Lời Mở Đầu
Phần Nội Dung
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUYỀN LẬP PHÁP QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
II. Chức năng lập pháp của quốc hội việt nam
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN LẬP PHÁP
IV. Thực trạng hoạt động lập pháp của quốc Hội và một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
1. Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc Hội.
2. Một số phương hướng nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội
a. Đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Quốc hội .
b. Nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội.
c. Cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội .
d. Đổi mới hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
e. Tăng cường bộ máy giúp việc cho Quốc hội và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ soạn thảo
g. Đổi mới hoạt động lập, thực hiện chương trình xây dựng luật.
h. Tiếp tục đổi mới về thủ tục, trình tự của việc chuẩn bị và ban hành luật.
n. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp
m. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động lập pháp.
k. Đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào hoạt động lập pháp.
x. Đổi mới hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Kết Luận
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5752 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chức năng lập pháp của Quốc Hội - Thực trạng và hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời Mở Đầu
Phần Nội Dung
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUYỀN LẬP PHÁP QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
Chức năng lập pháp của quốc hội việt nam
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN LẬP PHÁP
IV. Thực trạng hoạt động lập pháp của quốc Hội và một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc Hội.
2. Một số phương hướng nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội
a. Đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Quốc hội .
b. Nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội.
c. Cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội .
d. Đổi mới hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
e. Tăng cường bộ máy giúp việc cho Quốc hội và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ soạn thảo
g. Đổi mới hoạt động lập, thực hiện chương trình xây dựng luật.
h. Tiếp tục đổi mới về thủ tục, trình tự của việc chuẩn bị và ban hành luật.
n. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp
m. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động lập pháp.
k. Đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào hoạt động lập pháp.
x. Đổi mới hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Kết Luận
Lời Mở Đầu
Với mỗi quốc gia trờn thế giới luụn cần phải cú một hệ thống phỏp luật để bảo vệ và thỳc đẩy sự phỏt triển toàn diện, Sẽ là rất bất hợp lí và thiếu sót nếu khi nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quyền lập pháp mà chúng ta chưa tỡm hiểu cặn kẽ thế nào là lập phỏp, vậy “lập phỏp” là gỡ?. Theo từ điển Bách khoa toàn thư thỡ lập phỏp là hoạt động làm ra luật, cụ thể là việc thực hiện quyền lực và chức năng để làm ra các quy định với tư cách là các đạo luật có sức mạnh cưỡng chế thông qua sự ban hành của cơ quan chính thức của một nhà nước hoặc tổ chức khác, hoặc thông qua hoạt động ban hành luật của một người làm luật hoặc của cơ quan lập pháp.
Như vậy , các khái niệm “lập pháp” đều khẳng định chủ thể lập pháp là cơ quan lập pháp. Ở Việt Nam, thẩm quyền này thuộc về Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83 HP1992). Khái niệm “lập pháp” là như vậy, tuy nhiên hiện nay cũn cú nhiều ý kiến khỏc nhau trong việc hiểu “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” là như thế nào. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm luật và sửa đổi luật. Luật phải là hỡnh thức văn bản duy nhất điều chỉnh các loại quan hệ xó hội, do Quốc hội xem xột và quyết định. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, “lập pháp” trong cụm từ “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” phải được hiểu theo nghĩa rộng; theo đó Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc mọi người thực hiện. Điều này có nghĩa là các quy phạm pháp luật được nói đến ở đây không chỉ là các quy phạm pháp luật được ban hành dưới hỡnh thức văn bản luật mà cũn cú thể dưới hỡnh thức khỏc. Theo ý kiến của nhóm, xét từ góc độ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa Việt Nam, thỡ cụm từ “lập phỏp” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng này. Việc Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp không đồng nghĩa với việc Quốc hội phải tự mỡnh ban hành tất cả cỏc quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xó hội, mà trong khuụn khổ Hiến phỏp, Quốc hội cú thể ủy quyền cho cỏc cơ quan khác ban hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật, Và như vậy quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” vẫn hoàn toàn được bảo đảm thi hành. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xó hội cơ bản. Các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp. Đến đây, ta có thể khẳng định, “quyền lập pháp” là quyền đưa ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc mọi người thực hiện, chứ không chỉ là quyền làm luật và sửa đổi luật. Với những lý do trờn việc tỡm hiểu “Chức năng lập pháp của quốc hội thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Phần Nội Dung
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUYỀN LẬP PHÁP QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
Cho đến nay vẫn chưa có một kết luận cụ thể nào về thời điểm ra đời quyền lập pháp. Nhưng chắc chắn dù hiểu quyền lập pháp theo quan điểm nào đi chăng nữa thỡ quyền lập phỏp cũng do nhà nước quy định và pháp luật bảo đảm thực hiện nên ta có thể khẳng định: sự ra đời quyền lập pháp gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, bởi bất cứ một nhà nước nào cũng cần xây dựng một hệ thống pháp luật và những thiết chế đảm bảo cho hệ thống pháp luật đó được thực hiện.
