Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý

I. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA SƯ PHẠM 4 II. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ MÔN ĐỊA 5 III. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ 7 A. Mục đích tự đánh giá, phạm vi và nhóm thực hiện việc tự đánh giá 7 B. Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá 8 C. Đánh giá theo các tiêu chuẩn 9 Tiêu chuẩn 1 .9 Tiêu chuẩn 2 15 Tiêu chuẩn 3 26 Tiêu chuẩn 4 34 Tiêu chuẩn 5 40 Tiêu chuẩn 6 46 Tiêu chuẩn 7 50 D. Kết luận và kiến nghị 53 PHỤ LỤC .54 2

pdf62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung khá chăm chỉ, chuyên cần, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi sinh viên đều xem học tập rèn luyện như một nhiệm vụ chính trị, thậm chí như một nhu cầu của bản thân, ít sinh viên học vì bị áp chế, kể cả những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ít nhiều bị phân tán bởi việc làm thêm để chi tiêu trang trải sinh hoạt hàng ngày. Có thể thấy rõ điều này qua tỉ lệ sinh viên đến lớp nghe giảng chính khóa đều đặn chuyên cần, số lượng sinh viên bỏ thời gian đến thư viện mượn và đọc sách, qua thái độ lo lắng, chuẩn bị của họ cho từng bài thi, từng tiết giảng tập. Mặc dù khó khăn thiếu thốn, nhiều sinh viên cũng cố gắng dành dụm tiền để mua sách, tài liệu chuyên môn. Khi được yêu cầu, đa số sinh viên tỏ ra có ý thức và có cố gắng hợp tác với nhau, hợp tác với giảng viên trong các giờ học trên lớp. Nhiều sinh viên đã tạo được cho mình thói quen đi thư viện đọc sách, hào hứng thuyết trình về những đề tài đã được chuẩn bị, nêu thắc mắc và tranh luận về các vấn đề được nêu ra từ nội dung bài học. Kết quả chủ động học tập của sinh viên được thể hiện qua điểm số hành năm, tỷ lệ sinh viên khá giỏi tăng dần (trên 60%), nhiều sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, được nhà trường, Sở giáo dục khen thưởng [H04.06.01], nhiều sinh viên nghèo vướt khó cũng nhận được nhiều suất học bổng của các mạnh thường quân, các nhà tài trợ [H04.06.02]. Trong quá trình học tập, chưa có sinh viên địa lý vi phải kỹ luật bị cảnh cáo hay đuổi học, ngược lại trên 90% sinh viên được xếp loại đạo đức tốt trong các năm học [H04.06.03], 01 sinh viên là đảng viên, nhiều sinh viên là các đoàn viên ưu tú. 100% sinh viên bộ môn Địa lý đều vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Đại học và có nhiều sinh viên đạt loại giỏi, đạo đức tốt được tuyển chọn làm giảng viên giảng dạy trong Bộ môn [H04.06.04]. 2. Điểm mạnh Sinh viên có tinh thần ham học hỏi, có ý thức cầu tiến, sự năng động trong công việc. 3. Tồn tại Vẫn còn một số ít sinh viên chưa xác định đúng động cơ học tập, còn thờ ơ với mọi hoạt động. 4. Kế hoạch hành động Thông qua câu lạc bộ Địa lý, thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần ham học hỏi, ham khám phá của sinh viên. Nâng cao vai trò của cố vấn học tập, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướn mắc của sinh viên. Tăng cường phương tiện dạy học, đổi mới phương pháp dạy học để kích thích hứng thú học tập, say mê nghiên cứu của sinh viên 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. Kết luận về Tiêu chuẩn 4: Sinh viên Sư phạm Địa lý được đảm bảo tuyển chọn công bằng và khách quan. Được phổ biến các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định khác có liên quan của nhà trường. Được tạo điều 39 kiện học tập và tham gia nghiên cứu khoa học. Được tạo điều kiện rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tham gia tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể khác theo quy định của pháp luật. Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, sinh viên của ngành còn chưa được cung cấp tốt các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình học tập. Điều kiện tự học và nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế. Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 06. Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0. Tiêu chuẩn 5: Học liệu, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Tiêu chí 5.1: Hệ thống học liệu của khoa, trường đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trung học phổ thông. 1. Mô tả. Hệ thống học liệu phục vụ công tác đào tạo ngành địa lí chủ yếu là học liệu của trường được lưu giữ phần lớn ở thư viện. Hệ thống học liệu của trường phục vụ công tác đào tạo ngành địa lí bao gồm nhiều hình thức như sách, báo, tạp chí, giáo trình, từ điển, khóa luận, luận văn, luận án… Số đầu sách phục vụ chuyên ngành Địa lý: 281 đầu sách. Trung bình số đầu sách trên mỗi sinh viên chuyên ngành địa lí là: 1,45 đầu sách/sv [H05.01.01]. Để nâng cao chất lượng dạy và học, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong giai đoạn trường sắp chuyển qua hệ thống tín chỉ, thư viện đã phối hợp với các cán bộ, giáo viên các đơn vị trực thuộc trường xây dựng và phát triển nhiều nguồn học liệu điện tử đa dạng từ các bài giảng, bài viết, giáo trình, luận văn, kết quả nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, hội nghị… trong đó , có nhiều học liệu đề cập đến tri thức các môn học trong ngành đào tạo địa lí như: Hệ thống tài liệu nội sinh (Dspace) - được phát triển từ phần mềm nguồn mở Dspace, lưu trữ trên 900 tài liệu số hóa được phát triển từ nguồn tài nguyên nội sinh của giáo viên và sinh viên trường Đại học An Giang; Bộ sưu tập số Greenstone dùng để xây dựng và phân phối các bộ sưu tập thư viện số với nhiều vấn đề trong khoa học xã hội ; Cơ sở dữ liệu Proquest cung cấp hơn 13,000 tạp chí + (8,000 tạp chí toàn văn) thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội như kinh tế, nông nghiệp, môi trường… [H05.01.02]. Hệ thống học liệu trên của trường nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành địa lí, thể hiện qua số lượng đầu sách trên sinh viên, qua thái độ hài lòng của sinh viên về học liệu thư viện [H05.01.03]. Tuy nhiên, bên cạnh đó, học liệu của trường còn bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng đến công tác đào tạo ngành như: một số sách, tạp chí quá cũ, ít có giá trị thực tiễn, học liệu một số môn học chỉ có giáo trình và các sách giáo khoa. Học liệu của Khoa ít về số lượng và chưa đa dạng về loại hình, chỉ có một số bản đồ chuyên ngành, tranh ảnh và sách giáo khoa,… cùng với cách thức quản lí không hiệu quả gây khó khăn cho quá trình tiếp cận nguồn học liệu của sinh viên chuyên ngành địa lí. 2. Điểm mạnh. Hệ thống học liệu của trường đa dạng về hình thức và có đáp ứng về số lượng. Các sách, tạp chí, giáo trình… luôn được cập nhập hàng năm. 40 Cơ sở dữ liệu điện tử ngày càng được nâng cấp, nhiều nguồn dữ liệu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, là nguồn tham khảo quý giá cho giáo viên và sinh viên. Website www.enews.agu.edu.vn là một trong những cổng thông tin bổ ích giúp cho sinh viên có thể nắm bắt nhanh chóng các kiện về kinh tế - chính trị - văn hóa, qua đó khai thác phục vụ cho quá trình học tập chuyên ngành. 