Chương 10: Sự năng động của việc thay đổi trong những lĩnh vực tổ chức

Cuối cùng, chúng tôi nhắc lại rằng sự năng động của sự thay đổi trong các lĩnh vực tổ chức là một vấn đề ngày càng là trọng tâm cho lý thuyết về thể chế, và cũng có thể lý thuyết thể chế đại diện cho nhiều cơ sở về sự hiểu biết về sự thay đổi. Dưới đây là sự trích dẫn công trình của Dacin và các đồng sự (2002, trang 48): ''sự thay đổi thể chế có thể tiến hành từ các cá nhân nhỏ nhất, các cấp tiểu tổ chức cho đến cấp vĩ mô nhất của xã hội và toàn cầu. Nó có thể diễn ra tương đối ngắn gọn và vào các thời điểm tập trung hoặc trong khoảng thời gian dài tính bằng thập niên hoặc thế kỷ. Và nó có thể diễn ra từng bước, khiến các nhà quan sát và người tham gia là hầu như không biết về sự thay đổi, hoặc nó có thể diễn ra một cách đột ngột với các giai đoạn đầy ấn tượng biểu thị cho một loạt các sự kiện khác xa với các các khuôn mẫu trước đây.'' Chúng tôi hy vọng và mong muốn rằng mô hình chúng tôi đã vạch ra sẽ cung cấp một phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn để xử lý với những vấn đề rất quan trọng.

pdf38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 10: Sự năng động của việc thay đổi trong những lĩnh vực tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những “người tham gia” mới. Có một kết quả quan trọng là sự hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động tư vấn về tài sản nợ có trách nhiệm chính đối với các cổ đông, có vẽ như chống lại sự kết hợp cũng như nền tảng của sự kết hợp giữa các đối tác và khách hàng. Một lần nữa, những hình thức tổ chức và thực tiễn mới đã xuất hiện với mức độ hợp pháp cao từ bởi SEC55. Những áp lực chức năng trở nên quan trọng trong việc khử thể chế hóa của lĩnh vực tổ chức, đặc biệt thông qua những thay đổi trong thị trường. Quả thật, đã có sự tương tác đáng kể giữa các áp lực chính trị và áp lực chức năng trong nhiều lĩnh vực trong hai thập kỷ qua như là các chính phủ tập trung quyền lực56 đã đưa ra ngày càng nhiều việc bãi bỏ các quy định với mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn. Điều này liên quan đến việc thay đổi các “đơn vị thực hiện” trong một lĩnh vực , đưa ra những đơn vị mới, và chuyển đổi những đơn vị hiện hữu, điều này được mô tả bởi Scott và cộng sự (2000) trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Vùng Vịnh57. Bên cạnh việc xảy ra việc bãi bỏ quy định của thị trường là sự chuyển dịch cơ cấu của thị trường cạnh tranh. Thornton (1995), Thornton và Ocasio (1999) chỉ cho thấy cách thức những áp lực thị trường trong ngành công nghiệp xuất bản hệ cao đẳng dẫn đến các “đơn vị thực hiện” mới bước vào ngành công nghiệp, mang theo những thực tiễn về quản lý và cơ cấu tổ chức mới. Hinings, Greenwood, và Cooper (1999) lập luận tương tự rằng những thay đổi thị trường trong nhu cầu về dịch vụ kế toán dẫn đến một sự di chuyển từ hình thức cộng tác chuyên môn của tổ chức thành bộ máy chuyên nghiệp được quản lý với một định hướng thị trường nhiều hơn. 53 SEC (Securities Exchange Commission):Ủy Ban Chứng Khoán (của Hoa Kỳ) 54 “ Big Five”- tạm dịch là 5 công ty hàng đầu 55 SEC (Securities Exchange Commission):Ủy Ban Chứng Khoán (của Hoa Kỳ) 56 Right-of-center government 57 Bay Area health system 18 Một cách quan trọng để các áp lực xã hội tạo ra sự chuyển đổi thể chế là thông qua sự xuất hiện của những giá trị mới thách thức những lý luận thể chế hiện hữu.Việc thay đổi những khái niệm xã hội cho phép các “đơn vị thực hiện” mới tham gia vào một lĩnh vực. Việc thay đổi từ công việc ngành y tế đến công việc hành chính dẫn đến các lập luận xác đáng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã làm thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ, mà đỉnh cao, là ở Hoa Kỳ, với tổ chức HMO58 (Caronna và Scott, 1999). HMO là một nguyên ảnh tổ chức mới nhằm phân phối dịch vụ chăm sóc sức khỏe với hoạt động hoàn toàn khác các hình thức tổ chức y tế chuyên nghiệp. Scott và đồng sự (2000) chỉ rõ một quá trình liên tục trong 60 năm qua của ba lý luận thể chế chủ đạo khác nhau: y tế, chính phủ, và thị trường, mỗi lý luận đại diện cho các bộ giá trị xã hội khác nhau về bản chất của sự chăm sóc sức khỏe. Những “đơn vị thực hiện” mới đưa ra những ý tưởng mới và cách thức mới làm việc vào trong lĩnh vực tổ chức. Dĩ nhiên "cái mới" có hai nghĩa. Các áp lực mang tính chính trị, chức năng, xã hội có thể hoặc cho phép các “đơn vị thực hiện” đã được thiết lập từ các lĩnh vực khác xâm nhập vào (như trong ví dụ ngành công nghiệp xuất bản của Thornton), hoặc họ có thể tạo ra các “đơn vị thực hiện” mới hoàn toàn. Cả hai điều này có thể xảy ra cùng một lúc. Như trong lĩnh vực tư vấn công nghệ, từng được xem như là tiên phong (Greenwood và các đồng sự., 2002). Hoặc ngành Công Nghệ Thông Tin (IT)59 ngày càng trở thành một phần của hoạt động kinh doanh, đã có sự hội tụ lại với nhau, nói theo cách khác, các công ty tư vấn quản lý khác như Cap Gemini Ernst và Young đã di chuyển mạnh mẽ vào công việc Công Nghệ Thông Tin, mặt khác, các công ty Công Nghệ Thông Tin như IBM đã trở thành những công ty tư vấn. Kết quả là một sự chuyển đổi của lĩnh vực này khi các loại tổ chức riêng biệt trước đó bắt đầu cạnh tranh với nhau. Và hình thức doanh nghiệp nổi trội xuất hiện là sự cung cấp dịch vụ tư vấn kết hợp Công Nghệ Thông Tin. Trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đã có nhiều quá trình hình thành những “đơn vị thực hiện” mới hoàn toàn, như HMO và hội đồng phụ trách sức khỏe khu vực 58 HMO (Health Maintenance O rganization) 59 IT (Information Technology) 19 (Reay và Hinings, sắp tới; Scott và các đồng sự., 2000). Trong tình huống này các “đơn vị thực hiện” mới tạo ra các nguyên ảnh mới. Tại sao các “đơn vị thực hiện” trong lĩnh vực cần tìm kiếm sự thay đổi là một vấn đề thú vị. Điều này ít nhất có đóng góp một phần vào việc sự thay đổi có thể nhìn thấy được, bằng cách đưa vào một cách triệt để hoặc là từng bước. Một điều được ghi nhận là những người tham gia "ở ngoài rìa "60 thì có nhiều khả năng tìm kiếm sự thay đổi hơn (Powell, 1991). Do không được hưởng lợi từ những lợi ích vốn có của lĩnh vực này, và cũng không có thể mở rộng đầu tư trong sự thỏa thuận hiện có, những người tham gia ngoài rìa sẽ hưởng lợi nhiều hơn các “đơn vị thực hiện” ở trung tâm nếu có sự thay đổi. Vì vậy, họ có nhiều khả năng suy tính và thúc đẩy