Chương 6: Khảo sát đánh giá cơ sở hạ tầng trên tuyến
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC hiện nay chưa tốt. Các công trình
không đủ về số lượng và chưa tốt về chất lượng. Quỹ đất dành cho bến bãi còn thiếu
nhất là khu vực nội thành, cần di dời các bến xe liên tỉnh làm chỗ đậu cho xe buýt.
Hệ thống 22 đầu mối trung chuyển khách chỉ mới được giải quyết một số vị
trí, số còn lại chưa tiến hành xây dựng như quy hoạch đã duyệt. Các bến trung
chuyển chính và khu vực đã được phê duyệt cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào
sử dụng.
Các trạm trung chuyển phục vụ HK chưa tốt, chưa được sử dụng theo đúng
chức năng là nơi chuyển đổi loại hình vận chuyển.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 6: Khảo sát đánh giá cơ sở hạ tầng trên tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
84
CHƢƠNG 6
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN TUYẾN.
6.1 Khảo sát điều tra các công trình trên tuyến.
Hiện có 4.326 vị trí dừng đón trả khách, trong đó có 362 vị trí bố trí nhà chờ,
còn lại là trụ dừng và bảng treo; một số vị trí chỉ đơn giản là ô sơn.
Bảng 6.1 Số lượng các nhà chờ, trụ dừng, bảng treo, ô sơn
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nhà chờ 232 232 228 231 305 329 362
Trụ dừng 1.122 1.771 1.952 1.663 1.620 1.839 2.120
Bảng treo 0 669 917 820 721 525 230
Ô sơn 1.354 2.672 3.097 2.714 3.607 3.819 3.891
Nếu chỉ tính cho khu vực 19 quận thì có 3.459 vị trí đón trả khách và số nhà
chờ là 351 cho 615 km đường xe buýt của 89 tuyến. Như vậy bình quân 1,75 km
đường xe buýt mới có 1 nhà chờ và cứ 10 vị trí đón trả khách thì mới có 1 nhà chờ.
Nếu tính cho các huyện ngoại thành thì số nhà chờ là 11 cho 5 huyện.
Hình 6.1 Cơ cấu của các công trình trên tuyến.
Các thông tin cần thiết của một nhà chờ:
Nhà chờ cần phải cung cấp các thông tin: tên nhà chờ (tên trạm), vị trí trên
bản đồ mạng lưới xe buýt, thông tin mạng lưới xe buýt, thông tin chi tiết các tuyến
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
85
đi qua (lộ trình, tên các trạm dừng trên tuyến, các địa vật đông khách thể hiện trên
bản đồ, loại vé, giá vé, thời gian hoạt động, thời gian giãn cách, thời gian xe đến
trạm), số điện thoại “nóng” HK liên lạc với TTQLĐH VTHKCC.
Hình 6.2 HK cần biết được vị trí hiện tại của mình
6.1.1 Ô sơn
Đây là loại trạm bố trí đơn sơ nhất. Hành khách không được cung cấp bất cứ
thông tin nào về mạng lưới tuyến. Chỉ đơn giản là nơi đứng đón xe.
Hình 6.3 Ô sơn cho xe buýt
6.1.2 Trụ dừng – Bảng treo
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
86
Hình 6.4 Một trụ dừng xe buýt tiêu biểu.
Với trạm dừng loại này hành khách không có ghế ngồi, không có chỗ che
mưa nắng. Trạm chỉ cung cấp được một số thông tin về thời gian hoạt động, thời
gian giãn cách, giá vé, số điện thoại nóng. Còn thiếu thông tin (tên trạm, lộ trình
tuyến đi qua, thời gian xe đến).
Hình 6.5 Bảng treo tại 1 trạm dừng
6.1.3 Nhà chờ
Nhà chờ có mái che mưa nắng, có ghế ngồi, cung cấp được một số thông tin
cơ bản: sơ đồ mạng, lộ trình tuyến đi qua, thời gian hoạt động, giãn cách, giá vé,
điện thoại nóng.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế. Ghế ngồi không thoải mái nhất là với
người già. Khả năng che mưa nắng còn hạn chế. Một số bố trí chưa tốt làm ảnh
hưởng tầm nhìn. Ngoài một số trạm dừng được thắp sáng nhờ các bảng quảng cáo,
còn lại đều không bố trí đèn thắp sáng ban đêm. Một số nhà chờ hiện nay bị chiếm
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
87
dụng làm nơi để chứa đồ đạc của những người bán hàng rong dẫn đến chất lượng bị
xuống cấp, mất vệ sinh.