3. Tồn tại. Nhiều học liệu như sách, báo, tạp chí quá cũ và ít có giá trị thực tiễn. Học liệu của Khoa rất hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình dạy học và nghiên cứu. 4. Kế hoạch hành động. Xây dựng một phòng tư liệu Bộ môn trong năm học 2010 - 2011 với các học liệu cơ bản như sách tham khảo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của giáo viên và sinh viên. Cập nhập, bổ sung thêm các học liệu có giá trị và đa dạng hóa các loại hình học liệu như tạp chí chuyên ngành, báo cáo hội thảo… Xây dựng các website, forum, blog sử dụng như một trong những kênh cung cấp các thông tin về khoa học chuyên ngành. 5. Tự đánh giá. Đạt yêu cầu tiêu chí. Tiêu chí 5.2: Có các thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý điều hành. 1. Mô tả. Thiết bị giáo dục phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý điều hành (ngành) Bộ môn Địa lí được sử dụng thông qua các thiết bị của trường bao gồm máy vi tính, máy chiếu LCD, tivi và đầu video, bảng từ, giấy, … Các thiết bị này có sự đa dạng về chủng loại và có số lượng lớn: Hiện nay, toàn trường có 527 bộ máy vi tính và được bố trí như sau: 08 phòng máy phục vụ giảng dạy và thực tập cho sinh viên (số lượng 312 máy); 01 phòng thiết bị mạng với 8 server; 01 phòng máy phục vụ cho giảng viên (14 máy); 01 phòng openlab phục vụ sinh viên học tập tự do (90 máy); Máy vi tính phục vụ phòng ban (103 máy) [H05.02.01]. 100% máy tính của trường đều kết nối mạng và hệ thống mạng của trường gồm cả hai loại thuê bao leaseline và ADSL. Số lượng LCD Projector và overhead toàn trường 22 LCD projector + 54 overhead…[H05.02.02]. Các thiết bị này được sử dụng phục vụ đầy đủ cho các hoạt động học tập và giảng dạy ngành địa lí, thể hiện qua mức độ sử dụng của giáo viên ở mỗi loại hình: LCD: 4 Lần/tuần/1 giảng viên …[H05.02.03], phòng máy tính được sử dụng cho các tiết học thực hành trong chuyên ngành như xây dựng bản đồ số, xây dựng giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí. Về nghiên cứu khoa học, các thiết bị trên được sử dụng nhiều vào mục đích khảo sát, trình chiếu, tổ chức hoạt động [H05.02.04]. Tuy nhiên, các thiết bị giáo dục không đồng bộ về loại hình thể hiện qua số lượng máy overhead quá nhiều và LCD ít (trong khi mức độ sử dụng máy chiếu LCD chiếm tỉ lệ lớn). Quá trình quản trị và phân phối thiết bị chưa phù hợp , dẫn đến tình trạng cục bộ là thiết bị giáo dục phân bố không đều. 41 2. Điểm mạnh. Các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy được bảo quản tốt, có sự phân định rõ ràng trong việc quản lí. 3. Tồn tại. Cách tổ chức phục vụ và phân bố sử dụng thiết bị còn bất cập. Chất lượng thiết bị thì ngày càng xuống cấp. Số lượng và loại hình thiết bị thiếu sự đồng bộ. 4. Kế hoạch hành động. Bổ sung các thiết bị giáo dục mới. Cụ thể tăng cường thêm 10 máy LCD, xây dựng thêm phòng đa chức năng phục vụ giảng dạy học tập. Có kế hoạch phân phối sử dụng các thiết bị giáo dục một cách hợp lí. Cụ thể: xem xét số lượng sinh viên và giảng viên của từng khoa và phòng ban và mức độ sử dụng qua các năm để đưa ra sự phân bố hợp lí các thiết bị giáo dục. Về phía bộ môn, năm học 2009-2010, trang bị cho bộ môn tối thiểu 1 LCD và Overhead đục. Ngoài ra, cần trang bị thêm một máy vi tính có nối mạng. 5. Tự đánh giá: Chưa đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 5.3: Có hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành có đủ số lượng, diện tích, đảm bảo quy cách và được sử dụng có hiệu quả. 1. Mô tả . Về hệ thống phòng học, hiện nay trường có 126 phòng học, 01 hội trường lớn và 04 giảng đường với tổng diện tích là (9012 m2+ 1152 m2 =10.164 m2). Các lớp sinh viên ngành địa lí được bố trí học tập tại các phòng học tại dãy D với số lượng 5 phòng dành cho 5 lớp [H05.03.01]. Với tổng số 195 sinh viên ngành địa lí và tổng diện tích các phòng học được giao, thì trung bình diện tích trên mỗi sinh viên là 1,49 m2/SV [H05.03.02]. Căn cứ vào định mức chuẩn: Phòng học 1,5 m2/SV [H05.03.03], có thể thấy hệ thống lớp học gần như đáp ứng được yêu cầu về diện tích và số lượng. Các phòng học được xây dựng đúng quy cách về kỹ thuật như nền nhà, ánh sáng, bố trí bàn ghế… Tính hiệu quả thể hiện ở việc sinh viên chỉ phải học 1 buổi do có đủ số phòng học. Tổ bộ môn có phòng làm việc riêng (phòng D6) trên các dãy lớp học theo chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, bộ môn chỉ có một phòng thiết bị nhưng ở vị trí xa lớp học và thiếu các điều kiện bảo quản. Tuy nhiên, theo qui hoạch phát triển tổng thể của trường, từ năm 2009 trường sẽ chuyển các Khoa ngoài sư phạm vào hoạt động ở Khu mới (mặt bằng 39,5 ha) [H.05.03.04]. Điều này tạo điều kiện giảm tải sức chứa và nâng cao hiệu suất sử dụng phòng học cũng như các phòng chức năng phục vụ hoạt động đào tạo. 2. Điểm mạnh. Có hệ thống phòng học đủ về số lượng và đảm bảo quy cách. Phòng bộ môn được bố trí cùng dãy với hệ thống phòng học tạo điều kiện cho việc quản lí và giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động đào tạo. 42 3. Tồn tại. Chưa có phòng thực hành. Phòng chức năng còn có vị trí cách biệt so với các lớp học gây khó khăn cho việc vận chuyển. 4. Kế hoạch hành động. Trong năm học 2009 - 2010, xây dựng phòng thực hành đảm bảo các điều kiện học tập và nghiên cứu như: có 1 dãy bàn chuyên dụng về bản đồ, các thiết bị về dụng cụ đo đạc quan trắc khí tượng, thủy văn, thiết bị văn phòng như giấy, bút viết, bảng… phục vụ việc xây dựng chuyên đề địa lí… Bố trí 1 phòng bộ môn riêng biệt đúng với chức năng đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lí. 5. Tự đánh giá. Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 5.4: Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng nhu cầu tập luyện và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ và phát triển thể chất cho người học. 1. Mô tả Trong những năm qua, sinh viên Bộ môn Địa lý có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu tập luyện và tổ chức hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và phát triển thể chất cho người học. Trong khuôn viên của trường có 02 sân bóng chuyền, 06 sân cầu lông với tổng diện tích là 1.345 m2, 02 phòng bóng bàn. [H.05.04.01]. Ngoài ra, ở khu vực 40ha đang trong quá trình xây dựng, trường đã tận dụng diện tích đất hoang hóa thiết kế các sân chơi tạm thời cho sinh viên. Nguồn nội lực hiện tại cùng cơ sở vật chất có sẵn đã thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhà trường nhằm nâng cao sức khỏe . Điều này thể hiện qua việc sinh viên của trường và khoa đã đạt được các thành tích cao trong các hội thi khu vực và toàn quốc [H.05.04.02]. Trường chưa có điều kiện để xây dựng sân bóng đá và nhà thi đấu chính thức, sân bãi chưa có khu vực cách biệt, do đó việc tập luyện thể dục thể thao của sinh viên còn mang tính phân tán. Tuy nhiên, nhà trường đã cố gắng khắc phục thực trạng trên bằng việc thực hiện đầy đủ các hoạt động thể dục thể thao hàng năm qua hình thức “thuê” sân vận động, nhà thi đấu tỉnh. Hiện nay trường tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng, bể bơi, sân chơi đang mời gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa trên tổng diện tích 42.000 m2 đảm bảo chỉ tiêu qui định 6 m2/ đầu sinh viên [H.05.04.03]. 2. Điểm mạnh. Sân bãi có diện tích rộng và đạt các chuẩn về thi đấu thể thao, các sân được sử dụng với hiệu suất cao. Các thiết bị giáo dục thể chất có sự đổi mới qua các năm. 3. Tồn tại. Cơ sở vật chất còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ về loại hình, cụ thể: chưa có sân bóng đá, chưa có nhà thi đấu đa năng, bể bơi. Chưa có khu vực biệt lập với khu hiệu bộ và các phòng khu nhà học. 43 4. Kế hoạch hành động. Trong giai đoạn 2009 - 2012, xây dựng 1 nhà thi đấu theo tiêu chuẩn quy định phục vụ hoạt động giáo dục thể chất và tổ chức thi đấu thể dục thể thao. Nâng cấp các cơ sở vật chất cũ, tranh thủ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng xã hội hóa như dự án xây dựng bể bơi. Liên kết với trung tâm thể dục thể thao tỉnh nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục thể chất. 5. Tự đánh giá. Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 5.5: Định kỳ đánh giá và có các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành. 1. Mô tả. Nhận thấy sự xuống cấp của một số cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập cũng như sự bất cập trong việc sử dụng, Bộ môn cùng với Khoa có kế hoạch xem xét đánh giá cơ sở vật chất [H05.05.01]. Bộ môn cũng đề nghị nhà trường cấp mới phòng Bộ môn và phòng bản đồ, đồng thời tăng cường thêm số lượng và chủng loại bản đồ phục vụ công tác đào tạo.[ H05.05.02]. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, hàng năm bộ môn kiến nghị với trường về việc sửa chữa, nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành [ H05.05.03] và thực hiện tiến hành rà soát các trang thiết bị hiện có. Tuy nhiên, do số lượng thiết bị ít nên việc định kỳ đánh giá thiết bị trên không tiến hành thường xuyên. Về phía nhà trường, hàng năm trường luôn có kế hoạch sửa chữa và mua sắm mới các thiết bị trước yêu cầu cập nhật ngày càng cao về tính khoa học, hiện đại và thực tiễn trong nghiên cứu và học tập [H05.05.04]. Tuy nhiên, do mức độ đánh giá không thường xuyên nên nhìn chung hiệu quả sử dụng các thiết bị không được thống kê đầy đủ. 2. Điểm mạnh. Bộ môn có biện pháp cải tiến và bảo quản thiết bị. Nhà trường hàng năm luôn có kế hoạch sửa chữa và mua sắm trang thiết bị. 3. Tồn tại. Việt định kì đánh giá không thực hiện thường xuyên . Không có sự kiểm định về mức độ, tần suất sử dụng các thiết bị giáo dục. 4. Kế hoạch hành động. Xây dựng kế hoạch hoạch đánh giá theo lịch trình chi tiết về thời gian và có thống kê đầy đủ số liệu về tần suất và hiệu quả sử dụng trang thiết bị. 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. 44 Tiêu chí 5.6: Đảm bảo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, không bạo lực, không tệ nạn xã hội. 1. Mô tả. Xuất phát điểm là trường cao đẳng sư phạm, với khuôn viên tương đối rộng, sau khi thành lập Đại học An Giang đã chú trọng xây dựng môi trường sư phạm xanh sạch đẹp, an toàn, không bạo lực,không tệ nạn xã hội. Trong tổng diện tích đất sử dụng của trường là 557,497 m2 , trường đã bố trí diện tích sử dụng các hạng mục cụ thể như sau: nơi làm việc (4.880 m2); nơi học tập: 16.156 m2 ; nơi giải trí: 12.413 m2. [H.05.06.01]. Phần lớn diện tích của trường đã được lát bê tông và có sự kết hợp hài hòa với hệ thống cây xanh và hệ thống thảm cỏ làm tăng tính thẩm mĩ trong cảnh quan của trường. hệ thống thùng chứa rác và các thiết bị đảm bảo an toàn cháy nổ được bố trí hợp. Hệ thống cây xanh được chăm sóc hàng ngày bởi đội ngũ lao động chuyên biệt về cây cảnh. Sân trường và phòng học đều được quét dọn hàng ngày bởi đội ngũ lao công, làm cho cảnh quan trường trở nên sạch sẽ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có nhiều biện pháp nâng cao ý thức của sinh viên về việc bảo vệ môi trường thông qua việc thành lập câu lạc bộ Môi trường [H.05.06.02]. Để xây dựng môi trường trật tự an toàn, không tệ nạn xã hội, bên cạnh các giải pháp về giáo dục ý thức tư tưởng , trường đã thành lập một tổ bảo vệ chuyên trách gồm 11 người, một đội dân quân tự vệ gồm 25 người, một đội phòng cháy, chữa cháy gồm 30 người [H05.06.03]. Các tổ, đội này đều có trình độ chuyên môn và được tập huấn hằng năm nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ. Các tổ, đội đều có kế hoạch hoạt động, lịch trực, riêng tổ bảo vệ hoạt động 24/24 giờ. Trường trang bị cho các lực lượng này đủ các phương tiện hoạt động như: súng hơi cay, roi điện, máy chữa cháy, bình chữa cháy, thang leo… [H05.06.04]. Trong những năm qua, trong trường chưa xảy ra bất cứ hiện tượng về bạo lực học đường và tệ nạn xã hội. [H.05.06.05]. Tuy nhiên, số lượng lực lượng bảo vệ còn mỏng so với địa bàn toàn trường. 