cho sự thay đổi khi có cơ hội xuất hiện. Theo Leblebici (1991, trang 358), v iệc đưa ra các thực tiễn mới một cách triệt để trong các tổ chức "được thực hiện bởi những người cho rằng họ sẽ ít tốn kém hơn với kết quả cuối cùng". Những ví dụ tương tự có thể thấy từ những cuộc nghiên cứu công nghệ, khi sự đổi mới nhằm đánh tan sự cạnh tranh được kết hợp với các đại lý nằm rìa hoặc bên ngoài vì các đơn vị này có ít lý do để tán đồng tình trạng hiện hữu (Anderson và Tusman, 1990). Ví dụ, Hargadon và Douglas (2001) mô tả các công ty gas mạnh mẽ chống lại các thí nghiệm tiên phong của Edison sản xuất điện dùng cho khu dân cư và kinh doanh. Hơn nữa, như Greenwood và Suddaby (2002) lưu ý, người tham gia ngoài rìa ít nằm bên trong, và do đó ít có khả năng bị trói buộc bởi những thực tiễn trong một lĩnh vực. Thuật ngữ doanh nhân thể chế61 hữu ích bởi vì nó thể hiện ý tưởng của các “đơn vị thực hiện” tranh thủ cơ hội để nắm bắt lợi thế. Nhưng trong một chừng mực ý nghĩa nào đó, thuật ngữ này là gây hiểu nhầm, bởi vì nó tạo ra cảm tưởng rằng những người khởi xướng sự thay đổi đều giống như “những người nổi dậy” như được mô tả trong lý thuyết về phong trào xã hội. Lý thuyết về phong trào xã hội (McAdam và các đồng sự., 1996) đề cập đến cách thức các cá nhân và các nhóm không có lợi trong xã hội huy động và thách thức cấu trúc thể chế đang nắm ưu thế và cả các tác động của nó. Theo McAdam và các 60 “ Peripheral” 61 Institutional Entrepreneur - đã được dị ch là “ doanh nhân thể chế” suốt chương này, ở phần n ày được tác gi ả giải thích rõ hơn ý nghĩa sử dụng của nó. 20 đồng sự, có một "sự đồng thuận mới xuất hiện" bao gồm ba yếu tố có tầm quan trọng khi phân tích các phong trào xã hội: "cơ hội chính trị," "sự huy động cơ cấu" và "sự tạo khung quy trình" (vấn đề này sẽ được nói đến nhiều hơn sau này). Những cơ hội chính trị, theo ghi chú McAdam (1996, trang 23), đang sinh ra "người nổi dậy có đủ điều kiện bằng cách chuyển dịch cấu trúc thể chế và bố trí lại các hệ tư tưởng đang thống trị" (điểm nhấn mạnh này được thêm vào). Lý thuyết phong trào xã hội bổ sung cho lý thuyết thể chế bởi vì nó nhắc nhở chúng ta rằng không phải tất cả các “đơn vị thực hiện” trong lĩnh vực đều có đặc quyền như nhau qua các thực tiễn thể chế hiện hành và có thể đối đầu với các thực tiễn này.Trong ý nghĩa này, các “đơn vị thực hiện” tập hợp các “đơn vị tham gia” nằm ngoài rìa đã được đề cập trước đó. Nhưng phải hiểu là chúng khác nhau. Doanh nghiệp thể chế như được mô tả bởi những nhà thể chế62 được thúc đẩy bởi vấn đề kỹ thuật là chủ yếu, đó chính là, các thực tiễn hiện hành không thành công trong việc đối phó với những thách thức và trong một số trường hợp của lĩnh vực thì những lựa chọn thay thế lại được xem là hiệu quả hơn. Thật vậy, từ ngữ của "doanh nhân" nhằm để vay mượn ý nghĩa trong sự miêu tả chân dung của từ đó63. Nhưng một số sự thay đổi được đấu tranh vì lý do chính trị, kh i các nhóm tìm cách vượt qua bất lợi của họ và có được uy thế và đặc quyền. Những chủ thể thay đổi64 như vậy càng giống như “những người nổi dậy" trong lý thuyết phong trào xã hội. Ví dụ là phong trào của người tiêu dùng chống các bệnh viện tư nhân trong hệ thống y tế, hoặc các phong trào của phụ nữ thách thức sự đối xử bất bình đẳng, hoặc công đoàn phản đối các cổ đông ưu thế. Nói tóm lại, chúng tôi đang đề nghị khi (1) có các áp lực chính trị, chức năng, và xã hội, (2) các doanh nhân thể chế, xuất phát từ cả trong nội bộ và bên ngoài, nổi lên như “đơn vị thực hiện” quan trọng, và (3) vai trò của các “đơn vị thực hiện” này là để khởi tạo sự thay đổi. Những doanh nhân thể chế và những người đối kháng rất quan trọng trong việc kích hoạt quá trình thay đổi. Họ phá vỡ các ý tưởng và thực tiễn hiện tại (như vậy, 62 institutionalist 63 (chú thích người dịch : ý tác giả dùng chữ “ doanh nhân thể chế” để thể hiện người có lợi trong một thể chế ) 64 Change agent 21 thúc đẩy sự khử thể chế hóa) và đưa ra cách thay thế của việc tổ chức (tái thể chế hóa). Suddaby (2001) cho thấy rằng điều này mô tả chính xác các hành động của "năm tổ chức hàng đầu"65 trong quá trình tạo các thực tiễn đa kỷ luật về kế toán và pháp luật. Tuy nhiên, như Greenwood và Hinings (1996) đã lập luận, áp lực cho sự thay đổi, thậm chí kết hợp với các thử nghiệm địa phương, không tự động dẫn tới sự truyền bá đồng đều và trơn tru của một nguyên ảnh mới. Vì vậy, chúng tôi cần chuyển đến các quá trình mà sự truyền bá được mạnh mẻ hơn. Giai đoạn III: quá trình khử và thiết lập lại thể chế hóa Có 3 mặt trong việc triển khai sự khử và thiết lập lại sự thể chế hóa là lý thuyết hóa66, sự hợp pháp hóa 67 và sự phổ biến 68. Lý thuyết hóa là sự phát triển và đặc tả các phạm trù trừu tượng và tạo ra các chuỗi nhân quả; điều đó có nghĩa là nó bao gồm cả việc xây dựng một mô hình cho các hình thức tổ chức và thực tiễn mới làm việc và cung cấp một sự điều chỉnh để thích hợp cho cả hiện tại và tương lai (Strang và Meyer,1993 trang 492). Sự hợp pháp hóa là tiến trình liên kết các ý tưởng mới, các hình thức và thực tiễn cho các tập hợp của giá trị và lý luận được duy trì bởi sự kính trọng bởi các “đơn vị thực hiện” trong lĩnh vực và bối cảnh xã hội chung quanh. Các hình thức tổ chức mới sẽ không đạt tới tình trạng nguyên ảnh “được thừa nhận một cách đương nhiên”69 trừ khi chúng được chấp nhận như là pháp chế. Sự phổ biến lan truyền nguyên ảnh mới trong lĩnh vực, qua cơ chế của sự ép buộc, chuẩn mực, các đẳng cấu sao chép nhau70 Lý thuyết hóa Lý thuyết hóa bao gồm một tiến trình của sự trừu tượng hóa (Abbott 1988), lấy các đặc trưng, thiết lập trường hợp cục bộ của các ý tưởng mới và tổng quát hóa chúng cho những bối cảnh khác nhau. Trong những giai đoạn trước, giai đoạn II, các thực tiễn mới được cục bộ hóa một cách cơ bản.Có nghĩa là, các tổ chức đặc thù tiến hành thực nghiệm 65 “ Big Five” 66 Theorization 67 Legitimation 68 Dissemination : ở đây tạm dịch là : sự truyền bá ; sự phổ biến; sự lan tỏa 69 Taken-for-granted 70 Mimetic isomorphism 22 với nỗ lực để cải thiện các thực tiễn hiện hữu, có khi kết quả thực nghiệm cao hơn, vượt qua các thực tiễn hoàn toàn bất ngờ. Tiến trình thực nghiệm có thể được kiểm soát hay là một bị vô tình lệch hướng. Một cách trầm trọng, sự thực nghiệm và sự lệch hướng được gắn kết chỉ với một thiểu số của những “đơn vị tham gia” trong ngành. Lý thuyết hóa chuyển