Tuy quyền lập pháp luôn đi cùng với nhà nước và pháp luật nhưng quan niệm về quyền lập pháp ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi kiểu nhà nước khác nhau là khụng giống nhau.
Thời kỡ đầu khi xuất hiện nhà nước và pháp luật, quyền lực nhà nước được tổ chức hết sức đơn sơ, chủ yếu dựa vào sự cưỡng bức của giai cấp chủ nô với tầng lớp nô lệ. Quyền lực nhà nước không được phân chia rạch rũi thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó ta vẫn thấy được sự phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ví dụ như trong bộ máy nhà nước Aten, Lamó… đại hội nhân dân là cơ quan làm luật .Như vậy, ở nhà nước chủ nô, quyền lập pháp đó xuất hiện.
Sang đến kiểu nhà nước phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay nhà vua. Nhà vua là người đại diện cho giai cấp phong kiến nắm giữ toàn bộ quyền hành. Vua là người đứng đầu triều đỡnh, nắm giữ quyền ban hành phỏp luật, tổ chức thi hành pháp luật cũng như quyền xét xử tối cao. Giúp việc cho vua là bộ máy quan lại đồ sộ ở TW và địa phương. Có thể thấy ở kiểu nhà nước phong kiến, toàn bộ quyền lực tập trung vào trong tay một người duy nhất là nhà vua. Nhà vua nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và cả quyền tư pháp.
Bước sang thế kỉ XVII,XVIII, nhà nước tư bản ra đời cùng với sự phát triển của một loạt các học thuyết mới, tiêu biểu nhất là thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu và thuyết chủ quyền nhân dân của Rousseau, thỡ quyền lực nhà nước bước sang một giai đoạn phát triển mới, với ba quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp được tách biệt thành từng quyền độc lập. Có thể thấy các học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước cũng như quan niệm về phân quyền đó xuất hiện từ khỏ lâu trước đó.