2. Điểm mạnh. Môi trường xanh, sạch và có hệ thống các thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường hợp lí. Hiện tượng bạo lực học đường và tệ nạn xã hội chưa từng xảy ra do việc thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường. 3. Tồn tại. Cấu trúc cảnh quan còn nhiều bất hợp lí do chưa quy hoạch tổng thể dài hạn. Đội ngũ bảo vệ còn mỏng so với tổng diện tích toàn trường. 4. Kế hoạch hành động. Tổ chức phong trào bảo vệ môi trường và các hội thảo về môi trường, nâng cao thái độ và ý thức của toàn thể sinh viên trong việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường. Cụ thể Ban chấp hành đoàn trường và Ban chấp hành Hội sinh viên nên kết hợp tổ chức cuộc thi giữa sinh viên các khoa về môi trường theo các mô hình môi trường bền vững. Phòng đào tạo kết hợp với trung tâm và các Khoa tổ chức hội thảo báo cáo chuyên đề của sinh viên về các biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tăng cường xây dựng và nâng cấp các thiết bị phục vụ việc bảo vệ và làm sạch các cảnh quan. Có những chế tài xử phạt đối với những hành vi làm ô nhiễm cảnh quan trường học. Cụ thể: bên cạnh việc trừ điểm rèn luyện, cần có những biện pháp buộc những sinh viên vi 45 phạm phải trực tiếp tham gia các hình thức lao động cộng đồng. Đối với những sinh viên vi phạm quá nhiều có thể xử lí chế tài tài chính. 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. Kết luận về Tiêu chuẩn 5: Nhìn chung, học liệu, thiết bị dạy học và những cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông của nhà trường đã đáp ứng quá trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 05 Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 01 Tiêu chuẩn 6: Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Tiêu chí 6.1. Có kế hoạch tài chính và quản lí tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông. 1. Mô tả. Nhà trường luôn có kế hoạch tài chính và quản lí tài chính chủ động phục vụ hoạt động đào tạo giáo viên THPT. Điều này thể hiện rõ qua kế hoạch tài chính, báo cáo hàng năm [H.06.01.01]. và quy chế chi tiêu nội bộ [H.06.01.02]. Nguồn ngân sách Nhà nước được cấp ổn định hàng năm thông qua quyết định giao dự toán. Hàng năm trường Đại học An Giang đều có thông báo công khai dự toán và phân bổ cho các đơn vị trực thuộc [H.06.01.03]. Hoạt động tài chính phục vụ công tác đào tạo ngành địa lí được thực hiện thông qua bản kê khai dự trù kinh phí đầu năm học. Việc lập bản dự trù kinh phí được thực hiện trên cơ sở đánh giá kế hoạch hoạt động của Trường, Khoa và kế hoạch hoạt động chuyên môn của Bộ môn trong toàn năm học, từ đó đề xuất các khoản ngân sách tương ứng. Các khoản tài chính phục vụ chủ yếu các hoạt động chuyên môn như: phục vụ công tác dạy học, dự trù mua học liệu, trang thiết bị dạy học, tổ chức Hội nghị học tốt, báo cáo chuyên đề, phục vụ nghiên cứu khoa học... [H.06.01.04]. Ngoài nguồn tài chính phục vụ cho công việc chuyên môn, Bộ môn còn đề xuất nguồn tài chính phục vụ một số hoạt động ngoại khóa như: hỗ trợ sinh viên nghèo có thành tích học tập tốt, giao lưu với các Bộ môn khác... Việc lập bản dự trù kinh phí cho phép Bộ môn có thể chủ động trong việc triển khai kế hoạch hành động. Về công tác quản lí tài chính, bộ môn thực hiện qua việc kê khai đầy đủ các khoản tài chính hoạt động trong biên bản các cuộc họp và giao nhiệm vụ quản lí tài chính cho thư kí của bộ môn. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên bên cạnh nguồn tài chính do trường cấp, bộ môn còn xây dựng quỹ tài chính riêng được trích từ sự đóng góp của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động [H.06.01.05]. 2. Điểm mạnh. Chủ động xây dựng kế hoạch tài chính qua các năm. Công tác lập kế hoạch rõ ràng, phù hợp với yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của bộ môn. 46 Có nguồn quỹ riêng hỗ trợ hoạt động ngoại vi. Quản lí tài chính đồng nhất và nhanh chóng. 3. Tồn tại. Nguồn tài chính còn hạn hẹp. Chưa có nguồn tài chính hộ trợ hoạt động ngoại khóa. 4. Kế hoạch hành động. Bộ môn cần chủ động nâng cao khả năng tài chính của bản thân thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các dự án, qua việc xây dựng các học liệu… Việc xây dựng kế hoạch tài chính đầu năm của bộ môn cần phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của năm học, những yêu cầu mới của hoạt động đào tạo để đưa ra các phương án tài chính phù hợp. 5. Tự đánh giá. Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 6.2: Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo về tài chính theo quy định. 1. Mô tả. Việc thực hiện công tác quản lý tài chính được chuẩn hóa minh bạch, theo đúng quy định. Công tác hạch toán đã được tin học hóa từ năm 2005. Nguồn tài chính được quản lý tập trung. Mọi khoản thu, chi đều được phản ảnh vào báo cáo tài chính năm của Trường và chấp hành theo cơ chế kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước và thẩm định quyết toán của sở Tài chính [H06.02.01]. Ngoài ra công tác quản lý tài chính hàng năm còn được kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên bởi Ban Thanh tra nhân dân của Trường. Các khoản chi đều có sự kiểm soát của Kho bạc nhà nước và thẩm định của sở Tài chính. Chứng từ kế toán rõ ràng, chính xác, cập nhật kịp thời vào sổ sách [H06.02.02]. Công tác kiểm kê quỹ hàng tháng, đối chiếu số liệu thu chi trong tuần/tháng của tất cả các loại quỹ được thực hiện tốt. Đối với các đơn vị trực thuộc, Trường hướng dẫn chế độ kế toán, phổ biến các văn bản của Nhà nước về quản lý tài chính, tổ chức thực hiện kiểm tra tài chính, kiểm tra tính chính xác của các báo cáo [H06.02.03]. Về phía bộ môn, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo về tài chính được bộ môn thực hiện theo đúng quy định của trường và của sở tài chính. Công tác quản lý tài chính được chuẩn hóa minh bạch. Mọi khoản thu, chi phục vụ hoạt động đào tạo ngành địa lí đều được phản ảnh vào báo cáo tài chính năm của bộ môn vào cuối năm học theo quy định của Qui chế chi tiêu nội bộ [H06.02.04]. Các khoản chi đều được ghi rõ ràng, chính xác, cập nhật kịp thời vào sổ sách [H06.02.05]. Công tác kiểm kê quỹ hàng tháng, đối chiếu số liệu thu chi trong tuần/tháng của tất cả các loại quỹ được thực hiện tốt . Bộ môn luôn có các báo cáo về tình hình tài chính của mình theo các quy định về thanh tra tài chính của trường. Tuy nhiên, các quy định về chế độ quản lý tài chính thay đổi quá thường xuyên nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác này. 47 2. Điểm mạnh Việc sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động đào tạo ngành địa lí được công khai hóa, minh bạch và tuân thủ các quy định của Nhà nước. Việc kiểm tra giám sát, đánh giá báo cáo tài chính được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Quản lý tài chính đúng luật, phát huy tính tự chủ cao trong thu chi ngân sách. Nhà Trường cũng đã ban hành Qui chế chi tiêu nội bộ và thường xuyên được cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với qui định của Bộ Tài chính . 