Chuỗi cung ứng của sản phẩm Cocacola Việt Nam

Xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ tồn kho. Ví dụ khi nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí ngừng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho sản phẩm dở dang hết thì công ty sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ và phát sinh chi phí. Cuối cùng khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những công ty đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng đặt hàng từ những công ty khác trong tương lai.

docx35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 12365 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuỗi cung ứng của sản phẩm Cocacola Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế giới. Công ty phấn đấu làm tươi mới thị trường ,làm phong phú nơi làm việc,bảo vệ môi trường và củng cố truyền thống công chúng. Trên thế giới Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ:Bắc Mỹ,Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc Ấn Độ Nhật Bản Philipin Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc Khu vực Tây và Đông Nam Á Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mục trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa. Các mốc phát triển của Coca-cola: Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại sirô sữa và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Atlanta (Mỹ). Nhưng sau 5 năm kinh doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân được bán trong một ngày, Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành công của sản phẩm do chính ông tạo ra. Ông mất vào năm 1888, cùng năm với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệp Asa G. Candler mua lại cổ phần của Coca-Cola. Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầu tư là 2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca-Cola” với văn phòng U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó. Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại các bang như Dallas, Texas, Chicago, California, Illinois và Los Angeles của nước Mỹ. Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại “mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.” Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ ngân hàng Atlanta, đã mua lại Công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler. Bốn năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoài nước qua hơn 6 thập kỷ sau đó. Trong 5 năm gần đây, Coca-Cola đã dành 1 tỉ USD  cho việc đa dạng hoá thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đã tạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ. CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên 200 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu. Tên giao dịch:Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM Tên nước giao dịch nước ngoài:Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore Tên viết tắt:Coca-cola Ngành nghề kinh doanh:Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn hiệu coca-cola Logo Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh Website:www.coca-cola.com.vn Điện thoại:84  8961 000 Fax:84 (8) 8963016 Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD Vốn pháp định: 163.836.600 USD Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite... Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc Doanh thu năm 2009: 70.492.065 USD Doanh thu năm 2010: 75.213.927 USD Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD Số lao động: 976 người. Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam: 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam. Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài. Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty  Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc. Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam. Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng. Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam. Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự. Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới. Coca-cola Việt Nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây-Đà Nẵng-Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư trên 163 triệu USD. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM COCA-COLA ĐẦU VÀO Thành phần Nước bão hòa CO2 Đường: Màu thực phẩm (carmel E150d) Chất tạo độ chua ( axit citric) Caffein Các thành phần khác trong những loại Coca-Cola khác là :Bột Samurai DEFGH, bột Samurai 1A, bột chanh sunfill lime  và bột cam sunfill orange; lô bột cam sunfill orange; một số hóa chất là: tricalcium phosphate, xanthan gum, hóa chất mono calcium phosphate. Nguyên vật liệu Với một sản phẩm bất kì, điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên vật liệu để sản xuất. Nguyên liệu đó gồm những gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao và được cung cấp bởi ai? Lá coca Nước coca cola, loại nước giải khát bán chạy nhất thế giới – loại nước trước đây đã từng chứa coocain, vẫn đang có khả năng gây nghiện được tách chiết từ lá coca – loại lá được dùng để sản xuất coocain. Từ hang nghìn năm nay ở vùng núi cao Andes thuộc bờ Tây lục địa Nam Mỹ (trải dài qua 7 quốc gia: Achetina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Pedu và Venezueela), lá coca đã được dùng như một loại trà thảo mộc. Trên thực tế, lá coca rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó còn được coi là một tác nhân kích thích và là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Theo kinh nghiệm truyền thống của người bản địa và nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định ở dạng tự nhiên, lá coca hoàn toàn an toàn và không gây nghiện. Để tạo ra côcain, một chất gây nghiện từ lá coca, cần