Chính sách tiền tệ cần được cách ly với những sức ép từ những yêu cầu của chính phủ nhằm tài trợ thâm hụt tài chính. Chính phủ phải thanh toán các khoản nợ theo lãi suất thị trường và kiềm chế việc gây áp lực lên NHNN để duy trì mức lãi suất thấp. Tăng cường tính độc lập của NHNN có thể giúp cho đạt được mục tiêu này. Chính phủ cần xây dựng một chương trình toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện chính sách quản lý công nợ và thông qua phát hành trái khoán chính phủ, tức là thông qua thị trường để bù đắp thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, để cải thiện tình hình ngân sách cần phải tiết kiệm triệt để phần chi cho bộ máy hành chính, thực hiện cải cách hành chính và cải cách thuế.
78 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chức năng của Ngân hàng Trung Ương và việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn thiện, đổi mới các giải pháp, công cụ điều hành theo hướng: Bổ sung sửa đổi cơ chế tín dung, cơ chế lãi suất đảm bảo tăng trưởng về khối lượng đi đôi với nâng cao chất lượng; tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện, thắt chặt kỷ cương chấp hành của các TCTD.
3.2.2. Chính sách lãi suất
Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002 là giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận:
Bảng 3.1. Cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận
Văn bản pháp luật
Cơ chế lãi suất thỏa thuận
Ngày
Số hiệu
Lãi suất huy động
Lãi suất cho vay
30/5/02
QĐ 546/2002/QĐ-
NHNN
Áp dụng trần lãi suất
Được thỏa thuận
16/5/08
QĐ 16/2008/QĐ-
NHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
23/1/09
Thông tư 01/2009/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Riêng đối với cho vay phục vụ đời sống và cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng thì được thỏa thuận lãi suất
26/2/10
Thông tư 07/2010/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận nhưng đối với cho vay ngắn hạn phục vụ SXKD thì vẫn bị khống chế không vượt quá 150% LSCB
14/4/10
Thông tư 12/2010/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận đối với tất cả các khoản vay
03/3/11
Thông tư 02/2011/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng tối đa không được vượt quá 14%/năm (bao gồm khuyến mại dưới mọi hình thức)
Được thỏa thuận đối với tất cả các khoản vay
Nguồn: NHNN
Tháng 8 năm 2000 NHNN đưa ra cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của TCTD được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Các TCTD ấn định lãi suất cho vay không vượt quá biên độ 0,3%/tháng đối với cho vay ngắn hạn, 0,5%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên trên thực tế mức trần được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều, cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép.
Vào tháng 11 năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài.
Vào tháng 6 năm 2002 lãi suất dược tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Bắt đầu từ ngày 1/6/2002 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã ra quyết định 546/2002/QĐ-NHNN quy định về việc thoả thuận lãi suất đồng Việt Nam theo cơ chế thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng. Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ còn tính chất tham khảo. Tự do hóa lãi suất cho vay đã có tác động tích cực làm cho hệ thống tín dụng ngân hàng sôi động hẳn lên. Khi hoạt động trong một môi trường có giá cả hoàn toàn dựa vào cân đối cung và cầu, các ngân hàng đã phải chủ động tích cực thẩm định để quyết định lãi suất cho vay, phải cạnh tranh để thu hút vốn vay, và phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả khi chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra giảm xuống. Đây là những bước đi rất tích cực của toàn bộ hệ thống trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một nguy cơ là ngân hàng có thể cho vay quá nhiều vào những dự án tuy rủi ro cao nhưng chấp nhận được lãi suất cao, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất đầu vào cao hơn lãi suất đầu vào của ngân hàng quốc doanh. Do vậy, kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy tự do hóa lãi suất phải đi kèm với việc Ngân hàng Nhà nước tăng cường các quy định về kinh doanh thận trọng, đồng thời giám sát hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng. Cần phải tăng cường cơ chế giám sát truyền thống, trong đó tập trung đánh giá chất lượng bảng cân đối kế toán của ngân hàng tại một thời điểm và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vốn và giới hạn trong đầu tư. Hơn thế nữa, Ngân hàng Nhà nước nên bắt đầu chuyển hướng sang việc đánh giá quy trình quản lý rủi ro, chất lượng giám sát của hội đồng quản trị, ban giám đốc ngân hàng và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hình 3.2. Lãi suất cơ bản giai đoạn 2000 - 2012
Nguồn: NHNN
Đầu năm 2008, NHNN đã có những động thái mới trong điều chỉnh chính sách tiền tệ. Ngày 30/1, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã ký ban hành 2 quyết định số 305 và 306 điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng VND, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Theo đó, lãi suất cơ bản VND được tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ mức 4,5%/năm lên 6,0%/năm. Ngay sau quyết định này của NHNN, cùng với quy luật hàng năm, cứ ra tết là các ngân hàng TMCP lại đua nhau tăng lãi suất nhằm tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Song song với việc duy trì cơ chế lãi suất thoả thuận, NHNN đã có những thay đổi trong chính sách tiền tệ nhằm “hạ sốt” cuộc đua tăng lãi suất huy động của các NHTM. Ngày 26/2/2008, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước đã gửi công điện Số 02/CĐ-NHNN tới các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần về việc đảm bảo an toàn thanh toán của các ngân hàng thương mại và ổn định thị trường tiền tệ. Công điện nêu rõ yêu cầu của Thống đốc NHNN Việt Nam đó là các NHTM điều chỉnh lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm. Có thể nói, sự can thiệp của NHNN lúc này là khá kịp thời khi mà thị trường tiền tệ đã có những dấu hiệu hạ nhiệt. Một số ngân hàng có mức lãi suất huy động trên 12%/năm đã điều chỉnh giảm lãi suất xuống. Tuy nhiên, những dấu hiệu hạ nhiệt tức thời của thị trường tiền tệ sau công điện 02 của Thống đốc NHNN Việt Nam cũng không thể chấm dứt hoàn toàn cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng. Không những thế, ngay sau động thái này của NHNN, sau một thời gian đứng ngoài cuộc đua lãi suất tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng quốc doanh đã chính thức vào cuộc.
