Xây dựng cơ cấu kinh tế tổng thể trên cơ sở duy trì được quan hệ tỷ lệ
hợp lý giữa nhịp độ phát triển kinh tế thực với nhịp độ phát triển kinh tế tượng
trưng, trong từng giai đoạn. Điều tiết kinh tế vĩ mô phải hướng vào xác lập mối
quan hệ hữu cơ và tương quan phát triển giữa kinh tế thực với kinh tế tượng trưng
không để cho kinh tế tượng trưng phát triển quá “nóng”, cách biệt với qui mô và
nhịp độ phát triển của kinh tế thực sẽ rất mong manh, thiếu tính bền vững. Củng
cố nền kinh tế gốc, ưu tiên các nỗ lực phát triển kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ
và tăng cường điều tiết vĩ mô đối với quá trình hình thành, phát triển kinh tế
tượng trưng, không để xảy ra sự cách biệt hoặc sự thoát ly của kinh tế tượng
trưng với qui mô và trình độ phát triển của kinh tế thực.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các chương trình mục tiêu trọng điểm phát triển xuất khẩu và các giải pháp nhằm đảm bảo các điều kiện chủ yếu cho việc thực hiện chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g về xuất khẩu và các
ngành thay thế nhập khẩu. Phải cơ cấu lại xuất nhập khẩu, đổi mới mô hình tăng
trưởng xuất nhập khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát
triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH. Phải điều chỉnh chiến lược thị
trường gắn với lộ trình hội nhập quốc tế, đa dạng hoá thị trường và phương thức
xuất khẩu, gắn thị trường trong nước với phát triển thị trường nước ngoài. Đẩy
2
mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo hàng xuất khẩu. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, cơ
sở hạ tầng luật pháp, chính sách, nhân lực và thanh toán cho phát triển XNK,
giảm chi phí và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ tới cũng phải góp phần thực hiện thành
công các khâu đột phá chiến lược đã xác định trong dự thảo chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 – 2020: 1) Hoàn thiện thể chế thị trường định hướng
XHCN; 2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao; 3) Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và một số công trình hiện đại.
Xuất nhập khẩu thời kỳ tới phải phát triển nhanh theo hướng hiệu quả và
bền vững. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP
gần 2 lần; giảm nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu so với xuất khẩu để phấn đấu đến
năm 2020 cân bằng được xuất - nhập, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện
cán cân thanh toán. Cần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, nhóm hàng có hàm
lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng nhóm hàng thô và sơ
chế, nhóm nguyên nhiên liệu thô trong cơ cấu xuất khẩu. Tăng nhanh tỷ trọng
nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ tỏng tổng kim ngạch nhập khẩu.
Theo định hướng chung đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
hàng hoá bình quân 13 – 14%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, kim ngạch tăng từ
khoảng 71 tỷ USD năm 2010 lên trên 250 tỷ USD vào năm 2020. Nhập khẩu
hàng hoá tăng trưởng bình quân 12 – 13%./năm trong thời kỳ chiến lược; giảm
dần tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, đến năm 2020 cân bằng cán cân xuất – nhập
khẩu.
Để thực hiện được mục tiêu, định hướng nêu trên, cần xác định đúng các
khâu đột phá chiến lược phát triển xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới 2020 và phải
có các giải pháp, chương trình phát triển xuất khẩu cụ thể, mang tính đồng bộ,
cùng các biện pháp thực thi hiệu quả. Trong đó, các chương trình mục tiêu trọng
điểm phát triển xuất khẩu thời kỳ tới 2020 phải hướng vào tạo ra bước đột phá
nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
3
đồng bộ và phát triển nhanh dịch vụ logistics. Đến năm 2020, trong cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu, tỷ lệ hàng chế biến chế tạo phải chiếm trên 80%, tỷ lệ nhóm
hàng có hàm lượng công nghệ cao phải chiếm trên 25%; tỷ lệ giá trị gia tăng của
nhóm hàng công nghiệp chế tạo đạt trên 50%, của nhóm hàng nông sản và
khoáng sản xuất khẩu đạt trên 65%, tỷ lệ hàng đã qua chế biến trong nhóm hàng
nông sản xuất khẩu tính theo kim ngạch xuất khẩu phải đạt khoảng 80%, chi phí
xuất khẩu phải giảm xuống dưới mức trung bình của khu vực.
Để góp phần thực hiện các mục tiêu có tính đột phá chiến lược nêu trên,
việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chương trình mục tiêu trọng điểm phát
triển xuất khẩu hàng hoá là rất cần thiết.
Chuyên đề khoa học này được thực hiện nhằm góp phần thực hiện các mục
tiêu, định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hoá thời kỳ đến 2020 nêu
trên.
Nội dung chuyên đề được trình bày thành 2 phần:
I. Định hướng chiến lược tổng quát phát triển công nghiệp và thương mại
Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và các trọng điểm ưu tiên phát triển.
II.
4
I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM
2020 VÀ CÁC TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
1. định hướng chiến lược tổng quát phát triển công nghiệp và thương
mại thời kỳ 2011- 2020
a. Mục tiêu tổng quát phát triển Công Thương đến năm 2020
Đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước có trình độ phát triển công nghiệp
trung bình, cán cân thương mại cân bằng và là một đối tác tin cậy, một bộ phận
khăng khít của hệ thống công thương khu vực và thế giới.
b. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp – thương mại thời kỳ
2011 - 2020
Định hướng phát triển công nghiệp:
- Duy trì phát triển với tốc độ cao các ngành công nghiệp, thực hiện tái cơ
cấu ngành để thích ứng một cách hiệu quả với quá trình hội nhập. Đặt công
nghiệp vào vị trí động lực thúc đẩy phát triển đất nước, trong đó tập trung phát
triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất
lượng xuất khẩu, và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông – lâm – thủy
sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện từ, vật liệu xây dựng; kết hợp phát
triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng
như năng lượng, hoá chất, luyện kim ... để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế.
Chú trọng các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ
cao để tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động.
Phát triển ngành công nghiệp môi trường non trẻ để nâng dần tỷ trọng ngành này
ngang bằng với các nước trong khu vực.
