Chuyên đề Cá bảy màu

. Chọn ra con lớn nhất trong bầy, có cuống đuôi to, dày; 2. Chọn những con có đuôi hình tam giác. Chọn những con dài lưng (lưng có hình bình hành, tròn ở góc) 3. Lưng và đuôi nên trùng màu hay hoạ tiết 4. Loại bỏ những con cá có xương sống uốn cong, đầu phẳng hay những con có màu sắc không đẹp

ppt26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cá bảy màu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người trình bày: Nguyễn Thanh Hà Lớp: 2NTLT - Bạc Liêu Họ cá Khổng Tước: Poeciliidae Giống: Poecilia Loài: Poecilia reticulata Tên địa phương Cá Bảy Màu Phân bố Nguồn gốc - Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Phân bố: Brazil, Venezuela, Guyam, Barbados, Trinidat Hiện nay hầu như có mặt ở nhiều nước trên thế giới - Được coi là sinh vật kiểm soát Muỗi và giảm bệnh sốt rét. Phân bố Môi trường sống Đồng ruộng, Mương ao - Là loài sinh sản nhanh, - Môi trường sống phải tương đối rộng rãi. - Độ mặn biến động lớn (0,5 – 11‰), - Nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC, PH: 5.5 - 8 - Là loài ăn động vật, không đòi hỏi độ đạm cao, - Chúng rất thích ăn các loại thức ăn tự nhiên như: trứng nước, trùn chỉ, lăng quăng, artemia…Ngoài ra, có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tổng hợp hay thức ăn tự chế biến Hình dáng cơ thể Chiều dài: 3 – 6 cm, - Hình dáng: thân dài hình ôvan, đầu hơi nhọn, con đực thường nhỏ hơn con cái. Màu sắc: sặc sỡ, + phần thân: màu nền là màu nâu hoặc xám; + phần lưng, vây lưng, vây đuôi thường có màu sặc sỡ, + khi cá bơi những màu này trở nên óng ánh nhờ sự phản quang của ánh sáng, + cá bảy màu đực thường có màu sắc đẹp hơn cá cái rất nhiều, nhất là ở phần đuôi. + Con đực, các tia thứ 3, 4 và 5 của vây hậu môn kéo dài ra và dầy hơn gọi là chân sinh dục, là ống dẫn tinh ngoài. - Có nhiều hình thức nuôi như: + ta có thể sử dụng các bể thủy tinh + Vật dụng như keo, lọ, ly … nếu nuôi ít Khi nuôi với số lượng lớn thì vật dụng cũng đa dạng như: + Bể nuôi cá bằng xi măng + Bể nhựa + Bể thủy tinh kích thước lớn…. - Máy bơm không khí Nên có 1 máy bơm khí cho những hồ cá của mình. Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước, cá sẽ mau lớn hơn - Ánh sáng Nếu có nhiều bể, giải pháp tốt nhất là sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang hơn là phải thắp sáng cho từng bể riêng biệt. Ánh sáng nên được giữ 10 - 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng Nước + Nếu dùng nước máy, nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết. + Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể thay nước cho hồ cá bằng nước máy chưa "phơi" nhưng phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn Nước: + Amoniac làm ảnh hưởng đến cá => nên thay khoảng 1/3 nước hồ và cho sủi bọt thật nhiều + Độ cứng và độ pH: Guppy thích nước hơi cứng => độ pH = 6.8 - 7.8 (tốt nhất là 7.0). + Tuyệt đối không được thay đổi đột ngột Thay nước Thay nước có thể tạo ra hoặc giết chết những con cá tuyệt đẹp. Nên thay 30 - 40% lượng nước hàng tuần. Có thể thay nước hàng ngày với số lượng là 10% nước trong hồ. => giúp cá bột lớn nhanh hơn và to hơn, làm giảm lượng amoniac Nhiệt độ Nhiệt độ dao động 25 đến 300C (tốt nhất là 280C). Nếu trời lạnh, có thể dùng cây sưởi để giữ nhiệt độ trong hồ được ổn định. Nếu có nhiều hồ, có thể dùng bếp lò để sưởi Cho cá vào hồ sau khi mua Dùng nguồn nước ở nơi mua chúng (khi mua nên xin thêm nhiều nước vào). Cứ 20 - 30 phút, đổ thêm 1 ít nước lấy trong hồ nhà vào hồ nuôi tạm. Đến khi hồ tạm đầy khoảng 3/4, hút 1/2 nước ra khỏi hồ và thay bằng nước hồ nhà. Lập lại 2 - 3 lần trong vòng 1 - 2 giờ => có thể thả cá vào nuôi trong hồ cố định Không cho chúng ăn trong vòng 24 - 48 giờ. Đến khi cá thích nghi với môi trường mới Cho cá ăn Cố gắng cho cá ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày (2 trong số đó nên là thức ăn tươi). Không được cho ăn thừa và giữ cho đáy hồ không có thức ăn thừa. Các loại thức ăn + Tôm con + Trùn chỉ + Lăng quăng cung cấp protein