Như vậy, một nhận xét quan trọng có thể rút ra sau những điều chỉnh chính sách tiền tệ của NHNN đó là với sự biến động phức tạp của thị trường thị trường tiền tệ những điều chỉnh này chỉ mang tính chất tức thời, ngắn hạn, không có sự điều chỉnh tổng thể và chưa giải quyết được bản chất của vấn đề mà cụ thể ở đây là tình trạng khan hiếm tiền đồng. Chính vì thế, một sự thay đổi là cần thiết.
Giai đoạn từ tháng 5/2008 đến nay là giai đoạn có những thay đổi căn bản trong việc điều hành chính sách tiền tệ. NHNN đã quyết định bỏ trần lãi suất huy động 12% và thay cơ chế lãi suất thoả thuận được áp dụng trong thời gian qua bằng cơ chế lãi suất cơ bản. Từ ngày 19/5/2008, Quyết định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố mức lãi suất cơ bản mới là 12%/năm (trước đó là 8,75%). Theo đó, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
Quyết định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam khẳng định lãi suất thực sự là một công cụ mạnh của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ; là cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh, có tác dụng định hướng và điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở và lãi suất của các TCTD, tình hình cung - cầu vốn trên thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Theo đó, lãi suất cơ bản vừa phản ánh thực tế lãi suất thị trường, vừa đóng vai trò điều tiết trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, góp phần linh hoạt lãi suất huy động và cho vay hợp lý và đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, TCTD cũng như khách hàng vay. Sự điều chỉnh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN sẽ chấm dứt tình trạng các TCTD ấn định lãi suất cho vay vượt khung quy tại Bộ luật Dân sự; đồng thời tạo ra "tính mềm" trong điều hành linh hoạt lãi suất theo biến động của thị trường.
Trong năm 2009 điểm nổi bật trong chính sách lãi suất của NHNN là chương trình hỗ trợ lãi suất (Quyết định 131/QD-NHNN này 23/01/2009 và thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/2/2009 hướng dẫn triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh). Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng (là một phần của gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD của chính phủ ngày 12/5/2009).
Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Nên từ năm 2010 nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Năm 2011 với mục tiêu kiềm chế lạm phát tăng cao, NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, mức lãi suất trần huy động tiền gửi được NHNN ấn định là 14% cho các NHTM.
Năm 2012 là một năm khá vất vả nhưng tương đối thành công với NHTW trong việc điều hành lãi suất với 6 lần giảm lãi suất điều hành và 5 lần giảm trần lãi suất huy động. Lãi suất huy động dưới 12 tháng đã được giảm tới 6% (từ 14% cuối năm 2011 xuống còn 8% cuối năm 2012), tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, cơ chế lãi suất huy động lãi suất thỏa thuận được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012: “Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường”. Từ tháng 6/2012- nay, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định (9%/năm) và “trần” lãi suất cho vay cố định (13%/năm) với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh ưu tiên còn các đối tượng khác đều cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất huy động vốn trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn là bước đi phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường.
Bảng 3.2. Quá trình điều chỉnh các loại lãi suất điều hành năm 2012
Thời gian
Đầu 2012
13/3
10/4
28/5
11/6
1/7
24/12
Lãi suất cơ bản: 9%
Lãi suất điều hành
Lãi suất tái cấp vốn
15
14
13
12
11
10
9
Lãi suất chiết khấu
13
12
11
10
9
8
7
Lãi suất huy động VND
Có kỳ hạn (1-12 tháng )
14
13
12
11
9
9
8
Không kỳ hạn
6
5
4
3
2
2
2
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND
15
14
13
13
12
Chênh lệch cho vay và huy động
3
3
4
4
4
Nguồn: NHNN
Tháng 5/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động (11%/năm) và “trần” lãi suất cho vay ngắn hạn theo biên độ (lãi suất cho vay = lãi suất huy động + 3%/năm) với 4 đối tượng cho vay ưu tiên, còn các đối tượng cho vay khác và cho vay trung dài hạn đều lãi suất thỏa thuận. Đây là những bước đi cần thiết để dần dần nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, tránh tình trạng nợ xấu và mở rộng tín dụng một cách tràn lan.
NHTW đã khá mạnh tay và quyết đoạn trong chính sách điều hành lãi suất. Và dường như bước đi của NHNN là khá đúng đắn khi nó đã đạt được nhiều thành tựu như: Lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất vay cũng đã giảm từ 20% xuống còn 12 – 13%/năm.
Đầu năm 2013, xu hướng chung là NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Lãi suất những tháng đầu năm 2013 tiếp tục được giảm xuống so với năm 2012, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn tới 12 tháng giảm 0,5% còn 7,5%.
Một số hạn chế
Duy trì quá lâu cơ chế điều hành trực tiếp lãi suất lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD, làm cho các mức lãi suất kinh doanh của TCTD không phù hợp với cung cầu vốn tín dụng trên thị trường và giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO, công cụ dự trữ bắt buộc.
NHNN có nhiều giải pháp và công cụ gián tiếp để tác động điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD. Cụ thể, khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với nền kinh tế, NHNN sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với TCTD, từ đó tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng. Cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với khách hàng. Nếu NHNN trực tiếp quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD thì công cụ lãi suất điều hành của NHNN sẽ không phát huy hết tác dụng.
Trên thực tế, trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãi suất huy động cho vay của TCTD đối với khách hàng đối với từng kỳ hạn và đối tượng khách hàng (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012); cơ chế điều hành trực tiếp quyết các mức lãi suất kinh doanh của các TCTD đã làm vô hiệu hóa các mức lãi suất điều hành chủ chốt của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu)
Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành là lãi suất thực hiện vai trò định hướng thị trường tiền tệ, nhưng hiện nay chỉ mang tính hình thức, chưa trở thành lãi suất cơ sở, chuẩn mực để định hướng cho các loại lãi suất khác trên thị trường. Vì thế làm tăng rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và các quan hệ dân sự khi có phát sinh tố tụng.
