Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu
hàng đầu, tăng trưởng bền vững làm mục tiêu xuyên suốt.
Đảm bảo quản trị và duy trì các chi tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch,
công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản
phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, ứng dụng hệ thống
khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc người lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ
cán bộ vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.
96 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tiêu chuẩn như quy định.
(ii) Các sửa đổi L/C xác nhận mà NHNT không chấp thuận.
(iii) Sửa đổi L/C mà L/C gốc không do NHNT thông báo.
(b) Thực hiện từ chối thông báo sửa đổi như quy định.
Thông báo sửa đổi L/C.
(a) Thông báo sửa đổi theo mẫu:
(i) Lập Thư thông báo trực tiếp cho Người hưởng theo mẫu.
(ii) Lập điện SWIFT/TELEX/Thư thông báo qua NH khác theo mẫu quy định.
(b) Các trường hợp cần lưu ý:
(i) NHPH yêu cầu thông báo ý kiến của Người hưởng về sửa đổi L/C: trên điện
SWIFT/ TELEX/Thư thông báo ghi rõ: Đề nghị cho ý kiến chấp thuận/từ chối sửa đổi
L/C bằng văn bản – Please give your notification of acceptance/rejection in written form.
(ii) Ngừng xác nhận L/C: Trên điện SWIFT/ TELEX/Thư thông báo ghi rõ: NHNT
không tiếp tục xác nhận L/C từ ngày…- Qur obligation to confirm the L/C terminate
from…; Giải tỏa/hoàn trả ký quỹ (nếu có).
(iii) Sửa đổi đề nghị NHNT xác nhận các L/C trước đó đã thông báo không kèm xác
nhận, thực hiện theo quy định tại các quy định về việc từ chối xác nhận, thực hiện xác
nhận L/C.
(iv) Sửa đổi L/C xác nhận: Đối với các sửa đổi L/C xác nhận có tăng/giảm trị giá:
Hạch toán ngoại bảng; Ký quỹ/hoàn trả ký quỹ nếu có.
(c) Thu phí thông báo sửa đổi, duyệt giao dịch, giao thông báo sửa đổi cho khách hàng,
lập hồ sơ theo quy định.
- Hủy/đóng hồ sơ L/C.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
69
Hủy/đóng hồ sơ L/C.
(a) Hủy/đóng hồ sơ L/C trong trường hợp:
(i) Các bên tham gia giao dịch L/C thống nhất hủy, hoặc
(ii) L/C không sử dụng hết số dư, hoặc
(iii) L/C đã hết hạn hiệu lực.
(b) Không hủy L/C trong trường hợp.
(i) L/C có chứng từ đang gửi đi đòi tiền NHPH, hoặc
(ii) L/C có tranh chấp.
Hủy L/C trong thời hạn hiệu lực.
(a) Yêu cầu hủy của NHPH:
Nhận được điện SWIFT/TELEX/thư của NHPH đề nghị hủy L/C, thực hiện:
(i) Thông báo sửa đổi L/C như quy định: Lập điện SWIFT/TELEX/thư Thôgn báo
gửi Người hưởng/NHTB khác nêu rõ: “NHPH yêu cầu hủy L/C, đề nghị Quý đơn vị có ý
kiến ngay về việc hủy L/C bằng văn bản và gửi trả lại L/C gốc nếu chấp nhận hủy L/C.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báơ này nếu Quý đơn vị
khôgn có ý kiến và không hoàn trả lại L/C gốc, Quý đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm co
mọi hậu quả xảy ra”
(ii) Kiểm tra các khoản phí Người mở chịu mà chưa thu được và đòi qua NHPH theo
quy định.
(iii) Thông báo phải được giao cho Người hưởng trong vòng 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được SWIFT/TELEX/thư của NHPH.
(iv) Nhận được ý kiến phản hồi bằng văn bản của Người hưởng:
(b) Yêu cầu hủy của Người hưởng:
Nhận được yêu cầu hủy L/C bằng văn bản kèm L/C gốc/sửa đổi L/C gốc (nếu khách hàng
giữ bản gốc), cùng các chứng từ liên quan(nếu có), thực hiện lập điện SWIFT/TELEX/thư
thông báo cho NHPH, nêu rõ: Người hưởng yêu cầu hủy L/C này. Chúng tôi đang giữ L/C
gốc. Thông báo cho chúng tôi biết ý kiến của ông – The beneficiary requests for
cancellation of the L/C, we are holding the original L/C pending your further instruction.
(i) Trường hợp NHPH chấp nhận hủy L/C: thực hiện hủy L/C như quy định.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
70
(ii) Trường hợp NHPH không chấp nhận hủy L/C hoặc khôgn có ý kiến phản hồi:
thông báo để khách hàng xử lý.
L/C hết hạn hiệu
(a) Định kỳ hàng tháng, TTV in bảng kê L/C hết hạn hiệu lực nhưng còn số dư.
(b) Thực hiện hủy L/C như quy định đối với những L/C hết hạn hiệu lực trên 03 tháng.
B – Xử lý chứng từ theo L/C.
- Tiếp nhận chứng từ.
Hồ sơ yêu cầu chứng từ đòi tiền theo L/C gồm;
(a) L/C gốc, các sửa đổi L/C gốc (nếu có) đã được NHTB cuối cùng xác thực.
(b) Thư thông báo L/C, sửa đổi (nếu có) phải được xác nhận mã/chữ ký đúng và hợp lệ.
(c) Bộ chứng từ (bao gồm bộ chứng từ gốc để gửi đi và bộ chứng từ sao để lưu tại
NHNT).
Nhận chứng từ.
Khi tiếp nhận hồ sơ chứng từ cần lưu ý thực hiện các nội dung sau:
(a) Kiểm tra loại chứng từ và số lượng chứng từthực nhận so với liệt kê trên Thư yêu
cầu thanh toán.
(b) Ký nhận, ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ.
(c) Sơ kiểm bộ chứng từ, đối chiếu bộ chứng từ với nội dung L/C và/hoặc các sửa đổi
L/C (nếu có).
(d) Nhập thông tin hồ sơ giao dịch vào hệ thống hoặc mở sổ theo dõi việc nhận chứng
từ từ khách hàng và giao chứng từ cho TTV/bộ phận khác để tránh thất lạc và chậm trễ.
- Kiểm tra chứng từ.
(a) Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện một cách nhanh nhất sau khi tiếp nhận
chứng từ.
(b) Nguyên tắc kiểm tra chứng từ:
(i) Kiểm tra sự phù hợp giữa bộ chứng từ được xuất trình so với các điều kiện, điều
khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C (nếu có).
(ii) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
71
(iii) Kiểm tra chứng từ so với Quy tắc thực hành Tín dụng chứng từ mà L/C tuân thủ
và tập quán ngân hàng chuẩn quốc tế.
(iv) Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện ởi ít nhất 1 TTV và ! CTQ. Các ý
kiến của TTV và CTQ về tình trạng bộ chứng từ hàng xuất.
- Xử lý chứng từ đã kiểm tra.
Chứng từ phù hợp.
Sau khi kiểm tra chứng từ theo quy định và quyết định chứng từ xuất trình phù hợp,
không có bất hợp lệ, TTV thực hiện Gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định.
Chứng từ chưa phù hợp.