các thực nghiệm cục bộ thành một câu chuyện tổng quát về cách thức liên quan, thích hợp cho đối tượng thụ hưởng rộng hơn. Lý thuyết hóa nhằm vào hai việc. Trước hết, nó cho các đối tượng thụ hưởng71 biết về các thực nghiệm cục bộ. Sau đó nó biện hộ cho việc bỏ các thực nghiệm cũ mà chấp nhận cái mới. Sự chấp nhận sâu rộng tùy thuộc vào việc trình bày các ý tưởng mới có thành công đối với những người có xu hướng chấp nhận (Strang và Meyer 1993, trang 494). Những ý tưởng và thực nghiệm mới phải được thấy, và được xem là hấp dẫn hơn là các thực nghiệm hiện hữu. Như trình bày của Strang và Meyer (1993 trang 495) “các mô hình phải thực hiện 1 sự chuyển đổi từ công thức lý thuyết các phong trào xã hội đến các quy định thể chế.72” Qua điều này thể hiện những ý tưởng tổ chức mới sẽ được đưa ra với tính “hợp pháp của đạo đức” (Suchman,1995) nhằm gia tăng chất lượng hấp dẫn của chúng. Hợp pháp hóa Miznuchi và Fein (1999) chỉ ra rằng hầu hết các bài viết trong lý thuyết tổ chức đã bỏ qua phần lớn cách thức để các ý tưởng mới trở thành hợp pháp, ngoại trừ các ý tưởng này xuất hiện qua sự đẳng cấu bắt chước nhau. Tuy nhiên, có một vài sự ảnh hưởng của cấu trúc của sự hợp pháp cho các hình thức tổ chức mới trong sự thay đổi thể chế không đẳng cấu. Holm (1995) trong nghiên cứu của ông ta về việc đánh cá của người Na Uy đã nhận định trạng thái như là các “đơn vị thực hiện” quan trọng73 trong việc hợp pháp hóa sự cải tổ. Trong nghiên cứu của mình, Holm xử lý việc dịch chuyển các hệ tư tưởng, cấu trúc xã hội và quyền lực ở các cấp khác nhau, điều đó tạo ra kết quả là thay thế các pháp chế hiện hữu bằng cái mới. Leblebici với một số công trình (1991) cho rằng sự hợp pháp hóa xảy ra khi sự đổi mới khiến cho những “đơn vị tham gia” cực đoan được chấp nhận 71 Audience - ở đây tạm dịch là “đối tượng thụ hưởng” 72 Institutional imperative 73 Critical actor.Ở đây từ actor đ ược lặp lại nhiều lần trong b ài viết,có thể tạm dịch là ““ đơn vị thực hiện”, “đơn vị tham gia” 23 bởi những “đơn vị thực hiện” đã được thiết lập. DiMaggio (1991) qua sự quan sát cho thấy sự hợp pháp của một dạng mới của bảo tàng đã trao quyền cho các phong trào cải cách bảo tàng, và như vậy là cho phép sự khử tính hợp pháp của các hình thức đang tồn tại. Những quan sát này chọn những nghiên cứu của sự thay đổi thể chế xác định sự hợp pháp như là điều cốt yếu cho sự thiết lập các dạng mới của việc tổ chức (Scott 2001). Sự thay đổi thể chế bao gồm những đoan quyết với sự hợp pháp có cơ sở rộng rãi đã được tạo ra cho sự đa dạng của các đối tượng thụ hưởng bằng cách liên kết sự thay đổi trong các thực tiễn nguyên ảnh đến các giá trị xã hội rộng hơn. Bài thuyết trình về sự hợp pháp (hay lời tuyên bố ăn khớp ) ăn khớp với giá trị và thuộc tính của các ý tưởng mới, hình thức , và các thực tiễn cho những điều được giữ trong xã hội ở mức rộng, có nghĩa là những giá trị rộng hơn nằm ngoài lĩnh vực tổ chức riêng biệt. Sự thay đổi thể chế thì được tổ chức ban đầu quanh những bàn cãi về sự thích hợp của các hình thức tổ chức đặc biệt, với những “đơn vị tham gia” cố gắng “mang sự thích thú của họ vào các luồng của giá trị xã hội và do đó tạo ra hoặc che chở sự hợp pháp của các định nghĩa về các “thứ tự xã hội hợp lý” (Miles,1982 trang 23). Đạt được sự hợp pháp có nhiều cách mới tổ chức liên hệ quyền hạn cho các “đơn vị tham gia” nào đó để điều khiển các quy trình hiện tại và tương lai cho sự thể chế hóa. Sự phổ biến (truyền bá) Các thực tiễn thể chế đã được lý thuyết hóa và hợp pháp hóa (hai tiến trình này tương tác lẫn nhau) sau đó có thể được truyền bá cho những “đơn vị tham gia” khác qua các tiến trình bắt buộc,chuẩn mực,và các đẳng cấu bắt chước nhau. Nhiều tác giả đã khám phá khuôn mẫu (Greve 1995, 1996), và cơ chế này (Baron, Dobbin, và Jenming 1986; Burns và Wholey 1993; davis 1991; Davis và Greve 1997;Funstein 1995; Gulati 1995; Haveman 1993; Haunschild và miner1997; Kraatz 1998; Mizruchi 1996; Palmer Jenmings và Zhou 1993; Tolbert và Zucker 1983,Westphal và Zajac 1997) bằng cách này các ý tưởng được chuyển trong cộng đồng tổ chức. Thật ra, sự tập trung vào lý thuyết thể chế có nghĩa là dựa vào cách thức như thế nào các tiến trình bắt chước thực hiện để duy trì cấu trúc, tương tác và nhận thức trong các lĩnh vực thuộc về thể chế. Chúng tôi cho 24 rằng có nhiều tiến trình giống nhau cùng đóng góp trong việc truyền bá các ý tưởng và các thực tiễn mới ở cấp lĩnh vực 74, khi nó khử thể chế hóa và sau đó tái thể chế hóa. Tolbert và Zuker (1983) triển khai tiến trình gồm hai g iai đoạn qua các nghiên cứu của họ từ sự cải cách đô thị75 ở Hoa Kỳ, bắt đầu với các áp lực xã hội, chính trị và chức năng. Làn sóng đầu tiên được chấp nhận là các bộ phận nhỏ76 với các loại khác nhau về khoảng cách hiệu quả công việc 77. Giai đoạn 2 (là giai đoạn III của chúng ta) có một sự dâng cao xu thế đẳng cấu sao chép nhau theo sau sự lý thuyết hóa và sự pháp chế hóa cúa các hình thức tổ chức mới. Tương tự như vậy, Lee và Pennings(2002) cho rằng sự gia tăng kiến thức sẽ là tính cạnh tranh và các quy trình thuộc thể chế tương tác với nhau trong sự sản xuất sẽ hội tụ về mặt cấu trúc. Khuôn mẫu của mô hình liên kết các thành phần78 được chấp nhận trong các công ty luật nhận được sự hợp pháp qua sự hồi tiếp của thị trường, đã chứng thực hành vi ( và như vậy là hợp pháp) của việc chấp nhận các công ty. Sau đó đã có một sự khuếch đại của sự truyền bá qua sự gia tăng tính hợp pháp của hình thức mới. Westphal với các đồng sự (1997) đã khẳng định và mở rộng mô hình của Tolbert và Zucker. Họ xem xét sự chấp nhận ở các bệnh viện về các thực tiễn quản lý chất lượng toàn phần (TQM)79 và đã nhận thấy có những đơn vị sớm chấp nhận80 các thực tiễn tối ưu hóa của TQM, nhằm nâng cao hiệu quả. Đối với những đơn vị chấp nhận trễ hơn thì ngược lại, chấp nhận các thực tiễn TQM tổng quát nhiều hơn, ngay cả mặc dầu sự chấp nhận có tuần tự ngược lại với sự thực hiện của bệnh viện. Westphal và các đồng sự kết luận rằng những đơn vị chấp nhận trễ theo đuổi sự hợp pháp vì áp lực chuẩn mực bất kể tuần tự thực hiện. Greenwood và Hinning (1996) gợi ý rằng những cơ chế này của sự truyền bá thay đổi qua các lĩnh vực thuộc về thể chế. Đây là phần định nghĩa của một lĩnh vực tổ chức 74 Field level 75Municipal reform 76 contingent 77 Performance gap 78 Partner-associ ate model 79 Total quality