Luật dân sự 2005 quy định các TCTD không được phép huy động và cho vay với lãi suất cao hơn 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Luật NHNN số 46/2010/QH12 “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.
Trên thực tế, lãi suất cơ bản hiện nay là lãi suất mang tính hình thức, không có cơ sở kinh tế và không liên quan đến bất kỳ quan hệ cung cầu vốn trên các thị trường.
Cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận có thể đem tới những hệ quả xấu nếu khoogn có những biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng hiệu quả.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp rất ít khu có thể cao hơn lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD. Với cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận các khách hàng tốt không dám vay vốn, còn các khách hàng chấp nhận được lãi suất cao là những khách hàng đang thực sự khó khăn về tài chính, hoặc có nhu cầu tài trợ cho những dự án có rủi ro rất cao.Vì vậy cơ chế lãi suất thỏa thuận chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho TCTD, nhưng lại tăng thêm các rủi ro do lựa chọn khách hàng, rủi ro tín dụng, tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu, tạo ra một danh mục tài sản có rủi ro cao.
Cố định mức lãi suất trần huy động vốn trong thời gian quá dài (trong suốt 12 tháng từ 3/2011-2/2012) trong khi CPI đã giảm mạnh và liên tục từ tháng 6/2011-12/2011, làm tăng áp lực thanh khoản của hệ thống, tăng thêm các rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức trong hệ thống Tài chính - Ngân hàng.
Nhìn vào đồ thị biểu thị quan hệ giữa CPI và lãi suất huy động vốn của các TCTD dễ thấy rằng: đường lãi suất gần như đi ngang trong khi đường CPI biến động lên xuống hình sin với biên độ rất lớn và chu kỳ dài.
Hình 3.3 CPI và lãi suất huy động 1/2011 – 11/2012
Nguồn: NHNN và TCTK
Hậu quả của cơ chế điều hành này đã gây thiệt hại cho người gửi tiền (7 tháng liên tục lãi suất tiền gửi ở mức thực âm); các NHTM phá rào trần lãi suất huy động vốn bằng mọi cách (hoa hồng, chi tiền mặt ngoài sổ sách, nhận ủy thác đầu tư trá hình,...) thanh khoản căng thẳng, thị trường tiền tệ, thị trường liên Ngân hàng đua nhau cạnh tranh lãi suất “ngầm”.
2.3.3. Dự trữ bắt buộc
Giai đoạn 1992 – 1994, dự trữ bắt buộc được tính trên tổng tiền gửi với tỷ lệ là 10%, ở tài khoản riêng và không được trả lãi. Đến giai đoạn 1995 – 1998, dự trữ bắt buộc chỉ tính trên tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm với mức 10%, trong đó 70% phải gửi tại NHNN và duy trì hàng ngày. Đối tượng bắt buộc dự trữ và kỳ hạn dần được nới rộng trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3.3. Diễn biến dự trữ bắt buộc giai đoạn 2002 - 2012
Ngày áp dụng
Dưới 12 tháng
Trên 12 tháng
VND (%)
Ngoại tệ (%)
VND (%)
Ngoại tệ (%)
12/2002
3
5
0
0
8/2003
2
4
1
1
7/2004
5
8
2
2
6/2007
10
10
4
4
2/2008
11
11
5
5
11/2008
10
9
4
3
12/2008
8
9
2
3
12/2008
6
7
2
3
1/2009
5
7
1
3
3/2009
3
7
1
3
2/2010
3
4
1
2
5/2011
3
6
1
4
6/2011
3
7
1
5
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Có thể thấy tại Việt Nam công cụ dự trữ bắt buộc cũng có vai trò tương đối lớn và hữu hiệu trong số các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. Điều đó có thể thấy thông qua sự thay đổi mạnh của tỷ lệ dữ trữ bắt buộc qua các thời kỳ nhằm đạt mục tiêu vĩ mô của chính phủ.
Để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 - 2012 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND không thay đổi (Xem biểu đồ 1) tuy rằng lạm phát đã có lúc lên cao trong giai đoạn này (vào năm 2010, 2011). Điều đó cho thấy đã có sự kết hợp giữa dự trữ bắt buộc và các công cụ khác.
Hình 3.4. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc 1993 - 2012
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
(Chú thích: tỷ lệ dự trữ được lấy từ tỷ lệ cuối mỗi năm đối với kỳ hạn dưới 12 tháng)
Một số hạn chế
Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thay đổi cung tiền và ứng phó với tình trạng kinh tế vĩ mô còn khá gay gắt. Đối với một công cụ có ảnh hưởng lớn như dự trữ bắt buộc, NHTW thường được khuyến cáo chỉ thay đổi 0,5 – 1% tỷ lệ dự trữ và có thông báo từ sớm. Trong khi đó NHNN Việt Nam thường điều hành thay đổi tỷ lệ này rất mạnh, ví dụ như tăng 3% vào năm 2004, tăng 5% vào năm 2007, 2 lần giảm 2% trong cùng năm 2008, giảm 2% năm 2009.
Một hạn chế nữa cũng đã được đề cập đó là việc NHNN giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ năm 2011 cho dù nhiều diễn biến về lạm phát và thiểu phát đã diễn ra trong năm 2011 và 2012, làm vô hiệu hóa tác dụng trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, lượng tiền cung ứng và hệ số tạo tiền của hệ thống TCTD. NHNN đã có thể nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tình hình lạm phát, và để trung hòa ảnh hưởng của nó tới lãi suất cao có thể tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ của các NHTM.