(a) Sau khi kiểm tra chứng từ theo đúng quy định và quyết định chứng từ xuất trình
không phù hợp do:
(i) Sai sót không thể sửa chữa/thay thế.
(ii) Đã thông báo sai sót cho Người hưởng nhưng Người hưởng không sửa đổi/thay
thế.
(b) Thực hiện gửi chứng từ đòi tiền như quy định. Lưu ý:
(i) Yêu cầu Người hưởng ghi ý kiến chịu trách nhiệm về tình trạng chứng từ trên
Phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất.
(ii) Đối với L/C NHNT đã thực hiện xác nhận, lập thông báo ngừng xác nhận.
- Đòi tiền theo L/C.
Chứng từ miễn trách kiểm tra.
Đối với bộ chứng từ chỉ định xuất trình thanh toán tại NH khác không phải NHNT, trong
nội dung Thư gửi chứng từ nêu Chỉ thị thanh toán, không nếu tình trạng chứng từ.
Đối với bộ chứng từ L/C gửi theo yêu cầu của Người hưởng, không theo chỉ thị của L/C
trong nội dung Thư gửi chứng từ và đòi tiền nêu Chỉ thị thanh toán, khôgn nêu tình trạng
chứng từ.
Chúng từ không phù hợp.
Căn cứ vào ý kiến của Người hưởng và tình trạng bộ chứng từ, thực hiện gửi chứng từ
theo quy định, thì chứng từ có thể:
(a) Nêu rõ các sai sót và bất hợp lệ của bộ chứng từ, hoặc
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
72
(b) Xác nhận chứng từ phù hợp – Thực hiện đòi tiền.
(c) Nêu chỉ thị thanh toán và không tuyên bố tình trạng chứng từ, hoặc
(d) Tuyên bố gửi chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán theo L/C.
Chứng từ phù hợp.
(a) L/C quy định đòi tiền NHPH/NHHT/NHCĐ bằng điện
(i) Lập điện SWIFT MT754/MT742/Telex có mã gửi NHHT/NHPH/NHCĐ nêu rõ
chỉ thị thanh toá. Trường hợp dùng Telex có mã hoặc MT742 gửi NHPH cần tuyên bố rõ
Chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C.
(ii) Lập Thư gửi chứng từ và đòi tiền gửi NH nhận chứng từ theo quy định của L/C.
Trên thư đòi tiền tuyên bố : Chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C.
Chúng tôi đã đòi tiền bằng điện ngày…Đề nghị tránh thanh toán hai lần.
(b) L/C quy định đòi tiền NHPH/NHHT/NHCĐ bằng thư:
(i) Đòi tiền NHNT:
Lập thư đòi tiền gửi NHHT theo mẫu, nêu chỉ thị thanh toán và tuyên bố đã gửi chứng từ
theo quy định của L/C.
Đồng thời: Lập Thư gửi chứng từ gửi NH nhận chứng từ theo quy định của L/C và tuyên
bố: Chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Chúng tôi đã đòi tiền NHHT
theo quy định của L/C.
(ii) Đòi tiền NHPH/NHCĐ:
+ Lập thư gửi chứng từ và đòi tiền gửi NH nhận chứng từ theo quy định trong L/C, nêu
chỉ thị thanh toán và tuyên bố: Chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C.
+ Trường hợp L/C quy định NH nhận chứng từ khác NHPH/NHCĐ: Lập Thư đòi tiền
gửi NHPH/NHCĐ đồng thời lập Thư gửi chứng từ gửi NH nhận chứng từ theo quy định
L/C.
- Gửi chúng từ đòi tiền theo L/C.
Gửi chứng từ.
(a) Lập Thư gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định, lưu ý:
(i) Xác nhận: Số tiền đã được rút số dư ở mặt sau L/C gốc nếu L/C yêu cầu.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
73
(ii) Đối với L/C trả chậm, trong Thư gửi chứng từ và đòi tiền ghi rõ thời hạn thanh
toán, ngày đáo hạn (nếu xác định được ngày đáo hạn) và yêu cầu NHPH/NHHT/NHCĐ
thông báo việc chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn bằng SWIFT/Telex có mã.
(iii) Đối với L/C NHNT xác nhận, trong điện/Thư gửi chứng từ và đòi tiền
NHPH/NHHT/NHCĐ phải thông báo: số tiền phí xác nhận chưa được thanh toán (nếu phí
xác nhận do Người mở chịu)
(b) Thu phí gửi chứng từ, điện phí, bưu điện phí (nếu có) theo quy định.
(c) Rút số dư vào mặt sau của L/C gốc trị giá bộ chứng từ xuất trình và ghi ngày xuất
trình.
(d) Ghi số tiền sử dụng và rút số dư trên bìa hồ sơ L/C.
(e) CTQ ký đủ chữ ký trên Thư gửi chứng từ.
(f) Lưu ý kiểm tra việc nhập ngoại bảng trị giá chứng từ đã gửi đi đòi tiền và xuất
ngoại bảng cam kết theo L/C xác nhận đối với L/C xác nhận.
(g) Thực hiện gửi bộ chứng từ đòi tiền theo L/C quy định.
(h) Lưu hồ sơ bản sao chứng từ Người hưởng xuất trình và các chứng từ giao dịch.
- Chỉnh sửa thông tin và hủy giao dịch đòi tiền.
Chỉnh sửa thông tin.
(a) Trường hợp chưa gửi chứng từ đi đòi tiền, thực hiện:
Sửa Thư gửi chứng từ theo nội dung cần thay đổi;
Bổ sung chứng từ (nếu cần);
(b) Trường hợp đã gửi chứng từ đi, thực hiện;
(i) Lập điện SWIFT/Telex bổ sung hoặc thông báo điều chỉnh thông tin trên thư đòi
tiền; hoặc
(ii) Lập Sửa đổi Thư gửi chứng từ để chỉnh sửa Thư gửi chứng từ hoặc gửi bổ
sung/thay thế chứng từ (nếu cần).
(c) Trường hợp việc chỉnh sửa thông tin xuất phát từ yêu cầu của Người hưởng thực
hiện thu phí theo quy định.
(d) Lưu ý kiểm tra việc xuất nhập ngoại bảng nếu có thay đổi về số tiền.
- Theo dõi thanh toán/chấp nhận/từ chối thanh toán.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
74
Xác định thời hạn thanh toán/chấp nhận/từ chối thanh toán.
Đối với L/C trả ngay, ngày NHPH/NHCĐ/NHHT (gọi chung là NHTT) phải thanh
toán/từ chối thanh toán được xác định như sau:
(a) Đòi tiền bằng điện
(i) Là ngày giá trị được ghi trên điện đòi tiền cộng/trừ chênh lệch múi giờ (nếu có);
hoặc
(ii) Sau 3 ngày làm việc cộng/trừ chênh lệch múi giờ (nếu có) kể từ ngày NHTT
nhân được điện trong trường hợp điện đòi tiền không ghi ngày giá trị. Tùy từng khu vực,
ngày NHTT nhận điện được xác định căn cứ vào thời hạn chót thực hiện giao dịch (cut off
time);hoặc
(iii) Sau X ngày làm việc cộng/trừ chênh lệch múi giờ (nếu có) kể từ ngày NHTT
nhận được điện trong trường hợp điệc đòi tiền ghi ngày giá trị là sau X ngày. Tùy từng
khu vực, ngày NHTT nhận điện được xác định căn cứ vào thời hạn chót thực hiện giao
dịch.