3. Tồn tại Kế hoạch quản lý tài chính có rất nhiều cố gắng nhưng các quy định về chế độ quản lý tài chính thay đổi quá thường xuyên. 4. Kế hoạch hành động. Cán bộ quản lí Bộ môn đề xuất và góp ý với Trường để cải tiến hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của Bộ môn. 5. Tự đánh giá. Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 6.3: Có các nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ hoạt động đào tạo. 1. Mô tả. Trong hoạt động chung của trường hiện nay, nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ hoạt động đào tạo là nguồn kinh phí cấp từ ngân sách tỉnh và nguồn thu sự nghiệp [H.06.01.02]. Các nguồn thu hợp pháp của Trường ngày càng tăng đáp ứng các hoạt động của Trường và phục vụ tái đầu tư phát triển, cụ thể: năm 2004 là 25,5 tỷ; năm 2005 là 34,3 tỷ; năm 2006 là 54,3 tỷ … Về hoạt động đào tạo ngành địa lí, trường có sự phân bố nguồn tài chính của mình về bộ môn. Hàng năm trường Đại học An Giang đều có thông báo công khai dự toán và phân bổ cho các đơn vị trực thuộc [H06.01.03]. Bên cạnh nguồn tài chính của trường, bộ môn còn có nguồn hỗ trợ tài chính độc lập khác từ việc biên soạn tài liệu [H.06.03.01], nghiên cứu khoa học [H.06.03.02], triển khai sinh viên thực tập [H.06.03.03], nguồn học bổng tài trợ [H.06.03.04]. Tuy nhiên, nguồn tài chính này tương đối hạn hẹp so với nhu cầu sử dụng. 2. Điểm mạnh. Nguồn tài chính đảm bảo tính hợp pháp. Có nguồn thu sự nghiệp hỗ trợ hoạt động đào tạo. 3. Tồn tại. Nguồn tài chính còn eo hẹp và phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn tài chính của trường. 4. Kế hoạch hành động. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hiện các dự án, qua đó tăng nguồn tài chính cho hoạt động đào tạo. Phối hợp với tổ chức đoàn hội tìm nguồn học bổng có giá trị hỗ trợ hoạt động của ngành đào tạo. 48 Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhằm nâng cao nguồn tài chính hợp pháp. Tìm kiếm các nhà tài trợ, nhà hảo tâm thực hiện quỹ khuyến học nhằm giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 5. Tự đánh giá. Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 6.4: Thực hiện công khai tài chính và có cơ chế để cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra, giám sát tài chính. 1. Mô tả. Nguồn tài chính phục vụ hoạt động đào tạo được trường thực hiện minh bạch và công khai. Các kế hoạch tài chính đều được phản ánh trong báo cáo của trường. Tình hình thu học phí hệ chính qui các năm học đều được thông báo rộng rãi (dán thông báo ngay từ đầu năm và gửi văn bản đến các khoa) [H06.04.01]. Hệ không chính qui (vừa học vừa làm) tuy mới hình thành và phát triển cũng được thông báo cụ thể [H06.04.02]. Tuy nhiên, hoạt động công khai tài chính chưa thường xuyên. Nguồn tài chính phục vụ hoạt động đào tạo ngành địa lí được bộ môn thông báo công khai qua các cuộc họp và có ghi chép đầy đủ trong các biên bản họp bộ môn . Điều này giúp cán bộ, giảng viên nắm bắt được tình hình tài chính để định hướng hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này không được thực hiện thường xuyên. Về cơ chế giám sát, kiểm tra tài chính, ở cấp độ bộ môn không thể hiện rõ do việc giao trách nhiệm quản lí tài chính cho thư kí bộ môn và được phản ánh qua sổ ghi chép hoạt động định kì.[H06.04.03] 2. Điểm mạnh Những khoản chi tiêu minh bạch và được công khai qua các cuộc họp bộ môn. 3. Tồn tại. Việc công khai tài chính chưa thường xuyên. Chưa có cơ chế r õ r à n g để giảng viên giám sát hoạt động tài chính của nhà trường. 4. Kế hoạch hành động. Thực hiện công khai tài chính thường xuyên hơn. Nhà trường cần cụ thể hóa các cơ chế giám sát kiểm tra, có thể sử dụng công nghệ thông tin để giáo viên có thể tiếp cận và nắm bắt tình hình tài chính dễ dàng hơn. 5. Tự đánh giá. Chưa đạt tiêu chí đánh giá. Kết luận về tiêu chuẩn 6: Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3. Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 1 49 Tiêu chuẩn 7: Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm thuộc chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông Tiêu chí 7.1: Thực hiện đánh giá phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực của sinh viên tốt nghiệp; đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan trong đánh giá. 1. Mô tả Việc đánh giá phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực của sinh viên đã được theo dõi trong suốt quá trình học tập. Công tác đánh giá có sự cộng tác, phối hợp từ nhiều phía như giảng viên, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và đã được thực hiện trong từng học kì. Công tác này được thực hiện khá tốt, do đó đã góp phần động viên, khích lệ sinh viên. Công tác đánh giá sinh viên được Trường, Khoa thực hiện thường xuyên [H07.01.01]. Việc đánh giá diễn ra công bằng, dân chủ và khách quan. Trước hết, trong mỗi đợt đánh giá, mỗi sinh viên tự đánh giá mình, tiếp theo đánh đó giá sẽ được thảo luận và thống nhất ở tổ, nhóm, rồi đến lớp. Sau khi tập thể lớp thống nhất, kết quả đánh giá sẽ được chuyển lên Khoa, Trường xem xét. Thông thường, Khoa, Trường tôn trọng sự đánh giá của tập thể sinh viên và phê duyệt. 2. Điểm mạnh Quy trình đánh giá phát huy được tính tự chủ của sinh viên. Nhờ vậy bảo đảm tính công bằng, dân chủ và khách quan. 3. Tồn tại Ngoài kết quả học tập, các phương diện còn lại chưa được lượng hóa cụ thể nên kết quả chỉ có giá trị tương đối. 4. Kế hoạch hành động Đề xuất với nhà trường ngoài kết quả học tập, các phương diện đánh giá còn lại sẽ được lượng hóa cụ thể từ năm học 2009 - 2010. Hồ sơ học tập cá nhân của sinh viên sẽ được theo dõi, nhận xét, đánh giá theo từng học kì. 