Vào thời kỡ đầu tiên khi nhà nước tư sản ra đời, tư tưởng tự do và các phong trào đấu tranh đũi bỡnh đẳng mạnh mẽ của nhân dân đó giỳp cho quyền lập phỏp lờn ngụi, bởi cơ quan lập pháp là cơ quan của dân, do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân và cũng là biểu tượng của tự do và bỡnh đẳng. Thời kỡ này đánh dấu sự huy hoàng của lập pháp, khi mà nghị viện quyết định, chính phủ thi hành. Quyền lập pháp khi đó nằm trong tay nghị viện. Ở những giai đoạn phát triển sau của nhà nước tư sản, quyền lập pháp dần trở nên lép vế hơn so với quyền hành pháp. Quyền hành pháp có một ảnh hưởng to lớn đến xó hội cũng như trong hỡnh thức tổ chức quyền lực nhà nước nên người Anh gọi quyền này là thứ quyền lónh đạo quốc dân. Điều này đến ngày nay hầu như vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể
Sự phát triển của quyền lập pháp trong các nước xó hội chủ nghĩa mà tiờu biểu là Việt Nam: Trước đây do những nhận thức hạn chế mà thuyết tam quyền phân lập không được vận dụng một cách hợp lí. Trải qua một thời gian dài dưới chế độ tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế nước ta đó tụt hậu rất nhiều so với thế giới. Đứng trước sự lựa chọn phải đổi mới hay là mói mói tụt hậu, đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đó mạnh dạn đề ra đường lối đổi mới, trong đó có sự nhận thức lại một số quan điểm về tổ chức quyền lực nhà nước. Hiến pháp 1992 ghi nhận sự đổi mới tích cực đó, đó khẳng định nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vỡ dõn, quyờn lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Về sự hỡnh thành và phỏt triển quyền lập phỏp ở nước ta. chúng ta sé trở lại và bàn kĩ hơn ở chương 2 của luận văn.
Chức năng lập pháp của quốc hội việt nam
Có thể nói từ khi thành lập tới nay, Quốc hội nước ta luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị. Quốc hội theo quy định của điều 83 Hiến pháp 1992, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, xét về chức năng của Quốc hội vừa là cơ quan đại diện tối cao vừa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tính đại diện tối cao của Quốc hội được xuất phát từ trật tự hình thành, cơ cấu thành phần của Quốc hội. Quốc hội nước ta là cơ quan cao nhất do cử tri cả nước bầu ra dựa trên 4 nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhưng khác Hội đồng nhân dân ở chỗ Quốc hội được hình thành từ cử tri cả nước còn Hội đồng nhân đân các cấp do cử tri bầu trực tiếp nhưng chỉ là đại diện cho nhân dân theo một đơn vị hành chính lãnh thổ và chỉ trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ đó. Bởi vậy Quốc hội là cơ quan nhà nước tập trung trí tụê toàn dân tộc bao gồm tất cả các đại biểu đại diện cho các dân tộc, các địa phương các giới, các tôn giáo, mọi lứa tuổi và lĩnh vực; đại biểu có thể hoạt động chuyên trách hay kiêm nhiệm. Vì thế theo quy định của Hiến pháp, luật tổ chức Quốc hội 1992 trong hoạt động của mình, các đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và phải phù hợp với nguyện vọng của toàn thể cử tri cả nước, nếu đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ cử tri hoặc không đủ tư cách đại biểu Quốc hội sẽ bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội theo điều 7 Hiến pháp năm 1992.
Song song với tính đại diện tối cao thì tính quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội nước ta cũng được kế thừa qua bốn bản Hiến pháp. Điều này thể hiện sự nhất quán trong xây dựng Bộ máy nhà nước. Tuy nhiên chỉ Hiến pháp 1946 có cách thể hiện khác so với các bản Hiến pháp về sau theo quy định tại điều 22 Quốc hội có tên là Nghị viện.
Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức Bộ máy nhà nước của nước ta là nguyên tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước là thống nhất không có sự phân chia nhưng có sự phân công hợp lý giữa ba quyền Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp. Quan điểm này bắt nguồn từ tư tuởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là cội nguồn là chủ thể của quyền lực tuy nhiên nhân dân không thể tự nắm giữ quyền lực mà nhân dân trao cho Quốc hội - cơ quan đại diện của nhân dân; như vậy Quốc hội không chỉ là cơ quan đại diện của nhân dân mà còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quy định này hoàn toàn xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước- nguyên tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta. Tính quyền lực tối cao của Quốc hội được thể hiện rõ nhất thông qua các chức năng của Quốc hội đặc biệt là chức năng lập pháp.