(b) Đòi tiền bằng thư:
Sau 07 ngày làm việc nếu L/C áp dụng UCP500 hoặc 05 ngày làm việc nếu L/C áp
dụng UCP600 kể từ ngày NHTT nhận được bộ chứng từ đòi tiền.
Thông tin về ngày nhận chứng từ của NHTT có thể tra trên website của hãng Chuyển
phát nhanh hoặc trực tiếp liên hệ với hãng Chuyển phát nhanh/Bưu điện.
Trường hợp không xác nhận được ngày NHTT nhận được chứng từ, ngày làm việc
tiếp theo sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi chứng từ chuyển phst nhanh, 20 ngày làm
việc kể từ ngày gửi chứng từ bằng thư bảo đảm mà chưa nhận được thông báo thanh
toán/từ chối thanh toán.
Đối với L/C trả chậm, ngày NHTT phải chấp nhận/từ chối thanh toán/thanh toán được xác
định như sau:
(a) Chấp nhận hoặc từ chối thanh toán
Ngày NHTT phải chấp nhận hoặc từ chối thanh toán đuợc xác định như sau:
+ Đòi tiền bằng điện
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
75
Sau 03 ngày làm việc cộng/trừ chênh lệch múi giờ (nếu có) kể từ ngày NHTT nhận được
điện.
+ Đòi tiền bằng thư
Sau 07 ngày làm việc nếu L/C áp dụng UCP500 hoặc 05 ngày làm việc nếu L/C áp dụng
UCP600 cộng/trừ chênh lệch múi giờ (nếu có) kể từ ngày NHTT nhận được bộ chứng từ
đòi tiền.
(b) Thanh toán.
Ngày NHTT phải thanh toán được xác định là ngày đáo hạn theo quy định của L/C
cộng/trừ chênh lệch múi giờ (nếu có).
Thực hiện tra soát đối với NHTT.
(a) Đối với L/C trả ngay
Sau ngày NHTT phải thanh toán/từ chối thanh toán như quy định trên cộng/trừ chênh
lệch múi giờ (nếu có) mà chưa nhận được Báo có/thông báo thanh toán/thông báo từ chối
sai sót của NHTT, lập điện/Thư tra soát gửi NHTT.
(b) Đối với L/C trả chậm.
(i) Sau ngày NHTT phải thông báo chấp nhận/từ chối thanh toán như quy định
cộng/trừ chênh lệch múi giờ(nếu có) mà chưa nhận được thông báo chấp nhận/từ chối
thanh toán từ NHTT, lập Điện/Thư tra soát gửi NHTT;
(ii) Để đảm bảo việc NHTT thanh toán đúng hạn, trước ngày đáo hạn 03 ngày làm
việc có thể lập điện nhắc NHTT trả tiền đúng hạn.
- NHTT thanh toán/chấp nhận thanh toán/từ chối thanh toán.
NHTT thanh toán.
(a) Thanh toán qua tài khoản Nostro của NHNT:
(i) Nhận được Báo có từ TTTT, Bộ phận nghiệp vụ thực hiện thanh toán theo chỉ thị
của Người hưởng; hoặc
(ii) Nhận được thông báo thanh toán bằng MT756/MT799/telex có mã mà không
nhận được Báo có từ TTTT, Bộ phận nghiệp vụ chủ động tra soát với Bộ phận Quản lý tài
khoản Nostro của HSC NHNT để xác định khoản tiền thanh toán đã được ghi Có và còn
treo;
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
76
(b) Thanh toán qua tài khoản Vostro với NHNT:
Nhận được ủy quyền ghi Nợ tài khoản Vostro của NHTT, Bộ phận nghiệp vụ thực hiện
kiểm tra số dư TK Vostro, trường hợp tài khoản Vostro không đủ tiền, điện ngay NHTT
yêu cầu chuyển tiền thanh toán;
(c) Thanh toán bằng nguồn tiền ký quỹ của NHPH.
Khi hạch toán thanh toán cần lưu ý các nội dung sau:
+ Hạch toán thanh toán theo từng giao dịch.
+ Thu phí kể cả phí còn treo.
+ Đóng hồ sơ nếu hồ sơ hết số dư hoặc còn số dư nhưng không sử dụng.
+ Lưu ý kiểm tra việc hạch toán xuất ngoại bảng trị giá bộ chứng từ gửi đi đòi tiền.
NHTT từ chối thanh toán.
Nhận được điện/Thư từ chối thanh toán thực hiện kiểm tra kỹ nội dung của Điện/Thư từ
chối thanh toán.
(a) Trường hợp điện/thư từ chối thanh toán và lý do từ chối thanh toán phù hợp với
quy định của L/C, của UCP mà L/C tuân thủ và tập quán NH chuẩn quốc tế, thực hiện:
(i) Xem xét và thôgn báo cho Người hưởng việc NHTT từ chối thanh toán bộ chứng
từ bất hợp lệ, có xác nhận của Người hưởng về việc đã nhận được thông báo này;
(ii) Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tra soát với các bên liên quan;
(iii) Trường hợp NHTT gửi trả lại chứng từ thực hiện giao chứng từ cho Người
hưởng; đóng hồ sơ bộ chứng từ; thu các khoản phí còn treo; kiểm tra việc xuất ngoại
bảng; riêng đối với bộ chứng từ chiết khấu có truy đòi, lập thêm văn bản yêu cầu Người
hưởng lợi hoàn trả chiết khấu theo cam kết.
(b) Trường hợp Điện/thư từ chối thanh toán hoặc lý do từ chối thanh toán không phù
hợp với quy định của L/C, của UCP mà L/C tuân thủ và tập quán NH chuẩn quốc tế, thực
hiện:
(i) Lập điện/thư phản đối gửi NHTT trong đó khẳng định NHNT không đồng ý với
điện/thư từ chối thanh toán, giải thích ý kiến và đưa ra các cơ sở bảo vệ ý kiến của mình
(quy định của L/C/UCP/ISBP/opinion của ICC);
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
77
(ii) Lập Thông báo gửi Người hưởng theo mẫu thông báo việc NHTT từ chối thanh
toán;
(iii) Trong vòng 05 ngày làm việc sau ngày NHTT nhận được điện/thư của NHNT mà
NHTT vẫn không thanh toán/chấp nhận thanh toán, tiếp tục lập điện/thư gửi NHTT yêu
cầu thanh toán kể cả phí phạt trả chậm kể từ ngày NHTT nhận được điện phản đối của
NHNT;
(iv) Trường hợp NHTT tiếp tục từ chối thanh toán/chấp nhận thanh toán, Chi nhánh
gửi bản sao hồ sơ giao dịch kèm theo văn bản tóm tắt sự việc đến phòng Tổng hợp Thanh
toán HSC để phối hợp giải quyết.
NHTT chấp nhận thanh toán.
Nhận được điện/thư chấp nhận thanh toán của NHTT, TTV lập Thư theo mẫu gửi Người
hưởng thông báo việc NHTT chấp nhận thanh toán.
2.3.2 Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu.
A – Phát hành L/C.
- Điều kiện và hồ sơ phát hành L/C.
Điều kiện và đảm bảo tài chính khi phát hành L/C.