management 80 Adopter ở đây được hiểu là đơn vị chấp nhận chứ không phải là 1 “đơn vị thực hiện” 25 trưởng thành, đó chính là cấu trúc, là các khuôn mẫu của sự tương tác và là những hệ thống mang ý nghĩa chung nhất đã được thiết lập. Thực tế mà nói, các khái niệm trên gắn chặt với nhau từng cặp và khó thâm nhập vào nhau. Tình trạng này có hai hàm ý. Một là tiến trình của sự lý thuyết hóa và pháp chế hóa các ý tưởng mới khó mà thực hiện. Greenwood và các đồng sự (2002) chỉ ra rằng phải mất cả thập niên để các ý tưởng của sự cộng tác đa lĩnh vực81 được chấp nhận trong các lĩnh vực kế toán, ngay cả những đơn vị đề xuất các ý tưởng này là những bộ phận tham gia có quyền lực và lớn hơn. Tuy nhiên, hàm ý thứ hai là vì sự hiện diện của các cơ chế sao chép và mang tính chuẩn mực trong các trường hợp đặc biệt, sự truyền bá một khi được khai hỏa có thể xẩy ra rất nhanh chóng. Trong trường hợp mối liên kết từng cặp càng lỏng thì các lĩnh vực càng dễ thâm nhập82 lẫn nhau và khi đó có càng nhiều ý tưởng được lý thuyết hóa - như là khi các nhà lý thuyết phong trào xã hội đưa ra, thì càng “tạo khuôn khổ sự tranh tài ”83 (McAdam và đồng sự 1996, trang 17), thì kết quả sẽ làm sự truyền bá sẽ khó khăn hơn vì sự cho phép những cơ chế. Dĩ nhiên, có những lĩnh vực tổ chức trong tất cả quốc gia là những chủ đề quan trọng cho pháp chế và luật lệ và khi đó sự thay đổi về chất 84 có thể xẩy ra cực nhanh85. Dobbin (2000),Dobbin và Dowd (1997) phân tích làm thế nào những chế độ chính sách khác nhau - sự huy động vốn từ công chúng, ủng hộ các liên minh86 ,chống lại tập đoàn87 – của những năm 1825 -1992 đã ảnh hưởng đến sự thành lập và hình thành hệ thống đường sắt ở Massachusetts. Hinings và Greenwood(1988) đã chỉ ra cách thức mà các lĩnh vực của chính quyền địa phương ở Anh đã được chuyển đổi bằng sự sinh ra pháp chế từ sự kết hợp của các áp lực chức năng, xã hội và chính trị trong hệ thống. Vào thời điểm 1/4/1974 khoảng chừng 1300 tổ chức đã trở thành 430 tổ chức với sự phân bố chủ yếu lại công việc, biên giới địa lý, thay đổi mối quan hệ, tất cả đều dựa vào một tập hợp khác về 81 multidisciplinary 82 Permeable field 83 “ Framing contest” 84 Transformational change 85 “ At a stroke” tạm dịch là “ cực nhanh ” 86 Pro-cartel 87 Anti-trust 26 niềm tin về nhứng cách thức mà các dịch vụ địa phương phân bố. Reay (2000) mô tả một sự chuyển đổi pháp chế tương tự trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Alberta, Canada. Hơn 200 hội đồng sức khỏe và bệnh viện được phân ra thành 17 hội đồng sức khỏe địa phương (Regional Health Authorities- RHAs). Một lần nữa, điều này cũng thể hiện sự phân phối chủ yếu lại công việc, ranh giới địa lý mới, và các mối quan hệ đã được thay đổi. Toàn bộ sự thay đổi được tập trung bao quanh một tập hợp các giá trị nhấn mạnh một hướng tiếp cận mang “dáng dấp kinh doanh”88 cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, được nhấn mạnh bằng việc đưa ra quy trình lập kế hoạch kinh doanh cho từng RHA và đề cao sự hội họp giữa các thành viên hội đồng có kinh nghiệm kinh doanh hơn là có kiến thức về sự chăm sóc sức khỏe. Trong một vài trường hợp đặc biệt, giai đoạn III là một trong những phạm trù được nghiên cứu nhiều nhất về tính năng động thuộc về thể chế. Nhưng cũng có trường hợp, giai đoạn này không được nghiên cứu nhiều. Việc xảy ra sự truyền bá và (không ở cùng 1 đối tượng) các khuôn mẫu phân tán cũng được tìm hiểu kỹ. Như được ghi chú ở trên, cách thức của việc truyền bá các thực tiễn mới đã là những chủ đề thu hút nhiều học giả. Nhưng gần đây, sự chú ý đã chuyển qua quy trình về lý thuyết hóa và sự hợp pháp (Strang và Soule.1988; Suchman 1995). Sự lý thuyết hóa là một yếu tố cốt lõi trong giai đoạn III. Nó liên kết sự xảy ra của sự biến đổi cục bộ (giai đoạn II) với tiến trình phát tán. Sự lý thuyết hóa “đã làm rõ hơn những biến đổi không rõ nét trong các mô hình có thể nhận dạng được và …công bố các chức năng của chúng” (Greenwood và Suddaby 2002 trang 4). Sự lý thuyết hóa chỉ ra rằng những thực tiễn được thể chế hóa thì kiên định và chống lại sự thay đổi, sự lý thuyết hóa là một yếu tố cho phép quan trọng, nhưng lại là một vấn đề tương đối khó hiểu. Công trình của Snow và các đồng sự (Snow và Benford 1992; Snow, Rochford, Worden và Benford 1986) trong lý thuyết phong trào xã hội cung cấp một cái nhìn sâu bên trong. Snow và đồng sự (1986) tập trung vào cách thức mà phong trào xã hội thu hút các thành phần tham gia. Theo như các ghi chú của Goffman (1974) về “sự tạo khuôn mẫu,” Snow gợi ý những cách mà các phong trào xã hội phản 88 ‘Businesslike” 27 ứng lại các sự kiện và các việc xảy ra thí dụ như lời kêu gọi “các nguồn dự trữ dùng chung trên cơ sở tình cảm”89 (1986, trang 468). Bốn khía cạnh trong việc tạo khuôn mẫu được chỉ ra một cách tổng quát là: sự bắc cầu90 (liên kết các nguồn dự trữ riêng biệt nhưng đồng dạng và cùng ý thức hệ 91), sự khuếch đại92 [“sự phân loại và sự tiếp sức”(1986 trang 469)], sự mở rộng 93 (mở rộng khung lõi để kêu gọi), và sự chuyển đổi 94 (cấu hình lại giá trị). Trọng tâm công việc này là dùng ngôn ngữ và các hình ảnh súc tích để “tạo khung” các vấn đề khiến chúng có thể tăng thêm giá trị cho những người sử dụng95 quan trọng. Trừ khi tiến trình tạo khung thành công , vì nó thường thất bại trong việc thu hút sự tham gia: “Nhiều sự tạo khuôn mẫu có thể được tán dương, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng chỉ có vài cái góp phần vào tổng thể và như vậy các khuôn mẫu này cần được đặc trưng bằng cấp độ cộng hưởng khung96 mới đúng” (Snow 1986 trang 477).Việc cung cấp sự cộng hưởng qua ngôn ngữ đã nêu lên những giá trị chúng ta thấy như là một cơ chế quan trọng của sự lý thuyết hóa. Để hiểu tốt hơn làm cách nào một sự lý thuyết hóa xảy ra đòi hỏi chúng ta phải nổ lực chú ý hơn đến việc làm thế nào các vấn đề và thực tiễn được tạo khuôn - làm thế nào các hình thức của các tổ chức ưu việt lại trở thành kém hiệu quả và nảy sinh vấn đề, và làm thế nào các biện pháp thay thế được đưa ra như là giải pháp và được nhấn mạnh cho cả đơn vị được chấp nhận tiềm năng và cho “đơn vị tham gia” chủ chốt vốn là những đơn vị phê chuẩn. Giai đoạn IV: sự năng động của việc khử và tái thể chế hóa Bức tranh chúng ta đã trình bày cho đến nay chủ yếu liên quan đến những gì đã xảy ra ở cấp độ các lĩnh vực của tổ chức, nhấn mạnh đến tiến trình tạo áp lực để khử việc thể chế hóa và cho các nguyên ảnh thể chế mới nảy sinh qua các doanh nhân thể chế hay các 89 “ untapped…sentiment pools”. Từ “pool” ở đây có thể hiểu là các nguồn dự trữ góp chung 90 Bridging 91 Ideologic: tạm dịch là “ ý thức hệ” 92 Amplification 93 Extension 94 Transformation 95 Audience: tạm dịch là “người sử dụng”, “ người thụ hưởng.” 