Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam

Tiểu thương, họ là những người từ người buôn thúng bán mẹt đến những người có cửa hàng, cửa hiệu nhưng vốn liếng chưa đạt tới ngưỡng một nhà tư sản. Đội ngũ những người buôn bán nhỏ có đóng thuế môn bài thường xuyên là khoảng 130.000 người. Thợ thủ công, vào giữa những năm 30 của thế kỷ này, có khoảng 21,6 thợ thủ công chuyên nghiệp, đông đảo nhất là Bắc Kỳ. So với hai bộ phận trên, bộ phận này có đời sống bấp bênh nhất bởi với sự xuất hiện các doanh nghiệp lớn đe doạ thủ công nghiệp phá sản. Tóm lại, có thể nói trong giai đoạn này dưới tác động và ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân, nhưng có hạn chế về số lượng và tiềm lực kinh tế. Tính chất cơ bản của xã hội Việt Nam thời cận ddaij là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

doc19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ -----š›&š›----- CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-Xà HỘI Ở VIỆT NAM Đề tài: GVHD: Trịnh Thành Công SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV: K37.602.104 Lớp: K37_Sử B Môn: Lịch sử Việt Nam cận đại TP Hồ Chí Minh tháng 11/2012 MỤC LỤC I. Hoàn cảnh lịch sử 3 1. Tình hình thế giới 3 2. Nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất 3 II. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 4 1. Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 4 2. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 4 III. Những biến đổi trong nền kinh tế-xã hội của Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 5 1. Những biến đổi trong nền kinh tế 5 2. Những biến đổi trong xã hội 10 IV. Kết luận 14 Phụ lục 15 Tài liệu tham khảo 19 I. Hoàn cảnh lịch sử Tình hình thế giới Vào 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng tăng. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước phương Tây đối với các quốc gia phong kiến phương Đông. Cùng với đó là sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và chủ quyền quốc gia của dân tộc phương Đông, mà Lênin gọi là “Sự thức tỉnh của phương Đông” vào đầu thế kỉ XX. Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thành công đã đưa đến sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, trở thành ngọn đuốc soi đường cho phong trào cách mạng thế giới. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập cùng với sự ra đời hàng loạt các Đảng Cộng sản như Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921.. đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa của Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phát triển mạnh mẽ. Tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận nhưng nền kinh tế Pháp bị tàn phá nặng nề, hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ Frang. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải bị tàn phá trầm trọng, thương nghiệp bị đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng Frang bị mất giá, các khoản đầu tư ở Nga là 5 tỉ Frang bị mất trắng. Nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Frang. Chiến tranh cúng đã tiêu huỷ hàng triệu Frang đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ. II. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp Sau chiến tranh thứ nhất, tuy thắng trận nhưng nước Pháp đã chịu nhiều hậu quả hết sức nặng nề. Do đó, để giải quyết những nhu cầu về kinh tế, chính trị và xã hội nước Pháp sau chiến tranh, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục vị thế của Pháp trong thế giới tư bản, giai cấp tư sản Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa tập trung chủ yếu vào Đông Dương và Châu Phi nhưng tập trung chủ yếu vào Việt Nam. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp Về thời gian, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được bắt đầu từ sau khi kết thức Chiến tranh thế giới thứ nhất và chấm dứt trước cuộc tổng khủng hoảng 'kinh tế thế giới, tức là từ năm 1919 đến năm 1929.  