NHNT phát hành L/C khi Người yêu cầu mở L/C đáp ứng được các điều kiện sau:
(a) Có mã số khách hàng (CIF) tại NHNT;
(b) Ký quỹ 100% trị giá giao dịch để phát hành L/C; hoặc
(c) Được NHNT cấp hạn mức miễn/giảm ký quỹ để phát hành L/C hoặc được NHNT
cho vay thanh toán L/C, hoặc;
(d) Được bảo lãnh thanh toán bởi một bên thứ ba và abro lãnh này đưộc Chi nhánh
NHNT chấp nhận.
Hồ sơ yêu cầu phát hành L/C
Khách hàng yêu cầu NHNT phát hành L/C cần xuất trình các giấy tờ sau:
(a) Thư yêu cầu phát hành L/C theo mẫu.
(b) Các cam kết về ký quỹ đối với các đối tượng thỏa mãn các điều kiện về đảm bảo tài
chính khi phát hành L/C ở mục (b),(c).
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
78
(c) 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
như hợp đồng.
(d) Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ công thương hoặc Bộ quản lý chuyên ngành
đối với hàng nhập khẩu cần có giấy phép.
(e) Văn bản xác nhận của NHNN về vịec đăng ký vay và trả nợ nước ngoài đối với
L/C nhập khẩu có thời hạn trả chậm trên 01 năm.
Kiểm tra hồ sơ phát hành L/C.
Khi Người xin mở L/C xuất trình hồ sơ yêu cầu phát hành L/C theo quy định thực hiện
ký nhận, ghi rõ ngày giờ nhận và kiểm tra các nội dung sau:
(a) Điều kiện đảm bảo tài chính:
(i) Trường hợp Người mở L/C ký quỹ, kiểm tra số dư tài khoản;
(ii) Các trường hợp còn lại phải có ý kiến của bộ phận cấp và quản lý hạn mức của
khách hàng.
(b) Ngân hàng thông báo phải là NHĐL của NHNT. Nếu NHTB do Người mở L/C chỉ
định không có quan hệ đại lývới NHNT thì phải chọn 01 NHĐL của NHNT làm NHTB
thứ nhất hoặc hướng dẫn Người mở L/C chọn NHĐL của NHNT làm NHTB.
(c) Hướng dẫn Người mở L/C chọn NHĐL của NHNT làm NH thương lượng, NHXN,
NHHT.
(d) Nội dung yêu cầu phát hành L/C phải rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị phải đầy đủ,
không mâu thuẫn nhau và phù hợp với hợp đồng mau bán. Trường hợp yêu cầu phát hành
không đầy đủ và rõ ràng hướng dẫn/yêu cầu Người mở L/C hoàn chỉnh trước khi phát
hành L/C.
(e) Lưu ý người mở L/C nếu phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung Thư yêu cầu phát
hành L/C với các điều kiện quan trọng trong Hợp đồng mua bán.
(f) Thư yêu cầu phát hành L/C là cơ sở pháp lý cuối cùng để NHNT phát hành L/C vì
vậy Thư yêu cầu phát hành phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng
(nếu có).
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
79
(g) Mọi sửa chữa trên Thư yêu cầu phát hành L/C phải có chữ ký xác nhận của Chủ tài
khoản hoặc Người được Chủ tài khoản ủy quyền; không tự động sửa chữa hoặc bổ sung
các chi tiết thay Người mở L/C.
- Phát hành L/C.
Trình tự phát hành L/C.
(a) Nhập thông tin tạo hồ sơ L/C.
(b) Chọn hình thức phát hành và loại Điện/Telex/thư phát hành l/C thích hợp.
(i) Phát hành bằng điện: SWIFT sử dụng mẫu điện MT700/MT701/MT705 (trường
hợp phát hành LC thông báo sơ bộ ); hoặc bằng Telex có mã;
(ii) Phát hành bằng thư sử dụng mẫu điện MT700/MT701/MT705 kèm thư theo mẫu.
(iii) Trường hợp đã phát hành L/C thông báo sơ bộ, phải phát hành L/C chi tiết ngay
sau khi nhận được chi tiết từ Người mở L/C;
(c) Phát hành L/C có nội dung phù hợp với yêu cầu của Người xin mở L/C, đáp ứng nội
dung của các trường liên quan trong mẫu điện MT700 cho dù phát hành bằng hình thức
nào và chỉ các nội dung sau:
(i) Trị giá L/C bao gồm số tiền L/C cộng với dung sai tối đa nếu có;
(ii) Địa chỉ để gửi chứng từ;
(iii) Truờng hợp chứng từ có sai sót: (1) phí sai sót trừ vào tiền hàng; (2) Nếu phát
hành L/C tuân thủ theo UCP500 thì ghi thêm nội dung: NHNT bảo lưu chuyển giao chứng
từ cho Người mở L/C khi Người mở L/C chấp nhận sai sót và NHNT sẽ tiến hành thanh
toán/cam kết thanh toán chấp nhận thanh toán khi đến hạn nếu không nhận được chỉ thị
của NH gửi chứng từ trước đó;
(iv) Cung cấp một bộ chứng từ copy để NHPH lưu hồ sơ;
(d) Nhập thông tin chính xác về nguồn vốn phát hành L/C.
(e) Thu phí theo quy định, Phí phát hành được được tính trên trị giá L/C bao gồm cả
dung sai tối đa. Trường hợp phí do Người hưởng L/C chịu, yêu cầu NHTB thu phí phát
hành từ Người hưởng trước khi giao L/C gốc và chuyển trả tiền phí cho NHNT. Trường
hợp không thu được phí phát hành L/C từ Người hưởng thì thu phí từ Người mở L/C.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
80
(f) Lưu ý: L/C phát hành bằng Thư phải được CTQ ký đủ chữ ký trước khi gửi tới
NHTB.
(g) L/C phát hành được in thành 02 bản, 01 bản lưu hồ sơ va f01 bản gửi Người mở
L/C.
(h) Lưu ý kiểm tra việc Nhập ngoại bảng cam kết phát hành L/C theo trị giá l/C tối đa.
(i) Lưu hồ sơ theo quy định và ghi đầy đủ thông tin trên bìa hồ sơ L/C.
L/C phát hành bị từ chối.
Khi nhận được điện/thư từ chối L/C từ NH của Người hưởng, thực hiện: lập thông báo
gửi Người mở L/C yêu cầu Người mở L/C cho chỉ thị hoặc tuyên bố đóng hồ sơ.
- Phát hành L/C xác nhận.
NH xác nhận.
(a) NHXN phải là NHĐL của NHNT.
(b) Trường hợp NHXN là NHTB, trong L/C phải ghi : Đề nghị thông báo kèm theo sự
xác nhận của Quý NH (đối với L/C phát hành bằng Telex hoặc bằng Thư) hoặc lựa chọn
Confirm tại trường 49 nếu phát hành bằng SWIFT MT700.
(c) Trường hợp NHXN không phải là NHTB, thực hiện :
(i) Lập điện SWIFT MT799/Telex/Thư gửi NHXN đề nghị xác nhận L/C kèm toàn
bộ nội dung của L/C ;
(ii) Yêu cầu NHXN thông báo việc xác nhận của họ cũng như tiền phí xác nhận nếu
phí này do Người mở L/C chịu.
Phản hồi của NHXN.