96 Frame resonance 28 nhà chống đối thể chế và làm thế nào các nguyên ảnh đó bắt đầu được bảo đảm bằng các phương tiện của sự lý thuyết hóa, pháp chế và sự truyền bá. Theo Tolbert và Zucker (1983), đa phần các lý thuyết về thể chế đã được trình bày là những tiến trình hơi giống nhau, theo 1 đường cong chữ S. Nhưng có một vài nguyên ảnh mới được chấp nhận bởi những “đơn vị thực hiện”97, thường là các tổ chức trong một lĩnh vực nhưng khác về cách thức và tốc độ. Greenwood và Hinings (1996) đưa ra một khuôn mẫu để hiểu những tiến trình bên trong của những tổ chức trong cùng một lãnh vực, nhấn mạnh vai trò của sự tận tụy các giá trị, sự không thỏa mãn quyền lợi, quyền lực và năng lực. Lập luận của họ là có hai cấp của sự chuyển đổi các lĩnh vực có liên kết với nhau. Một cấp chính là lĩnh vực theo đúng bản chất vốn dĩ của nó. Ở cấp lĩnh vực các nguyên ảnh mới nảy sinh trong sự phản ứng với áp lực của sự thay đổi, đã bàn luận ở trên. Cấp thứ hai là “đơn vị thực hiện”/các tổ chức trong “lĩnh vực.” Đầu tiên, họ có thể là các doanh nhân thể chế (những nhà cải cách và kỹ sư) hoạt động trong sự triễn khai và cải tiến những ý tưởng, cấu trúc và quy trình mới này. Ngay cả khi không phải như vậy, những đơn vị này cũng phải có trong các tiến trình lý thuyết hóa và hợp pháp hóa. Thứ hai nữa, những tổ chức phản ứng lại các nguyên ảnh hợp pháp mới bằng sự thông dịch (chúng ta hiểu được gì qua việc này?) và sự đánh giá chúng (chúng ta có nên chấp nhận không?). Không thể mong đợi có một tiến trình chấp nhận đơn giản (ngay cả khi cái mới này không quan trọng). Ngay trong tình huống được Hinnings và Greenwood (1988) sơ lược chỉ ra, khi có sự chuyển đổi lĩnh vực mang tinh hợp pháp và một nguyên ảnh mới có tính hợp pháp mạnh, thì sau 10 năm nhiều tổ chức sẽ không còn chấp nhận nguyên ảnh đó nữa. Sự giải thích tại sao, khi nào và làm thế nào các tổ chức chấp nhận một nguyên ảnh mới là do bên trong sự năng động nội bộ của từng tổ chức. Các thành phần năng động chủ yếu của tiến trình này được trình bày trong giai đoạn IV của hình 10.1. Mục đích của chúng tôi ở đây không phải là lập lại mô hình của họ trong chi tiết, mà chỉ tập trung chú ý vào các thành phần cơ bản mà thôi. 97 Từ “Actor” trước đây cũng đã được dịch là: “ đơn vị tham gia”,người đóng vai,”đơn vị thực hiện” ( trong các phần khác từ “ player” cũng được dịch là “ đơn vị tham gia” ) 29 Greenwood và Hinnings (1996) gợi ý rằng cách thức và sự mở rộng của việc chấp nhận các nguyên ảnh thể chế mới do các tổ chức riêng rẻ trong một lĩnh vực thì tùy thuộc vào 4 thành phần tương tác với nhau: 1./ Sự mở rộng cho những nhóm khác nhau trong một tổ chức tận tụy với những giá trị xây dựng những nguyên ảnh mới. Trong nhiều tổ chức có sự tận tụy cạnh tranh giữa các cũ và cái mới sẽ làm cho việc chấp nhận trở nên khó khăn. 2./ Sự mở rộng cho những nhóm có sự bất mãn lợi ích 98. Có những nhóm trong tổ chức mà cảm thấy không thuận lợi phần lớn trong các thực tiễn hiện hành và lại nhận ra các ưu điểm trong sự thỏa hiệp mới, hay nói một cách khác là những nhóm sẽ đấu tranh để duy trì thuận lợi của họ?. 3./ Những cách thức mà cấu trúc quyền lực của một tổ chức liên quan đến sự tận tụy với các giá trị và các lợi ích. Các cách thức nằm trong quyền lực này có được sự tận tụy với những cách thức mới và chúng có thấy những ưu điểm trong việc di chuyển đến một nguyên ảnh mới không ? 4./ Khả năng của một tổ chức để triển khai sự thay đổi. Những nhóm nằm trong một tổ chức có lẽ có sự tận tụy với những giá trị thích hợp và các quyền lợi thiết thực trong việc chuyển đến một nguyên ảnh mới. Các nhóm có quyền lực này có lẽ là được ưa thích nhưng nhóm có hiểu cách thức để triển khai sự thiết kế mới cả về kỹ thuật và xã hội không? Tổ chức có những kỹ năng cần thiết trong cả quản lý sự thay đổi và trong những thành phần kỹ thuật đặc biệt của nguyên ảnh mới, để bảo đảm sự triển khai thành công hay không? Bốn nguyên tố cơ bản này tương tác lẫn nhau để cho phép sự truyền bá và chấp nhận sự thay đổi hay ngăn cản nó. Rõ ràng, khuôn mẫu này gợi ý là sự năng động của sự tái lập thể chế hóa mang nhiều khó khăn khi được xem xét từ quan điểm về các cách thức mà trong đó các khuôn mẫu tổ chức mới có trong khắp cả lĩnh vực trên nền tảng quan hệ 98 Interest dissatisfaction 30 giữa tổ chức với tổ chức99. Lawrence, Hardy và Phillips (2002) theo đuổi chủ đề về sự khó khăn này bằng sự liên hệ đến khái niệm “tiền thể chế ”100, qua đó họ cho rằng “những thực tiễn, công nghệ, và quy luật thì dễ lẫn lộn với nhau và sự cách biệt giữa chúng rất mong manh, nhưng xu hướng này lại trở thành phổ biến trong sự thể chế hóa.”(trang 202) Họ theo đuổi một tiến trình hay mô hình gồm các giai đoạn của sự phát triển thể chế. Seo và Creed (2002) khi phân tích và mở rộng công trình của Greenwood và Hinnings (1996), đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp các lợi ích , đại diện, và quyền lực vào lý thuyết thể chế: “sự hình thành thể chế và sự thay đổi là kết quả của việc đấu tranh chính trị trong số rất nhiều các cử tri chính trị có quyền lực không bằng nhau”(trang 223). Dựa vào Benson (1977), họ cho rằng sự mâu thuẫn về thể chế là then chốt dẫn đến sự đấu tranh chính trị giữa những thành phần tham gia với các lợi ích khác nhau và quyền lực bất đối xứng. Các đơn vị thực hiện trong xã hội như các tổ chức và các doanh nhân thể chế, là các nhà khai phá tích cực cho những mâu thuẫn này, vận động những đơn vị thực hiện và tài nguyên khác cho sự thay đổi. Tương tự, trong khi xem xét các tính chất thời gian của sự thể chế hóa. Lawrence và các đồng sự (2001) nhấn mạnh các kiểu và mục tiêu của quyền lực có ảnh hưởng đến kiểu thay đổi và sự ổn định của các thể chế được hình thành. Giai đoạn V: Sự tái lập thể chế hóa Giai đoạn V của hình 10.1 liên quan đến sự tái thể chế hóa, giai đoạn này xem ra cũng không được chú ý nhiều (Tolbert và Zucker 1996). Suchman(1995) cho rằng sự tái lập thể chế hóa đã xảy ra khi mức độ chấp nhận đưa ra những ý tưởng hợp pháp trong