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 7.2: Thực hiện theo dõi và đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên của Khoa 1. Mô tả Theo dõi tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Nó giúp Khoa, Bộ môn có cơ sở để đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo, làm căn cứ để phát triển chương trình phù hợp với nhu cầu của xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu về cựu sinh viên cũng là việc cần làm đối với một cơ sở đào tạo. Trường cũng đã có chương trình khảo sát việc làm của sinh viên ngành sư phạm [H07.02.01]. Cơ sở dữ liệu này giúp duy trì được mối liên hệ thường xuyên giữa cơ sở đào tạo và cựu sinh viên. Qua đó, cơ sở đào tạo vừa có thể nhận 50 được những thông tin phản hồi về sản phẩm đào tạo, vừa có thể tranh thủ được nguồn lực vật chất và tinh thần phục vụ cho hoạt động đào tạo của mình. 2. Điểm mạnh Điểm đầu vào của sinh viên Khoa Sư phạm là khá cao [H07.02.02]. Sinh viên của Khoa năng động và dễ thích nghi với thực tiễn xã hội. Khoa có lực lượng cựu sinh viên rất đông đảo [H07.02.03]. Nhiều người đã trở thành những nhà giáo có uy tín, những nhà lãnh đạo, quản lí có vị trí cao trong ngành giáo dục và trong xã hội nói chung [H07.02.04]. 3. Tồn tại Việc theo dõi tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp còn nặng về cảm tính và thiếu tính hệ thống, theo một nề nếp chung của hầu hết các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam từ trước đến nay. Khoa cũng như Bộ môn chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về cựu sinh viên. Hạn chế này có một phần từ yếu tố khách quan là lâu nay, Khoa cũng như Bộ môn chỉ có nhiệm vụ đào tạo, việc quản lí hồ sơ sinh viên (tuyển sinh cũng như tốt nghiệp) chủ yếu do Trường đảm nhiệm. Vì vậy những thông tin của sinh viên sau khi ra trường Khoa và Bộ môn rất khó nắm bắt. 4. Kế hoạch hành động Phối hợp với nhà trường từ năm học 2009 - 2010 lập cơ sở dữ liệu về cựu sinh viên và theo dõi tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong tương lai gần, nếu cơ chế quản trị đại học không thay đổi, công việc quản lí, giảng dạy cho sinh viên nhiều hệ đào tạo khác nhau vẫn quá tải đối với Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn và các giảng viên thì việc phối hợp và theo dõi này rất khó khăn và khó có hiệu quả. Do đó, từ năm học 2009 - 2010 phải có sự thay đổi cơ chế quản trị đại học của trường để việc theo dõi và đánh giá sinh viên tốt nghiệp cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên được tiến hành thuận tiện hơn. Từ năm học 2009 - 2010 thành lập Hội cựu sinh viên của Bộ môn, thông qua một vài đầu mối để nắm rõ thông tin về các sinh viên đã tốt nghiệp. Nhân những ngày họp mặt truyền thống của Bộ môn, tranh thủ thu thập thông tin qua các phiếu cung cấp thông tin và các phương tiện thu thập thông tin khác như: mail, điện thoại. 5. Tự đánh giá: Chưa đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 7.3: Triển khai các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp 1. Mô tả Chương trình đào tạo của Bộ môn xác định rõ là đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên rất cụ thể, vì vậy, nếu hiểu “tư vấn nghề nghiệp và việc làm” theo nghĩa giúp cho người học chọn đúng nghề nghiệp mà họ có sở trường và yêu thích thì hoạt động tư vấn không cần đặt ra đối với Bộ môn. Còn nếu hiểu “tư vấn nghề nghiệp và việc làm” theo nghĩa giúp sinh viên giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về chuyên môn, nghiệp vụ thì chủ yếu nằm trong khuôn khổ các môn học đã được thiết kế trong chương trình. Tuy vậy, ở đây có thể phân tích một vài nội dung có liên quan đến tiêu chí hiểu theo nghĩa thứ hai. Hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng của một cơ sở đào tạo đại học. Nếu được trang bị đầy đủ các hiểu biết về nghề thì sinh viên sẽ có định hướng học tập rõ hơn và đạt kết quả cao hơn. 51 Hằng năm, sinh viên năm thứ nhất của Bộ môn được giới thiệu đầy đủ cơ cấu tổ chức, quá trình hình thành, phát triển và chương trình đào tạo của Bộ môn qua buổi học “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên” [H07.03.01]. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, các lớp đều có các giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập để hỗ trợ sinh viên giải đáp những thắc mắc cho sinh viên. [H07.03.02]. Sinh viên được tạo mọi điều kiện thực hiện tập giảng tại các phòng chuyên dụng của Khoa. 2. Điểm mạnh Hàng năm Trường đều có những hoạt động thiết thực đối với việc tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Lãnh đạo Khoa, Bộ môn và nhiều giảng viên gần gũi với sinh viên. Tạo cho sinh viên một môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh, dễ có sự đồng cảm và chia sẻ. Không khí đó đã trở thành một nền nếp chung của Khoa, Bộ môn, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư vấn. 3. Tồn tại Nội dung tư vấn chỉ được thực hiện một cách lẻ tẻ và mang tính cá nhân. Bộ môn chưa thành lập được hội đồng tư vấn. Công tác chủ nhiệm lớp còn nặng về hành chính. Giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự là chỗ dựa tinh thần cho sinh viên. 4. Kế hoạch hành động Từ năm học 2009 - 2010 thành lập hội đồng tư vấn của Bộ môn. Mời những cựu sinh viên thành đạt về Bộ môn chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên đang theo học. Đối với sinh viên năm thứ tư, trước khi ra trường Bộ môn chú ý hơn đến việc trang bị kinh nghiệm thực tiễn sư phạm để sinh viên sớm thích nghi với môi trường mới. 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. Kết luận về Tiêu chuẩn 7: Khoa sư phạm thực hiện khá tốt việc đánh giá phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực của sinh viên tốt nghiệp; đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan trong đánh giá. Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên của Khoa. Các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và việc theo dõi, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp chủ yếu do Trường thực hiện, Khoa và Bộ môn chỉ hỗ trợ thêm các hoạt động đó. Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 02. Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 01. 