- Thực hiện phân bố phát triển công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ để
đảm bảo phát triển cân đối, hiệu quả giữa các vùng, miền. Chuyển dịch và phát
triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị
hoá, giữ vững an ninh lương thực thực phẩm và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Coi CNHT là chìa
khoá để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp, tăng cường chuyển giao
công nghệ - kỹ thuật, đào tạo lao động lành nghề, thúc đẩy sự tham gia của Việt
5
Nam vào khâu thượng nguồn của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, góp phần tích
cực vào giảm nhập siêu cho nèn kinh tế.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp bền vững gắn
với bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển sản phẩm sạch, năng lượng sạch và
phát triển các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.
- Mục tiêu phát triển công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 –
2015 bình quân đạt 9,0%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 9,5%/năm;
giá trị tăng thêm tính theo giá so sánh (1994) tăng từ 177.097 tỷ đồng năm 2010
lên 272.000 tỷ đồng năm 2015, đạt 429.3156 tỷ đồng năm 2020. Giá trị sản xuất
công nghiệp tính theo giá so sánh (1994) tăng từ 780.500 tỷ đòng năm 2010 lên
1.570.000 tỷ đồng năm 2015 và đạt trên 3.300.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ
tăng trưởng GTTSL công nghiệp đạt bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2011 –
2015 và đạt khoảng 16%/năm trong giai đoạn 2016 -2020. Phấn đấu đến năm
2015 tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP chiếm 42 – 43% và
đến năm 2020 đạt 43 - 44%.
Định hướng phát triển thương mại:
-Phấn đấu đến giai đoạn 2015 -2020 nước ta gia nhập nhóm 5 nước có nền
thương mại phát triển nhất trong khu vực ASEAN, đến năm 2020 Việt Nam được
xếp vào nhóm 20 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người cao hơn mức bình quân toàn thế giới.
- Xây dựng và phát triển nền thương mại Việt Nam hiện đại màng bản sắc
và truyền thống văn hoá dân tộc, dựa trên kết cấu hạ tầng tiên tiến, phương thức
kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường, qua đó phát huy vai trò dẫn dắt của
thương mại đối với nền kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tham gia sâu vào khâu có giá
trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
sản xuất và đời sống dân cư, đảm bảo an sinh xã hội.
- Phát triển nhanh thương mại và thị trường trong nước đi đôi với nâng cao
chất lượng tăng trưởng xuất khẩu để giảm nhập siêu. Đẩy mạnh quá trình đàm
phán ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, chủ
động khai thác các có hội mở cửa thị trường và các ưu đãi mà các đối tác dành
6
cho Việt Nam. Phấn đấu để sớm được công nhận là nước có nền kinh tế thị
trường đầy đủ, giữ vai trò tích cực của Việt Nam đối với sự ra đời cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC).
2. Định hướng các trọng điểm ưu tiên phát triển công nghiệp và
thương mại thời kỳ 2011 - 2020
a. Các trọng điểm ưu tiên phát triển trong ngành công nghiệp
- Đối với nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh phát triển theo định hướng
xuất khẩu:
+ Phát triển một số trung tâm qui mô lớn về nghiên cứu, thiết kế sản phẩm;
mẫu mốt, kiểu dáng.
+ Khuyến khích mọi thành phần, chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh đầu
tư phát triển.
+ Tổ chức sản xuất phân tán, khuyến khích cả qui mô nhỏ, qui mô gia đình
để tận dụng nguồn nguyên liệu, sức lao động tại chỗ.
+ Áp dụng tiến bộ KHKT, đào tạo nhân lực để tăng năng suất và bảo đảm
vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm xuất khẩu.
- Đối với nhóm ngành công nghiệp nền tảng: Nhà nước giữ vai trò dẫn
dắt1:
+ Kết hợp một cách hài hoà giữa nguồn lực trong nước và kêu gọi đầu tư
nước ngoài phát triển các công trình qui mô lớn.
+ Đẩy mạnh công tác điều tra, thăm dò, xây dựng qui hoạch tổng thể và
tuân thủ nghiêm ngặt qui hoạch đã phê duyệt.
+ Thực hiện tốt các chương trình trọng điểm quốc gia về cơ khí, về sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, về tiết kiệm tài nguyên.
- Đối với nhóm ngành công nghiệp tiềm năng:
1 Thể hiện thông qua việc thực hiện đầu tư mới, thực hiện các kiểm soát trực tiếp cần thiết.
7
+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các thiết bị thông tin công nghệ
cao. Đầu tư một số trung tâm nghiên cứu, thiết kế phần mềm lớn ở 3 miền Bắc,
Trung, Nam.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ bản quyền, chống tệ nạn sao chép lậu
các sản phẩm phần mềm, công nghệ thông tin phù hợp thông lệ quốc tế.
- Phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ:
Một trong những yêu cầu cơ bản của phát triển bền vững là việc bảo đảm
phân bố công nghiệp hiệu quả trên toàn lãnh thổ, tránh tình trạng tập trung công
nghiệp mật độ cao để một mặt tận dụng nguồn lực tại chỗ, khai thác hợp lý các
lợi thế hạ tầng đồng thời đảm bảo an toàn công nghiệp, đô thị hoá và vấn đề môi
trường. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài tăng
mạnh mẽ thì việc xây dựng, quyết định phân bố công nghiệp trở thành vấn đề có
tính quốc sách dài hạn. Phân bố công nghiệp được phản ánh dưới 3 khía cạnh:
Theo vùng lãnh thổ, theo các tuyến giao thông và theo các khu cụm công nghiệp
ở các địa phương.
- Thúc đẩy phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và các chiến lược
hỗ trợ cho phát triển hệ thống công nghiệp dài hạn:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về CNHT, gắn kết cục DN CNHT trong
nước với các nước trong khu vực theo 4 nhóm ngành: (1). Linh kiện cơ khí; (2).
Linh kiện điện tử; (3). Linh phụ kiện chất nhựa/chất dẻo; (4). Công nghiệp sản
xuất vật liệu, phụ liệu.
+ Thành lập cơ quan đầu mối để phối hợp phát triển CNHT, thúc đẩy hợp
tác quốc tế, đặc biệt là với các nước, các DN giàu kinh nghiệm.
+ Hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung, kêu gọi đầu tư nước
ngoài, từng bước phát triển các DN CNHT trong nước thông qua chuyển giao
công nghệ và tìm đối tác tiêu thụ. Tổ chức các dịch vụ chung (kiểm định chất
lượng, giới thiệu sản phẩm ...) để cho các DN đủ điều kiện tiếp cận các tập đoàn
lớn.