(a) NH được chỉ định là NHXN yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng :
(i) Thông báo cho Người mở L/C ;
(ii) Điều chỉnh hoặc từ chối điều chỉnh L/C theo chỉ thị của Người mở L/C;
(b) NH được chỉ định là NHXN từ chối xác nhận: thông báo cho Người mở L/C và chờ
chỉ thị của Người mở L/C.
(c) NH được chỉ định là NHXN yêu cầu ký quỹ:
(i) Thông báo cho Người mở L/C;
(ii) Thương lượng với NH này để chọn hình thức bảo đảm khác;
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
81
(d) Hạn chế đến mức thấp nhất việc ký quỹ cho LC xác nhận; Trường hợp phải ký quỹ
cho NHXN, thực hiện:
(i) Yêu cầu Người mở L/C/đơn vị bảo lãnh chuyển tiền ký quỹ đối với L/C thanh toán
bằng nguồn vốn tự có của Người mở L/C/đơn vị bảo lãnh;hoặc
(ii) Thông báo ngay đến bộ phận tín dụng để bộ phận này làm thủ tục rút vốn vay
cho khách hàng trường hợp L/C thanh toán bằng vốn vay;
(iii) Số tiền Người mở L/C ký quỹ không được thấp hơn số tiền NHNT phải ký quỹ
theo chỉ thị của NHXN;
(iv) Chuyển tiền ký quỹ theo chỉ thị của NHXN, yêu cầu NHXN trả lãi trên số tiền ký
quỹ kể từ ngày nhận được tiền đến ngày các bên hoàn tất nghĩa vụ cam kết đối với L/C đó
(sử dụng hết số dư L/C) trừ khi có thỏa thuận khác về việc trả lãi.
(e) NHNT sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào do việc chậm
chấp nhận xác nhận L/C của NH được chỉ định là NHXN gây ra.
Phí xác nhận.
(a) L/C phải chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu.
(b) Trường hợp phí xác nhận do Người mở L/C chịu thì phải xác định rõ nguồn tiền trả
phí xác nhận.
- Phát hành sửa đổi L/C.
Sửa đổi L/C theo yêu cầu cảu Người mở L/C
(a) Hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C:
(i) Yêu cầu sửa đổi L/C của Người mở L/C theo mẫu.
(ii) Bằng chứng về việc đã thanh toán (từng phần) của Người mở L/C, như điện
chuyển tiền, đối với L/C Stand – by để thực hiện điều chỉnh giảm trị giá đã thực hiện
thanh toán;
(iii) Các Phụ lục hợp đồng mua bán liên quan (nếu có).
(iv) Các giấy tờ như quy định tại mục hồ sơ yêu cầu phát hành L/C.
(b) Kiểm tra hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C:
(i) Đối với các nội dung yêu cầu sửa đổi với các điều khoản của L/C và các sửa đổi
L/C trước đó (nếu có).
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
82
(ii) Trường hợp sửa đổi về trị giá và thời hạn: thực hiện kiểm tra tiền ký quỹ hoặc
thực hiện theo Thông báo tác nghiệp của bộ phận quản lý hạn mức của khách hàng.
Sửa đổi L/C theo yêu cầu của NH Người hưởng.
Khi nhận được yêu cầu sửa đổi L/C từ NH Người hưởng, TTV thực hiện:
(a) Thông báo bằng văn bản gửi Người mở L/C kèm bản sao yêu cầu sửa đổi L/C của
NHTB; đề nghị Người mở L/C cho ý kiến trong vòng 03 ngày làm việc.
(b) Người mở L/C không đồng ý sửa đổi: lập điện/ Telex/ Thư gửi NH yêu cầu sửa đổi
thông báo việc Người mở L/C không đồng ý sửa đổi L/C và tuyên bố thu điện phí.
Sửa đổi L/C do lỗi của NH.
Trường hợp sửa đổi L/C do lỗi của NH, TTV thực hiện sửa đổi lưu ý:
(a) Không thu phí sửa đổi.
(b) Chọn điện MT799 đế sửa đổi L/C và nêu rõ đây là một “Bank correction” và là một
phần không thể tách rời của L/C.
- Thực hiện sửa đổi L/C.
Sửa đổi L/C.
(a) Chọn hình thức sửa đổi thích hợp.
(i) Sửa đổi bằng điện: nếu bằng SWIFT sử dụng mẫu điện MT707; nếu bằng Telex
phải có mã;
(ii) Sửa đổi bằng Thư theo mẫu.
(b) Thu phí sửa đổi L/C theo quy định, Trường hợp phí do Người hưởng L/C chịu yêu
cầu NHTB thu phí trước khi giao sửa đổi L/C gốc cho Người hưởng và chuyển trả toàn bộ
phí cho NHNT.
(c) Trong trường hợp có tăng/giảm trị giá L/C, thực hiện:
(i) Ký quỹ/giải tỏa ký quỹ (nếu có); hoặc
(ii) Lưu ý kiểm tra việc Nhập/Xuẩt ngoại bảng (nếu có).
(d) Giao 01 bản copy sửa đổi L/C cho Người mở L/C, lưu ý Người mở L/C kiểm tra lại
nội dung sửa đổi.
Sửa đổi Ủy quyền hoàn trả.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
83
L/C có phát hành Ủy quyền hoàn trả khi thực hiện sửa đổi L/C liên quan đến nội dung của
Ủy quyền hoàn trả, TTV đồng thời thực hiện sửa đổi Ủy quyền hoàn trả:
(a) Lập điện sửa đổi Ủy quyền hoàn trả gửi NHHT bằng SWIFT MT747.
(b) Thu phí sửa đổi ủy quyền hoàn trả theo quy định.
- Hủy/đóng hồ sơ L/C.
Điều kiện:
+ Các bên tham gia L/C thống nhất hủy.
+ L/C sử dụng không hết số dư.
Khi NH người người hưởng yêu cầu hủy L/C hoặc người mở L/C yêu cầu hủy L/C trong
thời hạn hiệu lực thì hủy L/C.
B – Thanh toán L/C.
- Xử lý điện đòi tiền theo L/C.
Nhận và kiểm tra điện đòi tiền.
Khi nhận được điện SWIFT(MT 754/MT/742) telex có mã từ NH người hưởng đòi
tiền theo L/C, TTV kiểm tra:
(a) L/C quy định cho phép đòi tiền bằng điện.
(b) Số tiền đòi phù hợp điều kiện, điều khoản L/C.
(c) Trị giá phí (nếu có).
(d) Lưu ý kiểm tra tuyên bố chứng từ phù hợp và gửi chứng từ theo quy định của
L/C trên điện (nếu cần).
Sau khi đã kiểm tra kỹ các nội dung trên và xác định điện đòi tiền phù hợp với các quy
định của L/C thì phải tiến hành thanh toán điện đòi tiền, nếu các điều khoản vẫn chưa phù
hợp thì từ chối thanh toán.
- Xử lý chứng từ theo thư đòi tiền.
(a) Sau khi tiếp nhận chứng từ, thực hiện kiểm tra chứng từ và kiểm tra nguồn vốn
thanh toán theo cam kết của Người mở L/C khi yêu cầu phát hành L/C có thể kết luận
chứng từ xuất trình phù hợp hay không phù hợp.
(b) Thanh toán/chấp nhận/từ chối chứng từ theo thư đòi tiền.
(i) Điều kiện thanh toán/chấp nhận:
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
84
+ Bộ chứng từ phù hợp theo L/C trả ngay.