trải qua một quy trình chế biến rất phức tạp và phải dùng đến các nguyên liệu hóa học có độc tính. Hạt Kola Chữ “coca” là bắt nguồn từ cây coca, và chữ “kola” là bắt nguồn từ quả kola – quả của cây kola, cùng học với cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Với các nguồn cung cấp là: Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất nước Coke. Nước bão hòa CO2 Nước uống giải khát Coca-Cola là loại nước uống có gas, tức là nó có chứa CO2, CO2 có chứa trong Coca-Cola là yếu tố tạo nên sự đặc trưng của sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị cảm quan mà còn góp phần làm tăng độ bền sinh học của chúng. Như chúng ta đều biết, trong thiên nhiên CO2 được tạo ra từ sự hô hấp củađộng, thực vật cũng như của con người. CO2 cũng được tạo thành từ phản ứng cháy, nung vôi sống, phản ứng lên men, hoặc từ các giếng có chứa khí CO2 Thế nhưng, trong các nhà máy sản xuất nước giải khát thì CO2 thường được dùng từ hai nguồn: CO2 từ các phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia. CO2 được sản xuất do đốt cháy dầu do với chất trung gian là(MEA) monoethanol amine. Một số công dụng của CO2 • CO2 góp phần tạo hương vị, mặc dù bản thân CO2 không có vị,nhưng khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra một lượng nhỏ acid, điều này đủ tạo nên vị chua cho dung dịch, và kết hợp với vị chua của acid cùng hương liệu tạo nên vị đặc trưng cho sản phẩm. • Các bọt khí CO2 tự do cũng kích thích vòm miệng. • Các bọt khí CO2 sủi lên trên bề mặt sản phẩm làm cho sản phẩmhấp dẫn hơn. • CO2 giúp cho sự tiêu hóa tốt. • Tác dụng như một chất bão quản: CO2 ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Đường Nhà máy cung cấp đường cho Coca-Cola như Nhà máy đường KCP. Thành phần đường cũng là yếu tố tham gia tạo vị cho sản phẩm. Trong nước giải khát có gas thường sử dụng đường tinh luyện ( đường cát) . Theo nghiên cứu, trong một lon nước ngọt chứa khoảng 10-14% đường, tương đương với 30-50g đường. Khi "uống" nhiều nước đường này, bạn sẽ có cảm giác no "giả". Nếu bạn có thói quen uống nhiều nước có gas, bạn sẽ bị thiếu chất mặc dù bạn đang bị béo phì. Màu thực phẩm (carmel E150d) Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn. Màu thực phẩm là 1 thành phần bắt buộc đối với nhà sản xuất nước ngọt. Trong nước uống giải khát Coca-Cola, màu thực phẩm caramel nguyên chất được làm từ đường tan chảy. Màu thực phẩm của Coca-cola có màu nâu nhạt.Màu nâu nhạt trong các sản phẩm đồ uống giải khát Coca-Cola thường được làm từ đường nấu chảy hay chất hóa học amoniac (NH3). Chất tạo độ chua ( axit citric) Axít citric hay axít xitric là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho các loại nước ngọt Trên 50% axit citric được sử dụng như là chất tạo độ chua trong các loại đồ uống. Axit citric trong vai trò của một phụ gia thực phẩm, axít citric được sử dụng như là chất tạo hương vị và chất bảo quản trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống nhẹ. Nó được ký hiệu bằng một số E là E330. Số E trong nước giải khát Coca-Cola là E338. Nước Coca-Cola có chứa acid citric làm tăng tốc độ bài tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn, do đó có thể gây ra thiếu hụt canxi. Caffein: Hầu như nước uống có ga nào cũng có một lượng caffein để tạo hương vị thơm thơm, kích thích và cảm giác thiếu một cái gì, nếu không dùng, vì caffein cũng hơi gây nghiện. Caffein là chất có tự nhiên trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola. Caffein có tác dụng hưng phấn lên hệ thần kinh trung ương và từ số lượng, có thể gây ra mất ngủ, bồn chồn, hoảng hốt, lo sợ, rối loạn nhịp tim, đi tiểu nhiều, tăng thải calcium qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương. Trong Coca-Cola có chứa 1 lượng caffeine khoảng 30 – 60 mg/500ml. Nguồn cung cấp caffeine của Coca-Cola: trước kia loại đồ uống này chứa caffein lấy từ hạt cola, ngày nay cola thường được pha với caffein nhân tạo, hoặc cũng dùng caffein tự nhiên, như là từ hạt cà phê. Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm coca cola: Các công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca cola. Công ty chế biến stepan đóng tại bang Illinois là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola. (Công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola). Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam… QUI TRÌNH SẢN XUẤT COCA-COLA Nước ngầm Xử lý 1 Pha chế Làm lạnh Lọc Nấu Syrup Xử lý 2 Hòa trộn Làm lạnh. Bão hòa CO2 Chất phụ gia CO2 tinh khiết Hợp chất bí mật Đóng thùng/lốc/két Dán nhãn Rót vào chai Xử lý chai Chai rỗng Đóng nắp Pha chế/Xử lý Đường tinh khiết Công thức pha chế nước Coca-Cola là một công thức đặc biệt và bí mật với các thành phần như nước bão hòa, CO2, đường HFCS, đường mía, màu thực phẩm (150d), chất tạo độ chua (338), hương liệu từ tự nhiên và cafein. Coca-Cola có 90% là nước, nên nước được xem như một thành phần quan trọng trong việc tạo nên một thức uống hoàn hảo về chất lượng và giống nhau tại các nhà máy sản xuất Coca-Cola trên toàn thế giới. Nước được lấy từ các giếng tại nơi sản xuất sẽ được lọc qua một chương trình lọc Nano để trở thành nước bão hòa (neutral water). Sau đó đến giai đoạn xử lý đường tinh khiết, tạo thành nước đường rồi họ vận chuyển nước đường nguyên chất này bằng đường ống vào một bồn chứa khoảng 5000 lít. Tại đây, nước đường và nước tinh khiết sẽ qua quá trình hòa trộn tạo nên hỗn hợp syrup ngọt hơn 150%. Tiếp đến là quá trình pha chế tạo nên nước uống Coca-Cola với nguyên vật liệu, chất phụ gia, làm giàu CO2 cùng một công thức chế biến hoàn toàn bảo mật. Và trước khi vào công đoạn rót vào chai, nhân viên sẽ mang mẫu thử đầu tiên đến phòng thí nghiệm để đo độ đạt tiêu chuẩn của nước Coca-cola bằng