nhận thức để mở rộng những gì mà chúng được đương nhiên công nhận như là một sự thống nhất phù hợp cho tất cả các tổ chức bên trong lĩnh vực. Điều này cũng có thể được suy nghĩ như là sự tái lập thể chế hóa “mạnh,” sản sinh ra một lĩnh vực được chuyển đổi như là một lĩnh vực trưởng thành, được xác định bởi DiMaggio và Powell (1983,1991). Điều này nảy sinh một câu hỏi “mật độ như thế nào thì được gọi là chặt?”101 99 Organization – organization basis 10 0 Proto- institutions 10 1 “ How dense is dense” 31 Có hai mặt cho vấn đề này. Trước hết, như lý thuyết chúng tôi đã gợi ý, có một sự phân biệt giữa mật độ ở cấp của thể chế lĩnh vực và mật độ ở cấp của tổ chức riêng rẻ. Thứ hai, là mật độ ở cấp của tổ chức biểu thị là số lượng, hay là biểu thị theo cách chung như sự biểu thị quyền lực? Ở cấp lĩnh vực, có những đại diện mang tính điều lệ như tiểu bang, những bộ phận có tính hợp pháp cao102 như Ủy Ban Chứng Khoán103, và các tổ chức chuyên nghiệp. Những đơn vị này có thể là cực kỳ quan trọng trong tiến trình khử và thiết lập lại sự thể chế hóa vì chúng cho phép biểu thị và tái sản sinh các ý nghĩa được chia sẽ. Chúng cũng phán xét các phán quyết cạnh tranh, tăng cường sự hợp pháp của các quan điểm và thực tiễn đối với nhau. Theo Hinnings và Greenwood (1988), tiến trình chuyển đổi104 lĩnh vực của chính quyền địa phương ở Anh phát triển đáng kể khi tất cả các hiệp hội chuyên nghiệp và hiệp hội địa phương thống nhất với các quy định mới về chức năng và tổ chức. Những “đơn vị thực hiện” cấp lĩnh vực này có một vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự đồng thuận với những kỳ vọng được phê chuẩn một cách ép buộc và theo chuẩn mực. Những niềm tin và thực tiễn mới gắn kết với sự đổi mới được tái sản sinh qua các tiến trình như huấn luyện, giáo dục, thuê mướn và chứng nhận, và những buổi lễ kỷ niệm sự thành lập. Bộ khung điều tiết cấp lĩnh vực sẽ vận hành trong các tiến trình trên (Rueff, Scott, 1988), chẳng hạn theo phương thức “xác định hoặc ép buộc phải theo105” (Oliver, 1997, trang 102) các niềm tin tập thể ( xem Freidson, 1970, 1986; Star, 1982). Do bản chất phản xạ và lặp đi lặp lại của sự chuyển đổi lĩnh vực106, có thể lập luận rằng ít nhất cấp đầu tiên của sự chuyển đổi đã diễn ra khi các “đơn vị thực hiện” trung ương đầy quyền lực chấp nhận những niềm tin và thực tiễn mới. Theo Leblebici (1991) chỉ ra, ngay cả khi thực tiễn mới đến từ khu vực nằm rìa, tại một số điểm các thực tiễn mới phải nhận được sự công nhận từ các “đơn vị thực hiện”- kiểm soát các quá trình như vậy. Một lý do quan trọng để nhấn mạnh vai trò quan trọng của quyền lực là bởi vì, như 10 2 Quasi-legal bodies 10 3 (SEC) Securities and Exchange Commission 10 4 Transformation - ở đây tạm dịch là chuyển đổi, tuy rằng hàm ý bên trong là sự thay đổi về chất 10 5 “ Define or enforce” 10 6 Field transformation- nhắc lại từ “ transformation” ở đây hàm ý sự biến đổi về chất 32 đã nói trước đó, nó thường được các thành viên lĩnh vực khác, hoạt động như các doanh nhân thể chế hoặc người chống đối, chính là những người đóng vai trò như một bộ phận của nguồn gốc tạo ra ý tưởng và thực tiễn mới. Một khi được chấp nhận bởi cơ quan quyền lực, quá trình thực hiện trong một lĩnh vực đã bắt đầu. Nó thường không phải là, một quá trình từ trên xuống. Ngay cả trong tình huống được mô tả bởi Hinings và Greenwood (1988), nơi cải cách chính quyền địa phương đã được hợp pháp hóa, những ý tưởng tổ chức nhằm cải cách đến từ một nhóm các thành phố tự trị tận tụy thúc đẩy một nguyên ảnh mới, mà họ đã thực hiện. Những bộ phận Trung ương thường không ''thoát ra”107 từ các “đơn vị thực hiện” khác của tổ chức; những đơn vị này, hay ít nhất là một phần của những đơn vị này, thường xuyên bao gồm các thành viên của các bộ phận này. Các khía cạnh quyền lực được kể đến, vì các “đơn vị thực hiện” không nhất thiết phải là cộng đồng thuần nhất (Barker, 1998; Powell, 1991). Sự ra quyết định trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng là một tiến trình chính trị (Van Hoy, 1993; Dezalay và Garth, 1996), trong đó lợi ích cạnh tranh của các tiểu cộng đồng được hòa giải trên nền tảng phát triển liên tục. Một số các “đơn vị thực hiện” có quyền lực hơn những đơn vị khác và vì thế có nhiều cơ hội hơn để đưa ra giả thuyết, hợp pháp, và phổ biến. Ví dụ, trong thập kỷ qua, vai trò của SEC tại Hoa Kỳ đã đặc biệt có quyền lực trong chuyển dịch cơ cấu các lĩnh vực về kế toán và tư vấn quản lý. Chúng tôi đề nghị các lập luận tương tự áp dụng đối với mật độ ở cấp độ của tổ chức. Đó là, các “đơn vị thực hiện” và nhóm trung tâm, đầy quyền lực rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ thể chế hóa; nó không hoàn toàn là vấn đề số lượng. Giai đoạn IV của mô hình của chúng ta nhấn mạnh quyền lực tương tác như thế nào với sự tận tụy với giá trị và lợi ích vật chất cho phép, định hướng, và kiểm soát việc giới thiệu một nguyên ảnh mới. Trong khi nhiều tài liệu về thay đổi tổ chức nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cam kết rộng rãi, thực tế là sự thay đổi tổ chức căn cơ có quy mô lớn có xu hướng xảy ra, và trở thành thể chế hóa, từ sự khởi tạo và hoạt động của các quyền lực, cho dù chúng tôi có gọi đó là các nhà lãnh đạo sự biến đổi vế chất hay là người có tầm nhìn hay 10 7 “ Disembodied” 33 không. Cũng vì thế, chúng tôi sẽ nói về vai trò quan trọng của quyền lực, trong các quá trình của cả sự khử thể chế hóa và tái thể chế hóa (Clegg, 1989). Các công trình Lawrence và các đồng sự (2001), là một ví dụ, cho rằng sự thống trị, là nơi có tính hệ thống chứ không phải là các mảng quyền lực và mục tiêu của quyền lực đó, vốn được xem như là một đối tượng chứ không phải là một chủ thể, sẽ tạo ra một mức cao của sự ổn định trong sự thể chế hóa mang tính chung cuộc. Nhiều mảng quyền lực cố gắng kết hợp với cơ quan cấp cao bằng các chủ thể thì sẽ tạo ra một thể chế không ổn định. Tuy nhiên, có hai vấn đề khác đáng xem xét, cụ thể là sự xuất hiện của những phong trào và xu hướng nhất thời, và các ý tưởng ớ lớp trầm tích108. Có một bộ phận đang lớn lên từ các hoạt động của phong trào và xu hướng nhất thời trong tư tưởng và thực tiễn quản lý (Abrahamson, 1991, 1996; Clark và Fincham, 2001). Công việc này cho thấy rằng sự thể chế hóa thường không diễn ra mặc dù có thể có những cơ hội ngay khi mới bắt đầu. Các câu hỏi được nêu ra,''bao lâu