Điểm nổi bật của chương trình khai thác thuộc địa lần hai là được tiến hành trên quy mô lớn gấp nhiều lần so với trước chiến tranh. Thời kì trước chiến tranh trong vòng 30 năm (1888-1918), tư bản Pháp đầu tư vào Đông Dương trên dưới 1 tỷ Frang vàng, thì chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), con số đó đã tăng lên đến 4 tỷ Frang. Biểu đồ thể hiện sự tập trung đầu tư vốn vào một số ngành kinh tế chủ yếu của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 Như vậy sự đầu tư có xu hướng tập trung vào nông nghiệp, chủ yếu lúa gạo xuất khẩu và cao su. Trong khi đó vào đầu thế kỉ XX với “Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất”, sự đầu tư được ưu tiên cho khai thác mỏ, giao thông vận tải và thương mại. Trong thời điểm này nổi bật lên vai trò của Ngân hàng Đông Dương trong hoạt động kinh tế cũng như trong sự đầu tư của tư bản Pháp ở Việt Nam. Với các chức năng phát hành tiền, thương mại và đầu tư, có thể nói Ngân hàng Đông Dương đã can thiệp sâu vào lĩnh vực kinh tế-xã hội Việt Nam, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế Đông Dương. Sự tăng cường đầu tư của tư bản Pháp trong “Chương trình khai thác thuộc địa lần 2” đã có tác động và ảnh hưởng quan trọng làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế truyền thống ở Việt Nam. III. Những biến đổi trong nền kinh tế-xã hội của Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất Những biến đổi trong nền kinh tế Nông nghiệp Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước chuyển biến theo hướng hiện đại . Sự đầu tư vào nông nghiệp tăng nhanh từ 52 triệu Frang (1924) lên tới 400 triệu Frang (1927). Diện tích trồng lúa và sản lượng cũng tăng nhanh theo từng năm 1939: 4,4 triệu ha, 5,25 triệu tấn; 1943: 4,7 triệu ha, 6,04 triệu tấn. Kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn này có xu hướng gắn liền với thị trường bên ngoài chủ yếu các thị trường lúa gạo và cao su. Dường như đã có những mâu thuẫn giữa hai xu hướng: một mặt tăng cường sự phụ thuộc của kinh tế Đông Dương đối với chính quốc, mặt khác do có sự gắn kết với thị trường bên ngoài tạo nên sự phát triển và những biến đổi về kinh tế Việt Nam. Sự mở rộng và phát triển kinh tế đồn điền, trước hết về diện tích, chỉ trong vòng 30 năm từ 1900 đến 1930 đã tăng từ 322.000 ha lên đến 1.025.600 ha. Năm 1937, toàn Đông Dương có 814 đồn điền cao su, trong đó 382 đồn điền của người Pháp chiếm tới 93,4% tổng diện tích. Trong kinh doanh cao su đã hình thành ba tập đoàn lớn: Công ty đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới và Công ty Misơlanh. Ngoài ra còn có các đồn điền trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, mía được xây dựng và mở rộng diện tích. Cà phê dược trồng chủ yếu ở Bắc Kì và Trung Kì, có diện tích 10.000 ha, sản lượng từ 2000-3000 tấn/năm. Nhìn chung, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nông nghiệp Việt Nam đã có biến đổi theo chiều hướng phát triển, tuy nhịp độ tăng trưởng vẫn còn tương đối thấp (khoảng 1,4%). Ở khu vực kinh tế đồn điền, khoa học kỹ thuật đã được áp dụng, công cụ lao động đã được cải tiến, công tác thủy lợi có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, do phương thức canh tác và trình độ kỹ thuật nông nghiệp cũng còn rất hạn chế, bên cạnh đó ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt dẫn tới năng suất không ổn định tuy diện tích và sản lượng vẫn tăng. Cùng với sự gia tăng dân số và tình trạng mất cân đối giữa xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng (khoảng ¼ sản lượng lúa gaojdanhf cho xuất khẩu), bình quân lương thực ngày càng giảm, dẫn tới nạn thiếu lương thực thường trực có tính phổ biến ở nhiều nông thôn. Từ những nguyên nhân trên, đối với nông dân vấn đề ruộng đất đã trở nên cấp bách, tạo ra tiền đề cho một cuộc cách mạng dân chủ bên cạnh cách mạng dân tộc. Thủ công nghiệp Đây cũng là thời kì tiểu thủ công nghiệp Việt Nam có những bước phát triển mới, các ngành nghề thủ công truyền thống đã có sự quan tâm của chính quyền thuộc địa, nhiều hội đoàn đã ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi người lao động thuộc ngành nghề. Sự phát triển mới của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam vào thời gian này còn có nguyên nhân từ nhu cầu cao của thị trường trong nước, từ sự mở rộng và phát triển