Cho đến thời điểm hiện tại, chính sách dự trữ bắt buộc áp dụng một mức chung cho tất cả các NHTM, không căn cứ vào quy mô vốn và tài sản, chất lượng hoạt động và mức độ an toàn của từng ngân hàng, chưa phù hợp với quy mô và trình độ phát triển không đồng đều của các NHTM VN, làm cho công cụ dự trữ bắt buộc hoàn toàn trở thành vô tác dụng. Theo quan điểm của một số chuyên gia và NHNN, thời gian qua, do hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản nên nếu Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế. Quan điểm trên rất đúng với nhóm 13 NHTM cổ phần nông thôn mới chuyển đổi thành NHTM triền miên khó khăn thanh khoản. Nhưng đối với nhóm G12, gồm 12 NHTM chiếm gần 80-85% thị phần không phải là các NHTM thiếu thanh khoản, thậm nhiều NHTM thừa tiền đi gửi vào các TCTD khác. Mặt khác, trong suốt thời gian quá dài 2009- 2012, hệ thống NHTM không phải thiếu thanh khoản liên tục.Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành công cụ dự trữ bắt buộc, để phát huy hiệu quả cao hơn.
3.2.4. Chính sách tái cấp vốn
NHNN đã điều hành lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn linh hoạt qua các thời kỳ, cụ thể:
Hình 3.5. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu (2000 – 4/2013)
Nguồn: số liệu tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước
Giai đoạn 2000 – 2005, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu luôn được duy trì ở mức lần lượt là 6,5% và 4,5%. Từ đợt điều chỉnh vào tháng 12/2005 đến tận năm 2008 không có thêm đợt điều chỉnh nào mới. Sang năm 2008, trước bối cảnh lạm phát cao và nhập siêu tăng mạnh, cùng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ khác, NHNN đã thực hiện nâng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn lên cao (bảng 2).
Bảng 3.4. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn năm 2008 và 2009
Ngày áp dụng
Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất chiết khấu
01/12/2009
8,00%
6,00%
01/10/2009
7,00%
5,00%
10/04/2009
7,00%
5,00%
01/02/2009
8,00%
6,00%
22/12/2008
9.50%
7.50%
05/12/2008
11,00%
9,00%
21/11/2008
12,00%
10,00%
05/11/2008
13,00%
11,00%
21/10/2008
14,00%
12,00%
11/06/2008
15,00%
13,00%
19/05/2008
13,00%
11,00%
01/02/2008
7,50%
6,00%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Giai đoạn 2006 – 2009, lãi suất tái cấp vốn từ mức 6,5% duy trì từ năm 2005 được nâng lên cao nhất là 15% vào tháng 6/2008 và chỉ giảm khi sang năm 2009 (7%). Tương tự lãi suất chiết khấu cũng được nâng từ mức 4,5% cuối năm 2005 lên đến 13% vào năm 2008 và giảm dần xuống còn 5% vào năm 2009. Năm 2009 là năm Việt Nam tung ra các gói kích cầu nhằm khôi phục nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, chính vì thế các lãi suất cũng được cắt giảm để tạo thuận lợi cho ngân hàng mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.
Giai đoạn 2010 – nay (tháng 4/2013), tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhằm kiểm soát lạm phát phi mã xảy ra năm 2010, sang năm 2011 NHNN tiếp tục thực hiện đợt tăng lãi suất (bảng 3).
Bảng 3.5. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn năm 2009 - 2012
Ngày áp dụng
Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất chiết khấu
24/12/2012
9%
7%
01/07/2012
10%
8%
11/06/2012
11%
9%
28/05/2012
12%
10%
11/04/2012
13%
11%
13/03/2012
14%
12%
10/10/2011
15%
13%
01/05/2011
14%
13%
01/04/2011
13%
12%
08/03/2011
12%
12%
17/02/2011
11%
7%
05/11/2010
9%
7%
01/02/2010
8%
6%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được nâng lên mức 15% và lãi suất chiết khấu được nâng lên ngưỡng 13%. Cho đến nay mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ vẫn được thi hành nên cả hai loại lãi suất đều được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên do khó khăn của ngành ngân hàng cũng như sự đi xuống của nền kinh tế trong 2 năm vừa qua, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn được giữ ở mức trên dưới 10% và đang có dấu hiệu giảm xuống. Thực tế thì từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn (trần) và lãi suất chiết khấu (sàn). Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn.
Có thể thấy công cụ lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu đang được NHNN sử dụng đúng mục đích và linh động nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nếu như giai đoạn 2010 – 2011, dự trữ bắt buộc không được điều chỉnh thì chính sách tái cấp vốn vẫn được sử dụng và đặc biệt có vai trò quan trọng. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng lớn của công cụ này trong các chính sách tiền tệ tại Việt Nam.
Một số hạn chế và giải pháp
Trong thời gian qua, công cụ tái cấp vốn chưa đủ tiềm lực vốn và điều kiện để phát huy hiệu quả, vai trò cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD, chưa tác động được nhiều đến cung cầu vốn và các loại lãi suất trên thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn cho vay hạn hẹp, NHNN chỉ được cho vay tái cấp vốn trong một giới hạn nhất định, nằm trong hạn mức tăng tổng phương tiện thanh toán M2 đã được Chính phủ duyệt hàng năm; nhiều TCTD cần vay nhưng không điều kiện được vay tái cấp vốn; một số TCTD đủ điều kiện vay vốn nhưng không có nhu cầu vay. Do đó, doanh số cho vay và dư nợ tái cấp vốn đối với các TCTD không lớn;mức độ tác động tới lãi suất và cung cầu vốn trên thị trường hạn chế.
Trong điều kiện lạm phát bùng phát cao từ 1/2011- 2/2012, việc lựa chọn sử dụng công cụ tái cấp vốn tuy giải quyết được khó khăn thanh khoản cho một số TCTD, nhưng làm tăng thêm tiền cung ứng trong lưu thông, gây áp lực thêm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Công cụ tái cấp vốn chỉ phát huy hiệu quả cao trong điều kiện lạm phát bình thường và mục đích cho vay nhằm giải quyết khó khăn chi trả có tính chất tạm thời. Đối với các trường hợp mất thanh khoản có nguyên nhân từ rủi ro cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng, chất lượng tài sản sản thấp, nợ xấu cao như các TCTD nông thôn mới chuyển đổi thành NHTM không phải là sự mất thanh khoản có tính tạm thời và phải giải quyết bằng biện pháp tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tài sản nợ, tài sản có mới đúng bản chất. Trong điều kiện lạm phát cao và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nếu sử dụng công cụ tái cấp vốn để bơm vốn một cách thường xuyên nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản triền miên cho các NHTM sẽ không phải là sự lựa chọn hợp lý .
Mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu còn thấp cho dù trong tình trạng lạm phát cao, thấp hơn nhiều so với lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thị trường.
Chênh lệch 2 loại lãi suất quá lớn sẽ tạo ra cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ dưới nhiều hình thức đầu tư tiền gửi khác nhau, làm bất ổn thêm thị trường tiền tệ.
3.2.5. Thị trường mở
Do chưa có thị trường chứng khoán mà sau gần 15 năm mở cửa nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có được điều kiện cần thiết để đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Cùng với việc thành lập sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (7/2000) thị trường mở đã chính thức có mặt ở Việt Nam. Từ ngày 12/7/2000 tại Hà Nội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã làm lễ khai trương hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, hoạt động này đã chính thức được coi là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, là bước tiến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đánh dấu bước chuyển từ điều hành sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp là chủ yếu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành qui chế về nghiệp vụ thị trường mở theo quyết định số 85/2000 – QĐ - NHNN 14 ra ngày 9/3/2000 đây là một văn bản hướng dẫn chi tiết về những qui định cần thiết của nghiệp vụ này. Các quyết định sau đó đã liên tục nâng cao chất lượng điều hành thị trường mở và mở rộng phạm vi áp dụng, điển hình là các GTCG được giao dịch (xem bảng 3).
Bảng 3.6. Danh mục giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở
Danh mục GTCG
2000
2001
2002
2003
2004
2005 - nay
Tín phiếu KBNN
x
x
x
x
x
x
Tín phiếu NHNN
x
x
x
x
x
x
Trái phiếu KBNN
x
x
x
Công trái xây dựng tổ quốc
x
x
x
Trái phiếu công trình Trung ương
x
x
x
Trái phiếu Chính phủ (Ngân hàng PTVN phát hành)
x
Trái phiếu chính quyền địa phương (UBND TPHN phát hành)
x
Trái phiếu chính quyền địa phương (UBND TPHCM phát hành)
x
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trong một năm từ sau khi thành lập đã có 21 tổ chức tín dụng được cấp giấy công nhận thành viên tham gia thị trường, trong đó có 4 NHTM quốc doanh, 10 NHTM cổ phần, 1 NHTM liên doanh, 4 chi nhánh NH nước ngoài, 1 công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
Thời gian đầu năm 2000 các giao dịch thực hiện 10 ngày 1 lần. Từ 1/1/2001 chuyển sang giao dịch định kỳ 1 tuần 1 lần và cố định vào thứ 4 hàng tuần. Cho đến thời điểm hiện tại thì giao dịch trên thị trường mở được thực hiện liên tục hàng ngày tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách.
Có thể thấy trải qua thời gian phát triển, số lượng phiên giao dịch trên thị trường mở và khối lượng giao dịch ở mỗi phiên đã tăng dần, phản ánh quy mô và vai trò ngày càng lớn của nghiệp vụ thị trường mở trong các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Bảng 3.7. Giao dịch trên OMO giai đoạn 2000 – 2010
Năm
Mua
Bán
tổng giao dịch
Số phiên
Bình quân theo phiên
2000
1354
550
1904
17
112
2001
3314
620
3934
48
82
2002
7245
1700
8945
85
105
2003
9844
11340
21184
107
198
2004
60986
950
61936
123
504
2005
100711
1800
102511
158
649
2006
36833
87402
124235
162
767
2007
59011
356850
415861
355
1171
2008
947207
76972
1024179
402
2548
2009
971772
10193
981965
330
2976
2010
2094125
7295
2101420
491
4280
Nguồn: NHNN
NHNN đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ từ thắt chặt cho đến nới lỏng trong khoảng thời gian 2007 – 2008 nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Từ cuối năm 2010 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, thận trọng, mạnh mẽ và thị trường mở được sử dụng như một kênh hiệu quả để rút ròng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Lãi suất trên thị trường mở có những biến động phù hợp với định hướng thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN. Lãi suất đã tăng cao trong những năm 2008 và 2011 cũng với các loại lãi suất khác nhằm kiềm mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Hình 3.5. Lãi suất trúng thầu bình quân trên thị trường mở 2008 – 2010
Lãi suất đã có lúc lên tới 15% trong năm 2011, sau đó giảm dần xuống còn 7 - 8% vào thời điểm hiện tại. Việc sử dụng lãi suất thị trường mở với tần suất lớn hơn cho thấy NHNN có xu hướng khai thác công cụ thị trường mở nhiều hơn để điều hành chính sách lãi suất. Để đảm bảo thanh khoản, các NHTM thông thường sẽ chọn lựa giữa việc vay các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng hoặc vay NHNN qua thị trường mở. Vì tính liên thông này, nếu điều hành tốt, NHNN có thể sử dụng lãi suất thị trường mở để định hướng được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Hình 3.6. Lãi suất trên thị trường mở
Nguồn: Gafin và NHNN
Việc tăng lãi suất thị trường mở lên 15% trong năm 2011 khiến cho mức lãi suất này có khả năng “điều tiết” lãi suất liên ngân hàng tốt hơn so với trước đây. Theo cơ chế đấu thầu vay vốn trên thị trường mở hiện nay, nếu như lượng đặt thầu của các NHTM lớn hơn lượng chào ra của NHNN thì NHNN sẽ phân bổ lượng trúng thầu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ đặt thầu của các NHTM. Cơ chế này vô hình chung cho phép các NHTM sở hữu nhiều trái phiếu chính phủ có khả năng vay được nhiều hơn. Nếu lãi suất trên thị trường mở thấp trong khi thanh khoản của các NHTM căng thẳng, các NHTM lớn có xu hướng vay nhiều trên thị trường mở và sau đó cho những NHTM nhỏ vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Nhưng khi lãi suất trên thị trường mở cao, chênh lệch giữa lãi suất trên thị trường mở với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ không quá lớn, khiến cho các NHTM lớn giảm bớt vay trên thị trường mở, tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ vay được nhiều hơn. Kết quả là nhu cầu vay trên thị trường liên ngân hàng giảm bớt. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ có xu hướng xoay xung quanh lãi suất trên thị trường mở.