một nguyên ảnh mới hoặc thực tiễn phải tồn tại thì mới đủ để được thể chế hóa ?'' Một thực tiễn như quản lý chất lượng toàn diện có thể đạt đến một việc phổ biến rộng rãi và thậm chí như thể có một sự hợp pháp ở mức độ cao, nhưng sau một vài năm mật độ chấp nhận giảm đáng kể. Rao, Greve, và Davis (2001) kiểm tra các quá trình để các nhà phân tích chứng khoán dùng để lựa chọn các công ty mà họ sẽ phân tích sâu. Không ngạc nhiên, do sự không chắc chắn trong việc lựa chọn, tiến trình bắt chước đã xẩy ra (phù hợp với những phát hiện tân thể chế109 trước đó). Tuy nhiên, Rao và đồng sự cũng cho thấy các nhà phân tích đã dễ bị thiên về đánh giá cao triển vọng tương lai của công ty và nhanh chóng không chịu bảo hiểm. Đó là, tiến trình bắt chước tuy có xẩy ra nhưng không nhất thiết dẫn đến hành vi thể chế hóa. Những thực tiễn đó đã được sự chấp nhận rộng rãi có lẽ có lẽ tốt nhất là xếp loại chúng như là một mốt hay xu hướng tạm thời (Abrahamson, 1996) hoặc như một tiền thể chế 110 (Lawrenceetal, 2002). 10 8 Sedimentation- từ này gợi ra hình ảnh các lớp lắng ở đáy, hóa thạch, tồn tại với theo thời gian 10 9 Neoinstitutional 11 0 Proto-Institution 34 Một vấn đề khác trong tái thể chế hóa là mức độ thật sự mà một nguyên ảnh thay đổi căn cơ -sự chuyển từ nguyên ảnh này qua nguyên ảnh khác - hoặc liệu có một sự kết hợp của liên tục và thay đổi (Child và Smith, 1987; Pettigrew, năm 1985, 1987). Cooper, Hinings, Greenwood, và Brown (1996) đã sử dụng từ “trầm tích”111 làm ẩn dụ. Khi họ diễn đạt,”những ẩn dụ chất trầm tích cho phép chúng ta xem xét sự thay đổi một cách biện chứng hơn là một cách tuyến tính'”(trang. 624). Lý lẽ cơ bản của Cooper là sự thay đổi thể chế đại diện cho một lớp của nguyên ảnh chứ không phải là một sự thay đổi từ một nguyên ảnh này ra nguyên ảnh khác. Những điểm trầm tích cho thấy sự bền bỉ còn lại của giá trị, ý tưởng và thực tiễn, ngay cả khi các cơ cấu chính thức và quy trình dường như thay đổi, và ngay cả khi thấy có vẽ lộn xộn. Cách tiếp cận này hình thành chủ đề của sự liên tục và thay đổi xẩy ra đồng thời, phản ánh công trình của Morris và Pinnington (1999). Theo đó, ngay cả trong một tình huống mà người ta có thể nói về một sự thay đổi thể chế, điều này cũng không có nghĩa là các thực tiễn đã được thể chế hóa trước đó đã biến mất, mà chỉ có thể nói chúng đã được khử tính hợp pháp hóa tương đối và không còn có sự hỗ trợ đầy đủ của các “đơn vị thực hiện” quyền lực trong lĩnh vực này. Nhưng, như rất nhiều công trình gần đây đã nhấn mạnh, vẫn có những lý luận ngược lại không kém phần thuyết phục ở cấp lĩnh vực tổ chức (Garud et al., 2002; Seo và Creed, 2002; Scott et al., 2001; Thornton, 2002; Townley, 2002 ). Các hình ảnh của trầm tích nhắc nhở chúng ta, một lần nữa, rằng sự ổn định của một lĩnh vực tổ chức luôn luôn là tạm thời, và những căng thẳng thường nằm yên bên dưới ngay cả đối với các lĩnh vực xem ra là đã trưởng thành. Kết luận Nỗ lực của chúng ta ở đây là nhằm cung cấp một lý do chặt chẽ và nhất quán hơn về sự năng động của vấn đề thay đổi trong một lĩnh vực thể chế, là một vấn đề liên quan đến sự quan hệ tổ chức, và cũng là phản ứng của các tổ chức riêng lẻ và những nhóm trong tổ chức. Sự thay đổi trong các lĩnh vực thể chế chỉ có thể chỉ được hiểu là tương tác không đổi giữa các cấp khác nhau của phân tích. Hướng nhân quả không phải là một chiều mà là 11 1 sedimentation 35 thuận nghịch. Các chủ thể phản thân112 tham gia vào bất kỳ loại thay đổi ở mọi cấp độ phân tích, cho dù đây là những đơn vị xúc tác đưa ra những ý tưởng mới từ bên ngoài lĩnh vực, những nhà cải cách nhìn thấy cơ hội bên trong lĩnh vực này để di chuyển theo các hướng mới, hoặc thậm chí tạo ra cái mới hoàn toàn, hoặc là các kỹ sư đầy quyền lực thấy được lợi ích của họ từ sự chấp nhận những niềm tin và thực tiễn mới. Mô hình tiến trình này chỉ ra một số ý nghĩa quan trọng và định hướng cho các lý thuyết và nghiên cứu. Trước tiên, thay đổi thể chế cần phải được hiểu thông qua các hành động lặp đi lặp lại của các tiến trình được miêu tả năng động trong mô hình (đồ thị 10.1). Nó được trình bày như là một quá trình tuần hoàn với ý nghĩa rằng sự khử và tái thể chế hóa là một hoạt động lên tục. Aldrich (1999) đã đưa ra một lý do tuyệt vời của sự tiến hóa của tổ chức, nên chúng tôi đã phải đồng nhất khái niệm lĩnh vực thể chế như là sự tiến hóa. Thông thường, các lý thuyết thể chế đã chứng minh sức mạnh của lực lượng thể chế. Gần đây câu hỏi đã được nêu ra là như thế nào sự khử thể chế hóa có thể xảy ra, nhưng vấn đề này lại luôn được xem như là phần đầu của sự tái thể chế hóa. Và trong khi đây là một quá trình hoàn toàn có thể có, đưa ra một số nhấn mạnh bên trong các lý thuyết tổ chức dựa trên bản chất liên tục của sự thay đổi, đó là điều quan trọng được nhấn mạnh khi nghiên cứu các lĩnh vực thể chế. Vì vậy, các nghiên cứu nên được tập trung ít hơn vào các khuôn mẫu thể chế nào đó được chuyển đổi thành một khuôn mẫu thay thế khác, mà tập trung nhiều hơn vào các quá trình xảy ra và cách thức các quá trình giữ cố định, tính liên tục, và sự tiến hóa. Điểm kết thúc, sự ổn định, và tái thể chế hóa cũng là những vấn đề có liên quan. Thứ hai, điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự tương tác đa cấp trong mô hình giữa cấp lĩnh vực, cấp tổ chức và bên trong tổ chức. Sự đổi mới thể chế có thể xảy ra trong các tổ chức riêng lẻ hoặc cụm của các tổ chức đó có ý nghĩa đối với cấp lĩnh vực của sự phân tích. Tương tự, sự đổi mới có thể xảy ra ở cấp lĩnh vực tác động đến các tổ chức riêng lẻ và các mối quan hệ giữa các tổ chức. Theo định nghĩa, một lĩnh vực thể chế có nhiều thành phần đi theo, bao gồm cấu trúc và ý nghĩa cấp lĩnh vực, các nguyên ảnh thể chế, hệ 11 2 Reflexive agent : các chủ thể tác động lên chính nó 36 thống tổ chức, và các lớp diễn giải113 và các “đơn vị thực hiện” trong tổ chức. Không chỉ là sự hình thành các doanh nhân thể chế, mà chúng còn có thể bao gồm các quá trình và sự năng động của sự khử và tái thể chế hóa theo những cách khác nhau. Những nghiên cứu cần đến các quá trình và sự năng động các cấp bên trong 114 có ảnh hưởng lớn đến việc tách bạch các vai trò có liên quan và sự tác động của các cấp khác nhau tại các điểm khác nhau trong sự tiến hóa của một lĩnh vực thể chế. Hai vấn đề đầu tiên ở trên sẽ hình thành lên vấn đề thứ ba. Mô hình này được trình bày như là