+ Để phát triển công nghiệp cần hình thành một hệ thống đồng bộ các định
hướng chiến lược hỗ trợ. Đó là hệ thống các chiến lược được xem xét từ góc độ
8
quá trình hoạt động công nghiệp hay từ các lĩnh vực, các khía cạnh cần có để hỗ
trợ, thúc đẩy công nghiệp phát triển2. Trong điều kiện và bối cảnh phát triển
công nghiệp Việt Nam; cần phải đề cập đến các chiến lược hỗ trợ quan trọng sau:
(1) Chiến lược thị trường xuất khẩu; (2) Chiến lược thị trường xuất khẩu hàng
hoá công nghiệp; (3) Chiến lược đầu tư tài chính cho công nghiệp; (4) Chiến lược
tái cấu trúc quản lý công nghiệp; (5) Chiến lược phát triển nhân lực cho công
nghiệp; (6) Chiến lược hợp tác quốc tế trong công nghiệp; (7) Chiến lược phát
triển công nghệ cho công nghiệp; (8) Chiến lược phát triển hạ tầng kỹ thuật và
dịch vụ cho công nghiệp; (9) Chiến lược phát triển công nghiệp lưỡng dụng.
b. Các trọng điểm ưu tiên phát triển trong ngành thương mại thời kỳ
2011 – 2020:
- Phát triển thương mại và thị trường trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc
vào thị trường nước ngoài. Phát triển nhanh các loại hình và phương thức kinh
doanh hiện đại có sự gắn kết trực tiếp giữa thương mại với sản xuất và tiêu dùng.
Nâng cao vai trò của thương mại trong việc dẫn dắt sản xuất và định hướng tiêu
dùng.
- Xây dựng và thực hiện tốt qui hoạch tổng thể phát triển hạ tầng thương
mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ
kinh doanh thuộc khu vực kinh tế dân doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
- Hỗ trợ xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho một số mặt hàng
xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng có điều kiện phát triển trở thành mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 năm tới.
- Phát triển hệ thống logistics đồng bộ và hệ thống hạ tầng thương mại đáp
ứng tốt mục tiêu tham gia của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam vào các khẩu
có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
- Xây dựng chiến lược đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do
(FTA) với các đối tác thương mại lớn. Tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt
2 Trong chính sách công nghiệp Nhật Bản và các nước Đông Á, người ta đặt các chính sách tài chính ở vị trí quan
trọng bên cạnh các chính sách ngành.
9
là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga cũng như những thị trường
mục tiêu khác có nhiều khả năng phát triển.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thương mại và
quản lý kinh doanh theo phương thức hiện đại.
Để thực hiện thành công các trọng điểm ưu tiên phát triển công nghiệp –
thương mại, một trong các nhiệm vụ quan trọng là kiện toàn hệ thống quản lý
ngành theo hướng một đầu mối, đổi mới sự phân công phân cấp quản lý ngành
trên phạm vi tổng thể, thực hiện đúng và đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước đối
với toàn ngành. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Công Thương.
3. Định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dich
cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đến 2020:
Phát triển xuất khẩu đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng các ngành sản
xuất và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế để tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Khai thác tiềm năng, lợi thế của đất nước để xuất khẩu đồng bộ cả
hàng hoá, dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ nhằm tăng nhanh kim ngạch, giá trị thực
hiện lớn là phương cách chủ yếu tiến tới cân bằng cán cân thương mại, tăng tỷ lệ
đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng GDP.
Phát triển có chọn lọc các sản phẩm xuất khẩu có nhiều tiềm năng và lợi
thế, giá trị gia tăng cao, tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm cao, tiết kiệm tài
nguyên, năng lượng và nguyên nhiên liệu. Giảm hệ số nguồn lực và khai thác tài
nguyên cho một đơn vị kim ngạch xuất khẩu. Giảm dần qui mô xuất khẩu các
ngành sản phẩm đang phát triển chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, tham gia ở
các khâu có giá trị gia tăng thấp trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nguồn
lực cho phát triển xuất khẩu sản phẩm của các ngành có nhiều tiềm năng tham gia
sâu vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng
nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các ngành công nghiệp
chế biến chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao để tăng sức
cạnh tranh, tăng nhanh kim ngạch và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. Phát triển
xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu, chú trọng và từng
bước tham gia sâu rộng vào mạng lưới phân phối toàn cầu.
10
Không ngừng mở rộng hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm cho khách
hàng nước ngoài ở cả trên thị trường trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả
xuất khẩu, nắm bắt nhanh nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài, phát
hiện sớm các tín hiệu từ thị trường quốc tế, kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu thích ứng. Gắn kết sự phát triển hệ thống phân phối sản phẩm với phát
triển thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2015: Phát triển xuất khẩu hàng hoá hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với các bước chuyển dịch cơ cấu các ngành
sản xuất, trọng tâm là theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Đây là giai đoạn tập trung cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành
kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới để có thể phát triển nhanh công nghiệp ở giai
đoạn tiếp sau. Các ngành công nghiệp nền tảng, áp dụng công nghệ cao (năng
lượng, luyện kim, hoá chất, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu
xây dựng, cơ khí chế tạo và thiết bị điện), với đặc trưng đang sử dụng nhiều vốn,
sẽ phải tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, nâng cấp trình độ kỹ thuật, tăng tỷ lệ
nọi địa hoá của sản phẩm để nâng cao chất lượng, tạo giá trị mới, nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh. Vì thế, năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh
sản phẩm xuất khẩu của nhóm ngành công nghiệp này chưa thể tăng nhanh trong
những năm trước mắt. Đối với nhóm ngành công nghiệp tiềm năng (sản xuất chi
tiết linh kiện điện tử và phần mềm, hoá dược và hoá mỹ phẩm, sản phẩm từ công
nghệ mới, thiết bị viễn thông tin học, công nghiệp hỗ trợ...) cũng chưa thể phát
triển nhanh để có thể tạo ra sự nhảy vọt về phát triển xuất khẩu sản phẩm, kim
ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá giai đoạn trước mắt.
Mặt khác, ngoài ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, trong 4
năm qua (sau khi Việt Nam gia nhập WTO), đã có sự chuyển hướng mạnh nguồn
vốn FDI từ các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo sang lĩnh vực kinh doanh tài
sản, khách sạn, nhà hàng tuy có giá trị gia tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng
không tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Xu hướng đó sẽ làm giảm năng lực sản xuất
hàng xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn tới.