+ Bộ chứng từ theo L/C trả chậm đã được NHNT chấp nhận thanh toán và đáo hạn
thanh toán.
+ Bộ chứng từ không phù hợp đã được người mở L/C chấp nhận thanh toán.
(ii) Trình tự thanh toán chứng từ.
+ Lập điện thanh toán.
+ Hạch toán từ tài khoản của người mở L/C.
+ Thu phí từ người mở L/C theo quy định. Trường hợp phí do người hưởng lợi chịu
mà chưa thu thì khấu trừ từ số tiền thanh toán.
+ Đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn bằng ngoại tệ, trước khi thực hiện thanh
toán cần thông báo cho bộ phận quản lý vốn tiền gửi ngoại tệ của NHNT tại HSC để đảm
bảo công tác điều động vốn.
+ Đóng hồ sơ L/C, hủy số dư không thanh toán hết, hoàn trả ký quỹ (nếu có) vào lần
thanh toán cuối cùng.
(iii) Trình tự chấp nhận thanh toán.
+ Lập điện chấp nhận thanh toán.
+ Thu phí chấp nhận thanh toán.
+ Theo dõi chứng từ đã chấp nhận thanh toán.
+ Vào ngày đáo hạn thanh toán, thực hiện thanh toán theo đúng quy định.
(iv) Từ chối chứng từ không phù hợp.
+ Trường hợp người mở L/C không trả lời về việc chấp nhận chứng từ. Lập điện
SWIFT (MT734/MT799/MT999) thông báo từ chối thanh toán gửi NH đòi tiền.
+ Trường hợp người mở L/C không chấp nhận bộ chứng từ và yêu cầu NHNT giữ
chứng từ. Lập điện SWIFT (MT734/MT799/MT999) thông báo từ chối thanh toán gửi
NH đòi tiền.
+ Trường hợp người mở L/C không chấp nhận chứng từ và yêu cầu NHNT gửi trả
lại chứng từ. Lập điện SWIFT (MT734/MT799/MT999) thông báo từ chối thanh toán gửi
NH đòi tiền, tuyên bố sẽ gửi trả lại chứng từ sau 03 ngày làm việc kể từ ngày điện.
Việc thông báo chứng từ không phù hợp và từ chối thanh toán phải được thực hiện trong
thời hạn cho phép của UCP.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
85
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch Vietcombank.
1.1 Định hướng phát triển chung.
rên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng kinh nghiệm hoạt động
của mình SGD đã xác định tầm nhìn và chiến lược như sau: SGD sẽ
vươn lên phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những chi nhánh
hàng đầu của NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, góp phần xây dựng NHNT thành
Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt
nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính
hàng đầu Châu Á vào năm 2015-2020, có phạm vi hoạt động quốc tế rộng khắp.
SGD xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung sau:
Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi hoạt động – bắt kịp với trình độ khu
vực và thế giới.
Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của SGD góp phần đưa NHNT cũng như
các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả
chiều rộng và chiều sâu.
Mục tiêu cụ thể của SGD:
Dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng kinh doanh “lõi” của SGD.
Phấn đấu vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền
thống này của hệ thống NHNT Việt Nam (các lĩnh vực như: ngân hàng bán buôn;
kinh doanh vốn; dịch vụ thanh toán; tài trợ thương mại; tài trợ/đầu tư dự án…);
đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa &
nhỏ.
T
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
86
Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động cả ở các lĩnh vực khác mhư dịch vụ bảo hiểm và
các dịch vụ tài chính quốc tế khác.
Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu
hàng đầu, tăng trưởng bền vững làm mục tiêu xuyên suốt.
Đảm bảo quản trị và duy trì các chi tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch,
công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản
phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, ứng dụng hệ thống
khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc người lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ
cán bộ vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.
Phấn đấu duy trì hoặc vượt một số chỉ tiêu cơ bản:
Vốn chủ sở hữu đạt mức: 200 – 500 triệu USD.
Tổng tài sản tăng trung bình : 15-20%/năm.
1.2 Định hướng phát triển của hoạt động thanh toán L/C.
2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Vietcombank.
2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Vietcombank.
2.1.1 Mở rộng đối tượng khách hàng hướng đến các doanh nghiệp vừa & nhỏ, các
nhà đầu tư nước ngoài.
Trên thực tế, do tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao,
trong khi đó hoạt động marketing ngân hàng còn hạn chế, nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân
tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Bên cạnh đó, khách hàng chủ yếu của SGD
mới chỉ là cá doanh nghiệp lớn, ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
87
Để khắc phục những hạn chế này, ngân hàng cần phải thực hiện hàng loạt các giải
pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam bao gồm:
Nâng cao khả năng tài chính; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị
trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch
vụ mới như cung cấp các khỏan vay ưu đãi cho
Điều chỉnh mức lãi suất và phí phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt
Nam; hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định,
đảm bảo bình đẳng và an toàn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường hoạt động
có hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực.
Cung cấp các ưu đãi về lãi suất hoặc các khoản cho vay trung và dài hạn với lãi
suất thấp nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ & vừa., việc tạo điều kiện thuận lợi về
mặt tài chính và uy tín cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là công cụ
sắc bén giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế trong thương thuyết đàm
phán thương mại quốc tế, tạo cơ hội chủ động đưa ra các điều khoản thanh toán phù
hợp và hiệu quả. Thông qua đó, hiệu quả thanh toán L/C của Sở Giao Dịch Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam được nâng cao.
Cuối cùng là xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho
công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh
toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử...
Cụ thể, để tăng năng lực tài chính cho ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân
hàng mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải
quyết 3 vấn đề: tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý
dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý vốn,
quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý (MIS)... theo đúng thông lệ quốc tế. Nâng cao
quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại. Nâng cao
khả năng dự báo thị trường để có thể vừa mở rộng khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo an
toàn cho hoạt động ngân hàng.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
88
2.1.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế, bố trí sắp xếp và đào
tạo cán bộ có chọn lọc.
Con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt động. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến rủi ro có thể gặp liên quan đến tranh chấp phát sinh trong thanh toán tín
dụng chứng từ là do trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Do vậy, để
phòng tránh, cần phải bố trí, sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, trách nhiệm thực
hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Sự cẩn thận, am hiểu chuyên môn của cán bộ trong
quá trình xử lý giao dịch sẽ góp phần giảm thiểu xảy ra rủi ro.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ: SGD cần quan tâm đến công tác đào tạo trong lĩnh
vực tín dụng chứng từ. Đây là lĩnh vực thương mại quốc tế rất phức tạp và thường xuyên
thay đổi. Nếu không chú trọng đến công tác đào tạo thì dù cán bộ có năng lực tốt vẫn
không thích ứng kịp với sự thay đổi đang diễn ra hằng ngày. Do đó, nếu cán bộ không
ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức thì sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của công việc thanh
toán quốc tế. Thực tế tại SGD, các cán bộ làm công tác về thanh toán quốc tế đa số là sinh
viên mới tốt nghiệp trong đó có cả những sinh viên được tuyển không đúng chuyên
ngành. Do đó, những kiến thức học ở trường vẫn là lý thuyết chưa có kinh nghiệm thực tế
nên phải đào tạo lại. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ còn yếu cũng là một rào cản trong quá
trình xử lý các giao dịch hằng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng luân chuyển nhân viên giữa
các bộ phận nhằm mục đích để nhân viên có thể nắm bắt được hết các nghiệp vụ của ngân
hàng cũng là một nhân tố tạo sự am hiểu không đúng về các nghiệp vu. Bởi vì tín dụng
chứng từ là một nghiệp vụ phức tạp, trong thời gian vài tháng không thể nào nắm bắt
được hết. Chính vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại là nhân tố quan trọng hạn chế rủi ro
trong thanh toán quốc tế, cụ thể:
Tiêu chuẩn hóa cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế để từ đó bố trí đúng người,
đúng việc.
