở phiên tòa theo quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Thời hạn để chủ tọa phiên tòa ra quyết định trong chuẩn bị xét xử là:
+ 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng
+ 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng
+ 60 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng
+ 90 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Thời hạn mở phiên tòa kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử là 15 ngày hoặc 30 ngày trong trường hợp có lý do chính đáng.
- Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
Đối với những vụ án phức tạp, chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử “vụ án phức tạp là vụ án thuộc một trong các trường hợp sau: có nhiều bị can, phạm tội có tổ chức hoặc phạm nhiều tội; liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc nhiều địa phương; có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc để tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn”(() Mai Thành Hiếu, Nguyễn Chí Công. Trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự, NXB lao động 2007. trang 119
). Khi thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá 5 ngày thì thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định ra hạn chuẩn bị xét xử và thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp. Thời hạn gia hạn chuẩn bị xét xử đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng là 15 ngày, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 30 ngày.
- Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 45 ngày, tội phạm nghiêm trọng là 60 ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là 70 ngày, tội phạm đặt biết nghiêm trọng là 120 ngày.
III- Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử
Trong khi chuẩn bị xét xử thì tòa án có những quyết định sau: trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án;áp dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đưa vụ án ra xét xử
1, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định tại điều 179: “1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.” thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung
a, Quyết định trả hố sơ vụ án để điều tra trong các trường hợp sau:
+ Cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa, đó là những chứng cứ về phần dân sự trong vụ án hình sự, những chứng cứ liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo.
Ví dụ về thiếu chứng cứ trong phần dân sự liên quan đến vụ án hính sự: A đã dùng súng đe dọa lấy đi của B tài sản gồm một chiếc xe máy, một chiếc điên thoại E72, một đồng hồ đeo tay, một dây chuyền vàng, với tổng thiệt hại của B theo lời khai của người bị hại là 40 triệu đồng. Cơ quan điều tra chưa chứng minh được lời khai của người bị hại có căn cứ hay không và giá trị thực tế là bao nhiêu. Việc chứng minh tổng thiệt hại thực tế là rất cần thiết để kết tội A thuộc vào tội thuộc khoản nào của điều 133 BLHS.
+ Có căn cứ cho rằng bị can phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác
Trong trường hợp này thì thẩm phán quyết định trả hồ sơ nếu có căn cứ cho rằng còn có người khác phạm tội cùng bị can mà cơ quan điều tra chưa phát hiện, hoặc viện kiểm sát chưa truy tố. Hay có căn cứ cho rằng bị can phạm tội nặng hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố.
+ Phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng:
Đây là trường hợp mà những thủ tục mà BLTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành nhưng cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ qua hoặc thự hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,… ví dụ trường hợp bắt buojc phải có người bào chữa theo khoản 2 điều 57 BLTTHS mà các giai đoạn tố tụng trước đó chưa có sự tham gia của người bào chữa.
b, Những trường hợp không cần trả lại hố sơ để điều tra bổ sung:
+ Trong hồ sơ thiếu những chứng cứ về phần dân sự mà không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, luật quy định như vậy nhằm làm vụ việc được giải quyết nhanh chóng, không làm mất quyền lợi của các bị can bị cáo, người bị hai…
+ Nếu có căn cứ xét xử bị can theo tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố( điều 196 BLTTHS).
2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án
Theo quy định tại điều 180 thì các trường hợp được tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án:
+ Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chừng nhận của hội đồng giám định pháp y. Nếu bị can bị mắc bệnh tâm thần, tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, tòa án có thể áp dụng khoản 2 điều 317 BLTTHS để ra quyết định phục hồi tố tụng đã bị đình chỉ.
+ Không biết rõ bị can đang ở đâu
Trong trường hợp này, tòa án yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị ca, hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc try nã chưa có kết quả, thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Nếu truy nã không có kết quả, tòa án xét xử vắng mặt bị cáo. Nếu vụ án có nhiều bị can, bị cáo tòa án có thể tạm đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo nếu có căn cứ để tạm đình chỉ vụ án mà không liên quan đến tất cả các bị can bị cáo.