Một số hạn chế
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở chậm được điều chỉnh, sửa đổi theo sự đổi mới của môi trường pháp lý, tạo ra những rủi ro về pháp lý và kinh tế cho các TCTD.
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành theo 01/2007/QĐ- NHNN và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 01/2007/QĐ-NHNN chưa được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của các quy định pháp luật khác có liên quan như: Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 5/1/2011 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán(Luật 62/2010/QH 12); Luật NHNN Việt Nam (luật 46/2010/QH12) và Luật Các TCTD (Luật 47/2010/QH12).
Nhiều vấn đề cần phải bổ sung sửa đổi để đồng bộ với các văn bản pháp luật mới (đặc biệt là các quy định mới về phát hành giấy tờ có giá, tiêu chuẩn giấy tờ có giá, định giá giấy tờ có giá, ..)nếu không sớm điều chỉnh sẽ phát sinh các rủi ro về pháp lý, rủi ro về kinh tế cho các TCTD và làm giảm hiệu quả của công cụ Thị trường mở.
Cơ chế mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở hiện hành chủ yếu là đấu thầu khối lượng, các mức lãi suất giao dịch thực tế phản ánh chưa chính xác quan hệ cung cầu vốn, không khuyến khích cạnh tranh thực sự giữa các TCTD với mục tiêu hạ lãi suất thị trường.
Phương thức mua bán trong thời gian qua chủ yếu là đấu thầu khối lượng: là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Trong giai đoạn lạm phát rất thấp (từ tháng 3/2012-8/2012), lãi suất cho vay đối với nền kinh tế còn quá cao so với CPI, các thành viên đủ điều kiện tham gia thị trường mở là các NHTM lớn, thanh khoản đảm bảo, dư vốn khả dụng không cho vay được, phương thức xét thầu khối lượng chưa phù hợp, không tạo ra được sự cạnh tranh về lãi suất của các TCTD để hạ lãi suất thị trường.
Phương thức xét thầu khối lượng nhằm mục đích hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các thành viên tham gia dự thầu đều trúng thầu, chỉ phù hợp với các TCTD nhỏ, khó khăn về thanh khoản. Tuy nhiên đối với các NHTM nhỏ, yếu kém, thanh khoản khó khăn, không sở hữu nhiều các giấy tờ có giá, không đủ điều kiện thành viên để tham gia thị trường mở.
Khối lượng giao dịch bị hạn chế trong mức cung tiền mục tiêu hàng năm và khả năng, điều kiện tham gia thị trường mở của các TCTD, làm giảm hiệu quả điều tiết, tác dụng của công cụ thị trường mở.
Trong năm 2011, lạm phát cao và NHNN thực hiện, chính sách tiền tệ thắt chặt, do đó, các công cụ thị trường mở phải nhằm mục đích hút tiền về. Tuy nhiên, các TCTD đang khó khăn thanh khoản và thiếu vốn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nên biện pháp hút tiền về qua OMO không thực hiện được. Trong 2012, lạm phát giảm xuống nhanh dưới một con số, tăng trưởng tín dụng quá thấp so với mục tiêu, công cụ thị trường mở phải nhằm mục tiêu bơm tiền ra để hạ lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng, nhưng lại mâu thuẫn với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất thấp, các TCTD thừa tiền không cho vay được.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Giải pháp cho hệ thống ngân hàng:
4.1.1. Cải cách NHTW: Năng lực kĩ thuật của NHNN cần được củng cố. Với việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ và cơ chế thị trường để can thiệp, NHNN cần phải có được thông tin cập nhật và tiếp xúc thường xuyên với thị trường. NHNN phải dự tính được cầu, cung tiền tệ và dự trữ của ngân hàng, tình hình thanh khoản và trạng thái hối đoái của một NHTM, đánh giá ảnh hưởng của chúng đến khối lượng tiền và tín dụng ở diện rộng. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương thức hoạt động của NHNN, chuyển từ việc theo dõi thụ động và định kì việc tuân thủ các quy định bắt buộc sang tham gia một cách tích cực và thường xuyên. Việc theo dõi những diễn biến hàng ngày trên thị trưởng tiền tệ sẽ giúp NHNN biết thời điểm và mức độ can thiệp. Điều này kéo theo sự thay đổi trong việc ra quyết định, tổ chức hệ thống thông tin, bố trí nhân lực. Sau đây là một số kiến nghị cụ thể:
Cần quan tâm đúng mức vấn đề cán bộ, phải có sự đào tạo lại cán bộ trên quy mô lớn để đáp ứng được với nhu cầu đổi mới. Việc thiếu cán bộ có năng lực có thể trở thành trở ngại lớn cho việc cải cách quản lý tiền tệ và cải cách thị trường tài chính nói chung. NHNN cũng phải chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn và có những hình thức khuyến khích thích hợp. Đồng thời, NHNN phải dầu tư cho công nghệ hiện đại như máy tính và các phương tiện viễn thông, thông tin toàn cầu…. Để hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ đạt hiệu quả.
Hợp lý hóa và hiện đại hóa hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin cập nhật, cần thiết để quản lý ngắn hạn các mục tiêu chủ yếu trong bảng cân đối của các ngân hàng trung ương.
4.1.2. Cải cách hệ thống NHTM:
Hệ thống NHTM cần được cơ cấu lại nhằm xây dựng những NHTM mạnh và thúc đẩy quá trình cạnh tranh. Khu vực ngân hàng hiện nay đang đứng trước một áp lực mạnh mẽ từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và điều kiện tài chính ngày một xấu đi của một bộ phận lớn doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay tỷ lệ nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý của ngân hàng thương mại khoảng 10% cao hơn nhiều so với thông lệ quốc tế cho phép là 5%. Chính vì vậy, để chấn chỉnh hoạt động NH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM cần phải có những giải pháp sau:
Trước hết cần tập trung xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi nhằm làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của hệ thống NHTM. Tổ chức tín dụng cần đánh giá, phân loại, phân tích nợ quá hạn đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế từng món vay và tình hình tài chính của khách hàng trên cơ sở đó đề ra biện pháp cụ thể để thu hồi vốn.