của các đô thị và sự tập trung dân số ở các thị xã, thị trấn cũng như sự du nhập của các phương tiện máy móc kĩ thuật từ nước ngoài. Tiểu thủ công nghiệp phát triển chủ ysud ở Bắc Kì và Trung Kì (khoảng 7% cư dân sống bằng nghề thủ công). Ngoài các ngành thủ công truyền thống cũng đã xuất hiện thêm một số ngành mới, như: dệt, gốm sứ, mỹ nghệ, mộc… Nói chung từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tiểu thủ công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới cả về số lượng ngành nghề cũng như số lượng người tham gia, ước tính thời gian này có khoảng 108 nghề thủ công khác nhau, với tổng số thợ thủ công vào năm 1943 là 277.400, riêng Bắc Kì là 171.500 người. Tuy nhiên tiểu thủ công nghiệp Việt Nam có một số hạn chế trong quá trình phát triển, đó là việc gắn chặt và phụ thuộc vào nông nghiệp, hoạt động thủ công nghiệp mang nặng tính gia đình. Tuy có nhiều hạn chế trong cơ cấu và tốc độ phát triển nhưng sự có mặt của thủ công nghiệp trong giai đoạn này đã tạo ra những tiền đề không thể thiếu cho sự ra đời của công nghiệp dân tộc và bộ phận tư sản dân tộc cũng như vai trò, vị trí của họ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Công nghiệp Chủ trương chung của thực dân Pháp đối với Đông Dương “công nghiệp thuộc địa chỉ có thể bổ sung hoặc hỗ trợ, chứ không thể làm tổn hại đến công nghiệp chính quốc”, theo tinh thần trên nền công nghiệp Đông Dương chỉ có thể phát triển có mức độ và không thể cạnh tranh với chính quốc. Do đó trong thời kì này, công nghiệp Đông Dương có ba ngành chính: công nghiệp mỏ, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Dù không cân đối và què quặt nhưng nền công nghiệp Việt Nam cũng đã xuất hiện một nền công nghiệp với hai bộ phận công nghiệp nặng  và công nghiệp nhẹ. Vào những năm 1920, công nghiệp Việt Nam được tăng cường theo hai hướng chính: mở rộng về quy mô, về cường độ các xí nghiệp, nhà máy đã có từ trước; xây dựng thêm những xí nghiệp những công ty mới. Như vậy, so với thời kỳ trước, ngành công nghiệp đã có bước tiến về chất. Chẳng hạn, trong khai khoáng, đi đôi với việc thành lập các công ty mới như Công ty than Hạ Long, Công ty than và mỏ kim khí Đông Dương... đã xuất hiện một số cơ sở chế biến quặng, đúc kim, thiếc  ở Quảng Yên, Hải Phòng, Cao Bằng-những loại hình công nghiệp còn vắng bóng trước chiến tranh. Cùng với sự điều chỉnh trong khu vực công nghiệp nặng, khu vực công nghiệp nhẹ cũng trở nên sôi động hơn, không chỉ tăng số lượng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ, mà còn được nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất. Nhà máy dệt Nam Định được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX nay được mở rộng, nâng cấp để trở thành một trung tâm dệt nổi tiếng trên toàn liên bang với một tổ hợp nhà máy khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối.  A.Dumarest-nhà xã hội học người Pháp đã nhận xét “từ 1919 xứ Đông Dương đã xa dần giai đoạn tiền tư bản để tiến sát gần với chủ nghĩa tư bản thực sự”, nhận xét đó có thể thực sự chưa đúng với thực tế nhưng trong một chừng mực nào đó nó cũng đã phản ánh được sự phát triển của công nghiệp Đông Dương cũng như Việt Nam bấy giờ. Giao thông vận tải Giao thông vận tải là một thành tố trong cơ sở hạ tầng, đã được thực dân Pháp chủ yếu đầu tư xây dựng ngay từ đầu, nay được tiếp tục đầu tư vốn và kỹ thuật, hoàn tất những công trình đang dang dở và nâng cấp một số phương tiện giao thông vận tải mới.  Trên tuyến đường sắt xuyên Việt, thực dân Pháp tiếp tục xây dựng các đoạn Vinh - Đông Hà, Đồng Đăng - Na Sầm; đến năm 1931 đã xây dựng được 2389 km đường sắt trên đất Việt Nam. Đường bộ tiếp tục được xây dựng, nhiều con đường quốc lộ và liên tỉnh đã được rải đá cấp phối và tráng nhựa. Đến năm 1930, Pháp đã mở được 15.000 km đường bộ, trong đó có khoảng 2.000 km đường rải nhựa ,đường sắt, đường bộ có vị trí quan trọng trong kinh tế đối nội. Đường thủy đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế đối ngoại. Nó là phương tiện giao thông duy nhất lúc đó nối nước ta với các nước bên ngoài. Vì thế, cùng với quá trình hiện đại hóa các hải