Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành

PHÂN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG 1. Quốc hội là cơ quan duy nhất có chức năng lập hiên, lập pháp. 2 Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nươc 3. Quốc hội có chức năng quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 4. Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. PHẦN KẾT LUẬN

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6033 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2 MÔN LUẬT HIẾN PHÁP Đề tài: Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành. Sinh viên: NGUYỄN LÂM SƠN Lớp: KT32B – MSSV KT32B016 Hà nội, 28/10/2008 MỤC LỤC Trang PHÂN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 1 Quốc hội là cơ quan duy nhất có chức năng lập hiên, lập pháp. 1 Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nươc 2 3. Quốc hội có chức năng quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 2 4. Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. 3 PHẦN KẾT LUẬN 3 Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành. * * * PHẦN MỞ BÀI Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm một vị trí đặc biệt. Theo hiến pháp năm 1992 tất cả quyền lực của nhà nước CHXHCN Việt nam đều thuộc về nhân dân (điều 2) nhưng nhân dân không thể trực tiếp, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước nên phải bầu ra một cơ quan đại biểu để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước. Vì vậy các cơ quan này được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có những chức năng quan trọng sau: thứ nhât là chức năng lập hiến, lập pháp, thứ hai: chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thứ ba: quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thứ tư là thục hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. PHẦN NỘI DUNG 1. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Sở dĩ Quốc hội có chức năng này là xuất phát từ vị trí tính chất của nó đó là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vì vậy chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành hiến pháp và luật đó là những văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của nước ta. Các quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của hiến pháp và luật. Khác với ở một số nước tư bản có sự phân biệt giữa quốc hội lập hiến vâ quốc hội lập pháp và giữa chúng có sự độc lập với nhau còn ở nước ta quyền lập hiến và lập pháp đều thuộc về Quốc hội. Quốc hội có quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đồi hiến pháp, Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đồi luật. Để đảm bảo cho hoạt động này của Quốc hội được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả pháp luật đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện. Khi nghiên cứu hai bản hiến pháp năm 1980 và năm 1992 về vấn đề Quốc hội ta có thể dễ dàng nhận thấy ở hiến pháp năm 1992 đã quy định Quốc hội có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đây là điểm mới mà hiến pháp năm 1980 chưa quy định hiến pháp năm 1992 bổ sung quyền này nhằm đảm bảo chức năng lập pháp của Quốc hội có hiệu quả hơn. 2. Quốc hội có chức năng quyết định những vẫn đề quan trọng của đất nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những vẫn đề “ quốc kế dân sinh” những vấn đề về đối nội đối ngoại và vấn đề quốc phòng an ninh của đất nước. Quốc hội quyết định những vẫn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh, hoà bình. Quy dịnh tình trạng khẩn cấp quy định những chính sách dân tộc , tôn giáo, phê chuẩn hoặc bái bỏ các điều ước quốc tế do chủ tịch nước trực tiếp ký, phê chuẩn hoặc bái bỏ các điều ước quốc tế khác hoặc gia nhập theo đề nghị của chủ tịch nước… 3. Quốc hội có chức năng quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bộ máy từ trung ương đến dịa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nươc đến các cơ quan quản lý nhà nước, từ cơ quan xét xử đến cơ quan kiểm sát được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tổ chức hoạt động ra sao đều do quốc hội xem xét lựa chọn,quyết định tại kỳ họp của mình và được thể hiện trong hiến pháp, luật tổ chức quốc hội, luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức toà án nhân dân, luật tổ chức vịên kiểm sát nhân dân, luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Ngoài việc quy định chung về luật tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Quốc hội còn bầu miễn nhiễm, bãi nhiễm các chức danh quan trọng của nhà nước như chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức các chức danh khác như bộ trưởng… Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của chính phủ, thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành lập,giải tán các đơn vị hành chinh – kinh tế đặc biệt. 4. Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo chức năng nhiệm vụ của mình giám sát việc thực hiện hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân…nhưng sự giám sát của quốc hôi là sự giám sát cao nhất( giám sát tối cao). Quốc hội thực hiện chức năng này nhằm đảm bảo cho những quy định của hiển pháp và pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước ta hoạt động một cách nhịp nhàng, có hiệu quả không chồng chéo,chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch cửa quyền. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của chính phủ, toà án nhân dân tối cao, viên kiểm sát nhân đân tối cao; thông qua hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và hoạt động của bản thân các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội. KẾT LUẬN Như vậy qua sự phân tích về chức năng của Quốc hội như trên ta thấy Quốc hội là một cơ quan quyền lực nhà nược cao nhất mang chủ quyền nhà nước và chủ quỳên nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội. Mọi công việc quan trọng của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc đều do Quốc hội quyết định. Tuy nhiên để thực hiện được thật tốt các chức năng này và thực sự là một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo đúng nghĩa của nó và để tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì quốc hội phải có “thực chất” và “thực quyền”./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiến pháp năm 1992. Luật tổ chức Quốc hội 2001. Luật về hoạt động giám sát của Quốc hôi. Quy chế hoạt động của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Chương XII - Quốc hội, Giáo trình luật híên pháp Việt nam, trường đại học Luật Hà nội, 2008. Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, Nxb. CTQG, Hà nội, 2004. Mạng Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.doc
Luận văn liên quan