Đối với ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, tuy đã thu hút
mạnh vốn FDI (tỷ trọng vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp này tăng vọt từ
1,2% năm 2007 lên khoảng 20% năm 2010 và tiếp tục có xu hướng tăng lên),
11
nhưng trong 5 năm với vẫn chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chưa thể tạo ra năng lực sản xuất lớn, tăng nhanh sản phẩm và kim ngạch
xuất khẩu. Hai mặt hàng xuất khẩu chính của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng
sản là dầu thô và than đá sẽ giảm mạnh khối lượng xuất khẩu, để chuyển sang
xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu.
Tăng nhanh xuất khẩu hàng hoá trong 5 năm tới vẫn phần nhiều dựa trên
cơ sở phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thị trường
xuất khẩu tương đối ổn định và các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy
sản xuất khẩu. Nhóm hàng dệt may, da giầy, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, thực
phẩm chế biến, điện và điện tử, cơ khí, hoá phẩm tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và
nhóm nông lầm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu 5
năm tới. Việc nâng cao hàm lượng chế biến sâu, tăng tỷ trọng nội địa trong sản
phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao cấp độ gia công chế tác của nhóm sản
phẩm xuất khẩu này có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu trong
giai đoạn 2011- 2015.
Trong bối cảnh và xu hướng nêu trên, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu 12 -13%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 là một thách thức rất lớn.
Định hướng phát triển xuất khẩu các nhóm hàng chủ yếu như sau:
- Giảm khối lượng xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển dần sang xuất khẩu
sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng
giá trị xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản.
Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản trong giai
đoạn 2011 – 2015 sẽ chủ yếu dựa vào tăng giá xuất khẩu, kim ngạch tăng bình
quân khoảng 12%/năm đạt mức khoảng 14 tỷ USD vào năm 2015, chiếm khoảng
10 – 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, trong đó sản phẩm thô chiếm
dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
- Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để gia tăng sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, hướng mạnh vào phát triển sản phẩm
sạch, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và vượt được các rào cản thương mại
mới ngày càng tinh vi của nước nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch
12
xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 23 – 24 tỷ USD, chiếm
khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
- Khai thác nguồn lao động dồi rào, có tay nghề khéo léo để phát triển
mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nâng cao hàm lượng nội
địa và giá trị gia tăng của các ngành dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm
nhựa, các ngành sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ... để tăng kim ngạch, tạo
việc làm và thu nhập cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2015, nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ cong nghiệp phát triển theo định hướng xuất khẩu đạt
kim ngạch khoảng 40 tỷ USD, chiếm khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá.
- Từng bước phát triển có trọng điểm các ngành công nghiệp chế tạo áp
dụng công nghệ cao như điện tử tin học, cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến
thực phẩm, năng lượng để tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công
nghiệp khác, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng tăng trưởng, tạo nguồn hàng
xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, giá trị gia tăng cao. Phấn đấu đến năm 2015,
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp này đạt khoảng
39% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
Như vậy, đến năm 2015, phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
khoảng trên 125 tỷ USD; trong đó, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm
khoảng 10 – 11%, nhóm hàng nông lâm thủy sản chiếm khoảng 18%, nhóm hàng
công nghiệp nhẹ chiếm khoảng 32% và nhóm hàng công nghiệp chế tạo áp dụng
công nghệ cao chiếm khoảng 39%.
Giai đoạn 2016 -2020: Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu hàng xuất khẩu
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo
áp dụng công nghệ cao, giảm nhanh tỷ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế.
- Giảm tỷ trọng nhóm sản phẩm thô và sơ chế. Trong đó, đến năm 2020
chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô. Tỷ lệ sản phẩm thô tính theo kim ngạch xuất
khẩu của nhóm hàng nông lâm thủy sản chỉ còn chiếm 20%, còn lại 80% là sản
phẩm chế biến.
13
- Giảm tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ chủ yếu gia công, lắp ráp
trong cơ cấu xuất khẩu. Tăng tỷ lệ giá trị gia tăng lên trên 50% doanh thu xuất
khẩu của nhóm hàng này để nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu.
- Tạo bước đột phá mang tính nhảy vọt trong xuất khẩu nhóm hàng công
nghiệp chế tạo xuất khẩu, trọng tâm là tăng tỷ lệ nhóm hàng có hàm lượng công
nghệ cao lên chiếm trên 25% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt khoảng
255 tỷ USD. Trong đó, nhóm sản phẩm thô và sơ chế chiếm dưới 5%, nhóm hàng
chế biến chế tạo chiếm 95%. Riêng nhóm hàng chế biến chế tạo có hàm lượng
công nghệ cao chiếm trên 25%.
II.. XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020
1. Chương trình phát triển sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến xuất
khẩu:
- Mục tiêu tổng quát của chương trình là: Nâng nhanh tỷ lệ sản phẩm chế
biến, cấp độ chế biến sâu, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh
của hàng nông lâm thủy sản chế biến xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ
hàng đã qua chế biến tính theo kim ngạch chiếm trên 80% nhóm hàng nông lâm
thủy sản xuất khẩu.
- Mục tiêu cụ thể đạt được vào năm 2020 đối với từng mặt hàng như sau:
+ Sản phẩm hạt điều chế biến xuất khẩu chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng điều xuất khẩu.
+ Sản phẩm chế biến từ cao su (cao su công nghiệp) chiếm khoảng 80%
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su và sản phẩm chế biến từ cao su.
+ Sản phẩm rang xay và cà phê tan chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng cà phê.
+ Sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu chiếm khoảng 90% kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng thủy sản.
14
+ Sản phẩm chế biến hạt hồ tiêu xuất khẩu chiếm trên 60% kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng hồ tiêu.
+ Sản phẩm chế biến từ gạo xuất khẩu chiếm trên 40% kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo xuất khẩu.
+ Sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng rau quả.
+ Sản phẩm chè đóng gói chế biến sâu chiếm khoảng 70 – 80% kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng chè.
+ Sản phẩm chế biến từ sắn xuất khẩu chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng sắn và sản phẩm chế biến từ sắn.
+ Sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ.