cảng đã có như cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Pháp cho xây dựng các hải cảng mới như Hòn Gai, Bến Thủy... Mạng lưới vận tải đường sông  vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long cũng được khai thác triệt để. Như vậy sự phát triển của giao thông vận tải thời kì này đã góp phần thống nhất thị trường dân tộc, tạo tiền đề phát triển kinh tế hàng hóa. Thương nghiệp Thương nghiệp gồm ngoại thương và nội thương cũng có những bước tiến mới mà chủ yếu là ngoại thương đã có những bước phát triển mới so với chiến tranh. Ơ Việt Nam thời gian này xuất hiện các chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Ngoại thương là lĩnh vực buôn bán mà Pháp độc quyền. Thực dân Pháp dựng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa chính quốc bằng cách đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản đã hạn chế đến mức tối đa hàng ha của nước ngoài nhập vào Đông Dương, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Tuy vậy, chỉ số ngoại thương tính trên đầu người còn rất thấp, chỉ đạt 180 Frang. Do đó mà hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô hoặc mới qua sơ chế có khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp như gạo (60-70%), cao su, than… Nhìn chung, đặc trưng của nền thương mại thuộc địa được phản ánh rõ nét trong cơ cấu xuất  nhập. Xuất chủ yếu là những mặt hàng nguyên liệu, nông sản phẩm. Nhập chủ yếu là những mặt hàng công nghiệp, kỹ thuật, những mặt hàng tiêu dùng cao cấp từ Pháp.  Tài chính Bao trùm toàn bộ đời sống kinh tế Đông Dương là hệ thống ngân hàng, đứng đầu là Ngân hàng Đông Dương.  Ngân hàng Đông Dương, ngoài chức năng được quyền phát hành giấy bạc, đã chỉ đạo các ngân hàng hàng tỉnh (19 Nông phố Ngân hàng) trong việc cho vay lãi, góp vốn thành lập các công ty, các đồn điền, các nhà máy.  Như vậy, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kình tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc thêm theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Về hình thức  đó là một cơ cấu kinh tế thuộc địa, đã mang sắc thái hiện đại nhưng thực chất đây chính là một cơ cấu kinh tế thuộc địa mất cân đối, què quặt  được biểu hiện rõ nét ở tỷ lệ giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp, giữa khu vực công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ và giữa các vùng và các miền của đất  nước. Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế đã không tỷ lệ thuận với đời sống của đại đa số tầng lớp nhân dân, nông dân ngày càng có xu hướng bần cùng hóa, từ năm 1885 đến 1943, dân số tăng gấp 2 lần trong khi diện tích canh tác chỉ tăng 0,5 lần. Tính chất thuộc địa nửa phong kiến của kinh tế Việt Nam ngày càng đậm nét hơn trong thời kì này. Nhưng dưới ảnh hưởng và tác động khách quan của quá trình đầu tư khai thác, kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều biến đổi quan trọng với những bước phát triển mới. Những biến đổi trong xã hội Trên phương diện xã hội, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam tiếp tục có sự phân hóa giai cấp sâu sắc và cùng với nó là sự xuất hiện một hệ thống thành phố kiểu phương Tây. Địa chủ phong kiến Nét đặc trưng của xã hội thuộc địa là sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân và giai cấp địa chủ  phong kiến bản xứ. Giai cấp địa chủ vì thế, không những không bị thu hẹp lại, mà trái lại được phát triển đủ mạnh để có thể trở thành nền tảng xã hội của chế độ thuộc địa. Thế lực này được đo bằng số ruộng đất tập trung trong tay họ. Ở Nam Kỳ, mức độ tập trung ruộng đất cao hơn  Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong giai cấp địa chủ đã xuất hiện sự phân tầng rõ rệt: địa chủ nhỏ, địa chủ vừa và đại địa chủ. Nam Kỳ là nơi tập trung nhiều đại địa chủ, có 2.449 đại địa chủ sở hữu từ 100 - 500 ha và 244 đại địa chủ sở hữu trên 500 ha. Nhìn chung, giai cấp địa chủ thời kỳ này chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn, nhưng đã nắm trong tay một nửa diện tích canh tác. Đến năm 1939,  Việt Nam có khoảng 6.500 địa chủ sở hữu trên 50 ha ruộng đất, trong đó Nam Kỳ có 6.200, Bắc Kỳ có 200 và Trung