động vật + Bo bo ... + Tảo và salad => cung cấp protein thực vật Singh sản sau 3 tháng tuổi, tái thành thục và đẻ lại rất nhanh. Là loài cá đẻ con, trứng được thụ tinh và phát triển bên trong cơ thể mẹ. Tùy kích thước mà mỗi lứa có thể đẻ từ 10 – 90 cá con. Khi cho cá đẻ, chọn cá có kích thước lớn, màu sắc đẹp, khỏe mạnh, không bị dị tật hay xây sát. Tỷ lệ đực: cái ghép cặp khi cho đẻ, tuỳ thuộc vào kích thước của cá, thường là 1:1, 1:2 hay 1:3. Có thể cho cá đẻ chung trong đàn, phải có chỗ ẩn nấp cho cá con hay phải có các dụng cụ ngăn cá lớn ăn cá con, khi thấy cá lớn có hiện tượng sinh sản lại, phải tách cá con ra nuôi riêng. Các gen biểu hiện về màu sắc thường liên kết với các gen giới tính. Điểm đặc biệt là các gen màu sắc nằm trên nhiễm sắc thể Y đều trội và hormon đực là điều kiện cho chúng biểu hiện. Lựa chọn cá trống: 1. Chọn ra con lớn nhất trong bầy, có cuống đuôi to, dày; 2. Chọn những con có đuôi hình tam giác. Chọn những con dài lưng (lưng có hình bình hành, tròn ở góc) 3. Lưng và đuôi nên trùng màu hay hoạ tiết 4. Loại bỏ những con cá có xương sống uốn cong, đầu phẳng hay những con có màu sắc không đẹp Lựa chọn cá mái: Những con cá mái thường được lựa chọn sau 4-5 tháng. Các bước tiến hành như sau: 1. Chọn những con to nhất, có cuống đuôi to, dày 2. Chọn những con có lưng to nhất và rộng nhất 3. Chọn ra những con có màu sắc đẹp nhất - Chọn ra 2 con cá mái và 1 con trống đẹp nhất cho vào 1 bể 2 - 5 gallon. Cá đực (3 cm) thường nhỏ hơn cá cái (6 cm). Các vây lẻ ở cá đực, dài hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn của cá cái. Cá đực có ống dẫn tinh bên ngoài hình thành từ vây hậu môn, được gọi là gai sinh dục. Khi giao phối, qua gai sinh dục cá đực đưa một túi chứa tinh vào lỗ sinh dục của cá cái, một số tinh trùng từ túi chứa này thụ tinh cho trứng đã chín trong buồng trứng cá cái, số tinh trùng còn lại sống trong các nếp của ống dẫn trứng và được nuôi sống ở đó, chờ để thụ tinh tiếp cho các lứa trứng sau. > Sau một lần giao phối, cá cái có thể đẻ con bình thường từ 6 đến 8 lần tiếp theo mà không cần giao phối với cá đực. Tỉ lệ đực: cái tùy thuộc vào kích cỡ của cá thường từ 1:1 cho đến 1:5. Mỗi cá cái có thể được dùng cho 4 – 6 lứa đẻ cách quãng 26 – 28 ngày, Mỗi lứa khoảng 20 - 90 cá con. Cho ăn tốt ngay cả khi cá đang sinh sản, thức ăn là mồi sống hoặc thức ăn nhân tạo có độ đạm cao. Đầu tiên, hãy chọn giống thuần chủng. Có 3 cách lai tạo giống nh sau: + Lai gần: Cho những con trong họ hàng lai với nhau. vd: anh với em gái, mẹ với con trai, cha với con gái + Lai cùng dòng: Lai những con cá có chung họ hàng nhưng là họ hàng xa + Lai khác dòng: Lai những con cá khác dòng nhưng thích hợp với nhau. Bạn có thể mua hai con cá có màu giống nhau ở 2 tiệm cá khác nhau... Cá bảy màu sinh sản nhanh và dễ, Chúng có thể đẻ trong các loại vật dụng chứa nước lớn nhỏ. Để hạn chế tình trạng ăn cá con bằng cách: + Cho đẻ trong bể xi măng với mức nước 25-40 cm, + Trong giai. Nơi cho cá đẻ cần có nước cứng dH:15-30, pH từ trung tính đến kiềm: 7-8,5. Mật độ cá bố mẹ 100-200 con/m2. Trong bể nên đặt tàu lá dừa hoặc các loại thực vật khác như rong, bèo, lục bình...làm nơi ẩn nấp cho cá con mới được đẻ ra. Hàng ngày cần phải theo dõi và chăm sóc kỹ bể cho cá đẻ, Sau khi cá bố mẹ đẻ xong cần vớt bớt cá con ở chỗ ẩn nấp đem chứa trong thau, chậu đặt nổi trên mặt nước. Những cá con cùng kiểu hình được ương chung trong một bể với mật độ thích hợp, Không nên ương ở mật độ quá cao, khiến cho cá chậm lớn và dễ bị bệnh gây chết hàng loạt, Mật độ thích hợp để ương là 160 – 300 cá con/m2 mặt nước, Thời gian 2-3 tuần, Sau thời gian này cần phải phân loại và điều chỉnh lại mật độ ương. Cá con mới đẻ có thể bơi lội được ngay sau đó ít phút, Chúng có thể ăn tảo và sau một tuần thì bắt đầu tập ăn bo bo hay artemia. Thức ăn cho cá con là artemia, ấu trùng giáp xác, ấu trùng muỗi và cả trùn chỉ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuyên đề cá bảy màu.ppt
Luận văn liên quan