Chuyên đề 2 - Hệ thống cơ quan nhà nước

Hệ thống các cơ quan nhà nước Là hệ thống các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. II. Các loại cơ quan nhà nước 1. Cơ quan quyền lực nhà nước - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất - HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 2. Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. 3. Các cơ quan xét xử: TAND tối cao, TA quân sự, TAND địa phương, toà án đặc biệt và các toà án khác do luật định. 4. Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Chủ tịch nước: là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18098 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 2 - Hệ thống cơ quan nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2 I. Hệ thống các cơ quan nhà nước Là hệ thống các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. II. Các loại cơ quan nhà nước 1. Cơ quan quyền lực nhà nước - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất - HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 2. Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. 3. Các cơ quan xét xử: TAND tối cao, TA quân sự, TAND địa phương, toà án đặc biệt và các toà án khác do luật định. 4. Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Chủ tịch nước: là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào. III. Cơ quan nhà nước có những đặc điểm sau 1. Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối đối với cơ quan nhà nước khác 2. Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước làm cho nó khác với các tổ chức khác. 3. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định. 4. Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định. IV. Các cơ quan nhà nước. 1. Quốc Hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN; là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong cơ cấu tổ chức của QH còn có Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của QH. 2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực của Quốc hội; UB Thường vụ QH do QH bầu ra và chịu trách nhiệm trước QH 3. Chủ tịch nước: Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do QH bầu ra trong số đại biểu QH, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH. 4. Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXNCNVN. Cơ cấu tổ chức của CP: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP do QH quyết định thành lập, bãi miễn theo đề nghị của Thủ tướng CP. Thành phần của CP: Thủ tướng CP, các Phó Thủ thướng CP, các Bộ trưởng và các thành viên khác của CP 5. Bộ, cơ quan ngang Bộ: Là cơ quan của CP thực hiện chức năng QLNN đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực... 6. HĐND: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của ND do ND địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước ND địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. 7. UBND: Do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và NQ của HĐND. 8. Toà án nhân dân: Là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. Chánh án TANDTC do QH bầu ra từ số đại biểu QH, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH, trong thời gian QH không họp thì báo cáo công tác trước UB Thường vụ QH và Chủ tịch nước. 9.Viện kiểm sát nhân dân: Có chức năng thực hành công tố; kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện trưởng VKSNDTC do QH bầu ra, miền nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian QHH không họp thì báo cáo trước UB Thường vụ QH và Chủ tịch nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyên đề 2 [Ôn tập] - Hệ thống cơ quan nhà nước.doc
Luận văn liên quan