Chương trình khảo sát-thực tập thực tế Tuyến: Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu- Thành phố Hồ Chí Minh

Chia tay vùng đất đỏ quê hương của chị Võ Thị Sáu, chúng tôi lên xe quay về thành phố. Chiếc xe bon bon chạy trên đường, và chúng tôi đồng thanh hát bài ‘biết ơn chị Võ Thị Sáu’. Khi gần ra khỏi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì cũng là lúc chia tay với hai vị khách mời là chị Vân và Hằng . Hai người đã cũng đồng hành và cùng chia sẻ những niềm vui trong suốt chặn hành trình với chúng tôi và một thành viên không kém phần quan trọng trong chuyến đi, người đã bỏ nhiều công sức để tổ chức cho chúng tôi một chuyến đi bổ ích này, đó chính là thầy Thanh, vì còn phải bận công tác tại Vũng Tàu nên thầy đã không về cùng chúng tôi. Trước khi xuống xe, thầy cũng nhắc nhở chúng tôi và chúc chúng tôi thượng lộ bình an. Sau một ngày leo núi mệt nhọc, mọi người như đã thấm mệt , không khí yên lặng hẳn đi, chị nhóm trưởng thông báo chúng tôi sẽ được dừng chân tại bò sữa Long Thành một lần nữa để cho chúng tôi có thời gian mua quà về cho mọi người.

docx24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình khảo sát-thực tập thực tế Tuyến: Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu- Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO THỰC TẾ Chương trình khảo sát- thực tập thực tế Tuyến: TPHCM-Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu- TPHCM GVHD:Nguyễn Văn Thanh Thực hiện: Nhóm HẢI ĐƯỜNG 1. Nguyễn Văn Chiến 10157022 DH10DL 2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057 DH10DL 3. Võ Châu Việt Khuê 10157080 DH10DL 4. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085 DH10DL 5. Bùi Hữu Long 10157095 DH10DL 6. Lê Thị Kim Ngân 10157119 DH10DL 7. Lê Thị Mỹ Nhung 10157137 DH10DL 8. Nguyễn Thị Thu Thân 10157175 DH10DL 9. Huỳnh Thị Huyền Trân 10157212 DH10DL Tháng 11/2011 1. Ngày 02/11/2011. 5h40: xuất phát từ trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM Hơn 150 sinh viên các lớp DH08,09,10-DL sẵn sàng cho chuyến đi hứa hẹn nhiều điều thú vị và bổ ích cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thanh- giáo viên bộ môn và hai chị trợ giảng Hà Vy và Bảo Hân đồng hành với chúng tôi. Dù phải thức dậy từ rất sớm nhưng trên khuôn mặt của mọi người đều tươi tỉnh và mang theo một niềm háo hức. Khi xe chúng tôi đi qua Suối Tiên, chúng tôi được nghe các anh, chị khóa 08DL thuyết minh và biết rằng : “ Suối Tiên toạ lạc trên một vùng đất thiêng, công viên Suối Tiên trông tựa như một thiên đường Phật giáo. Nơi đây có rất nhiều những công trình kiến trúc đậm màu huyền thoại: tượng các con cóc khổng lồ, tượng long lân quy phụng, đầu rồng nặng 300 tấn… Suối Tiên còn có thuỷ cung, Vương quốc cá sấu, Bí mật rừng phù thuỷ… và đặc biệt là Kỳ lân cung – nơi mô phỏng lại các tầng địa ngục. Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến. Có một điều kỳ lạ là trước cổng suối tiên có đặt tượng cóc 3 chân, sau khi kết thúc ngày người ta luôn luôn xoay mặt cóc hướng vào, ngày làm việc thì quay đầu cóc ra. Theo thuyết phong thủy, cóc là con vật đem lại điềm lành, cóc ba chân thường ngậm 3 đồng xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà .Không nên để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính vì có nghĩa là để cho vàng ra khỏi nhà. Đây chính là lí do vì sao người ta lại xoay mặt cóc vào sau khi làm việc”. Rời khỏi TPHCM thân yêu, chúng tôi đến Biên Hòa- Đồng Nai . ”Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước ta, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai , Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng , Đảo Ó...Đến Đồng Nai chúng ta sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà,... hay tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa.” 6h30: đến trạm dừng chân Long Thành nghỉ ngơi và ăn sáng. Chúng tôi nhanh chóng xuống xe theo hướng dẫn của chị nhóm trưởng, sau khi ăn điểm tâm bằng thức ăn nhanh mà ban hậu cần đã chuẩn bị sẵn, chúng tôi dạo một vòng tại điểm dừng chân Long Thành này. Qua khảo sát, chúng tôi thấy đây là một điểm dừng chân khá lí tưởng cho các du khách từ TP.HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu . Bò sữa Long Thành chỉ có một điểm duy nhất nằm bên phải từ TPHCM xuống và bên trái từ Vũng Tàu về TPHCM, nằm trên địa bàn xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đến đây chúng ta không những chỉ được thưởng thức các sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100%, hay loại Yoghurt "made in long thanh", mà còn có thể mua về những thứ trái cây như măng cụt, sầu riêng, mít , thậm chí khô cá với giá khá là "hữu nghị". Trong khuôn viên này còn có khu vui chơi với tổng diện tích lên đến 10 heta, phục vụ khách tham quan dã ngoại, cắm trại. Đặc biệt, tại khu nhạc nước bò sữa Long Thành, chúng ta sẽ được tắm thỏa thích với hồ bơi trong xanh và khuôn viên cây xanh râm mát, hít thở không khí trong lành, thuê xe đạp tham quan trại bò và ở đó chúng ta học được quá trình vắt sữa và biết được lịch sử xuất xứ nghề nuôi và chế biến bò sữa. Trạm dừng chân cho xe hơi đậu để du khách " xả stress" luôn luôn đông. Thực sự bò sữa Long Thành là một trạm dừng chân đáng để qua và cảm nhận. Sau 30 phút nghỉ tại bò sữa Long Thành, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đi đến Tân Thành tìm hiểu kiến trúc tôn giáo Đại Tòng Lâm Tự - nơi có nhiều kỷ lục quốc gia được ghi nhận…. 