Chuyên đề - 1 Hệ thống chính trị

1. K/n: HTCT ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ bao gồm: ĐCSVN, Nhà nước CHXHCNVN, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Bản chất của HTCT - Bản chất giai cấp của hệ thống XHCN thể hiện bản chất của g/c công nhân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và toàn XH. - Bản chất dân chủ; Thể hiện trước hết ở việc giành chính quyền nhà nước về tay ND LĐ, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Bản chất thống nhất, không đối kháng. 3. Các cấu thành thực hiện quyền lực chính trị * ĐCSVN trong HTCT - ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của g/c công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là bộ phận hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề - 1 Hệ thống chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. K/n: HTCT ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ bao gồm: ĐCSVN, Nhà nước CHXHCNVN, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Bản chất của HTCT - Bản chất giai cấp của hệ thống XHCN thể hiện bản chất của g/c công nhân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và toàn XH. - Bản chất dân chủ; Thể hiện trước hết ở việc giành chính quyền nhà nước về tay ND LĐ, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Bản chất thống nhất, không đối kháng. 3. Các cấu thành thực hiện quyền lực chính trị * ĐCSVN trong HTCT - ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của g/c công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là bộ phận hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN. - Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. - Lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản - Đảng lãnh đạo XH bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của ĐV. - Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đoàn thể. - Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. - Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy, Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. - Hệ thống tổ chức của Đảng được thành lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. * Nhà nước CHXH trong HTCT Là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống XH. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản. Quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. * Các tổ chức chính trị - XH. Đại diện cho lợi ích của các cộng đồng XH khác nhau tham gia vào hệ thống chính trị XHCN tuỳ theo tôn chỉ, mục đích, tính chất. Giữ vai trò trung gian, mật thiết mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. * Vai trò của nhân dân trong hệ thống chính trị ND là người sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng quyết định trong quá trình cải biến XH. Trên phương diện quyền lực chính trị, nhân dân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực chính trị. * Nhấn mạnh vai trò của Nhà nước CHXHCNVN thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật cần thấy rằng: - Toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị, kể cả sự lãnh đạo của Đảng cũng phải trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, chống mọi hành động lộng quyền coi thường pháp luật; - Có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quản lý đất nước vì lợi ích của nhân dân, chứ không phải vì các cơ quan và công chức nhà nước - Không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, mà phải đảm bảo sự thống nhất để tăng cường sức mạnh. Tính hiệu lực và sức mạnh của Nhà nước chính là thể hiện hiệu quả lãnh đạo của Đảng. 4. Đổi mới hệ thống chính trị - Sự cần thiết phải đổi mới. Hệ thống chính trị chỉ phát huy tác dụng khi sự vận hành của các yếu tố của nó phù hợp với các quy luật khách quan. Hiện nay trong điều kiện mới, bước vào giai đoạn mới của công cuộc đổi mới thì hệ thống chính trị cũng phải đổi mới. - Nội dung đổi mới + Đổi mới trong hệ thống chính trị: Củng cố, hoàn thiện tổ chức của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đảng, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đảng viên. + Hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước ta từng bước trở thành Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Đổi mới về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trở thành cầu nối quan trọng giữa nhân dân với Đảng và giữa nhân dân với Nhà nước. KHÁI QUÁT QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ CẤU QUYỀN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Đảng Cộng sản Việt Nam Các tổ chức CT – Xã hội Tổ chức XH Nhà nước CHXHCN Việt Nam NHÂN DÂN BỐ CỤC VÀ THỂ THƯC VĂN BẢN a) Phần mở đầu (1) Quốc hiệu: (2) Tên cơ quan bành văn bản: (3) Số và kí hiệu (VBQPPL: Số.../năm BH/ tên CQ-loại VB) (4) Địa danh, ngày, tháng năm ban hành văn bản (5) Tên văn bản (trừ công văn không có tên văn bản) (6) Trích yếu văn bản (7) Căn cứ ban hành văn bản b) Phần triển khai (8) Loại hình quyết định (9) Nội dung điều chỉnh (10) Điều khoản thi hành c) Phần kết (11) Thẩm quyền ký văn bản: Chức vụ, chữ ký, họ tên đầy đủ (12) Con dấu hợp pháp (13) Nơi nhận. Các yếu tố phụ (nếu có) (14) Dấu độ mật, độ khẩn (15) Tên viết tắt người đánh máy và số lượng bản đánh máy hoặc sao chụp. (16) Các phụ chú: “Xem tại chỗ”, “Xem xong xin trả lại”... Cần lưu ý các văn bản phụ chỉ bao gồm các yếu tố: (1). (2), (5), (6), (9), (11), (12).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔn tập - Chuyên đề 1 Hệ thống chính trị.doc