máy tính phân tích lượng đường (10.76 – 11.06), CO2 volumes (khoảng 4.20). Các vỏ chai PET, thủy tinh và lon của sản phẩm không được sản xuất ngay tại nhà máy Coca-cola, mà được sản xuất ở các nhà máy khác và được vận chuyển đến nhà máy Coca-cola như : Công ty Cổ Phần Nhựa Ngọc Nghĩa (NNC) là nhà sản xuất chai nhựa PET, Nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh OI-BJC Việt Nam. Các vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này. Các trạm I/O phân tán thu thập tất cả các tín hiệu cần thiết của quá trình sản xuất được gửi đến PLC (PLC viết tắt của Programmable Logic Controller , là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm) thông qua PROFIBUS-DP (Profibus là một chuẩn thông tin công nghiệp mở phù hợp với nhiều ứng dụng tự động hóa và điều khiển các quá trình công nghiệp có dạng DP là Distributed Peryphery sử dụng để kết nối thiết bị điều khiển với các ngoại vi phân tán) . Bộ thay đổi vận tốc truyền động  motor của công ty DANFOSS được điều khiển thông qua PROFIBUS điều chỉnh vận tốc của băng tải theo tốc độ sản xuất thực. Những tiện ích gửi/nhận  phức tạp trong hệ thống điều khiển là không cần thiết – PROFIBUS-DP cung cấp chế độ truyền dữ liệu đơn giản giúp tối ưu hóa vận tốc của quá trình sản xuất. Các thiết bị đầu cuối thông minh, có loại dài hàng trăm mét, ở trên PLC để gắn trực tiếp vào các mô đun I/O. Bộ truyền động motor được điều khiển thông qua chuỗi dữ liệu trong PLC, cho phép cấu hình các thông số đơn giản như: thời gian đáp ứng, điểm đặt vận tốc… Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Với chai thủy tinh có thể sử dụng lại ( một chai có thể tái sử sụng 15 lần), sẽ được máy tự động đem ra khỏi két, chuyển đến nơi làm sạch rác trong chai và lột bỏ nhãn cũ. Trên đường tới đó thì sẽ có công nhân quan sát nhặt những chai thuộc loại nước uống khác bị lẫn vào, còn két thì cũng được đi theo một dây chuyền khác làm sạch. Thiết bị “quan sát” sẽ kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn xuất, màu sắc điều khiển bằng laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Bộ phận sau máy rửa được điều khiển bởi một PLC thứ hai cung cấp các tín hiệu điều khiển thông qua PROFIBUS-DP và điều khiển vận tốc của băng tải sử dụng bộ truyền động thay đổi vận tốc được. Sau khi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ biến dạng, rò rỉ, hỏng ren, màu sắc và các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra trong khi di chuyển sử dụng hệ thống xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu. “bộ phận điền đầy”, là trung tâm của nhà máy và điều khiển vận tốc chu trình của toàn bộ nhà máy, cho ra 50,000 chai một giờ. Nó được sử dụng 1 băng chuyền với 154 trạm điền đầy, ở đây các chai lần đầu tiên được điền đầy với cacbon đioxit để làm giảm thời gian điền đầy. Sự cân bằng áp suất trong chai đảm bảo chai được điền đầy mà không bị dòng xoáy, mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng điện từ độ dẫn xuất của sản phẩm. Sau đó, dây chuyền đưa các chai được đưa đi đóng nắp và dán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng gói vào các thùng carton, hay sắp xếp vào két, sản phẩm hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng. SẢN PHẨM ĐẦU RA Nhận xét Cuộc sống là một chuỗi các khoảnh khắc đáng nhớ kết nối với nhau và trong mỗi khoảnh khắc ấy là một cơ hội cho Coca-cola tạo nên một chút nhiệm màu. Từ cách nhìn và cảm nhận kiểu dáng của vỏ chai cho đến âm thanh sôi nổi, hành động khui nắp chai bắn lên mũi và hơn cả là mùi vị đặc trưng riêng rất tuyệt vời của Coca-Cola chảy xuống cổ; tất cả tạo nên một cảm giác thật đặc biệt mà Coca-Cola là một chuyên gia hàng đầu đã tạo nên những cảm giác đặc biệt ấy. Nhưng với cảm xúc của người tiêu dùng, những ký ức và giá trị là quan trọng hơn cả. Người tiêu dùng rất thích tìm hiểu những nguyên liệu bí mật trong Coke; nhưng bí mật bị luôn bị khóa chặt. Tuy vậy, một bí mật khác lại được mở ra cho tất cả mọi người cùng biết: chất lượng không thay đổi của sản phẩm Coca-Cola được sản xuất với vỏ chai tại Mỹ. Và điều này thất rõ qua sự nâng cao chất lượng sản phẩm trong tổng danh sách vốn đầu tư của các thương hiệu gồm có Coca-Cola cổ điển (classic), Coke ít gas (diet Coke), Sprite, Fanta, Coke hương Vani (Vannilla Coke), Coke hương anh đào (Cherry Coke) , Barq, Mello Yello, nước suối Dasani, và cả một dòng sôda Minute Maid, nước trái cây tươi, và nước trái cây đóng hộp. Vào năm 2011 vừa qua, Coca-Cola, công ty sản xuất đồ uống lớn nhất Châu Âu mới được chứng nhận tiêu chuẩn quản lý năng lượng quốc tế ISO 50001. Trang web của Wakefield Coca-Cola cho biết, Coca-Cola là công ty đầu tiên trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống được chứng nhận ISO 50001. Đây là một phần trong kế hoạch của công ty Mỹ để làm cho nhà máy Yorkshire một trong những đơn vị hiệu quả nhất trên thế giới. Ông Daniel Watts, Phụ trách thực hiện hệ thống quản lý tại Coca-Cola cho biết. "Đạt được chứng nhận tiêu chuẩn mới này cho thấy chúng tôi đã nghiêm túc như thế nào về vấn đề hiệu suất năng lượng, đồng thời giúp chúng tôi hướng tới các vấn đề hiệu quả mới, cắt giảm lượng khí thải carbon, chi phí…" Và sắp tới đây, ngoài lon và chai, hãng nước giải khát Coca-Cola vừa thông báo kế hoạch bán loại nước giải khát của mình trong các túi nhựa có thể phân hủy được ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ môi trường. Túi coca-cola hình chai sắp được bán trên toàn cầu. Ảnh: Internet Theo Coca-Cola, túi nhựa sẽ được sản xuất theo hình dáng của chai coca truyền thống. Có được ý tưởng làm túi nhựa này, có lẽ hãng Coca-Cola phải cảm ơn người dân ở El Salvador và các nước Nam Mỹ. Khoảng 4 năm trở lại đây, uống coca bằng túi vốn phổ biến ở El Salvador và đã lan rộng ra nhiều nước Nam Mỹ. Nó được coi là hình thức rẻ tiền, thân thiện với môi trường so với lon và chai. Ở những nước này, khi mua coca, người ta yêu cầu người bán đổ coca vào túi nhựa để không phải trả tiền cược chai. Hãng Coca-Cola đã để ý tới xu hướng tiêu dùng này và quyết định sản xuất túi nhựa có hình chai và sẽ bán trên toàn thế giới. Các sản phẩm Coca-Cola đã có mặt trên thị trường Hình dáng chai Coca – Cola xuất hiện sớm nhất vào năm 1899, dựa theo phong cách của Hutchinson. 