- Mục tiêu về qui mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng các ngành
công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản:
+ Tốc độ tăng trưởng GTSL đạt bình quân 13 – 14%/năm trong giai đoạn
2011 – 2015 và khoảng 12 – 13%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
+ Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh (1994) tăng từ khoảng 234 – 235
nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 438 – 439 nghìn tỷ đồng năm 2015 và khoảng 776 –
777 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ trọng GTSL của nhóm ngành công nghiệp
chế biến nông lâm thủy sản trong tổng GTSXCN của toàn ngành công nghiệp
chiếm khoảng 30% năm 2010, 28% vào năm 2015 và khoảng 23,5 – 24,5% vào
năm 2020.
2. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp áp dụng công nghệ
cao xuất khẩu:
- Mục tiêu tổng quát của chương trình là: Tập trung đầu tư áp dụng công
nghệ cao vào một số ngành công nghiệp ưu tiên mũi nhọn sử dụng nguồn nhân
lực khoa học công nghệ chất lượng cao để tạo nguồn hàng xuất khẩu có chất
lượng, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và thương hiệu trên thị trường thế
giới, nâng nhanh tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu đến năm
15
2020, giá trị sản phẩm công nghệ cao chiếm trên 45% GDP, hàng công nghiệp có
hàm lượng công nghệ cao chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, giá trị gia
tăng cao của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao chiếm 42 – 45% giá trị gia
tăng toàn ngành công nghiệp.
- Mục tiêu cụ thể cần đạt được:
+ Nâng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp áp
dụng công nghệ cao từ 0,2 – 0,3% doanh thu hiện nay lên 3,5 – 5,0% vào năm
2015 và 8 – 10% vào năm 2020. Tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và
công nghệ cao, phấn đấu tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị từ 8 – 10% hiện nay lên
12 – 155 vào năm 2015 và trên 20% vào năm 2020.
+ Đối với ngành công nghiệp điện tử - tin học phấn đấu đến năm 2020 giá
trị sản xuất của ngành điện tử - tin học chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp,
trong đó trên 60% sản phẩm được xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng từ
khoảng 3,4 tỷ USD năm 2010 lên trên 8 tỷ USD vào năm 2015 và trên 18 tỷ USD
vào năm 2020 (gấp khoảng 4 lần năm 2010) và chiếm khoảng 7,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
+ Đối với ngành công nghiệp cơ khí, phấn đấu đến năm 2015 nâng tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá từ khoảng 4,2% năm 2010 lên chiếm khoảng 8,5%
năm 2020, kim ngạch tăng từ khoảng 3 tỷ USD năm 2010 lên khoảng 20 tỷ USD
vào năm 2020.
+ Đối với ngành công nghiệp hoá chất (bao gồm cả sản phẩm hoá dầu),
phấn đấu đến năm 2015 cân đối được 50% nhu cầu trong nước và đến năm 2020
cân đối được khoảng 70% nhu cầu trong nước. Sản phẩm xuất khẩu của ngành
công nghiệp hoá chất tăng từ khoảng 3,2 tỷ USD năm 2010 lên khoảng 8 tỷ USD
vào năm 2015 và 19 - 20 tỷ USD vào năm 2020, nâng tỷ trọng của nhóm sản
phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 4,5% năm 2010 lên 6,4% vào năm
2015 và khoảng gần 85 vào năm 2020.
16
3. Chương trình phát triển một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực:
Trong thời gian qua, nước ta đã xây dựng được nhóm mặt hàng xuất khẩu
chủ lực. Đến năm 2010, đã có 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thủy sản, gạo, cà
phê, cao su, sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng dầu, sthvà sản phẩm thép, dệt
may, giày dép, đá quí và kim loại quí, máy tính và lli, máy móc thiết bị, dây điện
và cáp điện, phương tiện vận tải) với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 45 tỷ USD,
chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc hình thành nhóm mặt hàng
xuất khẩu chủ lực này phần nhiều mang tính tự phát. Đến nay chúng ta chưa xây
dựng được chương trình phát triển các ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực để định
hướng phát triển trong dài hạn.
Trong thời kỳ tới, để duy trì nhịp độ tăng trưởng KNXK ở mức bình quân
14 – 15%/năm, tạo lập cơ sở vững chắc cho tăng trưởng và nâng cao chất lượng
tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt ...
thì đòi hỏi một mặt, nước ta phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế lấy loại hình
xuất khẩu làm trọng tâm, xây dựng được các khu công nghiệp xuất khẩu, xây
dựng được nhiều ngành sản phẩm xuất khẩu chiến lược và chủ lực, phát triển tầm
cỡ, chiếm thị phần lớn trên thị trường toàn cầu, có nhiều tiềm năng đạt tỷ trọng
KNXK sản phẩm mới cao, có hàm lượng kỹ thuật cao và giá trị gia tăng cao dựa
trên cơ sở năng lực cạnh tranh động của Việt Nam. Mặt khác, để nâng cao vị thế,
vai trò làm động lực cho phát triển xuất khẩu của một số ngành sản phẩm xuất
khẩu chủ lực, kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thì cần áp dụng các
giải pháp tăng cường hiệu ứng của các ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực đối với
nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất, cơ cấu hàng xuất
khẩu, thúc đẩy hệ thống sản xuất trong nước tham gia vào các chuỗi giá trị toàn
cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất phân phối toàn cầu. Việc xây dựng chương
trình phát triển các ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực phải đáp ứng các yêu cầu
chủ yếu sau:
+ Ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực được xác định khi hội đủ sáu chỉ tiêu
cơ bản: 1) Có thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn trong thời kỳ dài; 2) Quốc gia
có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển trong tương lai; 3) Tạo hiệu ứng liên hệ
hướng về phía sau đối với nền kinh tế; 4) Tạo hiệu ứng liên hệ hướng về phía
17
trước đối với nền kinh tế: 5) Tạo hiệu ứng phụ bên cạnh (xung quanh) có xu
hướng mở rộng CNH; 6) Có khả năng đạt KNXK lớn hàng năm và trong một thời
kỳ khá dài (VD đối với trường hợp qui mô nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì
KNXK phải trên 1 tỷ USD). Như vậy, ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực có vai
trò chủ yếu là tạo hiệu ứng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH và nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng CNH và phát triển
xuất khẩu bền vững.