một loạt các giai đoạn. Đây là một sự biểu thị mang tính phân tích hợp lý trong điều kiện của hoạt động cần thiết từ sự khử đến sự tái thể chế hóa. Tuy nhiên, giống như tất cả các mô hình giai đoạn, sẽ nẩy sinh vấn đề khi trình bày chúng từng phần riêng lẽ. Có khả năng là xảy ra sự chồng lên nhau một cách phi tuyến các công việc trong các giai đoạn. Do đó, một hướng nghiên cứu rất quan trọng là để gỡ rối các trình tự phát triển ở những trường hợp đặc biệt của sự năng động thể chế. Điều gì xảy ra khi các nhà doanh nhân thể chế rơi vào khó khăn trong việc hợp pháp hóa và phổ biến những ý tưởng của họ? Họ từ bỏ, hay họ hợp tác với người tham gia thể chế khác (Selznick, 1949)? Khi đó có một “sự tái sinh”115 từ các tiến trình (giai đoạn III) đến nguồn gốc (giai đoạn II)? Những câu hỏi tương tự cũng có thể được nêu ra về mối quan hệ giữa tất cả các giai đoạn. Trong sự năng động của giai đoạn IV, làm thế nào những áp lực trong giai đoạn I lại đối phó với các vấn đề trong việc đảm bảo đảm sự tận tụy các giá trị hay thỏa mãn các quyền lợi? Chúng tôi mong rằng giai đoạn III và IV được liên kết và tương tác mật thiết với nhau, để thấy sự rõ ràng của sự lý thuyết hóa và sự hợp pháp có những hàm ý mạnh mẻ về sự năng động trong việc chấp nhận hay loại bỏ các công việc ở cấp độ tổ chức. Chính điều này làm mô hình được xem lá có tính tương tác cao, và nghiên cứu cần tập trung xử lý các tương tác này và sự phản thân nằm bên dưới. Điểm thứ tư là vai trò của quyền lực trong thay đổi thể chế, đây là một thành phần quan trọng, cần phải tìm hiểu thêm. Quyền lực và chính trị thể hiện trong suốt mô hình. 11 3 Interpretive schemes 11 4 Intralevel 11 5 “ Recycle” 37 Chúng ta nhìn thấy sự thay đổi thể chế là một tiến trình chính trị ớ mức cao ở cả hai cấp lĩnh vực và tổ chức (Greenwood và Hinings năm 1996; Greenwood và đồng sự, 2002; Lawrence và đồng sự, 2002.) Đây là điểm đặc biệt quan trọng bởi vì nói chung, lý thuyết thể chế có xu hướng không phải để nói rất nhiều về quyền lực, như công trình của Selznick (1949) và Meyer và Rowan (1977). Quyền lực, tất nhiên, hoạt động ở nhiều cấp độ (Clegg, 1989); trong trường hợp ở đây là các cấp: lĩnh vực, tổ chức, và nhóm trong tổ chức. Những nghiên cứu nên tập trung vào tính chất công cụ của quyền lực để tạo ra thành tựu của cả hai việc khử và tái thể chế hóa; và mở rộng ra cho trường hợp nguồn gốc sinh ra các thực tiễn mới được đánh giá trên cơ sở quyền lực; và vai trò của quyền lực trong cả hai mặt quá trình và sự năng động của sự thay đổi thể chế. Điểm thứ năm liên quan đến tốc độ của thay đổi. Chúng ta đã xác định một thay đổi thể chế là sự chuyển đổi từ một nguyên ảnh thể chế này qua nguyên ảnh thể chế khác. Một trong những câu hỏi mà tất cả các lý thuyết về sự thay đổi đều đặt ra, mặc dù có rất ít câu trả lời liên quan đến tốc độ của một sự thay đổi cụ thể nào đó. Trong khi có rất nhiều các nghiên cứu về thời kỳ làm báo cáo thay đổi, nhưng các nghiên cứu này lại có xu hướng không xem xét vấn đề này như là một phần quan trọng mà chúng ta cần tìm hiểu. Các câu hỏi nghiên cứu này chỉ nêu ra phải mất bao lâu để từ giai đoạn I của mô hình sang giai đoạn V, và cách thức để sự can thiệp vào các giai đoạn này ảnh hưởng đến khoảng thời gian đó. Thời gian là một khái niệm và là biến cần thiết trong nghiên cứu trong sự thay đổi thể chế (Scott et al., 2001; Zaheer, Albert, và Zaheer, 2000). Điểm cuối cùng là hàm ý về phương pháp luận từ các câu hỏi mà chúng tôi sẽ đưa ra. Không hẵn là hầu hết, hay là tất cả, nhưng những gì chúng tôi đề xuất có thể được thực hiện thông qua các nghiên cứu định lượng quy mô lớn. Scott và các đồng sự (2001) tuy đã gần như đồng ý với những gì chúng ta đang ủng hộ, nhưng ngay cả nghiên cứu xuất sắc của họ cũng không gồm nhiều khái niệm mà chúng ta coi là quan trọng (nghiên cứu của họ đã làm mất thời gian đáng kể của nhiều người!). Các vấn đề về mối quan hệ giữa các cấp, các vai trò phản thân của các “đơn vị thực hiện”, và các quy trình và sự năng động đòi hỏi các công việc chi tiết với các tài liệu liên quan đến các cuộc phỏng vấn 38 với các “đơn vị thực hiện” hiện tại và quá khứ, các cuộc khảo sát về thực tiễn, và sự quan sát các hoạt động. Và tất nhiên, điều này cần được thực hiện trong những khoảng thời gian chừng mực nào đó. Như trong công việc Scott và đồng sự (2001) và Van de Ven, Polley, Garud và Venkataraman (1999); nghiên cứu sự năng động của sự thay đổi trong các lĩnh vực thể chế đã được hình tượng và triển khai như một chương trình dài hạn, gồm các nhà nghiên cứu tận tụy ngày càng mở rộng trong nhiều năm qua. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu chủ đề quan trọng nhất này trong lý thuyết thể chế đại diện cho sự thách thức chủ yếu về mặt lý thuyết và phương pháp luận. Cuối cùng, chúng tôi nhắc lại rằng sự năng động của sự thay đổi trong các lĩnh vực tổ chức là một vấn đề ngày càng là trọng tâm cho lý thuyết về thể chế, và cũng có thể lý thuyết thể chế đại diện cho nhiều cơ sở về sự hiểu biết về sự thay đổi. Dưới đây là sự trích dẫn công trình của Dacin và các đồng sự (2002, trang 48): ''sự thay đổi thể chế có thể tiến hành từ các cá nhân nhỏ nhất, các cấp tiểu tổ chức cho đến cấp vĩ mô nhất của xã hội và toàn cầu. Nó có thể diễn ra tương đối ngắn gọn và vào các thời điểm tập trung hoặc trong khoảng thời gian dài tính bằng thập niên hoặc thế kỷ. Và nó có thể diễn ra từng bước, khiến các nhà quan sát và người tham gia là hầu như không biết về sự thay đổi, hoặc nó có thể diễn ra một cách đột ngột với các giai đoạn đầy ấn tượng biểu thị cho một loạt các sự kiện khác xa với các các khuôn mẫu trước đây.'' Chúng tôi hy vọng và mong muốn rằng mô hình chúng tôi đã vạch ra sẽ cung cấp một phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn để xử lý với những vấn đề rất quan trọng. Ghi chú Sự phát triển của các ý tưởng trong chương này được thực hiện bởi tài trợ từ Hội đồng nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn116, Trung Tâm Hỗ Trợ Nghiên Cứu Dịch Vụ Sức Khỏe Canada117,và Trung Tâm Hỗ Trợ Di Sản Alberta cho Nghiên Cứu Y Tế118. 11 6 Social Sciences and Humanities Research Council 11 7 The Canadian Health Service Research Foundation 11 8 The Alberta Heritage foundation for Medical Research

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_dich_nhom_10_mba8_hoanchinh_lancuoi__3348.pdf
Luận văn liên quan