Xuất phát từ vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước cũng như từ thực tế xã hội Việt nam cho thấy chức năng lập pháp là một chức năng quan trọng. Điều đó được khẳng định rõ và xuyên suốt trong bốn bản Hiến pháp và ngày càng được kế thừa và phát triển quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong bốn bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
Nội dung chức năng lập pháp của Quốc hội nước ta gồm Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật sửa đổi luật và giám sát thi hành luật. Quyền lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí tính chất của Quốc hội – Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vì thế chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất của xã hội; các cơ quan nhà nước khác ban hành các quy phạm pháp luật không trái với tinh thần của Hiến pháp luật do Quốc hội ban hành.
Để cụ thể hoá Hiến pháp Quốc hội đã ban hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2002, đây là cơ sở pháp lý quan trọng quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo luật ban hành quy phạm pháp luật, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp (điều 13), với quy định này một lần nữa khẳng định vai trò của Quốc hội trong hoạt động lập pháp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt nam đã là thành viên của WTO thì việc nội luật hoá các Điều ước Quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu của công cuộc hội nhập. Thông qua bốn bản Hiến pháp có thể khẳng định rằng hoạt động lập pháp của Quốc hội để thực hiện chức năng lập pháp được khẳng định xuyên suốt và dần dần hoạt động này càng đi vào hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN LẬP PHÁP
Thứ nhất, quyền lập pháp của Quốc hội hoàn toàn mang tính tất yếu. Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất mà nhà nước sử dụng để quản lí xó hội, nhằm duy trỡ trật tự xó hội, bảo vệ quyền và lợi ớch của mọi người dân, trách nhiệm của nhà nước là phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật hữu hiệu, thể hiện được những giá trị công bằng, khách quan. Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do vậy, tất yếu quyền lập pháp phải được trao cho Quốc hội.
Thứ hai, việc thực hiện quyền lập phỏp phải mang tớnh khỏch quan, khụng phụ thuộc vào ý chớ chủ quan của một cỏ nhõn, tổ chức nào mà phải xuất phỏt từ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xó hội. Hơn nữa, những nội dung, chính sách cụ thể của các luật không được áp đặt từ ý chớ chủ quan của cơ quan lập pháp mà phải xuất phát từ hiện thực khách quan, từ việc tỡm kiếm, phỏt hiện, nhận thức một cỏch biện chứng cỏc điều kiện xó hội cụ thể và nờu lờn thành luật.
Thứ ba, quyền lập pháp mang tính chất quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền lập pháp được biểu hiện cụ thể, rừ nột bởi kết quả là cỏc đạo luật và pháp lệnh được ban hành. Đây là lĩnh vực hoạt động đặc thù riêng của nhà nước, do vậy, các kết quả hoạt động này cũng mang tính quyền lực nhà nước và tính bắt buộc thi hành đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xó hội.
Thứ tư, quyền lập pháp là độc lập trong chỉnh thể quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về duy nhẩt một chủ thể là nhân dân. Trong chỉnh thể thống nhất ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, quyền lập pháp là một nhánh quyền lực độc lập, tương ứng với hai nhánh quyền cũn lại, đồng thời nó là nhánh quyền lực cao nhất trong các nhánh quyền lực đó. Tính chất độc lập của quyền lập pháp xuất phát từ chính những hoạt động đặc thù của nó và từ chính nguồn gốc khách quan ra đời nó đó là sự phân chia quyền lực nhà nước.
IV. Thực trạng hoạt động lập pháp của quốc Hội và một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
1.Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc Hội.
Thực trạng công tác của Việt nam gắn với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Việt nam mới. Hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta trong hơn năm mươi năm qua đã có bước phát triển đáng kể; Quốc hội đã thông qua bốn bản hiến pháp, đánh dấu những cột mốc pháp lý quan trọng của lịch sử lập hiến nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam với hàng trăm luật và bộ luật tạo cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đặc biệt trong những năn gần đây Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn hoạt động này vì thế càng góp phần thực hiện vị trí chức năng của mình đầy đủ, chính xác hơn trên thực tế.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng vào năm 1986 và nhất là đến khi Hiến pháp mới năm 1992 ra đời đã có những biến đổi lớn trong công tác lập pháp của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc tạo lập khuôn khổ và cơ chế pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đổi mới toàn hệ thống chính trị, kết quả là pháp luật đã bước đầu trở thành công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội; nguyên tắc pháp quyền được đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế.
Sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới đã và đang làm phát sinh ngày càng nhiều quan hệ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt hiện nay Việt nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới thì việc nội luật hoá các điều ước quốc tế là điều hết sức cấp thiết. Trước những yêu cầu đó, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội đã từng bước vươn lên, kế thừa hoạt động lập pháp của Quốc hội các khoá trước, hoạt động lập pháp của Quốc hội trong mấy nhiệm kỳ gần đây đã được nâng cao về chất một cách rõ nét nhất là từ khi Hiến pháp năm 1992 ra đời. Với Quốc hội khoá XI đã có những đổi mới đáng kể góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Quốc hội đã đạt những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực đặc biệt là hoạt động lập pháp đã có những chuyển biến mạnh. Đến tháng 10/2005, Quốc hội đã thông qua 47 bộ luật và nhiều Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật trong đó có những đạo luật lớn, quan trọng đã được thực hiện trên thực tế như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự,Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật ký kết gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lập pháp của Quốc hội. Cùng với nó là việc tổng kết kinh nghiệm lập pháp của Quốc hội nước ta mấy chục năm qua, những giá trị tinh hoa nhân loại về nhà nước pháp quyền, quyền công dân, quyền con người được lựa chọn kế thừa và trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt nam để đưa vào các văn bản pháp luật khẳng định ở mức độ cao cả về tốc độ, chất lượng của văn bản pháp luật được ban hành, ngày càng đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của đời sống xã hội.
Sau khi đổi mới, vai trò của Quốc hội càng được đề cao trong sinh hoạt của đất nước. Quốc hội thực hiện ngày càng có hiệu quả và hiệu lực những nhiệm vụ quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định. Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, Quốc hội đã rất quan tâm đến hoạt động lập pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ phục vụ các yêu cầu đổi mới đất nước, tạo hành lang pháp lý để thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bảo đảm các quyền của công dân được thực hiện đầy đủ. Như vậy kế thừa hoạt động lập pháp của các khoá trước, hoạt động lập pháp của Quốc hội trong mấy nhiệm kỳ gần đây đặc biệt là từ sau Hiến pháp năm 1992 đã được đẩy mạnh và ngày càng được nâng cao rõ rệt, các văn bản được ban hành trong thời gian qua đã quy định khá bao quát và toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định “về hoạt động lập pháp ban hành các đạo luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội, ưu tiên các luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách Bộ máy nhà nước, các luật điều chỉnh các hoạt động văn hoá thông tin. Coi trọng công tác tổng kết thực tiễn ở Việt nam, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện phải có văn bản hướng dẫn thi hành”. Quán triệt dường lối quan điểm của Đảng về phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội và bám sát các yêu cầu của cuộc sống đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trên thực tế trong thời gian qua Quốc hội đã ban hành các luật, đạo luật có
2. Một số phương hướng nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội
a. Đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Quốc hội .