Cần có cơ chế tuyển dụng, chính sách đãi ngộ để có thể tuyển được người có
năng lực và đạo đức.
Giãn thời gian luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận khác nhau. Hiện nay,
thời gian luân chuyển nhân viên ở SGD là 6 tháng. Thời gian này nên là 12 tháng để
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
89
nhân viên có thể nắm bắt và hiểu sâu nghiệp vụ ở bộ phận của mình đang làm việc
trước khi chuyển qua làm việc ở bộ phận mới.
Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo tại HSC của Vietcombank hoặc
phối hợp với các ngân hàng bạn để cập nhật thông tin thanh toán quốc tế, tạo cơ hội
cho SGD phát triển những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao năng lực quản trị, điều
hành của các cấp lãnh đạo và kỹ năng làm việc, khả năng phát triển của nhân viên
SGD, áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển hoạt động kinh doanh.
- Đạo đức nghề nghiệp: Bên cạnh công tác đào tạo nghiệp vụ thì cần phải chú trọng
bồi dưỡng đạo đức cho các cán bộ thanh toán quốc tế. Bởi vì đây là hoạt động phải
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và ngân hàng nước ngoài. Do đó, trong tình hình
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố
quyết định sự thành công của SGD.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát: Không phải lúc nào con người cũng đảm
bảo xử lý các giao dịch hoàn hảo, không sai sót. Do đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát
hợp lý để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong quá trình xử lý chứng từ.
2.1.3 Kết hợp với các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác để cung cấp các sản phẩm
trọn gói cho khách hàng, đồng thời tăng cường hợp tác giữa các phòng ban trong sở giao
dịch.
Điều này đóng vai trò rất quan trọng vì chỉ khi các phòng ban có mối liên hệ thống
nhất, đồng bộ với nhau mới tạo điều kiện cho việc giải quyết công việc nhanh chóng,
không tốn thời gian, kết hợp giữa các phòng tín dụng, thanh toán xuất khẩu, thanh toán
nhập khẩu, vốn & vay nợ viện trợ, hạch toán giao dịch…tạo ra một chu trình làm việc
thông suốt, khép kín. Điều này sẽ góp phần phát huy thế mạnh của SGD về nghiệp vụ
thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ thanh toán tín dung chứng từ nói riêng.
2.1.4 Mở rộng và phát triển dịch vụ tư vấn cho khách hàng trước và sau khi ký hợp
đồng mua – bán hàng hóa.
Khách hàng đến với SGD không chỉ được tư vấn về khẩu mở L/C mà bên cạnh đó
còn có thể tham gia vào dịch vụ tư vấn khách hàng về khâu ký hợp đồng ngoại thương với
các đối tác. SGD sẽ đào tạo một đội ngũ chuyên môn vừa am hiểu nghiệp vụ NH, vừa am
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
90
hiêu luật pháp, để tư vấn cho khách hàng của mình các điều khoản trong hợp đồng một
cách hợp lý, chặt chẽ, nếu khách hàng tham gia hợep đồng có nhu cầu mua bảo hiểm hàng
hóa, hay thuê hãng tàu vận tải, các tư vấn viên của NH có thể giới thiệu cho khách hàng
những hàng tàu, hãng bảo hiểm làm ăn uy tín, có kinh nghiệm; không những thế khách
hàng có thể được tham gia tư vấn kể cả các vấn đề sau khi ký hợp đồng.
Ví dụ, NH có thể tư vấn cho doanh nghiệp những mặt sau:
+) Với nhà XK:
- Tư vấn nhà XK yêu cầu nhà NK mở cho mình một L/C bảo đảm an toàn nhất
- Cần chú trọng tới công tác tư vấn với nhà XK khi bộ chứng từ của họ có sai sót.
+) Với nhà NK:
Nhà NK gây rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp họ không có khả năng thanh
toán hoặc cố ý vi phạm cam kết của mình khi ngân hàng không yêu cầu kí quỹ 100%. Để
đem lại lợi ích cho nhà nhập khẩu và bảo đảm độ an toàn cho mình, ngân hàng có thể tư
vấn cho họ những vấn đề như sau:
- Tư vấn cho nhà NK nên mở L/C nào là thích hợp nhất
- Tư vấn cho nhà NK trong việc đưa những điều khoản nào vào L/C
- Tư vấn cho nhà NK trong việc lựa chọn L/C.
2.1.5 Phát triển và nâng cao chất lượng quan hệ đại lý.
Để tăng cường quan hệ đối ngoại với các NH khác ở trong và ngoài nước, SGD
cũng cần tăng cường quan hệ đại lý với các ngân hàng trong nước và trên thế giới để
từ đó giúp việc thanh toán diễn ra được nhanh hơn và hiện quả hơn, giảm chi phí khi
phải thông qua một ngân hàng khác để thanh toán. Từ đó nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng, đồng thời để tranh thủ vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của ngân hàng nước ngoài.
Do đó, SGD cần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để cạnh tranh với các
ngân hàng khác về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, tạo niềm tin với các ngân
hàng uy tín khác. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân hàng cần chú trọng các biện
pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội
ngũ cán bộ, nhân viên của mình; hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ; đồng thời tăng
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
91
cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng dịch
vụ chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cần phải nâng cao tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh trên
thị trường như: tăng vốn điều lệ, hợp tác cùng ngân hàng nước ngoài nhằm tăng khả
năng tài chính và thúc đẩy dịch vụ ngân hàng liên quốc gia. Bởi các hoạt động của
ngân hàng nước ngoài nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các ngân hàng (bank to
bank), hoạt động bán buôn vốn và các sản phẩm tài chính cho ngân hàng...sẽ không
phải là hoạt động cạnh tranh đối với các ngân hàng Việt Nam mà ngược lại, sẽ là bổ
trợ tích cực cho các ngân hàng Việt Nam.
Việc tham gia thị trường của các định chế nước ngoài, một mặt làm tăng mức độ
cạnh tranh, mặt khác tạo điều kiện và động lực để các ngân hàng nội địa phải học hỏi, tự
đổi mới. Từ đó thúc đẩy cho sự phát triển và đi lên của các NH trong nước, giúp các NH
có thể cạnh tranh được với các NH nước ngoài trong thời kỳ hội nhập.
Do vậy việc xác định được chiến lược đúng đắn vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với
các định chế nước ngoài trên thị trường nội địa là nhân tố quyết định thành công của các
ngân hàng nói chung và của SGD NHNT nói riêng..