Kỳ có 100 người. Giai cấp “ngồi mát ăn bát vàng" này đã tách khỏi quá trình sản xuất, sống bằng việc phát canh thu tô (tô tiền, tô hiện vật và tô lao dịch). Do sự nâng đỡ của chính quyền thực dân, giai cấp địa chủ chiếm đại đa số trong cơ cấu chính quyền làng xã (Hội đồng kỳ mục, Hội đồng tộc biểu, người đứng đầu các xã, tổng và làng thôn). Đồng thời, giai cấp này còn có đại biểu của mình ở các cấp chính quyền bên trên như các Viện Dân biểu, Hội đồng quản hạt ... Rõ ràng, giai cấp địa chủ trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của chính quyền thực dân. Nông dân Đây là thành phần chiếm tuyệt đại đa số (khoảng 90% trong xã hội Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, giai cấp này đã chuyến biến sâu sắc và có sự phân tầng rõ rệt : phú nông, trung nông, bần nông và cố nông. Giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất bởi thuế khóa và phu phen tạp dịch. Cuộc sống của họ hết sức bấp bênh. Một bộ phận trong số họ bị bần cùng hóa. Đề duy trì sự tồn tại của gia đình, họ phải ra thành phố, hầm mỏ để kiếm công ăn việc làm. Một số người may mắn tìm được nơi bán sức lao động, trở thành công nhân, số khác ít may mắn hơn quay trở về nông thôn, cam chịu cuộc sống cùng quẫn, bế tắc. Biểu đồ thể hiện cơ cấu của các bộ phận trong giai cấp nông dân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Tư sản Tư sản Việt Nam, sau chiến tranh, gặp những điều kiện thuận lợi nên hoạt động kinh doanh của họ càng trở nên sôi nổi hơn, đa dạng hơn. Họ kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, từ xay xát, nhuộm. dệt, in ấn, vận tải đến sản xuất nước mắm, đường, xà phòng, sơn, đồ gốm v.v... Một số đã có trong tay một sản nghiệp lớn như mỏ, đồn điền, công ty vận tải sông biển, các công ty thương mại... Cuối những năm 1920 tư sản Việt Nam đã gia tăng về số lượng, đã đạt từ con số 20.000 người, chiếm khoảng 0,1% dân số cả nước. Tư sản Việt Nam đã từ một tầng lớp trở thành một giai cấp xã hội thực sự sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Do điều kiện kinh doanh, giai cấp tư sản Việt Nam tự phân thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là một bộ phận những nhà đại lý cho tư bản nước ngoài, những nhà thầu khoán và những tư sản hùn vốn kinh doanh với tư sản Pháp và những nhà doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với nước ngoài. Vì lợi ích kinh tế của bộ phận này gắn chặt với lợi ích kinh tế của tư bản thực dân. Ngoài bộ phận trên, phần lớn các nhà tư sản Việt Nam đều là tư  sản dân tộc. Họ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong thương nghiệp. Nhiều xí nghiệp kinh doanh của họ được mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư về kỹ thuật như xưởng sản xuất sơn của Nguyễn Sơn Hà, công ty vận tải sông biển của Bạch Thái Bưởi, xưởng dệt của Lê Phát Vĩnh. Nhiều đồn điền  ở Nam Kỳ rộng hàng nghìn mẫu thu hút hàng trăm công nhân. Sau chiến tranh, xuất hiện những cơ sở kinh doanh mới như Nhà máy gạch Hưng Ký  ở Đáp Cầu (Bắc Ninh), xí nghiệp dệt Vĩnh An ở Huế. Lợi ích kinh tế của bộ phận tư sản dân tộc không đồng nhất với lợi ích kinh tế của chính quyền thực dân. Họ bị chèn ép từ nhiều phía, từ tư sản Pháp đến các nhà tư sản ngoại kiều. Vì thế, để tồn tại và phát triển, bộ phận này đã kết hợp với nhau trong kinh doanh và do đó ít nhiều họ có tinh thần dân tộc. Nhìn chung, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam lớn mạnh và trưởng thành. Đại diện cho thế lực kinh tế của giai cấp xã hội đang lên này là những nhà doanh nghiệp sáng giá như Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Lê Phát Vĩnh. Dẫu vậy, giai cấp tư sản Việt Nam còn rất ít về số lượng cũng như vốn liếng. Tổng số vốn kinh doanh của họ chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài. Tư sản Việt Nam chủ yếu kinh doanh trong thương nghiệp, ít kinh doanh trong khu vực sản xuất. Trên thương trường, giai cấp tư sản Việt Nam lại đụng độ không cân sức với hai đối thủ : tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Công nhân Giai công nhân Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo. Đến năm 1929, chỉ tính riêng