1,5L 300ml 390ml 330ml Hình dáng thủy tinh Coca-Cola theo thời gian Trong chiến dịch mùa hè 2009, Coca-Cola mang kiểu dáng chai với hình ảnh của mùa hè, bóng bãi biển, cờ Mỹ, chiếc thuyền buồm… Hình ảnh chiếc chai đầu tiên được làm bởi nhà thiết kế chiến lược tạo hình tài ba Jiang Hua. Theo phong cách hiện tại của Trung Quốc, với kiểu dáng mang những đường ngang cộng với đường nét đặc trưng tạo ra phong cách của Coca – Cola trên toàn thế giới “như những bài hát mạnh mẽ”, “trở thành tất cả”. Họ nói đấy là bản thiết kế chai đẹp nhất. Năm 2009, phiên bản Manolo Blahnick's này đã bị hạn chế nhiều. Trong chiến dịch mang tính chất tạm thời với thương hiệu Coca đã xây dựng, chiếc chai mang hình ảnh của James Bond's (điệp viên 007). Đây là chiến dịch để quảng bá hình ảnh của Coca Zezo. Bộ sưu tập những chiếc chai có hình ảnh James Bond's đã tăng lên một cách đột biến do sự tán dương việc sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng. Tại Olympic Barcelona '92, hình dáng Coca – Co la được thiết kế với hình ảnh theo từng môn thi đấu như: bơi lội, đua xe đạp, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, cầu long, quần vợt, bóng bàn… Trong một chiến dịch quảng cáo vào mùa hè năm 2009, coca co la lại được thiết kế với 8 kiểu dáng và các màu sắc sặc sỡ của mùa hè Được giới thiệu vào năm 2005, Coca - Cola được thiết kế bởi loạt 5 chai trên chất liệu nhôm, được gọi là: “5 điều cao quý” hoặc M5 - sự khác biệt trong xưởng vẽ về sự hòa quyện của mỗi sự vật độc lập. Tùy theo mỗi thời điểm, sự kiện mà Coca - Cola có những kiếu dáng thiết kế chai khác nhau. Đối với những nhãn hiệu đã được xây dựng đều nhằm mục đích nâng cao sự nhận biết rõ nhất cho người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Năm 2008, tại Pháp - chai Coca - Cola được thiết kế bởi Nathalie Rykiel – con gái của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Sonia Rykiel. Vào năm 2008, trong sự hợp tác với Roberto Cavalli, Coca-Cola được thiết kế với kiểu dáng hết sức độc đáo và đẹp đến kỳ diệu. Coca – cola thể hiện sự nổi tiếng của mình trong lễ kỉ niệm 100 năm thành lập hãng, những chiếc chai được thiết kế riêng cho người mù ở Selfridges, chúng được bày bán hầu hết trong những cửa hiệu lớn tại London. Để kỉ niệm sinh nhật, phần lớn những chiếc chai của Coca – Cola được làm bởi chất liệu thủy tinh với màu vàng sáng chói, để cho người mù dễ nhận biết. Riêng nắp và phần chữ Coca – Cola được viết bằng màu đỏ - màu truyền thống của nó. Trong một chương trình quảng cáo trên đài truyền hình nhân dịp giáng sinh, Coca - Cola đã sáng tạo với kiểu dáng thiết kế chiếc chai mang đậm không khí giáng sinh. PHÂN PHỐI Kênh trực tiếp không có trung gian: nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng. Có ba cách bán hàng trực tiếp: Bán đến từng nhà, bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán theo thư hoặc điện thoại đặt hàng Kênh 1 cấp chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường hàng tiêu dùng, đó là người bán lẻ. Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng. Kênh 2 cấp có hai trung gian marketing. Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó thường là nhà bánsỉ và bán lẻ. Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà buôn. Kênh 3 cấp có ba trung gian phân phối. Thí dụ: Trong ngành nước ngọt, rượu bia có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn-người bán sỉ và người bán lẻ. Các thành viên của kênh phân phối thực hiện các chức năng sau đây: 1. Điều khiển: Thu thập thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược và tạo thuận lợi cho sự trao đổi. 2. Cổ động: Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục cao về những món hàng đang kinh doanh và các sản phẩm mới. 3. Tiếp xúc: Tìm ra và thông tin được với khách hàng tương lai. 4. Phân chia, đóng gói, phân loại hàng hóa. 5. Thương lượng: Cố gắng đi tới thoả thuận về giá cả và các vấn đề khác quanh món hàng mà khách định mua để có thể bán được. 6. Tài trợ: Huy động và phân chia tiền bạc để thanh toán chi phí của kênh, cấp tín dụng cho khách hàng. 7. Chịu may rủi: Chấp nhận các rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh. Các chức năng trên có thể thay đổi được giữa các thành viên trong kênh. Nếu nhà sản xuất thực hiện được các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả sẽ cao hơn. Khi một số chức năng được chuyển sang cho giới trung gian thì chi phí và giá cả của nhà sản xuất sẽ thấp hơn, nhưng phải tính thêm chi phí cho nhà trung gian. Vấn đề ai phải thực hiện mỗi chức năng trên của kênh, chính là do năng suất và hiệu quả quyết định. Nhà sản xuất Là thành viên đầu tiên của kênh phân phối, là nơi tạo ra sản phẩm và giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản phẩm đầu ra để đáp ững cho nhu cầu thị trường. Ngoài chức năng sản xuất, nhà máy còn có chức năng phân phối sản phẩm cho thị trường, họ phải đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường bao gồm các yếu tố giá, thời gian, địa điểm, chất lượng... Công ty Coca Cola được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt: TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu. TCB (The Coca Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá hoạt động của người trung