Thông tin tại nhà chờ về cơ bản là đủ, nhưng còn thiếu: tên, địa chỉ, bản đồ
mạng lưới tuyến không cập nhật mới, vị trí của hành khách trên bản đồ, tên trạm
trên lộ trình tuyến, thời gian xe đến, các địa vật đông người trên lộ trình…
Hình 6.6 Một nhà chờ điển hình hiện nay.
Kết luận: Các công trình trên tuyến về số lượng còn thiếu, chưa phủ đều trên
các tuyến đường. Số nhà chờ còn quá ít. Tại các ô sơn cần xây dựng các nhà chờ
(nhất là trong khu vực nội thành) hay ít ra là trụ dừng.
6.1.4 Trạm trung chuyển.
Trạm trung chuyển (đầu mối trung chuyển) là bến chuyển từ loại hình vận tải
này sang loại hình vận tải khác, nơi nối kết mạng lưới tuyến nhánh hoạt động trong
khu vực với mạng lưới tuyến trục chính nhằm đảm bảo hoạt động liên hoàn của
toàn bộ hệ thống GTCC. Vị trí của các đầu mối được chọn tại các nơi có mật độ tập
trung HK cao.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
88
CV Ñaàm Sen
BX Mieàn Taây
BX An Söông
CV PM
Quang Trung
BX Chôï Lôùn
Taân Sôn Nhaát
BX Quaän 8
Beán Thaønh
CT Meâ Linh
BX Mieàn Ñoâng
BX Thuû Ñöùc
BX Vaên Thaùnh
Hình 6.7 Vị trí các bến trung chuyển hiện tại.
Một trạm trung chuyển cần có các hạng mục như:
Nhà chờ: Ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết phải đủ sức chứa
cho lượng khách đông đúc. Cung cấp thông tin về nơi đón xe, chuyển
tuyến (cho từng tuyến cụ thể).
Bãi lưu đậu chia theo từng tuyến trung chuyển.
Nhà điều hành.
Dịch vụ kỹ thuật kiểm tra xe sau mỗi chuyến.
Căn tin phục vụ cho HK.
Các hướng tuyến ra vào cho xe buýt.
Hiện mới chỉ có 12/22 trạm trung chuyển được quy hoạch đưa vào phục vụ
mạng lưới tuyến xe buýt.
a) Bến bãi lƣu đậu
Các trạm trung chuyển vẫn chưa thể hiện được chức năng là nơi chuyển đổi
loại hình vận chuyển từ tuyến nhánh khu vực sang tuyến trục hay ngược lại. Việc
bố trí các trạm trung chuyển tại các cửa ngõ thành phố là nhằm giảm lượng xe buýt
lớn đi trực tiếp vào khu trung tâm vẫn chưa đạt được.
Diện tích bến bãi hầu hết quá tải, xe buýt phải lưu đậu trên đường gây cản
trở lưu thông và cũng không an toàn dễ bị phá hoại hay trộm cắp.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
89
Hình 6.8 Không có bãi lưu đậu xe buýt đậu trên đường Hàm Nghi.
Trạm trung chuyển sử dụng chung phần diện tích bến bãi với các bến xe
khách, điều này càng làm phức tạp việc lưu thông của xe buýt khi phải chen với xe
khách liên tỉnh.
Việc lưu đậu tại các bến xe khách liên tỉnh phải chịu lệ thuộc các doanh
nghiệp bến; đôi khi các bến không cho xe buýt lưu đậu trong giờ thấp điểm đã gây
khó khăn cho các phương tiện tập kết ảnh hưởng đến thời gian hoạt động trên
tuyến.
b) Dịch vụ kỹ thuật.
Hiện tại chưa có trạm trung chuyển nào có dịch vụ kỹ thuật kiểm tra xe sau
mỗi chuyền. Đây là một phần quan trọng của trạm trung chuyển. Việc kiểm tra kỹ
thuật sau mỗi chuyến giúp xe buýt vận hành an toàn ổn định tránh xảy ra tai nạn
đáng tiếc mà nguyên nhân là do phương tiện (mất thắng, mất lái…). Việc kiểm tra
còn hạn chế hư hỏng phương tiện trên đường gây phiền hà cho HK.
c) Cách phân bổ luồng tuyến đi đến.