+ Các ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực phải có vai trò kích hoạt quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hoá theơ hướng CNH, HĐH và
kích hoạt quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế nước ta vào hệ thống kinh tế
toàn cầu trên cơ sở tạo hiệu ứng mạnh đối với việc tham gia sâu vào các chuỗi
giá trị toàn cầu. Hiệu ứng của mỗi ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực đối với nền
kinh tế được thực hiện cả phía sau, phía trước và xung quanh. Cụ thể là: 1) Tạo
hiệu ứng liên hệ về phía sau, tức là ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực này vào
thời kỳ tăng trưởng cao (dựa trên tính chu kỳ của sản phẩm xuất khẩu) sẽ tạo ra
nhu cầu lớn về nguyên vật liệu trong nước và máy móc thiết bị, công nghệ mới,
thu hút nhiều lao động, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của một số
ngành sản phẩm khác, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập của
người lao động; 2) Tạo hiệu ứng hướng về phía trước, tức là ngành sản phẩm
xuất khẩu chủ lực này thông qua cung cấp có hiệu quả nguồn nguyên liệu (khối
lượng lớn, ổn định, chất lượng cao, giá rẻ ...) thúc đẩy phát triển các ngành công
nghiệp khác, các ngành sản phẩm xuất khẩu khác; 3) Tạo hiệu ứng phụ xung
quanh (bên cạnh), tức là ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực đó tạo ra một loạt
biến đỏi xung quanh mà những biến đổi đó có xu hướng mở rộng CNH, HĐH
nền kinh tế.
+ Phải xác định rõ những ngành sản phẩm có tiềm năng và triển vọng phát
triển thành ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong thời kỳ tới: Mục tiêu định
hướng cho từng ngành sản phẩm đã xác định (qui mô sản xuất, cơ cấu chủng loại
sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trong từng ngành, phát triển chuỗi giá trị trong
nội bộ ngành sản phẩm, nâng cấp trình độ kỹ thuật và hàm lượng kỹ thuật của sản
phẩm xuất khẩu, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, tổng KNXK của toàn
ngành sản phẩm và cơ cấu...); các định hướng phát triển từng ngành sản phẩm
18
xuất khẩu chủ lực (thị trường xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu, mặt hàng xuất
khẩu chủ lực, mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, mô hình tổ chức quản lý hoạt động
sản xuất và xuất khẩu, liên kết trong nội bộ ngành sản phẩm và liên kết quốc tế,
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong nội bộ ngành sản
phẩm...). Đồng thời cần xác định rõ vấn đề mở rộng sản xuất ngoài biên giới
quốc gia, vấn đề tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia mạng lưới sản xuất
phân phối toàn cầu, vấn đề liên kết với các công ty đa quốc gia và xuyên quốc
gia, vấn đề thành phẩm và bán thành phẩm trong cơ cấu hàng xuất khẩu, vấn đề
phát triển sản phẩm mới xuất khẩu.
- Trên cơ sở đó, nghiên cứu chiến lược và qui hoạch chi tiết phát triển một
số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Thời hiệu của các chiến lược đó phải có
tầm nhìn 20 – 30 năm.
- Định hướng lựa chọn một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong
thời kỳ tới, gồm:
+ Ngành sản phẩm cà phê xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm cao su xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm chè xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm điều xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm tôm nuôi nhân tạo xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm đồ chơi xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm công nghiệp điện – dây cáp điện xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm công nghiệp tầu thuỷ xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm công nghiệp cơ khí máy nông nghiệp xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm dệt may xuất khẩu
+ Ngành sản phẩm giày dép xuất khẩu
19
+ Ngành sản phẩm hoá dược xuất khẩu
4. Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham
gia xuất khẩu và các hộ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế dân doanh tham
gia phát triển sản xuất hàng xuất khẩu:
Hiện nay các doanh nghiệp này gặp phải khó khăn to lớn do hậu quả của
lạm phát và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian vừa qua. Dự án
này cũng cần đưa ra giải pháp trước mắt, áp dụng ngay để các doanh nghiệp này
không rơi vào tình trạng phá sản (theo dự đoán của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam, trên dưới 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước nguy cơ
phá sản). Nếu tình trạng phá sản của những doanh nghiệp này xảy ra, sẽ gây ra
tình trạng phản ứng dây chuyền, nguy hiểm. Dự án còn phải đưa ra những giải
pháp lâu dài để các doanh nghiệp này lớn mạnh trong giai đoạn từ nay đến 2020,
đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế đất nước và phát triển thương mại
trong cả thời kỳ.
5. Chương trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho một
số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng có điều kiện phát triển
trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 năm tới.
Để làm được việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành
Trung ương, các địa phương có sản phẩm cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu
chủ lực và các hiệp hội ngành hàng.
6. Chương trình xây dựng hệ thống thông tin thị trường phục vụ yêu
cầu quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Nhu cầu về thông tin luôn là một nhu cầu thực tế và rất lớn trong quá trình
kinh doanh thời kỳ hội nhập. Cần phải ó một chương trình tổng thể để phát triển
hệ thống thông tin thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt các thông tin
dự báo, cảnh báo ngắn và trung hạn phục vụ cho các doanh nghiệp cũng như
công tác quản lý, điều hành của Bộ Công Thương đòi hổi phát triển xuất khẩu.
7. Chương trình hỗ trợ tăng cường năng lực tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam.
20
Chương trình này có thể chia ra thành nhiều nhánh nhỏ có giải pháp cụ thể,
hỗ trợ thiết thực cho việc tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao, nhất là ở
các khẩu thiết kế, R& D, phân phối sản phẩm và marketing. Hỗ trợ cho các doanh
nghiệp nâng cao năng lực lãnh đạo và chuẩn bị điều kiện về công nghệ, nguồn
nhân lực, khả năng thông tin và tài chính để chủ động đón nhận được sự phân
công lao động quốc tế, trước hết ở những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam.
8. Chương trình cải cách hành chính thương mại, nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước, xây dựng cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, điều hành
quan hệ cung cầu và ứng phó với những đột biến của thị trường trong thời
kỳ hội nhập.
9. Chương trình nghiên cứu triển khai khả năng ký kết các FTA với
các đối tác thương mại lớn.
10. Chương trình tổng thể phát triển thương mại với bảo vệ môi
trường sinh thái, an sinh xã hội.