gian theo những tiêu chuẩn như định mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng cho khách, cách xử lý hàng hóa thất thoát hoặc hư hỏng, mức hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của công ty và những dịch vụ mà họ phải làm cho khách hàng. Mức doanh số đạt được của các trung gian có thể được so sánh với mức họ đã đạt được trong thời kỳ trước đó. Tỷ lệ tăng tiến trung bình của cả nhóm có thể dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá. Thương hiệu Coca-cola tại Việt Nam có thời gian phát triển rất lâu dài từ những năm 1960 cho đến nay. Như vậy với một khoảng thời gian dài giới thiệu sản phẩm tại thị trường Việt Nam công ty đã nhìn nhận được tốc độ phát triển tiềm năng của nó với những thuận lợi, thứ nhất Việt Nam đang có một nền chính trị ổn định. Thứ hai là cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, rất thích hợp để phát triển ngành nước giải khát. Sau cùng là tiềm năng dồi dào và năng động của nguồn nhân lực trong nước.Và Coca-Cola đã tăng cường đầu tư nhằm chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. Cho đến hết năm 2013 công ty sẽ đưa ra thị trường thêm 5 loại thức uống mới. Coca-Cola với việc thực hiện kinh doanh sản phẩm đồ uống bao gồm nước có gas, nước uống, nước có cồn công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm đồ uống khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và công ty đã ngiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam. Các sản phẩm nước giải khát của Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy kể trên trong năm 2001 luật Việt Nam đã đồng ý cho ba công ty sáp nhập hoạt động với công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quản lý và hai công ty hoạt động như chi nhánh của công ty Coca-Cola tại khu vực thị trường miền bắc và miền trung Việt Nam. Với ba nhà máy sản xuất tại ba miền Coca-cola mở rộng mạng lưới phân phối tại ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý tại ba miền. Từ đây giúp nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của sản phẩm. Như vậy nhà sản xuất của Coca-cola trong kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong kênh và nó có tham gia trong tất cả các chức năng của thành viên kênh phân phối với các mức độ đóng góp khác nhau. Nhà sản suất đã thực hiện tốt và thu được những thành công lớn cho Coca-cola tại thị trường Việt như hiện nay, Coca-Cola có ba nhà máy tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng với đội ngũ nhân viên là 1.600 người. Năm 2010 Coca-Cola Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 26%, người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng hơn 900 triệu các sản phẩm nước giải khát của Coca-Cola. Tổng đại lý ( đại lý bán sỉ, nhà bán sỉ) Là tất cả các doanh nghiệp và tổ chức mua hàng hóa với số lượng lớn và bán cho những người bán lại hoặc sử dụng trong kinh doanh, còn bao gồm các công ty hoạt động như đại lý hoặc môi giới trong việc bán hàng hóa cho các khách hàng lớn. Các nhà bán sỉ thực hiện các chức năng phân phối, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng. Đại lý bán sỉ, nhà bán sỉ thường phân phối cho các nhà bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ đến các bách hóa lớn. Bên cạnh hoạt động mua bán, làm thủ tục xuất kho, bố trí kho bãi, hộ còn đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng, là đại diện phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng đến với nhà sản xuất, cung cấp những thông tin và hướng dẫn rất hữu ích cho các nhà sản xuất. Vì vậy, việc gây dựng được mối quan hệ mật thiết với tổng đại lý sẽ tạo cho Coca Cola rất nhiều thuận lợi như hỏi những mẫu thiết kế phù hợp với thị trường hoặc thông tin về xu hướng, thị hiếu mới nhất của thị trường, các quy định về vật liệu và chất lượng. Khi thị trường có những biến động các tổng đại lý thường nắm rất rõ, do họ ở cấp trung gian đứng giữa thu thập được tất cả thông tin truyền về từ nhà bán lẻ cấp dưới. Đại lý thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do có được doanh thu nhờ vào khoản chênh lệch giá do đại lý nhấp số lượng sản phẩm lớn vàbán với số lượng sản phẩm nhỏ hơn. Coca-cola thực hiện hoạt động thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự gắn bó giữa công ty và đại lý. Theo đó, các đại lý không được báncác sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1.000 đồng/két. Tiền chiết khấu này được quy ra sản phẩm để thanh toán. Các đại lý độc quyền mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, không được trả hàng lại nhưng trước mỗi đợt giảm giá, công ty sẽ phải báo trước vài ngày để các đại lý kịp thời “giải phóng” hàng tồn... Theo các đại lý, ban đầu Coca-Cola sẵn sàng bù lỗ cho các đại lý lúc giảm giá khuyến mãi; sẵn sàng bỏ hàng thiếu mà không hề đề cập đến thời hạn trả... Thậm chí, các đại lý gần như được phép “mượn đầu heo nấu cháo”. Bước tiếp theo, Coca-Cola đưa ra các điều kiện về số lượng mua hàng và công nợ trong hạn mức, khuyến khích các đại lý trở thành đối tác kinh doanh chiến lược để được hưởng chính sách 5+1 (mua năm tặng một). Bên cạnh đó nhằm tăng mối liên hệ giứa công ty và các đại lý Coca-Cola còn thực hiện rất nhiềucác hoạt động khác nhằm “hỗ trợ trong phân phối”, như lắp đặt bảng hiệu, bảng quảng cáo của sản phẩm. Bên cạnh đó thông qua hoạt động của mình các đại lý đảm bảo cung cấp các sản phẩm đúng hãng đến người tiêu dùng do họ còn chịu sự quản lý và giàng buộc của hãng và đưa ra những lợi ích thiết thực cho khách hàng như: Giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh nhất. Nếu hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng sẽ đổi lại. Quý khách lấy hàng với số lượng lớn sẽ được giảm giá. Trong quá trình thực hiện nếu giá cả có thay đổi, đại lý