Cách điều chỉnh luồng tuyến xe đi/đến chưa tốt nên việc xuống xe chuyển
tuyến của HK tại bến chưa thuận lợi và mất an toàn.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
90
Hình 6.9 Luồng xe buýt ra vào tại BX An Sương
Việc bố trí dòng xe ra vào bến như trên là rất nguy hiểm cho HK. Khi muốn
chuyển tuyến HK xuống xe sau đó đi về phía đối diện để đón xe, điểu này dẫn đến
xung đột giữa dòng HK và các xe ra vào bến. Nếu không được cải thiện tai nạn xảy
ra cho HK chỉ là sớm muộn.
Hình 6.10 Luồng xe buýt đi/đến tại trạm Bến Thành.
Cách bố trí luồng xe đến-đi, vị trí lên xe xuống xe hợp lý, nhưng những lúc
cao điểm lượng xe quá đông dẫn đến các xe đậu không theo quy cũ khiến HK phải
đi cắt qua trước mặt các xe khác ra tận giữa đường đón xe rất nguy hiểm.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
91
Hình 6.11 Nơi đón khách tại trạm Bến Thành.
Người bán hàng rong, xe ôm chiếm dụng nơi HK đón xe. Ngay trạm Bến
Thành thậm chí nơi HK chờ xe còn có một hố ga bốc mùi.
d) Nhà chờ.
Tại các trạm trung chuyển ngay cả những trạm đông khách như Bến Thành,
An Sương vẫn chưa có nhà chờ.
Hình 6.12 HK đứng chờ xe buýt tại BX An Sương.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
92
e) Cung cấp thông tin
Các đầu mối trung chuyển hành khách đi xe buýt đều có thông tin các tuyến
xe buýt đi qua, số điện thoại nóng, bố trí nhân viên hướng dẫn hành khách và hệ
thống phát loa thông báo hoạt động xe buýt.
Tuy nhiên việc cung cấp thông tin vẫn còn thiếu sót.
o Chưa có bảng hướng dẫn nơi xuống xe chuyển tuyến.
o Không hướng dẫn rõ cho HK vị trí đón xe cho từng tuyến cụ thể
o Chưa thông báo thời gian xe đến để HK chủ động đón xe.
Kết luận: Diện tích bến bãi cho VTHKCC tại TP.HCM còn quá thiếu. Các
trạm trung chuyển chưa được đầu tư xây dựng nên hạ tầng chưa tốt chưa đáp ứng
nhu cầu của HK. Cung cấp thông tin chưa đầy đủ tạo sự thuận tiện cho HK.
6.1.5 Hiện trạng bến đầu, cuối tuyến
Bến đầu, cuối tuyến là các vị trí đầu/cuối của tuyến xe buýt sử dụng lòng lề
đường (những đoạn đường rộng có 2 làn trở lên), được sơn kẽ ô đậu, tạm sử dụng
vỉa hè rộng có thời gian. Dùng để xe buýt dừng đỗ đón khách hay chờ đến chuyến
kế tiếp. Lượng xe lưu đậu tại các bến đầu cuối không nhiều (thường chỉ cho 1 tuyến
xe buýt). Các bến đầu cuối tuyến phải cách xa các giao lộ tránh gây ùn tắc.
Hình 6.13 Tận dụng vỉa hè làm bến đầu cuối.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
93
Hình 6.14 Một bến đầu cuối.
Kết luận: Hiện tại vị trí các bến đầu cuối bố trí hợp lý cách xa các giao lộ (
>50 m) tránh gây ùn tắc ùn tắc cục bộ, khoét vỉa hè làm nơi đậu xe. Tuy nhiên cơ sở
hạ tầng còn kém, vỉa hè lòng đường hư hỏng nặng nhưng không được duy tu sửa
chữa. Chưa bố trí các nhà chờ và cung cấp thông tin cho HK. Một số bến có bãi giữ
xe hai bánh.
6.1.6 Bến kỹ thuật chuyên dùng, bãi lƣu đậu.
Bến kỹ thuật thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật kiểm tra bảo trì xe, thực hiện các
quy định hành chính về bàn giao xe cho bộ phận quản lý. Chỗ đậu cho các xe dự
phòng. Vị trí các bến kỹ thuật bố trí ở gần đầu cuối tuyến (ở các nước khác trên TG
tiêu chuẩn < 5km).