Quyết định tạm đình chỉ vụ án được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và các bên có liên quan.
3. Quyết định đình chỉ vụ án
Theo quy định tại điều 180 BLTTHS thì các trường hợp sau thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án :
+ Có căn cứ quy định tại khoản 2 điều 105: người đã yêu cầu khởi tố tự nguyện rút yêu cầu trong trường hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của họ
+ Có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3,4,5,6,7 điều 107 BLTTHS: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm được đại xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết. Trong trường hợp không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 và 2 điều 107 BLTTHS, thảm phán không có quyền đình chỉ vụ án, mà phải đưa vụ án để hội đồng xét xử quyết định. Bởi vì cá nhân thẩm phán cho rằng không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì không được khách quan vì chỉ có mình ý kiến của thẩm phán cho rằng là không có tội trong khi đó tất cả các cơ quan điều tra và viện kiểm sát đều cho rằng dó là có tội nên phải được đưa ra hội đồng xem xét.
+ Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa: sau khi đã quyết định truy tố và tòa án đã thụ lý hồ sơ vụ án viện kiểm sát vẫn có thể rút quyết định truy tố nếu xét thấy: có một trong những căn cứ quy định tại điều 107 BLTTHS; có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can quy định tại điều 19, điều 25 và khoản 2 điều 69 BLHS.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
a, Biện pháp tạm giam:
+ Chánh án hoặc phó chánh án có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hủy bỏ biện pháp tạm giam
+ Trường hợp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam:
- Biện pháp tạm giam được áp dụng trong trường hợp: bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào điều 88 BLTTHS xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can bị cáo
- Biện pháp tạm giam được thay đổi trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo, mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
- Biện pháp tạm giam được hủy bỏ trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tam giam mà xét thấy không cần thiết tạm giam. Ví dụ như thẩm phán được phân công là chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án mà bị can bị cáo trong vụ án đó không bị giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được qáu thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại điều 176 BLTTHS: “trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can bi cáo bị truy tố về nhiều tội khác nhau ( tội ít nghiêm trong, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.
Đối với bị can đang bị tạm giam: thời hạn tạm giam tính kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án( trong trường hợp khi nhận hồ sơ vụ án thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày) hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó. Ví dụ: ngày 1/2/2004, tòa án nhận được hồ sơ vụ án đối với bị can A. Bị can A bị VKS truy tố về tội nghiêm trọng và đang bị tạm giam theo lệnh tạm giam của VKS đến hết ngày 26/03/2006. trong trường hợp này, thời hạn tạm giam theo lệnh của TAND được kể tính từ ngày 27/03/2006 và không quá 45 ngày.
b, Những biện pháp khác
Chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác như cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,…
5. Triệu tập những người cần xét hỏi
Trước khi mở phiên tòa, tòa án phải triệu tập những người có liên quan để xét hỏi tại phiên tòa: “. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.” Những người cần xét hỏi ở đây là những người mà lời khai báo của họ có ảnh đến việc giải quyết vụ án được đúng đắn.Việc triệu tập thì tòa án phải gửi giấy triệu tập đến tận tay người được triệu tập. Và người được triệu tập không được vắng mặt nếu vắng mặt phải có ly do chính đáng.
6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu không có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử làm thay đổi tư cách pháp lý của bị can thành bị cáo. Quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyết định đặc trưng, chỉ có trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong khi chuẩn bị xét xử phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, thẩm phán không cần ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử: quyết định đưa vụ án ra xét xử được gửi ngay cho viện kiểm sát cùng cấp, đưa cho bị cáo, người đại diện hợp pháp và người bào chữa của họ chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trong trường hợp vắng mặt bị cáo, quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo, niêm yết tại trụ sở chính quyền cấp xã nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
B.2 Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Do tính chất của xét xử phúc thẩm là xem xét lại bản án của tòa án xét xử sơ thẩm nên quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm có những phần khác hơn và nhanh hơn so với việc chuẩn bị xét xử phiên tòa sơ thẩm. Đây là giai đoạn mà tòa án phúc thẩm nhận hồ sơ và xem xét lại bản án từ tòa án sơ thẩm theo thủ tục kháng nghị của bị cáo, người bị hại, viện kiểm sát….