2.1.6 Hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng.
Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tai SGD là một nhiệm vụ quan trọng để
đổi mới toàn diện, triệt để hoạt động Ngân hàng, công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho hoạt
động ngân hàng ngày càng phát triển. SGD cần tăng cường hoàn thiện, củng cố, xây dựng
hệ thống máy móc kỹ thuật, phần mềm vi tính, công nghệ hiện đại hướng đến tự động
hoá, đạt chuẩn thế giới. Để phát triển CNTT Ngân hàng, cần thực hiện bốn nội dung sau:
Hoạch định hướng đi, lựa chọn công nghệ;
Đầu tư phát triển phần mềm, phần cứng;
Đầu tư cho nhân lực và nghiên cứu khoa học; và
Ban hành các cơ sở pháp lý.
Như đã biết, hoạt động của hệ thống NH là một ngành nhạy cảm, thông tin hoạt
động của mỗi NH là tài sản vô giá, vì vậy khi ứng dụng CNTT vào hoạt động, vấn đề bảo
mật, an ninh, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, SGD cũng phải
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
92
xây dựng cho mình đội ngũ những kỹ sư giỏi thiết kế và viết các phần mềm cho những
bài toán ứng dụng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi đưa các nghiệp vụ Ngân hàng mới vào
thực tiễn, điều này mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng mà vẫn mang tính bảo mật cao:
Tiết kiệm ngoại tệ; dễ nâng cấp, dễ bảo trì, bảo dưỡng và đặc biệt là an toàn.
2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.
2.2.1 Xây dựng hệ thống quản lý điều hành tốt phù hợp điều kiện thực tế.
Với chủ chương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa của Nhà nước, vai trò điều tiết của NHNN ngày càng được khẳng định. Xu
hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại cơ hội lớn cho mỗi quốc gia đồng thời
cũng là thách thức đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thanh toán quốc tế nói
chung và thanh toán thư tín dụng nói riêng cần đến những chính sách, định hướng thích
hợp với mục tiêu từng thời kỳ để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và ngày càng phát
triển.
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thêm một số văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể
về thực hiện L/C trong toàn hệ thống ngân hàng, về chiết khấu chứng từ…đặc biệt là
UCP có phiên bản mới UCP 600. Chẳng hạn, đối với nghiệp vụ chiết khấu, mặc dù Ngân
hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN về quy chế chiết khấu và
tái chiết khấu chứng từ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tuy nhiên Quyết
định này chỉ đề cập tới chứng từ có giá, còn chiết khấu chứng từ hàng hoá vẫn là khoảng
trống trong các văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Xây dựng một hệ thống chính sách điều hành về tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình
hình kinh tế xã hội. Bởi tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động XNK của các doanh
nghiệp từ đó gián tiếp tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế, nó tác động trực tiếp
đến cám cân thương mại và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, dưới sự điều
hành đúng đắn, NHNN cần đưa ra chính sách về tỷ giá đúng đắn, tạo điều kiên lợi cho
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
93
Bên cạnh đó, NHNN cần tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nghiệp
vụ của các cán bộ làm việc trong các NH, giúp họ có điều kiện cọ xát, cùng trao đổi kinh
nghiệm, rút ra các bài học trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.
2.2.2 Giao thêm quyền tự chủ, quyền tự định đoạt cho các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành của NHNN, NHNN cần chủ động giao thêm quyền
điều hành cho các NH để các NH chủ động hơn trong việc ra quyết định, vì nếu phải
trông chờ sự chỉ đạo từ trên xuống thì sẽ rất tốn thời gian,. Vì vậy, tốt hơn hết NHNN nên
giao cho các NHTM nhiều hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự định đoạt trong hoạt động,
bên cạnh đó phải nêu rõ trách nhiệm của cá nhân.
2.3 Kiến nghị với Chính phủ.
2.3.1 Hoàn thiện pháp luật thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ
nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại quốc tế.
Chính phủ có vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Chính phủ có vai trò khá quan trọng
trong việc thiết lập khuôn khổ luật pháp cho hoạt động thương mại, với chính sách pháp
luật do đưa ra có thể tác động mạnh mẽ đến cán cân thương mại quốc tế. Nếu chính sách
pháp luật đưa ra nhằm khuyến khích xuất khẩu thì xuất khẩu sẽ tăng mạnh làm cán cân
thương mại nghiêng về phía xuất khẩu từ đó thúc đẩy xuất khẩu, từ đó chính phủ cần ban
hành các chính sách pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà XK, hạn chế NK
2.3.3 Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạo môi trường cho hoạt động thanh toán
quốc tế đạt hiệu quả cao.
Cần có các văn bản luật hoặc dưới luật ( luật, pháp lệnh, nghị quyết ) quy định rõ
ràng, cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như xử lý trnong
trường hợp có xung đột pháp luật giữa quy tắc quốc tế và luật pháp quốc gia trong TTQT
nói chung và phương thức thư tín dụng L/C nói riêng vì L/C đang và chắc chắn là phương
thức chủ yếu trong TTQT. Trong rất nhiều trường hợp, bộ chứng từ đòi tiền được lập
hoàn hảo, tuân thủ và phù hợp với L/C nhưng do người mua phát hiện hàng hóa kém, mất
phẩm chất trước khi trả tiền hoặc do khi hàng về giá cả thị trường giảm xuống hoặc người
mua nhận ra bị hớ khi ký hợp đồng và sẽ lỗ nếu tiếp tục thực hiện, nên người mua trốn
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
94
tránh trả tiền, hủy bỏ hợp đồng hoặc cố tình dây dưa để buộc người bán giảm giá. Trong
những trường hợp như vậy, nếu NH vẫn trả tiền sẽ xảy ra xung đột với người mua và nếu
người mua tìm cách có được quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
yêu cầu không thanh toán thì NH sẽ bị quy kết là cố ý làm trái gây hậu quả, làm thiệt hại
cho doanh nghiệp Việt Nam; ngược lại, nếu NHTM từ chối trả tiền thì sẽ xảy ra tranh
chấp giữa NHTM Việt Nam với NH nước ngoài và nhà XK. Do đó rất cần bổ sung các
quy định pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chủ động
hội nhập quốc tế có hiệu quả, về phía Nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện
pháp mà trước hết là tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý cho sự phát triển của thị trường
dịch vụ NH.
Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47
95
KẾT LUẬN
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán có nhiều tính ưu
việt, bên cạnh đó nó cũng gây ra những rủi ro nhất định cho các bên tham gia trong hoạt
động thanh toán quốc tế, bao gồm cả người xuất – nhập khẩu và ngân hang giao dịch. Với
xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, các giao dịch ngoại thương diễn ra
ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng chóng mặt, đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế
nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng cũng phải đảm bảo tính
khẩn trương để không gây đình trệ cho các hoạt động mua bán xuất nhập khẩu. Cũng vì
thế, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được ưu tiên sử dụng bởi
đặc tính nhanh gọn và tiện dụng. Trước xu thế chung này, tại SGD NHNT, hoạt động
thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngày càng hiệu
quả, đem lại lợi nhuận cao cho đơn vị. Để có được kết quả như vậy, SGD NHNT đã có
những chính sách kịp thời nhằm tăng cường hiệu quả của các giao dịch trong hoạt động
thanh toán quốc tế.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ thanh toán viên phòng
Thanh toán xuất khẩu cùng toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên tại SGD đã không ngừng
phát huy những thế mạnh và vị trí đang có được bằng những chiến lược kinh doanh hợp
lý, tin rằng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng sẽ
luôn trở thành một thế mạnh của SGD NHNT trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2087_7427.pdf