Các hạng mục của bến kỹ thuật:
Bãi đậu xe
Xưởng bảo trì, sửa chữa vừa và nhỏ.
Nhà điều hành.
Các bến kỹ thuật, bãi lƣu đậu qua đêm hiện nay:
Gồm bãi hậu cần số 3 do TTQLĐH VTHKCC quản lý với diện tích khỏang
0,28 ha, hiện đang cho Liên hiệp HTX vận tải thuê để làm văn phòng và bãi đậu xe.
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
94
Do các doanh nghiệp xe buýt quản lý: gồm có 06 bãi hậu cần với diện tích vào
khỏang 8,2 ha gồm 4 bãi do Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn quản lý,
01 bãi do Công ty TNHH Ngôi sao Vận tải Sài Gòn quản lý, 01 bãi do Hợp tác xã vận
tải 19/5 quản lý.
Bảng 6.2 Các bến kỹ thuật, bãi lưu đậu hiện nay.
STT Tên bãi Vị trí bãi đậu xe Diện tích Chức năng
Công ty Xe khách Sài Gòn quản lý
1 Bãi Bắc Việt Q. Tân Bình 27.000 m2 Bãi đậu xe ban đêm +
bảo dưỡng sửa chữa
2 Bãi Lạc Long
Quân
Q. Tân Phú 30.000 m
2
Bãi đậu xe ban đêm +
bảo dưỡng sửa chữa
3 Bãi Cộng Hòa Q. Tân Bình 7.000 m2 Bãi đậu xe ban đêm
4 Bãi Phan Văn Trị Q. Gò Vấp 7.000 m2 Bãi đậu xe ban đêm
Công ty TNHH Ngôi sao Vận tải Sài Gòn quản lý
5 Bãi An Tôn Q. Tân Bình 9.376 m
2 Bãi đậu xe ban đêm
HTX vận tải 19/5 quản lý
6 Bãi Hóc Môn H. Hóc Môn 10.000m
2 Bãi đậu xe ban đêm
Kết luận: Số lượng bến kỹ thuật hiện nay do các công ty XKSG, Ngôi Sao Sài
Gòn quản lý. Hiện tại chưa có HTX nào có bến kỹ thuật phục vụ cho xe buýt do đó
chi phí cho bảo trì sửa chữa phương tiện rất cao.
Một số HTX có bãi đậu xe ban đêm như HTX Quyết Thắng, HTX 19/05.
Còn lại hầu hết các xe khác là các xã viên tự thuê mướn hoặc tìm chỗ đậu tạm.
Vị trí bến bãi chưa hợp lý, cách xa các điểm đầu cuối tuyến (tuyến số 55 khoảng
cách từ CVPM Quang Trung về đến Bãi Hậu Cần là 8km). Như vậy gây lãng phí cả về
thời gian lẫn chi phí.
6.2 Khảo sát điều tra các đầu mối vận tải thu hút hành khách [22]
6.2.1 Bến tàu khách Bạch Đằng.
Bến xe
Quận 8
Bến xe
Chợ Lớn
Bến xe
Miền Tây
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
95
Nằm dọc đường Tôn Đức Thắng, do Cảng sông thành phố quản lý. Trên bến
có một cầu cảng bê tông dài 43 m có đủ năng lực tiếp nhận 2 tàu cao tốc cùng một
lúc.
Hình 6.15 Bến tàu Bạch Đằng
6.2.2 Ga Sài Gòn.
Là ga cuối của tuyến là điểm cuối của tuyến đường sắt Bắc Nam. Các chuyến
tàu khách Bắc Nam lại không dừng ở các ga gần thành phố mà đến thẳng ga Sài
Gòn. Do vậy, người dân không và không thể sử dụng tàu Thống Nhất làm phương
tiện đi lại.
Hình 6.16 Trước Ga Hòa Hưng.
6.2.3 Sân bay Tân Sơn Nhất.
Nằm trên địa bàn quận Tân Bình, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Khu
vực đậu xe được xây dựng phía trước cảng hành khách. Xe buýt nội đô đi sân bay
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
96
phải dừng ở một trạm xe buýt xây dựng trong khu vực đậu xe cách khá xa lối vào.