III.- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM BẢO ĐẢM CHO VIỆC
THỰC HIỆN THÀNH CÔNG MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỜI KỲ ĐẾN 2020.
1. Tiếp tục xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển xuất
khẩu nhanh và bền vững.
- Tiếp tục quá trình tự do hoá kinh tế, tự do hoá thương mại theo lộ trình
cam kết quốc tế, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng theo qui tắc
lợi thế so sánh; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc kinh tế thị trường định
hướng XHCN, xây dựng đồng bộ các loại thị trường để nhanh chóng có một nền
kinh tế thị trường đầy đủ theo cam kết WTO. xây dựng thị trường điện, nước có
tính cạnh tranh; hình thành thị trường nhân tài và tạo bước đột phá trong phát
triển thị trường KH & CN. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và vai trò chủ
21
đạo của kinh tế Nhà nước trong định hướng và điều tiết nền kinh tế, đảm bảo ổn
định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
- Tiếp tục đổi mới đồng bộ chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý
Nhà nước về kinh tế. Tạo bước đột phá về nâng cao hiệu năng và vai trò chủ
động của Nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô, trong xây dựng và củng cố các
yếu tố nền tảng, chủ chốt cho sự hình thành cấu trúc phát triển an toàn, bền vững
của nền kinh tế, trong phản ứng chính sách và biện pháp điều hành khi có sự biến
động mạnh của tình hình quốc tế nhằm giảm thiểu những tổn thương cho nền
kinh tế trước những biến động đó. Củng cố sự gắn kết quốc gia trong phát triển
kinh tế gắn với thực hiện tốt các chính sách xã hội nhằm tạo điều kiện cho mọi
vùng trong cả nước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình thông qua các
chương trình đầu tư mang tính chiến lược và kết hợp. Mở rộng quan hệ đối tác
chiến lược, đối tác kinh tế toàn diện với các nước, thân thiện với các nhà đầu tư
nước ngoài; tạo dựng được vị thế chiến lược của quốc gia trên trường quốc tế.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tạo bước đột phá trong đầu tư và giáo dục và nghiên cứu phát triển gắn liền với
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, nền KH & CN quốc gia. Chăm
sóc sức khoẻ và trọng dụng nhân tài, hướng tới nguồn nhân lực có tầm nhìn và
khát vọng cao cả tư duy thực tế và giàu sức sáng tạo, ham học hỏi vì hạnh phúc
của cá nhân và toàn xã hội.
- Phát triển nhanh hêt kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với bảo vệ môi
trường. Tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, sân
bay, bến cảng và qui hoạch đô thị.
- Đảm bảo độ mở hợp lý của nền kinh tế. Khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu \; tăng cường đàm phán ký
kết các Hiệp định thương mại tự do song phương, các hiệp định về khuyến khích
và bảo hộ đầu tư. Hình thành tỷ lệ hợp lý của FDI so với GDP, của kim ngạch
XNK so với GDP, tỷ lệ dự nợ nước ngoài so với GDP để đảm bảo độ mở hợp lý
cho tăng trưởng nhanh và mức an toàn cần thiết cho nền kinh tế.
22
2. Cấu trúc lại nền kinh tế để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều
kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng kinh
tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu.
Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý,
hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết nhưng tham gia ngày càng sâu rộng vào
các chuỗi giá trị toàn cầu:
- Tiếp tục củng cố và phát triển các ngành chủ chốt để đảm bảo độ an toàn
cần thiết cho nền kinh tế, trước hết là đảm bảo an ninh lương thực, an toàn năng
lượng và an toàn tài chính quốc gia.
+ Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những ngành sản
phẩm có tiềm năng phát triển qui mô lớn, có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản
phẩm xuất khẩu có chất lượng cao ... đủ khả năng thoả mãn nhu cầu về lương
thực, thực phẩm cho đất nước và có dự trữ một phần để dự trữ và xuất khẩu, củng
cố các vùng sản xuất lương thực để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia cả trước mắt và lâu dài.
+ Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng củng cố và phát triển có hiệu
quả các ngành công nghiệp nền tảng, chủ chốt của nền kinh tế, ưu tiến phát triển
mạnh các ngành áp dụng công nghệ cao, các ngành công nghiệp định hướng
xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao và có khả năng tham gia
mạng lưới sản xuất và các chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy phát triển nhanh công
nghiệp hỗ trợ, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn
và các ngành sản phẩm từ công nghệ mới, công nghệ cao. Tạo bước đột phá trong
nâng cấp trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất công nghiệp để chuyển nhanh
động năng chính của tăng trưởng công nghiệp từ lao động và vốn sang tăng năng
suất lao động, từ phát triển công nghiệp dựa vào các yếu tố sản xuất là chính sang
dựa vào hiệu quả và sáng tạo là chinh. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ
trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp và xây dựng đi
23
đôi với tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, bảo vệ môi trường ... để nâng cao chất
lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Các ngành công nghiệp nền tảng, chủ chốt gồm: Ngành năng lượng, hoá
chất (gồm cả hoá dầu), khai khoáng, luyện kim, có khí chế tạo ... Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, được củng cố phát triển có hiệu quả cao, để đảm bảo an toàn
năng lượng quốc gia và chủ động đáp ứng các nguồn nguyên nhiên vật liệu cơ
bản cho nền kinh tế. Hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế mạnh tầm
cỡ khu vực, sở hữu cố phần nhưng Nhà nước nắm cồ phần chi phối, hoạt động
xuyên quốc gia theo từng chuyên ngành sản phẩm (từ: R & D sản xuất, chế biến
xây dựng kênh phân phối riêng trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu
hàng hoá chuyên ngành – xuất nhập khẩu sản phẩm dịch vụ chuyên ngành) như:
Điện lực, dầu khí, than, khoáng sản, dệt may, hoá chất, luyện kim, có khí chế tạo,
điện tử - tin học, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp tàu thuỷ và vận tải
biển ...
+ Cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, gắn với cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính –
tiền tệ để làm nòng cốt cho xây dựng nền tài chính lành mạnh, an toàn có nguồn
dự trữ ngoại hối mạnh giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài về tài chính.
Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ mà ta có tiềm năng, lợi thế
phát triển định hướng xuất khẩu như: Hàng hải, hàng không, viễn thông, du lịch,
y tế, xuất khẩu lao động ... để giảm dần thâm hụt và hướng tới có thặng dự cán
cân dịch vụ. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tăng nhanh
tỷ trọng nhóm máy móc thiết bị và công nghệ nhập khẩu trong cơ cấu hàng hoá
nhập khẩu. Tăng tỷ trọng công nghệ cao và trung – cao trong cấu trúc xuất nhập
khẩu hàng hoá. Trên cơ sở đó, giảm nhanh thâm hụt và hướng tới thặng dư cán
cân thương mại, làm nòng cốt để xác lập cán cân vãng lai hợp lý, góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô.
24
- Xây dựng cơ cấu kinh tế tổng thể trên cơ sở duy trì được quan hệ tỷ lệ
hợp lý giữa nhịp độ phát triển kinh tế thực với nhịp độ phát triển kinh tế tượng
trưng, trong từng giai đoạn. Điều tiết kinh tế vĩ mô phải hướng vào xác lập mối
quan hệ hữu cơ và tương quan phát triển giữa kinh tế thực với kinh tế tượng trưng
không để cho kinh tế tượng trưng phát triển quá “nóng”, cách biệt với qui mô và
nhịp độ phát triển của kinh tế thực sẽ rất mong manh, thiếu tính bền vững. Củng
cố nền kinh tế gốc, ưu tiên các nỗ lực phát triển kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ
và tăng cường điều tiết vĩ mô đối với quá trình hình thành, phát triển kinh tế
tượng trưng, không để xảy ra sự cách biệt hoặc sự thoát ly của kinh tế tượng
trưng với qui mô và trình độ phát triển của kinh tế thực.
3. Tiếp tục xây dựng, củng cố các trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc
gia:
- Tập trung các nỗ lực của cả nước tăng nhanh năng suất lao động để tăng
năng lực cạnh tranh quốc gia3, nâng cao mức sống của nhân dân .
Trong thời kỳ tới, để tăng nhanh năng suất lao động, cần thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược chủ yếu:
+ Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, gắn khoa học công nghệ với
đào tạo và với sản xuất kinh doanh, tạo lập tiềm lực KHCN đủ mạnh để sáng tạo
và làm chủ các công nghệ cần thiết cho phát triển của nền kinh tế. Đổi mới mạnh
mẽ tổ chức, cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ
theo hướng chú trọng mục tiêu và hiệu quả ứng dụng, thúc đẩy thị trường KHCN
phát triển nhanh, xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi
ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ.
+ Thực hiện phương thức thu hút kỹ thuật tuần hoàn để nâng cấp trình độ
kỹ thuật và công nghệ của toàn nền kinh tế; đồng thời xây dựng cơ chế tuần hoàn
3 Theo báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc phần lớn vào năng suất lao động (hay giá trị mà quốc gia
có thẻ tạo ra từ tổng hợp giữa lực lượng lao động, vốn và tài nguyên) và sự tương tác giữa bốn nhóm chủ thể
chinh: Chính phủ, giới doanh nghiệp, các trường đại học và Viện nghiên cứu và người lao động. Năng suất lao
động quyết định mức sống của nhân dân (lương, lợi tức cho vốn và tài nguyên, điều kiện sống).
25
kỹ thuật trong nội bộ từng ngành kinh tế. Đó là, nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến của nước ngoài, sử dụng lực lượng khoa học kỹ thuật trình độ cao trong
nước để tiếp thu, tiến lên đổi mới, sáng tạo, mở mang kỹ thuật hình thành dây
chuyền phát triển: Nhập vào - tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu kỹ thuật
(luân chuyển xuất ra sản phẩm). Đồng thời, dùng kỹ thuật và công nghệ đã được
tiếp thu sáng tạo, phát triển để cải tiến hệ thống kỹ thuật sản xuất của các doanh
nghiệp, nâng cao hiệu ích kỹ thuật và hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm xuất
khẩu. Từ đó, làm cho sản phẩm của ta có sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị
trường quốc tế, tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu. Phần lợi nhuận do xuất
khẩu kỹ thuật (đã được luân chuyển qua sản phẩm xuất ra thị trường thế giới) thu
được hàng năm có thể được chuyển thành vốn đầu tư để có thể bắt đầu vòng tuần
hoàn mới nhưng ở khởi điểm kỹ thuật cao hơn với sức cạnh tranh của sản phẩm
cao hơn, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu lớn hơn và giá xuất khẩu cao
hơn, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và
phát triển xuất khẩu bền vững.
+ Xây dựng các chính sách và khuyến khích áp dụng các biện pháp quản lý
để chuyển dịch nhanh cấu trúc xuất nhập khẩu công nghệ theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng nhập khẩu công nghệ cao và trung – cao, giảm mạnh tỷ trọng nhập khẩu
công nghệ trung - thấp và không nhập khẩu công nghệ thấp. Đồng thời khuyến
khích xuất khẩu các sản phẩm có hàn lượng kỹ thuật công nghệ cao và trung –
cao.
+ Củng cố và phát triển các yếu tố nâng cao hiệu quả của nền kinh tế như:
giáo dục và đào tạo bậc Trung học phổ thông, bậc Đại học và Cao đẳng, đào tạo
nghề, nâng cao hiệu quả của thị trường hàng hoá, sức lao động, thị trường tài
chính để tăng hiệu suất, sử dụng các yếu tố nguồn lực, tăng cường mức độ sẵn
sàng về công nghệ cho nền kinh tế; mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào và thị
trường tiêu thụ sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ).
26
+ Khuyến khích xu hướng xã hội và tôn vinh những nỗ lực của các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân vượt lên trước trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh dựa trên yếu tố sáng tạo và tiên tiến.
- Phát huy tối đa vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia. Nâng cao hiệu năng của Chính phủ trong giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
+ Nâng tầm nhìn chiến lược, tư duy thực tế và sáng tạo, phản ứng chính
sách kịp thời trước các biến đổi của tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế
giới, có các biện pháp quyết liệt để giảm thiểu các tổn thương cho nền kinh tế khi
có chấn động đột ngột từ bên ngoài.
+ Thận trọng xây dựng chính sách và việc ban hành các quyết định quản lý
điều hành dựa trên những phân tích chính sách có chất lượng và kịp thời. Việc
xây dựng chính sách qui tụ được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, các chuyên
gia kinh tế, các Viện nghiên cứu và các trường Đại học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trong_diem_8959.pdf