7h15: đoàn đến Đại Tòng Lâm Tự Qua tìm hiểu của bản thân và khi ở trên xe được nghe các anh chị khóa 08DL giới thiệu sơ lược về ngôi chùa này, chúng tôi được biết con đường dẫn đến Đại Tòng Lâm Tự trải dài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km trên quốc lộ 51 đi Vũng Tàu. Chùa nằm trên một vùng đất bao la chở che bởi núi rừng linh thiêng Thị Vải, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đại Tòng Lâm hằng năm đón hàng vạn khách tham quan và vãn cảnh chùa... Ngôi chùa này do cố đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa từ chùa Ấn Quang TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một Đại Tòng Lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. Hòa thượng Thích Thiện Hòa thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn. Ngài xuất gia năm 1935 tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh. Hòa thượng đã sáng lập Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh, Phật học viện Huệ Nghiêm kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại Tòng Lâm . Kiến trúc Đại Tòng Lâm Tự Cổng tam quan chùa xây bằng đá vào năm 1974 đã được thay bằng cổng tam quan mới to lớn, được xây dựng lại năm 2007. Trong khu đất rộng lớn gần 100ha, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982 với diện tích 112m² (ngang 7m, dài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có tượng Đản sinh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát bên trong cửa chính điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng. Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo, hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ : Thích Ca từ phụ phân thân đến Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh. . Ở đây cũng có những câu đối bằng chữ Quốc ngữ. Tại vườn Lâm Tì Ni: Vườn Lâm Tỳ Ni bảy bước xưng tôn cùng Vũ Trụ Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại Ta Bà. Tại vườn Lộc Uyển : Thế giới hoan ca mừng Đại Giác viên thành Phật quả Diêm Phù vui vẻ nay chúng sinh nhuần gội Pháp mầu. Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen, tượng có mái che, trước có cổng vào. Chùa còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ cao là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m. Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn.. Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm : bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca và hai vị Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Đai Hạnh Phổ Hiền), hai tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ (mỗi tượng ngang gối 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật. Điện Phật tầng trệt thờ đức Phật A Di Đà. Phía trái khu đại tự là khu vực được kiến thiết cửu phẩm cực lạc với 48 tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương cao 3,3 mét và nặng 3,5 tấn đứng giữa khoảng trời mênh mông. Một tượng cao 14,5 mét được đúc bằng bê tông đặt chính giữa. Lối đi được lát gạch mát rượi làm dịu đi phần nào cái nóng những buổi trưa hè cho khách thập phương đến viếng. Đặc biệt, trong quần thể Đại Tòng Lâm, Ni viện Thiên Hòa trong những năm qua được du khách gần xa biết đến với tên gọi “chùa bánh xèo”. Mỗi ngày chùa phục vụ các món chay như bánh xèo, bún riêu, miến, phở từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Qua đây chúng tôi còn được biết thêm chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự là ngôi đại tự có nhiều kỷ lục với những công trình quy mô to lớn, hiện đại, hiện tại chùa đang giữ 6 kỷ lục lớn đó là: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm với ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm xây dựng vào năm 1958, trùng tu 1982. Ngôi chính điện được xây mới vào năm 2002, có 2 tầng thờ Phật; mỗi tầng có chiều dài 91m, chiều rộng 46m, đã được xác lập kỷ lục  năm 2006. Và kỷ lục ngày 31-5-2007: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm - ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam. Điện Phật tầng 1 chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tôn trí 10.000 tượng Phật theo kinh Vạn Phật (từ đức Đông Phương A Súc Bệ Phật  đến đức Tinh Tú Phật) làm bằng đồng mạ vàng. Mỗi bức tượng có kích thước 25 cm x 30 cm. Trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chứa 1.000 người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần. Hằng năm, chùa là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh. Trong năm 2004 - Phật lịch 2548, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm lịch cho Tăng chúng, Ni chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 30-11-2007: Chùa Đại Tòng Lâm với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiều nhất Việt Nam. Trước ngôi chính điện là đài Di Lặc. Pho tượng Bồ tát Di Lặc được tạc từ nguyên khối đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng nặng 40 tấn, cao 5,1m (kể cả tòa sen), hoàn thành năm 2002. Pho tượng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 31-5-2007: Pho tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam. Từ giữa năm 2006 đến đầu năm 2009, cạnh đài Di Lặc, chùa xây dựng vườn tượng “Cửu phẩm Cực Lạc” gồm 48 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương, mỗi tượng cao 3,3m, nặng 3,5 tấn, ở giữa đặt pho tượng Di Đà Bổn Tôn cao 18m bằng bê tông xi-măng cốt thép…Công trình đã được xác lập kỷ lục ngày 21-3-2009: Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam. Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam. Nhân Lễ vía đức Phật A Di Đà năm Canh Dần, vào sáng ngày 20-12-2010, chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm – Bà Rịa Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ an vị tượng Tam Thánh Cực Lạc và đón nhận kỷ lục Phật giáo thứ 6 về bộ tượng Tam Thánh bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam . Tượng Tam Thánh Cực Lạc được tạo tác trong năm 2009-2010 từ 1.000 tấn đá hoa cương gồm : tượng đức Phật A Di Đà cao 15m, bệ 2,4m và 2 tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, mỗi tượng cao 13,7m, bệ 2,4m. Trọng lượng 3 tượng là 580 tấn. Bộ tượng đã được xác lập kỷ lục là tượng Tam Thánh Cực Lạc bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, Ban Quản Trị Đại Tòng Lâm Phật Giáo đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phật Giáo Đại Tòng Lâm đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng thể 14ha, đây là công trình từ thiện mang tầm vóc lớn của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21. Khi tham quan chùa, thầy Thanh còn giới thiệu sơ lược vệ lịch sử hình thành của phật giáo ngày nay. Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI tr.CN; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm). Ông sinh năm 624 tr.CN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng câp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dân đến sự hình thành một tôn giáo mới. Sau khi đức Phật tạ thế, do Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca chia làm hai bực nên Phật giáo phân thành hai nhánh lớn: Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa thạnh hành ở miền Bắc Ấn Độ, được truyền bá sang Tây Tạng, qua Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhựt Bổn, và từ Trung hoa truyền xuống Việt Nam. Do đó, Phật giáo Đại thừa còn được gọi là Bắc Tông. Phật giáo Tiểu thừa thịnh hành ở miền Nam Ấn Độ, được truyền bá sang đảo quốc Tích Lan, qua Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào và cũng truyền đến Việt Nam. Do đó, Phật giáo Tiểu thừa được gọi là Nam Tông, đối lại với Bắc Tông là Phật giáo Đại thừa. Kinh điển của Phật giáo là Tam Tạng Kinh, cũng được phân thành Đại thừa và Tiểu thừa: - Tam Tạng Kinh Đại thừa viết bằng tiếng Phạn (Sancrit: Bắc Phạn). - Tam Tạng Kinh Tiểu thừa viết bằng tiếng Pali (Nam Phạn). Triết lý của phật giáo về việc đi tu là để được tự giải thoát cho chính bản thân mình, để có thể báo hiếu cho cha mẹ. Tuy nhiên triết lý này khi du nhập vào Trung Quốc thì có một chút thay đổi, đó là việc đi tu không phải chỉ để tự giải thoat cho bản thân minh mà còn giải thoát cho tất cả chúng sinh, triết lý này rộng hơn, lớn hơn so với ban đầu.Từ triết lý thay đổi nên dẫn đến Đạo cũng sẽ thay đổi khác nhau. Đối với phật giáo nguyên thủy hay phật giáo Tiểu thừa, người ta chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca – vị phật đi ra từ đời thật. Cón đối với phật giáo Đại thừa, người ta quán tưởng đến nhiều vị phật khác nữa (vạn phật). Trong đó có 3 vị phật cơ bản là phật Di Đà – vị phật của quá khứ, tiếp đến là phật Thích Ca – vị phật tượng trưng cho hiện tại, cuối cùng là phật Di Lặc – nói về những vọng tưởng của tương lai. Ngoài phật còn có các vị bồ tác, là những vị chân tu, tu hành đắt đạo nhưng trong tâm của họ vẫn muốn đi phổ độ chúng sanh không muôn đi lên nhận chính quả sớm. Vì thế khi ta bước vào một ngôi chùa nếu muốn biết ngôi chùa ấy theo phật giáo Đại thừa hay phật giáo Tiểu thừa ta chỉ cần quan sát cách bài trí của ngôi chùa đó. Nếu trong chùa ngoài Phật Thích Ca còn có những vị phật, những vị Bồ Tát thì ngôi chùa ấy theo phật giáo Đai thừa. Và ngược lại nếu chỉ có Phật Thích Ca thì ngôi chùa đó theo phật giáo Tiểu thừa. Về lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn: từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp; thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh; từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng. Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Sau hơn một tiếng đồng hồ dạo quanh khuôn viên của chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, chúng tôi nhận thấy đây là một nơi rất thích hợp cho việc tổ chức những chuyến tham quan du lịch vãn cảnh hay du lịch thiền… Đại Tòng Lâm Tự nằm giữa vùng đất yên bình trên đường quốc lộ, vì thế du khách khi đến tham quan chùa Đại Tòng Lâm luôn được đắm mình trong không khí mát lành của cây cỏ, thiên nhiên, được chiêm bái các công trình kiến trúc của đạo Phật và được rũ bỏ những ưu tư mệt nhọc, những ưu phiền của cuộc sống hằng ngày, cảm thấy tâm hồn mình thanh tịnh hơn. Đại Tòng Lâm vẫn đem lại thi vị cho bao người. Một thiên nhiên mênh mông, chan hòa với màu sắc Phật giáo. Một cảnh vật lung linh trong sắc thái trang nghiêm mà gần gũi, mỗi ngôi chùa, mỗi ngọn tháp, từng con đường, từng tàng cây…Tất cả mọi cảnh vật trong chùa đều gợi lên nét thanh tịnh, xưa cũ tự bao đời. Ngoài ra, không gian trải rộng trong khuôn viên chùa còn là nơi dừng chân nghỉ ngơi được ưa thích của những khách đường xa trong lộ trình TPHCM - Vũng Tàu. Chính vì thế, mỗi năm chùa Đại Tòng Lâm đã đón tiếp hàng vạn người từ phương xa đến tham quan, chiêm bái vãn cảnh chùa. 8h45: đoàn rời Đại Tòng Lâm Tự để đến Nhà Lớn. Dọc theo đường đi chúng tôi được nghe chị Thảo –lớp 08DL giới thiệu về Đảo Long Sơn.” Dọc theo quốc lộ 51, thuộc đia phận Phước Hoà về phía tay phải du khách sẽ thấy một dãy núi nằm xoải dài theo sông nước, cỏ cây xanh rờn... Đó là Núi Nứa hay còn gọi là Đảo Long Sơn. Vượt qua cầu Ba Nanh đi thêm 4km nữa là đến trung tâm của đảo. Gọi là Núi Nứa là do trước trên đảo có rất nhiều cây nứa mọc thành rừng trở thành cây đặc trưng của đảo, còn gọi là Long Sơn, do chính hình dáng của đảo, mới thoạt nhìn từ xa giống như con rồng xanh khổng lồ đang giỡn mình trên sóng biển.” 9h00: đoàn đến nhà Lớn Ở đây chúng tôi đón thêm 2 chị Vân và Hằng là sinh viên trường đại học Vũng Tàu cùng tham gia vào chuyến hành trình. Sau đó chúng tôi được đi tham quan xung quanh nhà Lớn và nghe Bà và các anh chị giớ i thiệu về nhà Lớn cũng như đạo ông Trần. Ông Trần hay Ông Nhà Lớn, tên thật là Lê Văn Mưu (1855 -1935) là người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), là nghĩa quân chống Pháp, là người khai sáng đạo Ông Trần, và là nhà doanh điền đã lập nên xã đảo Long Sơn, nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1900, ông dẫn 20 đệ tử tìm đến đảo Long Sơn để định cư, khai hoang và truyền đạo. Ông Trần không đề ra triết lí mới, mà chỉ phát huy từ nền tảng của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông Trần chú trọng phát triển Phật giáo (có xen lẫn Nho, Lão và đạo thờ cúng ông bà tổ tiên), theo hình thức cư sĩ, nghĩa là tín đồ không cần "ly gia cắt ái", tín đồ mặc quần áo bà ba, búi tóc hoặc để xõa tự nhiên và tu đâu cũng được. Ngày nay, người dân theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt đậm chất Nam Bộ. Ít quan tâm đến giáo lý mà chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lấy việc "tu nhân" làm nền tảng cho sự hành đạo. Đạo Ông Trần chỉ là đạo làm người. Ngày xưa Ông Trần thường dạy về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu...và cứ thế mà truyền đời. Đạo Ông Trần có điểm khác là: không lập chùa miễu, không kinh kệ chuông mõ, không ép buộc ăn chay và cũng không dung túng tệ mê tín dị đoan. Ngoài ra, nhiều tập tục riêng của Long Sơn do ông Trần chỉ dạy vẫn còn được tin theo như: viết liễn đón Xuân, đám tang chôn cất trong vòng 24h (không coi ngày giờ, xả tang ngay tại mộ), đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là mồng Một và 16 âm lịch và giờ hành lễ là giờ Thìn (khoảng 8h sáng)...Nhưng đặc biệt nhất là tục “chết đồng quách”. Theo triết lý của ông Trần, thì “khi chết mọi người đều bình đẳng như nhau” nên áo quan được dùng chung cho tất cả mọi người. Gia đình có tang chỉ việc đến thỉnh áo quan về tẩm liệm. Khi đi đến mộ phần thì người chết được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất, còn áo quan thì đưa về lại Nhà Lớn. Hằng năm ở đây có lễ hội ngày giỗ ông Trần 20/2 và ngày lễ Trùng Cửa vào ngày 9/9 âm lịch. Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa về tham dự. Kiến trúc Nhà Lớn Cổng vào khu nhà thờ thuộc Nhà Lớn Long Sơn Dưới chân phía Đông Núi Nứa là một quần thể kiến trúc cố uy nghi, bề thế, khu nhà lớn có 3 phần riêng biệt là khu đền thờ ( nhà lớn), nhà Long Sơn hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ ông Trần. Vị trí nhà Lớn: Thôn 5, xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Khu nhà bề thế này được Ông Trần cho khởi công từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Nhà lớn Long Sơn, hay Đền ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc trên diện tích khoảng 2 ha. Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một qui hoạch tổng thể nào cả. Các nhà lầu nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không đăng đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ nghiêm luật xây dựng đương thời. Lúc đầu, Nhà Lớn được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhưng sau này khi trùng tu đã thay thế một phần bằng gạch ngói và xi măng. Nhìn chung, Nhà Lớn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành ba khu riêng biệt đó là: Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần rộng 42 m2, lát gạch, có tường hoa bao bọc. Đặc biệt nhất ở Nhà Lớn Long Sơn là khu nhà thờ. Khu nhà quay mặt về hướng Đông, tọa lạc trên diện tích 7.8000 m2, gồm tam quan, vườn hoa Bát quái, và nhiều nhà thờ, trong đó có các nhà lầu 2 tầng (tầng dưới lát gạch, tầng trên lát gỗ) 8 mái ngói là: Lầu Cấm (Tiền điện), Lầu Phật (Chính điện), Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Dài; và nhà trệt lợp ngói là: Nhà Thánh, Nhà Hậu (Hậu điện). Bên trong các ngôi nhà này, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi. Nổi trội nhất là các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú rất khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ. Lầu Trời, Lầu Tiên và Lầu Phật, hợp với nhà Hậu thành hình chữ "khẩu". Trong khoảng sân lộ thiên (13m x 14m), dùng để thông gió và lấy ánh sáng) có hồ nước ngầm, một bể nước nổi trong có hòn non bộ. Tại đây thờ nhiều đối tượng của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; và thờ Ông Trần cùng những người trong gia tộc họ Lê. Ngoài ra còn một số nhà phụ như: lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc. Trong các gian thờ là vô số kỷ vật cổ (đa phần bằng gỗ quý). Ông Trần đã sưu tầm được khá nhiều vật dụng của cả ba miền Nam-Trung-Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ... Trong đó có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên (khắc hình 8 vị tiên ông, được cẩn hoa cương và xà cừ mà con cháu ông Trần khẳng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu) và bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc, có nguồn gốc từ vùng Hà Đông. Di vật quí nữa là ngay phía sau khu chính điện vẫn còn lưu giữ bộ ảnh chữ Nôm truyện Lục Vân Tiên, trước vẽ trên lụa, sau được phục chế trên kính. Theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03 tháng 8/1991, toàn thể khu Nhà Lớn đã được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là di tích Lịch sử-Văn hoá cấp quốc gia. 11h00: sau khi tham quan một vòng Nhà Lớn chúng tôi được thưởng thức bữa cơm chay tại đây. Bữa cơm chay giản dị gồm canh chua và món đậu hủ kho cà tím với khổ qua mà đậm đà hương vị quê hương. Các cô phục vụ cho chúng tôi rất tận tình.Chúng tôi dùng bữa trưa xong thì nghĩ ngơi ở đây một tí và sau đó mọi người lên xe rời nhà Lớn đến TP.Vũng Tàu. 12h15: Đoàn rời nhà Lớn để đến Thành phố Vũng Tàu xinh đẹp Chặng đường còn lại không quá xa khi xe đã đến trung tâm của tỉnh Bà Rịa, từ trong xe ta có thể quan sát thấy chợ Bà Rịa, khu thương mại, siêu thị Coopmart… tương lai đây sẽ là nơi đặt các khu hành chính của tỉnh Bà Rịa. Cầu Cỏ May, cây cầu dẫn vào Thành Phố Vũng Tàu cũng đã hiện ra trước mắt.Từ đây xe chạy theo đường 3/2 đi qua nhiều địa điểm khác nhau của thành phố trong đó có vòng xoay rộng nhất Đông Nam Á ở giữa là một tượng đài có dòng chữ Tổ Quốc ghi công. 13h00: đoàn đến nhận phòng khách sạn và nghỉ trưa Đoàn dừng chân và ở lại Motel Hằng Nga, Hotel Phượng Trung và một số ở Thành Trung trên đường Hoàng Hoa Thám. Đánh giá nơi nghỉ lại Khách sạn Phượng Trung là khách sạn theo tiêu chuận một sao nhưng chưa có nhà ăn trong khách sạn, cung cách phục vụ trong khách sạn tốt, nhưng chưa phục vụ 24/24, các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu của khách sạn 1 sao. Motel Hằng Nga vì chỉ là nhà nghỉ nên điều kiện kém hơn Hotel Thành Trung, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của khách, dù vậy chất lượng phòng vẫn còn khá kém khi máy lạnh hoạt động không hiệu quả, trong phòng vẫn phải cần quạt và thông gió, máy nóng lạnh hoạt động không tốt, đôi khi không có nước nóng để sử dụng, tủ quần áo có mùi khó chịu. 15h00: đi bộ khảo sát Linh Sơn Cổ Tự, Đình thần Thắng Tam, Miễu Ngũ Hành và lăng cá Ông Sau khi nghỉ trưa, đoàn quyết định sẽ đi bộ đền điểm khảo sát cách nơi nghỉ chân vài trăm mét, địa điểm đầu tiên đoàn tham quan trong buổi chiều là Linh Sơn Cổ Tự. Vị trí: Chùa Linh Sơn tọa lạc ở số 61 đường Hoàng Hoa Thám, phường 2 thành phố Vũng Tàu. Đặc điểm: Tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng Linh Sơn Cổ Tự lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền núi nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị thực dân Pháp chiếm dụng để xây biệt thự cho hoa tiêu Pháp. Ngay sau đó một ngôi chùa khác đã được xây dựng và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong chánh điện có một tượng Phật cao 1,2m bằng đá thếp vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật. Truyền thuyết kể lại rằng hơn 100 năm có đoàn ghe chài từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước. Trong khi đi kiếm củi ở núi Lớn tình cờ họ phát hiện hai kho tượng phật bằng đá nằm vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên và chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đem đi. Pho tượng lớn còn lại được dân chài rước về thờ, chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh sơn Cổ Tự. Sau khi khảo sát Linh Sơn Cổ Tự, Đoàn Nhanh chóng di chuyển qua Đình thần Thắng Tam, Miễu Ngũ Hành và lăng cá Ông Vị trí: Khu di tích nằm ở đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam Thành Phố Vũng Tàu Đặc điểm: Là một quần thể bao gồm đình thần Thắng Tam, miễu Ngũ Hành và lăng Cá Ông, khu di tích đình Tháng Tam ẩn chứa những giá trị quý báu của cư dân miền biển Vũng Tàu Đình thần Thắng Tam Đình thần Thắng Tam được xây dựng từ đời vua Minh Mạng thờ chung cả ba người đã có công xây dựng lên 3 làng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô văn Huyền. Vào thời vua Gia Long, bọn hải tặc thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hóa. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái 3 đội quân đi trên 3 chiếc thuyền bảo vệ sự thanh bình của bờ biển cửa ngõ, và khia hoang lập ấp, làm ăn sinh sống. Khoảng năm Minh Mạng thứ 3(1822), tình trạng hải tặc không còn nữa, nhà vua ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàn và phần đất mà 3 đội quân có công khai phá cho họ. từ 3 vị trí của 3 đội quân dần dần hình thành nên 3 làng. Làng thứ nhất gọi là làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh cai quản, Làng Thắng Nhì do ông Lê Văn Lộc cai quản, làng Thắng Tam do ông Ngô Đình thần Thắng Tam Văn Huyền cai quản. Sau này, 3 ông trở thành Tiền Hiền được thờ tai 3 ngôi đình của 3 ngôi làng nói trên. Đình có kiến trúc theo lối nối tiếp gồm 4 ngôi nhà nối liền nhau bằng một lối đi bên hông, đó là Tiền Hiền-Hội Trường-Đình Trung-Sân khấu võ ca. Trong đình bày trí nhiều đồ lễ chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lỗng lẫy. Ngôi Tiền Hiền được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình “ lưỡng long chầu nguyệt” đắp nội. Đầu các đòn tay, xà gồ, cột đều chạm khắc hình rồng. Nội thất nhà tiền hiền bày bốn bàn thờ gồm bàn thờ thổ công, Tiền Hiền, Hậu Hiền và Tiền Vãng-Hậu Vãng. Hội trường là nơi sinh hoạt của các hội viên. Tiếp sau là phần hội trường là ngôi Đình Trung có cấu trúc tương tự ngôi Tiền Hiền, bày 10 bàn thờ gồm bàn thờ Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền, Hội Đồng, Phụ Án-Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ và Ngũ Tự -Tiền Hiền. Còn sân khấu võ ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi đình có lễ Miễu Ngũ Hành Nằm bên trái khu di tích đình Thắng Tam là miếu Ngũ Hành, được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 thờ 5 bà nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra, miếu còn thờ hai vị hộ quốc được vua phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ. Miễu Ngũ Hành được kiến trúc theo lối một gian hai chái, trên mái có hình “ lưỡng long chầu nguyệt”, trong miếu có 8 bàn thờ 5 Cô và 5 Cậu. Tiếp theo bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương là những bậc trung nghĩa, sẵn sàng cứa hộ những người đi biển khi họ gặp những chuyện không may. Bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công . Phía sau là bàn thờ Tiền và những người giàu lòng nhân ái, độ lưởng trong làng. Lăng Cá Ông Lăng Cá Ông nằm bên phải khu di tích và được xây dựng cùng thời kỳ với Miễu Ngũ Hành. Hiện nay trong lăng vẫn còn một phần của bộ xương Cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước. Lăng có kiến trúc theo lối cổ xưa, bên trong bày ba tủ kính lớn đựng xương Cá Ông và tương xứng với nó là ba bàn thờ. Hai bên còn hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc. Hiện nay, khu khu di tích đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua Thiệu Trị và Tự Đức, trong đó có 6 sắc phong cho Đại Càn Quốc Gia Nam Hải (tức Cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho Thùy Long Thần nữ. 17h30: Chia tay với Đình Thần Thắng Tam đoàn lên xe di chuyển đến điểm ăn tối 18h00: Đoàn đến quán Cơm Niêu Rau Tập Tàng Không gian của quán thật ấm cúng với những ánh đèn vàng, tranh treo tường và những bộ bàn ghế ăn cơm bằng tre rất đặc biệt tạo cho khách cảm giác thoải mái khi ăn tối.Thức ăn ở đây khá ngon nếu không muốn nói là rất tuyệt, giá cả lại phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số điều chưa hài lòng như phục vụ còn chậm, thiếu chuyên nghiệp… Sau khi kết thúc bữa ăn tối đoàn xe lại chuyển bánh dạo một vòng thành phố Vũng Tàu. “ Sau đây mình xin giới thiệu với các bạn chặng đường từ đây đến Majestic tower. Chúng ta đang đi trên đại lộ Hạ Long – một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam…..”chị “ Sò”- hướng dẫn viên thực tập- (trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu) đang hướng dẫn chúng tôi đến với một địa điểm du lịch không chỉ hấp dẫn du khách mà cả dân địa phương cũng bị cuốn hút. Đó là bãi trước và bãi sau của thành phố biển Vũng Tàu. Khác hẳn sự lặng lẽ ban ngày, đi dạo Vũng Tàu về đêm mới cảm nhận hết đằng sau cái vẻ náo nhiệt, ồn ào của một đô thị trẻ, Vũng Tàu cũng có những khoảng lặng thật yên bình… Khi ánh mặt trời vừa tắt, những khu vui chơi công cộng như hoa viên Trưng Vương, công viên Bãi Trước, Mũi Nghinh Phong… như chợt bừng tỉnh bởi bước chân người qua lại. Có nhiều lý do khiến họ đến những nơi này. Người thì chọn đây là điểm để kết hợp vừa đi hóng mát vừa đi bộ tập thể dục. Người