I-Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Theo quy định tại điều 242 BLTTHS quy định TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa phúc thẩm TANDTC, TAQSTƯ phải mở phiên tào phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Thời hạn trên bao gồm cả thời gian nghiên cứu hồ sơ của tòa án cấp phúc thẩm và viện kiểm sát cùng cấp. Vì vậy, theo nghị quyết số 05/2005/ NQ-HĐTP ngày 08/12/2005, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án , tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát cùng cấp để để nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của VKSND cấp tỉnh và VKS quân sự cấp quân khu là 10 ngày. Thời gian nghiên cứu của hồ sơ vụ án của TANDTC và VKSQSTƯ là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Trong trường hợp cần gia hạn thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án thì viện kiểm sát phải thông báo cho tòa án biết nhưng thời gian gia hạn thêm tối đa không quá 5 ngày.
Lưu ý: Đối với những quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa. Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày nhận được hồ sơ vụ án theo khoản 2 điều 253 BLTTHS .
II – Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
Biện pháp tạm giam
Chánh án, phó chánh án TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự quân khu, thẩm phán giữ chức vụ phó chánh án, chánh án TANDTC, có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hủy bỏ biện pháp tạm giam theo khoản 1 điều 243 BLTTHS. Luật không quy định thẩm quyền của thẩm phán TA quân sự trung ương nhưng căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 80, khoản 3 điều 88, điều 94 thì thẩm phán tòa án quân sự trung ương cũng có quyền thay đổi, áp dụng, hủy bỏ biện pháp tạm giam.
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định tại điều 242 BLTTHS
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cấn tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xủ thì tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Những biện pháp ngăn chặn khác
Chánh án, phó chánh án, thẩm phán giữ chức vụ chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú, bão lỉnh, đặt tiền…
III -Thông báo việc xét xử phúc thẩm
Khác với tòa sơ thẩm, tòa án phúc thẩm không phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà phải thông báo việc xét xử phúc thẩm
Thông báo cho viện kiểm sát chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên tòa tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm
Thông báo cho người tham gia tố tụng chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên tòa, tòa cấp phúc thẩm phải thông báo về thời gian địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án bằng giấy triệu tập tham gia phiên tòa cho những người tham gia tố tụng. Tòa án phúc thẩm chỉ triệu tập tham gia phiên tòa đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đến việc kháng cáo kháng nghị và những người khác mà tòa án xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết.
B.3.- Những hạn chế và phương pháp hoàn thiện
1.Những hạn chế
Hiện nay trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm luật chưa quy định về việc nếu trong giai đoạn này mà nhận thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án phải giải quyết như thế nào? Vì nếu trường hợp này thì cho đến khi xét xử tòa án mới ra quyết định chuyển vụ án như vậy sẽ kéo dài thời hạn tạm giam của bị can và thời gian của những người có liên quan.
Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 45 ngày, tội phạm nghiêm trọng là 60 ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là 70 ngày, tội phạm đặt biết nghiêm trọng là 120 ngày. Việc xét xử tại phiên tòa không chỉ là chức năng xét xử của tòa án , mà tòa án còn phải căn cứ vào những gì mình biết để ra quyết định của bản án, tòa án có thể kết án bị can vô tội không như những gì mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát khởi tố. Như vậy, tòa án cũng phải xem xét hồ sơ thật kỹ (đang điều tra). Thời hạn trong trường hợp này là quá ngắn vì quy định cho thời hạn điều tra của cơ quan điều tra dài gấp vài lần.