sẽ kịp thời thông báo cho khách hàng. Hiện tại Coca-Cola có 50 nhà phân phối lớn, 1.500 nhân viên, trên 300 ngàn đại lý phục vụngười tiêu dùng Việt Nam. Với số lượng lớn đảm bảo phân phối sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi hệ thống nhà bán buôn trong kênh phân phối của Coca-cola thúc đẩy quá trình lưu thông sản phẩm đến tay khách hàng. Nhà bán lẻ: Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy trong kênh và thực hiện các công việc phân phối cơ bản. Mặc dù là trung gian kênh cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có thể là trực tiếp hoặc thông qua các tổng đại lý nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo quy định có sẵn (lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 cấp phải lớn hơn 1 két). Những quy định này thường khắt khe hơn nhiều so với tổng đại lý, do số lượng nhà bán lẻ là rất nhiều, khó quản lý nên thường được giao hầu hết trách nhiệm cho nhà bán buôn, Coca Cola chỉ giám sát và thu thập thông tin cũng như kết quả. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về những người ghé thăm cửa hàng của họ. Gần đây Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng (như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại bán sản phẩm,…). Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn của các đối thủ cạnh tranh. Các hình thức bán lẻ rất phong phú và đa dạng. Theo mức độ phục vụ, gồm có: - Bán lẻ tự phục vụ - Bán lẻ phục vụ có giới hạn - Bán lẻ phục vụ toàn phần Theo mặt hàng kinh doanh, có các loại: - Cửa hàng chuyên doanh - Cửa hàng bách hóa - Các siêu thị và đại siêu thị - Các cửa hàng thực phẩm tiện dụng Theo giá bán, người ta phân biệt - Cửa hàng chiết khấu. Các cửa hàng này bán hàng đạt tiêu chuẩn với giá thấp. Họ chấp nhận mức lời thấp nhưng khối lượng bán ra lớn. - Cửa hàng kho (bán số lượng lớn với giá hạ). Bán lẻ không dùng cửa hiệu, gồm có: - Bán qua bưu điện - Bán qua catalog - Bán qua điện thoại - Bán hàng bằng máy bán hàng tự động - Bán lẻ tận nhà Coca Cola khi bước chân vào thị trường Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ văn hóa nên đã đặc biệt coi trọng đến vị trí của các nhà bán lẻ trong kênh phân phối sản phẩm nhằm tăng khả năng nhận diện và tiếp xúc của người tiêu dùng với sản phẩm và thương hiệu Coca-cola. Như ta đã biết Pepsi xâm nhập vào thị trường Việt Nam sớm hơn Coca-Cola và ngay khi ViệtNam mở cửa thị trường, Pepsi đã ký hợp đồng “xâm nhập”. Lập tức, với thế lực hùng hậu của mình,Pepsi đã thống lĩnh thị trường Việt từ Nam ra Bắc. Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín, chất lượng“hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng. Sau đó, Pepsi thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt củaPepsi). Và trong giai đoạn đó Pepsi đã thắng lợi Coca do Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ (nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi, am hiểu tâm lý của người Việt - điều này rất quan trọng. Xong không chụi từ bỏ do vào xuất hiện tạithị trường Việt Nam muộn hơn và họ đã đưa ra một số những chính sách đặc biệt là chính sách tập trung vào đối tượng người bán lẻ Coca-cola vẫn bền bỉ trong chiến dịch “xâm lấn” thị phần của mình. Họ sử dụng những người bán lẻ, đẩy dạo những chiếc xe 3 bánh nhỏ đi bán dạo trên hè phố, đồng thời đi sâu vào tận “hang cùng ngõ hẹp” của Thành phố (nơi có thể những “vòi bạch tuộc” của hệ thống phân phối của Pepsi còn “bỏ sót”). Những người bán dạo bằng xe đẩy của Coca-cola bán ra một chai Coca với giá chỉ có 2000 đồng, trong khi ngoài quán cà-phê một chai Pepsi có giá là 5000 ngàn đồng, còn ở nhà hàng là 9000 đồng. Dĩ nhiên, Coca-cola không đặt hy vọng vào doanh thu của từng chai nước ngọt (được bán dạo), mà chủ yếu họ tiếp thị “khẩu vị“cho khách hàng, đồng thời tiếp thị luôn những quán “cóc”nhỏ bé trong hẻm lấy hàng của Coca với giá “ưu đãi,” bằng cách đó tạo ra thị phần cho hãng Coca.Với tình hình cạnh tranh trên, người Thành phố có dịp chứng kiến hai hình ảnh trái ngược nhau. Trong khi những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê thì người ta lại thấy những chiếc xe 3 bánh “nhỏ xíu” củaCoca-cola được đẩy đi bán dạo trên hè phố và trong các con hẻm... Ðây có lẽ cũng là một chiêu thức “độc đáo” trong việc chiếm thị phần của Coca, vì đẩy xe bán dạo là một trong những hình ảnh“thân quen” trong cuộc sống đô thị của người Việt... Người tiêu dùng Người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và chức năng tồn tại của mình. Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca Cola. Họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán sỉ và nhà bán lẻ,… và chính họ cũng là nguời ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất. Một sự thay đổi nhỏ trong hành vi mua, trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ đưa doanh nghiệp tới bờ vực thẳm. Dẫn chứng xác thực khi mà hiện nay thị hiếu của người tiêu dùng đối với nước giải khát có gas nói chung và đối với Coca Cola nói riêng đang dần thay đổi do nhiều tác động của môi trường. Chính điều này đã làm doanh nghiệp của Coca Cola sụt giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho công ty. Nhằm tăng khả năng thu hút của mình đến lượng khách hàng tiềm năng này Coca-Cola đã có rất nhiều chương trình quảng cáo và tài trợ các sự kiện nhằm tiếp xúc và tạo thiện cảm hơn về sản phẩm trong khách hàng. Như vậy với việc tổ chức kênh phân phối với các thành viên kênh như trên Coca-Cola đang chiếm lĩnh khoảng thị phần lớn trong thị trường đồ uống Việt Nam và ngày càng phát triển hơn nữa có đóng góp quan trọng trong đó là việc tổ chức tốt hoạt động của các thành viên kênh phân phối. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA COCA COLA Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của công ty. Hàng tồn kho của công ty Coca-cola bao gồm: Nguyên vật liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dịch vụ dở dang, thành phẩm, hàng hóa (gọi tắt là vật tư, hàng hóa). Việc tính đúng giá trị hàng tồn kho, không chỉ giúp cho công ty chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hằng ngày, mà còn giúp công ty có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây ứ động vôn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Các khái niệm liên quan Hàng tồn kho Hàng tồn kho là nguồn vật lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai. Tồn kho trung bình Trong quá trình sử dụng hàng tồn kho, hàng trong kho có lúc cao, lúc thấp, để đơn giản trong việc tính chi phí tồn kho, công ty cũng sử dụng tồn kho trung bình (TKTB). ( Tồn kho cao nhất + Tồn kho thấp nhất ) 2 TKTB = Điểm đặt hàng lại (R) Điểm đặt hàng lại được xem như là mức độ tồn kho mà tại đó thực hiện một đơn đặt hàng kế tiếp. R = d.L d: Nhu cầu sử dụng hàng tồn kho trong một ngày L: Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng Các loại hàng tồn kho Là một công ty về sản xuất nước giải khát nên hàng tồn kho ứng với ba giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất: - Tồn kho nguyên vật liệu - Tồn kho sản phẩm dở dang - Tồn kho thành phẩm Tồn kho nguyên vật liệu - Lá coca - Vỏ chai chất lượng cao, thùng carton hộp giấy cao cấp. - Đường tinh luyện,… - Máy móc, thiết bị. Đó là những nguyên vật liệu chính mà công ty mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho công ty sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, khi công ty dự đoán rằng trong tương lai giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng hay một loại nguyên vật liệu nào đó khan hiếm, hoặc cả hai, thì việc lưu giữ một số lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho công ty luôn được cung ứng đầy đủ kịp thời với chi phí ổn định. Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện sản xuất và nhân lực của mình cũng cần một số lượng hàng tồn kho luôn có sẵn thích hợp. Do vậy chúng ta có thể hiểu được là tại sao các bộ phận sản xuất và cung ứng vật tư trong công ty luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu. Tồn kho sản phẩm dở dang Tồn kho các sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn (như chưa dán nhãn); sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất. Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghệ hiện đại. Bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi. Tồn kho thành phẩm Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các thiết bị có qui mô lớn, còn lại các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất hàng loạt và tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một công ty. Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất doanh số bán do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho hết. Dưới góc độ của nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. Các chi phí liên quan đến tồn kho Bốn loại chi phí cơ bản liên quan đến tồn kho là chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt và chi phí mua hàng. Chi phí tồn trữ (Ctt) Bao gồm các chi phí liên quan đến tồn trữ hàng tồn kho, phụ thuộc vào mức lưu giữ và thời gian lưu giữ. Chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới đây: Nhóm chi phí Tỷ lệ với giá trị tồn kho 1. Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng: - Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa - Chi phí hoạt động vận hàng không - Thuế nhà đất - Bảo hiểm nhà cửa, kho hàng 2. Chi phí sử dụng, thiết bị, phương tiện: - Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị dụng cụ - Năng lượng - Chi phí vận hành thiết bị 3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý 4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho : - Phí tổn hàng việc vay mượn - Thuế đánh vào hàng tồn kho - Bảo hiểm cho hàng tồn kho 5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát hư hỏng không sử dụng được. Chiếm 3 - 10% Chiếm từ 1 - 3,5% Chiếm từ 3 - 5% Chiếm từ 6 - 24% Chiếm từ 2 - 5% Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, thông thường một tỷ lệ phí tồn trữ hàng năm xấp xỉ 40% giá trị hàng tồn kho. Chi phí tồn trữ được biểu diễn bằng chi phí bằng tiền để lưu giữ một đơn vị sản phẩm trong một thời kỳ (tháng, năm) hoặc bằng một tỷ lệ phần trăm so với giá trị tồn kho. Ctt = Tồn kho trung bình × Chi phí cho một đơn vị hàng tồn kho QTB H H = I * P (P: đơn giá hàng tồn kho) Tỷ lệ chi phí hàng tồn kho trong một năm so với giá trị hàng tồn kho. å Giá trị hàng tồn kho trong một năm å Chi phí tồn kho trong một năm I = Chi phí đặt hàng (Cđh) Liên quan đến các tác vụ bổ sung lượng hàng tồn kho, thường không phụ thuộc cỡ đơn hàng và biểu thị bằng số tiền cho mỗi đơn hàng. Một số thành phần chi phí có thể kể đến như sau: - Chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng (chi phí giao dịch). - Chi phí hoạt động cho đại lý thu mua. - Chi phí vận chuyển và giao nhận. - Kiểm tra. - Bốc xếp, lưu kho. - Kế toán, kiểm toán.... Chi phí đặt hàng biến đổi theo số lượng đơn hàng, chi phí này trái chiều với chi phí tồn trữ: ít đơn hàng, tức chi phí đặt hàng thấp thì số lượng hàng cho mỗi đơn hàng cao tức chi phí lưu trữ trong một đơn vị thời đoạn sẽ cao. Cđh = Số lần đặt hàng trong một năm x Chi phí một lần đặt hàng Chi phí thiếu hụt Xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ tồn kho. Ví dụ khi nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí ngừng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho sản phẩm dở dang hết thì công ty sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ và phát sinh chi phí. Cuối cùng khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những