52 D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Các biện pháp được đề xuất, các hoạt động cần thực hiện, tổ chức giám sát, đánh giá và thời hạn phải hoàn thành các hoạt động đó. - Trường cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho giảng viên có thời gian nghiên cứu sâu về chuyên môn, được nhanh chóng học tiếp các chương trình sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn. - Bố trí thêm các phòng học chuyên dụng để sinh viên có thêm phòng tập giảng nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng như để sinh viên tiếp xúc nhiều với công tác giảng dạy. - Có chế độ tài chính linh động hơn, tăng chế độ ở các khoản ra đề, chấm thi,… nhằm tạo điều kiện cho giảng viên có thêm thu nhập. - Đề nghị Trường, Khoa tổ chức thêm nhiều Hội thảo chuyên đề nghiệp vụ sư phạm để tập hợp các ý kiến của giáo viên, cán bộ lãnh đạo ở các trường THPT về các hoạt động kiến tập, thực tập của sinh viên Khoa Sư phạm nói chung và sinh viên Bộ môn Địa lý nói riêng. - Đề xuất với Trường có những chính sách thích hợp nhằm tạo môi trường học thuật thuận lợi hơn cho các giảng viên nghiên cứu khoa học. - Đề xuất Trường có những chính sách tài chính và bố trí, trang bị hơn nữa các trang thiết bị để giảng viên có điều kiện nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm nâng cao năng lực sư phạm của các giảng viên cũng như tăng hiệu quả dạy - học của trường nói chung và của Khoa, Bộ môn nói riêng. - Trường cần tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích (văn nghệ, thể dục thể thao,…) cho giảng viên và sinh viên tham gia hơn nữa. Vì nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới giáo dục theo xu hướng chung hội nhập trong khu vực và thế giới, hy vọng những đề nghị trên được đáp ứng trong thời gian sớm nhất. 2. Nhận định về tình hình và kết quả các kiến nghị trong đợt Tự đánh giá lần trước (nếu có), đồng thời đánh giá các hoạt động Tự đánh giá. Đây là đợt Tự đánh giá đầu tiên của Bộ môn. 3. Thời gian tiến hành đợt Tự đánh giá tiếp theo năm… 4. Kiến nghị cấp độ kiểm định có thể đạt được và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định. Chương trình đào tạo của Bộ môn cần có thêm thời gian để hoàn thiện. Trước mắt Bộ môn chưa có kế hoạch kiếm nghị kiểm định và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định. 53 Phụ lục 1 BẢNG MÃ CÁC THÔNG TIN MINH CHỨNG STT Mã minh chứng Mô tả ngắn gọn thông tin 1. H01.01.01 Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý. 2. H01.01.02 Xem [H01.01.01] 3. H01.01.03 Chương trình khung Bộ môn Địa lý 4. H01.01.04 Xem [H01.01.03] 5. H01.01.05 Xem [H01.01.01] 6. H01.02.01 Kế hoạch chiến lược phát triển của ĐHAG giai đoạn 2006- 2015 và tầm nhìn đến 2020. 7. H01.02.02 Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tỉnh An Giang 8. H01.02.03 Xem [H01.01.01] 9. H01.02.04 Xem [H01.01.01] 10. H01.02.05 Khung chương trình của Bộ GD&ĐT 11. H01.02.06 Biên bản điều chỉnh các môn học của Bộ môn 12. H01.02.05 Biên bản nghiệm thu các CTGD đào tạo theo tín chỉ. 13. H01.03.01 Cơ cấu tổ chức của Bộ môn 14. H01.03.02 Danh sách phân công giảng dạy của Bộ môn 15. H01.04.01 Điều lệ trường Đại học 16. H01.05.01 Bảng danh sách giảng viên Bộ môn dự giờ sinh viên thực tập tại các trường phổ thông 17. H01.05.02 Biên bản đánh giá các hoạt động của giảng viên trong Bộ môn theo từng học kỳ 18. H01.05.03 Phiếu lấy ý kiến phản hồi của Sinh viên 19. H01.05.04 Kết quả khảo sát 206 SV về công tác kiểm tra, thi cử 20. H02.01.01 Xem [H01.01.03] 21. H02.01.02 Chương trình khung của Bộ môn 22. H02.01.03 Chương trình mục tiêu giáo dục của tỉnh An Giang 23. H02.02.01 Chương trình khung của Bộ môn 24. H02.02.02 Chương trình khung của Bộ môn 25. H02.03.01 Đề cương chi tiết các môn học 26. H02.03.02 Niên lịch năm học 2009-2010 của trường ĐHAG 27. H02.03.03 Biên bản điều chỉnh các môn học của Bộ môn 28. H02.04.01 Phòng máy GV- SV và SV sử dụng laptop 29. H02.04.02 Sổ đăng ký mượn và sử dụng máy LCD, màn chiếu, overhead của Khoa Sư phạm 30. H02.04.03 Danh sách giảng viên Bộ môn và sinh viên ngành Sư phạm Địa lý 31. H02.05.01 Tài liệu báo cáo của chuyên gia 54 32. H02.05.02 Đề cương chi tiết các môn học 33. H02.05.03 Xem [H01.01.03] 34. H02.05.04 Xem [H01.01.03] 35. H02.05.05 Phiếu lấy ý kiến phản hồi của sinh viên 36. H02.06.01 Kế hoạch tổ chức thực tập và kiến tập sư phạm 37. H02.06.02 Kế hoạch hoạt động của Khoa Sư phạm 38. H02.06.03 Biên bản họp sơ kết giữa kì kiến tập, thực tập của các trường. 39. H02.06.04 Biên bản họp các đoàn kiến tập, thực tập 40. H02.07.01 Quy định thực hiện đề tài NCKH, biên soạn giáo trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm của Trường ĐHAG 41. H02.07.02 Quy trình, thủ tục thực hiện đề tài NCKH các cấp và biên soạn giáo trình/tài liệu giảng dạy của Trường ĐHAG 42. H02.07.03 Danh sách Sinh viên của Bộ môn làm Khóa luận tốt nghiệp 43. H02.07.04 Quy định hình thức trình bày báo cáo kết quả NCKH 44. H02.07.05 Hội thảo sở hữu trí tuệ trong hoạt động NCKH và phát triển công nghệ số 475KH/ĐHAG ngày 9 tháng 5 năm 2008 45. H02.07.06 Quyển thông tin khoa học 2004 - 2008 của trường 46. H02.07.07 Bảng điểm kết quả thực tập của Sinh viên 47. H02.07.08 Danh sách Sinh viên của Bộ môn làm Khóa luận tốt nghiệp 48. H02.07.09 Giấy mời tham gia các Hội thảo tại một số trường Đại học 49. H02.08.01 Bảng điểm học phần, điểm thi, bảng điểm tổng hợp 50. H02.08.02 Bảng điểm cá nhân 51. H02.08.03 Sổ cấp phát văn bằng, chứng chỉ, QĐ tốt nghiệp 52. H03.01.01 Danh sách giảng viên Bộ môn Địa 53. H03.01.02 Sinh viên Bộ môn Địa 54. H03.02.01 Danh sách giảng viên Bộ môn Địa 55. H03.03.01 Kế hoạch hoạt động của Bộ môn 56. H03.03.02 Chương trình hành động thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 57. H03.03.03 Kế hoạch Triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 58. H03.03.04 Danh sách giảng viên của Bộ môn đăng ký tham gia khám sức khỏe định kỳ 59. H03.03.05 Bảng xếp lọai thi đua của Khoa Sư phạm 60. H03.04.01 Sổ đầu bài các lớp DH6,7,8,9 và C32C1,3… 61. H03.04.02 Các thông báo đăng ký đề tài NCKH cấp Trường. 62. H03.04.03 Qui trình, thủ tục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và biên soạn giáo trình/tài liệu giảng dạy của Trường 55 ĐH An Giang. 63. H03.04.04 Quy định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm của Trường ĐH An Giang 64. H03.04.05 Danh sách các đề tài nghiên cứu KH từ năm 2003-2008 65. H03.05.01 Phòng máy GV- SV và SV sử dụng laptop 66. H03.05.02 Quyết định về việc đi học của Giảng viên 67. H03.05.03 Danh sách giảng viên Bộ môn học Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm 68. H03.05.04 Danh sách giảng viên Bộ môn đăng ký đào tạo Sau đại học. 69. H03.06.01 Quyết định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập 70. H03.07.01 Kết quả khảo sát sơ bộ về sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy 71. H03.07.02 Mức độ hài lòng của sinh viên với Đại học An Giang là bao nhiêu? 