công nhân trong các doanh nghiệp của người Pháp đã là  221.050 người. Ngoài ra, có khoảng vài vạn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư sản Việt Nam và tư sản ngoại kiều, chưa kể số công nhân làm theo mùa, theo thời vụ. Về số lượng, giai cấp công nhân Việt Nam chiếm trên 1 % dân số. Tỷ lệ đó là nhỏ bé, nhưng một nước thuộc địa con số đó cũng rất đáng kể. Nhìn trên tổng thể, công nhân được phân bố trên 2 vùng rõ rệt tuỳ theo điều kiện tự nhiên: miền Bắc tập trung công nhân công nghiệp, miền Nam tập trung công nhân nông nghiệp. Đại bộ phận công nhân công nghiệp tập trung ở Hòn Gai, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn. Điều kiện sống và làm việc của công nhân rất cực khổ. Họ phải làm việc trung bình từ 10 giờ đến 14 giờ/ngày với đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị cúp phạp và bị đối xử bất nhân. Trước khi họ trở thành công nhân, họ đã là người dân một nước nô lệ. Vì thế, trong họ đã có sẵn mối thù dân tộc. Khi họ trở thành công nhân, làm thuê cho một ông chủ nào đó, bị giới chủ bóc lột, áp bức nặng nề, họ mang thêm một mối thù thứ hai–mối thù giai cấp. Mối thù dân tộc có trước thôi thúc mối thù giai cấp chín sớm. Do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam sớm giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tiểu tư sản, trí thức Cùng với sự gia tăng của cuộc khai thác thuộc địa, sự xuất hiện hệ thống thành thị kiểu phương Tây và nền giáo dục Pháp-Việt phát triển, giai cấp tiểu tư sản ngày càng trở nên đông đảo. Nó được kết hợp một cách lỏng lẻo bởi ba bộ phận: trí thức, tiểu thương và thợ thủ công. Điểm chung của họ là thị dân, sở hữu một ít tư liệu sản xuất (vốn, chất xám).  Trí thức (trong đó có học sinh, sinh viên) là bộ phận quan trọng nhất của giai cấp tiểu tư sản. Đến năn 1929, đội ngũ trí thức đã lên tới gần 40 vạn người (12.000 giáo viên, 335.545 học sinh, 23.000 viên chức và hàng trăm sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề).  Tiểu thương, họ là những người từ người buôn thúng bán mẹt đến những người có cửa hàng, cửa hiệu nhưng vốn liếng chưa đạt tới ngưỡng một nhà tư sản. Đội ngũ những người buôn bán nhỏ có đóng thuế môn bài thường xuyên là khoảng 130.000 người. Thợ thủ công, vào giữa những năm 30 của thế kỷ này, có khoảng 21,6 thợ thủ công chuyên nghiệp, đông đảo nhất là  Bắc Kỳ. So với hai bộ phận trên, bộ phận này có đời sống bấp bênh nhất bởi với sự xuất hiện các doanh nghiệp lớn đe doạ thủ công nghiệp phá sản. Tóm lại, có thể nói trong giai đoạn này dưới tác động và ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân, nhưng có hạn chế về số lượng và tiềm lực kinh tế. Tính chất cơ bản của xã hội Việt Nam thời cận ddaij là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. IV. Kết luận Quá trình đầu tư và khai thác thuộc địa cùng với việc triển khai thực hiện hàng loạt các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục của thực dân Pháp trong những năm 20 của thế kỉ XX đã du nhập vào nước ta phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân. Sự có mặt của một phương thức sản xuất hiện đại đã có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế dân tộc, thu hẹp dần các quan hệ sản xuất phong kiến và tiền tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Có thể nói sự kết hợp, đan xen giữa các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến, sự thống trị và chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành nhân tố quyết định xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam trong thời điểm này. PHỤ LỤC Những nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Công nhân đang cạo mủ ở đồn điền cao su Ngân hàng Đông Dương Công nhân đang làm việc trong xưởng cán mủ cao su hãng Michelin Cảng Bến Thủy (được xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2) thời Pháp thuộc Chợ Đông Ba (Huế) Chợ Bến Thành (Sài Gòn) TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Đinh Xuân Lâm (2010), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội. Web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_khai_thac_thuoc_dia_342.doc
Luận văn liên quan