công ty đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng đặt hàng từ những công ty khác trong tương lai. Như vậy chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt quan hệ trái chiều với chi phí lưu giữ. Tồn kho lớn sẽ làm giảm nguy cơ thiếu hụt nhưng làm tăng chi phí cho hàng tồn kho. Chi phí mua hàng (Cmh) Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đến mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng. Cmh = Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong một năm x đơn giá hàng tồn kho Có hai loại đơn giá: - Đối với hàng tồn kho mua ngoài: Đơn giá là giá mua - Đối với hàng tồn kho tự sản xuất : Đơn giá là chi phí sản xuất Gọi Chtk - Tổng chi phí về hàng tồn kho trong một năm Chtk = Ctt + Cđh + Cmh Chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ: chi phí tồn kho và chi phí về hàng tồn kho. - Tổng chi phí tồn kho bao gồm: chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng + chi phí thiếu hụt. -Tổng chi phí của hàng tồn kho bao gồm: chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng + chi phí mua hàng. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho Hệ thống tồn kho liên tục Trong hệ thống này, mức tồn kho của mỗi loại hàng được theo dõi liên tục. Bất kỳ một hoạt động xuất nhập nào cũng được ghi chép và cập nhật. Khi lượng tồn kho giảm xuống đến một mức ấn định trước, đơn đặt hàng bổ sung với một số lượng nhất định sẽ được phát hành để bảo đảm chi phí tồn kho là thấp nhất. Hệ thống tồn kho định kỳ Lượng tồn kho hiện có được xác định bằng cách kiểm kê tại một thời điểm xác định trước. Sau một khoảng thời gian nhất định, có thể là tuần, tháng hoặc quý. Kết quả kiểm kê là căn cứ để đưa ra các đơn nhập hàng cho hoạt động của kỳ tới. Về công tác quản lý hàng tồn kho Tính quản lý chặt chẽ: khi hàng được nhập kho đều được thủ kho ghi chép, theo dõi cẩn thận về tình trạng nhập kho của chúng. Chẳng hạn như: ngày nhập, số lượng, phẩm chất… Nhờ sự theo dõi chặt chẽ như vậy thủ kho có thể xác định được chính xác từng lô hàng để điều động xuất sản xuất, xuất bán phù hợp. Tính hệ thống thể: hàng hóa trong kho được chất xếp theo trình tự nhất định, phân biệt rõ ràng giữa các loại hàng khác nhau. Hàng nhập trước sẽ được xuất trước làm cho vòng quay hàng tồn kho diễn ra đều đặn, tránh được sự kéo dài thời gian lưu kho của một loại hàng nào đó gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng. Phân công phân nhiệm và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu: qua từng khâu của quy trình đều có cán bộ phụ trách xem xét lại cẩn thận, mỗi người một việc được phân định rõ ràng, không chồng chéo lên nhau. Chẳng hạn: Tổ kiểm tra chất lượng là các KCS sẽ chịu trách nhiệm xem hàng và quyết định giá, kiểm tra lại khi lên hàng. Việc xem sắp xếp nhập kho, điều động xuất kho là nhiệm vụ của thủ kho. Kế toán chịu trách nhiệm ghi chép lại các nghiệp vụ phát sinh, số lượng nhập xuất trong ngày do thủ kho báo để lập các chứng từ có liên quan. Kết hợp với thủ kho để tiến hành kiểm kê hàng tồn kho vào cuối tháng, đối chiếu lại hàng ngày số liệu ghi chép giữa phiếu nhập kho của mình với sổ theo dõi của thủ kho để ghi vào thẻ kho. Việc thu chi tiền là trách nhiệm của thủ quỹ. Ở đây có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, không có sự kiêm nhiệm (dễ thấy nhất là tách biệt giữa chức năng bảo quản tài sản của thủ quỹ với chức năng kế toán). Điều này là rất tốt giúp các nhân viên có thể kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng kịp thời. Đồng thời giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu diếm những sai phạm của mình. Chính các yếu tố này đã góp phần vào nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đáp ứng giao hàng cho khách hàng đúng lúc. Kết luận Qua việc tìm hiểu chuỗi cung ứng Coca-cola của công ty Coca-cola Việt Nam từ các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm đến phân phối chúng cho khách hàng, chúng ta có thể thấy quản trị chuỗi giá trị của Coca-cola của công ty mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế của chuỗi cung ứng ở việc phân phối cho các đại lí, xong chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định, đó là nhờ vào sự liên kết chặt chẽ có hệ thống của các thành viên trong chuỗi. Chủ tịch Coca-Cola, Muhtar Kent cũng đã khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn, năng động để đầu tư khi sức tiêu thụ của người dân mới bằng 20% mức trung bình của thế giới. Vì vậy, từng thành viên trong chuỗi cung ứng những cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ sẽ phát triển Coca cola Việt Nam chắc chắn lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 10 STT Nội dung Người thực hiện 1 Bìa Thúy 2 Lời mở đầu Hùng 3 Giới thiệu công ty Coca-cola Mai Đại 4 Đầu vào : nguyên vật liệu Nguồn gốc Thành phần Lan Thi Thúy 5 Quy trình Nhung Tâm Hùng Việt 6 Sản phẩm đầu ra Tâm Nhung Việt 7 Phân phối Lan Mai Thúy Quản lý hàng tồn kho của Coca-cola Hùng Đại Nhung 8 Kết luận Tâm 9 Tổng hợp Word Tâm Thúy Hùng 10 Powerpoint Thi TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn Sách: Sách Quản trị cung ứng của GSTS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên do NXB Tổng Hợp TP.HCM xuất bản. Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo do NXB Lao Động Xã Hội xuất bản Slide bài giảng của Thầy Nguyễn Phi Khanh Nguồn Internet: https://www.google.com.vn/search?q=m%E1%BA%ABu+chai+cocacola&hl=en&client=firefox-a&hs=fHi&rls=org.mozilla:en-US:official&prmd=imvnso&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=h0SmUMeSFKiSiQf_s4DYAw&ved=0CD4QsAQ&biw=1024&bih=462

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề Tài- Chuỗi cung ứng của sản phẩm Cocacola Việt Nam.docx
Luận văn liên quan