thì lại chọn đây là điểm để tránh cái ngột ngạt, oi bức trong các khu dân cư. Còn với nhiều bạn trẻ, những nơi này còn là "điểm hẹn tình yêu" khá lý tưởng…. Phía trên triền núi dọc theo đại lộ Hạ Long là các nhà nghỉ, khách sạn, các quán caffe theo kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi. Chúng tôi rất may mắn khi đến Vũng Tàu vào dịp thành phố đang kỉ niệm 20 năm ngày thành lập nên đường phố được trang hoàng rất nhiều đèn tạo nên khung cảnh lung linh. Tiếp nối đại lộ Hạ Long là đại lộ Thùy Vân. Đoàn xe tiếp tục dạo qua những con phố, qua khu “ẩm thực” của giới teen với cá viên chiên và nước mía, qua khu quà lưu niệm với những con ốc được làm thủ công rất tinh xảo. Một lần nữa đoàn thực tế chúng tôi lại đi qua vòng xoay lớn nhất Đông Nam Á. Đích đến của chúng tôi là 358 Trương Công Định tòa nhà Merastis tower. Xếp hàng lên thang máy để đến với tầng 10 của tòa nhà. Tại đây chúng tôi có tổ chức chương trình karaoke “hát với nhau” với những tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu bởi những ca sĩ, vũ công không chuyên. Uống café, trò chuyện với bạn bè, thưởng thức văn nghệ trong một bầu không khí ấm áp, tuy giản đơn nhưng để lại trong chúng tôi những cảm xúc khác nhau, để lại cho chúng tôi một buổi tối khó quên. Chương trình kết thúc trong sự hối tiếc của mọi người, nhiều tiếc mục vẫn chưa được trình bày, đoàn xe lại chuyển bánh về đích đến cuối cùng của buổi tối ngày hôm nay, đó là khách sạn. Ngày 03/11/2011 6h30: đoàn xuất phát đi ăn sáng. Điểm đến là khách sạn 1 sao Sơn Thịnh. Đoàn được thưởng thức buffee sáng tại khách sạn Sơn Tịnh. Nhìn chung, cách phục vụ khá chu đáo phù hợp với tiêu chuẩn 1 sao. Các món ăn, thức uống ngon và đa dạng. 7h15: Sau khi “nạp năng lượng”, đoàn nhanh chóng lên xe, tiếp tục tới điểm đến mới. Đó là Tượng Chúa Ki-tô. Tượng Chúa Ki-tô là một bức tượng Chúa Giêsu đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố VũngHYPERLINK "" HYPERLINK ""Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiênHYPERLINK "" HYPERLINK ""bảnHYPERLINK "" HYPERLINK ""tươngHYPERLINK "" HYPERLINK ""tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil. So với tượng Chúa dang tay của Brasil, thì tượng này ở Vũng Tàu cao hơn 2 m. Tuy nhiên, tượng Chúa ở Brasil đứng trên núi cao hơn 700 m, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 100 m của núi Nhỏ; ngoài ra, bệ tượng ở Brasil cao tới 7 m, trong khi bệ tượng ở Vũng Tàu cao khoảng 4 m. Sau khi chinh phục gần 1000 bậc để lên đỉnh núi Tao Phùng. Đến chân tượng Chúa Kito, ngắm nghía bức tượng mà anh chị 08 hướng dẫn nói đây là bức tượng chúa cao hơn cả tượng Đấng cứu thế bên Rio de Janeiro (Brasil).Trèo thêm 133 bậc nữa, leo ra cánh tay của Chúa, từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh Vũng Tàu hiện ra thật đẹp và nên thơ. 9h20: rời tượng chúa Kitô tiếp tục hành trình đến Bạch Dinh. 9h30:chúng tôi đặt chân lên vùng đất bên sườn núi lớn của thành phố Vũng Tàu, đó chính là Bạch Dinh. Bạch Dinh -dinh thự có kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19- toạ lạc tại số 10, đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm trên triền núi Lớn, ở độ cao 27,7m so với mực nước biển, chỉ cách bờ hơn 50m. Thời nhà Nguyễn, vị trí Bạch Dinh ngày nay chính là nơi đặt pháo đài thành Phước Thắng bảo vệ  thành phố Vũng Tàu. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, năm 1898, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã ra lệnh san bằng pháo đài Phước Thắng để xây dựng Bạch Dinh, dùng làm nơi nghỉ dưỡng. Công trình được xây dựng trong vòng 18 năm từ 1898-1916 mới hoàn thành. Tiếp theo Paul Doumer, các đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Hồi đầu thế kỷ XX, Bạch Dinh là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến củamình. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau-Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa-Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm. Kiến trúc Bạch Dinh mang phong cách cổ Châu Âu kết hợp với một số yếu tố kiến trúc Việt Nam. Toà nhà cao 19m, gồm 3 tầng, tầng hầm dành cho việc nấu nướng và hệ thống khí chứa. Tầng trệt là nơi khánh tiết, có bài trí nhiều hiện vật cổ xưa, như bộ song bình cao 135cm bằng sứ men trắng vẽ lam cuối đời Thanh, thể hiện cảnh “bách điểu triều phụng”, bộ tràng kỷ hoàng gia có niên đại Khải Định Tân Dậu (1921), cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, nặng 43kg, bộ tam đa ngũ thái Phúc-Lộc-Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu. Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, người ta có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ dưới chân núi Lớn, có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ toả hương thơm ngát bốn muà. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động. 11h00: bác tài vui vẻ đưa đoàn chúng tôi đến quán ăn Lệ Dung tọa lạ trên 16-18 Trần Hưng Đạo, Vũng Tàu. Tại đây đoàn chúng tôi được phục vụ những món ăn mang đậm chất biển: canh chua cá, cá thu kho và mực xào dưa leo với cà chua. Không khí của buổi ăn thật thân mật, mọi người ăn rất ngon miệng. Dùng cơm trưa xong mọi người tranh thủ thời gian về khách sạn để trả phòng và chuẩn bị cho chuyến hành trình đầy thú vị tiếp sau đó, mọi thủ tục trả phòng được mọi người hoàn tất trước 12h. Mọi người nhanh chóng lên xe và háo hức chuẩn bị cho điểm dừng chân tiếp theo. 12h30: chúng tôi lên xe tiếp tục với chuyến hành trình đến điểm tham quan tiếp theo “CĂN CỨ MINH ĐẠM”. Suốt dọc đường đi, các anh chị hướng dẫn cho chúng tôi chơi rất nhiều trò vui làm mọi người gần nhau thêm và quên đi mệt mỏi của chuyến hành trình. 13h30: đoàn đến khu căn cứ Minh Đạm Nằm ở phía đông nam huyện Đất Đỏ, khu căn cứ Minh Đạm (hay còn gọi núi Minh Đạm) trước kia còn có tên gọi là Châu Long - Châu Viên.Đến năm 1948 được đổi tên là căn cứ Minh Đạm.” Minh Đạm”theo giải thích của những người dân địa phương sinh sống tại đây thì đó là từ ghép lại từ hai tên Minh và Đạm nhằm tưởng nhớ công ơn của hai chiến sĩ cách mạng Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ huyện Long Điền, người đã anh dũng hy sinh khi bị địch phục kích dưới chân núi vào năm 1948. Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã chọn đây làm khu căn cứ cách mạng, là nơi bám trụ của các cơ quan trọng yếu huyện Long Đất (cũ). Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vi trí chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh đã xây dựng tại đây căn cứ kháng chiến. Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trưởng thành, thắp sáng niêm tin thắng lợi trong nhân dân. Toàn bộ căn cứ bao gồm bốn khu vực chính: + Khu Đá chẻ: Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên của đơn vị đóng quân tại đó như : hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Quân giới và hang Tuyên huấn. + Khu chùa Giếng Gạch: Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã. Bị phá hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương. + Khu Châu Viên: Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 - 1964. + Khu Đá Giăng: Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hâu như không còn.  Cùng với các di tích cách mạng, khu căn cứ Minh Đạm còn có tiềm năng phát triển du lịch rất thuận lợi. Địa thế tự nhiên có núi cao tới 327m, rừng cây xanh mát bốn mùa. Dọc theo chân núi là bãi biển chạy dài từ đông sang tây qua mũi Thùy Vân với rừng dương reo vui trong gió tạo nên một thắng cảnh đẹp nên thơ. Đến với căn cứ Minh Đạm, du khách có thể leo núi, len lỏi giữa rừng cây, gộp đá, tham quan các di tích lịch sử, đùa giỡn với sóng biển tại bãi tắm Hàng Dương hoặc thả bộ theo con đường trải nhựa chạy dọc ven biển. Hai bên đường hoa anh đào, hoa mai tỏa hương thơm dịu ngọt. Thật là một chuyến tham quan du lịch bổ ích và lý thú. Hiện tại, khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993và trở thành điểm tham quan du lịch về nguồn lý tưởng cho bao du khách. 15h30: chia tay Minh Đạm, đoàn quay trở về TP.HCM Chia tay vùng đất đỏ quê hương của chị Võ Thị Sáu, chúng tôi lên xe quay về thành phố. Chiếc xe bon bon chạy trên đường, và chúng tôi đồng thanh hát bài ‘biết ơn chị Võ Thị Sáu’. Khi gần ra khỏi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì cũng là lúc chia tay với hai vị khách mời là chị Vân và Hằng . Hai người đã cũng đồng hành và cùng chia sẻ những niềm vui trong suốt chặn hành trình với chúng tôi và một thành viên không kém phần quan trọng trong chuyến đi, người đã bỏ nhiều công sức để tổ chức cho chúng tôi một chuyến đi bổ ích này, đó chính là thầy Thanh, vì còn phải bận công tác tại Vũng Tàu nên thầy đã không về cùng chúng tôi. Trước khi xuống xe, thầy cũng nhắc nhở chúng tôi và chúc chúng tôi thượng lộ bình an. Sau một ngày leo núi mệt nhọc, mọi người như đã thấm mệt , không khí yên lặng hẳn đi, chị nhóm trưởng thông báo chúng tôi sẽ được dừng chân tại bò sữa Long Thành một lần nữa để cho chúng tôi có thời gian mua quà về cho mọi người. 16h30: xe dừng lại Long Thành để nghỉ chân và mua quà kỉ niệm. Chúng tôi xuống xe đi dạo mua quà và thưởng thức những cây kem, những cốc sữa tươi thật ngon từ những chú bò sữa Long Thành và quên đi nỗi mệt nhọc sau một ngày leo núi thú vị. 17h00: đoàn khởi hành quay trở về trường kết thúc chuyến hành trình. Chỉ còn một tiếng nữa là chúng tôi về đến trường. chị nhóm trưởng thay mặt mọi người gửi lời cảm ơn chân thành đến bác tài và anh lơ xe đã tận tình trong công việc, đưa chúng tôi về nhà an toàn. Tiếp sau là phần phát quà cho ba lớp 08, 09,10 đã rất cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chuyến đi. 18h00: đoàn đến cổng trường đại học Nông Lâm ,mọi người chia tay nhau kết thúc chuyến hành trình trong tiếc nuối. Sau 2 ngày cùng nhau khám phá và tìm hiểu Vũng Tàu, mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau nhưng có lẽ ai cũng cảm thấy rất vui về chuyến đi đầy thú vị và trong mỗi người đều thấy cảm ơn thầy, người đã tạo điều kiện để chúng tôi có một chuyến đi đầy bổ ích…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnlu_hk11_1_tqdl_bt7_haiduong_0372.docx