Tổ chức đánh giá lại giá trị tài sản của các NHTM, các giải pháp nâng cao vốn tự có, nghiêm chỉnh thực hiện tiêu chí tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống NHTM, kiện toàn và củng cố lại, tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển theo định hướng của NH về vai trò chủ đạo của NH quốc doanh, cần thiết phải có thí điểm cổ phần hóa NHTW quốc doanh.
Đảm bảo lợi ích của khách hàng và bản thân tổ chức tín dụng. Giảm công cụ quản lý hành chính, tăng biện pháp quản lý thị trường..
Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện luật NH, đảm bảo cho hệ thống NH hoạt động hiệu quả năng động an toàn.
Thực hiện hiện đại hóa công nghệ NH mà trọng tâm là nghiệp vụ thanh toán, phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tham gia hoạt động thị trường chứng khoán tạo lập kênh huy động tốt nhất cho nền kinh tế.
Cải tiến chính sách khách hàng, lựa chọn khách hàng, lựa chọn đầu tư sao cho hiệu quả đầu tư là cao nhất.
Đào tạo và chọn lựa cán bộ NH đầy đủ cả về chuyên môn và phảm chất, có đủ năng lực và bản lĩnh phù hợp với môi trường kinh tế.
Có vậy thì hoạt động của NH mới được cải thiện, đủ sức thực hiện tốt các mục tiêu của nền kinh tế, trước hết lá của CSTT.
4.2. Giải pháp chính sách tiền tệ:
4.2.1. Một số định hướng cơ bản:
-Việc vận hành các công cụ của CSTT một mặt từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế, mặt khác cần đảm bảo tính độc lập tự chủ theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước .
-Nhất quán quan điểm cơ bản là: từng bước một chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp để quản lý mức cung tiền có hiệu quả hơn.
-Việc áp dụng, điều chỉnh các công cụ của CSTT phải chú ý đến tính thực tiễn đó là thực trạng nền kinh tế VN và đặt trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế .
4.2.2. Giải pháp của NHNN để giúp thị trường ổn định và khởi sắc:
Theo Vụ Chính sách Tiền tệ NHNN, cùng với việc triển khai đồng bộ và quyết liệu các giải pháp ngay từ những tháng đầu năm, diễn biến tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng 2 tháng đầu năm đã có những khởi sắc, phù hợp với mục tiêu định hướng cả năm. Trong thời gian qua, NHNN đã đưa ra 6 giải pháp quan trọng.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường
NHNN đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013 theo sát các chỉ đạo của Chính phủ tạiNghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vàNghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Cụ thể, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất đã triển khai trong năm 2012 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển dịch cơ cấu tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phối hợp với Bộ Xây dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Triển khai Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, khẩn trương hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam; quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và mở rộng mạng lưới của các TCTD theo hướng thận trọng hơn đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống TCTD.
Định hướng tổng phương tiện thanh toán khoảng 14-16%, tín dụng tăng 12%
NHNN đưa ra định hướng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý, đáp ứng yêu cầu thanh toán của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến tiền tệ và các cân đối vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát.
Theo đó, NHNN đưa ra định hướng tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng14-16%, tín dụng tăng khoảng 12%, tùy theo diễn biến và tình hình thực tế điều chỉnh phù hợp. Để kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng 12% trong năm 2013, NHNN tiếp tục thông báo tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD để đảm bảo việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng cũng như hoạt động của TCTD.
Điều hòa lưu thông tiền mặt
NHNN tập trung đảm bảo công tác điều hòa lưu thông tiền mặt, đáp ứng khả năng thanh toán, chi trả trong dịp TếtQuý Tỵ, triển khai tốt công tác an toàn kho quỹ. Trên cơ sở cơ cấu mệnh giá trong lưu thông, NHNN đưa tiền ra lưu thông với cơ cấu hợp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân; việc điều chuyển tiền mặt phục vụ Tết Quý Tỵ đã được hoàn thành ngay trong tháng 01/2013. Công tác an toàn kho quỹ được triển khai kịp thời, kỹ lưỡng đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ ngân hàng trước, trong và sau Tết.
Mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối
NHNN điều hành linh hoạt các kênh cung ứng tiền để kiểm soát tiền tệ hợp lý. Trong điều kiện cung cầu ngoại tệ cải thiện, xu hướng găm giữ ngoại tệ giảm, NHNN đã mua một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đồng thời ổn định tỷ giá (qua đó không làm VND mạnh lên, gây khó khăn cho xuất khẩu); song song với mua ngoại tệ giữ ổn định tỷ giá, NHNN tiếp tục thực hiện trung hòa lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ thông qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu NHNN, giảm áp lực cung tiền tới lạm phát. Bên cạnh đó, NHNN cũng thực hiện thu nợ đối với các khoản cho vay tái cấp vốn đến hạn.
Điều hành linh hoạt qua thị trường mở
NHNN điều hành chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD một cách nhanh nhạy và kịp thời, nhất là vào dịp giáp Tết Quý Tỵ khi nhu cầu rút tiền của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội thường tăng cao. Trong 2 tháng đầu năm, NHNN chào mua giấy tờ có giá với khối lượng hợp lý, phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD; kỳ hạn 7 ngày và mở rộng lên cả kỳ hạn 14 ngày vào giáp Tết để tránh đáo hạn ngay sau Tết. Nhờ vậy, thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản hệ thống đảm bảo, không còn là tác nhân gây ra xáo trộn về lãi suất thị trường.
Theo dõi sát tình hình lãi suất của TCTD
Về điều hành lãi suất, sau khi điều chỉnh giảm 1%/năm vào cuối năm 2012, NHNN giữ nguyên lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ở mức 10%/năm, lãi suất tái cấp vốn ở mức 9%/năm và lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm.