Trong hoạt động lập pháp việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay được quán triệt theo hướng tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội để đảm bảo Quốc hội thực hiện tốt các chức năng của mình trong đó có chức năng lập pháp - chức năng quan trọng nhất của Quốc hội. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc hội cần phải chú ý các vấn đề sau:
b. Nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, vì vậy để nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội thì nhân tố quan trọng là nâng cao hoạt động lập pháp của Đại biểu Quốc hội trong việc đóng góp ý kiến thảo luận, thông qua dự án luật của Quốc hội. ở Việt nam theo quy định của Hiến pháp nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước nhưng nhân dân không thể tự thực hiện quyền lực Nhà nước mà bầu ra, trao quyền cho những người đại diện mình để nắm quyền lực Nhà nước từ đó hình thành lên Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong đó thành viên của Quốc hội là các Đại biểu Quốc hội - những người do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà nước. Vì vậy hoạt động của Đại biểu Quốc hội là hoạt động mang tính chính trị pháp lý bởi Đại biểu Quốc hội là người được nhân dân uỷ quyền thay mặt mình để thực thi quyền lực nhà nước và được đảm bảo để thực hiện quyền lực Nhà nước. Hoạt động của Đại biểu Quốc hội thực hiện bản chất giai cấp của Nhà nước của chế độ xã hội mà Đại biểu Quốc hội là thành viên tiêu biểu và do tính chất của Đại biểu Quốc hội là quan trọng trong các hoạt động của Quốc hội trong đó có hoạt động lập pháp nên tất cả hoạt động của Đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp phải được quy định bởi pháp luật và theo pháp luật.
c. Cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội .
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, kỳ họp là hình thức chủ yếu của Quốc hội; đây là hình thức làm việc tập thể quan trọng nhất của Quốc hội, vì vậy việc cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội là nội dung cần phải bàn tới khi nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội.
d. Đổi mới hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác đã quy định quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội, tham gia đảm bảo để Quốc hội thực hiện tốt chức năng của mình trong đó có chức năng lập pháp. Điều 87 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) quy định Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội. Điều 91 Hiến pháp năm1992 (sửa đổi) quy định quyền hạn nhiệm vụ của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong đó có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; giám sát thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và nhất là nhiệm vụ chỉ đạo, điều hoà, phối hợp Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội. Điều 94, 95 của Hiến pháp quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, trình bày ý kiến về chương trình xây dựng luật. Các quy định nói trên của Hiến pháp được cụ thể hoá trong luật Tổ chức Quốc hội, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội e. Tăng cường bộ máy giúp việc cho Quốc hội và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ soạn thảo
Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội với các đơn vị phục vụ chung cho Quốc hội như các bộ phận phục vụ nghiên cứu thông tin, thư viện và cung cấp các điều kiện vật chất. Cung cấp thông tin về mọi mặt nhất là kinh nghiệm lập pháp của Quốc hội các nước để có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước.
g. Đổi mới hoạt động lập, thực hiện chương trình xây dựng luật.
Chương trình xây dựng luật là văn bản luật khái quát những nội dung cơ bản đường lối chủ trương của Đảng cần phải được thể chế hoá, nhu cầu điều chỉnh pháp luật của xã hội gắn hoạt động lập pháp với chương trình kinh tế xã hội và trật tự pháp luật, ở nước ta chương trình xây dựng luật được Quốc hội thông qua dưới hình thức Nghị quyết về chương trình xây dựng luật của cả năm và của nhiệm kỳ và có thể điều chỉnh. Chương trình xây dựng luật thực chất là chương trình dự án, mục lục những văn bản và thứ tự ưu tiên các dự án. Việc hoạch định chương trình xây dựng luật đã được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có ý nghĩa quan trọng; đó là sự ghi nhận của Nhà nước những nhu cầu chính trị của xã hội, khái quát những nội dung cơ bản trong đường lối, chủ trương của Đảng cần phải thể chế hoá thành pháp luật; từ đó góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng lập pháp, đưa công tác xây dựng pháp luật đi vào nề nếp đảm bảo tính chủ động của Quốc hội trong hoạt động lập pháp.
h. Tiếp tục đổi mới về thủ tục, trình tự của việc chuẩn bị và ban hành luật.
