Chương 8 Thuyết hiện đại và hậu hiện đại trong xã hội học
Những điểm khác nhau giữ hai thuyết này
còn nhiều hơn nữa. Bởi vì cả hai trào lưu lý
thuyết này đều là sự phản ánh những đặc
trưng cơ bản của mỗi một giai đoạn phát
triển của xã hội.
Nhưng dù có sự khác nhau trên nhiều
phương diện, thuyết hậu hiện đại chủ yếu
vẫn là sự kế thừa, phát huy và bổ sung chứ
không phải là sự phủ nhận “ sạch trơn”những
thành tựu của thuyết hiện đại.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 8 Thuyết hiện đại và hậu hiện đại trong xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
CHƯƠNG 8
THUYẾT HiỆN ĐẠI VÀ HẬU HiỆN
ĐẠI TRONG XÃ HỘI HỌC
Giảng viên: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
Thành viên nhóm
1.Võ Bá Hiếu
2.Nguyễn Khắc Tiệp
3.Triệu Đức Tính
- Trong những thập kỉ cuối thế kỉ xx, thuyêt
hậu hiện đại cũng không được xem là mới
mẻ. Nhưng nó được các nhà khoa học trên
thế giới quan tâm nghiên cứu.
- Một số tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa
các đặc điểm của xã hội hậu công nghiệp
với tính cách là điều kiện của hậu hiện đại.
Họ cho rằng thuyết thuyết hậu hiện đại khác
nhưng không hoàn toàn đối lập với thuyết
hiện đại.
I. Ý KiẾN CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC
VỀ THUYẾT HiỆN ĐẠI VÀ HẬU HiỆN ĐẠI
II. PHÂN BIỆT HAI THUYẾT NÀY
TRÊN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH
1. CẤU TRÚC XÃ HỘI
2. VĂN HÓA
3. LAO ĐỘNG
4. KiỂM SOÁT XÃ HỘI
5. TỔ CHỨC VÀ KiỂM SOÁT XÃ HỘI
6. CHÍNH TRỊ
7. NHẬN THỨC
1. CẤU TRÚC XÃ HỘI
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Quan tâm chủ yếu tới cấu trúc giai cấp và
tầng lớp xã hội gắn liền với hệ thống kinh
tế và công nghiệp hoá
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Cấu trúc xã hội rất đa dạng, phức tạp gắn
liền với sự phân hoá xã hội trên các khía
cạnh từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, tâm
lí, giới…
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Coi trọng quyết định luận kinh tế.
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Coi Văn hóa là yếu tố trung tâm của
mọi biến đổi xã hội.
Điều này được nêu rõ trong lí
thuyết xã hội học của Weber và
Durkheim khi hai ông bàn về sự biến
đổi xã hội hiện đại.
2. VĂN HÓA
3. LAO ĐỘNG
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Đề cao phương pháp khoa học, tổ chức
lao động của Taylor, theo chủ nghĩa
Ford,(các công ty lớn sử dụng lao động
bán kĩ năng để sản xuất hàng loạt hàng
hoá cung cấp cho thị trường đại chúng).
Sản xuất quy mô lớn, chuyên môn hoá
cao lao động, tư bản độc quyền.
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Theo cách tổ chức lao độngtuân theo xu
hướng đa nghành, đa lĩnh vực và sử dụng
lao động đa kĩ năng.(Các thị trường được
phân nhánh tương ứng với các nhánh sản
xuất và lĩnh vực dịch vụ. Trên cơ sở đó các lí
thuyết quan hệ người được vận dụng và phát
triển trong cách tổ chức lao động).
Sản xuất năng động, tổ chức phi tập trung,
quản lí chiến lược.
4. KiỂM SOÁT XÃ HỘI
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Đối với sự kiểm soát lao động các thuyết
hiện đại đều tập trung tìm hiểu đánh giá
các cơ chế quản lí, kiểm soát.
Để kiểm soát cần thông tin, cần hiểu biết
một cách duy lí, hợp lí về mục tiêu và
phương pháp hoạt động.
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Phủ nhận khả năng quản lí, kiểm soát.
Điều này khó có thể xáy ra, khó có thể
khẳng định được điều gì một cách chắc
chắn trong thế giới đầy mâu thuẫn, bất ổn,
bất trắc này.
5. TỔ CHỨC VÀ KiỂM SOÁT XÃ HỘI
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Các thuyết như thuyết quản lí khoa học,
và thuyết phê phán coi tổ chức là phương
tiện biểu hiện của tính duy lí của con
ngơời và rất coi trọng mô hình kiểm soát
bằng ki thuật, máy và bộ máy nhiệm sở.
Cho rằng lịch sử tuân theo xu hướng tiẾn
bộ.
Cho rằng tổ chức duy lí mở ra chân trời
mới cho sự phát triển của xã hội.
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Tổ chức là cơ chế phản ứng tự vệ, chống lại
những yếu tố gây mất ổn định trong xã hội.
Lịch sử lại không diễn ra như vậy, lịch sử
không mang tính quyết định luận, không một
chiều tiến lên màhọ tìm cách để lí giải và dự
báo sự diễn biến của xã hội.
Kiểu tổ chức như vậy chỉ làm tăng sự kiểm
soát được thể chế hoá về mọi mặt đối với con
người.
6. CHÍNH TRỊ
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Đề cao vai trò của nhà nước phúc lợi với bộ
máy lớn, cồng kềnh với chính sách công, dịch
vụ công và sự can thiệp mạnh mẽ vào đời sống
kinh tế xã hội.
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Nhấn mạnh xu hướng tự chủ, cạnh tranh và đề
cao vai trò của khu vực dân doanh, khu vực tư
nhân và cả lĩnh vực riêng tư cá nhân.
7. NHẬN THỨC
- THUYẾT HiỆN ĐẠI:
Coi trọng các phương pháp nhận thức kiểu
khoa học tự nhiên( thực chứng, khách quan),
coi ngôn ngữ là phương tiện đã cho, có sẵn
và mang tính khách quan, trung lập để
chuyển tải thông tin, là phương tiện minh
bạch để giao tiếp.
Coi ngôn ngữ, giao tiếp là phương tiện để đạt
mục đích hoặc gắn liền với mục đích của
hành động.
- THUYẾT HẬU HiỆN ĐẠI:
Đề cao yếu tố chủ quan, yếu tố phản tư trong
nhận thức, yếu tố nhận thức, tự phân tích, tự
đánh giá;đề cao chủ nghĩa tương đối- tức là phủ
nhận các tiêu chuẩn khách quan của chân lý.
Coi ngôn ngũ không có vai trò, chức năng phát
hiện chân lý. Ngôn ngữ là phương tiện để mọi
người gán cho sự vật, hiện tượng, những ý
nghĩa và sự kiểm soát của họ.
III. KẾT LuẬN
Những điểm khác nhau giữ hai thuyết này
còn nhiều hơn nữa. Bởi vì cả hai trào lưu lý
thuyết này đều là sự phản ánh những đặc
trưng cơ bản của mỗi một giai đoạn phát
triển của xã hội.
Nhưng dù có sự khác nhau trên nhiều
phương diện, thuyết hậu hiện đại chủ yếu
vẫn là sự kế thừa, phát huy và bổ sung chứ
không phải là sự phủ nhận “ sạch trơn”những
thành tựu của thuyết hiện đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_tiep_tinh_5632.pdf