Chưa quy định cụ thể về thời gian việc triệu tập người cần xét hỏi khi chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm,nếu trong trường hợp nếu gia hạn thêm thời gian chuẩn bị xét xử thì những người được triệu tập sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người này vì cũng có thể họ ở xa việc đi lại khó khăn sẽ gây tốn kém.
Luật chưa quy định trường hợp những người cần xét hỏi nếu vắng mặt thì giải quyết thế nào? Sự vắng mặt của những người xét hỏi có thể liên quan đến sự thật, tính khác quan của vụ án. Nó cũng có thể là chứng cứ buộc tội bị cáo hoặc gỡ tội cho bị cáo, dù trước đó họ đã khai nhận nhưng cần phải trược tiếp xét hỏi họ tại phiên tòa để một lần nữa khẳng định lời khai của họ là sự thật vì trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra những lời khai của họ có thể là gian dối hoặc do ép buộc mà bị cáo không biết.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm luật chưa quy định về những quyết định của thẩm phán tòa phúc thẩm quân sự trung ương. Chỉ căn cứ vào điều điểm b khoản 1 điều 80, khoản 3 điều 88, điều 94 để suy ra thẩm quyền của thẩm phán tòa án quân sự là không nên.
Luật chưa quy định như thế nào là những người cần thiết vì trong qua trình xét xử phúc thẩm tòa án có thể bổ sung chứng cứ theo điều 246 vậy mà tại khoản 2 điều 245 chỉ quy định rất hạn chế những người tham gia phiên tòa. Như vậy sẽ mất tính khách quan sự thật của vụ án vì bản chất của xét xử phúc thẩm là xem xét lại những quyết định của bản án sơ thẩm.
2.Giải pháp hoàn thiện
Luật cần quy định rõ trong trường hợp nếu có dấu hiệu vụ án không thuộc quyền xét xử của mình thì tòa án phải chuyển ngay cho tòa án có thẩm quyền giải quyết, việc chuyển này phải được tào án thực hiện trong một thòi gian nhất định tránh tình trạng gây tốn kém thời gian và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan.
Luật phải quy định về thời gian triệu tập người xét hỏi, trong trường hợp tòa án ra quyết định ra hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thì phải báo cho người được triệu tập biết trước một khoảng thời gian hợp lý tránh tình trạng gây lãng phí tốn kém cho những người được triệu tập.
Luật cần phải quy định trách nhiệm của những người cần được triệu tập khi họ vắng mặt mà không có lý do. Đồng thời quy định thời gian họ đến tham gia phiên tòa phải đúng thời gian
Luật cần quy định sửa đổi lại khoản 2 điều 245 BLTTHS vì sự vằng mặt của những người được nhắc đến trong điều này có ảnh hưởng rất lớn đến vụ án, do đó cần phải thật nghiêm khắc trong việc vắng mặt có lý do.
Luật nên quy định rõ việc trong trường hợp nào thì thành phần của hội đồng xét xử có thêm hai hội thẩm và theo em mức 2 hội thẩm là chưa đủ vì số hội thẩm quá ít không đủ nhưng ý kiến để làm cho vụ án thêm khách quan.
C- Kết luận
Quá trình chuẩn bị xét xử là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tố tụng. Đây là một quá trình chỉ có sự tham gia của viện kiểm sát và tòa án - hai cơ quan đại diện cho nhà nước bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội. trong quá trình này bị can từ tư cách bị can chuyển thành tư cách bị cáo do vậy có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Giai đoạn này được chuẩn bị tốt thì phiên tòa mới diễn ra một cách công bằng, minh bạch, xác định đúng người đúng tội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường đại học luật hà nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt nam. NXB. Công an nhân dân, năm 2008
Viện khoa học pháp lý, bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB tư pháp, hà nội, 2005
Võ khánh vinh( chủ biên), bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình năm 2003, Nxb. Công an nhân dân, hà nội 2004
Mai thanh hiếu, Võ chí công, trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Nxb, lao động xã hội, 2007
Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Học kì TTHS (8 điểm)chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử.doc