Việc soạn thảo các dự án luật do Ban soạn thảo - cơ quan trình dự án tiến hành. Trên thực tế có tới hơn 90% số dự án luật được Quốc hội thông qua do Chính phủ trình lên có nguyên lý là mặc dù giành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật nhưng do số lượng dự án quá lớn nên thời gian Chính phủ giành cho mỗi dự án là rất ít và văn bản được ban hành quá nhanh nhưng lại khó thực hiện trên thực tế. Vì vậy phải nâng cao hơn nữa chất lượng các dự án luật do Chính phủ chuẩn bị trình lên Quốc hội, góp phần đẩy nhanh quá trình xem xét, thông qua các dự án tại Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống thực tiễn và từng bước đưa công tác quản lý Nhà nứơc vào nề nếp. Một trong những biện pháp để khắc phục tình trạng trên là việc thay đổi nhận thức về quy trình xây dựng các dự án do Chính phủ chuẩn bị. Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành cao nhất của Quốc hội nhưng Chính phủ quản lý trên cơ sở chính sách đã được luật hoá, vì thế các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp pháp luật điều chỉnh cũng chính là thực tiễn quản lý mà Chính phủ khái quát hoá nhất thể hoá trong dự án do Chính phủ chuẩn bị. Mặt khác cũng cần có một chiến lược thực sự nghiêm túc và mang tính thực tiễn trong việc nâng cao trình độ cán bộ công chức làm công tác xây dựng pháp luật ngay từ khâu tuyển chọn vào làm việc tại các tổ chức pháp chế Bộ, nghành, đồng thời phải tạo điều kiện để trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế để phát triển đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp.
n. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp
Theo Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) thì “Đảng cộng sản Việt nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng chủ trương đường lối, chính sách, thông qua công tác tổ chức cán bộ và thông qua các đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng định hướng chính trị, đường lối chỉ đạo nguyên tắc đối với những vấn đề cụ thể thuộc tầm quan trọng về đường lối. Đảng lãnh đạo xác định mục tiêu của chính sách còn Quốc hội thảo luận những vấn đề cụ thể và thể chế nó thành pháp luật trên cơ sở không có sự mâu thuẫn với đường lối, nghị quyết của Đảng. Như vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhằm để Quốc hội thể chế hoá đầy đủ, kịp thời đường lối chủ trương chính sách của Đảng thành các quy định của pháp luật và đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống và đảm bảo thực hiện nó trên thực tế.
m. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động lập pháp.
Trong hoạt động lập pháp của Quốc hội thì vấn đề kinh phí để đảm bảo hoạt động là vô cùng quan trọng. Hiện tại do không đủ kinh phí hoạt động nên có hiện tượng lẫn lộn trong việc bố trí ngân sách cho hoạt động này. Vì vậy Nhà nước cần phải có sự đầu tư đáng kể trong công tác nghiên cứu xây dựng các dự án luật trong đó kính phí được xác định trên cơ sở thanh toán đầy đủ các loại chi phí như chi phí cho việc nghiên cứu, thiết kế chính sách của dự án, chi phí giành cho hoạt động của Ban soạn thảo căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch soạn thảo và các chi phí khác cho việc tổ chức lấy ý kiến, tư vấn và cho các cuộc họp, làm việc của các cơ quan hữu quan trong quá trình trao đổi, thảo luận về dự án.
k. Đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào hoạt động lập pháp.
Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp do nhiều chủ thể có vị trí chức năng quyền hạn nhiệm vụ khác nhau tiến hành nhằm đặt ra các quy tắc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xét về bản chất đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia quy trình này. Vì vậy để có một hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển Đất nước thì trong xây dựng pháp luật đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn, phải thu hút sự tham gia của các nhà khoa học và các chuyên gia, các nhà quản lý các nhà hoạt động thực tiễn.
x. Đổi mới hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Thực hiện đúng theo quy định của Điều 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật “văn bản quy định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực”. Mặt khác “trong trường hợp luật, pháp lệnh có điều khoản cần phải quy định chi tiết bằng văn bản khác thì ngay tại điều khoản đó phải xác định rõ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thời hạn ban hành văn bản”.