Ngoài ra, NHNN theo dõi sát và tăng cường giám sát tình hình chấp hành quy địnhlãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các TCTD.
4.2.3. Điều hành cung ứng tiền tệ
Đối với mục tiêu của CSTT
- Hoạch định mục tiêu kiểm soát lạm phát không thể xây dựng theo chỉ tiêu hàng năm như hiện nay, mà phải được hoạch định trong cả thời kỳ trung và dài hạn, chia ra từng năm, theo một lộ trình phù hợp với quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế;lựa chọn tối ưu mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây nên áp lực tăng tổng cầu quá mức, ngăn ngừa tái lập nguy cơ lạm phát tiền tệ từ kênh tín dụng, tài khóa và cung tiền.
- Điều hành không để xẩy ra việc tăng tổng cầu dồn dập, tập trung vào một thời điểm, đặc biệt là điều chỉnh tăng tiền lương và các loại giá hàng hóa dịch vụ từ giá bao cấp sang cơ chế giá thị trường, không làm cho giá cả bị đẩy lên.
- Đối với những ngành kinh tế chưa đạt đến mức sản lượng tiềm năng, thì việc kích cầu là một chính sách có hiệu quả, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Muốn kiểm soát được lạm phát mục tiêu trong những năm tới phải kiểm soát được các yếu tố gây nên “lạm phát chi phí đẩy” và không thể nóng vội giải quyết được mục tiêu lạm phát thấp ngay trong ngắn hạn. Quan điểm chính sách cần quán triệt tầm nhìn trung dài hạn, phù hợp với lộ trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, điều chỉnh các loại giá hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý giá sang cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện hiệu quả quản lý đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.
Do đó, mục tiêu và giải pháp kiểm soát lạm phát phải gắn liền và đồng bộ với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Đặc biệt là phải xác định rõ mức độ ưu tiên của các mục tiêu; kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.
NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong đó kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, vừa đáp ứng đầy đủ cầu phương tiện thanh toán của nền kinh tế theo tín hiệu thị trường, vừa kịp thời có những biện pháp để thu hút tiền mặt về, giảm bớt sức ép lạm phát. Khối lượng tiền tệ tăng thêm chỉ là một chỉ tiêu có tính định hướng NHTW phải theo dõi diễn biến của hoạt động kinh tế, sự biến đổi giá cả và tỷ giá hối đoái để điều chỉnh kịp thời việc cung ứng tiền sao cho việc tăng, giảm khối lượng tiền không ảnh hưởng tới giá cả thị trường và làm tắc nghẽn lưu thông. Việc điều chỉnh này phải thực hiện thông qua các nhu cầu đối ứng tạo ra trong lĩnh vực tạo tiền bằng các tín hiệu của thị trường.
Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán, dự báo chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và biến số M2, đảm bảo chính xác và đầy đủ các yếu tố hơn. Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán, dự báo các chỉ tiêu lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng một cách đồng bộ, có hệ thống và mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, cần nghiên cứu định lượng mối quan hệ và tính toán tỷ lệ thích hợp giữa các chỉ tiêu: lạm phát và tăng trưởng kinh tế; tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng.
4.2.4. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách vĩ mô khác:
Ngân sách nhà nước:
Chính sách tiền tệ cần được cách ly với những sức ép từ những yêu cầu của chính phủ nhằm tài trợ thâm hụt tài chính. Chính phủ phải thanh toán các khoản nợ theo lãi suất thị trường và kiềm chế việc gây áp lực lên NHNN để duy trì mức lãi suất thấp. Tăng cường tính độc lập của NHNN có thể giúp cho đạt được mục tiêu này. Chính phủ cần xây dựng một chương trình toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện chính sách quản lý công nợ và thông qua phát hành trái khoán chính phủ, tức là thông qua thị trường để bù đắp thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, để cải thiện tình hình ngân sách cần phải tiết kiệm triệt để phần chi cho bộ máy hành chính, thực hiện cải cách hành chính và cải cách thuế.
Hoàn thiện quy chế pháp lý:
Cần tiếp tục ban hành những cơ chế thể lệ hợp thức hơn, mang đầy đủ hiệu lực pháp lý hơn. Trước hết, cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngân hàng nhằm tạo ra một hành lang pháp luật tương đối an toàn cho hoạt động của các ngân hàng. Trước hết là các cơ chế: cơ chế phát hành tín phiếu của công ty tài chính, cơ chế phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi NHTM, cơ chế góp vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài vào tổ chức kinh doanh tín dụng VIệt Nam, chế độ tổ chức và hoạt động của loại hình công ty tài trợ thuê mua… Đi đôi với những biện pháp như vậy là mở rộng phân công, phân cấp, phân quyền của các tổ chức thanh tra, giám sát tài chính, ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch trong chế độ thông tin, báo cáo tài chính kế toán.
Phối hợp với các chính sách khác:
Chính sách tiền tệ là chính sách quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Nó thường có sự đan xem phức tạp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Vì vậy, việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ cần phải được đặt trong tổng thẻ nền kinh tế trong sự hài hòa với các chính sách kinh tế khác. Mợi sự khập khiễng, không đồng bộ từ khâu soạn thảo, ban hành chính sách, đều có thể làm hạn chế hay triệt tiêu tác dụng của chính sách khác.
Do đó, hoàn thiện CSTT có nghĩa là hoàn thiện cơ chế điều hành, công cụ điều hành của CSTT để chính sách này trở nên hiệu quả hơn, có nghĩa là xây dựng CSTT trong một thể thống nhất, thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế hợp lý và hỗ trợ lẫn nhau.
Đối với chính sách tài chính, CSTT có mối quan hệ đặc biệt với nhau, bởi hai chính sách này vừa có tính đồng nhất vừa có sự khác biệt với tư cách là hai chính sách độc lập nhưng bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Tóm lại việc phối hợp đồng bộ giữa CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tiến tới xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh trong thiên niên kỷ mới.
-HẾT-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_thuyet_tctt_nhom_5_chuc_nang_nhtw_va_thuc_thi_cstt_519.docx