72. H03.07.03 Kế hoạch hoạt động của Khoa Sư phạm 73. H03.07.04 Phiếu dự giờ 74. H03.07.05 Báo cáo tổng kết năm học của 6 Khoa 75. H03.08.01 Kế hoạch hoạt động của Khoa Sư phạm 76. H03.08.02 Định mức giờ dạy của trường 77. H03.08.03 Bảng xếp lọai thi đua của Khoa Sư phạm 78. H03.08.04 Giấy khen tham gia cuộc thi 79. H03.08.05 Hình ảnh tham gia các phòng trào của Bộ môn 80. H04.01.01 Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm từ 2003 – 2007 81. H04.01.02 Quy chế chấm thi ĐH - CĐ của trường. 82. H04.01.03 Wed: 83. H04.01.04 Danh sách cán bộ tham gia chấm thi ĐH - CĐ. 84. H04.02.01 Danh sách các lớp học, bảng điểm, QĐ tốt nghiệp 85. H04.02.02 Sổ tay sinh viên mô tả về chương trình đào tạo, thông tin về quy chế đào tạo và các thông báo hướng dẫn hàng năm 86. H04.03.01 Danh sách Sinh viên nghiên cứu khoa học của khoa. 87. H04.03.02 Bảng điểm học phần, điểm thi, bảng điểm tổng hợp 88. H04.03.03 Danh sách các lớp học, bảng điểm, QĐ tốt nghiệp 89. H04.03.04 Quyết định thành lập Câu lạc bộ Địa lý 90. H04.03.05 Chương trình khung của Bộ môn 91. H04.03.06 Thư mời tham gia Hội thảo của các trường Đại học. 92. H04.04.01 Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30-5-1996 của BCHTW khóa VIII về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ 56 chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học 93. H04.04.02 Kế hoạch hoạt động của Khoa Sư phạm 94. H04.05.01 Danh sách Sinh viên được vay vốn hỗ trợ học tập 95. H04.05.02 Danh sách Sinh viên Khá, Giỏi lãnh học bổng 96. H04.05.03 Danh sách Sinh viên lãnh học bổng của các nhà tài trợ 97. H04.05.04 Danh sách Sinh viên gia đình chính sách, dân tộc,… được nhận học bổng 98. H04.05.05 Hình ảnh Sinh viên của Bộ môn tham gia các phong trào. 99. H04.06.01 Danh sách Sinh viên Khá, Giỏi lãnh học bổng 100. H04.06.02 Danh sách Sinh viên lãnh học bổng của các nhà tài trợ 101. H04.06.03 Các bảng điểm và điểm rèn luyện tổng hợp của Sinh viên ngành Sư phạm Địa lý 102. H04.06.04 Danh sách Sinh viên được giữ lại Bộ môn tham gia công tác giảng dạy. 103. H05.01.01 Bảng kiểm kê sách của Thư viện 104. H05.01.02 Trang web của thư viện : 105. H05.01.03 Điều tra xã hội học - phiếu điều tra và phỏng vấn sinh viên và giảng viên 106. H05.02.01 Kiểm kê tài sản và chứng từ mua sắm thiết bị tin học 107. H05.02.02 Thiết bị dạy học của trường và khoa 108. H05.02.03 Sổ mượn LCD của Khoa 109. H05.02.04 Đơn mượn LCD phục vụ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, báo cáo chuyên đề học tốt. 110. H05.03.01 Thời khóa biểu năm học 111. H05.03.02 Bản số liệu xử lí diện tích phòng học 112. H05.03.03 Quyết định Ban hành quy định về phòng học bộ môn Số: 37/2008/QĐ-BGDĐT 113. H05.03.04 Bảng thiết kế và thi công xây dựng phòng học và ký túc xá mới. 114. H05.04.01 Giấy khen thành tích thể dục thể thao. 115. H05.04.02 Các văn bản tổ chức hội thao cấp trường 116. H05.04.03 Bảng thiết kế và thi công xây dựng phòng học và ký túc xá mới. 117. H05.05.01 Kế hoạch đánh giá cơ sở vật chất bộ môn 118. H05.05.02 Đơn đề nghị cấp các thiết bị dạy học cho bộ môn phục vụ hoạt động đào tạo. 119. H05.05.03 Đơn đề nghị sửa chữa, nâng cấp phòng phòng bộ môn 120. H05.05.04 Kế hoạch sửa chữa và kinh phí mua sắm các năm 2006, 2007, 2008 121. H05.06.01 Bảng quy hoạch tổng thể trường ĐHAG 57 122. H05.06.02 Quyết định thành lập câu lạc bộ Môi trường. 123. H05.06.03 Quyết định thành lập các đội: dân quân tự vệ, PCCC… 124. H05.06.04 Kiểm kê tài sản dụng cụ bảo vệ và phòng cháy chữa cháy 125. H05.06.05 Thống kê tình hình sinh viên vi phạm pháp luật, bạo lực trong HSSV qua các năm. 126. H06.01.01 Báo cáo Tài chính 127. H06.01.02 Quy chế chi tiêu nội bộ 128. H06.01.03 Công khai dự toán & phân bổ cho các đơn vị trực thuộc 129. H06.01.04 Bản dự trù kinh phí hoạt động 130. H06.01.05 Biên bản ghi chép cuộc họp bộ môn 131. H06.02.01 Thẩm định quyết toán (Thông báo của Sở Tài chính ) 132. H06.02.02 Báo cáo Tài chính 133. H06.02.03 Công khai quyết toán THU - CHI 134. H06.02.04 Báo cáo tài chính bộ môn 135. H06.02.05 Sổ ghi chép hoạt động của bộ môn 136. H06.01.02 Quy chế chi tiêu nội bộ. 137. H06.01.03 Công khai dự toán & phân bổ cho các đơn vị trực thuộc 138. H06.03.01 Tài liệu được biên soạn phục vụ đào tạo ngành địa lí 139. H06.03.02 Quy định kinh phí nghiên cứu khoa học 140. H06.04.03 Sổ ghi chép thu- chi Bộ môn Địa lí 141. H06.03.03 Văn bản kế hoạch thực tập của sinh viên 142. H06.03.04 Các văn bản hình thức học bổng. 143. H06.04.01 Các văn bản cập nhật về Thu học phí (Đại học chính qui): 144. H06.04.02 Các văn bản cập nhật về Thu học phí (Hệ vừa học vừa làm) 145. H06.01.05 Biên bản ghi chép cuộc họp bộ môn. 146. H07.01.01 Phiếu đánh giá Sinh viên. 147. H07.02.01 Phiếu khảo sát việc làm của Sinh viên Khoa Sư phạm. 148. H07.02.02 Danh sách thí sinh trúng tuyển vào Khoa Sư phạm. 149. H07.02.03 Danh sách Sinh viên Khoa Sư phạm tốt nghiệp từ năm 2003 đến nay. 150. H07.02.04 Danh sách cựu Sinh viên Khoa Sư phạm thành đạt. 151. H07.03.01 Lịch học "Tuần sinh hoạt công dân" của Sinh viên trong trường. 152. H07.03.02 Bảng phân công cán bộ giảng viên của Bộ môn làm Chủ nhiệm và Cố vấn học tập 58 Phụ lục 2. PHIẾU TỔNG KẾT TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG TIÊU CHÍ Tên trường: Đại học An Giang. Tên Khoa: Khoa Sư Phạm. Khối ngành: Địa Lí. Ký hiệu các mức. Đ - Đạt; C - Chưa đạt; KĐG - Không đánh giá. Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chí Đ C KĐG 1.1 X 1.2 X 1.3 X 1.4 X 1.5 X Tiêu chí Đ C KĐG 2.1 X 2.2 X 2.3 X 2.4 X 2.5 X 2.6 X 2.7 X 2.8 X Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí Đ C KĐG 3.1 X 3.2 X 3.3 X 3.4 X 3.5 X 3.6 X 3.7 X 3.8 X 59 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chí Đ C KĐG 4.1 X 4.2 X 4.3 X 4.4 X 4.5 X 4.6 X Tiêu chuẩn 5 Tiêu chí Đ C KĐG 5.1 X 5.2 X 5.3 X 5.4 X 5.5 X 5.6 X Tiêu chuẩn 6 Tiêu chí Đ C KĐG 6.1 X 6.2 X 6.3 X 6.4 X Tiêu chuẩn 7 Tiêu chí Đ C KĐG 7.1 X 7.2 X 7.3 X Tổng hợp Kết quả đánh giá Đạt Chưa đạt KĐG Số tiêu chí 36 04 0 Tỉ lệ (%) 90 10 0 60 61 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý.pdf