Nâng cao chất lượng chuyên môn, trình độ, năng lực là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó một phần quan trọng và nhạy cảm cần phải chú ý là vấn đề ý thức của những người có liên quan bởi nguyên nhân của tình trạng nhiều luật chưa cụ thể khiến quá nhiều nội dung phải hướng dẫn thi hành mà văn bản hướng dẫn lại quy định chung chung, không phù hợp với thực tế, chồng chéo trong quá trình áp dụng hay nội dung chưa phù hợp với văn bản luật gốc ngoài lý do trình độ lập pháp còn do thiếu trách nhiệm của một số chuyên gia tham gia vào quy trình soạn thảo ban hành kiểm tra văn bản mà hệ quả là những quy phạm chung chung, khó hiểu, không khả thi khó đi vào cuộc sống.
Kết Luận
Quyền lực được xem là một trong những vấn đề cổ xưa nhất, quan trọng nhất của tri thức chính trị. Cho đến nay, các thế hệ luật gia vẫn chưa đưa ra được định nghĩa đầy đủ về phạm trù quyền lực. Quyền lực xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của loài người. Nó sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt động chung, nhu cầu phân công lao động xó hội và quản lớ xó hội, nú gắn liền với quỏ trỡnh sinh sống và sản xuất của con người. Hỡnh thức quyền lực đầu tiên xuất hiện trong xó hội loài người chính là quyền lực cụng cộng. Quyền lực cụng cộng là quyền lực mang ý chớ chung của toàn xó hội, khụng mang tớnh giai cấp mà thuộc về toàn bộ xó hội, do xó hội đứng ra tổ chức để phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện một thiểu số người nắm giữ quyền lực trong tay thỡ quyền lực cũng dần mang trong mỡnh nú tớnh giai cấp, thể hiện ý chớ của một hay một nhúm người trong xó hội, chứ khụng cũn là ý chớ của toàn xó hội như trước nữa. Đó chính là quyền lực chính trị.
Như vậy, sự tồn tại quyền lực trong bất kỡ xó hội nào đều mang tính tất yếu của nó và hệ thống quyền lực luôn bao trùm lên tất cả mọi người. Bản chất của quyền lực chính là sự phục tùng của chủ thể bị tác động đối với chủ thể nắm giữ quyền lực. Dù cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện theo nguyờn tắc tập quyền hay nguyờn tắc phõn quyền thỡ quyền lực nhà nước cũng gồm ba bộ phận chủ yếu cấu thành là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Trong khuôn khổ bài viết này, Tôi đó đi sâu vào nghiên cứu một trong ba quyền lực quan trọng nhất của nhà nước là quyền lập pháp và chức năng nhiệm vụ của quốc hội trong việc thực hiện quyền lực này. Do thời gian và kiến thức cũn hạn chế vỡ vậy bài viết khụng trỏnh khỏi những thiếu sút nhất định kính mong Thầy, Cô đọc và góp ý thờm.
Danh Mục tài liệu tham khảo
Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946.
Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà năm 1959.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 1980.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 1992.
Luật tổ chức Quốc hội năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1992.
Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997(sửa đổi bổ sung năm 2001).
Quy chế hoạt động của Đại biẻu Quốc hội và đoàn Đại biểu Quốc hội năm 2001.
Giáo trình luật Hiến pháp Việt nam. Trường Đại học Luật Hà nội. Nxb Chính trị quốc gia. 2006.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Đảng cộng sản Việt nam. Nxb Chính trị quốc gia. 1996.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đảng cộng sản Việt nam. Nxb Chính trị quốc gia. 2002.
Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội. Văn phòng Quốc hội. Nxb Chính trị quốc gia. 2002.
C.Mác – Ph. Ăngghen. Tuyển tập. T125. Nxb Sự thật. H1981.
Phạm Đức Bảo – Một vài suy nghĩ về đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội – Tạp chí Dân chủ và pháp luật số7/ 1999.
Minh Đức – Sáng kiến lập pháp, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh – Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10/ 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chức năng lập pháp của Quốc Hội - thực trạng và hướng hoàn thiện.doc