Dự kiến đến năm 2010 vận chuyển 9 triệu lượt khách và đến 2020 vận huyển 20 triệu
lượt khách.
Hình 6.17 Sân bay Tân Sơn Nhất và bãi đỗ xe gần ga
Kết luận: Mạng lưới tuyến hiện tại vẫn chưa kết nối tốt với các đầu mối giao thông
thu hút khách trên. Sân bay Tân Sơn Nhất, ga Hòa Hưng là các đầu mối thu hút
khách lớn tuy nhiên mới chỉ có 2 tuyến xe buýt tiếp cận các địa điểm này. Đường
vào ga Hòa Hưng cần mở rộng để thuận tiện bố trí xe buýt. Cần phải có các tuyến
con thoi nối kết các đầu mối giao thông với các bến xe khách hay trong tương lai là
nối liền với sân bay Long Thành được xây mới.
6.3 Đánh giá tính hiệu quả của các cơ sở hạ tầng trên tuyến: sự phù hợp,
bố trí của các trạm dừng nhà chờ, trạm trung chuyển…
6.3.1 Trạm dừng.
Hiện chất lượng các công trình như trụ dừng, nhà chờ tuy chưa tốt nhưng
cũng đáp ứng một số yêu cầu của GTCC bằng xe buýt. Khách đi xe lên đúng trạm,
đúng tuyến tránh việc dừng đỗ tùy tiện của tài xế rất nguy hiểm. Số lượng nhà chờ
còn ít, chưa tương đồng với mạng lưới tuyến, cung cấp một số thông tin cơ bản cho
hành khách, có chỗ ngồi, chỗ che mưa, nắng. Đối với khu vực nội thành khoảng
cách giữa các trạm 300÷600m, điều này giúp cho hành khách tiếp cận mạng lưới xe
buýt tốt hơn. Tại các giao lộ, khi có nhu cầu chuyển sang tuyến đường khác hành
Chương 6 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
97
khách phải đi bộ khá xa do bố trí trạm cách xa giao lộ tránh ùn tắc. Việc bố trí các
trạm dừng xe buýt cần linh hoạt và dựa trên nhu cầu thực tế.
6.3.2 Trạm trung chuyển.
Hiện nay tại các cửa ngõ thành phố đều có bố trí các trạm trung chuyển: BX
An Sương (QL22); BX Miền Đông (QL13); BX Văn Thánh (QL52); BX Quận 8
(QL50); BX Miền Tây (QL1A). Các trạm trung chuyển vẫn chưa thể hiện được
chức năng là nơi chuyển đổi loại hình vận chuyển từ tuyến nhánh khu vực sang
tuyến trục hay ngược lại.
Tại hai trạm trung chuyển nội đô hiện nay là BX Chợ Lớn và Trạm Bến
Thành lượng xe buýt tập trung quá đông không có chỗ lưu đậu, làm cho tình hình
giao thông thêm xấu đi.
6.3.3 Bến kỹ thuật – Bến đầu cuối.
Hiện chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh liên doanh và các HTX quy mô
lớn là có bãi đậu xe. Các doanh nghiệp chủ yếu là các HTX nhỏ lẻ không có xưởng
bảo trì sửa chữa. Diện tích bãi đậu xe qua đêm cũng chưa đáp ứng đủ, các xã viên
phải thuê mướn chỗ đậu vừa tốn kém lại không an toàn.
Đa số các bến đầu cuối không có bến bãi, sử dụng lòng lề đường để đậu xe.
Một số bến có bố trí bãi giữ xe hai bánh cho HK.
Kết luận:
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC hiện nay chưa tốt. Các công trình
không đủ về số lượng và chưa tốt về chất lượng. Quỹ đất dành cho bến bãi còn thiếu
nhất là khu vực nội thành, cần di dời các bến xe liên tỉnh làm chỗ đậu cho xe buýt.
Hệ thống 22 đầu mối trung chuyển khách chỉ mới được giải quyết một số vị
trí, số còn lại chưa tiến hành xây dựng như quy hoạch đã duyệt. Các bến trung
chuyển chính và khu vực đã được phê duyệt cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào
sử dụng.
Các trạm trung chuyển phục vụ HK chưa tốt, chưa được sử dụng theo đúng
chức năng là nơi chuyển đổi loại hình vận chuyển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương 6 khảo sát đánh giá cơ sở hạ tầng trên tuyến.pdf